Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ÔN TẬP CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023 – 2024

CÂN BẰNG LỰC – MOMENT LỰC


Câu 1. Có hai lực đồng qui có độ lớn 9(N) và 12(N). Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn
của hợp lực?
A. 1(N). B. 2(N). C. 15(N). D. 25(N).
Câu 2. Hai lực đồng quy 𝐹⃗1 và 𝐹⃗2 hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là
A. 𝐹 = √𝐹12 + 𝐹22 . B. 𝐹 = √𝐹12 + 𝐹22 + 2𝐹1 𝐹2 𝑐𝑜𝑠 𝛼.
C. 𝐹 = 𝐹1 + 𝐹2 . D. 𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2 .
Câu 3. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40N, F2 = 30N. Hãy tìm độ lớn của hợp lực khi chúng hợp nhau
một góc 600.
A. 7√3N. B. 10√37N. C. 3√7 N. D. 73√10 N.
Câu 4. Chọn phát biểu sai về tổng hợp và phân tích lực.
A. Hợp lực thay thế cho nhiều lực đồng thời tác dụng vào vật và cho cùng hiệu quả.
B. Tổng hợp một hệ lực tác dụng đồng thời vào vật cho ta một hợp lực duy nhất dù ta dùng quy tắc đa
giác lực hay dùng quy tắc hình bình hành.
C. Phép tổng hợp lực là ngược lại với phép phân tích lực.
D. Một lực tác dụng chỉ có thể phân tích thành một cặp lực thành phần duy nhất vuông góc với nhau.
Câu 5. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay
B. Lực có giá song song với trục quay
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 6. Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng?
A. Vật quay được là nhờ moment lực tác dụng lên nó.
B. Nếu không chịu moment lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
C. Khi không còn moment lực tác dụng thì vật đang quay lập tức dừng lại.
D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là có moment lực tác dụng lên vật.
Câu 7. Moment của một lực có tác dụng như thế nào đối với một vật quay quanh một trục cố định?
A. Làm vật chuyển động tịnh tiến. B. Làm vật quay quanh trục đó.
C. Làm vật biến dạng. D. Giữ cho vật đứng yên.
Câu 8. Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ
A. chuyển động tịnh tiến. B. chuyển động quay.
C. vừa quay, vừa tịnh tiến. D. nằm cân bằng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc moment lực?
A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng moment của các lực có khuynh hướng
làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng moment của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo
chiều ngược lại.
B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng moment của các lực phải bằng hằng
số.
C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng moment của các lực phải khác không.
D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng moment của các lực phải là một
vector có giá đi qua trục quay.
Câu 10. Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 30N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Moment
của ngẫu lực là
A. M = 900 Nm. B. M = 90 Nm. C. M = 9 Nm. D. M = 0,9Nm.
CÔNG – NĂNG LƯỢNG – CÔNG SUẤT
Câu 1. Khi hạt mưa rơi, thế năng của nó chuyển hóa thành
A. nhiệt năng. B. động năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 2. Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa tử điện năng sang cơ năng?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bản là. D. Máy sấy tóc.
1
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.
B. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không,
C. Lực là đại lượng vector nên công cũng là vector.
D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
Câu 4. Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma
sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện.
A. 75 J. B. 150 J. C. 500 J. D. 750 J.
Câu 5. Gọi 𝐴 là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian 𝑡 để vật đi được quãng đường 𝑠. Công suất là
𝐴 𝑡 𝐴 𝑠
A. 𝑃 = 𝑡 . B. 𝑃 = 𝐴. C. 𝑃 = 𝑠 . D. 𝑃 = 𝐴.
Câu 6. Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích. B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 7. kW.h là đơn vị của
A. công. B. công suất. C. hiệu suất. D. lực.
Câu 8. Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Vector, luôn dương. D. Vector, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 9. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của
vật.
B. Động năng là đại lượng vector và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận
tốc của vật.
D. Động năng là đại lượng vector và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận
tốc của vật.
Câu 10. Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.
Câu 11. Tìm kết luận sai khi nói về cơ năng. Cơ năng của một vật
A. là năng lượng trong chuyển động cơ của vật tạo ra.
B. rơi tự do khi vừa chạm đất có giá trị lớn nhất trong quá trình vật rơi.
C. bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật.
D. có giá trị bằng công mà vật thực hiện được.
Câu 12. Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/ℎ thì động năng của nó bằng
A. 7200 J. B. 200 J. C. 200 kJ. D. 72 kJ.
Câu 13. Động năng của vật giảm khi đi
A. vật chịu tác dụng của lực ma sát. B. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên.
C. vật đi lên dốc. D. vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 14. Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực phát động tác dụng lên vật.
C. ngoại lực tác dụng lên vật. D. lực ma sát tác dụng lên vật.
Câu 15. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 16. Một vật có khối lượng m nằm yên thì nó có thể có:
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 17. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là:
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.
Câu 18. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
2
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 19. Thế năng trọng trường là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Vector cùng hướng với vector trọng lực. D. Vector có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 20. Chọn kết luận sai:
A. thế năng là một dạng năng lượng.
B. thế năng trọng trường của vật là dạng năng lượng tương tác giữa vật và trái đất, nó phụ thuộc vào vị
trí của vật trong trọng trường.
C. thế năng trọng trường được xác định sai kém hằng số cộng.
D. thế năng của một vật tại vị trí trong trọng trường phụ thuộc cả vị trí và vận tốc của vật.
Câu 21. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao
bằng bao nhiêu?
A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 9,8 m. D. 32 m
Câu 22. Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 8 J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khi đó vật ở độ cao
A. 0,4 m. B. 1,0 m. C. 9,8 m. D. 32 m.
ĐỘNG LƯỢNG
Câu 1. Vector động lượng là vector
A. cùng phương, ngược chiều với vector vận tốc.
B. có phương hợp với vector vận tốc một góc α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với vector vận tốc.
D. cùng phương, cùng chiều với vector vận tốc.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? Động lượng của một vật
A. bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. là một đại lượng vector.
C. có đơn vị là jun. D. phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 3. Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị của động lượng là
A. kg.m.s. B. kg.m/s2. C. kg.m.s2. D. kg.m/s.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng? Động lượng của một vật
A. là đại lượng vector. B. bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
C. bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. D. là một vector cùng hướng với vận tốc của vật.
Câu 5. Một vật có khối lượng m = 2 kg và động năng 25 J. Động lượng của vật có độ lớn là:
A. 10 kg.m/s. B. 165,25 kg.m/s. C. 6,25 kg.m/s. D. 12,5 kg.m/s.
Câu 6. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp
A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ có ngoại lưc. D. hệ kín – hệ cô lập.
Câu 7. Một máy bay có khối lượng tổng cộng 200 tấn đang chuyển động với tốc độ 80 m/s thì động lượng của
nó có độ lớn là
A. 2,0.107 kg.m/s. B. 1,6.106 kg.m/s. C. 2,0.106 kg.m/s. D. 1,6.107 kg.m/s.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 9. Đại lượng đặc trưng sự truyền chuyển động giữa vật này với vật khác khi tương tác là
A. động năng. B. động lượng. C. thế năng trọng trường. D. công cơ học.
Câu 10. Động lượng của vật được bảo toàn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Vật đang chuyển động tròn đều.
C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.

3
D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Câu 11. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu và nảy lên.
Câu 12. Khi bắn súng trường các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có thể gây
chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến chuyển động.
A. theo quán tính. B. do va chạm. C. ném ngang. D. bằng phản lực.
Câu 13. Trường hợp nào sau đây không thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng? Xác định vận tốc
A của viên bi ngay sau chạm đàn hồi với một viên bi khác, bỏ qua ma sát.
B. giật lùi của súng khi bắn.
C. của một xe máy khi tăng tốc.
D. của phi hành gia sau khi ném một vật từ trạng thái nghỉ trong không gian không trọng lượng.
Câu 14. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. không bảo toàn. B. không xác định. C. biến thiên. D. bảo toàn.
Câu 15. Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?
A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.
B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.
C. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.
D. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.
Câu 16. Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không thay đổi trong quá trình chuyển động?
A. Ô tô giảm tốc. B. Ô tô chuyển động thẳng đều.
C. Ô tô chuyển động trên đường có ma sát. D. Ô tô tăng tốc.
Câu 17. Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đang
đứng yên. Sau va chạm, hai quả cầu dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc v. Theo định luật bảo toàn
động lượng thì:
A. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 = 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗.
𝑣2 B. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 = −𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗. 𝑣1 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣⃗.
𝑣2 C. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗ D. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣2 = ⃗0⃗.
𝑣1 + 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗
Câu 18. Hệ gồm vật khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 và vật khối lượng m2 chuyển động với vận tốc
v2. Động lượng của hệ là:
A. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 = 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗.
𝑣2 B. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 = −𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗.
𝑣2 C. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 − 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗.
𝑣2 D. 𝑚1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 + 𝑚2 ⃗⃗⃗⃗⃗.
𝑣2
Câu 19. Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi thứ 2 khối
lượng 3m đang nằm yên. Vận tốc hai viên bi sau va chạm là
𝑣 2𝑣 3𝑣 𝑣
A. 4. B. 3 . C. 5 . D. 2.
Câu 20. Một quả bóng khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức
tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi
động lượng của nó là:
A. 3,5 kg.m/s. B. 2,45 kg.m/s. C. 4,9 kg.m/s. D. 1,1 kg.m/s.
Câu 21. Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N
trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng
A. 1,6 m/s. B. 0,16 m/s. C. 16 m/s. D. 160 m/s.
Câu 22. Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của
bóng trước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. 1,5 kg.m/s. B. –3 kg.m/s. C. –1,5 kg.m/s. D. 3 kg.m/s.
Câu 23. Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc
600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của vỏ đạn thì vận tốc giật của súng là:
A. 12 cm/s. B. 1,2 m/s. C. 12 m/s. D. 1,2 cm/s.
Câu 24. Hệ hai vật có khối lượng 2 kg và 1 kg chuyển động với tốc độ tương ứng lần lượt là 4 m/s và 2 m/s.
Nếu hai vật chuyển động cùng chiều thì động lượng của hệ là:
A. 10 kg.m/s. B. 6 kg.m/s. C. 18 kg.m/s. D. 2√17 kg.m/s.
4
CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Câu 1. Một vật chuyển động tròn trong thời gian Δt thì bán kính quay được một góc Δα. Tốc độ góc của vật là
∆𝛼 ∆𝑡 ∆𝛼+∆𝑡 ∆𝛼−∆𝑡
A. 𝜔 = . B. 𝜔 = . C. 𝜔 = . D. 𝜔 = .
∆𝑡 ∆𝛼 ∆𝛼 ∆𝛼
Câu 2. Một vật chuyển động tròn có bán kính quay được một góc 600. Độ dịch chuyển góc tính theo đơn vị
radian là
A. π/4. B. π/3. C. π/2. D. π/6.
Câu 3. Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc 30 rad /s. Biết bán kính của chuyển động tròn là 40 cm.
Tốc độ của vật là
A. 120 m/s. B. 40 m/s. C. 12 m/s. D. 3 m/s.
Câu 4. Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ v. Biết bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn
là R. Gia tốc hướng tâm của vật là:
𝑣 𝑣2 𝑅
A. 𝑎ℎ𝑡 = 𝑅. B. 𝑎ℎ𝑡 = . C. 𝑎ℎ𝑡 = 𝑅. 𝑣. D. 𝑎ℎ𝑡 = 𝑣 .
𝑅
Câu 5. Vận tốc của một chuyển động tròn đều, có:
A. Phương vuông góc với quỹ đạo (đường tròn). B. Chiều theo chiều chuyển động.
2
C. Độ lớn không đổi, bằng 𝑣 = 𝜔 𝑅. D. Độ lớn luôn thay đổi.
Câu 6. Chuyển động tròn đều có
A. vector vận tốc không đổi.
B. tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹđạo.
C. tốc độ góc phụ thuộc vào bánh kính quỹ đạo.
D. gia tốc có độ lớn phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 7. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính R với tốc độ góc 𝜔. Lực
hướng tâm tác dụng vào vật là:
𝑚𝑅
A. 𝐹ℎ𝑡 = 𝑚𝜔2 𝑅. B. 𝐹ℎ𝑡 = 𝜔 . C. 𝐹ℎ𝑡 = 𝜔2 𝑅. D. 𝐹ℎ𝑡 = 𝑚𝜔2 .
Câu 8. Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
A. Vector gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
𝑣2
B. Độ lớn của gia tốc 𝑎ℎ𝑡 = = 𝜔2 𝑅 với v là vận tốc, R là bán kính quỹ đạo.
𝑅
C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
D. Vector gia tốc luôn vuông góc với vector vận tốc ở mọi thời điểm.
Câu 9. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích?
A. Giới hạn vận tốc của xe. B. Tạo lực hướng tâm để xe chuyển hướng.
C. Tăng lực ma sát để khỏi trượt. D. Cho nước mưa thoát dễ dàng.
Câu 10. Đơn vị của tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là
A. s (giây). B. rad (radian). C. Hz (héc). D. rad/s (radian trên giây).
Câu 11. Một chiếc xe đang chạy với tốc độ dài 36 km/h trên một vòng đĩa và có bán kính 100m. Độ lớn gia tốc
hướng tâm của xe là
A. 0,1 m/s2. B. 12,96 m/s2. C. 0,36 m/s2. D. 1 m/s2.
Câu 12. Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ góc, tốc độ dài, chu kì quay và tần số f?
𝜔 2𝜋 2𝜋 𝜔 2𝜋
A. 𝑣 = 𝜔𝑅 = 2𝜋𝑇𝑅. B. 𝑣 = 𝑅 = 𝑇 𝑅. C. 𝑣 = 𝜔𝑅 = 𝑇 𝑅. D. 𝑣 = 𝑅 = 𝑇𝑅.
Câu 13. Một chiếc xe đạp chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100 m. Xe chạy một vòng hết 2 phút.
Xác định gia tốc hướng tâm của xe.
A. aht = 0,27 m/s2. B. aht = 0,72 m/s2. C. aht = 2,7 m/s2. D. aht = 0,0523 m/s2.
Câu 14. Tốc độ góc của chuyển động tròn có giá trị bằng
A. góc quay của bán kính quỹ đạo trong một đơn vị thời gian.
B. góc quay của bán kính quỹ đạo trong một giờ.
C. tích giữa góc quay của bán kính quỹ đạo và thời gian.
D. hiệu giữa góc quay của bán kính quỹ đạo và thời gian.
Câu 15. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài

5
A. bằng bán kính đường tròn đó. B. bằng hai lần bán kính đường tròn đó.
C. bằng một nửa bán kính đường tròn đó. D. bằng một phần tư chu vi đường tròn đó.
Câu 16. Công thức nào sau đây biểu diễn đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật
chuyển động tròn đều?
A. 𝑓 = 2. 𝜋. 𝑟. 𝑣. B. 𝑇 = 2. 𝜋. 𝑟. 𝑣. C. 𝑣 = 𝜔𝑅. D. 𝜔 = 2𝜋. 𝑇.
Câu 17. Khi so sánh các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có
A. chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn. B. có chu kì quay lớn hơn thì tốc độ góc lớn hơn.
C. có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc lớn hơn. D. có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 18. Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tần số 60
vòng/phút. Tốc độ của nó là
A. 6,28 m/s. B. 2 m/s. C. 1 m/s. D. 3,14 m/s.
Câu 19. Một vật chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo là R, tốc độ góc ω. Tốc độ của vật
A. không phụ thuộc vào R. B. luôn không đổi khi thay đổi tốc độ góc ω.
C. bằng thương số của bán kính R và tốc độ góc ω. D. tỉ lệ với bán kính R.
Câu 20. Một vật chuyển động tròn đều với bán kính R, góc chắn cung có số đo là α (radian) thì chiều dài cung
trong là
𝑅
A. 𝑠 = 𝑅𝛼. B. 𝑠 = 𝛼. C. 𝑠 = 𝑅𝛼 2 . D. 𝑠 = 𝑅 2 𝛼.
Câu 21. Tốc độ góc trong chuyển động tròn có giá trị bằng góc quay được bởi bán kính
A. trong một đơn vị thời gian. B. trong một phút.
C. khi đi hết một quỹ đạo tròn. D. khi đi hết nửa quỹ đạo tròn.
Câu 22. Trong chuyển động tròn đều vận tốc có
A. phương tiếp tuyến với quỹ đạo, độ lớn không đổi.
B. phương là đường nối tâm của quỹ đạo với chất điểm
C. phương hướng về tâm quỹ đạo, có độ lớn không đổi
D. phương luôn là phương ngang, có độ lớn không đổi
Câu 23. Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.
B. Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật buộc vào một dây có chiều dài cố định.
C. Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất
(vệ tinh địa tĩnh).
D. Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.
Câu 24. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Vector gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có:
A. độ lớn không thay đổi. B. phương tiếp tuyến quỹ đạo.
𝑣2
C. chiều luôn hướng vào tâm quỹ đạo. D. độ lớn 𝑎ℎ𝑡 = .
𝑅
Câu 25. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì
A. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
B. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
C. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
D. vector vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.
Câu 26. Chu kì trong chuyển động tròn đều là
A. thời gian vật di chuyển. B. quãng đường đi được trong một vòng.
C. thời gian vật đi được một vòng. D. số vòng vật đi được trong một giây.
Câu 27. Chuyển động tròn đều có
A. vector gia tốc luôn hướng về tâm quỹ đạo.
B. vector vận tốc luôn hướng từ tâm ra ngoài quỹ đạo.
C. vector vận tốc không đổi theo thời gian.
D. vector gia tốc không đổi theo thời gian.
Câu 28. Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động tròn đều?
A. Một mắt xích xe đạp. B. Con lắc đồng hồ.
6
C. Đầu van của xe đạp đối với mặt đường khi xe đạp chạy đều. D. Đầu cánh quạt khi quay ổn định.
Câu 29. Gia tốc của chuyển động tròn đều là đại lượng vector
A. có phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động. B. có chiều hướng vào tâm quỹ đạo chuyển động.
C. cùng phương, chiều với vector vận tốc dài. D. có phương thẳng đứng.
BÀI TOÁN TỰ LUẬN
Bài toán áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
Bài 1. Một vật có khối lượng 800 g được thả rơi từ độ cao 78,4 m. Bỏ qua sức cản không khí và lấy gia tốc rơi
tự do g = 10 m/s2. Chọn mặt đất làm mốc thế năng.
a) Tính vận tốc của vật lúc chạm đất?
b) Do đất mềm nên sau khi va chạm với mặt đất vật bị lún sâu vào đất 14 cm. Tính lực cản trung bình
của mặt đất tác dụng lên vật?
Bài 2. Từ độ cao h0 = 16m một vật nhỏ nặng 200g được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu v0 =
2 m/s. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tính:
a) Cơ năng ban đầu.
b) Khi chạm đất, vật lún sâu vào đất 3cm. Tìm độ lớn lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật.
Bài 3. Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc v0 =20 m/s. Chọn gốc
thế năng tại mặt đất. Tìm độ cao mà tại đó thế năng bằng 0,25 động năng. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
Bài toán áp dụng định luật bảo toàn động lượng
Bài 1. Một cây súng trường có khối lượng 4 kg đặt nằm ngang ở trạng thái nghỉ thì bắn một viên đạn có khối
lượng 10 g về phía trước. Biết vận tốc của viên đạn lúc thoát khỏi nòng súng có độ lớn là 960 m/s.
a) Tính vận tốc của súng khi viên đạn thoát khỏi nòng súng?
b) Biết thời gian viên đạn chuyển động trong nòng súng là 0,002s. Tính lực đẩy trung bình của
thuốc súng lên viên đạn?
Bài 2. Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s, bị nổ và tách thành hai mảnh có trọng
lượng 10N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to vẫn chuyển động theo phương ngang với vận tốc 25 m/s cùng chiều
chuyển động ban đầu. Lấy g = 10 m/s2. Xác định vận tốc và phương chuyển động của mảnh nhỏ.
Bài 3. Một hòn bi khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vào hòn bi có khối lượng
4 kg đang nằm yên, sau va chạm hai hòn bi gắn vào nhau và chuyến động cùng vận tốc. Xác định tốc độ của hai
hòn bi sau va chạm?
Bài 4. Một xe đạn pháo khối lượng tổng cộng M tấn, nòng súng hợp với phương ngang một góc 600 hướng lên
trên. Khi súng bắn một viên đạn có khối lượng m = 5 kg hướng dọc theo nòng súng thì xe giật lùi theo phương
ngang với vận tốc 0,02 m/s, biết ban đầu xe đứng yên, bỏ qua ma sát. Tốc độ của viên đạn lúc rời nóng súng là
bao nhiêu?
Bài 5. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m
đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm vận tốc sau va chạm.
Bài toán chuyển động tròn đều
Bài 1. Một vật chuyển động tròn đều có bán kính quỹ đạo chuyển động là 80 cm. Trong 0,2 s bán kính quay
một góc 1,5 rad. Tính độ lớn gia tốc hướng tâm của vật?
Bài 2. Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m
nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát cực đại giữa lốp xe và mặt
đường là 900 N. Em hãy cho biết ôtô sẽ trượt vào phía trong hay trượt ra khỏi đường tròn? Vì sao?
Bài 3. Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300 km bay với vận tốc 7,9 km/s. Tính tốc độ góc, chu kì của vệ
tinh. Coi chuyển động của vệ tinh là chuyển động tròn đều. Cho bán kính Trái Đất là 6400 km.
Bài 4. Một vệ tinh nhân tạo ở cách Trái đất 320 km chuyển động tròn đều quanh Trái đất mỗi vòng hết 4,5 giờ.
Tính gia tốc hướng tâm của vệ tinh. Lấy bán kính Trái đất R = 6380 km.
Bài 5. Một người ngồi trên ghế một chiếu đu quay khi chiếc đu đang quay với tốc độ 6 vòng/phút. Biết khoảng
cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu quay là 3 m. Xác định độ lớn gia tốc hướng tâm của người
này.
Bài 6. Một vật chuyển động tròn đều bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm a = 4 m/s2. Tìm tốc độ góc của
chuyển động tròn của vật.
Bài 7. Một người ngồi trên ghế một chiếu đu quay khi chiếc đu đang quay với tốc độ 5 vòng/phút. Biết khoảng
cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3 m. Tính gia tốc hướng tâm aht của người này?
7
ĐỀ MINH HOẠ
ĐỀ 1
Câu 1: Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Câu nào sau đây không đúng khi nói về công do các
lực tác dụng lên ô tô gây ra.
A. Lực kéo của động cơ sinh công dương. B. Trọng lực sinh công âm.
C. Lực ma sát sinh công âm. D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công âm.
Câu 2: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?
A. Lực vuông góc với gia tốc của vật.
B. Lực ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Lực hợp với phương của vận tốc với góc α bất kỳ.
D. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 3: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc
600. Lực tác dụng lên dây bằng 100 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. A = 500 J. B. A = 1000 J. C. A = 1500 J. D. A = 600 J.
Câu 4: 1kW giá trị bằng bao nhiêu W?
A. 1012 W. B. 109 W. C. 106 W. D. 103 W
Câu 5: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1
phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 0,5 W. B. 5W. C. 50W. D. 500 W.
Câu 6. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là
1
A. 𝑊đ = 1/2 𝑚𝑣. B. 𝑊đ = 2 𝑚𝑣 2 . C. 𝑊đ = 𝑚𝑣 2 . D. 𝑊đ = 𝑚𝑣.
Câu 7. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một
nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa
A. Không đổi. B. Tăng gấp 2 lần. C. Tăng gấp 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 8. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s . Khi đó, vật ở độ cao
2

A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 9,8 m. D. 32 m.


Câu 9. Cơ năng là một đại lượng
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không.
C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không.
Câu 10. Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ
qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN thì
A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N.
C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 12. Một máy cơ đơn giản, công có ích là 240 J, công toàn phần của máy sinh ra là 300 J. Hiệu suất máy
đạt được là
A. 70% B. 80% C. 75% D. 85%
Câu 13. Hiệu suất là tỉ số giữa
A. Năng lượng hao phí và năng lượng có ích B. Năng lượng có ích và năng lượng hao phí
C. Năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần D. Năng lượng có ích và năng lượng toàn phần

8
Câu 14: Động lượng có đơn vị là
A. kilôgam mét trên giây (kg.m/s). B. jun (J).
C. kilôgam (kg). D. niutơn mét (N.m).
Câu 15: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 𝑣⃗ là đại lượng được xác định bởi
công thức
A. 𝑝⃗⃗ = 𝑚. 𝑣⃗ B. p = m . d C. p = m . a. D. 𝑝⃗⃗= 𝑚. 𝑎⃗
Câu 16: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 17. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng
𝐹⃗ ∆𝑡
A. ∆𝑝⃗⃗ = 𝐹⃗ . ∆𝑡. B. ∆𝑝⃗⃗ = ∆𝑡. C. 𝐹⃗ = ∆𝑃⃗⃗. D.𝐹⃗ = ∆𝑝⃗⃗. ∆𝑡
Câu 18: Một xe tải A có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô B có khối lượng 750
kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.
A. xe tải bằng xe ô tô. B. không so sánh được.
C. xe tải lớn hơn xe ô tô. D. xe ô tô lớn hớn xe tải
Câu 19: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
A. quỹ đạo là đường tròn.
B. vector vận tốc không đổi.
C. tốc độ góc không đổi.
D. vector gia tốc luôn hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo.
Câu 20: Hãy chọn câu sai
A. Chu kì đặc trưng cho chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kì T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại
chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kì T.
B. Chuyển động tròn đều có vận tốc không đổi.
C. Trong chuyển động tròn đều, chu kì là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường tròn.
D. Tần số f của chuyển động tròn đều là đại lượng nghịch đảo của chu kì và chính là số vòng chất điểm đi được
trong một giây.
Câu 21: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Câu 22: Chọn câu sai
A. Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực.
B. Khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực.
C. Khi ôtô qua khúc quanh, hợp lực tác dụng lên ô tô có thành phần hướng tâm.
D. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn.
Câu 23: Chọn câu sai
A. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.
B. Vector hợp lực có hướng trùng với hướng của vector gia tốc vật thu được.
C. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
D.Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực
cân bằng.
Câu 24: Một người có khối lượng 50 kg chạy đều hết quãng đường 200 m trong thời gian 50 s. Động năng của
người đó là:

9
A. 200 J. B. 315 J. C. 800 J. D. 400 J.
Câu 25. Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.
Câu 26. Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
A. 00 B. 600. C. 1800. D. 900.
Câu 27. Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 3000N, thực
hiện công là 15.106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường
A. 300m. B. 3000m. C. 1500m. D. 5000m.
Câu 28. Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt
phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng
A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J.
TỰ LUẬN
Câu 29: Một vật có khối lượng 1 kg được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản
không khí, lấy g =10m/s2. Tính:
a. Cơ năng của vật.
b. Độ cao cực đại mà vật đạt được.
Câu 30: Người ta bắn một viên đạn khối lượng 10g vào một bao cát treo trên một sợi dây. Viên đạn cắm vào
bao cát và cả hai cùng chuyển động với vận tốc 0,5m/s. Tính vận tốc của viên đạn trước khi chạm vào bao cát,
biết khối lượng bao cát là 12kg.
Câu 31: Hai điểm A và B nằm trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm
A ở phía ngoài có vận tốc 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc 0,2 m/s. Tính khoảng cách từ điểm B đến trục quay
và tốc độ gốc của điểm B.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Năng lượng của các con sóng trong hình dưới tồn tại dưới dạng nào?
A. Động năng. B. Thế năng. C. Nhiệt năng. D. Quang năng
Câu 2. Công không có đơn vị nào sau đây?
A. J. B. N.m. C. W.s. D. W.
Câu 3. Một lực F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v theo các phương
khác nhau như Hình 23.1.

Độ lớn của công do lực F thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là
A. a, b, c. B. a, c, b. C. b, a, c. D. c, a, b.
Câu 4. Đơn vị của công suất là
A. J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W.
Câu 5: Tính công suất công suất của động cơ máy bay biết rằng nó đang bay với tốc độ 250 m/s và động cơ sinh
ra lực kéo 2. 106 𝑁 để duy trì tốc độ này của máy bay:
A. P = 5.108 W. B. P = 2,5.108 W. C. P = 109 W. D. P = 0,5.108 W.
Câu 6: Động năng của một vật tăng khi
A. vận tốc của vật giảm. B. vận tốc của vật không đổi.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.

10
Câu 7: Hình vẽ dưới là một phần đường đi của tàu lượn siêu
tốc. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Nhận xét nào không
đúng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu
lượn trên từng đoạn đường?
A. Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực
đại.
B. Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm.
C. Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng.
D. Từ D – E: Động năng và thế năng không đổi.
Câu 8. Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/ h thì động năng của nó bằng
A. 7200 J . B. 200 J . C. 200 kJ . D. 72 kJ .
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.
A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
Câu 10: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ
qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định độ
cao cực đại mà vật đạt được?
A. 30 m. B. 45 m. C. 9 m. D. 15 m.
Câu 11: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi nạp điện?
A. Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
B. Năng lượng có ích: điện năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
C. Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng
D. Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.
Câu 12: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5 m để kéo một vật có khối lượng 300 kg với lực
kéo 1200 N. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng?
A. 1,6 m. B. 3,2 m. C. 0,5 m. D. 5 m.
Câu 13. Một máy cơ đơn giản, công có ích là 240J, công toàn phần của máy sinh ra là 300J. Hiệu suất máy đạt
được là
A. 70%. B. 80%. C. 75%. D. 85%.
Câu 14: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
A. động lượng và động năng của vật không đổi. B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần. D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 15: Động lượng của một hệ kín là đại lượng:
A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên.
Câu 16: Vector động lượng là vector:
A. Cùng phương, ngược chiều với vector vận tốc B. Có phương hợp với vector vận tốc một góc α bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với vector vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với vector vận tốc.
Câu 17: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật
chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:
A. 6 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
Câu 18: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg trượt xuống một đoạn đường dốc nhẵn, tại một thời điểm xác định có
tốc độ 3 m/s, sau đó 4 s có tốc độ 7m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có độ lớn động lượng là:
A. 6 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 20 kg.m/s. D. 28 kg.m/s.
Câu 19: Chọn câu đúng. Trong các chuyển động tròn đều
11
A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn.
B. Chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn.
D. Với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 20: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. một con lắc đồng hồ.
B. một mắt xích xe đạp.
C. cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Câu 21: Chọn đáp án sai. Công thức tính độ lớn lực hướng tâm?
𝑣2
A. 𝐹ℎ𝑡 = 𝑚𝑎ℎ𝑡. B. 𝐹ℎ𝑡 = 𝑚 𝑟 . C. 𝐹ℎ𝑡 = 𝑚𝜔2 . D.𝐹ℎ𝑡 = 𝑚𝜔.
Câu 22: Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
A. Vector gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
𝑣2
B. Độ lớn của gia tốc 𝑎ℎ𝑡 = = 𝜔2 𝑅 với v là vận tốc, R là bán kính quỹ đạo.
𝑅
C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc
D. Vector gia tốc luôn vuông góc với vec tơ vận tốc ở mọi thời điểm.
Câu 23: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là
50 m/s. Khối lượng xe là 2000kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:
A. 10 N. B. 4.102 N. C. 4.103 N. D. 2.104 N.
Câu 24. Ki lô oat giờ là đơn vị của
A. Hiệu suất. B. Công suất. C. Động lượng. D. Công.
Câu 25. Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP thì công suất của
máy là. (Biết 1HP = 746W)
A.36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.
Câu 26. Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s2 trong thời
gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng
A. 5,82.104W. B. 4,82.104W. C. 2,53.104W. D. 4,53.104W.
Câu 27. Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao nhiêu thời gian để chạy
quãng đường dài 2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh
dần đều
A. 50s B. 100s C. 108s. D. 216s.
Câu 28. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo
phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng
A. 100% B. 80% C. 60%. D. 40%.
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Một con lắc đơn có chiều dài 1m, có khối lượng m. Đang ở vị trí cân bằng người ta truyền cho vật một vận
tốc 3m/s theo phương tiếp tuyến quỹ đạo của vật. Tính góc dây treo hợp với phương thẳng đứng tại vị trí thế năng
bằng nữa động năng. Chọn mốc thế năng tại VTCB.
Bài 2. Quả cầu I chuyển động trên mặt phẳng ngang trơn, với vận tốc không đổi đến đập vào quả cầu II đang
đứng yên. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm vận tốc của hai quả cầu ngược nhau, cùng độ lớn. Tính tỉ
số các khối lượng của hai quả cầu.
Bài 3: Một quạt máy quay được 180 vòng trong thời gian 30s, cánh quạt dài 0,4m. Tính vận tốc dài của một điểm
ở đầu cánh quạt.

12

You might also like