ÔN TẬP BỔ SUNG 2020

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Chương 1:

Câu 1: Khả năng chống đỡ mòn của các vật liệu chế tạo chi tiết hoặc cặp chi tiết
phối hợp, được gọi là:
A. Độ chịu mòn
B. Lượng hao mòn
C. Khả năng chịu lực
D. Khả năng làm việc
Câu 2: Mài mòn là hiện tượng hao mòn do tồn tại...... giữa 2 bề mặt ma sát:
A. Hạt mài
B. Hoá chất
C. Không khí
D. Nhiệt độ cao
Câu 3: Sau khi chạy rà quá trình hao mòn của chi tiết xảy ra chậm và ổn định là do:
A. Diện tích tiếp xúc của bề mặt chi tiết tăng
B. Diện tích tiếp xúc của bề mặt chi tiết giảm
C. Lượng dầu bôi trơn ở bề mặt chi tiết tăng
D. Lượng hạt mài giảm
Câu 4: Thân piston khi làm việc sẽ chịu mòn do:
A. Ma sát trượt
B. Ma sát xoay
C. Ma sát lăn
D. Ma sát tịnh tiến
Câu 5: Sau một thời gian làm việc, khe hở miệng của xéc măng tăng là do
A. Hao mòn mặt lưng
B. Hao mòn mặt cạnh
C. Hao mòn mặt bụng
D. Hao mòn tại vị trí miệng
Câu 6: Để tăng tuổi thọ cho xéc măng khí thứ 1 có thể dùng phương pháp:
A. Mạ crôm xốp mặt lưng
B. Tạo rãnh chứa dầu bôi trơn
C. Vát cạnh trong xéc măng
D. Vát cạnh ngoài xéc măng
Câu 7: Chiều dài đoạn 02(tlv ) trong đồ thị hao mòn chi tiết sau phụ thuộc vào:

A. Tất cả các ý ở những lựa chọn khác


B. Chế độ bảo dưỡng
C. Chế độ khai thác, sử dụng
D. Công nghệ gia công
Câu 8: Độ lớn góc  trong đồ thị hao mòn chi tiết sau phụ thuộc vào:
A. Tất cả các ý ở những lựa chọn khác
B. Chế độ bảo dưỡng
C. Chế độ khai thác, sử dụng
D. Công nghệ gia công

Hình 1.3: Đồ thị hao mòn chi tiết

Câu 9: Số nội dung trong một chế độ bảo dưỡng và sửa chữa hoàn chỉnh là:
A. 05 nội dung
B. 04 nội dung
C. 06 nội dung
D. 07 nội dung
Câu 10: Căn cứ vào chu kỳ và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ôtô được chia
làm:
A. 02 cấp
B. 03 cấp
C. 04 cấp
D. 05 cấp
Câu 11: Để thiết kế một qui trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật cần thực hiện bao
nhiêu nội dung:
A. 06 nội dung
B. 05 nội dung
C. 04 nội dung
D. 03 nội dung
Câu 12: Hình bên dưới là kích nâng ô tô dạng:

A. Dẫn động thuỷ lực


B. Dẫn động bằng điện
C. Dẫn động bằng khí nén
D. Dẫn động bằng cơ khí
Câu 13: Hình bên dưới là hầm bảo dưỡng dạng:
A. Hầm ở giữa hai bánh xe
B. Hầm ở hai bên xe
C. Hầm nâng
D. Hầm treo bánh xe
Câu 14: Hình bên dưới là hầm bảo dưỡng dạng:
A. Hầm ở hai bên xe
B. Hầm ở giữa hai bánh xe
C. Hầm nâng
D. Hầm treo bánh xe

Câu 15: Hình bên dưới là hầm bảo dưỡng dạng:


A. Hầm nâng
B. Hầm ở hai bên xe
C. Hầm ở giữa hai bánh xe
D. Hầm treo bánh xe
Câu 16: Hình bên dưới là hầm bảo dưỡng dạng:
A. Hầm treo bánh xe
B. Hầm ở hai bên xe
C. Hầm ở giữa hai bánh xe
D. Hầm nâng

Câu 17: Hình bên dưới là thiết bị dùng để:


A. Bơm dầu bôi trơn
B. Bơm lốp xe
C. Bơm mỡ bôi trơn
D. Nâng, hạ ô tô

Câu 18: Hình bên dưới là cầu nâng ô tô dạng:


A. Dẫn động thuỷ lực kết hợp điện
B. Dẫn động bằng điện
C. Dẫn động bằng thuỷ lực
D. Dẫn động bằng cơ khí
Câu 19: Hình bên dưới là thiết bị dùng để:
A. Bơm mỡ bôi trơn
B. Bơm lốp xe
C. Bơm dầu bôi trơn
D. Nâng, hạ ô tô
Câu 20: Khi lượng dầu hồi ở vòi phun động cơ Diesel tăng là hiện tượng hao mòn
của:
A. Kim phun
B. Piston và xylanh bơm cao áp
C. Van và đế van triệt hồi
D. Lò xo và ti đẩy
Câu 21: Sự hao mòn của xéc măng và xylanh trong động cơ sẽ ảnh hưởng đến:
A. Tất cả các ý ở những lựa chọn khác
B. Khe hở miệng xéc măng
C. Công suất động cơ
D. Áp suất cuối kỳ nén
Câu 22: Nếu mức dầu bôi trơn sau một thời gian động cơ Diesel làm việc nhiều hơn
và loãng hơn ban đầu là do:
A. Áp suất phun của vòi phun quá thấp
B. Khe hở miệng xéc măng lớn
C. Nhiệt độ của động cơ cao
D. Áp suất dầu bôi trơn cao
Câu 23: Sự hao mòn sẽ làm cho khe hở lắp ghép giữa hai chi tiết chuyển động tương
đối:
A. Tăng
B. Giảm
C. Tuỳ từng chi tiết
D. Không thay đổi
Câu 24: Hư hỏng phát sinh vì sức bền chi tiết kém là do:
A. Kết cấu
B. Công nghệ
C. Lão hoá
D. Vận hành
Câu 25: Hư hỏng chi tiê`t phát sinh vì nhiệt luyện sai là hư hỏng do:
A. Công nghệ
B. Kết cấu
C. Lão hoá
D. Vận hành
Câu 26: Động cơ bị bó kẹt do thiếu dầu bôi trơn là hư hỏng do:
A. Vận hành
B. Kết cấu
C. Lão hoá
D. Công nghệ
Câu 27: Các cảm biến dùng để báo các thông số chẩn đoán thường được chia làm
mấy loại:
A. 02 loại
B. 03 loại
C. 04 loại
D. 05 loại
Câu 28: Tiêu chuẩn nhà nước dùng trong chẩn đoán thường được qui định:
A. Tuỳ từng loại
B. Lớn hơn định mức
C. Nhỏ hơn định mức
D. Bằng định mức
Câu 29: Số thông số chẩn đoán của mỗi đối tượng chẩn đoán là:
A. Tuỳ từng đối tượng
B. 04 thông số
C. 03 thông số
D. 02 thông số
Câu 30: Thiết bị chẩn đoán nào là thiết bị chẩn đoán di động:
A. Súng cân lửa
B. Thiết bị Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng bằng điện tử
C. Thiết bị thử phanh
D. Thiết bị đo độ trượt ngang
Câu 31: Thiết bị chẩn đoán nào là thiết bị chẩn đoán di động:
A. Thiết bị đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ
B. Thiết bị Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng bằng điện tử
C. Thiết bị thử phanh
D. Thiết bị đo độ trượt ngang
Câu 32: Thiết bị chẩn đoán nào là thiết bị chẩn đoán cố định:
A. Thiết bị thử phanh
B. Thiết bị đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ
C. Thiết bị chẩn đoán động cơ SCA_3500
D. Thiết bị kiểm tra độ kín két và nắp két nước

You might also like