Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1 Phương thức thanh toán ghi sổ

- Quy trình nghiệp vụ:


+ Người bán giao hàng và gửi bộ chứng từ cho người mua
+ Người bán gởi giấy báo nợ cho người mua
+ Người mua đến ngân hàng làm thủ tục chuyển trả tiền cho người bán
+ Ngân hàng nhập khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân
hàng dich vụ người xuất khẩu.
+ Ngân hàng báo cho người xuất khẩu.
- An toàn: Không có lợi cho người xuất khẩu vì rủi ro thanh toán cao và bị
ứ động vốn
- Chi phí: thấp vì không phải thông qua bên trung gian.
- Thời gian thanh toán: Do người mua quyết định
- Dễ dàng và tiện lợi: Dễ thực hiện và quá trình thực hiện rất nhanh
- Độ phổ biến và chấp nhận: Phổ biến rộng khi áp dụng phương thức này sẽ
tăng khả năng bán hàng thiết lập mối làm ăn lâu dài với bên mua
- Tính linh hoạt: Cao
- Rủi ro: Rủi ro cao cho người bán vì dễ bị người mua quỵt tiền hoặc khi
người mua bán xong hàng mới chịu thanh toán.
2 Phương thức chuyển tiền (Remittance):
- Quy trình nghiệp vụ:
B1: Người nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền
B2: Ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản của người mua.
B3: Tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài.
B4: Ngân hàng nước ngoài chuyển tiền cho người xuất khấu.
B5: Người xuất khẩu khi nhận tiền xong sẽ chuyển hàng cho người nhập
khẩu
- An toàn: Sẽ phụ thuộc vào việc người mua và người bán áp dụng phương
thức trả tiền sau hay trả tiền trước. Khi áp dụng phương thức trả tiền trước
sẽ có lợi cho người bán và khi áp dụng phương thức trả tiền sau sẽ có lợi
cho người mua.
- Chi phí: Mất phí chuyển tiền từ ngân hàng.
- Thời gian thanh toán: Tùy thuộc vào người bán và người mua chọn
phương thức thanh toán nào nếu chọn phương thức thanh toán bằng điện thì
sẽ nhanh hơn phương thức thanh toán bằng giấy.
- Dễ dàng và tiện lợi: Thủ tục thanh toán đơn giản thời gian thanh toán
nhanh
- Độ phổ biến và chấp nhận: Khá phổ biến thường được sử dụng khi các
bên đã có độ tín nhiệm cao hoặc thanh toán những lô hàng thấp hoặc các
loại tiền như phí hoa hồng, phí lợi tức, bảo hiểm các khoản thanh toán đó
giá trị không lớn chúng ta sẽ sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền.
- Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng cao
- Rủi ro: Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian để thực hiện việc chuyển
tiền và nhận hoa hồng ngân hàng sẽ không chịu bất kì trách nhiệm pháp lý
nào liên quan đến việc chuyển tiền. Và việc chuyển tiền này không liên
quan gì đến việc chuyển giao hàng hóa.
3. Phương thức nhờ thu
- Quy trình nghiệp vụ: Sau khi người xuất khẩu hoàn thành xong nghĩa vụ
giao hàng của mình thì sẽ lập bộ hối phiếu và chứng từ gởi đến ngân hàng
nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó
- An toàn: Không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc thanh toán phụ
thuộc vào quyết định của người mua.
- Chi phí: Mất phí hoa hồng cho ngân hàng

- Thời gian thanh toán: Chậm do cần phải xử lý qua nhiều bước
- Dễ dàng và tiện lợi: Không tiện lợi do có nhiều thủ tục phải xử lý như bộ
chứng từ và hối phiếu
- Độ phổ biến và chấp nhận: Phổ biến rộng rãi rất nhiều doanh nghiệp Việt
Nam sử dụng phương pháp thanh toán nhờ thu để thanh toán tiền cho đối
tác nước ngoài hoặc là nhận tiền từ đối tác nước ngoài về Việt Nam.
- Tính linh hoạt: Trung bình
- Rủi ro: Không đảm bảo quyền lợi cho người bán, tốc độc thanh toán chậm
ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán. Việc nhờ ngân hàng thu
hộ tiền chỉ diễn ra sau khi người xuất khẩu đã thực hiện xong nghĩa vụ giao
hàng.
4 Phương thức nhờ thanh toán tín dụng chứng từ.
- Quy trình nghiệp vụ:
B1: Người nhập khẩu đặt hàng.
B2: Người nhập khẩu đến ngân hàng để mở thư tín dụng trên cơ sở đề nghị
mở thư tín dụng của người nhập khẩu thì ngân hàng sẽ phát hàng thi tín
dụng.
B3: Ngân hàng sẽ thông báo thư tín dụng đó cho ngân hàng thông báo.
B4: Ngân hàng thông báo thông báo cho người xuất khẩu biết.
B5: Người xuất khẩu kiểm tra nội dung thư tín dụng xem mình có thể thực
hiện được nội dung ghi trên đó hay không nếu thực hiện được người xuất
khẩu sẽ giao hàng.
B6: Sau khi giao hàng xong thì người xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ và hối
phiếu gởi đến ngân hàng thông báo.
B7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ này cho ngân hàng phát
hành.
B8: Kiểm tra bộ chứng từ nếu đúng sẽ yêu cầu người nhập khẩu thanh toán.
B9: Trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng.
B10: Người nhập khẩu làm thủ tục thông quan.
B11: Ngân hàng phát hành chuyển số tiền cho ngân hàng thông báo để ngân
hành thông báo thông báo cho người xuất khẩu
- An toàn: Độ an toàn cao vì có sự bảo lãnh của ngân hàng khi áp dụng thủ
tục thanh toán L/C người mua và người bán sẽ không lo lắng về việc có
nhận được hàng hay tiền.
- Chi phí: Cao do phải đi qua nhiều bước thủ tục phức tạp
- Thời gian thanh toán: Có thể chậm do quy trình xác minh chứng từ.
- Dễ dàng và tiện lợi: Không tiện lợi do thủ tục rườm rà.
- Độ phổ biến và chấp nhận: Rất phổ biến trong giao dịch quốc tế lớn.
- Tính linh hoạt: Thấp, do điều kiện chặt chẽ của L/C.
- Rủi ro: Thấp do có sự bão lãnh chặt chẽ của ngân hàng
5 Phương thức thư ủy thác mua hàng
- Quy trình nghiệp vụ:
B1: Người bán gửi thư ủy thác mua hàng cho ngân hàng của mình.
B2: Ngân hàng của người bán ủy quyền cho một ngân hàng khác thanh toán
cho người bán thay mặt cho người mua.
B3: Người bán gửi hàng hóa cho người mua
B4: Người mua thanh toán cho ngân hàng đã ủy thác.
- Mức độ an toàn :
+ Người bán có mức độ an toàn cao hơn vì chỉ nhận thanh toán sau khi
người mua nhận và kiểm tra hàng hóa
+ Người mua có rủi ro không nhận được hàng hóa đúng chất lượng hoặc số
lượng
- Chi phí:
+ Đối với người bán: Phí phát hành A/P, phí sửa đổi A/P, phí kiểm tra chứng
từ.
+ Ngoài ta, có thể phát sinh một số khoản phí khác như: Phí chuyển đổi
ngoại tệ, phí dịch vụ, phí bưu điện.
- Thời gian thanh toán: Chậm hơn phươnng thức chuyển tiền và ghi sổ
- Dễ dàng và tiện lợi: Phức tạp hơn so với phương thức chuyển tiền và ghi
sốt.
- Độ phổ biến và chấp nhận:
+ Ít phổ biến hơn so với phương thức chuyển tiền và ghi sổ.
+ Phương A/P được chấp nhận rộng rãi bởi các ngân hàng ở một số quốc
gia, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của phương
thức này có thể thay đổi tùy theo quốc gia và ngành hàng.
- Tính linh hoạt: Ít linh hoạt hơn so với phương thức nhờ thanh toán tín
dụng chứng từ
- Rủi ro:
+ Rủi ro nhà cung cấp không giao hàng đúng chất lượng và số lượng, rủi ro
sử dụng sai mục đích ủy quyền.
+ Rủi ro cho người bán: Rủi ro không nhận được thanh toán,rủi ro tranh
chấp về chứng từ, rủi ro về tỷ giá hối đoái.
+ Rủi ro cho người mua: Rủi ro không nhận được hàng hóa,rủi ro gian lận,
rủi ro quốc gia( chính trị,...) rủi ro về tỷ giá hối đoái.
6 Bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng.
- Quy trình nghiệp vụ:
+ Ngân hàng cung cấp bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng cho người mua.
+ Người mua sử dụng bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng để mua hàng từ
người bán.
+ Người bán gửi hàng hóa cho người mua.
+ Người mua thanh toán cho người bán.
- Mức độ an toàn:
+ Người bán có mức độ an toàn cao vì được ngân hàng bảo đảm thanh toán.
+ Người mua có rủi ro không nhận được hàng hóa nếu người bán không
giao hàng.
- Chi phí:
+ Phí người bán : cao (phí phát hành SBLC, phí sửa đổi SBLC).
+ Phí người mua : Cao (phí xác nhận SBLC).
- Thời gian thanh toán: Chậm hơn so với các phương thức thanh toán khác .
- Dễ dàng thực hiện và tiện lợi: Tương tự L/C nhưng thủ tục có thể đơn giản
hơn một chút.
- Độ phổ biến và chấp nhận:
+ Ít phổ biến hơn so với phương thức chuyển tiền và ghi sổ.
+ SBLC được chấp nhận rộng rãi bởi hầu hết các ngân hàng trên thế giới.
Tuy nhiên, mức độ phổ biến của SBLC có thể thay đổi tùy theo quốc gia và
ngành hàng.
- Tính linh hoạt: Thấp do phí cao, yêu cầu điều kiện khắt khe.
- Rủi ro:
+ Rủi ro người sử dụng bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng không thực hiện
nghĩa vụ của mình, rủi ro thay đổi tình hình tài chính của bên ra bảo lãnh
hoặc cung cấp tín dụng dự phòng.
+ Rủi ro cho người bán : người bán được bảo đảm thanh toán bằng SBLC, ít
rủi ro về mặt pháp lý.
+ Rủi ro cho người mua

You might also like