Tai Lieu Buoi 5 Kieu Cau Trong Tieng Viet

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Luyện thi ĐGNL ĐHQGHN Vnes Tự tin- Tiến bước- Khẳng định bản thân

BUỔI 5
KIỂU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
Trong bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, có khoảng 20-25 câu hỏi đánh
giá, kiểm tra kiến thức tiếng việt của thí sinh. Các dạng bài cần vận dụng kiến thức về Câu là:
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống; Tìm lỗi sau về nghĩa, ngữ pháp, logic trong câu; Đọc
hiểu ngữ liệu. Việc nắm vững kiến thức Tiếng Việt nói chung và kiến thức về kiểu câu là tiền
đề cơ bản để các thí sinh trả lời đúng các câu hỏi và chinh phục điểm số cao.

A. THÀNH PHẦN CÂU

CHỦ NGỮ
TP. CHÍNH
VỊ NGỮ

THÀNH
PHẦN CÂU TRẠNG NGỮ

ĐỊNH NGỮ
TP. PHỤ
BỔ NGỮ

KHỞI NGỮ

B. KHÁI NIỆM CÁC THÀNH PHẦN


STT THÀNH ĐỊNH NGHĨA
PHẦN
Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện
1 CHỦ NGỮ tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được
miêu tả ở vị ngữ.
Ví dụ 1: Lao động là vinh quang
Ví dụ 2: Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với
2 VỊ NGỮ
các phó từ chỉ quan hệ thời gian.
Ví dụ 1:
Chị Dậu là một cái tâm tính mộc mạc, mộc mạc ngay
cả trong sự thù ghét
Là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu,
3 TRẠNG
tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
NGỮ
Các loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ thời gian
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Luyện thi ĐGNL ĐHQGHN Vnes Tự tin- Tiến bước- Khẳng định bản thân

-Trạng ngữ chỉ mục đích


- Trạng ngữ chỉ phương tiện
Ví dụ 1: Trước cổng trường, từng tốp em nhỏ xíu tít
ra về.
Định ngữ giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm
4 ĐỊNH NGỮ
danh từ).
Ví dụ 1: Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen
là từ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
Ví dụ 2: Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định
ngữ, mẹ - tặng là cụm Chủ ngữ - Vị ngữ, làm rõ nghĩa
cho danh từ "Quyển sách").

Là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc


5 BỔ NGỮ tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp
phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm
tính từ.
Ví dụ 1: Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm
rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi
là Cụm tính từ).
Ví dụ 2: Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ,
làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi
là Cụm động từ).

Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng
6 KHỞI NGỮ sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu), nêu chủ
đề, nội dung được nói đến trong câu. Thường kết hợp
với các từ: với, đối với, về,…
Ví dụ 1: Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui
người nông dân nổi loạn
Ví dụ 2:Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải
sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm
nay.
lOMoAR cPSD| 40969000

C. PHÂN LOẠI CÂU

CÂU ĐƠN
CÂU RÚT GỌN

CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CÂU ĐẶC BIỆT


CÂU GHÉP ĐẲNG LẬP
CÂU GHÉP
CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ
PHÂN CÂU PHỨC
LOẠI
CÂU
CÂU TRẦN THUẬT

CÂU NGHI VẤN


MỤC ĐÍCH NÓI
CÂU CẦU KHIẾN
CÂU CẢM THÁN

STT THÀNH PHẦN KHÁI NIỆM


PHÂN LOẠI THEO NGỮ PHÁP

Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)


1 CÂU ĐƠN Ví dụ: “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn
Nam Cao
Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận
chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.
Phân loại:
- Câu rút gọn chủ ngữ:
Ví dụ:
A: Mấy giờ bạn đi ăn?
B: 12 giờ.
Ở đây, trong câu trả lời của B thành phần chủ ngữ đã
bị rút gọn. Câu trả lời đầy đủ sẽ phải là: "tớ đi ăn lúc
12 giờ".
- Câu rút gọn vị ngữ
CÂU RÚT Ví dụ
2
GỌN A: Sáng nay ai là người dọn vệ sinh
B: Tớ
Trong câu trả lời của B chỉ được giữ lại phần chủ ngữ,
vị ngữ bị lược bỏ. Câu đầy đủ sẽ là: "Tớ là người dọn
vệ sinh."
- Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ
Ví dụ:
A: Cậu thường đi ngủ lúc mấy giờ?
B: 23 giờ.
Trong câu trả lời của B ở ví dụ trên thì cả thành phần
chủ ngữ và vị ngữ đều bị lược bỏ, chỉ còn thành phần
lOMoAR cPSD| 40969000

trạng ngữ chỉ thời gian được giữu lại. Câu đầy đủ sẽ là:
"tớ thường đi ngủ lúc 23 giờ".

Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo
thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ
CÂU ĐẶC
3 thì gọi là câu đặc biệt.
BIỆT
Ví dụ: Mưa. Mưa. Mưa
Là câu có 2 vế C-V và các vế độc lập
CÂU không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế
GHÉP câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu.
4 ĐẲNG Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
LẬP
Là câu có 2 vế C-V và chỉ có hai vế câu. Vế chính và
vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn
với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ
Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
CÂU
- Quan hệ nguyên nhân – kết quả
GHÉP
5 - Quan hệ giả thiết – kết quả
CHÍNH
- Quan hệ tương phản
PHỤ
- Quan hệ mục đích
- Quan hệ tăng tiến

Là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết
cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu C-V còn lại bị bao
hàm trong kết cấu C-V làm nòng cốt đó.
CÂU Ví dụ:
6
PHỨC “Cái cô gái mà tôi đã gặp hôm qua rất xinh đẹp.”
Bạn bè tôi đã mua một chiếc xe hơi màu đen

PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI


Mục đích sử dụng: Dùng để kể, tả, nhận định, giới
thiệu một sự vật, sự việc
CÂU
Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường ghi dấu chấm
7 TRẦN
(.).
THUẬT
Mục đích sử dụng: Chủ yếu dùng để hỏi (hỏingười và
hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm
CÂU thán/ cầu khiến.).
8 NGHI Dấu hiệu nhận biết: Có các từ nghi vấn: có…không,
VẤN (làm) sao, hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn), cuối
câu có dấu chấm hỏi(?).
Mục đích sử dụng:
 cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo).
 khẳng định hoặc phủ định .
9  bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Dấu hiệu nhận biết:
 Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,
CÂU CẦU nhé…đi , thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến.
KHIẾN
lOMoAR cPSD| 40969000

 Khi viết thường kết thúc


bằng dấu chấm than (!), nhưngkhi ý cầu khiến không
được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).
Mục đích sử dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp
của người nói (người viết).
Dấu hiệu nhận biết:
10 CÂU CẢM  Có những từ ngữ cảm
THÁN thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết
chừngnào,…
 Cuối câu thường kết thúc bằngdấu chấm than (!)

NGOÀI RA
Câu phủ định là loại câu mang ý nghĩa phản bác, phản
đối hay không đồng ý với một ý kiến, sự việc hay vấn
đề nào đó. Câu phủ định thường chứa các từ như:
CÂU
không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có phải...
11 PHỦ
Ví dụ: "Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai
ĐỊNH
đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mỏng bụng ra rồi
còn đói gì nữa". (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực
hiện một hoạt động hướng vào người khác.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được
CÂU BỊ hoạt động của người, vật khác hướng vào.
12
ĐỘNG Ví dụ:
Tớ được mẹ mua cho một chiếc áo khoác.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP - ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Thành phần nào dưới đây là thành phần chính của câu?
A. Trạng ngữ và chủ ngữ C. Vị ngữ và bổ ngữ
B. Chủ ngữ và vị ngữ D. Bổ ngữ và khởi ngữ
Câu 2: Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ, đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông
vui, tấp nập”
A. Chợ Năm Căn C. Bờ sông, ồn ào, đông
vui, tấp nập
B. Nằm sát
D. Chủ ngữ được lược bỏ
Câu 4: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu
nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai B. Khi ấy
lOMoAR cPSD| 40969000

C. Đầu nó còn để hai trái đào D. Cả A, B, C đều sai.


Câu 5: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng
bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa
thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 6: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút
trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị
đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu
Tá) biểu thị điều gì ?
A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với
hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống
của nó. (Đặng Thai Mai)
A. Chỉ thời gian C. Chỉ phương tiện
B. Chỉ nơi chốn D. Chỉ nguyên nhân
Câu 8: Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng
dấu phẩy. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 9: Ý nào sau đây nêu không đúng về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu
Câu 10: Dấu hiệu nhận biết giữa chủ ngữ và khởi ngữ là việc có thể thêm quan hệ từ
“về, đối với” vào trước hoặc cụm từ đó, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 11: Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?
A. Tôi thì tôi xin chịu
lOMoAR cPSD| 40969000

B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi


C. Nam Bắc hai miền ta có nhau
D. Cá này rán thì ngon
Câu 12: Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
C. Nó là đứa thông minh
D. Người thông minh nhất là lớp nó.
Câu 13: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau "Đối với bài toán này, tôi nghĩ
chúng ta cần có thời gian để suy nghĩ thêm".
A. Đối với C. Tôi
B. Bài toán D. Chúng ta
Câu 14: Dòng nào nêu đầy đủ các khởi ngữ trong đoạn trích sau?
"Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải
tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ
nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo lòe loẹt, nói
cười oang oang."
(Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
A. Trang phục; đi dự đám cưới.
B. Trang phục; đi đám cưới; đi dự đám tang.
C. Trang phục; văn hóa xã hội.
D. Đi đám cưới; đi dự đám tang.
Câu 15: Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ:
A. Tuy, nhưng C. Về, đối với
B. Và, hay D. Của, để
Câu 16: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Hoa sim !
D. Mưa rất to.
Câu 17: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
Chim sâu hỏi chiếc lá:
lOMoAR cPSD| 40969000

- Lá! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
A. Bộc lộ cảm xúc
B. Gọi đáp
C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
Câu 18: Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi
bước vào lớp. (Khánh Hoài)
Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?
A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị n
Câu 19: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
A. Một từ C. Ba từ
B. Hai từ D. Bốn từ
Câu 20: Các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?
1. Giỏi gì mà giỏi
2. Ngôi nhà này đẹp à?
3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!
A. Câu phủ định B. Không phải câu phủ định.
lOMoAR cPSD| 40969000

You might also like