Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

SAU ĐẠI DỊCH COVID - 19 GIAI ĐOẠN 2020 - 2023


2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 - 2023
Trong giai đoạn 2020 - 2023, tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước
trên thế giới sau đại dịch Covid-19 có nhiều biến động phức tạp. Đại dịch
Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Song với đó, cùng với sự nỗ lực của nhà
nước và sự góp sức của người dân, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều điểm tích
cực hơn so với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Theo số liệu thống kê cho thấy, GDP của Việt Nam năm 2020 là 2,91%.
Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm cho GDP của Việt Nam đạt
ở mức thấp nhất trong mười năm, kể từ năm 2011 đến 2020. Các hoạt động
kinh doanh sản xuất, thương mại và dịch vụ phải tạm ngưng hoạt động hoặc
sản xuất trì trệ làm tăng trưởng kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm
trong nhóm nước có nền kinh tế tăng trưởng cao trên thế giới.
Năm 2021, GDP của Việt Nam đạt mức 2,58% so với năm 2021. Nếu nói
GDP của Việt Nam năm 2020 là thấp nhất trong khoảng từ năm 2011 đến
2020, thì năm 2021 là năm Việt Nam có GDP còn thấp hơn cả năm 2020. Đại
dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, làm cho GDP
của Việt Nam đạt ở mức rất thấp trong khoảng từ năm 2011 đến 2021. Covid-
19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các
biện pháp giãn cách xã hội kéo dài đã làm gián đoạn chuỗi sản xuất và cung
ứng hàng hóa làm ảnh hưởng đến tổng số GDP trong nước.
Năm 2022, xung đột giữa Nga và Ukraina diễn biến căng thẳng gây biến
động không lường đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp vào những tháng đầu
năm. Tuy nhiên, đến giữa cuối năm 2022, nhờ sự nỗ lực của Nhà nước và các
bộ phận y tế mà dịch bệnh ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Từ
đó, nền kinh tế Việt Nam dần đi vào hoạt động và phục hồi trở lại. Điều này
làm cho GDP của Việt Nam tăng cao ấn tượng ở mức 8.02%, đây là mức tăng
cao nhất trong 12 năm kể từ năm 2011 đến 2022.
Năm 2023, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đã dần đi vào ổn định nhưng
mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 thấp hơn so với năm 2022.
Nền kinh tế thế giới phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trong nước,
mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ở mức tương đối ổn định nhưng tăng trưởng kinh
tế gặp một số khó khăn nhất định, một số động lực tăng trưởng kinh tế suy
giảm. Ngoài ra, thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn không ít nguy
cơ rủi ro. Đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường lao động
gặp nhiều khó khăn.
2.1.1. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng
Năm 2020, do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các hoạt
động kinh doanh, sản xuất công nghiệp và xây dựng đối mặt với nhiều khó
khăn. Nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc giảm các
hoạt động sản xuất. Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 3,36%, thấp hơn
nhiều so với năm 2019 là 8.9%. Các ngành công nghiệp trọng điểm như chế
tạo, sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị điện tử đều ghi nhận mức tăng trưởng thấp.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn các công trình xây dựng, nhiều dự án
xây dựng phải tạm ngưng hoạt động hoặc chậm tiến độ làm cho lĩnh vực xây
dựng chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, ngành công nghiệp sản xuất thiết
bị y tế, dược phẩm có nhiều khả quan khi ghi nhận mức tăng trưởng tăng vọt
do nhu cầu cần sử dụng nhiều trong bối cảnh dịch bệnh. Năm 2020 là một năm
ghi nhận những khó khăn và thách thức đối với khu vực công nghiệp và xây
dựng do ảnh hưởng lan rộng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành y tế vẫn ghi
nhận mức tăng trưởng cao.
Năm 2021, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 4,05% so với
năm 2020. Đây là mức tăng trưởng khá tốt sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19 trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự phục hồi lại các hoạt động
sản xuất công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 6,37% góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của khu vực. Các
ngành như sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị điện tử, dệt may đều đạt mức tăng
trưởng tích cực. Ngành công nghiệp xây dựng tăng 2,58%, các hoạt động đầu
tư xây dựng đã dần phục hồi và có thể đi vào ổn định. Khu vực công nghiệp và
xây dựng có tác động không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
khu vực, góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam hồi phục sau ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19.
Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6% so với năm 2021. Một số
ngành công nghiệp then chốt như chế biến, chế tạo, sản xuất ô tô, sản xuất thiết
bị điện tử tăng trưởng cao. Các hoạt động sản xuất công nghiệp đã phục hồi và
tăng trưởng cao sau tác động của đại dịch Covid-19. Lĩnh vực xây dựng năm
2022 có nhiều dự án xây dựng nhà ở, đầu tư bất động sản, cơ sở hạ tầng được
triển khai trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Nhìn chung năm 2022, khu
vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tiến tích cực trong năm, đóng góp
quan trọng vào tăng trưởng chung cho GDP của Việt Nam. Đây là tín hiệu khả
quan cho thấy khả năng phục hồi và chống chịu của các ngành công nghiệp và
xây dựng sau giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch.
Năm 2023, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng tăng 3.74% so với năm
2022. Trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm vào những tháng đầu năm,
ngành công nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Ngành công
nghiệp có xu hướng phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm. Các ngành
công nghiệp chính như chế biến, sản xuất ô tô, các thiết bị điện tử tăng trưởng
tương đối ổn định. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển
chuỗi cung ứng thị trường được triển khai khả quan. Ngành xây dựng có tốc độ
tăng trưởng vượt bậc so với năm 2022. Các dự án xây dựng nhà ở, cơ sở hạ
tầng, các công trình công cộng được thúc đẩy. Nhìn chung, tăng trưởng khu
vực công nghiệp và xây dựng có nhiều điểm tích cực trong năm 2023.
2.1.2. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
Năm 2020, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68% so với năm
2019. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tăng 2,66%. Sản lượng lúa, rau củ quả
tăng làm cho sản xuất trồng trọt tăng 2,95%. Chăn nuôi tăng 2,14% nhờ sản
lượng thịt lợn và gia cầm tăng. Lâm nghiệp tăng 3,17% nhờ sản lượng khai
thác gỗ và diện tích trồng rừng tăng. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy
sản tăng 2,65%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì được tốc độ
tăng trưởng tương đối ổn định trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng
không nhỏ đến các ngành kinh tế khác.
Năm 2021, sản xuất nông nghiệp tăng 2,9% so với năm 2020. Trong đó,
sản lượng lúa tăng 2,4%. Sản lượng rau, quả tăng 2,6%. Sản lượng chăn nuôi,
đặc biệt sản lượng thịt lợn tăng 5,2% so với năm 2020. Sản xuất lâm nghiệp
tăng 3,2% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác gỗ tăng 3.5%. Sản
xuất thủy sản tăng 2,8% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác thủy
sản tăng 1,6% và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 3,6%. Năm 2021, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì được mức tăng trưởng tích cực trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Năm 2022, sản xuất nông nghiệp tăng 3,36% so với năm 2021. Trong đó,
sản lượng lúa tăng 1,1%. Sản lượng rau, quả tăng 3,2%. Sản lượng thịt lợn tăng
5,5%. Sản xuất lâm nghiệp tăng 3,5% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng
khai thác gỗ tăng 2,4%. Sản xuất thủy sản tăng 3,2% so với năm 2021. Trong
đó, sản lượng khai thác thủy sản tăng 1,8% và sản lượng nuôi trồng thủy sản
tăng 3,2%. Nhìn chung, tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp
tục duy trì ở mức ổn định trong năm 2022, góp phần quan trọng vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2023, sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 3,88% so với năm 2022.
Trong đó, sản lượng lúa tăng 1,3%. Sản lượng rau, quả tăng 4,6%. Sản lượng
chăn nuôi tiếp tục tăng, thịt lợn tăng khoảng 4,5%. Sản xuất lâm nghiệp tăng
3,5% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác gỗ tăng 4,8%. Sản xuất
thủy sản tăng 3,5% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản
tăng 3,9% và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 4,2%. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tích cực trong năm 2023.
2.1.3. Tăng trưởng khu vực thương mại, dịch vụ
Năm 2020, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, khu vực
thương mại và dịch vụ của Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn và thử thách. Tốc
độ tăng trưởng GDP của khu vực thương mại, dịch vụ giảm mạnh. Năm 2020,
GDP của khu vực thương mại và dịch vụ chỉ tăng 2,34% so với mức tăng của
năm 2019. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất so với các năm trước đó. Trong
đó, ngành dịch vụ du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa
tạm ngưng hoạt động do giãn cách xã hội trong thời kì dịch bệnh Covid-19.
Ngành buôn bán và các khu vui chơi giải trí cũng giảm mạnh. Thương mại
trong nước và xuất nhập khẩu giảm mạnh, doanh thu các dịch vụ tiêu dùng
giảm 0,2% so với năm 2019. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm so với năm
trước đó. Năm 2020 là một năm đầy khó khăn thách thức đối với khu vực
thương mại và dịch vụ. Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đã tác động
không nhỏ đến các ngành dịch vụ then chốt như du lịch, hàng không, nhà hàng,
khách sạn gần như đóng cửa ngưng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng
kinh tế toàn khu vực.
Năm 2021, tăng trưởng GDP khu vực thương mại và dịch vụ của Việt Nam
đã có những phục hồi đáng kể sau những khó khăn và thách thức trong năm
2020. Tăng trưởng kinh tế của khu vực thương mại và dịch vụ được phục hồi.
Năm 2021, tăng trưởng kinh tế của khu vực thương mại, dịch vụ là 5,8% so với
năm 2020, thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2019 trước khi có đại dịch là
7,3%. Một số ngành dịch vụ quan trọng được phục hồi khả quan. Các biện
pháp giãn cách xã hội được nới lỏng giúp ngành du lịch, hàng không, nhà hàng
và khách sạn dần hồi phục. Ngành buôn bán, dịch vụ các khu vui chơi giải trí
cũng cải thiện đáng kể. Thương mại trong nước và xuất nhập khẩu có những
chuyển biến tích cực. Doanh thu dịch vụ và tiêu dùng năm 2021 tăng 5,5% so
với năm 2020. Kim ngạch xuất nhập khẩu có sự hồi phục khả quan hơn so với
năm 2020. Dù vậy, việc phục hồi lại và phát triển của các ngành dịch vụ trọng
điểm như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn vẫn còn nhiều thách thức.
Năm 2022, tăng trưởng GDP của khu vực dịch vụ tăng khoảng 9,99% so
với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng kinh tế khá cao, là sự phục hồi mạnh
mẽ của các ngành dịch vụ sau giai đoạn ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch
Covid-19. Ngành buôn bán tăng khoảng 12,7%, ngành vận tải tăng khoảng
10,4% , ngành dịch vụ ăn uống tăng khoảng 22,3% so với năm 2021. Nhu cầu
tiêu dùng trong nước và hoạt động du lịch đã thúc đẩy tăng trưởng GDP của
ngành thương mại dịch vụ. Nhìn chung, khu vực thương mại và dịch vụ đã ghi
nhận mức tăng trưởng và hồi phục tích cực của nền kinh tế trong năm 2022.
Năm 2023, tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,5% so với
năm 2022. Một số ngành dịch vụ then chốt có mức tăng trưởng tăng khoảng
10% so với năm 2022. Ngành giao thông vận tải tăng khoảng 8% so với năm
2022. Ngành dịch vụ ăn uống tăng khoảng 15% so với năm 2022. Năm 2023,
dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát tốt và tình trạng bệnh giảm mạnh, điều
này góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu tăng
trưởng mạnh.
2.2. Các yếu tố tác động
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự thay đổi qua các năm do ảnh
hưởng của các yếu tố tác động theo nhiều cách khác nhau. Có một số yếu tố
quan trọng có thể tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cần
hiểu rõ tác động của các yếu tố để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta.
2.2.1. Yếu tố con người
Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt
Nam. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề mà tiềm
lực phát triển kinh tế rất nhỏ khi là một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp,
chưa kể đến các yếu tố khí hậu. Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là
không có chút lợi thế nào trong việc phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay Việt
Nam đã thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế so với trước đây. Đó chính là nhờ
vào yếu tố con người. Nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến sản lượng của cải
và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Một quốc gia có nguồn nhân lực tài
giỏi sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế cũng như bộ mặt quốc gia đó.
Các chính sách phát triển nguồn nhân lực luôn được coi trọng, để nguồn nhân
lực được phát huy mạnh mẽ cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Đây là bước
đầu để làm cho yếu tố con người có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam. Người lao động có trình độ chuyên môn cao và các kỹ năng ứng
dụng tốt góp phần tăng năng suất lao động. Cơn sốt của đại dịch Covid-19 đã
tác động nặng nề đến thị trường lao động, làm cho nhiều người mất việc. Điều
này đã tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thiếu nguồn
nhân lực làm trì trệ trong sản xuất. Không chỉ trong quá trình làm việc và sản
xuất, tiêu dùng của thị trường chính cần vào yếu tố con người. Nếu con người
không mua của cái, không duy trì thị trường cung - cầu, nền kinh tế sẽ đi vào
bất ổn. Chính vì vậy, yếu tố con người với chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố
then chốt và cần được coi trọng, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế Việt Nam.
2.2.2. Tình hình kinh tế thế giới
Sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, chẳng hạn như tình hình kinh tế
của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh chiến
tranh thương mại hay các đợt suy thoái toàn cầu.
Hội nhập nền kinh tế thế giới đang diễn ra rộng rãi trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Vì vậy mà các nước trong khu vực có sự phụ thuộc, tác động lẫn
nhau về kinh tế - tài chính ngày càng chặt chẽ, thể hiện ở các thị trường hàng
hóa, thị trường vốn và thị trường các yếu tố sản xuất. Các thị trường này dẫn
tới sự dịch chuyển cơ cấu hàng hóa, vốn và lao động giữa các quốc gia trên thế
giới, hình thành nên các quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa các quốc
gia. Ngoài ra, giữa các nước hợp tác còn hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động
vay nợ và viện trợ.
Việc tình hình kinh tế thế giới ổn định mang lại nhiều lợi ích cho các nước
nói chung và Việt Nam nói riêng. Người tiêu dùng trong nước có thêm nhiều
sự lựa chọn và đạt được nhu cầu cao hơn. Từ đó, nhiều cơ hội đầu tư được tạo
ra tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cải thiện chất
lượng đời sống của nhân dân. Khi nền kinh tế thế giới được phục hồi và phát
triển, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ ổn định, Việt Nam tận dụng được cơ hội đó,
các hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh nhờ các hiệp định thương mại tự
do. Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng cao, góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng
trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, quan hệ phụ thuộc vào kinh tế - tài chính giữa các quốc gia trên
thế giới cũng kéo theo nhiều hệ lụy và Việt Nam cũng không tránh khỏi. Sự
chuyển dịch của các dòng vốn và hàng hóa tác gây áp lực lên tỷ giá, lãi suất,
lạm phát dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong việc điều hành
kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, một khi mà một nước gặp phải biến động hay
khủng hoảng kinh tế thì các nước liên quan khác có khả năng cao sẽ bị ảnh
hưởng, kéo theo những khó khăn và suy thoái kinh tế trên diện rộng, Việt Nam
cũng không ngoại lệ. Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đột ngột ở
Trung Quốc gây suy thoái cho nền kinh tế Trung Quốc và làm ảnh hưởng đến
nền kinh tế toàn cầu, làm cho thương mại và đầu tư giảm mạnh. Việt Nam và
các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, tăng trưởng GDP giảm xuống
chỉ 2-3% năm 2020. Xung đột giữa Nga và Ukraina cũng có tác động đáng kể
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cụ thể, một số mặt hàng nông sản, thủy sản
xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga và Ukraina đã bị xung đột làm gián đoạn và
giảm sút kim ngạch xuất khẩu sang thị trường hai nước này. Việt Nam cũng
nhập khẩu dầu khí, phân bón, ngũ cốc từ Nga và Ukraina và cũng bị xung đột
làm gián đoạn nguồn cung ứng cũng như giá cả các mặt hàng này có xu hướng
tăng lên. Nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, xăng dầu, phân bón cũng bị
đẩy giá lên cao do ảnh hưởng của xung đột, gây áp lực lên lạm phát. Xung đột
đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư ngoài nước, gây ảnh hưởng đến dòng vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ các chính sách kích thích
kinh tế và tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã
dần phục hồi ổn định trở lại. Tình hình kinh tế thế giới đã có những tác động
không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này, Việt
Nam đã chủ động ứng phó và tận dụng các cơ hội để duy trì mức tăng trưởng
ổn định.
2.2.3. Đầu tư nước ngoài (FDI)
Yếu tố đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế tất yếu
không thể thiếu vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ cần đẩy mạnh môi trường
đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI. Đầu tư nước ngoài đã góp phần đẩy
cao mức tăng trưởng GDP của Việt Nam với tốc độ tăng GDP bình quân
khoảng 6-7% trong giai đoạn 2020 - 2023. Các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo
nhiều việc làm, làm tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động, từ
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư nước ngoài đã góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đồng thời đã đưa vào Việt Nam
những dự án về công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, từ đó góp phần nâng
cao năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong nước. Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ, máy móc, điện tử tăng
mạnh là nhờ vào FDI. Các dự án đầu tư nước ngoài giúp hồi phục cán cân
thương mại và góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối. Thu hút đầu tư nước ngoài
giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường kinh tế thế giới. Điều này
đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh cũng như hội nhập quốc
tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chung quy lại, đầu tư nước ngoài đã có
những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
2015 - 2023 thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng GDP, tăng xuất nhập khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện cán cân thương mại.
2.2.4. Chính sách tài khóa và tiền tệ
Chính sách tài khóa và tiền tệ của đã có những tác động đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những biện
pháp với mục đích tăng cường quản lý thu chi ngân sách, giảm bội chi ngân
sách, cải cách thuế góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, các chính sách
như tăng chi tiêu công, cải thiện cơ sở hạ tầng đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng GDP của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19
diễn ra, các chính sách tài khóa đã phải được điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ các
doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm giảm
lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Một số biện pháp được thực hiện như
kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái đã góp phần đáng kể vào việc tạo
môi trường kinh doanh ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự kết hợp giữa
chính sách tài khóa và tiền tệ đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 2015 - 2023 trong bối cảnh phải đương đầu với nhiều thách thức
như đại dịch Covid-19 và áp lực lạm phát.
2.2.5. Cải cách cơ cấu kinh tế
Cải cách cơ cấu kinh tế đã có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Việc cải cách cơ cấu kinh tế, cụ thể là thúc đẩy sự đa dạng
hóa trong các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có thể
tạo ra cơ hội mới và tăng cường sự cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của khu
vực nông nghiệp đã góp phần đẩy mạnh năng suất lao động và tăng trưởng
GDP. Tái cơ cấu các doanh nghiệp trong nước góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cơ
cấu lại ngân sách nhà nước làm thay đổi tích cực về cơ cấu thu, chi ngân sách,
bội chi ngân sách từng bước được kiểm soát lại theo hướng bền vững, làm
giảm mạnh tỷ lệ nợ công. Có thể thấy, cải cách cơ cấu kinh tế đã góp phần duy
trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức ổn định.
2.2.6. Chính sách thuế và hỗ trợ doanh nghiệp
Chính sách thuế có tác động không nhỏ đến việc kinh doanh sản xuất của
một doanh nghiệp. Chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách áp
dụng chính sách thuế thuận lợi, hợp lí cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh
nghiệp như giảm giá điện, nước, hoặc các khoản tài trợ để thúc đẩy kinh doanh
sáng tạo và phát triển. Các ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế cho các doanh
nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đầu tư vào vùng kinh tế khó khăn giúp
thúc đẩy khởi nghiệp, đầu tư và phát triển, từ đó kinh tế trong nước được tăng
trưởng. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ như đẩy mạnh đầu tư mạnh vào hạ
tầng giao thông và năng lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc các thủ tục hành chính
liên quan đến kinh doanh được thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn kĩ càng có
thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao năng suất,
hiệu quả hoạt động. Các chính sách thuế và hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ
Việt Nam đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, khởi
nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
2.2.7. Covid-19 và yếu tố y tế công cộng khác
Nếu các yếu tố trên đều có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam thì đại dịch Covid-19 đã đem lại không ích khó khăn và thách thức
đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Covid-19 và các yếu tố y tế công
cộng khác đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn 2015 - 2023. Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã làm gián đoạn nghiêm trọng
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành
dịch vụ du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn. Các biện pháp giãn cách xã
hội, phong tỏa nơi ở và hạn chế đi lại đã làm ngưng đoạn chuỗi cung ứng, lưu
thông hàng hóa lũng đoạn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Chi phí y tế tăng cao làm ảnh hưởng và hạn chế khả năng của các lĩnh vực
khác. Đại dịch Covid-19 gây ra nạn thất nghiệp trong một khoảng thời gian
tương đối dài do nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc đóng cửa. Nghèo đói
tăng lên, chưa kể đến những hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn hơn. Chính phủ
đã lên kế hoạch triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và
người dân như giảm thuế, gia hạn nộp thuế, tăng chi ngân sách cho y tế, an sinh
xã hội giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Biện pháp tiêm chủng vaccine Covid-19 được đẩy mạnh đã góp phần ổn định
tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế phục hồi. Đại dịch
Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn 2015 - 2023. Với những chính sách triển khai kiểm soát dịch
bệnh và hỗ trợ kịp thời, nền kinh tế Việt Nam đã có thể duy trì được mức tăng
trưởng khả quan trong giai đoạn này.
2.2.8. Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học
Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học cũng có những tác động đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2023. Dân số, tình hình giáo
dục và sức khỏe của nhân khẩu có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của một quốc gia. Sự đầu tư vào giáo dục có thể cải thiện năng
suất và trình độ của người lao động góp phần vào phát triển kinh tế.
Dân số: Dân số của Việt Nam khoảng 99 triệu người vào năm 2023 với độ
tuổi trung bình khá trẻ khoảng 32 tuổi, đây là độ tuổi trong khả năng lao động
và tạo ra của cải mạnh mẽ cho quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, tỷ lệ dân số già có thể tăng dần và Việt Nam đặt ra thách thức về cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho nhóm dân số này.
Quá trình đô thị hóa: Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị ngày một đông
hơn. Điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp,
dịch vụ và cơ sở hạ tầng ở thành thị. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng đặt
ra những thách thức về nhu cầu về nhà ở tăng cao, giao thông, môi trường, an
ninh xã hội có nhiều bất cập.
Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục được thực hiện kỹ lưỡng sẽ góp
phần đạo tạo ra nguồn nhân lực tài giỏi góp phần vào tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu giáo dục không
được nâng cao dẫn đến yếu tố con người khó được giáo dục toàn diện, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia.
Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học như dân số, cơ cấu dân số, đô thị hóa
và giáo dục đào tạo đã có những tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam. Việc quản lý tốt các yếu tố trong các lĩnh vực này sẽ góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững trong thời gian tới.
2.2.9. Biến đổi khí hậu và môi trường
Biến đổi khí hậu và môi trường có thể gây ra thiên tai và ảnh hưởng đến
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Việc quản lý môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu là rất cần thiết vì điều này có thể tác động đến tăng trưởng
kinh tế. Một khi yếu tố khí hậu thuận lợi và môi trường sống được bảo vệ, kiểm
soát an toàn sẽ giúp việc kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân diễn ra
suôn sẻ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nhiệt độ tăng, lũ lụt, hạn hán kéo
dài sẽ làm giảm năng suất lao động và làm giảm sản lượng các loại cây trồng,
thủy sản gây ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, thu nhập người nông dân
giảm và chi phí sản xuất tăng lên. Ngập lụt, bão lũ cũng gây thiệt hại không
nhỏ đến cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp làm gián đoạn chuỗi cung ứng
hàng hóa. Thiên tai và ô nhiễm môi trường làm giảm lượng lớn khách du lịch
trong nước, ảnh hưởng đến tổng GDP của khu vực du lịch nói riêng và GDP cả
nước nói chung. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe và năng suất lao động của người dân. Việt Nam cần đẩy
mạnh các biện pháp để ứng phó kịp thời với các yếu tố biến đổi khí hậu, đồng
thời bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác hại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bền vững.
Tất cả các yếu tố trên không đứng độc lập mà có thể tương tác với nhau và
đồng thời tạo ra tác động đến với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chính phủ
và các bộ ngành liên quan cần có chiến lược toàn diện để phát huy vai trò và
đối phó với những thách thức, từ đó tạo ra cơ hội để Việt Nam tăng trưởng kinh
tế bền vững.
2.3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023
2.3.1. Phân tích biểu đồ

Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023
(%)
10
8.02
8
6 5.05
4 2.91 2.58
2
0
2020 2021 2022 2023

Biểu đồ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 - 20223

Năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 343,04 tỷ USD, tăng
trưởng đạt 2.91% so với năm 2019 và thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 6.8% đã
đề ra, đây là mức tăng GDP cực kì thấp so với các năm trước đó. Đại dịch
Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 và kéo dài làm cho GDP của Việt Nam
đạt ở mức rất thấp, đây là điều có thể dự đoán được kể từ khi dịch bệnh bắt đầu
lan rộng và Việt Nam khó kiểm soát được ở thời điểm bất ngờ bùng dịch. Tăng
trưởng các khu vực trong nước, đặc biệt là ngành thương mại và dịch vụ giảm
đáng kể kéo theo GDP cả nước trong năm 2020 tăng trưởng ở mức thấp. Tuy
nhiên lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn khả quan và ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch,
các nhóm ngành công nghiệp, chế tạo vẫn duy trì được mức tăng trưởng đã
phần nào bù đắp được những tổn thất cho ngành thương mại và dịch vụ. Có thể
thấy năm 2020 là một năm cực kỳ khó khăn đối với tăng trưởng kinh tế Việt
Nam do ảnh hưởng bất ngờ của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên có một điều khả
quan là tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì theo số dương, điều này đã cho thấy khả
năng chống chọi tốt của nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức có thể
bất ngờ xảy đến.
Năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt khoảng 366,1 tỷ
USD, tăng trưởng đạt 2.58% so với năm 2020 và thấp hơn mục tiêu tăng trưởng
6.5% đã đề ra, đây là mức tăng trưởng còn thấp hơn cả năm 2020. Đại dịch
Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng, mặc dù Nhà nước đã có các biện pháp kiểm
soát dịch bệnh nhưng tốc độ kiểm soát dịch bệnh của Nhà nước vẫn không theo
kịp tốc độ truyền nhiễm của Covid-19, điều này làm tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam năm 2021 vẫn chưa có dấu hiệu khả quan và đã phản ánh rõ thực
trạng dịch bệnh Covid-19 có tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp vẫn có thể duy trì tăng
trưởng kinh tế ở mức tương đối và ít bị ảnh hưởng do nguời nông dân khi giãn
cách xã hội vẫn có thể nuôi trồng, canh tác và thu hoạch được các sản phẩm
góp một phần vào tăng sản lượng sản phẩm trong nước, điều này cũng đóng
góp vào GDP cả nước. Nhìn chung theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng
GDP của nước ta vẫn tiếp tục được duy trì ở mức tăng trưởng dương.
Năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 408,8 tỷ USD, đây là
lần đầu tiên GDP của Việt Nam vượt mức 400 tỷ USD và tăng trưởng ở mức
vượt bậc đạt 8.02% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao so với hai
năm trước đó và là mức tăng trưởng cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Điều
này phản ánh rõ tình trạng kinh tế của Việt Nam đã dần được ổn định và phục
hồi mạnh mẽ với sự khôi phục của các ngành kinh tế trọng điểm như công
nghiệp, thương mại và dịch vụ. Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh Covid-
19 khá tốt và được đánh giá là quốc gia có khả năng kiểm soát Covid-19 tốt
trên thế giới. Khi GDP của một quốc gia tăng lên đồng nghĩa với việc sản xuất
kinh doanh của quốc giá đang phát triển và người dân có việc công ăn việc làm
ổn định. Việt Nam đã dần xóa bỏ các giãn cách xã hội kéo dài và ổn định việc
làm trở lại. Từ đó đặt ra mục tiêu cho năm 2023 sẽ tăng trưởng ở mức cao
nhưng có thể sẽ thấp hơn sự bùng nổ tăng trưởng bất ngờ của năm 2022.
Năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 424,45 tỷ USD
nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5.05% so với năm 2022 và thấp hơn mục tiêu tăng
trưởng 6.5% đã đề ra. Đây là mức tăng trưởng có tốc độ tăng trưởng cao hơn
năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn năm 2022. Mức tăng trưởng này thấp hơn
mức tăng trưởng của năm 2022 do có sự xuất hiện của một số thách thức như
suy thoái nền kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, lạm phát và
lãi suất tăng cao trở lại nhưng tổng quan nền kinh tế vẫn rất ổn định với mức
tăng trưởng 5.05% và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong
khu vực và thế giới. Dịch bệnh Covid-19 gần như được kiểm soát hoàn toàn
nhưng vẫn để lại tàn dư khó có thể loại bỏ hết được. Song với đó là sự phục hồi
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước tăng mạnh góp phần tăng cao tiêu
dùng nội địa. Các hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường hóa trở lại
góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023. Việt Nam đã
có những chính sách hợp lí để khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi vào
ổn định trong giai đoạn đầy thách thức này.
Nhìn chung, khi nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn năm 2020 - 2023 có nhiều biến động và
thách thức không lường. Năm 2020 và 2021 là hai năm chịu ảnh hưởng vô
cùng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn phát huy được vai trò
kiểm soát dịch tốt và giúp tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức tăng trưởng dương.
Năm 2022 được coi là điểm sáng của biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam khi tốc độ tăng trưởng tăng chóng mặt lên đến 8.02%. Sang năm 2023
mặc dù vẫn còn một số thách thức nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được
mức tăng trưởng ổn định. Đây là động lực rất lớn để tăng trưởng kinh tế Việt
Nam trong các năm tiếp theo đạt được mức tăng trưởng mong muốn và có thể
vượt xa mức kỳ vọng.
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2020 - 2023
Năm 2020, nguyên nhân chính khiến GDP của Việt Nam đạt ở mức thấp
2.91% là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 đã gây ra
những ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, làm gián đoạn nghiêm
trọng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và du lịch. Hàng loạt các
doanh nghiệp đều phải tạm dừng hoạt động dẫn đến doanh thu và lợi nhuận
giảm sút mạnh mẽ. Các hoạt động kinh tế khác như công nghiệp chế biến hay
xây dựng cũng bị ảnh hưởng. Chưa kể đến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong
nước cũng có chiều hướng giảm. Các biện pháp phong tỏa do đại dịch phần nào
làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới, khiến giá dầu thế giới giảm
mạnh, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu nên đây cũng là một nguyên nhân khiến
GDP của Việt Nam tăng trưởng thấp, sự sụt giảm của giá dầu thế giới đã ảnh
hưởng không nhỏ đến thu nhập và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các vấn
đề khác như hạn hán, lũ lụt cũng đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tóm
lại, sự suy giảm GDP của Việt Nam năm 2020 chủ yếu do tác động tiêu cực
của đại dịch Covid-19 cùng với các yếu tố khác như giá dầu thế giới giảm,
thiên tai. Đây là những nguyên do khách quan ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam trong năm 2020.
Năm 2021, nguyên nhân chính khiến GDP của Việt Nam năm 2021 vẫn ở
mức thấp tiếp tục là do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh
Covid-19 chưa có dấu hiện dừng lại và vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự
xuất hiện của các biến thể virus mới. Các biện pháp phòng bệnh như cách ly xã
hội làm hạn chế các hoạt động kinh tế - xã hội và làm giảm tiến độ làm việc,
đông thời tiếp tục làm trì trệ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị rối loạn do tác động tiêu cực của dịch bệnh làm
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu và
nhập khẩu là yếu tố quan trọng có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam, do đó khi xuất khẩu và nhập khẩu bị gián đoạn sẽ kéo theo nền
kinh tế bị giảm sút và có thể phải lên các kế hoạch dài hạn để thúc đẩy xuất
nhập khẩu sau dịch. Các yếu tố khách quan như hiện tượng thời tiết cực đoan,
lũ lụt, hạn hán cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi sản lượng nuôi
trồng của người nông dân bị thiệt hại không chỉ làm cho ngành nông nghiệp rơi
vào khó khăn mà còn gây áp lực lên GDP toàn khu vực. Tình hình kinh tế quốc
tế, xung đột quốc tế giữa Nga và Ukraina đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể
đến hoạt động kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt
Nam là nước có xuất khẩu một số mặt hàng sang hai thị trường là Nga và
Ukraina như nông sản và thủy sản, kể từ khi xung đột xảy ra đã làm gián đoạn
chuỗi xuất khẩu sang hai thị trường này. Có thể thấy, sự kéo dài của đại dịch
Covid-19 đã làm cho chuỗi cung ứng bị lũng đoạn và các yếu tố chính trị đã
khiến GDP của Việt Nam năm 2021 còn nhiều bất cập và vẫn ở mức thấp. Đây
được coi là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Năm 2022, GDP của Việt Nam tăng trưởng cao do nền kinh tế được hồi phục
sau đại dịch Covid-19. Từ giữa năm 2022 Covid-19 đã được kiểm soát và đã
ghi nhận những khởi sắc về kinh tế của Việt Nam sau đại dịch. Sau khi dịch
bệnh được kiểm soát và đời sống người dân được bình thường hóa trở lại, nền
kinh tế Việt Nam nhanh chóng được tái khởi động các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thương mại và đặc biệt là du lịch, góp phần vào tăng trưởng GDP cả
nước. Các ngành công nghiệp và xây dựng cũng tăng trưởng mạnh khi hoạt
động xây dựng các cơ sở hạ tầng được tiếp tục hoàn thiện trong thời điểm
Covid-19 phải tạm ngưng gián đoạn. Khi hoạt động trở lại, các ngành kinh tế
trọng điểm đã có mức tăng trưởng ấn tượng đóng góp lớn vào GDP cả nước
trong năm 2022. Khi nền kinh tế trong nước dần ổn định, Việt Nam đã cho tăng
cường xuất khẩu các mặt hàng như điện tử, dệt may và nông sản ra nước ngoài
góp phần đẩy xuất khẩu tăng cao. Khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, người dân
bắt đầu tăng cường các chi tiêu để đáp ứng nhu cầu, từ đó kích thích tăng
trưởng kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đã triển khai các chính sách
kích thích tăng trưởng kinh tế như giảm thuế và hỗ trợ doanh nghiệp. Năm
2022, nhờ các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ đã giúp
nền kinh tế Việt Nam được hồi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng GDP ấn
tượng.
Năm 2023, GDP của Việt Nam là là 5.05%, thấp hơn so với năm 2022.
Trước đó Chính phủ đã dự đoán và đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt
Nam năm 2023 sẽ thấp hơn năm 2022 là 8.02% để đảm bảo tính khả thi và ổn
định kinh tế. Ảnh hưởng của các yếu tố như lạm phát, biến động thị trường
toàn cầu và khủng hoảng chính trị đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, thị trường lao động gặp một số khó khăn nhất định. Sự suy giảm của các
nền kinh tế lớn như Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa từ Việt Nam, gây ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và làm giảm
mức tăng trưởng GDP của Việt Nam. Cùng với đó là dòng vốn vào Việt Nam
có thể suy giảm trong bối cảnh toàn cầu gặp khó khăn. Sự gia tăng của lạm
phát toàn cầu và gia tăng lãi suất đã làm tăng chi phí sản xuất và kinh doanh
gây tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Một nguyên nhân
khác làm cho GDP năm 2023 đạt ở mức 5.05% là do một số động lực tăng
trưởng kinh tế suy giảm. Ngoài ra, thị trường tài chính, các chính sách tiền tệ,
bất động sản cũng phải đương đầu với những thách thức mới và tiềm ẩn không
ít nguy cơ rủi ro. Chung quy lại, tăng trưởng GDP 5.05% của Việt Nam trong
năm 2023 là một con số thận trọng và được coi là ở mức tương đối ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] GS, TS. Ngô Thế Chi, TS. Ngô Văn Lượng, 2024, Kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2020-2023 và dự báo năm 2024, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3 tháng
2/2024.

[2] Tổng cục Thống kê, Báo cáo thống kê hàng năm.

You might also like