khảo sát tháng 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 1- ĐỀ 1

Phần I (6.5 điểm):


Vẻ đẹp của mùa xuân từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều
nhà thơ. Và mở đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời…
1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ hoàn cảnh sáng tác, kết hợp với nội dung
bài thơ, em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn tác giả ?
2. Em hãy cho biết trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để
miêu tả bức tranh thiên nhiên xứ Huế? Chỉ rõ từ ngữ thể hiện nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.
3. Trong dòng thứ ba của khổ thơ trên, từ “ơi” là từ loại gì và có vai trò ngữ pháp nào trong câu?
4. Trong bài thơ, Thanh Hải còn thể hiện cảm xúc tự hào và tin tưởng về đất nước. Em hãy
viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích khổ thơ thứ ba của bài thơ để làm rõ điều
ấy. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết và thành phần biệt lập phụ chú (gạch
chân, chú thích từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập phụ chú).
Phần II (3.5 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Mỗi chúng ta hình như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế
giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang chuyển
động từng ngày, những người bên cạnh bạn đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh
bạn đang di chuyển từng phút từng giây…Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình mà
bạn chỉ là đang bỏ quên…Bạn “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ
quên” một cơn gió âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói đang lặn
phía trời tây, bạn “bỏ quên” niềm vui trong ánh mắt mẹ khi thấy bạn đi học về, bạn tiếp tục
“bỏ quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” nhiều thứ…”
(Theo Thụy Yên, nguồn internet)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
2. Theo em, vì sao tác giả lại đặt từ “bỏ quên” trong dấu ngoặc kép? Em hiểu thế nào về
nghĩa của từ “bỏ quên” được sử dụng trong đoạn trích trên?
3. Cuộc sống xung quanh ta bao la và phong phú vô ngần. Nhưng hình như chúng ta đang
bỏ quên nhiều thứ…Từ những gợi mở của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy
viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi với nội dung “Biết quan sát để yêu
thương nhiều hơn”.
-------HẾT-------
Ghi chú: Điểm phần I: 1. (1.0 điểm); 2. (1.5 điểm); 3. (0,5 điểm); 4. (3.5 điểm)
Điểm phần II: 1. (0.5 điểm); 2. (1.0 điểm); 3. (2.0 điểm)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh:………………..


ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu Nội dung Biểu
điểm
Phần I
- Hoàn cảnh sáng tác: 0,5
+ Sáng tác tháng 11/1980
Câu 1 + Khi đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu sau nhà thơ qua
(1.0 đời.
điểm) - Vẻ đẹp tâm hồn tác giả: Lạc quan, yêu cuộc sống (yêu đời), yêu quê 0,5
hương, đất nước, có lẽ sống đẹp với khát vọng cống hiến cho nhân dân,
cho mùa xuân đất nước...
- Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo 0,5
ngữ, nhân hóa
+ Đảo ngữ, đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (động từ “ mọc” đứng đầu 0,5
Câu 2 câu) nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mùa xuân và cảm xúc ngạc
(1.5 nhiên của tác giả trước sức sống ấy
điểm) + Nhân hóa: “ ơi, chi mà” trò chuyện với chim chiền chiện, làm thiên
nhiên gần gũi, thân thương. 0,5
- Qua đó tác giả làm nổi bật bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế
qua màu sắc hài hòa, âm thanh tươi vui; thể hiện tình yêu với thiên
nhiên...
Câu 3 - từ loại: thán từ 0,25
(0.5 - vai trò ngữ pháp: thành phần biệt lập gọi đáp. 0,25
điểm)
* Hình thức:
- Đúng đoạn diễn dịch, có độ dài khoảng 12 câu. 0,5
- Có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và phép nối 0,5
* Nội dung: HS biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật, các từ ngữ, phép
tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ… để làm nổi bật niềm tự hào và tin
tưởng về đất nước.
- Những chiêm nghiệm sâu sắc, sự trân trọng lịch sử đất nước:
+ Cụm từ “bốn ngàn năm” mang tính khái quát về bề dày lịch sử dân
1,0
tộc với hành trình dựng nước và giữ nước vĩ đại.
Câu 4 + Nghệ thuật nhân hóa với hai từ “ vất vả” và “ gian lao” khiến đất
(3.5 nước trở nên gần gũi thân thương như hình ảnh người mẹ tảo tần, vất
điểm) vả ...
+ Giọng điệu thơ trầm lắng, đầy chất suy tưởng khi nghĩ về quá khứ
dân tộc.
- Bộc lộ niềm tự hào, tin tưởng vào tương lai tươi sáng, trường tồn bất
diệt của đất nước. 1,0
+ Hình ảnh so sánh đẹp và sáng tạo “Đất nước như vì sao”, từ đó bộc
lộ niềm tin tưởng, tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu
đẹp, mãi tỏa sáng, trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ.
+ Phó từ "cứ" kết hợp với cụm động từ "đi lên" thể hiện quyết tâm cao
độ, hiên ngang tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn.
+ Giọng điệu thơ hai câu sau phấn chấn, lạc quan. 0,5
- Điệp ngữ “Đất nước”: nhấn mạnh hình ảnh trung tâm của cả đoạn
thơ, gợi cảm xúc tha thiết, thể hiện tình yêu dành cho đất nước, dân
tộc.
Phần II
Câu 1 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5
(0.5
điểm)
Câu 2 - Tác giả đặt từ “bỏ quên” trong ngoặc kép:
(1.0 + Đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt 0,5
điểm) + “Bỏ quên”: thái độ sống thờ ơ, không quan tâm, không lắng nghe, 0,5
không thấu hiểu, không đồng cảm sẻ chia…

Câu 3 * Hình thức: Viết thành đoạn văn có bố cục hợp lí, diễn đạt rõ ý, liên 0,5
(2.0 kết tốt.
điểm) * Nội dung: Có thể đi theo hướng sau:
- Giải thích :
+ Quan sát là nhìn, xem xét để biết chính xác sự vật, hiện tượng nào 0,25
đó (nghĩa từ điển)
+ Biết quan sát ở đây đề cập tới là biết cách chú ý, biết quan tâm tới
cuộc sống, tới mọi người xung quanh.
=> “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn”: biết quan tâm, chú ý để
cảm nhận, thấu hiểu và yêu thương, trân trọng cuộc sống cũng như mọi
người xung quanh mình hơn.
- Bàn luận: Tại sao “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn”?
+ Biết quan sát – biết chú ý, con người sẽ biết cảm nhận, trân trọng, 0,75
yêu thương hơn những vẻ đẹp của cuộc sống, con người quanh ta – từ
vẻ đẹp của thiên nhiên đến vẻ đẹp của con người…những điều bình dị
nhưng chính là chân giá trị của cuộc sống mà nếu không để ý ta sẽ dễ
dàng bỏ qua, “bỏ quên”.
+ Biết quan sát – quan tâm sẽ giúp con người biết thấu hiểu, đồng cảm,
biết sống giàu tình yêu thương hơn, giúp người với người xích lại gần
nhau, các mối quan hệ thêm gắn kết.
( Học sinh biết lấy dẫn chứng phù hợp để phân tích)
- Mở rộng: Quan sát khác với soi mói: khác với người biết quan sát,
người soi mói luôn nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo hướng tiêu cực;
Người biết “quan sát”, biết nhìn cuộc sống không chỉ bằng đôi mắt mà 0,25
còn bằng trái tim sẽ có cách giao tiếp, ứng xử tinh tế và cảm nhận cuộc
sống sâu sắc hơn.
- Liên hệ và rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
+ Quan sát, lắng nghe…trân trọng và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống
+ Quan tâm, chia sẻ tình yêu thương 0,25
+ Tránh lối sống vô cảm, ích kỷ
* Trên đây chỉ là những gợi ý, GV cần linh hoạt trong khi chấm, tôn
trọng các ý kiến cá nhân hợp lí và đúng chuẩn mực.
ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 1- ĐỀ 2
Phần I (3,5 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Chừng nào ta chưa
chịu thay đổi thì chừng đó chúng còn dai dẳng đeo bám ta. Mặc dù khó có thể thay đổi cách
suy nghĩ của mình trong một sớm một chiều, nhưng ta cần giữ đầu óc thật tỉnh táo để nhìn
nhận sự việc. Bằng cách nhận diện vấn đề, chia sẻ với mọi người và giải quyết nó, ta sẽ dần
loại bỏ được thói quen nhìn nhận mọi việc một cách tiêu cực.
(2) Giữa suy nghĩ tích cực và tiêu cực tồn tại một sự khác biệt rất lớn. Chỉ cần một
ý nghĩ “mình không thể” thoáng qua đầu, phần tiêu cực trong con người ta sẽ nhanh chóng
lấn lướt, rồi ám ảnh cho đến khi tâm trí ta bị mặc cảm bủa vây. Kết quả là ta rất dễ buông
tay đầu hàng. Ngược lại, nếu biết hướng sự lựa chọn ấy đến những điều tốt đẹp, ta sẽ nhận
được một kết quả khác, sáng sủa hơn. Những suy nghĩ tích cực được ươm mầm trong tâm
hồn ta sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở và đưa ta đến một cuộc sống tươi đẹp.
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra từ ngữ thực hiện một phương tiện liên kết giữa các câu của
đoạn (2) văn bản trên và cho biết đó là phép liên kết gì?
Câu 2. (1,0 điểm) Theo tác giả, con người sẽ gặp phải điều gì nếu suy nghĩ tiêu cực?
Tại sao lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, bất hạnh?
Câu 3. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng
2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của những suy nghĩ tích cực trong cuộc
sống con người.

Phần II (6,5 điểm)


“Viếng lăng Bác” là một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên Bác
Hồ kính yêu. Đó còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam
gửi đến Bác.
Câu 1 (0,5 điểm) Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên?
Câu 2 (1,0 điểm) Khi chép bài “Viếng lăng Bác”, một bạn đã chép sai một từ trong
câu thơ đầu thành “Con ở miền Nam ra viếng lăng Bác”. Em hãy giúp bạn thay từ sai đó bằng
từ đúng và phân tích cho bạn hiểu chép sai như thế sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa câu thơ.
Câu 3 (4,0 điểm) Cũng trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương viết:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…"
Bằng một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ cảm
xúc của tác giả khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác. Trong đoạn có sử dụng hợp
lí phép thế để liên kết và câu có thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân, chú thích từ ngữ
liên kết, thành phần biệt lập phụ chú).
Câu 4 (1,0 điểm). Hình ảnh mặt trời xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trong chương
trình Ngữ văn lớp 9 cũng có tác phẩm viết về hình ảnh đó. Hãy chép chính xác một câu thơ
khác có hình ảnh mặt trời và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

---Giám thị không giải thích gì thêm---


ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Phần Câu Yêu cầu Điểm
P.I 1 - Học sinh xác định đúng:
+ Một phép liên kết 0,25 điểm
+ Từ ngữ làm phương tiện liên kết 0,25 điểm
2 - Nếu suy nghĩ tiêu cực con người sẽ gặp phải: 0,5 điểm
+ Gặp nhiều khó khăn, bất hạnh
+ Tâm trí bị mặc cảm bủa vây. Kết quả là rất dễ
buông tay đầu hàng.
- Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến con người gặp 0,5 điểm
nhiều khó khăn bất hạnh vì:
+ Lối suy nghĩ tiêu cực khiến bản thân luôn căng
thẳng, mệt mỏi, không dám đương đầu với thách
thức, không có niềm tin vào bản thân, chấp nhận
thất bại trong cuộc sống
+ Suy nghĩ tiêu cực khiến con người nhìn nhận bản
thân cũng như mọi vấn đề luôn trong trạng thái bi
quan, bế tắc nên ảnh hưởng đến kết quả công việc
cũng như thành công của mỗi người…
3 * Hình thức: Đoạn văn không quá dài, không 0,5 điểm
quá ngắn; diễn đạt rõ ràng, lưu loát.
* Nội dung: HS có những cách lập luận khác nhau
để bộc lộ suy nghĩ của riêng mình và làm sáng tỏ 1,5 điểm
vấn đề. Về cơ bản đảm bảo các ý sau:
- Khái niệm: suy nghĩ tích cực là gì?
- Biểu hiện của suy nghĩ tích cực.
- Tác dụng của lối suy nghĩ tích cực – Dẫn chứng
- Bàn luận
- Nhận thức và hành động
P.II 1 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Viếng lăng Bác được 0,5 điểm
viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống
nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn
phương ra Bắc thăm Bác. Bài thơ này được in
trong tập “Như mây mùa xuân”.
2 - Chỉ ra từ chép sai "viếng" sửa lại thành "thăm" 0,25 điểm
- Chép sai làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ 0,75 điểm
- Viếng : hành động thăm hỏi, chia buồn với người
đã mất. Như vậy khẳng định một sự thực Bác Hồ
đã ra đi.
- Thăm : hành động thăm hỏi với người còn sống.
-> làm giảm đi nỗi đau thương mất mát-> Khẳng
định Bác Hồ còn sống mãi trong lòng mỗi người
dân ViệtNam…
3 *Hình thức
- Đúng kiểu đoạn quy nạp 0,5 điểm
- Đủ số câu (hơn kém >2 câu thì trừ 0,25 điểm),
liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, 0,5 điểm
chính tả.
*Nội dung
HS biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật từ ngữ 2,5 điểm
biểu cảm, hình ảnh thơ sóng đôi, biện pháp nghệ
thuật ẩn dụ, hoán dụ… để làm rõ cảm xúc của tác
giả khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác:
- Cảm xúc thành kính, biết ơn Bác của tác giả
- Cảm xúc thương nhớ đến nghẹn ngào của tác giả
khi nhìn thấy dòng người vào lăng viếng Bác
* Tiếng Việt: phép thế, thành phần biệt lập phụ chú 0.5điểm
4 - HS chép chính xác câu thơ có hình ảnh “mặt trời” 0,5 điểm
- Ghi đúng tên văn bản, tên tác giả (Mỗi ý được 0,5 điểm
0,25 điểm)

You might also like