Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN

TAÂM LYÙ HOÏC XAÕ HOÄI

TP. HOÀ CHÍ MINH – Naêm 2023


LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý học xã hội là khoa học nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý xã hội nhằm phát hiện quy luật nảy sinh, vận
động, biến đổi và phát triển của chúng, các mối liên hệ
qua lại và sự liên quan giữa các hiện tượng tâm lý xã hội
với các hiện tượng xã hội khác, như: đạo đức, chính trị,
văn hóa,…
Tại trường Đại học An ninh nhân dân, môn Tâm lý
học xã hội được xác định là một môn học cơ sở trong cấu
trúc của chương trình đào tạo Cử nhân. Trong nhiều năm
qua, để phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Tâm lý
học xã hội, tập thể giảng viên Khoa Lý luận chính trị và
Khoa học xã hội nhân văn đã có những cố gắng nhất định
nhằm biên soạn được nhiều tài liệu dạy học có chất lượng
cao. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, vẫn chưa có
tài liệu nào được xác định là tài liệu nghiên cứu chính
thống. Do vậy đã làm hạn chế rất lớn đến hiệu quả của
việc nghiên cứu, học tập của sinh viên. Đặc biệt, trong giai
đoạn hiện nay, Trường đang thực hiện chủ trương đổi mới
nội dung, phương pháp giảng đối với tất cả các môn học
theo hướng lấy người học làm trung tâm làm cho yêu cầu
biên soạn tài liệu nghiên cứu của môn Tâm lý học xã hội
trở nên cấp thiết hơn.

1
Nội dung của tập bài giảng Tâm lý học xã hội cấu
trúc gồm 03 bài:
Bài 1: Những vấn đề chung của Tâm lý học xã hội.
Bài 2. Tâm lý nhóm xã hội và đám đông
Bài 3. Hiên tượng tâm lý xã hội phổ biến
Nhóm tác giả đã cố gắng nghiên cứu, biên soạn tập
bài giảng theo hướng trình bày những kiến thức cơ bản
một cách khoa học, trong đó chú ý đi sâu phân tích những
vấn đề liên quan đến kỹ năng, tay nghề, mục đích đào tạo
của ngành. Song, tài liệu vẫn tồn tại một số điểm hạn chế
nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí
độc giả để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện tài liệu này.
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ KHOA HỌC XHNV

2
BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
XÃ HỘI
1.1 Sơ lược các hiện tượng tâm lý xã hội
Đời sống tâm lý của mỗi cá nhân bao gồm các hiện
tượng như xúc cảm, tình cảm; các quá trình nhận thức như
tư duy, tưởng tượng; các thuộc tính nhân cách như xu
hướng, tính cách, năng lực, khí chất… Các hiện tượng tâm
lý cá nhân luôn mang sắc thái riêng của mỗi cá nhân. Các
hiện tượng tâm lý này là sự phản ánh nội dung đời sống xã
hội và mang tính chất cá nhân riêng lẻ, được nghiên cứu
một cách tương đối độc lập với nhóm xã hội.
Tuy vậy, trong đời sống, cá nhân liên tục tham gia
vào các nhóm xã hội: gia đình, trường học, bạn bè, đồng
nghiệp... Khi đó, cá nhân có sự tác động qua lại với những
cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh giá, mong muốn của
bản thân và của người khác, nhận biết người khác, ảnh
hưởng và bị ảnh hưởng của người khác. Tâm lý của cá
nhân một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự
tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi của bản
thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ
quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở
nhiều cá nhân trong một nhóm, trong một cộng đồng,

3
trong một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân tộc. Đó là các
hiện tượng tâm lý xã hội.
Tâm lý xã hội là các hiện tượng tâm lý chung của
nhiều người diễn ra trong các nhóm xã hội khi con người
hoạt động và giao tiếp với nhau. Các hiện tượng tâm lý
này nảy sinh khi cá nhân tác động qua lại với các đối
tượng xã hội khác như giữa cá nhân với nhóm xã hội; giữa
các cá nhân trong nhóm xã hội và giữa nhóm xã hội với
nhóm xã hội
Tâm lý xã hội là các hiện tượng tâm lý đặc trưng và
mang tính phổ biến của đời sống xã hội. Tâm lý xã hội của
các nhóm xã hội khác nhau phản ánh những nét đặc trưng
nhất định của nhóm đó. Các hiện tượng tâm lý xã hội chi
phối thái độ và hành vi của cá nhân là thành viên trong
nhóm xã hội.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý
học xã hội
Tâm lý học xã hội trải qua một giai đoạn dài tiền
khoa học, sau đó các ý tưởng tâm lý học xã hội phát triển
trong lòng triết học và cuối cùng tách ra thành một khoa
học độc lập. Thực ra, Tâm lý học xã hội không trực tiếp
tách ngay ra khỏi triết học mà từ triết học nó tồn tại chủ
yếu ở hai khoa học: xã hội học và tâm lý học, để rồi từ đó
hình thành Tâm lý học xã hội, một khoa học độc lập.

4
Quá trình hình thành và phát triển của Tâm lý học xã
hội được ghi nhận qua các mốc lịch sử như sau:
a. Những tiền đề nảy sinh Tâm lý học xã hội
Lịch sử Tâm lý học xã hội như một khoa học còn
non trẻ hơn nhiều so với lịch sử của "tư duy tâm lý học xã
hội" - như hai nhà tâm lý học người Đức Hippe và
Phorvec đã gọi. Nhu cầu nhận thức về tính chất của hoạt
động chung và các dạng giao tiếp của nó phát sinh ngay từ
khi có chính những hoạt động của con người.
Mầm mống của Tâm lý học xã hội xuất hiện trong
xã hội cổ đại ở việc kế thừa của các thế hệ những nghi lễ,
những điều kiêng kị mang tính chất đạo lý và tinh thần đối
với những giao tiếp giữa người và người.
Lịch sử xã hội cổ đại cho thấy rằng, con người đã va
chạm với những hiện tượng mang tính chất tâm lý xã hội
và họ đã cố gắng lợi dụng chúng. Ví dụ, những hệ thống
tín ngưỡng cổ đại thường sử dụng một số dạng tâm lý học
đám đông, như việc dùng sự cảm nhiễm tâm lý để dẫn đến
tác động của đám đông lên cá nhân. Thế hệ này sang thế
hệ khác, kế thừa những nghi lễ, những điều kiêng kỵ như
sự điều chỉnh mang tính chất đạo lý và tinh thần đối với
những giao tiếp giữa con người. Những diễn giả cổ đại
cũng biết một số bí mật trong việc tác động lên công
chúng thính giả...

5
Tiền đề của Tâm lý học xã hội còn thể hiện trong
quan điểm của các nhà Triết học cổ đại về mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội. Platon xem xã hội là trung tâm và
là một đối tượng độc lập; còn cá nhân là một đại lượng
biến thiên phụ thuộc. Aristotle xem cá nhân là nguồn gốc
của mọi hình thái xã hội, bên trong cá nhân ẩn chứa sẵn
những xu hướng tương ứng.
Trong Triết học hiện đại, T.Hobber, J.Locke,
J.Rousseau đã chỉ rõ sự ảnh hưởng của cá nhân trong mối
tương tác liên nhân cách ở các học thuyết về “Sự thỏa
thuận xã hội”.
Đi tìm những tư tưởng tâm lý học xã hội, không thể
bỏ qua được những tư tưởng triết học của những thời kỳ
sau này. Hobbes, nhà triết học người Anh, khi xem xét
mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội và nhà nước, lần đầu
tiên đã đứng trên quan điểm tâm lý học. Ông cho rằng con
người nhằm mục đích tự bảo vệ sẵn sàng thoả hiệp, tự hạn
chế quyền tự do của mình, hy sinh quyền lợi cá nhân cho
nhà nước.
Locke, một nhà triết học người Anh khác, cũng mở
đầu cho những ý tưởng tâm lý học trong mối quan hệ giữa
mỗi cá nhân với nhà nước và chính quyền. Locke cho
rằng, sở hữu của con người quyết định mối quan hệ của

6
anh ta với nhà nước, khác với quan niệm về chính quyền
của Hobbes.
Nhà triết học người pháp Rousseau đưa ra quan điểm
về xã hội không phải là tập hợp của những con người khác
nhau, bao gồm những lợi ích khác nhau mà phải là một cơ
thể thống nhất, trong đó mỗi thành viên là một phần không
thể tách rời.
Ngoài ra còn kể đến những tên tuổi khác như
Henvenxi, Heghel... Những tư tưởng tâm lý học xã hội có
cả trong triết học duy tâm lẫn triết học duy vật. Chúng
không tách rời những tư tưởng và những hiện tượng tâm
lý cơ bản nhất. Vì thế, phân biệt được đâu là khía cạnh
tâm lý học xã hội thuần tuý là một điều khó khăn. Do cũng
là lý do đã làm cho Tâm lý học xã hội ra đời muộn so với
nhiều khoa học khác, tuy đã có sẵn những tiền đề.
b. Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học
độc lập
Từ những "tư duy tâm lý học xã hội" đã có ngay từ
buổi bình minh của xã hội loài người, được biểu hiện
trong các sinh hoạt xã hội đến những tư tưởng tâm lý học
xã hội xuất hiện trong những luận điểm triết học từ thời
cận đại, Tâm lý học xã hội đã trải qua một giai đoạn dài
phát triển trong lòng các khoa học khác mới trở thành một
khoa học độc lập.

7
Ở đây chúng ta cần chú ý, Tâm lý học xã hội phát
triển thành một khoa học độc lập dựa trên ba cơ sở:
Thứ nhất là nhu cầu giải quyết các vấn đề tâm lý học xã
hội phát sinh ở ranh giới của các khoa học khác nhau.
Thứ hai là quá trình chuẩn bị để hình thành vấn đề
đặc trưng cho Tâm lý học xã hội trong lòng hai khoa học
chính: tâm lý học và xã hội học.
Cuối cùng là đặc điểm của những dạng đầu tiên của
tri thức tâm lý học xã hội như một khoa học độc lập.
- Vào giữa thế kỷ 19 có một bước tiến đặc biệt trong
sự phát triển của rất nhiều ngành khoa học, trong số đó là
các khoa học có liên quan trực tiếp tới nhiều mặt khác
nhau của đời sống xã hội. Đầu tiên ta phải nhắc đến sự
phát triển của ngôn ngữ học. Nhu cầu thúc đẩy sự phát
triển của khoa học này là làn sóng di dân, khi mà chủ
nghĩa tư bản đang phát triển, những quan hệ kinh tế giữa
các nước ngày càng được mở rộng. Những vấn đề cấp
bách được đặt ra là sự giao lưu ngôn ngữ, sự giao tiếp và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc, và do đó dẫn đến
những mối liên quan giữa ngôn ngữ với những yếu tố tâm
lý của các dân tộc. Mặt khác, ngôn ngữ không thể giải đáp
được hết những nhu cầu nảy sinh này.
Các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học
và khảo cổ học cũng gặp nhiều khó khăn khi giải thích

8
những hiện tượng mang tính chất xã hội phát sinh ngày
càng nhiều. Nhà nhân chủng học người Anh Tailor đề cập
đến văn hoá cổ đại trong tác phẩm của mình. Nhà dân tộc
học và khảo cổ học người kỹ Morgan nghiên cứu về lối
sống của người da đỏ. Nhà xã hội học và dân tộc học
người Pháp, Lucien Lévy-Bruhl nghiên cứu về các đặc
điểm tư duy của con người cổ đại... Nói chung, các nhà
khoa học đều tìm đến các nghiên cứu mang màu sắc tâm
lý như truyền thống, phong tục tập quán, những đặc điểm
của các nhóm người thuộc các dân tộc khác nhau...
Tình hình phát triển các mối quan hệ trong xã hội tư
bản làm nảy sinh những hành vi phạm pháp mới mà
nguyên nhân sâu xa phải tìm đến những hiện tượng tâm lý
của những nhóm xã hội khác nhau. Như vậy từ nhu cầu
của thực tiễn đã dần dần hiện rõ một đối tượng cho một
ngành khoa học.
Tóm lại, giữa thế kỷ 19, nhiều ngành khoa học
liên quan đến các mặt của đời sống xã hội phát triển
mạnh như Ngôn ngữ học; Nhân chủng học, Dân tộc
học, Khảo cổ học; Khoa học hình sự…Tuy nhiên, các
ngành khoa học kể trên đều không thể giải quyết được
hết các nhu cầu nảy sinh của xã hội, đòi hỏi phải có
những nghiên cứu sâu rộng hơn về các hiện tượng xã
hội để phù hợp với sự phát triển.

9
- Nhu cầu phải có những nghiên cứu Tâm lý học xã
hội còn thấy rõ hơn trong sự phát triển của hai khoa học,
được coi là "cha mẹ" của Tâm lý học xã hội, đó là Xã hội
học và Tâm lý học. Sự phát triển của Tâm lý học và Xã
hội học bước đầu hình thành những vấn đề đặc trưng cho
Tâm lý học xã hội. Tâm lý học xuất hiện mầm mống của
các khái niệm tương lai về sự tác động qua lại giữa người
và người. Trong khi đó, Xã hội học hình thành như một
khoa học độc lập. Các hiện tượng xã hội trong Xã hội học
được tâm lý hóa một cách mạnh mẽ.
- Những hình thức đầu tiên của Tâm lý học xã hội
xuất hiện khi Hipso và Phorvec phân loại các hình thức
này dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và xã hội,
được cụ thể hóa trong Tâm lý học dân tộc, Tâm lý học
đám đông và Lý thuyết bản năng của hành vi.
c. Giai đoạn thực nghiệm của Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội chuyển sang giai đoạn thực
nghiệm từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Cương lĩnh do Mead đưa ra ở Châu Âu
và Alport đưa ra ở Mỹ, yêu cầu phải biến Tâm lý học xã
hội thành một khoa học thực nghiệm, đã đánh dấu mốc
chính thức cho giai đoạn này. Yêu cầu trên đã nhanh
chóng được tán thưởng và phát triển ở Mỹ.

10
Trước hết, về mặt lý luận, để khắc phục truyền thống
cũ, các quan điểm của McDougall bị phê phán vì chúng
bộc lộ những yếu kém trong giai đoạn trước. Đồng thời,
Tâm lý học trong quá trình phát triển của nó đã hình thành
ba phương pháp tiếp cận chủ yếu: phân tâm học, thuyết
hành vi và thuyết Ghestan. Tâm lý học xã hội dựa trên tư
tưởng của các thuyết trên mà chủ yếu là thuyết hành vi vì
nó phù hợp với ý tưởng xây dựng một ngành thực nghiệm
chặt chẽ. Việc nhấn mạnh đến phương pháp thực nghiệm
cũng như mong muốn áp dụng nó trong nghiên cứu các
nhóm nhỏ đã hứa hẹn những kết quả chắc chắn trong sự
phát triển kiến thức Tâm lý học xã hội. Tuy nhiên, phát
triển trong điều kiện cụ thể ở Mỹ, khuynh hướng này dễ
dẫn Tâm lý học xã hội đến sự phát triển phiến diện. Nó
không chỉ làm mất đi sự quan tâm đến lý luận nói chung
còn gây tổn thương cho các tư tưởng Tâm lý học lý thuyết
đã có. Nó không chỉ làm tạo một loạt các nhà nghiên cứu
lý luận mất lòng tin vào những tri thức và sự am hiểu của
họ mà chủ yếu là đã chuyển hướng cả tổ chức nghiên cứu
và hệ thống kiến thức. Cho nên thời kỳ thực nghiệm của
quá trình phát triển Tâm lý học xã hội, với các tư tưởng
của các nhà tâm lý học Mỹ - sau này trở thành ưu thế ở cả
phương Tây - đã nhanh chóng sản sinh ra những mâu
thuẫn sâu sắc.

11
Tất cả những nỗ lực của công việc thực nghiệm, Tâm
lý học xã hội đã mang lại những hiểu biết chính xác đáng
tin cậy về thực tế xã hội, nhưng đồng thời chúng lại tước
bỏ tất cả phần nội dung xã hội ra khỏi các nghiên cứu thực
nghiệm. Điều đó dẫn đến hai khuynh hướng:
Thứ nhất, phê phán cách tiếp cận nghiên cứu thiên
về thực nghiệm của Tâm lý học xã hội phương Tây giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Thứ hai, chú ý đến vai trò của lý luận trong nghiên
cứu các vấn đề tâm lý xã hội.
Hai xu hướng này tập trung ở bốn thuyết chính:
thuyết hành vi, thuyết phân tâm học, thuyết nhận thức và
thuyết tương hỗ. Trong số đó thuyết hành vi, phân tâm học
và thuyết nhận thức là những trường phái phát triển từ tâm
lý học, còn thuyết tương hỗ có xuất phát điểm là xã hội
học.
- Tâm lý học xã hội phương Tây
Tâm lý học xã hội phương Tây có bốn lý thuyết
chính:
+ Thuyết hành vi
Thuyết hành vi dựa trên cơ sở Triết học của chủ
nghĩa thực chứng, thể hiện ở việc tuyệt đối hóa mẫu
nghiên cứu theo tiêu chuẩn của khoa học tự nhiên, các
nguyên tắc kiểm tra và điều hành, tự nhiên chủ nghĩa,

12
tuyệt đối hóa sự miêu tả thực nghiệm, xu hướng loại bỏ
những định hướng giá trị của đối tượng thực nghiệm…
Nội dung chính của học thuyết là sự củng cố và vai
trò của củng cố trong luyện tập để hình thành thói quen.
Hai hướng chính của thuyết hành vi là đưa đại lượng trung
gian vào sơ đồ S-R của E.Hall và thuyết hành vi cổ điển
của B.Skinner.
Thuyết hành vi đã bỏ qua nghiên cứu về quá trình
hoạt động và phát triển của nhóm cũng như xem nhẹ tính
xã hội khi khái niệm nhóm chỉ được xem như là một nhóm
nhỏ với hai nhân vật.
+ Thuyết phân tâm học
Thuyết phân tâm học dựa trên quan điểm phân tâm
học Freud mới.
Nội dung của thuyết phân tâm học thể hiện ở học
thuyết liên nhân cách (E.From, D.Salliven…); học thuyết
về các quá trình phát triển (V. Baion, V. Bennic; G.
Shepard); học thuyết hành vi liên cá nhân ba chiều
(V.Shuts)
Hạn chế của lý thuyết này là quá thiên về bản năng
con người, yếu tố xã hội vẫn bị xem nhẹ.
+ Thuyết nhận thức
Thuyết nhận thức có cơ sở là Tâm lý học Gestalt và
lý thuyết trường K-Levin.

13
Lý thuyết này giải thích hành vi xã hội bằng quá
trình nhận thức, sự biểu lộ tình cảm, sự hình thành, thay
đổi định kiến… Yếu tố chính thúc đẩy hành vi cá nhân là
nhu cầu tạo lập sự thích ứng, sự cân bằng trong cơ cấu
nhận thức.
Thuyết nhận thức buộc phải đơn giản hóa hoạt động
tâm lý của con người; mặc nhiên công nhận bản chất của
con người là hướng đến trạng thái cân bằng; tuy nhiên,
khái niệm về trạng thái cân bằng còn mơ hồ; tính tích cực
của nhân cách chưa được chú trọng.
+ Thuyết tương hỗ
Thuyết tương hỗ xuất phát từ Xã hội học, có khái
niệm trung tâm là quan hệ tương hỗ liên nhân cách.
Thuyết tương hỗ chỉ dừng lại ở khái niệm tương hỗ
giữa các cá nhân, bỏ qua nhiều mối quan hệ như giữa cá
nhân và tập thể, giữa cá nhân của tập thể này với cá nhân
của tập thể khác, giữa cá nhân và cơ cấu xã hội.
- Tâm lý học xã hội Xô Viết
Tâm lý học xã hội Xô Viết được hình thành và phát
triển những năm 70 của thế kỷ 20, có cơ sở là Triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên nguyên tắc
của Tâm lý học hoạt động.
Đối tượng của Tâm lý học xã hội là hành vi và
hoạt động của con người, mà nó cho phép họ tham gia

14
vào những nhóm xã hội, cũng như những đặc điểm tâm
lý của chính những nhóm xã hội đó. Từ việc xác định
đối tượng nghiên cứu như trên, trường phái Tâm lý học
xã hội Xôviết phát triển theo hai hướng chính: Những
nghiên cứu lý thuyết cơ bản và những nghiên cứu có
tính chất ứng dụng.
Về lý thuyết, các nhà tâm lý học của trường phái này
đã xây dựng được những thành tựu sau:
Thứ nhất, những lý thuyết về mối quan hệ liên
nhân cách, trong đó đặc biệt là về giao tiếp (giao tiếp
như là sự trao đổi về thông tin, giao tiếp như là sự tác
động tương hỗ, và giao tiếp như là sự nhận thức lẫn
nhau giữa các cá nhân).
Thứ hai, những lý thuyết về nhóm, trong đó chia ra
nhóm nhỏ (cơ cấu và quá trình hình thành, phát triển
nhóm; vai trò của lãnh đạo và người đứng đầu trong
nhóm...) và nhóm lớn (những định kiến xã hội, sự sai biệt
trong các tiêu chuẩn giá trị của những nhóm người và dân
tộc khác nhau...).
Thứ ba, những nghiên cứu về nhân cách (quá trình
xã hội hoá nhân cách, tâm thế xã hội...).
Tóm lại, về ứng dụng Tâm lý học xã hội Xô viết có
những hướng chính sau:

15
Thứ nhất là, các ứng dụng Tâm lý học xã hội trong
sản xuất công nghiệp (trạng thái tâm lý của nhóm xã hội,
tập thể lao động; mối quan hệ của mỗi cá nhân và cả nhóm
với hoạt động lao động...).
Thứ hai là, các vấn đề tâm lý học xã hội của tuyên
truyền và thông tin đại chúng (các nghiên cứu về diễn
thuyết viên...).
Thứ ba là, các nghiên cứu trong lĩnh vực đấu tranh
với những hành vi phạm pháp.
Cuối cùng là các nghiên cứu và tư vấn cho những
vấn đề tâm lý về gia đình. Đối tượng là hành vi, hoạt động
của con người khi tham gia vào các nhóm xã hội và những
đặc điểm tâm lý của các nhóm xã hội đó.
Thành tựu của Tâm lý học xã hội Xô Viết đã phát
triển các lý thuyết về mối quan hệ liên nhân cách, đặc biệt
là giao tiếp; lý thuyết về nhóm; những nghiên cứu về nhân
cách cùng nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp,
tuyên truyền và thông tin đại chúng, pháp luật, tham vấn
tâm lý…
Hạn chế của trường phái này là thiếu sự nghiên cứu
các vấn đề nổi trội về tâm lý cá nhân, tư hữu, cạnh
tranh…; đội ngũ các nhà Tâm lý học xã hội còn mỏng; các
nghiên cứu thực nghiệm còn ít về số lượng và chất lượng.

16
1.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên
cứu của Tâm lý học xã hội
a. Đối tượng nghiên cứu
Có nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng của
Tâm lý học xã hội, có thể khái quát như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tâm lý học xã hội
phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đám đông như tâm
lý tầng lớp, cộng đồng xã hội, bao gồm: truyền thống đạo
đức, tập quán; nghiên cứu các tập thể, các quan điểm xã
hội. Những nghiên cứu sớm trong lịch sử Tâm lý học xã
hội đều tập trung vào đối tượng đám đông. Các tác phẩm
của G.Tard về tâm lý dân tộc, của G.Lebon về tâm lý đám
đông là minh họa cho quan điểm này.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tâm lý học xã hội phải
nghiên cứu nhân cách: đặc điểm loại hình, vị trí, các mối
quan hệ liên nhân cách trong đời sống xã hội. Quan điểm
này xuất phát từ nghiên cứu nhân cách, đặt các nhân cách
trong mối quan hệ liên nhân cách. Cơ sở lý luận của nó
chính là bản chất xã hội và giá trị xã hội của nhân cách.
Quan điểm thứ ba: nghiên cứu cả các quá trình tâm
lý đại chúng, cả vị trí của cá nhân trong nhóm; những thay
đổi hoạt động tâm lý của cá nhân trong nhóm do ảnh
hưởng của sự tác động qua lại, các đặc điểm nhóm, các
khía cạnh tâm lý của các quá trình xã hội. Các nhà tâm lý

17
học xã hội theo quan điểm này tập trung vào việc nghiên
cứu suy nghĩ, hành vi xã hội của cá nhân, tri giác xã hội,
sự ảnh hưởng xã hội đối với các cá nhân.
Các quan điểm nêu trên cho thấy: đối tượng của Tâm
lý học xã hội là rất rộng và phải xác định từ hai phía - cá
nhân và nhóm xã hội
Từ những tiếp cận trên có thể xác định đối tượng
nghiên cứu: Tâm lý học xã hội nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý xã hội và quy luật hình thành, vận động và phát
triển của các hiện tượng tâm lý xã hội.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận
Tâm lý học xã hội xác lập hệ thống các khái niệm
khoa học, phân biệt các khái niệm trong lĩnh vực tâm lý
học xã hội với các khái niệm gần hoặc có liên quan trong
các lĩnh vực khác.
Tâm lý học xã hội phát hiện các quy luật của các
hiện tượng tâm lý xã hội; lý giải, dự báo xu hướng của các
hiện tượng tâm lý xã hội; chỉ ra cách thức tác động đến
các hiện tượng tâm lý xã hội.
Tâm lý học xã hội còn xây dựng và thiết kế các
phương pháp đặc thù để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý
xã hội.

18
- Nghiên cứu thực tiễn
Tâm lý học xã hội nghiên cứu, ứng dụng các quy luật
chung của các hiện tượng tâm lý xã hội để nghiên cứu các
lĩnh vực hẹp như Tâm lý học dân tộc, Tâm lý học tôn giáo,
Tâm lý học giới tính, Tâm lý học quản lý…
c. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu Tâm lý học xã hội khi tiến hành phải
đảm bảo một số nguyên tắc phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu cụ thể.
- Nguyên tắc phương pháp luận
+ Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng là
nguyên tắc quan trọng hàng đầu, vì nó cho phép giải thích
một cách duy vật biện chứng sự nảy sinh của các hiện
tượng tâm lý xã hội từ tồn tại xã hội, tính bị chế ước bởi
các nhu cầu và lợi ích, bởi hoạt động và các quan hệ xã
hội của con người.
Vì vậy, để lý giải các hiện tượng tâm lý xã hội, phải
xuất phát từ các hiện tượng cụ thể trong đời sống xã hội,
tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý xã
hội trong đời sống hiện thực của nhóm và cộng đồng.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Nhấn mạnh việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý
xã hội như nó vốn có, vốn tồn tại trong đời sống hiện

19
thực; không bóp méo, làm sai lệch các dữ liệu thu được
cũng như không áp đặt ý kiến chủ quan khi lý giải các
hiện tượng xã hội.
Người nghiên cứu cần có khả năng phát hiện các
hiện tượng tâm lý xã hội; khả năng lựa chọn, sử dụng các
phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu phù hợp, cho độ tin
cậy, chính xác cao; sự trung thực và khoa học khi thu
thập, xử lý dữ liệu.
+ Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc này nhấn mạnh việc nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý xã hội phải đặt trong mối quan hệ giữa chúng
với nhau. Các hiện tượng tâm lý xã hội là sự phản ánh các
điều kiện xã hội của nhóm, cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều
yếu tố khác trong đời sống cá nhân, nhóm, cộng đồng sẽ
ảnh hưởng, tác động đến sự phản ánh các hiện tượng xã
hội đó.
Mỗi hiện tượng tâm lý xã hội có vai trò, vị trí nhất
định trong đời sống. Các hiện tượng tâm lý xã hội khác
nhau có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau như bản
thân các điều kiện xã hội mà nó phản ánh.
+ Nguyên tắc phát triển
Theo quan điểm biện chứng, sự vật, hiện tượng luôn
biến đổi và tồn tại ổn định tương đối; sự vận động, phát

20
triển là tuyệt đối. Do đó, xã hội cũng luôn vận động, biến
đổi, phát triển theo các quy luật, chiều hướng nhất định.
Các hiện tượng tâm lý xã hội cũng nảy sinh, hình
thành, phát triển theo các quy luật và chiều hướng nhất
định. Các hiện tượng tâm lý xã hội có thể chuyển hóa lẫn
nhau và tác động qua lại làm nảy sinh các hiện tượng tâm
lý mới.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp giúp hệ thống
hóa, phân tích, định hướng được những vấn đề cần nghiên
cứu; xác định và xây dựng hệ thống các khái niệm để tiến
hành định hướng nghiên cứu.
Người nghiên cứu khi thực hiện phương pháp này
cần thiết lập các danh mục tài liệu nghiên cứu; ghi lại nội
dung có liên quan; phân tích, phê phán, khái quát các kết
quả nghiên cứu đã được thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu có hiệu quả khi
cần xử lý lượng thông tin lớn, nhiều văn bản. Tuy nhiên,
có thể mang tính chủ quan theo sự sắp xếp của người
nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát

21
Quan sát là phương pháp mà người nghiên cứu tri
giác các hiện tượng tâm lý xã hội một cách có chủ định,
có kế hoạch để phát hiện dữ kiện cần thiết.
Người nghiên cứu sẽ xác định hướng quan sát dựa
vào mục đích và điều kiện người nghiên cứu. Có thể sử
dụng nhiều thiết bị, phương tiện hỗ trợ như máy ghi âm,
ghi hình, chụp hình, camera quan sát… Phương pháp quan
sát được sử dụng độc lập, kết hợp hoặc hỗ trợ cho các
phương pháp khác.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiến hành, chi
phí thấp, linh hoạt, thuận tiện để quan sát các hiện tượng
tâm lý xã hội diễn ra nhanh, không lặp lại. Tuy nhiên, việc
sử dụng phương pháp này phụ thuộc vào kinh nghiệm và
tính chủ quan của nhà quan sát; đòi hỏi sự chú ý liên tục,
lâu dài của nhà nghiên cứu để chủ động, quan sát kịp thời
vì các hiện tượng tâm lý xã hội có thể diễn ra bất kì lúc
nào; chủ yếu cung cấp các dữ liệu trực quan, cảm tính,
những hành vi bên ngoài; ít cho thấy những cấu trúc nhận
thức bên trong.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng
phổ biến trong nghiên cứu Tâm lý học xã hội, đặc biệt
trong việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội của
các nhóm lớn.

22
Phương pháp này được thực hiện theo một hệ thống
câu hỏi đặt ra cho các thành viên nhóm điều tra trả lời.
Người nghiên cứu cần xác định rõ đối tượng, mục đích,
khách thể điều tra; xây dựng bảng hỏi phù hợp, cụ thể về
thứ tự các câu hỏi, kiểu câu hỏi, nhóm riêng biệt…; cần
nghiên cứu, tìm hiểu các kỹ thuật thiết kế bảng hỏi đáp
ứng các tiêu chí về đo lường tâm lý: độ ứng nghiệm (hiệu
lực), độ tin cậy…
Điều tra bằng bảng hỏi cho phép nghiên cứu trên một
địa bàn rộng về không gian, số lượng khách thể lớn, thời
gian ngắn. Kết quả nghiên cứu thiên về số lượng riêng rẽ
của từng cá nhân; cần có sự thống kê, xử lý lại và tính
khái quát chưa thật sự cao.
+ Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp trò chuyện, trao đổi, hỏi
đáp nhằm nắm bắt ý kiến một số người và một hay vài vấn
đề xã hội nào đó.
Người nghiên cứu xác định rõ hình thức phỏng
vấn theo yêu cầu, nội dung và khách thể nghiên cứu.
Câu hỏi cần rõ ràng, đúng trọng tâm, dễ hiểu, phù hợp
nội dung; tránh đưa câu hỏi dài dòng, phức tạp, sử
dụng thuật ngữ khoa học chuyên sâu, liên quan đến tôn
giáo, chính trị; cần tạo không khí thoải mái, tự nhiên
trước và trong khi phỏng vấn.

23
Phương pháp phỏng vấn có sự giao tiếp trực tiếp nên
người nghiên cứu tận dụng được nhiều kênh thông tin như
điệu bộ, tâm thế, cảm xúc…; có thể khai thác thêm để bổ
sung thông tin; tạo không khí thoải mái, gần gũi, giúp
người được phỏng vấn có thể trả lời chính xác hơn. Tuy
nhiên, phương pháp phỏng vấn tốn nhiều thời gian; thông
tin thu thập được mang tính chủ quan của người được
phỏng vấn.
+ Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp tác động vào đối tượng một cách
chủ động, trong những điều kiện được khống chế để gây
ra ở đối tượng những biểu hiện tâm lý về quan hệ nhân
quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp lại
nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách
quan các hiện tượng cần nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm có hai hình thức: phòng
thí nghiệm và tự nhiên. Người làm thực nghiệm tự do đưa
ra và kiểm soát các biến số độc lập cũng như kiểm soát sự
thay đổi của các biến số phụ thuộc bằng cách tách riêng
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để so sánh với một
chuẩn mực nào đó. Nhà nghiên cứu cần xác định mục đích
thực nghiệm, thiết kế thực nghiệm, kiểm soát biến số, tiến
hành thực nghiệm đúng với thiết kế và tuân thủ các chuẩn
mực đạo đức vì khách thể nghiên cứu là con người.

24
Ưu điểm của phương pháp này là kết quả thu được
rõ ràng; tính khách quan cao vì các chuẩn mực và quy
trình được xác định rõ ràng; độ tin cậy cao vì những kết
luận tuân theo logic biện chứng chặt chẽ, dựa trên quy
trình thực nghiệm. Bên cạnh đó, thực nghiệm với con
người nên rất phức tạp, không dễ thực hiện, đòi hỏi tay
nghề cao cũng như sự theo dõi chặt chẽ của người nghiên
cứu; các hiện tượng tâm lý xã hội có tính lịch sử rõ ràng
nên khó lặp lại để củng cố.
+ Phương pháp trắc đạc xã hội
Trắc đạc xã hội là phương pháp giúp xác định các
mối liên hệ nhân cách trong nhóm.
Nghiên cứu bằng cách dựa trên sự lựa chọn hoặc
khước từ, bỏ mặc của các thành viên đối với nhau trong
hoạt động chung của nhóm; nghiên cứu các cấu trúc
không chính thức của nhóm, đo lường vị thế của cá nhân
trong nhóm, khả năng hòa nhập của cá nhân trong nhóm;
xác định các quan hệ xúc cảm qua lại của các thành viên
trong nhóm, trên cơ sở đó, xây dựng sơ đồ về cấu trúc quy
mô; xác định cách phân nhóm tối ưu, làm cho cấu trúc vi
mô phù hợp với vĩ mô một cách gắn kết, hiệu quả.
Nhà nghiên cứu đưa ra các tiêu chí trắc đạc và điều
tra sự lựa chọn trắc đạc của các cá nhân. Nhà nghiên cứu
cần làm cho người được điều tra hiểu về mục đích, yêu

25
cầu, tầm quan trọng của cuộc điều tra và trả lời câu hỏi
độc lập. Số lần đo càng nhiều thì độ tin cậy càng cao.
Phương pháp trắc đạc xã hội cho kết quả rõ ràng, sâu
sắc về mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm nhỏ cũng
như sự phát triển của nhóm. Tuy nhiên, câu trả lời của
người được nghiên cứu dựa trên mối quan hệ của họ nên
còn chủ quan, cần kết hợp với các phương pháp khác để
tăng độ tin cậy.
+ Phương pháp đánh giá của nhóm về cá nhân
Đánh giá của nhóm về cá nhân là phương pháp
nghiên cứu các vấn đề về nhân cách xã hội; xác định mức
độ các phẩm chất tâm lý, năng lực cá nhân có hoặc cần có
để tương ứng với vị trí, vai xã hội theo đánh giá của các
thành viên.
Nhà nghiên cứu phân tích nội dung, tính chất công
việc, điều tra sơ bộ… để hình thành danh sách phẩm chất
tâm lý, năng lực cá nhân cần có cho một vị trí xã hội nào
đó. Từ đó, đề nghị các thành viên của nhóm đánh giá mức
độ phát triển của các phẩm chất tâm lý đó ở cá nhân cần
nghiên cứu.

26
1.4. Quy luật và cơ chế hình thành các hiện tượng
tâm lý xã hội
a. Quy luật hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội
- Quy luật kế thừa
Kế thừa là sự chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ
khác các giá trị vật chất (công cụ lao động, đồ dùng sinh
hoạt, công trình văn hóa – nghệ thuật…) và các giá trị
tinh thần (kinh nghiệm sản xuất, truyền thống, phong tục
tập quán…)
Quy luật kế thừa có những đặc điểm sau:
Việc kế thừa, một mặt giúp rút ngắn thời gian phát
triển, mặt khác tạo điều kiện để sàng lọc, loại bỏ các giá
trị không phù hợp. Như vậy nó tạo ra sự phát triển ổn
định, không đứt quãng cho xã hội.
Nhờ quy luật kế thừa, một cá nhân không cần phải
trải qua toàn bộ các giai đoạn phát triển của loài người mà
chỉ cần kế thừa cái đã có để có được sự phát triển tương
ứng trong hiện tại. Một nhóm xã hội không cần lặp lại
toàn bộ các giai đoạn mà xã hội đã trải qua mà có thể dựa
trên nền tảng đã có để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Một dân tộc với các truyền thống của mình, có thể bảo
tồn, duy trì và tiếp tục phát triển chúng trong thời kỳ mới
mà không cần phải xây dựng lại từ đầu. Trong quá trình

27
phát triển của dân tộc, các truyền thống khác lại dần được
hình thành.
Kế thừa tâm lý xã hội diễn ra theo hai con đường vô
thức tập thể và con đường có ý thức. Con đường của “vô
thức tập thể”, tức là cá nhân sống trong một môi trường
nhóm, cộng đồng xã hội nào đó với các đặc điểm tâm lý
riêng, ở cá nhân dần có sự kế thừa các đặc điểm tâm lý đó
mà bản thân cá nhân không ý thức được điều đó. Các thế
hệ sau nối tiếp các thế hệ trước và tiếp tục duy trì các nét
tâm lý đó. Tính cách dân tộc, lòng tự hào dân tộc, cách
thức ứng xử với người khác, thậm chí cách thức nhìn
nhận, đánh giá và tư duy của cả một cộng đồng là minh
chứng rõ ràng về con đường kế thừa này.
Có hai hình thức kế thừa được đề cập đến nhiều, đó
là kế thừa có chọn lọc và kế thừa nguyên si.
Kế thừa có chọn lọc là loại kế thừa có phê phán, có
tính đến sự phù hợp của các yếu tố được kế thừa với điều
kiện hiện tại. Hình thức kế thừa này được coi là rất tích
cực, nó tạo điều kiện cho cái được kế thừa có sức mạnh
phát triển mới, đồng thời tạo điều kiện cho cái mới có cơ
sở vững chắc.
Kế thừa nguyên si là dạng kế thừa y nguyên không
có sự thay đổi, là tiếp nhận cái cũ một cách vô điều kiện.
Dạng kế thừa này nhiều khi tạo ra sự trì trệ, kìm hãm sự

28
phát triển của cái mới và làm các yếu tố được kế thừa trở
nên lạc lõng và suy yếu đi. Truyền thống phong tục, tập
quán là sự thể hiện sinh động của quy luật này. Bên cạnh
phong tục, tập quán có ý nghĩa tích cực với hiện tại, còn
có những hủ tục, những tập quán cản trở, kìm hãm cái
mới. Như vậy, quy luật kế thừa cho thấy trong đời sống xã
hội, các hiện tượng tâm lý xã hội không tự chủ tiêu mà nó
có thể được gìn giữ, bảo lưu từ giai đoạn này sang giai
đoạn khác. Vấn đề là lựa chọn con đường nào và làm thế
nào để các hiện tượng tâm lý xã hội tích cực có thể được
kế thừa một cách hiệu quả.
Sự kế thừa tâm lý xã hội diễn ra rất phức tạp. Nó là
sự kế thừa những nét tâm lý chung của cộng đồng xã hội
nhưng lại tồn tại trong tâm lý cá nhân và được thể hiện với
màu sắc riêng của mỗi chủ thể. Biểu tượng dân tộc “con
Rồng cháu Tiên” của người Việt chẳng hạn. Đây là biểu
tượng tâm lý xã hội của cả dân tộc, được bảo lưu, gìn giữ
từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng độ sắc nét và đặc
biệt ý nghĩa của nó được các cá nhân cảm nhận ở các mức
độ và các tầng bậc khác nhau. Hơn nữa, từ biểu tượng
chung đến sự thống nhất các hành vi xã hội cùng còn
những khoảng cách không nhỏ.
Quy luật kế thừa quy định sự phát triển của các cá
nhân phụ thuộc vào sự tiếp xúc với các cá nhân khác.

29
Trong quá trình tiếp xúc các giá trị được chuyển giao và
được tiếp nhận bởi các thế hệ mới. Các giá trị đó tạo điều
kiện cho thế hệ mới phát triển.
- Quy luật về sự quyết định của các điều kiện kinh
tế - xã hội đối với các hiện tượng tâm lý xã hội
Đây là quy luật thể hiện sự quyết định của tồn tại xã
hội đối với ý thức xã hội. Các nguyện vọng, tâm trạng,
nhu cầu của xã hội bắt nguồn chính từ các điều kiện xã hội
mà trong đó con người đang sống và hoạt động.
Các quan hệ xã hội trong các nhóm xã hội quy định
các hiện tượng tâm lý xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại điều kiện
kinh tế - xã hội.
Biểu hiện cụ thể của quy luật này trong các hiện
tượng tâm lý xã hội có thể thấy như sau:
Các nguyện vọng, tâm trạng, nhu cầu của xã hội bắt
nguồn chính từ các điều kiện xã hội, trong đó con người
đang sống và hoạt động. Tâm trạng xã hội tích cực, hưng
phấn (được các nhà nghiên cứu đánh giá, ví dụ: chỉ số lạc
quan cao, chỉ số hạnh phúc cao...) bắt nguồn từ sự đi lên
của kinh tế từ sự đầy đủ hơn của các điều kiện sống
Sự xuất hiện về đặc biệt ý thức về các nhu cầu xã hội
(với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội) ở bậc cao
hơn chỉ có thể diễn ra khi các điều kiện xã hội đã phần nào

30
giúp thỏa mãn các nhu cầu xã hội cấp thấp hơn. Ví dụ: các
vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, vấn đề thay đổi khí hậu,
các vấn đề môi trường...
Các mối quan hệ được vận hành hợp lý: quan hệ lợi
ích, quan hệ trách nhiệm... sẽ làm nảy sinh bầu không khí
xã hội tích cực cởi mở, ngược lại có thể làm nảy sinh xung
đột, tạo ra bầu không khí căng thẳng tiêu cực. Do vậy,
muốn tác động đến các hiện tượng tâm lý xã hội, một
trong số các con đường cơ bản đó là cải tạo các quan hệ xã
hội cho hợp lý hơn.
Để các hiện tượng tâm lý xã hội được hình thành và
phát triển có hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện xã hội
tương ứng hoặc cải tạo các mối quan hệ xã hội một cách
hợp lý.
Bên cạnh đó, cũng cần thấy được tính độc lập tương
đối và tác động ngược lại của các hiện tượng tâm lý xã hội
đối với các điều kiện kinh tế - xã hội. Sự tác động ngược
lại cũng có thể tạo ra những động lực làm biến đổi các
điều kiện kinh tế - xã hội trong những thời điểm nhất định
đặc biệt khi sự tác động ngược đó được tổ chức và tập hợp
một cách hợp lý.
Việc cởi bỏ nếp tư duy bao cấp, máy móc và giáo
điều đã tạo ra sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ trong sự

31
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta những năm qua là một
minh chứng rõ ràng cho tác động ngược lại đó.
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa con người
với con người
Sự tác động qua lại giữa con người với con người là
quy luật phổ biến chi phối sự hình thành các hiện tượng
tâm lý xã hội. Thông qua hoạt động và giao tiếp trong các
nhóm xã hội, các cá nhân liên tục tác động ảnh hưởng đến
các cá nhân khác và ngược lại chịu sự tác động của các
cá nhân khác.
Quy luật này có đặc điểm sau:
Tần suất hoạt động cùng nhau và giao tiếp là chỉ báo
cho mức độ tương tác giữa các cá nhân. Sự tác động qua
lại có thể mang tính chất tích cực hoặc tiêu cực, dẫn đến
sự thay đổi về thái độ, tình cảm hay hành vi ở các cá nhân
và tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm.
Mức độ tác động qua lại giữa các cá nhân phụ thuộc
vào sự thống nhất, đồng nhất giữa các cá nhân trong
nhóm, các đặc điểm chủ quan của cá nhân, phương thức tổ
chức thông tin. Sự tác động qua lại được hiểu như là các
kích thích hai chiều để tạo ra các phản ứng từ các chủ thể
tham gia vào quá trình tương tác. Trong tương tác, hành vi
của cá nhân được xác định bởi ba biến số: cấu trúc nhân
cách, vai xã hội và nhóm tham chiếu.

32
Sự tương tác đặc biệt giữa số đông các cá nhân có
thể tạo ra những biến đổi xã hội hết sức to lớn. Do vậy,
nghiên cứu sự tương tác xã hội luôn được các nhà nghiên
cứu quan tâm.
b. Cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội
- Cơ chế lây lan
Trong đời sống xã hội, không ít khi chúng ta gặp các
hiện tượng tâm lý xã hội như tâm trạng căng thẳng lo âu,
thậm chí hoảng loạn hay ngược lại, sự hưng phấn, quá
khích của các nhóm người. Sở dĩ ở nhóm người cùng xuất
hiện một dạng xúc cảm nhất định là do sự lây lan của các
cảm xúc từ một số cá nhân này sang những cá nhân khác.
Cơ chế hình thành các hiện tượng xúc cảm chung đó gọi là
cơ chế lây lan.
Lây lan là quá trình chuyển trạng thái xúc cảm từ cá
nhân này sang cá nhân khác, tạo nên trạng thái xúc cảm
chung của nhóm xã hội hoặc đám đông đối với sự vật,
hiện tượng
Lây lan là sự lan truyền xúc cảm từ cá nhân này sang
cá nhân khác trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ ở cấp
độ tâm sinh lý, nằm ngoài những tác động ở cấp độ ý thức,
tư tưởng.
Cơ chế lây lan có đặc trưng sau:

33
Lây lan góp phần tạo sự hòa nhập của cá nhân vào
nhóm xã hội hoặc đám đông. Sự lây lan đã từ lâu được
nghiên cứu như là một phương thức đặc biệt của sự tác
động, bằng một cách nào đó tạo ra sự hòa nhập đông đảo
của đám đông, đặc biệt trong mối liên hệ với sự xuất hiện
các hiện tượng như xuất thần tôn giáo, loạn thần đại
chúng...
Hiện tượng lây lan đã được biết ngay trong những
giai đoạn sơ khai của lịch sử loài người và có nhiều kiểu
biểu hiện như các trạng thái bột phát xúc cảm mang tính
đại chúng xuất hiện trong khi nhảy các điệu nhảy nghi lễ,
sự hăng say thể thao, các tình huống hoảng loạn. Trong
hình thức chung nhất, sự lây lan có thể xác định như là
tính dễ bị nhiễm một cách vô thức trạng thái tâm lý nào
đó. Nó được bộc lộ không phải qua sự thừa nhận có ý thức
một thông tin nào đó hay hình mẫu hành vi mà qua việc
lan truyền trạng thái xúc cảm hay trạng thái tâm lý. Khi
trạng thái xúc cảm đó xuất hiện trong đám đông cơ chế
tăng cường nhiều lần sự tác động xúc cảm lẫn nhau của
những người giao tiếp bắt đầu hoạt động. Cá nhân ở đây
không chịu áp lực trước tổ chức mang tính chủ định mà
đơn giản lĩnh hội một cách vô thức hình mẫu của cách ứng
xử nào đó bằng cách tuân phục nó.

34
Lây lan có vai trò quan trọng tạo mối liên hệ xúc
cảm giữa các cá nhân trong nhóm xã hội hoặc đám đông.
Nhờ có chế này, trong đời sống xã hội có hiện tượng
“cộng cảm”, là điều kiện thuận lợi cho sự gắn bó giữa các
cá nhân trong nhóm và cộng đồng.
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra từ từ hoặc bùng nổ.
Xúc cảm được lây lan có tính tích cực hoặc tiêu cực.
Tốc độ, phạm vi lây lan phụ thuộc chủ yếu vào tính
hấp dẫn của sự kiện, số lượng, thành phần tham gia. Nhiều
nhà nghiên cứu phân tích sự có mặt của một phản ứng lây
lan đặc biệt xuất hiện trong các nhóm khán giả mở và có
số lượng lớn, khi mà trạng thái xúc cảm được tăng cường
bằng con đường phản ánh lặp lại nhiều lần theo mô hình
của phản ứng chuỗi thông thường. Hiệu ứng có thể xảy ra
trước hết trong tập hợp không được tổ chức, thường xuyên
hơn cả là trong đám đông, thể hiện như một dạng củng cố
nhằm xua đuổi một trạng thái xúc cảm khác nào đó.
Tình huống hoảng loạn là một tình huống đặc biệt
trong quá trình tác động qua lại, sự lây lan được tăng
cường. Hoảng loạn xuất hiện trong đám đông như một
trạng thái xúc cảm xác định, là hậu quả của sự thiếu hụt
thông tin về điều gì đó đang đe dọa hoặc điều gì đó khó
hiểu hay là ngược lại sự thừa thãi của thông tin về sự đe
dọa này

35
Lây lan có tính vô thức; được bộc lộ bằng cơ chế
tăng cường nhiều lần sự tác động xúc cảm lẫn nhau giữa
các cá nhân đang giao tiếp với nhau theo nguyên tắc cộng
hưởng; là phương thức tạo nên sự hòa nhập; là cơ sở của
hiện tượng “cộng cảm”, tạo ra mối liên hệ xúc cảm giữa
các cá nhân và giữa cá nhân với nhóm.
Cơ chế này được các nhà nghiên cứu giải thích theo
các cách khác nhau. Mikhailôvxki cho rằng lây lan được
truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tỉ lệ thuận với đám
đông và cường độ xúc cảm được truyền đi. G.Allport lại
cho rằng lây lan diễn ra theo “phản ứng vòng tròn”. Cá
nhân này kích thích cá nhân khác bằng các biểu hiện xúc
cảm của mình, đến lượt họ khi thấy biểu hiện của người
khác sẽ tăng thêm phần hứng khởi.
Lây lan có ý nghĩa mạnh mẽ trong các phong trào
quần chúng ở xã hội hiện đại như mít tinh, biểu tình… thể
hiện bằng các hành động xã hội có ý thức đại chúng; tạo
ra liên kết số đông ở phương diện xúc cảm; chủ động
trong việc tạo ra sự lây lan các xúc cảm tích cực, hạn chế
các xúc cảm tiêu cực.
- Cơ chế bắt chước
Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại hành vi,
suy nghĩ, tâm trạng các cá nhân khác trong đời sống
xã hội.

36
Cơ chế bắt chước có đặc trưng sau:
Bắt chước là điều kiện để xã hội tồn tại và phát
triển; có tính chất vô thức, sao chép những hành vi bề
ngoài của người khác; các cá nhân bắt chước nhau dựa
vào sự quan sát.
Có thể phân loại cơ chế bắt chước thành bắt chước
logic (trí tuệ, ý thức) và phi logic (phi lý, cảm tính); bắt
chước nhất thời và lâu dài; bắt chước hình thức và bản
chất; bắt chước giữa các thế hệ, giai cấp.
Cơ chế bắt chước tạo ra sự đồng nhất giữa các cá
nhân trong các nhóm xã hội, tạo ra sự đặc trưng cho các
nhóm xã hội khác nhau; tạo nên các hiện tượng tâm lý
xã hội như làn sóng, thị hiếu, mode thời trang, xu
hướng, trào lưu…
- Cơ chế ám thị
Ám thị là quá trình cá nhân chịu sự tác động của các
cá nhân khác và có hành vi phục tùng một cách không có
phê phán.
Cơ chế ám thị phản ánh đặc trưng sau:
Khi bị ám thị, cá nhân sẽ chịu sự tác động của cá
nhân khác, hành vi phục tùng yêu cầu của cá nhân khác
một cách không có ý thức trong quá trình giao tiếp, tương
tác giữa các cá nhân. Phương tiện ám thị là ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ.

37
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ám thị là uy
tín của người ám thị và đặc điểm cá nhân của người bị ám
thị. Hiện tượng chống đối gọi là phản ám thị.
Có thể phân chia ám thị thành nhiều loại khác nhau
tuỳ thuộc vào tính chất của ám thị. Cụ thể như ám thị trực
tiếp và ám thị gián tiếp; ám thị có chủ ý và ám thị không
có chủ ý; ám thị tích cực và ám thị tiêu cực; ám thị trọn
vẹn và ám thị không trọn vẹn; ám thị kiên trì và ám thị
không kiên trì; ám thị trong trạng thái tỉnh táo; ám thị
trong trạng thái thôi miên, ám thị trong trạng thái ngủ tự
nhiên, ám thị sau thôi miên.
Ám thị đóng vai trò như một phương tiện trong lĩnh
vực tuyên truyền và quảng cáo, được sử dụng tùy thuộc
vào loại tuyên truyền, mục đích, nội dung của tuyên
truyền và được thực hiện dưới dạng chương trình hóa tâm
lý khán giả.
- Cơ chế thỏa hiệp
Thỏa hiệp là sự nhân nhượng của cá nhân trước áp
lực nhóm, thể hiện ở việc cá nhân thay đổi cách ứng xử và
thái độ của mình cho phù hợp với đa số.
Thỏa hiệp mang màu sắc văn hóa, tùy thuộc vào nền
văn hóa, thể hiện trong mức độ chi phối các quan hệ xã
hội. Yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến sự
thỏa hiệp.

38
Có thể phân loại thành thỏa hiệp bên ngoài (hình
thức), thỏa hiệp bên trong (thực tâm) hoặc lập trường độc
lập (với những cá nhân không thỏa hiệp).
Hiểu biết về cơ chế thỏa hiệp giúp ích rất nhiều trong
quản lý nhóm, đặc biệt là tạo ra sự thống nhất trong nhóm
nói riêng và toàn xã hội nói chung.
- Cơ chế đồng nhất hóa
Đồng nhất hóa là quá trình cá nhân điều chỉnh bản
thân nhằm thích ứng với các vai xã hội hay với các cá
nhân khác trong nhóm xã hội trên những phương diện
nhất định của đời sống tâm lý.
Đồng nhất hóa xảy ra khi cá nhân tri giác bản thân
như là thành viên của của một nhóm xã hội nhất định.
Cá nhân đánh giá nhóm mình trên cơ sở so sánh với
những nhóm khác. Khi sự đồng nhất hóa không làm
cho cá nhân thỏa mãn, cá nhân sẽ rời bỏ nhóm mình và
gia nhập vào một nhóm khác hoặc tìm cách làm cho
nhóm trở nên tốt hơn.
Đồng nhất hóa có thể tích cực hoặc tiêu cực theo sự
đánh giá của xã hội về nhóm. Cá nhân có thể trở nên bị
động, đánh mất cái riêng hay bản sắc riêng.
Đồng nhất hóa có ý nghĩa quan trọng trong nghiên
cứu các vấn đề về hình thành thân phận xã hội và trong
Tâm lý học dân tộc dưới hình thức đồng nhất dân tộc.

39
BÀI 2
TÂM LÝ NHÓM XÃ HỘI VÀ ĐÁM ĐÔNG
2.1 Tâm lý nhóm xã hội
a. Khái niệm nhóm xã hội
- Định nghĩa
Con người sẽ liên kết với nhau trong quá trình sống
và hoạt động, Chính sự liên kết, tác động qua lại với nhau
mà hình thành các nhóm xã hội và đây cũng là vấn đề
quan trọng nhất không chỉ của Tâm lý học xã hội mà còn
của xã hội học. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau
về vấn đề này. Chúng tôi khái quát lại ở hai cách tiếp cận,
đó là:
Cách thứ nhất: trong thống kê thường đề cập đến các
nhóm mang tính điều kiện: sự phân nhóm có chủ định con
người theo một dấu hiệu chung nào đó cần thiết cho hệ
thống phân tích cụ thể. Cách hiểu như vậy phổ biến trong
thống kê.
Theo J.P.Chaplin: “Nhóm là sự tập hợp các cá nhân
mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi
một số mục đích giống nhau”. Hoặc: nhóm là một tập hợp
của hai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có sự tương
tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi. (John.C. Bringham,
R. Schlenker).

40
Cách thứ hai: trong một loạt các khoa học, xã hội
nhóm được hiểu như là một thực thể xã hội tồn tại hiện
thực: trong đó con người tập hợp lại, được liên kết lại
bằng những dấu hiệu nhất định như bằng sự đa dạng của
các hoạt động cùng nhau hay bằng những điều kiện đồng
nhất nào đó trong những hoàn cảnh sống của họ. Những
con người này ý thức được theo một cách nhất định sự
thâu thuộc của mình vào cơ cấu này mặc dù mức độ và
trình độ ý thức có thể rất khác nhau.
Với cách hiểu thứ hai, “nhóm” có thể được định
nghĩa như là “cộng đồng những cá nhân tác động qua lại
vì mục đích đã được ý thức, cộng đồng như là chủ thể của
hành động” (Sercovin, 1975. Tr 50).
Theo từ điển Tâm lý học (tiếng Nga): “Nhóm xã hội
là những cộng đồng người được hình thành trong quá trình
phát triển lịch sử xã hội, giữ vị trí nhất định trong các hệ
thống các quan hệ xã hội, do đó chúng ổn định trong thời
kỳ phát triển lâu dài trong xã hội” (30, tr.84)
Theo Edgar H.Schein: “Nhóm là cộng đồng của con
người mà ở đó các thành viên có sự tương tác lẫn nhau và
tự ý thức về nhóm của mình” (11, tr.122)
Như vậy, có nhiều khái niệm về nhóm, khái niệm sau
đây tương đối phổ quát cho các nhóm xã hội (bao gồm cả

41
nhóm xã hội có quy mô lớn như dân tộc, giai cấp và cả các
nhóm nhỏ như một nhóm học tập, kinh doanh)
Nhóm xã hội là một tập hợp người được hình thành
trên cơ sở lợi ích và mục đích chung, giữa các thành viên
có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình
thực hiện hoạt động chung.
- Đặc điểm
Nhóm xã hội theo cách hiểu nào đi chăng nữa, theo
chúng tôi cơ bản nó cũng có một số điểm chung sau đây:
+ Nhóm xã hội là một tập hợp từ hai người trở lên.
Nhóm xã hội được hiểu như là một thực thể xã hội
tồn tại trong hiện thực, trong đó con người tập hợp lại,
được liên kết lại bằng những dấu hiệu nhất định như bằng
sự đa dạng của các hoạt động cùng nhau hay bằng những
điều kiện đồng nhất nào đó trong những hoàn cảnh sống
của họ. Nhóm xã hội hoàn toàn khác cá nhân, có số lượng
tối thiểu là hai người trở lên hình thành nên nhóm.
+ Nhóm xã hội là một tập hợp người có cấu trúc,
mang tính ổn định bền vững.
Nhóm xã hội phản ánh biểu hiện về: tính tổ chức,
tính kỷ luật, có đội ngũ quản lý người lãnh đạo, chỉ huy
điều hòa, phân phối phân công trách nhiệm;
+ Thành viên của nhóm xã hội có sự tương tác trong
thực hiện mục đích chung.

42
Trong nhóm xã hội bên cạnh mục đích riêng của mỗi
cá nhân thì giữa các thành viên có liên hệ chặt chẽ, hợp
tác và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động chung.
+ Nhóm xã hội được hình thành chủ yếu dựa trên cơ
sở tự ý thức của các thành viên.
Những con người trong nhóm xã hội ý thức được
theo một cách nhất định, sự thân thuộc của họ vào cơ
cấu cụ thể, mặc dù mức độ và trình độ ý thức có thể rất
khác nhau.
+ Chuẩn mực nhóm là điều kiện tồn tại của nhóm
xã hội.
Bất cứ nhóm xã hội nào muốn tồn tại thì cũng có quy
định, quy chế, quy ước về các vấn đề của nhóm. Qua đó,
có chức năng định hướng, điều chỉnh, kiểm tra, giám sát
hành vi, hoạt động của cá nhân và nhóm. Ngoài ra chuẩn
mực nhóm cũng có chức năng giáo dục, khuyến khích
động viên, cưỡng chế đối với cá nhân trong nhóm.
- Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên
những tiêu chí khác nhau (Theo một số thống kê hiện nay
có khoảng 50 cách phân loại nhóm). Sự phức tạp này chủ
yếu do chưa có sự thống nhất về định nghĩa nhóm
Dựa vào những căn cứ khác nhau sẽ có những cách
phân loại nhóm tương ứng. Cụ thể như sau:

43
+ Dựa vào thời gian tồn tại: chia thành nhóm tồn tại
lâu dài, nhóm tồn tại tạm thời và nhóm theo chu kỳ.
+ Dựa vào trình độ phát triển của nhóm: có nhóm
phát triển ở trình độ cao và nhóm phát triển ở trình thấp.
Nhóm phát triển ở trình cao: là nhóm có tổ chức chặt
chẽ, trong nhóm các thành viên có sự liên kết với nhau. Ví
dụ: Đơn vị quyết thắng, tập thể sinh viên tiên tiến…
Nhóm phát triển ở trình thấp: là nhóm chưa có tổ
chức chặt chẽ, hợp lý. Ví dụ: Nhóm trẻ em cơ nhỡ, công
ty sắp giải thể, tan rã…
+ Dựa vào nguồn gốc: có nhóm thực và nhóm
quy ước.
Nhóm thực: là nhóm tồn tại thực trong xã hội, các
thành viên có sự tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với nhau. Ví
dụ: lớp học, tổ sản xuất, gia đình…
Nhóm quy ước: là nhóm do sự quy ước của các nhà
nghiên cứu, các thành viên trong nhóm không có sự tiếp
xúc trực tiếp, chỉ có quan hệ gián tiếp do có chung một
dấu hiệu nào đó. Ví dụ: nhóm nhi đồng, tiểu thương, công
nhân, người nghỉ hưu…
+ Dựa vào quy chế xã hội: có nhóm chính thức và
nhóm không chính thức.
Nhóm chính thức: Nhóm được thành lập trên cơ sở
văn bản một cách chính thức, được xã hội thừa nhận như:

44
cơ quan, xí nghiệp, nhà trường, tổ công đoàn, chi đoàn, tổ
trinh sát...
Nhóm không chính thức: Nhóm được thành lập
trên cơ sở quan hệ tâm lý giữa các thành viên: sự thiện
cảm, sự gần gũi, cùng quan điểm, niềm tin, công nhận
uy tín của nhau.
+ Dựa vào vào tính chất, mối liên hệ và số lượng
thành viên: có nhóm lớn, nhóm nhỏ và tập thể.
Nhóm lớn
Nhóm lớn là tập hợp nhiều người liên kết với trong
quá trình hoạt động sống, tạo ra những giá trị, chuẩn mực
và đặc điểm tâm lý chung, có khả năng điều chỉnh, định
hướng tâm lý, hành vi của cá nhân.
Dựa vào đặc điểm chung của thành viên trong nhóm
như: lứa tuổi, giới tính, địa lý, nghề nghiệp, dân tộc,…
Các nhà nghiên cứu quan tâm đến nhóm lớn đã hình
thành, tồn tại tương đối lâu dài và ổn định trong tiến trình
phát triển xã hội lớn như dân tộc, giai cấp. Những đặc
trưng của nhóm này đóng vai trò quan trọng trong trong
việc định hướng, điều chỉnh tâm lý tâm lý cá nhân trong
xã hội. Mặt khác chính nhóm xã hội lớn này là môi trường
hình thành đặc điểm xã hội của tâm lý con người.

45
Nhóm nhỏ
Nhóm nhỏ là tập hợp ít người, liên kết, tác động qua
lại với nhau vì mục đích chung nào đó, theo những cách
thức nhất định và có quan hệ giao tiếp trực tiếp, thường
xuyên với nhau.
Nhóm nhỏ thường có số lượng thành viên ít. Mỗi
thành viên có một vị trí nhất định, hoạt động thống nhất
theo những nhiệm vụ, mục đích nhất định, giữa các thành
viên có sự phân công công việc rõ ràng, kiểm tra chặt chẽ
lẫn nhau. Các thành viên có quan hệ giao tiếp trực tiếp,
thường xuyên; tác động qua lại lẫn nhau thường xuyên.
Thông qua nhóm nhỏ, cá nhân tiếp thu tác động xã
hội để hình thành, phát triển nhân cách; giúp thỏa mãn nhu
cầu vật chất, tinh thần cá nhân; quản lý, kiểm tra, giám sát
cá nhân; tạo áp lực khi cần thiết để cá nhân tuân thủ quy
định nhóm, tâm thế, ám thị của nhóm; nâng đỡ, tạo sự cân
bằng về mặt tâm lý, an ủi, khích lệ cá nhân; nhóm nhỏ
càng hoạt động tích cực, lành mạnh thì hiệu quả hoạt động
của nhóm càng cao; nâng cao uy tín cá nhân trong nhóm
cũng như lãnh đạo nhóm.
Tập thể
Tập thể là một nhóm người liên kết với nhau trong
một tổ chức bền vững ở trình độ cao, có mục tiêu hoạt

46
động chung phù hợp với nhu cầu, lợi ích xã hội, có cơ
quan quản lý riêng và có địa vị pháp lý trong xã hội.
Tập thể là một nhóm chính thức có sự phát triển cao
về cơ cấu tổ chức, thực hiện mục đích chung theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Tập thể có những đặc trưng sau: Tập thể là nhóm
chính thức được xã hội thừa nhận và có tính chất pháp lý.
Tập thể có mục đích hoạt động phù hợp, đáp ứng nhu cầu
và lợi ích xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trình
độ tổ chức của tập thể cao, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các
thành viên chấp hành kỷ luật tập thể một cách tự giác;
giữa các thành viên có tính cố kết cao. Mối quan hệ giữa
các thành viên được chuẩn hóa bằng văn bản pháp lý. Tập
thể là môi trường thuận lợi để hình thành nhân cách. Sự
tồn tại của tập thể phụ thuộc chủ yếu vào sứ mệnh lịch sử
của tập thể đó.
Sự hình thành tập thể thường trải qua bốn giai đoạn:
giai đoạn hòa hợp ban đầu (tổng hợp sơ bộ), giai đoạn
phân hoá, giai đoạn liên kết thật sự (hợp nhất, ổn định) và
giai đoạn phát triển hoàn chỉnh (tự quản).
Giai đoạn 1: Giai đoạn hòa hợp ban đầu (tổng hợp
sơ cấp).
Tập thể được hình thành theo một quyết định (văn
bản pháp quy), các thành viên tập hợp lại với nhau với số

47
lượng nhất định tại không gian, thời gian cụ thể. Tập thể
mới được hình thành, các thành viên mới biết nhau.
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này: Mọi người hiểu
được mục đích họ tập hợp lại với nhau; Mối quan hệ giữa
các thành viên chưa có sự phối hợp đồng bộ, xã giao,
khách sáo, rời rạc...; Trình độ tổ chức của tập thể còn lỏng
lẻo, chưa có kỷ luật, tính tự giác chưa cao; Thái độ của các
thành viên với hoạt động của tập thể còn thụ động chưa
thể hiện tính tích cực (chưa có tiếng nói chung); Mối quan
hệ giữa thành viên và lãnh đạo còn khoảng cách, chưa có
sự cảm thông.
Những vấn đề cần chú ý ở giai đoạn này: Củng cố tổ
chức, bộ máy lãnh đạo, quy chế hoạt động; Làm cho các
thành viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, nhiệm
vụ và quy chế, cách thức, phương pháp thực hiện nhiệm
vụ; Tổ chức các loại hoạt động chung, mở rộng các hình
thức giao tiếp để củng cố quan hệ chính thức và phát triển
quan hệ cá nhân; Phong cách lãnh đạo: sâu sát, trực tiếp
giao việc, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra kết quả và chấn
chỉnh kịp thời. Cho phép sử dụng kiểu mệnh lệnh, kết hợp
kiểu dân chủ.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phân hoá của tập thể.
Nội bộ tập thể có sự phân hoá về cấu trúc: Thành
phần chủ động, tích cực: là những thành viên có ý thức vì

48
tập thể, họ trở thành cốt cán của tập thể; Thành phần thụ
động lành mạnh: họ sẵng sàng làm theo yêu cầu của lãnh
đạo, song họ không có sáng kiến, không có đề xuất gì…;
Thành phần chậm tiến: họ có thái độ thờ ơ dửng dưng, đôi
khi còn tỏ ra chống đối yêu cầu của lãnh đạo; Thành phần
tiêu cực: Họ thường chống đối yêu cầu của lãnh đạo, của
tập thể, ít đóng góp hoạt động của tập thể và không hoàn
thành nhiệm vụ của bản thân.
Đặc trưng của giai đoạn 2: Thành phần tích cực là
lực lượng cốt cán ủng hộ yêu cầu lãnh đạo và đòi hỏi mọi
người thực hiện; Mối quan hệ giữa các thành viên có sự
gắn bó do hiểu nhau hơn. Quan hệ cá nhân có sự chọn lọc;
Các nhóm không chính thức bắt đầu hình thành bên cạnh
nhóm chính thức; Xuất hiện thủ lĩnh và xuất hiện mâu
thuẫn xung đột nhóm; Lãnh đạo và các thành viên có sự
gắn bó.
Những vấn đề cần chú ý ở giai đoạn 2: Củng cố các
tổ chức chính thức, phát huy vai trò của chúng trong lãnh
đạo tập thể; Dựa vào bộ phận tích cực để lãnh đạo tập thể,
có biện pháp giáo dục, hành chánh để chuyển hóa, giáo
dục các bộ phận lừng chừng, tiêu cực; Tranh thủ các thủ
lĩnh tích cực, hạn chế ảnh hưởng của thủ lĩnh tiêu cực, tích
cực phòng ngừa và giải quyết xung đột; Linh hoạt về
phong cách lãnh đạo với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể.

49
Giai đoạn 3: Giai đoạn liên kết thực sự (hợp nhất,
ổn định).
Đây là giai đoạn tổng hợp lần hai, tập thể có sự
thống nhất về mọi phương diện. Giai đoạn này có đặc
trưng: Đa số thành viên đều có thái độ tích cực, quan tâm
đến nhiệm vụ của tập thể, họ tự điều chỉnh bản thân và có
ý thức tạo truyền thống tốt cho tập thể; Mối quan hệ giữa
các thành viên có sựhiểu biết, gắn bó chặt chẽ, quan tâm
giúp đỡ nhau nhiều hơn, chấp nhận nhau, sự cách biệt giữa
các nhóm nhỏ giảm dần; Tập thể có hoạt động nhịp nhàng,
khoảng cách giữa các bộ phận được thu hẹp đến mức thấp
nhất; Thành phần tích cực được nhiều người yêu mến tín
nhiệm; Người lãnh đạo trở thành người đại diện cho
quyền lợi tập thể, trở thành bộ phận gắn bó với tập thể.
Vấn đề cần chú ý ở giai đoạn 3 là tiếp tục hoàn thiện
bộ máy lãnh đạo, phát huy dân chủ trong tập thể. Hoàn
toàn yên tâm khi sử dụng kiểu lãnh đạo dân chủ.
Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển hoàn chỉnh (tự quản).
Tập thể có sự đoàn kết nhất trí cao, các thành viên
trong tập thể có ý thức tự quản, yêu cầu cao đối với nhau,
lợi ích của tập thể và cá nhân thống nhất. Đây là giai đoạn
chín muồi cao độ của tập thể, các thành viên có thái độ
tích cực tối đa đối với hoạt động chung. Giai đoạn này có
đặc trưng: Tập thể có yêu cầu tối đa đối với từng thành

50
viên; thành viên đã có ý thức vì tập thể, xây dựng truyền
thống tập thể; Hoạt động của tập thể được tiến hành thuận
lợi, tập thể tự giác chấp hành, không cần cưỡng chế; Khó
khăn của giai đoạn này đòi hỏi người lãnh đạo ở mức cao
hơn phải có năng lực, có kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến,
sáng tạo chỉ đạo tập thể. Người lãnh đạo do tập thể tín
nhiệm, bầu ra.
Vấn đề cần chú ý ở giai đoạn này là hoàn thiện bộ
máy lãnh đạo và phát huy dân chủ tối đa.
b. Các hiện tượng tâm lý của nhóm xã hội
- Hiện tượng tâm lý chuẩn mực nhóm
Chuẩn mực của nhóm xã hội là hệ thống các quy tắc,
quy chế do thành viên hoặc thủ lĩnh, lãnh đạo nhóm đề ra
nhằm định hướng hành vi, hoạt động, quan hệ giao tiếp
của các thành viên trong nhóm.
Có nhiều cách phân loại chuẩn mực nhóm như chuẩn
mực công khai và chuẩn mực ngầm; chuẩn mực chính
thức và chuẩn mực không chính thức; chuẩn mực pháp lý,
đạo đức và thẩm mỹ; chuẩn mực hợp lý và chuẩn mực bất
hợp lý; chuẩn mực nghiêm ngặt và chuẩn mực lỏng lẻo;
chuẩn mực ổn định và chuẩn mực không ổn định; chuẩn
mực dân chủ và chuẩn mực phi dân chủ.

51
Hiện tượng tâm lý chuẩn mực nhóm là hiện tượng
các thành viên tuân thủ theo hệ thống quy tắc, quy chế của
nhóm xã hội đã đặt ra.
Chuẩn mực nhóm có những đặc điểm sau:
Chuẩn mực nhóm tác động bầu không khí tâm lý và
tính chất mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.
Chuẩn mực nhóm phản ánh bầu không khí tâm lý - xã hội,
tính chất mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, phản
ánh rõ trình độ phát triển của nhóm và của các thành viên.
Chuẩn mực nhóm phản ánh, nâng cao trình độ phát
triển của nhóm và các thành viên. Thực tế, nhóm càng
phát triển cao thì chuẩn mực nhóm càng tiến bộ, khoa học.
Ví dụ, chuẩn mực nhóm cao nhât là hiến pháp, bộ luật,…
trình độ dân trí cao thì hiến pháp, bộ luật xây dựng hoàn
chỉnh, chặt chẽ, khoa học,…
Chuẩn mực nhóm có tính ổn định tương đối, phụ
thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan và khách quan (con
người, tình hình chung của nhóm…). Khi tình hình thay
đổi thì chuẩn mực nhóm cũng thay đổi theo.
Chuẩn mực nhóm có chức năng định hướng, điều
chỉnh hành vi, hoạt động của cá nhân và nhóm; kiểm tra,
giám sát; giáo dục; khuyến khích, động viên, củng cố
niềm tin; cưỡng chế đối với cá nhân;

52
Chuẩn mực nhóm tạo sự thống nhất, điều hòa xung
đột.tránh xung đột, tạo sự nhất trí, đoàn kết nội bộ.
Một số nhà tâm lý học nêu thêm hai chức năng sau:
Chức năng giảm bớt tính hỗn tạp: tạo ra một hệ thống quy
định rõ ràng nhằm củng cố niềm tin, giúp cho các thành
viên làm chủ hành vi và chịu trách nhiệm về hậu quả hành
vi do mình gây ra; Chức năng tránh xung đột: Chuẩn mực
được tạo ra gạt bỏ những bất đồng, tạo sự nhất trí, đoàn
kết trong nội bộ, và làm cơ sở để phòng ngừa giải quyết
các xung đột phát sinh sau này giữa các cá nhân.
- Xung đột tâm lý
Xung đột tâm lý là mâu thuẫn phát triển ở mức độ
cao giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa các bộ phận
trong nhóm, tạo ra sự căng thẳng tâm lý và những xúc cảm
tiêu cực ở các bên xung đột.
Có hai kiểu xung đột tâm lý là xung đột cá nhân và
xung đột giữa các bộ phận trong nhóm.
Những mâu thuẫn trong xung đột tâm lý thường
phát triển ở trình độ cao, nảy sinh do tác động qua lại giữa
các cá nhân với cá nhân, cá nhân với hiện thực khách
quan, giữa các bộ phận trong nhóm; có xu hướng đối lập
đa dạng; dẫn đến xuất hiện trạng thái căng thẳng tâm lý và
các trạng thái xúc cảm tiêu cực.

53
Khả năng xung đột tiềm tàng trong các yếu tố của
hiện thực khách quan khi kết hợp với các yếu tố chủ quan
từ bên trong nhóm đã tạo ra xung đột thật sự. Xung đột
nhóm thường diễn ra các giai đoạn: Nảy sinh xung đột;
Tập hợp lực lượng; Đấu tranh xung đột; Giải quyết xung
đột; Hậu xung đột.
Vai trò của xung đột tâm lý: Xung đột đóng vai trò
nhận thức, kiểm nghiệm thực tế, chỉnh sửa hình ảnh về
tình huống sẵn có của các bên; tạo điều kiện ổn định
nhóm; loại trừ, giải phóng các yếu tố kìm hãm sự phát
triển của nhóm. Tuy nhiên, khi xung đột diễn ra với cường
độ cao, liên tục sẽ dẫn đến nhiều hậu quả trong tâm lý cá
nhân và tâm lý nhóm.
- Hiện tượng tâm lý thủ lĩnh nhóm
Thủ lĩnh là người đứng đầu, có uy tín cao, được các
thành viên trong nhóm suy tôn, có vai trò lãnh đạo nhóm,
điều hòa mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm. Có
hai dạng thủ lĩnh: thủ lĩnh công việc và thủ lĩnh tinh thần.
Hiện tượng tâm lý thủ lĩnh nhóm là hiện tượng
tâm lý nảy sinh trong nhóm xã hội thể hiện sức ảnh
hưởng và uy tín của người thủ lĩnh đối với các thành
viên trong nhóm, khiến họ phục tùng theo yêu cầu của
người thủ lĩnh.

54
Sự phục tùng của các thành viên thể hiện sức ảnh
hưởng của thủ lĩnh nhóm; thái độ, hành vi của các thành
viên chịu sự chi phối của thủ lĩnh nhóm.
Hiện tượng thủ lĩnh nhóm có vai trò định hướng hoạt
động của nhóm; duy trì và củng cố mối quan hệ gắn kết
giữa các thành viên trong nhóm.
- Hiện tượng áp lực nhóm
Áp lực nhóm là hiện tượng cá nhân thay đổi ý kiến,
cách hành xử của mình theo số đông hoặc phục tùng một
quyền lực nào đó trong nhóm
Áp lực nhóm được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau như tính a dua, sự phục tùng...
Biểu hiện rõ nhất của áp lực là tính a dua. Tính a dua
là đặc điểm tâm lý về vị trí của cá nhân với vị trí của
nhóm, cá nhân chấp thuận hay phản đối các chuẩn mực, ý
kiến nhất định của nhóm. Mức độ a dua là mức độ thu
phục của nhóm với cá nhân. Ðối lập với tính a dua là sự tự
lập, độc lập, vững vàng của cá nhân so với áp lực nhóm.
Từ lâu trong Tâm lý học xã hội đã chia ra hai loại a
dua: a dua bên ngoài và a dua bên trong. A dua bên ngoài
là a dua khi cá nhân tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính
hình thức, còn trên thực tế anh ta chống là ý kiến của
nhóm. A dua bên trong là a dua khi cá nhân hoàn toàn bị ý
kiến của đa số thu phục. Loại a dua này là kết quả khắc

55
phục xung đột của cá nhân với nhóm và kết thúc bằng sự
có lợi cho nhóm.
Trong khi nghiên cứu tính a dua, ta còn nhận thấy
một vị trí nữa của cá nhân trong nhóm. Đó là vị trí độc
lập, khi nhóm dùng áp lực của mình tới “cá nhân”, anh
ta hoàn toàn chống lại áp lực đó và giữ vị trí độc lập
của mình.
Áp lực nhóm biểu hiện có sự xung đột giữa ý kiến
của cá nhân và ý kiến của nhóm; khắc phục xung đột này
dẫn đến có lợi cho nhóm.
2.2. Tâm lý đám đông
a. Khái niệm đám đông
- Định nghĩa
Theo “Từ điển Tâm lý học” - bản tiếng Nga - M
1990: “Đám đông là một tập hợp người phi cấu trúc,
không có ý thức về mục đích chung nhưng lại gắn bó với
nhau bởi trạng thái cảm xúc và cùng chung một đối tượng
chú ý.”
Theo “Từ điển Tâm lý học” - Raymond J.Corsini,
(bản tiếng Anh): “Đám đông là sự tụ tập trong thời gian
ngắn của những cá nhân mà tất cả họ tham gia và phản
ứng theo cùng một cách giống nhau đối với một sự vật nào
đó mà có sự thu hút chung đối với họ, về bản chất thì sự

56
phản ứng của họ thường đơn giản nhưng mạnh mẽ và giàu
cảm xúc.”
Có thể khái quát: Đám đông là một tập hợp người
hỗn hợp, phi cấu trúc, có đối tượng chú ý chung, trạng
thái xúc cảm chung và tồn tại trong một khoảng thời gian
nhất định.
- Đặc điểm
+ Sức hấp dẫn của sự kiện và tính hiếu kỳ của con
người là nguyên nhân hình thành đám đông.
Về mặt khách quan, những sự kiện, hiện tượng xảy
ra trong tự nhiên, xã hội. Sự kiện có tính chất mới mẻ, hấp
dẫn, bất ngờ hoặc đụng chạm đến nhu cầu, tâm trạng của
số đông người. Ví dụ: Rùa nổi ở hồ Gươm, Đức mẹ hiện
hình, mưa sao băng…Thông thường những sự kiện về
chính trị (khủng hoảng chính trị, những vụ xì căng đan của
những nhà chính trị cấp cao), kinh tế (khủng hoảng kinh
tế, tài chính), xã hội (căng thẳng những vấn đề xã hội như
thất nghiệp hàng loạt) là những nguyên nhân khách quan
cơ bản tạo nên những đám đông.
Về mặt chủ quan, do cảm xúc bị kích động, do tính
tò mò, hiếu kỳ, ham hiểu biết của con người. Hoặc do
nhận thức, nhu cầu, hứng thú, tâm trạng bị kích động…
Việc hình thành đám đông thường là sự kết hợp của
những nguyên nhân khách quan và chủ quan

57
+ Đám đông thường được hình thành một cách ngẫu
nhiên, tự phát.
Đám đông xuất hiện tự nhiên, tự phát do nhiều
nguyên nhân từ sự vật, hiện tượng và tâm lý hiếu kỳ, tò
mò của con người. Đối tượng chú ý chung của đám đông
là sự kiện khiến cho các thành viên tham gia đám đông
chú ý.
+ Đám đông có tính phi cấu trúc. Đám đông không
có tính tổ chức: giữa các thành viên không có liên hệ
chặt chẽ, không phân công trách nhiệm và không có
người cầm đầu
+ Sự liên kết giữa các cá nhân trong đám đông chỉ
mang tính tạm thời. Các thành viên tham gia không có sự
thống nhất về mục đích. Trạng thái xúc cảm chung của
đám đông có được do tác động của sự kiện vào tâm lý của
số đông người
+ Đám đông có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến đời sống xã hội.
Tuỳ theo tính chất của sự kiện mà cảm xúc có tính
tích cực hay tiêu cực có thể là vui mừng, phấn khởi, sợ
hãi, tức giận, phấn khích, cuồng nhiệt, căm thù… Và
những xúc cảm, hành vi của đám đông sẽ có ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu đến đời sống xã hội nói chung.

58
- Sự hình thành đám đông
Quá trình hình thành đám đông trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Đám đông bắt đầu hình thành. Giai
đoạn này có sự kiện, hiện tượng xảy ra, thu hút sự chú ý
với số đông người. Trong đó, sự kiện khách quan mang
tính mới lạ, bất ngờ; liên quan đến nhu cầu, lợi ích, tâm
trạng của nhiều người; lôi cuốn sự chú ý và kích thích
hứng thú của họ, dẫn đến có sự tập trung của nhiều người
quanh sự kiện. Mỗi cá nhân càng bị cuốn hút vào sự kiện
và tính chất kích thích của nó thì cá nhân càng có xu
hướng đánh mất một phần sự kiểm soát thường ngày của
mình và tuân theo đối tượng gây kích thích.
Giai đoạn 2: Đám đông phát triển. Đám đông có sự
chuyển động, số lượng người có thể tăng hoặc giảm. Sự
chen lấn, hưng phấn của các thành viên tham gia đám
đông làm cho đám đông gia tăng về số lượng, chuyển
động một cách hỗn độn, không có trật tự. Giai đoạn này
xuất hiện tâm lý của đám đông: nhận thức, xúc cảm và
hành động chung.
Giai đoạn 3: Đám đông tan rã khi đối tượng chú ý
chung không còn nữa, hoặc khi nhu cầu của các thành
viên tham gia đám đông được thỏa mãn thì đám đông tự
động tan rã.

59
- Phân loại
Có nhiều cách phân loại đám đông, phổ biến nhất là
cách phân chia đám đông thành bốn loại:
Đám đông ngẫu nhiên là đám đông tụ tập lại với
mong muốn nhận được thông tin về các sự kiện, các hiện
tượng mà họ tình cờ là những người chứng kiến.
Đám đông hội tụ là một nhóm người mà hành vi của
họ được sắp xếp theo các chuẩn mực được chấp nhận
trong tình huống đã cho, nhưng vượt ra khỏi khuôn khổ
của hành vi bình thường.
Đám đông biểu cảm là một tập hợp người có cùng
những xúc cảm và nguyện vọng tập trung lại để bộc lộ rõ
trạng thái tình cảm của họ đối với tổ chức có liên quan và
với xã hội.
Đám đông hành động là một tập hợp người tiếp xúc,
thực hiện hành động đối với một khách thể nhất định
nhằm đạt mục đích chung nào đó.
b. Đặc điểm tâm lý đám đông
- Đặc điểm nhận thức
+ Nhận thức của các cá nhân trong đám đông có sự
tương đồng và mang tính cảm tính.
Nhận thức của đám đông thường mang tính cảm
tính, chủ yếu nhận thức dấu hiệu bên ngoài của sự kiện.

60
Tập hợp người càng lớn thì khả năng phân tích, quyết định
vấn đề càng khó chính xác.
+ Nhận thức của đám đông được hình thành do cơ
chế ám thị. Nhận thức của đám đông thường ngộ nhận dễ
tin, dễ bị ám thị, không phân tích, đánh giá sự kiện một
cách khách quan.
+ Nhận thức của đám đông chi phối xúc cảm và hành
vi của đám đông.
- Đặc điểm xúc cảm
+ Xúc cảm của đám đông có cường độ mạnh, lan
truyền nhanh. Xúc cảm của đám đông thường được biểu
hiện ở các dạng sợ hãi, phẫn nộ, hân hoan…
+ Xúc cảm của đám đông được hình thành do cơ chế
lây lan. Theo qui luật lây lan của xúc cảm tình cảm, thì xúc
cảm tính cảm lan nhanh từ người này sang người khác,
mang tính chất “bùng nổ”. Sự kiện xảy ra phù hợp hay đối
lập với nhu cầu cùng tâm trạng sẵn có của người tham gia,
sẽ tạo nên sự căng thẳng trong đám đông. Đám đông thường
không che dấu cảm xúc và xuất hiện xúc cảm chung.
+ Xúc cảm của đám đông chi phối mạnh mẽ nhận
thức và hành vi của đám đông. Chính sự mù quáng trong
nhận thức và xúc cảm bị kích thích quá độ sẽ là động lực
thúc đẩy đám đông có những hành động quá khích. VD:
xô xát, ẩu đã lẫn nhau,…

61
- Đặc điểm hành vi
+ Hành vi của đám đông mang tính bột phát,
manh động.
Hành vi của đám đông tỏ ra thiếu cân nhắc, gần
như không xem xét tác hại, hậu quả. Hành vi theo cảm
xúc, mang tính bột phát, manh động, thiếu sự điều
khiển của ý chí.
+ Hành vi của đám đông được hình thành do cơ chế
bắt chước. Thành viên tham gia đám đông có xu hướng
bắt chước (a dua) một cách mù quáng.
+ Hành vi của đám đông có tính kích thích lẫn nhau
và tạo nên sức mạnh cộng hưởng của đám đông. Giữa
người này với người kia có sự tương tác trong hành vi và
có sự kích thích hành vi của nhau.
c. Đám đông gây rối an ninh, trật tự
- Khái niệm đám đông gây rối an ninh, trật tự
Thực tế, bất kỳ đám đông nào cũng chứa đựng nguy
cơ phát triển thành đám đông gây rối an ninh trật tự. Do
vậy, nghiên cứu đám đông nói chung, đám đông gây rối
an ninh trật tự nói riêng có ý nghĩa cần thiết đối với công
tác an ninh.
Định nghĩa
Đám đông gây rối an ninh, trật tự là đám đông hành
động có hành vi làm rối loạn hoạt động bình thường của

62
xã hội, tạo điều kiện gia tăng các hành vi vi phạm pháp
luật, trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa đến an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội.
Đặc điểm
Ngoài những đặc điểm của đám đông, đám đông gây
rối an ninh, trật tự còn có những đặc trưng sau:
Đám đông gây rối an ninh trật tự có nguồn gốc sâu
xa từ những mâu thuẫn khác nhau. Đám đông gây rối an
ninh trật tự thường bắt nguồn từ mâu thuẫn về lợi ích,
quyền lợi, mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc… Đám đông gây
rối tại các “điểm nóng” được hình thành trên sự liên kết về
lợi ích.
Đám đông gây rối an ninh trật tự có sự liên kết giữa
các cá nhân về mục đích. Đám đông thông thường gần
như không có sự liên kết giữa các thành viên. Nhưng ở
đám đông gây rối an ninh trật tự là việc lợi dụng đám
đông. Đám đông gây rối an ninh trật tự được hình thành
có mục đích từ trước, có sự tính toán hành động để thực
hiện mục đích chung đó.
Đám đông gây rối an ninh trật tự có sự tổ chức tương
đối chặt chẽ. Đám đông thông thường phi cấu trúc. Tuy
nhiên đám đông gây rối an ninh trật tự có sự phân công hành
động đối với từng thành phần: chủ mưu, cầm đầu, cốt cán,
quá khích và chúng có mối liên hệ, phối hợp cùng nhau.

63
- Đặc điểm tâm lý đám đông gây rối an ninh,
trật tự
Ngoài những đặc điểm tâm lý của đám đông, đám
đông gây rối an ninh, trật tự có những đặc điểm tâm lý sau:
+ Đặc điểm nhận thức đám đông gây rối an ninh,
trật tự
Nhận thức của đám đông gây rối an ninh, trật tự có
sự tương đồng và mang tính cảm tính theo luận điệu kích
động, tuyên truyền của các đối tượng cầm đầu, cốt cán.
Đám đông có sự suy giảm khả năng phân tích đánh giá sự
kiện một cách khách quan; Trong đám đông gây rối, cá
nhân thường không thường nhận thức đầy đủ về mục đích
của đám đông mà mình tham gia;
Nhận thức của đám đông gây rối an ninh, trật tự
được hình thành do cơ chế ám thị một cách chủ đích. Cá
nhân dễ bị ám thị, dễ tin vào những nguồn tin phát ra từ
những đối tượng cầm đầu, quá khích.
Nhận thức của đám đông gây rối an ninh, trật tự chi
phối đến xúc cảm và hành vi, là cơ sở hình thành cảm xúc
tiêu cực và hành vi quá khích của đám đông.
+ Đặc điểm xúc cảm đám đông gây rối an ninh, trật tự
Xúc cảm của đám đông gây rối an ninh, trật tự chủ
yếu là những xúc cảm tiêu cực, có cường độ mạnh, lan
truyền nhanh, mang tính bùng nổ.

64
Xúc cảm của đám đông gây rối an ninh, trật tự được
hình thành cơ bản do cơ chế lây lan và sự kích động của
các đối tượng quá khích.
Xúc cảm của đám đông gây rối an ninh, trật tự chi
phối mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi quá khích của
đám đông.
+ Đặc điểm hành vi đám đông gây rối an ninh, trật tự
Hành vi của đám đông gây rối gây rối an ninh, trật tự
mang tính bột phát, manh động, quá khích. Đa số các
thành viên không nắm rõ mục đích cần đạt đến cái gì. Họ
thiếu sự cân nhắc, lựa chọn, tính toán hành vi chủ yếu do
xúc cảm chi phối, do sự kích động.
Con người trong đám đông hành động có khả năng
thực hiện những hành vi bạo lực có tính tàn bạo, phá
hoại,… những hành vi này trong điều kiện bình thường
không thể làm được.
Hành vi của đám đông gây rối gây rối an ninh, trật tự
được hình thành theo cơ chế bắt chước, đặc biệt là bắt
chước hành vi của đối tượng quá khích. Do sự bắt chước
mà trong đám đông gây rối thường tồn tại nhiều loại hành
vi khác nhau, nhiều người cùng thực hiện một hành vi nào
đó và tạo nên sự không biết sợ của đám đông.
Hành vi của đám đông gây rối gây rối an ninh, trật tự
theo xu hướng chuyển thành hành động có chủ đích. Hành

65
vi của đám đông gây rối an ninh trật tự để lại hậu quả
nghiêm trọng về an ninh trật tự. (Gây tư tưởng hoang
mang trong quần chúng; làm giảm niềm tin hoặc mất niềm
tin của một bộ phận quần chúng đối với Đảng và Nhà
nước,…);
Hành động của đám đông gây rối an ninh trật tự có
tính chất vi phạm pháp luật đông người. (Thực tế ở Việt
Nam gần đây đám đông gây rối ANTT đã gây mất ổn định
về trật tự xã hội, gây rối trật tự công cộng, gây mất ổn định
khối đoàn kết toàn dân, gây nên sự xáo trộn trong đời sống
thường ngày của một bộ phận quần chúng nhân dân, phá
hoại truyền thống tình làng nghĩa xóm, truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc, gây sự thách thức đối với chính
quyền, coi thường pháp luật của một số đối tượng, gây thiệt
hại về kinh tế cho Nhà nước, tập thể và công dân).
- Phương hướng giải quyết đám đông gây rối an
ninh trật tự
* Một số yêu cầu chung
- Khi xảy ra sự kiện hình thành đám đông cần chú ý
tác động giải tán đám đông càng sớm càng tốt, đặc biệt
những đám đông có tính chất gây rối an ninh trật tự.
- Cần có cách giải quyết tế nhị khi đám đông ở trạng
thái kích động mạnh (hoảng loạn, phẫn nộ…).

66
- Chú ý hạn chế tối đa kích thích gây nên cảm xúc
tiêu cực của đám đông.
- Cần chú ý nắm được đặc trưng của những loại đám
đông đặc thù: người dân tộc thiểu số, màu sắc tôn giáo,
thanh thiếu niên…
- Sử dụng biện pháp hành chính kết hợp tác động
tâm lý để giải tán đám đông.
* Những khía cạnh tâm lý cần chú ý trong giải quyết
đám đông Chú ý ây rối an ninh trật tự
- Tác động đến nhận thức của đám đông gây rối an
ninh, trật tự.
+ Cần làm cho đám đông nhận thức đúng đắn về bản
chất sự kiện.
+ Đối tượng: tác động số đông quần chúng tham gia.
+ Phương thức tác động: cá biệt và tập trung.
- Tác động đến xúc cảm của đám đông gây rối an
ninh, trật tự.
+ Xoa dịu xúc cảm tiêu cực của đám đông.
+ Tổ chức bao vây, cô lập và vô hiệu hóa các đối
tượng quá khích.
+ Phương thức tác động theo hình thức thuyết phục,
thỏa hiệp, sử dụng chiến thuật chia cắt đám đông và cách
ly đối tượng quá khích.

67
- Ngăn chặn, tác động đến hành vi của đám đông gây
rối an ninh, trật tự.
+ Ngăn chặn hành vi bột phát, manh động, quá
khích; vô hiệu hóa hoạt động kích động của các đối tượng
cầm đầu, đối tượng cốt cán.
+ Tập trung vào các đối tượng cầm đầu; cốt cán, đắc
lực và quá khích.
+ Phương thức tác động cơ bản vẫn là thuyết phục,
thỏa hiệp, vô hiệu hóa.

68
BÀI 3
HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI PHỔ BIẾN
3.1 Dư luận xã hội và tin đồn
a. Dư luận xã hội
- Định nghĩa
Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của trong
nhóm xã hội về một vấn đề nào đó có liên quan đến hoạt
động và lợi ích của nhóm xã hội đó.
- Đặc điểm
Dư luận xã hội được hình thành qua sự trao đổi,
tranh luận giữa các cá nhân, từ đó đi đến đánh giá chung
về sự kiện. Dư luận xã hội là ý kiến chung của nhiều
người về sự kiện xảy ra trong xã hội.
Nội dung phản ánh của dư luận xã hội là phán xét,
đánh giá về sự vật, hiện tượng. Phán xét của dư luận xã
hội là phán xét đánh giá, biểu hiện ở thái độ đồng tình hay
không đồng tình, ủng hộ hay không ủng hộ của người dân
đối với một vấn đề nào đó.
Dư luận xã hội được lan truyền thông qua con
đường chính thức và không chính thức. Dư luận chính
thức được hình thành và biểu lộ công khai bằng con
đường chính thức - điểu khiển hành vi xã hội (hành vi theo
số đông) của các thành viên cộng đồng. Dư luận không
chính thức được hình thành và biểu lộ tự phát do sự trao

69
đổi không chính thức giữa các cá nhân, điều chỉnh mạnh
mẽ hành vi cá nhân.
Dư luận chính thức thường được điều khiển, điều
chỉnh bởi những người đứng đầu hoặc theo yêu cầu, định
hướng của hệ thống tổ chức, do đó có ảnh hưởng mạnh mẽ
hành vi của cá nhân. Dư luận không chính thức do không
có sự định hướng điều chỉnh nên dễ sai, nhưng là tiếng nói
chân thực, điều chỉnh cá nhân một cách tự nguyện, phản
ánh đúng nhận thức, thái độ của quần chúng đối với sự
kiện, biến cố. Khi có sự kiện hay biến cố nào đó xảy ra,
trong nhóm thường có cả hai loại dư luận. Nếu hai loại dư
luận thống nhất với nhau thì đó là điều tốt, nó phản ánh
tính dân chủ, tính thống nhất đoàn kết cả theo chiều ngang
và chiều dọc trong quan hệ giữa các thành viên nhóm.
Ngược lại, nếu hai loại dư luận trái ngược nhau thì đó là
dấu hiệu không tốt. Người lãnh đạo cần đặc biệt chú ý tới
dư luận không chính thức.
Dư luận xã hội có sự thống nhất của cả ba yếu tố:
nhận thức, tình cảm và ý chí của các thành viên trong
nhóm xã hội.
Dư luận xã hội mang tính chỉnh thể chứ không phải
là tổng cộng ý kiến của từng cá nhân trong cộng đồng. Dư
luận xã hội không bao giờ chỉ là lời nói suông mà nó luôn
gắn với hành động xã hội của chính nhóm xã hội ấy. Dư

70
luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã
hội. Sức mạnh và áp lực của dư luận xã hội là một thực tế
không thể phủ nhận được.
Dư luận xã hội không đồng nhất với tri thức và lẽ
phải. Để tạo ra tri thức phải trải qua các qui trình, thao tác,
các quy tắc nghiêm ngặt, phải có sự kiểm chứng, kiểm
nghiệm giả thuyết. Dư luận xã hội không theo qui trình
này, nó phụ thuộc nhiều vào các nhân tố chủ quan, nhất là
lợi ích của cộng đồng. Dư luận xã hội là sự thống nhất của
cả ba yếu tố: nhận thức, tình cảm và ý chí của các thành
viên trong nhóm xã hội.
- Giai đoạn hình thành dư luận xã hội
Dư luận hình thành gồm có ba giai đoạn: Tiếp nhận;
trao đổi, bàn bạc; thống nhất và hình thành dư luận chung.
Dư luận xã hội được hình thành theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1, các cá nhân chứng kiến, tiếp nhận thông tin
về sự kiện. Giai đoạn 2, các quan điểm riêng của cá nhân
về sự kiện xảy ra được đem ra ra trao đổi, bàn bạc. Giai
đoạn 3, những ý kiến khác nhau sau khi được "cọ xát" sẽ
thống nhất lại và hình thành dư luận chung.
- Chức năng dư luận xã hội
Dư luận xã hội có các chức năng: Định hướng; diiefu
khiển, điều chỉnh; kiểm duyệt, giám sát hành vi và các
quan hệ xã hội của cá nhân.

71
Dư luận xã hội định hướng cho hành vi và sự lựa
chọn mục đích hành động của các cá nhân trong nhóm. Do
tác động của áp lực nhóm, các cá nhân thường định hướng
hành vi và lựa chọn, xây dựng mục đích hoạt động theo
những vấn đề, những tiêu chí mà dư luận ủng hộ, tránh xa
những gì mà dư luận lên án.
Dư luận xã hội điều chỉnh hành vi của cá nhân. Khi
tham gia vào nhóm, hành vi của cá nhân chịu sự điều
chỉnh của dư luận. Vì dư luận thường bảo vệ lợi ích của
cộng đồng trong đó có cá nhân. Trường hợp cá nhân có
thái độ khác với đa số thì vì lợi ích cá nhân và vì cơ chế
lây lan, phần lớn hành vi của cá nhân vẫn theo sự định
hướng của dư luận chứ không theo ý riêng của mình. Dư
luận lành mạnh, đúng đắn có tác dụng điều chỉnh, uốn nắn
hành vi, thái độ lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, dư luận
thiếu khách quan, thiếu đúng đắn sẽ kìm hãm sự nhiệt
tình, sự sáng tạo của cá nhân, thậm chí thúc đẩy cá nhân
hình thành thái độ và thực hiện những hành vi tiêu cực.
Dư luận xã hội kiểm duyệt, giám sát hành vi - quan
hệ của các thành viên bằng cách phê phán và ủng hộ, bảo
vệ những biểu hiện, hành vi của các thành viên trong
nhóm. Nó có tác dụng ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc
so với cái chung được mọi người công nhận. Vì vậy, xã

72
hội rất cần tới dư luận. Xã hội càng tiến bộ thì sức mạnh
và ý nghĩa của dư luận xã hội càng tăng lên.
Ngoài ra, dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển tâm lý - ý thức và nhân
cách của cá nhân, là một phương tiện rất quan trọng của
người lãnh đạo để điều hành hoạt động của nhóm và giáo
dục các thành viên, vì vậy cần xây dựng những dư luận xã
hội tích cực.
b. Tin đồn
- Định nghĩa
Tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh sự
khẳng định chung của nhiều người về một sự vật, hiện
tượng nào đó mà thiếu dữ kiện kiểm chứng.
- Đặc điểm
Tin đồn được hình thành qua quá trình thông tin được
lan truyền từ người này sang người khác theo cơ chế tiếp
nhận, xử lý và phát tán. Thông tin của tin đồn diễn ra theo
ba quy luật: Quy luật về sự rút bớt các chi tiết; quy luật về
sự nhấn mạnh, cường điệu hoá; quy luật đồng hoá hay quy
luật tổ chức lại thông tin theo một động cơ trung tâm.
Nội dung phản ánh của tin đồn là phản ánh sự khẳng
định về sự vật, hiện tượng mà không có căn cứ. Tin đồn
thường xuất phát từ những thông tin không chính thức. Có
thể là thông tin do tưởng tượng. Có tính thời sự, “nóng

73
hổi”, dễ kích thích óc tò mò, tính hiếu kỳ của người nghe.
Tin đồn thường chứa đựng một phần hoặc hoàn toàn sai sự
thật, có trường hợp méo mó, biến dạng sự thật.
Tin đồn được lan truyền qua hình thức không chính
thức, qua trao đổi cá nhân, rỉ tai, truyền miệng...
Tin đồn được lan truyền và luôn được chế biến ngày
càng xa “tin gốc”. Tin đồn được hình thành chủ yếu do
nguyên nhân thiếu thông tin, thông tin bị bưng bít, do tâm
lý muốn khẳng định mình, tính chất sự kiện, tâm trạng,
trình độ, niềm tin của cá nhân...
Tin đồn thường xuất phát từ những thông tin không
chính thức có tính thời sự, kích thích tính hiếu kỳ của
người nghe.
- Một số lưu ý đối với tin đồn
Để tránh những tin đồn không tốt, gây hại cho xã
hội, chúng ta cần tránh sự thiếu sót trong việc truyền tin
và không đưa tin mập mờ gây thắc mắc, tò mò cho người
nhận tin. Cần phát huy vai trò của các phương tiện thông
tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin cho nhân dân
và cải chính tin đồn. Ngoài các biện pháp nghiệp vụ, các
lực lượng công an phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng và
vận động quần chúng cùng tham gia trong việc dập tắt các
tin đồn thất thiết. Cụ thể:

74
+ Thường xuyên cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp
thời, chính xác, có thể định hướng trong thông tin.
+ Khi có dấu hiệu xuất hiện tin đồn cần nhanh chóng
tìm ra nguyên nhân, nguồn phát tin, người đưa tin ban đầu
để ngăn chặn không cho nó lan truyền trong xã hội;
+ Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên để hướng dẫn
dư luận xã hội tích cực, ngăn ngừa tin đồn tiêu cực và sử
dụng tin đồn một cách có hiệu quả.
3.2. Bầu không khí tâm lý
a. Định nghĩa
Bầu không khí tâm lý là một hiện tượng tâm lý xã hội
bao gồm tổ hợp hệ thống các trạng thái tâm lý, trong đó
tâm trạng (trạng thái cảm xúc) ưu thế giữ vai trò chủ đạo,
phản ánh tính chất các mối quan hệ và mức độ hòa hợp
giữa các thành viên trong nhóm.
b. Đặc điểm
Bầu không khí tâm lý là hệ thống các trạng thái
tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho một cộng đồng
xã hội nào đó. Bầu không khí tâm lý có thể được xem là
chất "xúc tác" cho quá trình lao động, nó không chỉ ảnh
hưởng đến người lao động mà gián tiếp có ảnh hưởng
đến tập thể lao động, nhất là lĩnh vực đòi hỏi tính sáng
tạo và nghệ thuật.

75
Bầu không khí tâm lý là kết quả phản ánh những
điều kiện tâm lý, quản lý tổ chức và cơ sở vật chất trong
hoạt động cùng nhau, trong thái độ của con người đối với
nhau, được hình thành từ các mối quan hệ giữa các cá
nhân trong nhóm.
Trong hệ thống các trạng thái tâm lý hợp thành bầu
không khí tâm lý, biểu hiện rõ nét là trạng thái cảm xúc ưu
thế giữ vai trò chủ đạo, chi phối các yếu tố khác. Tuy
nhiên, bầu không khí tâm lý không đơn thuần là tổng thể
tâm trạng của các cá nhân thành viên. Một mặt, bầu không
khí tâm lý được biểu hiện ở thái độ của mọi người đối với
công việc chung, với các thành viên khác và những người
lãnh đạo. Mặt khác, nó còn được thể hiện ở sự thoả mãn
với kết quả công việc do mỗi người trong nhóm đảm nhận.
Bầu không khí tâm lý có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự tồn tại, hoạt động và phát triển của nhóm cũng
như với mỗi thành viên của nhóm. Với vai trò làm nền cho
các mối quan hệ trong nhóm và các hoạt động diễn ra, nếu
bầu không khí tích cực sẽ giúp cho các cá nhân phát huy
được tính năng động, sáng tạo, sự nhiệt tình của mình và
sẽ giúp cho nhóm có được sức mạnh tổng hợp, hoạt động
hiệu quả. Ngược lại, bầu không khí tâm lý thiếu tích cực
sẽ kìm hãm tính tích cực của các thành viên, quan hệ trong
nhóm căng thẳng, thiếu liên kết chặt chẽ, không tạo ra

76
được sức mạnh tổng hợp, hoạt động không hiệu quả. Bầu
không khí tâm lý thiếu tích cực còn trực tiếp ảnh hưởng
xấu tới những mối quan hệ của nhóm với xung quanh, tới
sức khoẻ của các thành viên trong nhóm.
Bầu không khí tâm lý của một nhóm được tạo nên từ
nhiều yếu tố: tính chất hấp dẫn của công việc, mức độ
căng thẳng của cường độ lao động, điều kiện làm việc
(không gian, phương tiện, chế độ bảo hiểm, bồi dưỡng),
cơ cấu thành phần, ảnh hưởng của những vấn đề xã hội,
tác động của người lãnh đạo. Cần phải có ý thức điều
chỉnh bầu không khí tâm lý để tạo ra môi trường lao động
tích cực, tao điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tập thể
và sự phát triển của các thành viên.
3.3 Tâm trạng xã hội
a. Định nghĩa
Tâm trạng xã hội là trạng thái cảm xúc chiếm ưu thế
chung của nhóm xã hội, làm nền cho mọi hoạt động và các
quan hệ trong nhóm, phản ánh điều kiện sống và hoạt
động của nhóm đó.
b. Đặc điểm
- Tâm trạng xã hội được tạo ra do mối quan hệ giữa
các thành viên, sự thống nhất giữa các thành viên về mục
đích hoạt động, về quyền lợi.

77
Tâm trạng là sự phản ánh điều kiện sống và hoạt
động của cộng đồng khó khăn hay thuận lợi, tổ chức của
cộng đồng bền chặt hay lỏng lẻo, quan hệ bên trong giữa
các thành viên gắn bó hay rời rạc và có xu hướng lan tỏa
rất mạnh, ảnh hưởng trong cộng đồng và có thể ảnh
hưởng đến xung quanh.
- Những yếu tố bên ngoài tác động gián tiếp đến sự
hình thành tâm trạng xã hội thông qua yếu tố bên trong.
Tác động của người đứng đầu, người lãnh đạo nhóm
có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của nhóm. Nếu người
lãnh đạo đảm bảo được sự công bằng, biết quan tâm đến
tất cả mọi thành viên một cách hợp lý, biết tổ chức hoạt
động mà không cần ép buộc, biết khen chê đúng lúc và
đúng mức thì sẽ tạo ra được trong nhóm những tâm trạng
tích cực. Ngược lại nếu thiếu sự công bằng, hoặc người
lãnh đạo quan liêu, thô lỗ, tiền hậu bất nhất thì sẽ tạo ra
trong nhóm tâm trạng tiêu cực (bực bội, ấm ức, lo lắng sợ
hãi, căng thẳng quá mức).
- Tâm trạng bao trùm, chi phối mọi hoạt động, mối
quan hệ trong nhóm xã hội.
Tâm trạng bao trùm, chi phối mọi hoạt động, những
tâm trạng tích cực giúp cho cộng đồng phát huy được sức
mạnh tổng hợp, xây dựng và hoàn thiện các mối quan hệ
bên trong giúp cộng đồng hoạt động và phát triển thuận lợi.

78
- Tâm trạng xã hội được hình thành thông qua cơ chế
lây lan. Dựa vào tính chất của tâm trạng có thể chia: tâm
trạng tích cực và tâm trạng tiêu cực.
Những tâm trạng tiêu cực gây ra bầu không khí tâm lý
tiêu cực, làm giảm sự nhiệt tình, tính tích cực và cả khả
năng trí tuệ của các cá nhân, gây bất lợi cho sự đoàn kết
gắn bó giữa các thành viên, giảm sức mạnh của cộng đồng.
Tâm trạng tích cực (lạc quan, yêu đời) và tâm trạng
tiêu cực (bi quan, chán nản, đau khổ, buồn bã).
3.4. Nhu cầu xã hội
a. Định nghĩa
Nhu cầu xã hội là nhu cầu của nhóm xã hội, biểu
hiện ra ở các cá nhân đã có sự đồng nhất với nhóm, đó là
trạng thái đòi hỏi của nhóm về các điều kiện để tồn tại,
hoạt động và phát triển.
b. Đặc điểm, chức năng, phân loại
Nhu cầu xã hội có các đặc điểm sau:
Chủ thể của nhu cầu xã hội là nhóm. Nhu cầu xã hội
chỉ hình thành khi hình thành các nhóm xã hội; Nhu cầu
xã hội không phải tổng số nhu cầu của các thành viên của
nhóm. Mặc dù nhu cầu đó biểu hiện ở các thành viên,
nhưng ngoài nhu cầu xã hội, các cá nhân thành viên của
nhóm còn những nhu cầu cá nhân khác; Không phải tất cả
các thành viên của nhóm đều có nhu cầu xã hội. Ở những

79
thành viên không có sự đồng nhất với nhóm thì không có
nhu cầu chung của nhóm; Nhu cầu xã hội không đồng
nhất với nhu cầu cá nhân, nhu cầu của nhóm không có nhu
cầu sinh vật.
Nhu cầu xã hội có chức năng: Chức năng định
hướng, điều chỉnh, điều khiển. Nhu cầu xã hội cũng đóng
vai trò là động lực thúc đẩy hoạt động của nhóm, định
hướng cho việc lựa chọn các mục tiêu hoạt động, huy
động nỗ lực của các thành viên và điều chỉnh hoạt động
của nhóm theo những mục tiêu thoả mãn nhu cầu; Chức
năng kết nối: nhu cầu xã hội còn có chức năng kết nối các
thành viên của nhóm với nhau, góp phần tạo nên và xác
định tính chất mối liên kết bên trong của cộng đồng ấy.
Nhu cầu của cộng đồng cũng có nhiều loại, nhiều thứ
bậc. Những tiêu chí khác nhau có thể phân chia làm nhiều
loại nhu cầu khác nhau: nhu cầu vật chất - nhu cầu tinh
thần; nhu cầu lao động - nhu cầu hưởng thụ; các nhu cầu
cụ thể…, nhưng với mục đích phát huy tính tích cực và
hạn chế sự chi phối tiêu cực của nhu cầu xã hội, cần quan
tâm đến cách phân loại nhu cầu thực và nhu cầu ảo.
Nhu cầu thực là nhu cầu về những điều kiện để đảm
bảo và nâng cao cuộc sống, hoạt động và phát triển của
nhóm như: nhu cầu về không gian, phương tiện làm việc,
học tập, giao lưu, sinh hoạt văn hoá, thể thao, tổ chức lao

80
động khoa học… Đó là những nhu cầu có ý nghĩa thúc
đẩy cả nhóm và các thành viên của nhóm nỗ lực phát huy
khả năng, tính năng động sáng tạo, tích cực, đem lại lợi
ích chung cho nhóm và xã hội.
Nhu cầu ảo là nhu cầu về những điều kiện, yếu tố…
không thực sự cần thiết cho sự tồn tại, hoạt động và phát
triển của nhóm, không đem lại lợi ích cho xã hội (có thể
đem lại lợi ích cho một vài cá nhân nào đó) như: được
tặng thưởng, được đánh giá cao (vượt quá mức thực tế);
có cơ sở vật chất quá mức cần thiết; hoạt động ở trình độ
cao mà thực tế trình độ của nhóm chưa thể đạt tới…thậm
chí là nhu cầu không có trên thực tế. Những nhu cầu này
thường thúc đẩy bộ phận đứng đầu nhóm cưỡng bức các
thành viên hoạt động tích cực nhằm tới những mục đích
không rõ ràng, có những hành vi không tích cực (mua
danh, hối lộ, lừa dối, cản trở lẫn nhau)… Nhu cầu ảo là
loại nhu cầu có tác động tiêu cực, làm cho bầu không khí
tâm lý căng thẳng, gây mất đoàn kết trong nhóm, dẫn tới
sự phân rã nhóm. Cần phân biệt rõ nhu cầu ảo với nhu cầu
sáng tạo. Nhu cầu sáng tạo là nhu cầu muốn thực hiện
những hành vi, đạt tới những kết quả cao không theo
khuôn mẫu trên cơ sở khoa học. Nhu cầu ảo là sự ảo
tưởng, nhận thức và mong muốn không đúng đắn, thiếu
thực tế của một số người trong nhóm.

81
3.5. Thái độ xã hội
a. Định nghĩa
Thái độ xã hội là thái độ chung của các cá nhân
trong xã hội đối với những đối tượng hay nhóm đối tượng
có liên quan, được hình thành và biểu hiện trong sự chi
phối của các yếu tố xã hội.
b. Đặc điểm
Về bản chất có thể nói thái độ là trạng thái tâm lý
biểu hiện mức độ và tính chất mối quan hệ của chủ thể với
đối tượng thông qua mối quan hệ với nhu cầu, hứng thú,
lý tưởng. Chủ thể chỉ có thái độ với những đối tượng có
quan hệ liên quan đến nhu cầu, hứng thú, lý tưởng.
Như vậy, “thái độ xã hội” được hiểu chính là thái độ
của cá nhân đối với những đối tượng hay nhóm đối tượng
có liên quan, được hình thành và biểu hiện trong sự chi
phối của các yếu tố xã hội.
Con người luôn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội
cụ thể, đòi hỏi có sự điều chỉnh phù hợp để tồn tại và phát
triển. Thái độ xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc thực hiện vai trò định hướng, điều chỉnh hành vi của
chủ thể. Đồng thời, với tư cách là nền tảng cho nhận thức,
thái độ cũng ảnh hưởng lớn tới nhận thức cả về chiều
hướng và mức độ.

82
Thái độ là sản phẩm tổng hợp của nhận thức, cảm
xúc đối với đối tượng, khách thể. Trên cơ sở của thái độ
(quan tâm hay không quan tâm? mức độ nhiều hay ít? tích
cực, hay tiêu cực?...) mà chủ thể xác định được phương
hướng hành vi và mức độ ý chí để thực hiện hành động
phản ứng tương ứng đáp lại đối tượng, khách thể.
Thái độ vừa giúp cho chủ thể xác định phương
hướng hành động rõ ràng, trên cơ sở đó giúp huy động nỗ
lực tâm lý một cách phù hợp đảm bảo hiệu quả. Nếu
không có thái độ rõ ràng, dứt khoát, chủ thể sẽ mất
phương hướng, rơi vào trạng thái thụ động.
3.6. Mốt, phong tục tập quán, truyền thống
a. Mốt
- Mốt là trị được số đông người lựa chọn, là một
dạng hành vi của nhiều người được hình thành chủ yếu
bằng con đường tự phát do ảnh hưởng của một tâm trạng
hay nhu cầu thị hiếu của con người.
- Mốt là hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, có tính
quy luật, rất khó dập tắt, xóa bỏ, mà chỉ có thể uốn nắn
theo một chiều hướng nào đó.
- Mốt có tác dụng, ảnh hưởng nhất định đối với kinh
tế, văn hóa, xã hội.

83
b. Phong tục tập quán
- Phong tục tập quán là một hiện tượng tâm lý xã hội
bao gồm những khuôn mẫu, tiêu chí về cách xử sự của con
người trong cuộc sống, được truyền đạt qua nhiều thế hệ.
- Phong tục tập quán được truyền đạt chủ yếu bằng
sự kế thừa.
- Phong tục quy định cách ứng xử trong những lĩnh
vực sinh hoạt mang tính nghi lễ. Phong tục là một bộ phận
của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành
truyền thống của một dân tộc, địa phương.
- Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã
định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong
lao động ở một cá nhân, một nhóm xã hội.
Tập quán mang tính ổn định, bền vững, khó thay đổi.
Tập quán có thể hình thành tự phát hoặc tự giác.
c. Truyền thống
- Truyền thống là một hiện tượng tâm lý xã hội bao
gồm những giá trị tinh thần được tôn trọng, gìn giữ qua
nhiều thế hệ cộng đồng.
- Truyền thống là những di sản tinh thần luôn luôn
được kế tục và phát triển. Truyền thống bao giờ cũng
mang đặc trưng dân tộc, địa phương, giải cấp, lứa tuổi,
ngành nghề...

84
- Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy
truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4
nội dung: loại bỏ những yếu tố tiêu cực, không tiến bộ của
quá khứ; giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ; cải biến
những yếu tố tích cực cho phù hợp với điều kiện mới,
hoàn cảnh mới; các thế hệ sau phải sáng tạo ra những yếu
tố hoàn toàn mới mà các thế hệ trước không có khả năng,
hoặc không có điều kiện để thực hiện một cách tốt hơn/.

85
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày đặc điểm của hiện tượng tâm lý xã hội
2. Trình bày khái quát về lịch sử hình thành, phát triển
Tâm lý học xã hội
3. Trình bày các qui luật hình thành hiện tượng tâm lý
xã hội.
4. Trình bày cơ chế của sự hình thành hiện tượng tâm lý
xã hội.
5. Trình bày đặc điểm nhóm xã hội.
6. Trình bày đặc điểm của tập thể và nêu phương hướng
xây dựng tập thể vững mạnh.
7. Trình bày hiện tượng tâm lý “chuẩn mực” của nhóm
xã hội.
8. Trình bày đặc điểm đám đông.
9. Trình bày đặc điểm nhận thức của đám đông.
10. Trình bày đặc điểm xúc cảm của đám đông.
11. Trình bày đặc điểm hành vi của đám đông.
12. Trình bày đặc điểm nhận thức của đám đông gây rối
an ninh, trật tự
13. Trình bày đặc điểm xúc cảm của đám đông gây rối an
ninh, trật tự
14. Trình bày đặc điểm hành vi của đám đông gây rối an
ninh, trật tự

86
15. Phương hướng tác động tâm lý trong giải quyết đám
đông gây rối an ninh, trật tự.
16. Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn.
17. Trình bày đặc điểm, phân loại của nhu cầu xã hội
18. Trình bày đặc điểm bầu không khí tâm lý
19. Đặc điểm thái độ xã hội
20. Đặc điểm của phong tục truyền thống và rút ra ý nghĩa
trong thực tiễn công tác.

87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2009), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân
cách, NXB ĐHSP
2. Hoàng Anh (2004), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp,
NXB ĐHSP
3. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp sư
phạm, NXBĐHSP1 Hà Nội
4. B.Ph.Lomov (2000), Những vấn đề lý luận và phương
pháp luận Tâm lý học, NXBĐHQGHN
5. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
6. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển
bách khoa
7. Trần Hiệp (1997), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề
lý luận, NXB Khoa học xã hội.
8. Hoàng Phê (2006) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
9. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý, NXB
Ngoại văn Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Quang Uẩn (2008), Giáo
trình Tâm lý học đại cương, NXBĐHSP
11. Tổng cục XDLL CAND (2010), Giáo trình Tâm lý
học xã hội, NXB CAND
12. Trung tâm từ điển Ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng
Việt, Hà Nội

88
13. V.A.Krutretxki (1980), Tâm lý học, NXBGD
14. Viện Khoa học xã hội (1990), Từ điển Tâm lý học ,
NXB Chính trị Matxcova
15. M.Argue (1969), Social Interaction, London.
16. C.E.Osgood (1963), Psycholinguistics Psychology A
study of Science, New York.

89
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................... 1
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ
HỌC XÃ HỘI .................................................................. 3
1.1 Sơ lược các hiện tượng tâm lý xã hội .......................... 3
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội
........................................................................................... 4
1.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của
Tâm lý học xã hội ............................................................ 17
1.4. Quy luật và cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý
xã hội ............................................................................... 27
BÀI 2: TÂM LÝ NHÓM XÃ HỘI VÀ ĐÁM ĐÔNG .... 40
2.1 Tâm lý nhóm xã hội .................................................. 40
2.2. Tâm lý đám đông ...................................................... 56
BÀI 3: HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI PHỔ BIẾN .. 69
3.1 Dư luận xã hội và tin đồn .......................................... 69
3.2. Bầu không khí tâm lý ............................................... 75
3.3 Tâm trạng xã hội ....................................................... 77
3.4. Nhu cầu xã hội .......................................................... 79
3.5. Thái độ xã hội ........................................................... 82
3.6. Mốt, phong tục tập quán, truyền thống .................... 83
CÂU HỎI ÔN TẬP ......................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 88

90

You might also like