Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

NTDTEAM - BÀI TẬP VỀ NHÀ

SINH LÝ THỰC VẬT – LỚP HẠT GIỐNG SỐ 1


- 28/6/2024 -
Câu 1:
Thành tế bào giúp tế bào thực vật duy trì
sự ổn định tương đối về thể tích trước
những thay đổi lớn về thế năng nước do
quá trình thoát hơi nước tạo ra. Thế năng
nước (ᴪw) của tế bào thực vật gồm thế
năng chất tan (ᴪs) và thế năng áp suất
trương (ᴪp). Thể tích tương đối của tế
bào tương quan với thế năng nước và các
thành phần của nó như mô tả trong hình 1.
Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng
hay sai, giải thích?
A. Thay đổi về thế năng nước của tế bào
thực vật thường đi kèm với sự thay đổi lớn của cả áp suất trương và thể tích tế bào.
B. Sự mất áp suất trương cho biết điểm kết thúc co nguyên sinh, với sự giảm khoảng 15% thể
tích tế bào.
C. Khi thể tích tế bào giảm 10%, hầu như sự thay đổi của thế năng nước của tế bào là do giảm
thế năng chất tan cùng với thay đổi nhỏ của áp suất trương.
D. Trong quá trình lấy lại nước (rehydration), sự tăng thể tích tế bào dừng lại khi thành tế bào
tạo áp suất tương đương với áp suất trương và thế năng nước của tế bào đạt giá trị bằng 0.
Câu 2:

Một nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của
ánh sáng đến độ mở của khí khổng. Một nhóm nhà khoa học đã
tiến hành thí nghiệm trên dòng kiểu dại, các dòng đột biến đơn
phot1, phot2, npq1 và dòng đột biến kép phot1/phot2 của cây cải
A. thaliana với ba chế độ chiếu sáng ở cường độ trung bình: không
chiếu sáng, chỉ chiếu ánh sáng đỏ (RL) và chiếu đồng thời ánh sáng
đỏ và ánh sáng xanh lam (RL+BL). Phototropin và zeaxanthin là
các thụ thể ánh sáng của thực vật; phot1 và phot2 là các đột biến
làm giảm mẫn cảm của phototropin 1 và 2 với ánh sáng, npq1 là
đột biến làm giảm mức tạo zeaxanthin trong tế bào. Hình 5 mô tả
Hình 5
kết quả của thí nghiệm; khí khổng đóng khi mở không quá 1,25 μm
và mở ra khi kích thước khí khẩu trên 2 μm.
a) Dựa trên kết quả thí nghiệm biểu thị ở hình 5:
(1) Hãy cho biết ánh sáng xanh lam hay ánh sáng đỏ làm khí khẩu ở lá mở lớn hơn? Giải
thích.
(2) Hãy cho biết phototropin là thụ thể mẫn cảm với ánh sáng xanh lam hay ánh sáng đỏ?
Giải thích.
b) Hãy cho biết con đường truyền tín hiệu nội bào liên quan đến sự mở của khí khổng do
phototropin 1 và phototropin 2 khởi động là song song hay nối tiếp với nhau? Giải thích.
c) Hãy cho biết nếu tiến hành thí nghiệm ở cường độ ánh sáng cao ở ngưỡng có nguy cơ làm tổn
thương lá thì kích thước của khí khẩu ở dòng npq1 là cao hơn, thấp hơn hay bằng với dòng
kiểu dại? Tại sao?
Câu 3:
Câu 4:
Đất nhiễm mặn là một trong những điều kiện bất lợi, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh
trưởng, thậm chí gây chết ở thực vật. Các nhà khoa học nghiên cứu cây cải dại (Arabidopsis
thaliana), phát hiện thấy tế bào của chúng có thể điều chỉnh được nồng độ Na+ bào tương; qua
đó duy trì được sự ổn định của các protein trong tế bào khi đất trồng bị nhiễm mặn. Sự thích
nghi của tế bào cây cải dại ở đất nhiễm mặn có liên quan đến các protein của con đường quá
mẫn cảm với muối (SOS, salt over sensitive). Hình 6 biểu thị hoạt động của các loại protein
SOS (SOS1, SOS2, SOS3) và protein vận chuyển (AtHKT1 và AKT1) do chính các protein
SOS này kiểm soát ở tế bào cây cải dại. Biết rằng các protein SOS2 và SOS3 chỉ hoạt động khi
chúng liên kết với nhau.
a) Nêu vai trò của protein SOS1 và
không bào của tế bào thực vật trong sự
thích nghi với điều kiện đất nhiễm mặn.
b) So với các cây trồng ở đất không bị
nhiễm mặn, các chỉ số sau đây ở cây
Arabidopsis thaliana trồng trên đất
nhiễm mặn sẽ thay đổi như thế nào?
Giải thích.
- Độ trương nước của tế bào
- Mức biểu hiện H+- ATPase trên màng
tế bào
- Tốc độ tiêu thụ ATP của tế bào
- pH bào tương
c) Một thể đột biến SOS2 làm giảm khả năng kết hợp với SOS3 thì tỉ lệ K+/ Na+ ở bào tương
và số lượng protein SOS1 của tế bào sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

You might also like