12.4 - Bui Dinh Huy

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề 1: Cảm nhận 6 câu thơ sau, từ đó bình luận quan niệm về đất nước

của Nguyễn Khoa Điềm:


Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
(Trích “Đất Nước”- trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa
Điềm)
Bài làm
Trong nền văn học có lẽ đất nước là một trong những đề tài gắn với sự
thành công của nhiều cây bút trong các thời kì, nhất là thời kì kháng chiến. Có
rất nhiều tác giả đã gây ấn tượng đối với người đọc khi viết về chủ đề đất nước
và tiêu biểu trong số đó không thể không kể đến Nguyễn Khoa Điềm với bài
thơ “Đất nước”. Ông có quê quán ở Thừa Thiên-Huế. Với xuất thân trong một
gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng vì vậy ông là một
trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm tháng
trường kì chống Mĩ cứu nước. Phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm mang
đậm màu sắc chính luận trữ tình kết hợp với cảm xúc nồng nàn và chất suy tư
sâu lắng về đất nước. Đồng thời ta cũng có thể thấy quan niệm của ông về đất
nước qua sáu câu đầu cùa bài thơ “Đất nước”:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những “cái ngày xửa ngày xưa”
mẹ thường kể
....
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đàu chương V của trường ca “Mặt đường
khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên viết về sự thức tỉnh
của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, sứ mệnh
đấu tranh kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Và là một trong những
đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Đến với sáu câu
đầu tác giả đã thể hiện cảm nhận mình về sự hình thành của đất . Ở hai câu đầu,
Nguyễn Khoa Điềm đã bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm của mình về cội
nguồn sâu xa của đất nước:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”
mẹ thường kể
Ở câu đầu, có thể thấy lời thơ tự nhiên như một lời kể làm cho người đọc hình
dung ra được sự tồn tại của đất nước trong nhận thức con và theo Nguyễn Khoa
Điềm từng nói rằng: “Đất nước là một giá trị bền vững, vĩnh hằng, đất nước
được tạo dựng được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời
khác cho nên “khi ta lớn lên đất nước đã có từ lâu rồi” và đó như một lời khẳng
định đầy vẻ vang tự hào rằng đất nước đã có từ rất lâu đời và tồn tại qua nhiều
thế hệ. Tiếp đến ở câu thơ thứ hai, thì ta thấy được để truy tìm về cội nguồn của
đất nước thì không ai có thể biết được và với cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi
lên những câu chuyện cổ tích mà những người bà, người mẹ kể cho ta nghe từ
thuở thơ ấu cho biết hình ảnh đất nước đã xuất hiện từ rất lâu, từ trong những
câu chuyện truyền thuyết,cổ tích xa xưa và càng nhấn mạnh thêm ý niệm về đất
nước đã đi vào tâm hồn, tồn tại trong tiềm thức của mỗi người.
Ở hai câu thơ thứ ba và năm, Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên đất nước được
hình thành từ phong tục, tập quán, nét văn hoá đẹp từ bao đời của con người
Việt Nam:
“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Tóc mẹ thì bới sau đầu”
Với hình ảnh “miếng trầu” gợi nhắc đến truyện cổ tích trầu cau đã ca ngợi lên
tình cảm anh em thắm thiết, là biểu tượng của phẩm chất chung thuỷ, sắt son
trong tình cảm vợ chồng nói riêng và trong cốt cách người Việt Nam từ xưa
nay nói chung. Bên cạnh đó, “miếng trầu” còn tượng trưng cho truyền thống
mời trầu của người Việt Nam như thể hiện sự bắt chuyện một cách lịch sự, tôn
trọng người khác. Như vậy, có thể thấy được rằng hình ảnh miếng trầu tuy giản
dị nhưng lại mang bao ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hoá của người Việt
Nam. Ngoài ra, đất nước còn đến từ hình ảnh thân thương của những người mẹ
với tục búi tóc sau đầu gợi nét đẹp giản dị, kín đáo rất riêng của người phụ nữ
Việt Nam từ bao đời nay. Và nét đẹp giản dị quen thuộc đó làm ta liên tưởng
đến hai câu thơ:
“Tóc ngang lưng vừa chừng em búi
Để chi dài bối rối lòng anh”
Như vậy, có thể thấy được chính những phong tục tập quán, những nét đẹp văn
hoá ngàn đời của dân tộc đã góp phần hình thành và tạo nét đặc trưng của đất
nước.
Đất nước hình thành từ những phong tục đẹp của dân tộc nhưng lớn lên
nhưng để tồn tại được mấy ngàn năm, từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ
truyền thống đấu tranh dựng nước. Và nó được thể hiện rõ ở câu:
“Đất nước lớn lên khi mà dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Từ “lớn lên” cho thấy đất nước trưởng thành và tồn tại qua những cuộc đấu
tranh kháng chiến dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hình ảnh trồng tre
đánh giặc gợi nhắc đến hình ảnh Thánh Gióng và câu chuyện dân gian đánh
đuổi giặc xâm lược. Với hình ảnh này nó đã thể hiện truyền thống chống giặc
giữ nước trong suốt quá trình lịch sử dân tộc từ xa xưa cho đến thời nay trong
thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đồng thời ca ngọi những tấm gương tuổi trẻ đã
anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, hình ảnh cây tre gầy guộc gắn
bó với nhân dân còn là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất, sức sống
mạnh mẽ của con người Việt Nam.
Ngoài ra, đất nước còn hình thành từ lối sống chung thuỷ, sâu đậm đầy
tình nghĩa ấm áp vốn có của nhân dân qua câu:
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách độc đáo, nhẹ nhàng
thấm đẫm vào câu thơ. Hình ảnh “gừng cay” và “muối mặn” là điều hiển nhiên
của tạo hoá không thay đổi được và tình cảm vợ chồng cũng giống vậy, luôn
luôn không bao giờ thay đổi, lung lay. Đó là biểu tượng của sự thuỷ chung, sắt
son của con người.
Tóm lại, bằng việc lựa chọn thể thơ tự do số câu trong một bài đã tạo ra
nét độc đáo về hình thức cho bài thơ. Bên cạnh đó ông đã sử dụng các chất liệu
văn hóa dân gian, ngôn từ giản dị với đa dạng các thể loại từ phong tục tập
quán sinh hoạt của nhân dân hay truyện cổ tích, truyền thuyết,... đã cho cái nhìn
mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân.
Ngoài ra với giọng thơ nhẹ nhàng, trữ tình chính luận cho thấy cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Đồng thời,
ta cũng thấy được một quan niệm mới mẽ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
đó là đất nước không phải gì đó quá xa lạ, trừu tượng mà nó xuất phát hình
thành từ điều giản dị hàng ngày của nhân dân, từ những phong tục tập quán hay
nét đẹp văn hoá từ bao đời nay. Và đất nước không của riêng ai mà nó là của
nhân dân và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Qua đó, bài thơ “Đất Nước” cho ta thấy được sự hình thành và phát triển
của đất nước qua lời kể của Nguyễn Khoa Điềm và cái nhìn mới mẽ của người
đọc về đất nước. Đồng thời thức tỉnh những người trẻ về tinh thần đấu tranh
bảo vệ non sông Tổ quốc.

You might also like