Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 80

CÂU ÔN TẬP DƯỢC LÝ 3: E, F

Câu 1: Trình bày định nghĩa, phân nhóm và đặc điểm tác động, cơ chế tác động của
hormone? Mô tả cơ chế điều hòa hormon? Nêu được chức năng của các tuyến nội tiết?
Cho biết vị trí, vai trò, chức năng của các tuyến, hormon của mỗi tuyến tiết ra là hormon
nào?
Câu 2: Trình bày được tác dụng, cơ chế tác động, dược động học, chỉ định, chống chỉ
định,....của hormon tuyến giáp và các thuốc kháng giáp? Thời điểm dùng và những lưu ý
khi sử dụng thuốc kháng giáp?
Câu 3: Trình bày cơ chế tác dụng của hormon ở vỏ thượng thận?
Câu 4: Cho biết vị trí, cấu tạo của tuyến thượng thận? vỏ thượng thận tiết ra những
hormon nào? Vùng tủy thượng thận tiết ra những hormon nào? chức năng của các
hormon? Rối loạn sản xuất hormon ở vỏ thượng thận đưa đến các bệnh lý nội tiết nào?
Câu 5: Nhóm mineralocorticoid có những chất gì? Tác dụng của nhóm
mineralocorticoid?
Câu 6: Cho biết cơ chế tác dụng, chỉ định, tác động bất lợi, chống chỉ định của hormon
sinh dục nam, hormon sinh dục nữ?
Câu 7: Cách phân loại, thành phần, cơ chế tác động, chỉ định, tác dụng bất lợi, chống chỉ
định,.... của tránh thai ? Dạng thuốc, cách sử dụng thuốc tránh thai? viên tránh thai khẩn
cấp? Những lợi ích khác của viên thuốc uống tránh thai?
Câu 8: Hormon là gì? Các hormon của tuyến nội tiết chính của cơ thể? Trình bày về cơ
chế điều hòa bài tiết hormon? hãy cho biết hormon được áp dụng trên lâm sàng trong
những trường hợp nào?
Câu 9: Cơ chế tác động của nhóm ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp (thionamid)? Nêu
chỉ định của thuốc kháng giáp tổng hợp (thionamid)? Tác dụng không mong muốn của
thuốc kháng giáp tổng hợp (thionamid)?
Câu 10: Tác dụng, cơ chế, chỉ định của glucagon?
Câu 11: Aldosterone thuộc nhóm hormone nào? có vai trò gì? Những yếu tố tham gia
điều hòa aldosterone?
Câu 12: Đặc điểm tác động chung của hormon, cho ví dụ? Hormon được áp dụng trên
lâm sàng trong các trường hợp?
Câu 13: Chức năng chính của tinh hoàn? Cho biết nguồn gốc của testosteron tự nhiên? Sự
bài tiết của testosteron tự nhiên theo tuổi? Testosterone được chỉ định trong các trường
hợp nào? Tác động bất lợi của testosterone? Testosterone chống chỉ định, thận trọng trong
các trường hợp nào?
Câu 14: Estrogen là gì? Nguồn gốc của estrogen tự nhiên? Các loại hormon Estrogen
chính? Chỉ định, tác động bất lợi?
Câu 15: Trình bày nguồn gốc và sinh tổng hợp hormon sinh dục. Phân loại được các
androgen, estrogen và progestrin tổng hợp?
Câu 1: Trình bày định nghĩa, phân nhóm và đặc điểm tác động, cơ chế tác động của
hormone? Mô tả cơ chế điều hòa hormon? Nêu được chức năng của các tuyến nội
tiết? Cho biết vị trí, vai trò, chức năng của các tuyến, hormon của mỗi tuyến tiết ra
là hormon nào?
1. Trình bày định nghĩa, phân nhóm và đặc điểm tác động, cơ chế tác động của
hormone?
1.1. Định nghĩa hormon
- Hormon (còn gọi là nội tiết tố) là những sản phẩm hóa học được tiết ra từ tuyển nội tiết.
Ngày nay nhờ khoa học phát triển người ta nhận thấy ngoài tuyến nội tiết còn nhiều tổ
chức tế bào khác, thậm chí cả tế bào thần kinh cũng tiết ra nội tiết tố. Chính vì thể định
nghĩa cổ điển về hormon không còn phù hợp.
- Hiện nay người ta định nghĩa hormon là những chất truyền tin hoá học được các tế bào
đặc biệt sản xuất ra với một lượng rất nhỏ. Hormon được bài tiết vào máu và được vận
chuyển tới các tế bào đáp ứng để điều hoà chuyển hoá và hoạt động của các tế bào.
- Hormon là những hợp chất hóa học có các đặc tính như sau:
+Được tiết từ tế bào chuyên biệt (tế bào tiết: tuyển nội tiết) với một lượng rất nhỏ.
+Đổ thẳng vào máu rồi được vận chuyển tới nơi mà chúng phát huy tác dụng.
+Tác động lên những tế bào đặc hiệu (tế bào đích) để tạo ra những hiệu quả đặc hiệu. Một
hormon có thể tác động lên nhiều đích và tạo nên nhiều hiệu quả khác nhau
-Khác với hormon, các chất dẫn truyền thần kinh được tế bào thần kinh bài tiết vào khe
synap và tác dụng lên các receptor tại các tế bào thần kinh hoặc tế bào nhận liền kề. Tuy
nhiên, hormon và chất dẫn truyền thần kinh rất giống nhau về cơ chế và có mối quan hệ
mật thiết với nhau nên hệ thần kinh và hệ nội tiết thường được gọi chung là hệ thống thần
kinh – nội tiết.
-Trong phạm vi chương này, chúng tôi đề cập tới các hormon là sản phẩm của tuyến nội
tiết và các thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết.
1.2. Phân nhóm hormon
1/-Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng người ta phân thành hai nhóm hormon:
+Hormon tại chỗ (local hormon) là những homon do một nhóm tế bào bài tiết vào máu và
có tác dụng tại chỗ đặc hiệu trên các tế bào gần nơi bài tiết. Một số hormon tại chỗ nhu
acetylcholin, secretin, cholecystokinin, histamin, prostaglandin.
Ví dụ:
-Secretin do tế bào hành tá tràng bài tiết vào máu, có tác dụng kích thích tuyến tụy bài tiết
dịch tụy.
-Histamin được bài tiết bởi tế bào mast hầu hết các mô trong cơ thể đặc biệt mô da phổi,
ruột. Histamin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm của mao mạch.
+Hormon chung (general hormon) là những hormon do tuyển nội tiết bài tiết và có tác
dụng sinh lý trên các tế bào ở các tổ chức xa nơi bài tiết. Một số hormon có tác dụng lên
hầu hết các tế bào của cơ thể như GH của tuyến yên, hormon tuyến giáp.
-Một số hormon chỉ có tác dụng đặc hiệu trên một số mô hoặc một cơ quan nào đó như
ACTH, TSH, FSH, LH... của tuyến yên. Những mô hoặc cơ quan chịu tác dụng của các
hormon này được gọi là mô đích hay cơ quan đích.
2/ Dựa vào cơ quan bài tiết có các nhóm sau:
+Hormon vùng dưới đồi.
+Hormon tuyến yên.
+Hormon vỏ thượng thận.
+Hormon tuyến tụy.
+Hormon tuyến giáp.
+Hormon tuyến cận giáp.
+Hormon sinh dục.
3/Dựa vào cấu trúc hoá học:
-Hormon steroid: là những hormon có cấu trúc hóa học giống cholesterol và hầu hết được
tổng hợp từ cholesterol như hormon vỏ thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng và rau thai.
- Hormon dẫn xuất từ acid amin là tyrosin: hormon của tuyến giáp (T3, T4), hormon của
tủy thượng thận (adrenalin và noradrenalin).
-Hormon peptid: đa số những hormon còn lại thuộc nhóm này như hormon vùng dưới đồi,
hormon tiền yên, hormon tuyến cận giáp, hormon tụy nội tiết.
-Ngoài ra còn có hormon dạng eicosanoid là các hormon địa phương như: prostaglandin,
leucotrien.
Đặc điểm chung/Đặc điểm tác động của hormon
(THI)
- Mỗi hormon đều có tác dụng đặc hiệu trên một loại tế bào đích của cơ quan hoặc tổ chức
nhất định của cơ thể.
-Hormon tác động và chịu tác động theo cơ chế điều hòa ngược (feedback) qua trục vùng
dưới đồi-tuyến yên- tuyến đích. Ví dụ Corticotropin Releasing Hormon (CRH) của vùng
dưới đồi tác động lên thùy trước tuyến yên để tiết ra Adrenocorticotropic Hormon
(ACTH), ACTH lại tác động đến vỏ thượng thận để tiết cortisol, cortisol ức chế ngược lại
sự giải phóng CRH ở dưới đồi. Vì vậy một tuyến nội tiết bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến sự
bài tiết hormon của tuyến khác và sẽ gây rối loạn tuyến khác.
-Hormon bài tiết theo nhịp sinh học. Tuỳ loại hormon mà sự bài tiết có thể theo chu kỳ
ngày đêm (glucocorticoid), theo tháng (hormon sinh dục nữ), theo mùa (hormon tuyến
giáp).
-Hoạt tính của hormon được tính bằng đơn vị sinh học (ví dụ: đơn vị ếch, đơn vị thỏ, đơn
vị mèo...), đơn vị quốc tế (IU) hoặc bằng đơn vị khối lượng (mg, μg...)
2. Cơ chế tác động
*Các thụ thể của hormon:
Hormon thường không có tác động trực tiếp trên bộ máy hoạt động của TB cơ quan đích.
Đầu tiên hormon thường kết hợp với thụ thể của hormon trên bề mặt màng TB hay ở bên
trong TB.
Sự kết hợp hormon và thụ thể khởi đầu bằng 1 loạt phản ứng trong TB.
Các thụ thể của hormon đều là những phân tử Protein mỗi TB thường có từ 2000
-100.000 thụ thể. Mỗi thụ thể đặc hiệu với 1 hormon nhất định.
- Vị trí của thụ thể với từng loại hormon có thể là:
+ Trong hay trên bề mặt của màng TB: thụ thể đặc hiệu đối với hormon protein,
polypeptid, peptid và catecholamin.
+Trong bào tương TB: thụ thể của các loại hormon steroid khác nhau.
+Trong nhân TB: thụ thể của hormon tuyến giáp T3, T4 kết hợp trực tiếp với một hay
nhiều nhiễm sắc thể trong nhân TB đích.
-Số lượng thụ thể trên TB đích thường không cố định
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA HORMON (của Cô)
-Sau khi hormon gắn với Receptor tại tế bào đích, hormon sẽ hoạt hóa receptor, nói cách
khác là cho receptor tự nó thay đổi cấu trúc và chức năng. Chính những receptor này sẽ
gây ra các tác dụng tiếp theo như làm thay đổi tính thấm màng tế bào (mở kênh hoặc đóng
các kênh ion), hoạt hóa hệ thống enzym ở trong tế bào do hormon gắn với receptor trên
màng tế bào, hoạt hóa hệ gen do hormon gắn với receptor ở nhân tế bào.
- Tùy thuộc vào bản chất hóa học của hormon mà vị trí gắn của hormon với receptor sẽ
xảy ra trên màng, trong bào tương hoặc trong nhân tế bào và do đó chúng cũng có những
con đường tác động khác nhau và bên trong tế bào hay nói cách khác, chúng có những cơ
chế tác dụng khác nhau tại tế bào đích
- Cơ chế tác dụng của các hormon gắn với receptor trên màng tế bào
Hầu hết các hormon có bản chất hoá học là protein, peptid, dẫn xuất của acid amin khi
đến tế bào đích đều gắn với các receptor nằm ngay trên màng tế bào. Phức hợp hormon -
receptor này sẽ tác động vào hoạt động của tế
bào đích thông qua một chất trung gian được gọi là chất truyền tin thứ hai.
Sau khi gắn với receptor trên màng tế bào, phức hợp hormon - receptor sẽ hoạt hoá một
enzym nằm trên màng tế bào là adenylcyclase. Sau khi được hoạt hóa, enzym này lập tức
xúc tác phản ứng tạo ra các phân tử cyclic 3'-5' adenosin monophosphat (AMP vòng) từ
các phân tử ATP. Phản ứng này xảy ra ở bào tương. Sau khi được tạo thành, ngay lập tức
AMP vòng hoạt hoá một chuỗi các enzym khác theo kiểu dây truyền. Ví dụ enzym thứ
nhất sau khi được hoạt hoá sẽ hoạt hoá tiếp enzym thứ hai, rồi enzym thứ hai lại hoạt hoá
tiếp enzym thứ ba, cứ thế tiếp tục enzym thứ tư, thứ năm
Với kiểu tác dụng như vậy, chỉ cần một lượng rất nhỏ hormon tác động trên bề mặt tế bào
đích cũng đủ gây ra một động lực hoạt hoá mạnh cho toàn tế bào. Hệ thống enzym đáp
với AMP vòng ở tế bào đích có thể khác nhau giữa tế bào này với tế bào khác nhưng
chúng có cùng một họ chung là proteinkinase. Các tác dụng mà hormon gây ra ở tế bào
đích có thể là tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tổng hợp protein, tăng bài tiết,
co hoặc giãn cơ +Sau khi gây ra các tác dụng sinh lý tại tế bào đích, AMP vòng bị bất
hoạt để trở thành 5'AMP dưới tác dụng của enzym phosphodiesterase có trong bào tương
tế bào đích.
+Các hormon tác dụng tại tế bào đích thông qua AMP vòng bao gồm: ACTH, TSH, LH,
FSH, vasopressin, parathormon, glucagon, catecholamin, secretin, hầu hết các hormon
giải phóng của vùng dưới đồi.
-Các hormon có bản chất là protein, peptid, dẫn xuất của acid amin đều tác động theo cơ
chế này.
-Hormon đến gắn với các thụ thể đặc hiệu trên màng TB đích, từ đó tạo ra AMP vòng
trong TB.
+AMP vòng là chất truyền tin thứ hai, sau khi được tạo thành sẽ gây ra các tác động của
hormon trong ТВ.
+Ngoài AMP vòng, một số khác cũng đóng vai trò chất truyền tin thứ hai: ca 2+, inositol
triphosphat,.
Cơ chế tác động:
+Tác động thông qua AMP vòng
+Tác động thông qua ca2+ và calmodulin
+Tác động thông qua các thành phần phospholipid của màng TB
- Cơ chế tác động của hormon gắn với thụ thể trong TB
-Các hormon có bản chất steroid và một số hormon có trọng lượng phân tử nhỏ khi đến
TB đích thì khuếch tán qua màng TB vào trong Tb để gắn với các thụ thể đặc hiệu trong
bào tương hoặc trong nhân TB.
- Phức hợp hormon thụ thể sẽ gắn vào những vị trí đặc hiệu của phân tử ADN của nhân,
hoạt hóa sự sao chép
gen để tạo ra ARN thông tin (ARNm). Sau khi được tạo thành, ARNm sẽ khuếch tán từ
nhận ra bào tương và thúc đẩy quá trình dịch mã tại ribosom để tổng hợp các protein mới.
-Những protein này là những protein vận chuyển, protein cấu trúc, nhưng đa phần là các
enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa nội bào và tạo ra các đáp ứng sinh học của
hormon.
-Các hormon tác động theo cơ chế này thường gây hiệu quả chậm sau vài chục phút đến
vài giờ, vài ngày, nhưng kéo dài hơn so với các hormon có cơ chế tác động thông qua chất
truyền tin thứ hai
- Tùy thuộc vào bản chất hóa học của hormon, vị trí gắn của hormon với thụ thể có thể
xảy ra trên màng tế bào, trong bảo tương hay trong nhân tế bào.
-Sau khi hormon gắn với thụ thể tại tế bào đích, phức hợp hormon-thụ thể sẽ hoạt hóa
các hệ enzym đặc hiệu, dẫn đến một chuỗi các phản ứng hóa học dây chuyền trong tế bào
và gây ra các tác động sinh học của hormon.
2.1. Cơ chế tác động của hormon gắn với thụ thể trên màng tế bào
-Các hormon có bản chất hóa học là protein, peptid, dẫn xuất của acid amin đều tác động
theo cơ chế này.
-Theo cơ chế này, hormon đến gắn với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào đích, từ đó
tạo ra AMP vòng trong tế bào. AMP vòng là chất truyền tin thứ hai, sau khi được tạo
thành sẽ gây ra các tác động của hormon trong tế bào.
-Ngoài AMP vòng, một số chất khác cũng đóng vai trò là chất truyền tin thứ hai như
Ca2+, inositol triphosphat (IP3),...
1/Tác động thông qua AMP vòng (cAMP)
-Sau khi đến tế bào đích, hormon gắn với thụ thể đặc hiệu nằm trên bề mặt màng tế bảo
đích. Phức hợp hornon- thụ thể sẽ hoạt hóa adenylyl cyclase (AC) là enzym có sẵn trên
màng tế bào dưới dạng chưa hoạt động. Enzym AC sẽ xúc tác phản ứng chuyển ATP
thành 3'-5' cAMP trong bào tương. Ngay sau khi được tạo thành, cAMP hoạt hóa protein
kinase, enzym này làm hoạt hóa một chuỗi các hệ enzym khác theo kiểu dây chuyền dẫn
đến thay đổi chuyển hóa trong tế bào và gây ra các đáp ứng sinh học như tổng hợp các
chất đặc hiệu, thay đổi tính thấm màng tế bào, co hay giãn cơ,
-Sau khi gây ra các tác động sinh lý tại tế bào đích, cAMP bị phân giải và trở thành
5'-AMP mạch thẳng (bất hoạt) dưới tác động của phosphodiesterase có trong bào tương
tế bào đích
-Như vậy những biến đổi trong tế bào theo tác động của hormon chính là do cAMP gây
ra. Vì vậy, người ta gọi các hormon là chất truyền tin thứ nhất, còn cAMP là chất
truyền tin thứ hai. Một số hormon sử dụng cAMP như là chất truyền tin thứ hai như
ACTH, Growth Hormon-Releasing Hormon (GHRH), Follice Stimulating Hormon
(FSH), Luteirizing Hormon (LH), Parathyroid Hormon (PTH), catecholamin (thụ
thể B), vasopressin (ADH), glucagon.
-Đáp ứng do cAMP gây ra phụ thuộc vào bản chất, số lượng các hệ enzym trong tế bào
đích. Vì vậy mỗi tế bào khác nhau có đáp ứng đặc hiệu khác nhau. Theo cách đó, tế bào
tuyến giáp bị kích thích bởi cAMP tạo thành các hormon T3, T4 ;trong khi cùng cAMP ở
tế bào tuyên vỏ thượng thận gây bài tiết hormon steroid; còn cAMP tác động trên tế bào
biểu mô ống thận làm tăng tính thẩm của tế bào đối với nước,...
2/Tác động thông qua Ca2+ và calmodulin
-Ca2+ nội bào không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự co cơ, mà còn tham gia vào
nhiều tác động sinh học khác. Loại protein tương tác với Ca2+ trong tế bào là
calmodulin, một polypeptid có 148 acid amin. Bình thường Ca2+ trong tế bào được chứa
trong các ty thể và
lưới nội chất, nồng độ Ca2+ trong bào tương rất thấp không đủ để hoạt hóa calmodulin.
Khi có kích thích làm
thay đổi điện thế màng tế bào hoặc hormon gắn với thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào đích
làm mở các kênh Ca2+, Ca2+ được vận chuyển vào trong tế bào hoặc được giải phóng từ
lưới nội chất, từ ty thể, làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào, đủ để hoạt hóa calmodulin.
-Calmodulin là protein điều chỉnh phụ thuộc calci được tìm thấy trong các tế bào động
vật, tồn tại ở dạng hòa tan trong bào tương hay ở dạng liên kết màng với microsom và
màng bảo tương. Calmodulin kết hợp với màng thể hiện ba chức năng chủ yếu:
+Làm tăng ái lực đối với Ca2+ và tăng hoạt động của ATPase, được hoạt hóa bởi ion
Ca2+ lên mức tối đa. Calmodulin có thể coi như một thành phần của phức hợp Ca2+ -
ATPase liên kết với màng bảo tương
+Calmodulin có vai trò điều hòa hoạt động của enzym màng tế bào khác như adenylyl
cyclase. Trong nghiên cứu mối liên quan giữa phức hợp hormon-thụ thể với về adenylyl
cyclase và Ca2+ ở màng bào tương, người ta thấy rằng sự giải phóng Ca2+ khỏi vị trí ức
chế trên adenylyl cyclase màng là yếu tố mở đầu cho hoạt động của enzym này dưới ảnh
hưởng của phức hợp hormon-thụ thể.
+Calmodulin tham gia vào quá trình hoạt động của các vi sợi (microfilament) và vi quản
tế bào (microtubule). Khu trú bề mặt bên trong của màng bào tương, calmodulin có tính
thuận nghịch tùy thuộc vào nồng độ Ca2+ nhiều hay ít trong tế bào.
+Calmodulin là tiểu đơn vị điều hòa của protein kinase-một protein điều hòa nhiều phản
ứng enzym kích thích bởi Ca2+. Tại bào tương, calmodulin có 4 vị trí có ái lực cao để gắn
Ca2+. Khi có 3 hay 4 vị trí gắn Ca2+ thì calmodulin được hoạt hóa. Phức hợp
almodulin-Ca2+ gắn với hàng loạt enzym nội bào và hoạt hóa các enzym này, gây ra một
chuỗi các phản ứng sinh học trong tế bào giống tác động của cAMP. Một trong những tác
động đặc hiệu của phức hợp là làm hoạt hóa myosin kinase, là enzym xúc tác cho sự
phosphoryl hóa myosin của cơ trơn làm co cơ trơn. Calmodulin-Ca2+ cũng có vai trò
quan trọng trong việc phân chia tế bào.
+Đối với cơ vân cũng cần một số lượng Ca2+ tương tự để hoạt hóa một protein khác là
troponin C để gây co cơ vân. Troponin cũng giống calmodulin cả về cấu trúc và chức
năng.
3/Tác động thông qua các thành phần phospholipid của màng tế bào
-Một số hormon khi đến tế bào đích gắn với thụ thể trên màng tế bào, làm hoạt hóa
phospholipase C. Enzym này xúc tác cho sự biến đổi một số phospholipid màng thành các
phân tử nhỏ hơn có tác động như một chất truyền tin thứ hai.
-Các thành phần phospholipid màng quan trọng nhất là phosphatidyl inositol 4,5-
diphosphat (PIP2). Dưới tác động của phospholipase C, PIP2, bị thủy phân thành inositol
triphosphat (IP3) và diacylglycerol (DAG) là hai sản phẩm quan trọng nhất đóng vai trò
chất truyền tin thứ hai.
-Inositol triphosphat có tác động làm giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất và ty lạp thể ra bảo
tương, sau đó ion Ca2+ gắn với calmodulin và phát huy tác động của chất truyền tin thứ
hai như làm co cơ, bài tiết dịch...
-Diacylglycerol sau khi được tạo thành sẽ hoạt hóa protein kinase. Tác động hoạt hóa
này càng mạnh hơn nhờ tác động hỗ trợ của Ca2+ do inositol triphosphat huy động từ ty
thể và lưới nội chất. Protein kinase C có nhiều trong tế bào của các tổ chức khác nhau,
có vai trò quan trọng trong sự phosphoryl hóa các protein nội bào và gây ra nhiều đáp ứng
sinh học của tế bào. Protein kinase C cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thúc đẩy quá
trình phân chia và tăng sinh tế bào. Phần lipid của diacylglycerol là acid arachidonic
(tiền chất của prostaglandin).
2.2. Cơ chế tác động của hormon gắn với thụ thể trong tế bào
-Các hornon có bản chất steroid và một số các hormon có trọng lượng phân tử nhỏ khi
đến tế bào đích thì khuếch tán qua màng tế bào vào trong tế bảo để gắn với các thụ thể
đặc hiệu trong bào tương hoặc trong nhân tế bảo. Phức hợp harmon thụ thế sẽ gắn vào
những vị trí đặc hiệu của phân tử ADN của nhân, hoạt hóa sự sao chép gen để tạo ra
ARN thông tin (ARNm). Sau khi được tạo thành, ARNm về khuếch tán từ nhiều ra bào
tương và thúc đẩy quá trình dịch mã tại ribosom để tổng hợp các protein mới. Những
protein này có thể là protein vận chuyển, protein cấu trúc, nhưng phần lớn là các emzym
tham gia vào quá trình chuyển hóa nội bào và tạo ra các đáp ứng sinh học của hormon.
Ví dụ, aldosteron là hormon của vỏ thượng thận, khi đến tế bào ống thận sẽ khuếch tán
vào bào tương và gắn với các thụ thể đặc hiệu ở bào tương .Phức hợp hormon thụ thể này
sẽ thúc đẩy một loạt các sự kiện nói trên. Sau 45 phút, các protein vận chuyển bắt đầu
xuất hiện ở các tế bào ống thận và làm tăng tái hấp thu Na+ và tăng bài xuất K+ ở ống
góp.
-Các hormon tác động theo cơ chế này thường gây hiệu quả chậm sau vài chục phút đến
vài giờ, có khi vài ngày, nhưng kéo dài hơn so với các hormon có cơ chế tác động thông
qua chất truyền tin thứ hai.
2/Mô tả cơ chế điều hòa hormon?
ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMON
-Các hormon được bài tiết theo cơ chế điều khiển từ tuyền chỉ huy đến tuyến đích và theo
cơ chế điều hòa ngược (feedback) từ tuyến địch đến tuyến chỉ huy. Đây là cơ chế điều hòa
chủ yếu để duy trì nồng độ hormon luôn hằng định, thích ứng được với hoạt động của cơ
thể và sự thay đổi của môi trường, phần lớn các hormon được bài tiết theo cơ chế điều
khiển ngược.
-Ngoài ra, sự bài tiết hormon còn được điều hòa theo nhịp sinh học và qua một số chất
truyền đạt thần kinh. Tuy nhiên, cơ chế điều hòa ngược vẫn là cơ chế chủ yếu, nhanh và
nhạy.
1. Điều hòa ngược âm tính
-Khi nồng độ hormon tuyến đích tăng, thì chính honon đó tác dụng ngược trở lại vùng
dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sự bài tiết các hormon tương ứng phía trên Ngược lại,
khi nồng độ hormon tuyến đích giảm sẽ kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng
cường bài tiết các hormon tương ứng của nó.
Ví dụ: Nồng độ hormon T3, T4 giảm thì ngay lập tức nó sẽ kích thích vùng dưới đồi.
tuyến yên tăng bài tiết TRH và TSH. Chính hai hormon này quay trở lại kích thích tuyến
giáp tăng bài tiết để đưa nồng độ T3, T4 trở về mức bình thường
-Cơ chế điều hòa ngược được thực hiện bằng 3 con đường
+Long feedback: ngược dòng dài, từ tuyến đích theo đường máu trở về tuyến yên và
vùng dưới đồi.
+Short feedback: ngược dòng ngăn, từ tuyến yên ngược trở lại vùng dưới đồi.
+Ultra short feedback: ngược dòng cực ngắn, điều hòa trong nội bộ vùng dưới đối và ức
chế bài tiết hormon tương ứng ở tuyến yên (các IRH).
-Điều hòa ngược âm tính là kiểu thường gặp nhằm duy trì nồng độ hormon trong giới hạn
bình thường.
- Rối loạn cơ chế điều hòa ngược âm tính, sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của hệ nội tiết.
Trong thực hành điều trị các bệnh do rối loạn hoạt động của hệ thống nội tiết nêu không
lưu ý đến đặc điểm này thì có thể dẫn từ rồi loạn này sang rối loạn khác. Ví dụ để điều trị
bệnh nhược năng tuyến vỏ thượng thận (bệnh Addison) người ta thường dùng cortisol.
Nếu sử dụng cortisol với liều lượng cao và kéo dài, nó sẽ gây tác dụng điều hoà ngược âm
tính lên tuyến yên và làm tuyên yên giảm bài tiết ACTH, hậu quả là tuyến vỏ thượng thận
vốn đã hoạt động kém nay lại càng nhược năng hơn
2. Điều hòa ngược dương tính
-Ở vài trường hợp, nồng độ hormon tuyến đích tăng, gây tăng bài tiết hormon tuyến chỉ
huy. Ví dụ: khi cơ thể bịstress định lượng nồng độ hormon tuyến thượng thận là cortisol
và hormon tuyến yên là ACTH đều tăng.
=>Như vậy kiểu điều hoà ngược dương tính không những không làm ổn định nồng độ
hormon mà ngược lại còn
làm tăng thêm sự mất ổn định. Tuy nhiên, sự mất ổn định này là cần thiết nhằm bảo vệ cơ
thể trong trường hợp này.
-Mặc dù kiểu điều hoà ngược dương tính trong điều hoà hoạt động hệ nội tiết ít gặp nhưng
lại rất cân thiết bởi vì nó thường liên quan đến những hiện tượng mang tính sống còn của
cơ thể như để chống stress, chống lạnh hoặc gây phóng noãn. Tuy vậy, kiểu điều hoà này
thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại trở lại kiều điều hoà ngược âm tính
thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.
3/ Nêu được chức năng của các tuyến nội tiết? Cho biết vị trí, vai trò, chức năng của
các tuyến, hormon của mỗi tuyến tiết ra là hormon nào?
HORMON TUYỂN YÊN
Tuyến yên nằm ở đáy não, trong một hốc xương nhỏ gọi là hố yên (sella turcica) thuộc
xương bướm (sphenoid bone). Vị trí của tuyến yên nằm ngay dưới đồi thị (hypothalamus)
và kết nối với đồi thị thông qua cuống tuyến yên (pituitary stalk). Tuyến yên là một tuyến
nội tiết quan trọng, chịu trách nhiệm sản xuất và tiết ra nhiều hormone điều hòa các chức
năng cơ thể.
2.1. Hormon kích thích võ thương thân
ACTH (Adrenocorticotropic hormon)
-ACTH kích thích vỏ thượng thận bài tiết ra corticosteroid, chủ yếu là glucocorticoid.
Chính vì vậy tác dụng của glucocorticoid và ACTH tương tự như nhau. Điểm khác nhau
là ACTH không ảnh hưởng tới chức năng thượng thận như khi dùng glucocorticoid.
-Chế phẩm làm thuốc của ACTH được chiết từ thuỷ sau tuyến yên của động vật. Thuốc dễ
bị phân huỷ ở đường tiêu hoá nên chỉ dùng tiêm bắp và tĩnh mạch. Thời gian duy trì tác
dụng 6 giờ. Để tăng thời gian tác dụng người ta phối hợp với kẽm phosphat (tác dụng kéo
dài được 24 giờ).
2.2. Oxytocin
Đặc điểm
-Trong cơ thể oxytocin được tổng hợp ở vùng dưới đổi, tích trữ ở thuỳ sau tuyến yên, từ
đó phóng thích vào tuần hoàn khi có kích thích.
Tác dụng
-Oxytocin có tác dụng kích thích, gây tăng co bóp tử cung, tăng trương lực cơ. Liều điều
trị gây tăng co bóp nhịp nhàng còn liều cao gây co cứng. Tử cung ở giai đoạn cuối thời kỳ
mang thai (nhất là những ngày cuối của thời kỳ mang thai và vài ngày sau khi sinh) rất
nhạy cảm với oxytocin.
-Ngoài ra oxytocin còn có tác dụng co các tế bào biểu mô cơ (là những tế bào nằm thành
hàng rào bao quanh tuyến sữa). Khi các tế bào này co sẽ ép vào nang tuyến và đẩy sữa ra
ống tuyến giúp bài xuất sữa trên tuyến sữa đang bài tiết.
2.3. Hormon chống bài niệu
-Hormon này có 2 tác dụng:
+Chống bài niệu (Anti Diuretic Hormon), gọi tắt là ADH.
+Co mach (Vasopressin).
-Do đó có 2 tên: ADH và vasopressin. Tên thường gọi là ADH.
-ADH được thuỳ sau tuyến yên bài tiết ra. Trong cơ thể cũng bị phá huỷ bởi peptidase nên
thời gian tác dụng ngắn (30 phút – 2 giờ).
Tác dụng
-Điều hoà tái hấp thu nước ở ống lượn xa và co cơ trơn mạch máu, trong đó tác dụng trên
chuyển hoá nước là tác dụng chính. Cơ chế tác dụng chủ yếu là do giải phóng enzym
hyaluzonidase làm tăng tái hấp thu nước và chống bài niệu.
-Tác dụng trên cơ trơn chỉ thể hiện rõ khi dùng liều rất cao (hàng trăm lần so với liều
chống bài niệu): gây co cơ trơn mao mạch và động mạch, cơ trơn dạ dày, ruột và tử cung.
Tử cung không có thai hoặc có thai ở giai đoạn đầu nhạy cảm với vasopressin hơn
oxytocin. Những tháng cuối thì ngược lại.
HORMON TUYẾN CẬN GIÁP
Tuyến cận giáp nằm ở phía sau tuyến giáp, trong cổ họng. Cụ thể, có bốn tuyến cận giáp,
thường được tìm thấy ởhai bên của tuyến giáp, với hai tuyến ở phía trên (cận giáp trên) và
hai tuyến ở phía dưới (cận giáp dưới). Các tuyến cận giáp có kích thước nhỏ, mỗi tuyến
chỉ khoảng bằng hạt đậu, và chúng chịu trách nhiệm sản xuất hormone parathyroid,
hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ canxi trong máu và
xương.
Parathyroid hormon (PTH)
Tác dụng
-PTH là hormon của tuyến cận giáp, có cấu trúc polypeptid. PTH cùng với calcitonin của
tuyến giáp và vitamin D có vai trò điều hoà nồng độ Ca2+ máu.PTH có tác dụng làm tăng
nồng độ Ca2+ máu theo 3 cách:
+Tác dụng trực tiếp trên thận làm tăng tái hấp thu calci và giảm tái hấp thu phosphat.
+Tác dụng trực tiếp trên xương làm tăng huy động calci từ xương vào máu.
+Tác dụng gián tiếp tăng hấp thu calci thông qua kích thích chuyển hoá vitamin D thành
1, 25 dihydroxy cholecalciferol là dạng vitamin D có hoạt tính
-Ở nồng độ sinh lý, PTH có tác dụng duy trì nồng độ Ca2+ máu. Ở nồng độ cao, PTH làm
tăng Ca2+ máu và tăng tiêu xương.
-Nhược năng tuyến cận giáp gây giảm calci máu, gây các triệu chứng khác như chân tay
co quắp, dị cảm, co thắt cơ trơn, nhịp tim nhanh
-Ưu năng tuyến cận giáp gây tăng calci máu, tăng calci niệu và các triệu chứng khác như
rụng tóc, dễ gãy móng tay, hỏng men răng, dễ xúc động, lo lắng…
Chỉ định
-Điều trị các bệnh do giảm calci máu.
-Hiện nay thường dùng trực tiếp calci, có thể phối hợp với vitamin D để điều trị
HORMON TUYẾN GIÁP
`-Hormon tuyến giáp thường được gọi là “hormon chuyển hoá” của cơ thể.
-VỊ TRÍ: Tuyến giáp nằm trước sụn giáp (trước khí quản), vùng thanh khí quản, hình thế
giống như cái giáp, nặng khoảng 20-25g.
-Tuyến giáp có nhiều chức năng quan trọng: chuyển hóa, phát triển hình thể, thần kinh....
- Tuyến giáp sản xuất ra 2 loại hormon khác nhau:
+Thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3) ) là 2 hormon chính của tuyến giáp được kích
thích bài tiết bởi TSH của thùy trước tuyến yên, có vai trò quan trọng trong sự phát triển
bình thường của cơ thể và chuyển hóa năng lượng (kiểm soát tốc độ chuyển hoá của cơ
thể và quá trình oxy hoá của tế bào)
+ Ngoài ra còn có Calcitonin (thyrocalcitonin) tham gia chuyển hóa calci do tế bào cạnh
nang giáp sản xuấT => điều hòa chuyển hóa calci và phosphor.
TUYỂN THƯỢNG THẬN
-VỊ TRÍ: Tuyến thượng thận là hai tuyến nhỏ úp ở cực trên 2 quả thận, màu vàng nằm ở
cực trên của mỗi thận. Tuyến được chia làm hai phần rõ rệt là vỏ thượng thận và tủy
thượng thận.
*Tuyến thượng thận chia làm 2 vùng:
1. Vỏ thượng thận
- Vỏ thượng thận màu vàng, gồm ba lớp:
+Lớp cầu ở ngoài cùng, tiết các hormon chuyển hóa muối nước, đại diện là aldosteron.
(hay nhóm Mineralocorticoid)
+ Lớp bó ở giữa, bài tiết các corticoid, đại diện là cortisol (hydrocortison) (hay nhóm
Glucocorticoid)
+Lớp lưới ở trong cùng, bài tiết các hormon sinh dục (Androgen)
-Hormon vùng bó và vùng lưới chịu điều hòa sản xuất của ACTH: thiểu ACTH, 2 vùng
này sẽ teo lại, thừa ACTH 2 vùng này sẽ phì đại và tăng sinh
- Aldosteron được điều hòa sản xuất chủ yếu bởi hệ renin - angiotensinogen.
2. Tủy thượng thận
- Tủy thượng thận nằm ở trung tâm của tuyến và chiếm khoảng 20% trọng lượng tuyến.
Tuyến có màu nâu, gồm những tế bào đa diện lớn, chứa trong bào tương những hạt tròn
nhỏ gọi là những hạt ưa crom hay là những hạt sinh adrenalin và noradrenalin.
=>-Rối loạn sản xuất hormon ở vỏ thượng thận đưa đến các bệnh lý nội tiết như bệnh
Cushing, bệnh Addison, cường aldosteron và tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh.
HORMON SINH DỤC
-Hormon sinh dục (gonadocorticoid hay gonadal steroid) là một trong 2 nhóm hormon
steroid, được tổng hợp tại tuyển sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng), vỏ thượng thận và
nhau thai. Bao gồm:
+Androgen: testosteron, dihydrotestosteron (DHT), androstenedion.
+Estrogen: estron (E1), estradiol (17B-estradiol, E2), estriol (E3), estetrol (E4).
+Progestin: progesteron.
Câu 2/Trình bày được tác dụng, cơ chế tác động, dược động học, chỉ định, chống chỉ
định,....của hormon tuyến giáp và các thuốc kháng giáp? Thời điểm dùng và những
lưu ý khi sử dụng thuốc kháng giáp?
1/HORMON TUYỂN GIÁP
-Hormon tuyến giáp thường được gọi là “hormon chuyển hoá" của cơ thể.
- VỊ TRÍ: Tuyến giáp nằm trước sụn giáp (trước khí quản), vùng thanh khí quản, hình thế
giống như cái giáp, nặng khoảng 20-25g.
-Tuyến giáp có nhiều chức năng quan trọng: chuyển hóa, phát triển hình thể, thần kinh....
- Tuyến giáp sản xuất ra 2 loại hormon khác nhau:
+Thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3)) là 2 hormon chính của tuyến giáp được kích
thích bài tiết bởi TSH của thùy trước tuyến yên, có vai trò quan trọng trong sự phát triển
bình thường của cơ thể và chuyển hóa năng lượng (kiểm soát tốc độ chuyển hoá của cơ
thể và quá trình oxy hoá của tế bào)
Tuyến giáp hoạt động nhờ 2 hormon TSH (Thyroid Stimulating hormon) và TRH
(Thyroid Releasing Hormon)
+ Ngoài ra còn có Calcitonin (thyrocalcitonin) tham gia chuyển hóa calci do tế bào cạnh
nang giáp sản xuấT=> điều hòa chuyển hóa calci và phosphor.
1/T4 và T3
Thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3)
1.1. Tổng hợp hormon T3, T4
(THI)
Iod là nguyên liệu cần thiết cho sự tổng hợp hormon giáp. Nhu cầu hằng ngày với iod của
mỗi người khoảng 150-200 µg. lod từ thức ăn hấp thụ vào máu đều ở dạng iodur (I-), quá
trình tổng hợp T3, T4 diễn ra các giai đoạn sau:
Giai đoạn bắt iod: nồng độ iod trong tuyến giáp cao hơn nồng độ iod huyết tương gấp
20-50 lần, để vận chuyển iod từ huyết tương vào tế bào nang giáp nhờ hoạt động của bơm
iod.
Giai đoạn oxy hóa iod: men peroxidase xúc tác phản ứng oxy hóa iod thành Iº quá trình
này thực hiện ở tế bào nang giáp.
-Giai đoạn iod hóa tyrosin: cũng với tác dụng men peroxidase Iº găn vào tyrosin năm
trong thyroglobulin tạothành monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT), sau đó
DIT+ DIT = T4 (tetraiodothyronin) và DIT + MITT, (triiodothyronin) T3 còn được tạo
thành từ T4 bị khử iod, quá trình này đa số xảy ra ở ngoài tuyến giáp.
+Thyroglobulin trong lòng nang giáp có chứa MIT, DIT, T3, T4.
+Tyrosin iod hóa (MIT, DIT, T3, T4) gắn với thyroglobulin dự trữ trong lòng nang giáp
đủ để cung cấp cho cơ thể trong 2-3 tháng. Vì vậy khi ngừng trệ tổng hợp T3, T4 ảnh
hưởng thiếu hormon này chỉ quan sát được sau vài tháng.
-Giai đoạn phóng thích iodothyronin (T3, T4): men catheptase cắt tyrosin iod hóa ra khỏi
thyroglobulin. T3, T4 phóng thích vào máu, phần nhỏ ở dạng tự do, còn lại gắn kết với
prealbumin (Thyroxin – Binding –Prealbumin), albumin (Thyroxin – Binding –
Albumin), α2- globulin (Thyroxin – Binding – Globulin) hormon tuyến giáp có ái lực
mạnh với α2- globulin.
-Trong máu: T4 chiếm 90% (chỉ tổng hợp ở tuyến giáp), T3 chiếm 10% (tổng hợp ở tuyến
giáp 20%, ở ngoài tuyến giáp 80%). Riêng MIT, DIT sau khi tách ra khỏi thyroglobulin,
dưới tác dụng của men khử iod (deiodinase) sẽ lấy iod ra khỏi tyrosin, tế bảo tuyến giáp
sẽ sử dụng iod lại để tổng hợp hormon tuyến giáp.
Sinh tổng hợp hormon tuyến giáp
-Thuỳ trước tuyến yên bài tiết ra hormon hướng giáp TSH, chất này kích thích tuyến giáp
bài tiết ra hormon tuyến giáp là thyroxin và triiodothyronin.
-Để tổng hợp ra 2 hormon này cần nguồn iod từ thức ăn. Iod từ thức ăn dưới dạng muối
iodid sau khi hấp thu vào máu sẽ được chuyển tới tuyến giáp. Tại đây sẽ xảy ra quá trình
oxy hoá iodid thành iod tự do nhờ enzym peroxydase.
-Rồi iod tự do sẽ kết hợp với các tiền chất của tuyến giáp là tyrosin nằm trong phức hợp
thyroglobin để tạo thành hormon tuyến giáp. Quá trình này cũng được thực hiện nhờ
enzym peroxydase.
Quá trình sinh tổng hợp và bài tiết thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3)
-T3 và T4 được tổng hợp ở các tế bào nang giáp qua các giai đoạn sau:
1/Bắt giữ iodur (I-) tại tuyến giáp
-Iod là nguyên liệu cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Lượng iod trong tuyến
giáp chiếm tới 1/3 tổng lượng iod trong cơ thể. Tuy nhiên lượng iod có thể thay đối theo
tuổi, giới, chế độ ăn uống, vùng sinh sống.
-Iod của thức ăn được hấp thụ vào máu dưới dạng iodur, rồi được máu vận chuyển đến tế
bào tuyến giáp bằng cơ chế vận chuyển chủ động, đó là cơ chế đồng vận chuyển Na+/I-
do màng đáy tế bào nang giáp thực hiện. Nhờ cơ chế này mà nồng độ iod trong tuyến giáp
có thể cao gấp 30 lần trong máu. Khi tuyến giáp hoạt động tối đa, mức chênh lệch này có
thể lên đến 250 lần. Ngoài sự chi phối do TSH, sự bắt giữ iodur còn chịu sự tự điều
chỉnh tùy thuộc vào nồng độ iod tại tuyến giáp. Nghĩa là sự bắt giữ iodur sẽ càng mạnh
và càng lâu khi tuyến giáp chứa ít iod và ngược lại.
-Tuyến giáp không phải chỉ bắt giữ một mình iod. Một số ion khác cũng có thể bị tuyến
giáp bắt giữ như per-technetat (TcO4- ), per-clorat (ClO4- ), các muối brom và muối
fluor. Với liều lượng nhất định, các ion này trở thành chất ức chế cạnh tranh trong việc bắt
giữ iodur. Thiocyanat (SCN- ) không bị bắt giữ bởi tế bào giáp, và per-clorat ở liều cao
có tác động kháng giáp.
2/Oxy hóa iodur thành iod
-Sau khi iodur được vận chuyển vào tuyến giáp, iodur sẽ bị oxy hóa. Phản ứng oxy hóa
được thực hiện ở màng đỉnh của tế bào nang giáp là nơi có thyroglobulin và được xúc tác
nhờ enzym peroxydase. Do vậy, thyroglobulin có thể gắn ngay với homon tuyến giáp sau
khi được tổng hợp rồi đi vào dự trữ ở lòng nang.
-Khi hệ thống enzym peroxydase bị ức chế thì quá trình oxy hóa không thực hiện được,
tuyến giáp sẽ khống tổng hợp được hormon. Một số thuốc kháng giáp tổng hợp như
metyl thiouracyl ức chế peroxydase nên ức chế tổng hợp T3, T4.
3/Gắn iod nguyên tử vào tyrosin để tạo thành hormon
-Trong tế bào nang giáp, iod gắn với tyrosin nhờ xúc tác của một enzym đặc hiệu là
iodinase. Quá trình này xảy ra rất nhanh, chỉ vài giây đến vài phút để tạo thành hai dạng
tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
-Sau đó, hai tiền chất hormon là MIT và DIT sẽ trùng hợp với nhau từng cặp: MIT
trùng hợp với DIT tạo thành triiodothyronin (T3) và DIT trùng hợp với DIT tạo thành
tetraiodothyronin (T4).
-Ngay sau khi được tạo thành, cả MIT, DIT, T3, T4 đều gắn với thyroglobulin và được
vận chuyển qua màng đỉnh tế bào nang vào lòng nang, dự trữ ở đó dưới dạng keo. Lượng
hormon dự trữ trong tuyến giáp đủ dùng theo nhu cầu bình thường của cơ thể trong 2-3
tháng. Vì vậy, khi quá trình sinh tổng hợp hormon T3, T4 bị ngừng trệ thì vài tháng
sau mới thấy biểu hiện bệnh lý của thiếu hormon tuyến giáp.
4/Giải phóng hormon tuyến giáp vào máu
-Quá trình tách T3, T4 ra khỏi thyroglobulin diễn ra như sau: màng của phần đỉnh tế bào
nang giáp tạo chân giả để bao quanh các chất keo và tạo thành túi ẩm bảo rồi đưa vào tế
bào. Ngay sau đó, các lysosom trong bào tương tiếp cận và hòa màng với túi ẩm bào để
tạo thành các túi tiêu hóa. Trong lysosom có nhiều enzym phân giải protein là
proteinase sẽ phân giải phân tử thyroglobulin trong chất keo và giải phóng ra một
lượng thích hợp T3, T4. ở dạng tự do rồi khuếch tán qua màng đáy tế bào nang giáp để
vào các mao mạch nằm quanh nang và vào máu.
-Hai tiền chất của hormon tuyến giáp là MIT và DIT cũng được tách khỏi thyroglobulin
thành dạng tự do nhưng không được bài tiết vào máu. Dưới tác động của enzym
deiodinase, phần iod được tách khỏi MIT và DIT và được tế bào tuyến giáp sử dụng
trở lại để tiếp tục tổng hợp hormon tuyến giáp. Nếu thiếu enzym iodinase bẩm sinh sẽ gây
thiếu iod vì mất quá trình tái sử dụng iod.
-Thyroid Stimulating Hormon (TSH) kích thích quá trình thủy phân thyroglobulin giúp
cho việc giải phóng hormon vào máu. Nếu iod có nồng độ cao trong máu sẽ có tác động
ức chế tiết TSH, đây là cơ sở của việc điều trị cường giáp nguyên nhân do TSH.
-Trong máu, trên 99% T4 và T3 được vận chuyển trong máu nhờ TBG (thyroxin binding
globulin), TBPA (thyroxin binding prealbumin) và albumin, trong đó TBG là dạng vận
chuyển chủ yếu (70%). Có khoảng 0,03% thyroxin và 0,3% T3 ở dạng tự do và cũng là
dạng có hoạt tính. Trong máu, T4 chiếm tỷ lệ cao (90%) so với Ta (10%).
-T4 có hoạt tính kém hơn T3 , 3-4 lần, ái lực kém với thụ thể hơn T3.
-T4 chỉ được tổng hợp ở tuyến giáp, T3 được tổng hợp ở tuyến giáp dưới 20%, trên
80% chủ yếu do enzym 5- deiodinuse ở gan khử iod của T4 tạo thành. Deiodinase có
hầu hết ở các mô, có chứa acid amin selenocystein. Vì vậy thiếu selen sẽ ức chế chuyển
T4 thành T3.
-Thời gian bán thải của T4 là 6-8 ngày, T3 là 24 giờ.
Điều hòa bài tiết hormon T3, T4
-Sự bài tiết hormon tuyến giáp được điều hòa bởi các yếu tố sau:
*Tác dụng xuôi: vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng là TRF,TRH tác dụng lên tuyến
yên, tuyến yên tiết ra TSH, TSH tác dụng lên tuyến giáp làm cho tuyến giáp tiết ta T3 T4.
*Tác dụng ngược âm tính: nếu T3 T4 tăng đến 1 mức nào đó thì có tác dụng ức chế lại
tuyến yên hay vùng
dưới đồi để không tiết ra TRH hay TSH nữa, như thế thì tuyến giáp không bị kích thích
tiết ra T3 T4 nữa
* Tác dụng ngược dương tính:
- Nếu T3 T4 giảm sẽ kích thích lên tuyến yên hay vùng dưới đồi tăng tiết TRH hay TSH
dẫn đến kích thích tuyến giáp tăng tiết T3 T4.
- Việc tuyến yên sản xuất TSH hay không là 1 vấn đề quan trọng trong điều hòa để kích
thích tuyến giáp sản xuất ra T3 và T4 (điều hòa xuôi), còn ảnh hưởng của nồng độ T3 T4
tăng hay giảm (điều hòa ngược) thường ít xảy ra hơn.
+ TSH của thùy trước tuyến yên:TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4, còn
Thyrotrophin Releasing Hormon (TRH) vùng dưới đồi lại điều hòa bài tiết TSH. Do đó,
nếu TRH tăng tiết thì TSH tăng tiết, T3, T4 được bài tiết nhiều và ngược lại.
+Nồng độ iod trong tuyến giáp: Khi nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp cao sẽ ức chế
bài tiết T3, T4.Khi nồng độ iod hữu cơ cao sẽ giảm thu nhận iod do đó làm giảm tổng hợp
T3, T4.
+Một số yếu tố khác: Thời tiết lạnh, các tác nhân stress gây giải phóng nhiều TRH và
TSH, do đó gây tăng tiết T3, T4.
Điều tiết sản xuất T3, T4
-Có nhiều cơ chế điều hòa sản xuất T3, T4
+Điều hòa theo cơ chế feedback âm.
+Điều hòa theo nhu cầu sinh lý. Ví dụ: khi lạnh hoặc stress T3, T4 sẽ được bài tiết nhiều
hơn.
+Tự điều hòa (điều hòa tại chỗ) khi nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài
tiết T3, T4 ; khi nồng độ iod hữu cơ cao trong tuyến giáp sẽ giảm thu nhận iod và giảm
tổng hợp và phóng thích T3, T4. Tự điều hòa theo hiệu ứng Wolff -Chaikoff.
-Khi dùng iode liều cao sẽ ức chế tổng hợp và ức chế phóng thích T3, T4, nhưng nếu tiếp
tục liều cao kéo dài sẽ có hiện tượng thoát ức chế
Cơ chế tác động T3 và T4
-T3 có hoạt tính mạnh hơn T4 do có ái lực với thụ thể cao hơn T4.
-Hormon tuyến giáp gắn với thụ thể trong nhân tạo phức hợp “hormon-thụ thể" để kích
thích tổng hợp protein chuyên biệt=> phức hợp hormon-R gắn vào ADN làm tăng tổng
hợp ARNm, gây tăng tổng hợp protein chuyên biệt có vai trò trong tác dụng của hormon
tuyến giáp.
- Giống như nhiều thụ thể hormon nội bào khác, thụ thể T3 có 2 dạng α và β được tổng
hợp với các số lượng khác nhau và dưới các dạng khác nhau (α1, α2, β1 hoặc β2) theo các
cách chuyên biệt.
+Khi được T3 hoạt hóa, α và β sẽ phối hợp để thành lập αα, ββ hoặc αβ. Các dimer này
gắn vào ADN và kiểm soát sự tổng hợp ARN mã hóa cho các protein chuyên biệt liên
quan tới tác động của hormon tuyến giáp.
+Các protein được tổng hợp dưới sự kiểm soát của T3 thay đổi tùy mỗi loại mô. Các
protein đó có thể là Na+/K+ -ATPase, enzym liên quan đến chuyển hóa lipid, các thành
phần phát triển trong não,... T3 cũng có thể có tác động thông qua thụ thể trên màng tế
bào ở một số mô.
+Kích thích Na+K+-ATPase trên màng tế bào, bơm này hoạt động cần nhiều năng lượng
và tăng nhiệt. Do đó, cơ thể tăng chuyển hóa cơ bản.
Dược động học T3 và T4
-T4 hấp thu qua đường uống khoảng 80%, T3 khoảng 95%.
-T1/2 của T4 là 6-7 ngày, T4 tác dụng yếu kéo dài. T1/2 T3 là 1-2 ngày (do ít gắn vào
protein huyết tương), Tạ tác dụng mạnh ngắn. T3, T4 chuyển hóa ở gan bằng cách khử
iod.
-Tương tác thuốc: khi dùng chung T3, T4 với aspirin, aspirin cạnh tranh gắn với an
globulin làm tăng T3, T4 tự do do đó sẽ tăng tác dụng của T3, T4. Hormon tuyến giáp
thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần nhỏ qua phân.
-T3 không qua nhau thai, T4 qua nhau thai ít.
Tác động (Dược lý) của T3 và T4
1/Tác động trên chuyển hóa
-Tác động lên chuyển hóa năng lượng
-Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể: tăng
tốc độ các phản ứng hóa học, tăng sử dụng oxy ở tế bào và tăng chuyển Hóa chất để cung
cấp năng lượng. Mức chuyển hóa chất có thể tăng từ 60-100% trên mức bình thường nếu
hormon tuyển giáp được bài tiết nhiều.
-Tăng số lượng, kích thước và hoạt động của các ty lạp thể, do đó làm tăng tổng hợp ATP
để cung cấp năng lượng cho các hoạt động chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ
hormon tuyến giáp quá cao (bệnh Basedow), các ty lạp thể sẽ phồng to sẽ gây tình
trạng không cân bằng giữa quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa, nên năng lượng được tạo
ra trong quá trình oxy hóa không được tích lũy hết dưới dạng ATP mà thái ra dưới dạng
nhiệt, làm tăng nhiệt độ cơ thể. Thực nghiệm cắt bỏ tuyến giáp thấy giảm mức tiêu thụ
oxy, giảm chuyển hóa cơ bản 30-50%, giảm nhiệt độ trung tâm và giảm sức chịu lạnh.
-Hormon tuyến giáp có tác động làm tăng vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế bào do có
tác động hoạt hóa Na+/K+-ATPase ở một số mô. Quá trình này cần sử dụng năng lượng
và tăng sinh nhiệt nên làm tăng mức chuyển hóa của cơ thể.
-Tác động trên chuyển hóa carbohydrat
-Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa carbohydrat do tác động lên hầu hết các giai
đoạn của quá trình chuyển hóa carbohydrat:
+Tăng thoái hóa glucose ở các tế bào.
+Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
+Tăng hấp thu glucose ở ruột.
+Tăng tân tạo đường từ acid béo và acid amin.
+Tăng bài tiết insulin.
-Tất cả các tác động trên là do hormon tuyến giáp làm tăng hoạt hóa enzym chuyển
hóa carbohydrat trong tế bào.
-Kết quả là hormon tuyến giáp làm tăng nhẹ glucose máu.
-Tác động trên chuyển hóa lipid
-Hormon tuyến giáp làm tăng tất cả các giai đoạn của chuyển hóa lipid vì lipid là
nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể.
+Tăng thoái hóa lipid ở các mô dự trữ, do đó làm tăng acid béo tự do trong máu, đồng
thời làm tăng oxy hóa acid béo ở mô để tạo ra năng lượng.
+Giảm nồng độ cholesterol, phospholipid, triglycerid ở huyết tương. Cơ chế do làm tăng
thoái hóa cholesterol, tăng thải cholesterol qua mật, rồi thải ra ngoài theo phân. Mặt khác
các hormon tuyến giáp làm tăng số lượng thụ thể gắn đặc hiệu với lipoprotein tỷ trọng
thấp (LDL) trên tế bào gan, do đó làm tăng quá trình thải cholesterol ra khỏi máu. Vì vậy,
người bị suy giáp kéo dài, gan dự trữ nhiều lipid có thể bị xơ vữa động mạch, người
bị cường giáp thì gầy, cholesterol máu giảm.
-Tác động trên chuyển hóa protein
-Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hóa protein,
Trong thời kỳ cơ thể đang phát triển, hormon tuyến giáp có tác động tăng tổng hợp ARN
thông tin, do đó tăng tổng hợp protein ở hầu hết các mô như protein enzym, protein cấu
trúc, protein vận chuyển. Do vậy làm tăng hoạt động chức năng của tế bào và phát triển
cơ thể.
-Khi hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều thì kho dự trữ protein bị huy động và giải
phóng acid amin vào máu, làm cơ thể bị gầy sút.
-Tác động trên chuyển hóa muối nước
-Tăng lọc cầu thận, giảm tái hấp thu ở ống thận, có tác động lợi tiểu.
2/Tác động trên tăng trưởng cơ thể
-Honnon tuyến giáp có tác động đặc biệt lên sự phát triển và hoàn thiện chức năng cơ thể.
Ở người, tác động của hormon tuyến giáp thể hiện chủ yếu trong thời kỳ trẻ đang lớn, thể
hiện ở các mặt:
+Làm tăng tốc độ phát triển cơ thể, hormon tuyến giáp kích thích sụn liên hợp hoạt
động sinh xương làm xương phát triển nhanh theo chiều dài, tăng tốc độ cốt hóa xương
dài, tăng phát triển tổ chức thần kinh và tổ chức cơ. Ở trẻ bị cường giáp, sự phát triển
của xương, cơ và các cơ quan nhanh hơn nên cao lớn sớm hơn so với tuổi, nhưng đồng
thời sụn liên hợp cũng cốt hóa sớm hơn, kết quả là làm thời kỳ trưởng thành của đứa
trẻ ngắn lại.
+Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kỳ bào thai và trong những
năm đầu sau khi sinh. Nếu trong thời kỳ bào thai lượng hormon tuyến giáp không được
bài tiết đầy đủ thì sự phát triển và trưởng thành của não sẽ bị chậm lại, trí tuệ kém
phát triển.
Suy giáp ở trẻ đang lớn sẽ làm chậm phát triển cơ thể và trẻ sẽ bị lùn, chức năng hầu hết
các cơ quan bị suy giảm, trí tuệ kém phát triển, trẻ bị đần độn.
+Hormon tuyến giáp phối hợp với hormon tăng trưởng của thùy trước tuyến yên điều hòa
sự phát triển cân đối và hài hòa của các cơ quan và của cơ thể.
Ưu nang tuyến giáp gây bệnh Basedow: biểu hiện là bệnh nhân dễ xúc động, lo lắng,
nóng nảy, tăng chuyển hoá cơ bản, tăng nhịp tim, da nóng, giảm cân, lồi mắt và phì đại
tuyến giáp. Điều trị bằng các thuốc kháng giáp.
3/Tác động trên tim mạch
-Trên nhịp tim
Hormon tuyến giáp làm tăng nhịp tim mạnh hơn làm tăng lưu lượng tim do hormon
tuyến giáp kích thích trực tiếp lên tế bào cơ tim và tác động gián tiếp qua hệ giao cảm,
nên làm tim đập nhanh và mạnh. Nếu cường giáp lâu ngày, dị hóa protein nhiều, cơ
tim sẽ yếu. Người nhiễm độc giáp nặng sẽ từ vong vì cơ tim đã yếu lại phải làm việc quá
tải để đáp ứng với nhu cầu chuyển hóa cao của cơ thể.
-Trên huyết áp
Hormon tuyển giáp làm tăng huyết áp tâm thu do làm tăng nhịp tim và tăng sức co bóp
cơ tim, ngược lại gây giảm huyết áp tâm trương do giãn mạch.
4/Tác động trên hệ thần kinh cơ
Tác động lên hệ thần kinh trung ương
Hormon tuyến giáp làm tăng khả năng gây hưng phấn hệ thần kinh và giúp cho sự phát
triển tổ chức thần kinh cả về kích thước lẫn chức năng, đặc biệt là vỏ não. Vì vậy, tuyến
giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ. Người suy giáp thường tư
duy chậm chạp. Nếu suy giáp sau khi sinh hoặc khi còn ít tuổi thường gây đần độn, trí
tuệ kém phát triển. Người cường giáp, thần kinh bị hưng phấn quá mức, tâm thần lo
lắng, thậm chí hoang tưởng, dễ cáu gắt, luôn có cảm giác mệt mỏi.
Tác động lên chức năng cơ
-Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt hóa các synap, do đó rút ngắn thời gian dẫn truyền
xung động qua synap. Tăng nhẹ hormon tuyến giáp làm cơ tăng phản ứng nhưng nếu
hormon tăng nhiều cơ trở nên yếu do tăng thoái hóa protein của cơ. Nếu thiếu
hormon tuyến giáp, cơ trở nên chậm chạp, giãn chậm sau khi cọ. Người cường giáp
thường có thời gian phản xạ gân xương rút ngắn, run cơ (đây là dấu hiệu quan trọng
để đánh giá tác động của hormon tuyến giáp với hệ thần kinh trung ương: run cơ với đặc
điểm là run với tần số nhanh 10-15 lần/phút, run ở các đầu chỉ với biên độ run rất nhỏ).
-Hiện tượng run cơ này là do các synap dẫn truyền xung động điều hòa trương lực cơ ở
tủy sống bị hoạt hóa mạnh. Ngược lại người nhược giáp thì thời gian phản xạ gân xương
kéo dài. Trong lâm sàng, đo thời gian phản xạ gân xương giúp đánh giá khả năng hoạt
động của tuyến giáp.
Tác động lên giấc ngủ
Cường giáp gây khó ngủ do hormon tuyến giáp làm tăng hoạt hóa các synap, thần kinh
luôn trong trạng thái bị hưng phấn. Nhược giáp gây ngủ nhiều, có thể ngủ 12-14 giờ
trong một ngày.
5/Tác động trên một số cơ quan khác
Tác động lên các tuyến nội tiết khác
Hormon tuyến giáp làm tăng mức bài tiết của phần lớn các tuyến nội tiết khác, đồng thời
làm tăng nhu cầu sử dụng hormon của các mô. Ví dụ nồng độ thyroxin tăng sẽ làm tăng
mức chuyển hóa glucose ở khắp nơi trong cơ thể nhưng cũng chính vì thế mà nó làm tăng
nhu cầu bài tiết insulin của tuyến tụy.
Tác động lên cơ quan sinh dục
Hormon tuyến giáp cần cho sự phát triển bình thường cơ quan sinh dục khi còn trẻ và sự
hoạt động bình thường của cơ quan này khi trưởng thành.
+Ở nam giới, thiếu hormon tuyến giáp làm mất cảm giác tình dục, nếu quá nhiều
hormon tuyến giáp thì dẫn tới bất lực về hoạt động tình dục.
+Ở nữ giới thiếu hormon tuyến giáp thường gây rong kinh, đa kinh, nếu thừa hormon
tuyến giáp kéo dài thi lại gây ít kinh hoặc vô kinh và giảm cảm giác tình dục.
Tác động lên hệ hô hấp
Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa nên làm tăng sử dụng oxy và tạo nhiều khí
carbonic, làm tăng nhịp thở và độ sâu của hô hấp để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tăng.
Tác động lên cơ quan tiêu hóa
Hormon tuyến giáp làm tăng bài tiết dịch vị và nhu động đường tiêu hóa, tăng nhu động
ruột có thể gây tiêu chảy. Thiếu hormon tuyến giáp có thể gây táo bón.
Chuyển hóa caroten
Hormon tuyến giáp cần cho sự chuyển hóa caroten ở gan thành vitamin A, tăng sức đề
kháng và khả năng chống độc của cơ thể
Chỉ định T3 và T4
-Điều trị thay thế khi cơ thể không tiết đủ hormon tuyến giáp: thiểu năng tuyến, sau khi
cắt tuyến giáp, viêm tuyến giáp,các biểu hiện do suy giáp như phù niêm dịch,thiểu năng
trí tuệ, Bướu giáp đơn thuần
-Ức chế tiết TSH trong điều trị bướu giáp, ung thư tuyến giáp.
-Giảm tác dụng phụ suy giáp của thuốc kháng giáp tổng hợp.
-Ngoài ra còn dùng trong chẩn đoán bệnh tuyến giáp, điều trị phối hợp với các thuốc hủy
mô tuyến giáp (để tránh suy giảm chức năng tuyến giáp quá mức).
Tác động bất lợi (TDP) T3 và T4
-Gây triệu chứng cường giáp, đặc biệt trên sự loãng xương và độc tim
-Thường gặp khi sử dụng liều levothyroxin > 150 𝜇g/ngày: mất ngủ, dễ xúc động, nóng,
hồi hộp đánh trống ngực đổ mồ hôi, đau thắt ngực, loãng xương.
Tương tác thuốc T3 và T4 (thuốc nào làm tăng tác dụng của T4?)
-Antacid, sucrafat gây giảm hấp thu L-Thyroxin.
- Estrogen làm tăng thyroid binding globulin (TBG).
-Thuốc chống động kinh như phenobarbital, phenytoin, carbamazepin gây cảm ứng
enzym gan, làm tăng chuyển hóa L-thyroxin.
Chống chỉ định T3 và T4
-Nhiễm độc tuyến giáp, nhồi máu cơ tim (không phải do suy giáp),
-Suy vỏ thượng thận (vì thuốc này làm tăng nhu cầu hormon vỏ thượng thận nên có thể
đưa đến cơn suy thượng thận cấp).
-Cường tuyến giáp, suy tim mất bù, Suy vành, nhồi máu cơ tim
-Đái tháo đường.
Các thuốc trong nhóm
-Chiết xuất giáp trạng động vật (bò, lợn, cừu) tỷ lệ T3/T4, trong các chế phẩm này thay
đổi tùy loài, các chế phẩm này ít được tiêu chuẩn hóa. Hiện nay, hầu như không còn dùng.
-Các chế phẩm tổng hợp:
1/Levothyroxin (T4, Levoxin, Synthroid, Levothyroid)
-Levothyroxin là chế phẩm tổng hợp có nhiều ưu điểm hơn chế phẩm tự nhiên: có hoạt
lực mạnh hơn, thời gian bán thải kéo dài hơn nên ngày chỉ dùng một lần, thuốc ít gây dị
ứng và có thể dùng điều trị lâu dài.
-Chế phẩm: viên nén 25 𝜇g, ống tiêm 100 𝜇g/mL, tiêm tĩnh mạch.
-Liều dùng: khởi đầu 75 𝜇g/24h, sau đó duy trì 100 𝜇g/24h.
+Levothyroxin natri: LT4 (Levothyrox, Synthroid, Levothyroid) gồm các dạng: viên nén
25, 50, 75..., 100, 300 𝜇g (PO), thuốc nước 1 giọt = 5 𝜇g, thuốc tiêm 100 𝜇g/ml, 200, 500
𝜇g (TV). Là thuốc được lựa chọn điều trị thay thế hormon tuyến giáp lâu dài vì T1/2 dài
nên ngày uống một lần.
2/Liothyronin (T3, Cytomel)
-Liothyronin là muối của L-triiodothyronin, có thời gian bán thải ngắn nhưng hoạt tính
mạnh hơn levothyroxin khoảng 4 lần, độc tính với tim cũng cao hơn. Thuốc này thường
dùng trong trường hợp cần tác động nhanh hoặc dùng cho chuẩn bị chiếu xạ ở bệnh
nhân u tuyến giáp.
-Chế phẩm: viên nén 25𝜇 g.
-Liều dùng: 25-100 𝜇g/24h.
- Liothyronin natri: LT3 (Cinomel) dạng dùng viên nén 5, 25, 50 𝜇g (PO). Dạng tiêm 10
𝜇g/mL (IV). Dùng trong trường hợp khẩn cấp như hôn mê do suy giáp vì bắt đầu tác dụng
nhanh hoặc muốn nhanh hết tác dụng của thuốc trong trường hợp điều trị thử, những
người thiếu men deiodinase. T3 không thích hợp để điều trị thay thế vì tác dụng ngắn và
dễ bị tác dụng phụ đánh trống ngực hồi hộp, hơn nữa T3 đơn thuần trong máu ít có tác
dụng điều hòa TSH.
3/Liotrix (Euthroid, Thyrolar)
-Liotrix là hỗn hợp của levothyroxin (T4) và liothyronin (T3) theo tỷ lệ 4:1. Sự phối
hợp này làm tác động của thuốc giống với hormon tuyến giáp tự nhiên trong cơ thể, do
đó có lợi cho điều trị hơn. Các chỉ định, tác động không mong muốn, chống chỉ định
giống như levothyroxin.
-Chế phẩm: viên nén 10𝜇0 g levothyroxin và 25 𝜇g liothyronin.
-Liều dùng: khởi đầu 1/2 viên/24h sau tăng dần, liều duy trì 1-1,5 viên/24h.
- Liotrix (Euthroid, Thyrolar): là hỗn hợp của levothyroxin natri (LT4) và liothyronin
natri (LT3) theo tỷ lệ 4/1, 5/1, 7/1. Dạng dùng thường gặp nhất là viên nén 100 𝜇g LT4
/25 𝜇g LT3. Do Tin ngắn nên nồng độ T3 trong máu dao động lớn nên không thích hợp để
điều trị thay thế.
-Ngoài ra còn có dạng D-thyroxin (dextro thyroxin), nhưng dạng L-thyroxin được ưa
chuộng hơn vì tác dụng mạnh hơn.
4/Thyroglobin và thyroid
-Là các chất có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ tuyến giáp động vật có tỷ lệ T4
và T3 khoảng 2,5:1 hiện nay ít dùng vì hay gây dị ứng và tỷ lệ T4 và T3 không ổn định
giữa các loài.
-Liều dùng: thyroid khởi đầu 15 𝜇g/24h sau tăng dần đến liều duy trì 60 𝜇g/24h;
Thyroglobulin khởi đầu 30 𝜇g/24h sau tăng dần đến liều duy trì 60-180 𝜇g/24h.
- Uống thuốc lúc đói và không uống chung với các chế phẩm chứa sắt, calci, nhôm,
cholestyramin hoặc đậu nành, chất xơ.
- Bắt đầu liều LT4 nhỏ 12,5-50 𝜇g/ngày sau đó tăng 25 𝜇g/ngày mỗi 6 tuần cho đến khi
TSH trong máu trở về bình thường. TSH được đo 4-6 tuần sau mỗi lần điều chỉnh liều,
duy trì TSH (0,6 - 4,6 𝜇U/mL) và FT4 để chỉnh liều (8,6-17,9 ng/L).
-Bệnh nhân lớn tuổi (> 60 tuổi) phải theo dõi các triệu chứng tim mạch và điện tâm đồ
trước và trong khi điều trị.
+Ở bệnh nhân có bệnh mạch vành nếu cần sử dụng thyroxin phải điều chỉnh liều thuốc
thyroxin và thuốc tim mạch hợp lý.
+Phụ nữ suy giáp thời kỳ mang thai nên tăng liều levothyroxin khoảng 30% mục tiêu duy
trì TSH trong máu ở mức bình thường thấp.
-Suy giáp bẩm sinh nếu điều trị được thực hiện trong vòng 2 tuần sau sinh, sự phát triển
thể chất và tâm thần có thể bình thường, liều dùng khuyến cáo điều trị suy giáp bẩm sinh
là 10-15 𝜇g/kg/ngày.
-Khi sử dụng thuốc cần theo dõi là: kích thước tuyến giáp, cân nặng, nhịp tim, biểu hiện
tiêu hóa, xét nghiệm FT4 (free thyroxin), TSH.
2/ Calcitonin (Miacalci, Cabacalcin)
-Calcitonin do các tế bào cạnh nang của tuyến giáp bài tiết (còn gọi là tế bào C), những tế
bào này nằm ở mô kẽ giữa các nang giáp và chiếm khoảng 0,1% tuyến giáp.
Điều hòa bài tiết calcitonin
- Sự bài tiết calcitonin được điều hòa bởi nồng độ Ca 2+ huyết tương. Khi nồng độ ion
Ca2+ tăng khoảng 10% thì ngay lập tức calcitonin được bài tiết tăng gấp 2-3 lần, kết quả
là ion Ca2+ máu trở về bình thường.
- Tuy nhiên cơ chế này thường yếu và xảy ra trong một thời gian ngắn. Hormon tuyến cận
giáp (parathyrin) có tác động mạnh hơn và nhanh hơn.
Tác động Calcitonin
Có vai trò chủ yếu là điều hoà nồng độ calci máu (kết hợp với PTH và vitamin D).
Calcitonin làm giảm nồng độ Ca2+ huyết tương (tác động ngược với parathyrin) bằng:
- Làm giảm hoạt động của các tế bào hủy xương do đó làm tăng lắng đọng các muối calci
ở xương. Tác động này đặc biệt có ý nghĩa ở trẻ đang lớn để đáp ứng với tốc độ thay
đổi xương nhanh trong thời kỳ đang phát triển ở trẻ.
-Tác động thứ phát và kéo dài hơn là làm giảm hình thành các tế bào hủy xương mới. Ức
chế tiêu xương nên ức chế huy động Ca2+ từ xương.
-Làm giảm hấp thu Ca2+ từ đường tiêu hóa.
-Tăng thải trừ calci, natri, magnesi và phosphat.
=> Do các tác động trên nên nồng độ Ca+ huyết tương giảm. Tác động này rất yếu ở
người trưởng thành vì người trưởng thành có tốc độ đổi mới xương hằng ngày thường rất
chậm.
Calcitonin được dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Thuốc ít liên kết với protein huyết
tương, chuyển hoá nhanh ở gan và thận. Thời gian bán thải khoảng 20 phút.
Đặc tính được động học Calcitonin
Calcitonin được dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Thuốc ít liên kết với protein huyết
tương, chuyển hóa nhanh ở gan và thận. Thời gian bán thải khoảng 20 phút.
Chỉ định Calcitonin
Điều trị tăng calci máu do các nguyên nhân:
-Cường tuyến cận giáp.
-Nhiễm độc vitamin D.
-Ung thư tiêu xương.
-Bệnh Paget (viêm xương biến dạng).
Tác động bất lợi Calcitonin
-Thường gặp là các phản ứng dị ứng như buồn nôn, nôn, ban da, mày đay, co thắt ống tiêu
hóa....
Chế phẩm và liều dùng Calcitonin
-Chế phẩm:
Calcitonin (Calcitar) có các dạng chế phẩm tự nhiên chiết từ động vật và dạng tổng hợp.
Nói chung dạng tổng hợp có tác dụng mạnh hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn.
-Dạng tiêm: Calcitonin cá hồi, 200UI/mL, ống 2mL.Calcitonin người, ống tiêm 0,5mg.
-Dạng xịt mũi: lọ 2mL chia liều 200 UI/lần xịt.
- Liều dùng: tuỳ theo chỉ định nhưng thường dùng.
Calcitonin cá hồi: 50 -100UI x 1 – 3 lần/24h.
Calcitonin người: 0,5mg x 1 – 2 lần/24h.
2/THUỐC KHÁNG GIÁP
Thuốc kháng giáp tổng hợp
-Thuốc kháng giáp đều có nguồn gốc tổng hợp hóa học. Tác dụng của nhóm thuốc này là
ức chế tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp, vì vậy được dùng điều trị ưu năng
tuyến giáp (bệnh Basedow).
1. Nhóm ức chế thu nạp Iod
Các chất ức chế nhập iod vào tuyến giáp
Cơ chế tác động: ức chế nhập iod vào tuyến giáp.
Chỉ định: cường giáp nhẹ hoặc trung bình.
Tác động bất lợi: gây mất bạch cầu hạt.
Thuốc trong nhóm:
+Kaliclorat: có tác dụng làm giảm hấp thu iod của tuyến giáp. Thuốc chủ yếu dùng điều
trị ưu năng tuyến giáp nhẹ hoặc trung bình. Tác dụng không mong muốn thường gặp là
gây mất bạch cầu hạt.
+Các anion SCN-, CIO-, NO3-, BF4-
+Các ion này có cấu trúc tương tự I- nên có tác dụng đối kháng cạnh tranh với I- ở giai
đoạn bắt iod.
2. Nhóm ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp: Thionamid
1/Cơ chế tác động
-Ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp bằng cách ức chế quá trình oxy hóa iodur thành iod
tự do và ức chế sự gắn iod vào tiền chất của tuyến giáp qua sự ức chế peroxidase. ức chế
tổng hợp hormon ở 2 giai đoạn: oxy hóa iod và iod hóa tyrosin. Vì ức chế tổng hợp
homon nên tác dụng thuốc kháng giáp chi bắt đầu có tác dụng sau 3-4 tuần sử
dụng thuốc.
+Propylthiouracil (PTU) ngăn cản khử iod ở ngoại biên nên ngăn biến T4 thành T3.
+Methimazol có tác động mạnh hơn PTU khoảng 10 lần và thời gian tác động dài hơn.
2/Đặc tính được động học
-Hấp thu: Propylthiouracil được hấp thu nhanh, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 1 giờ.
Sinh khả dụng 50-80%, Methimazol hấp thu chậm hơn propylthouracil thời gian tác dụng
4-6 giờ. Methimazol được hấp thu hoàn toàn nhưng tốc độ hấp thu thay đổi ,bài tiết chậm
hơn PTU.
-Phân phối: nhiều ở tuyến giáp, tất cả các thuốc kháng giáp tổng hợp đều qua được nhau
thai và sữa mẹ. PTU và methimazol ít qua nhau thai và sữa mẹ hơn.
- Chuyển hóa: Carbimazol bị chuyển hóa thành methimazol.
-Thải trừ: 70% bài tiết qua thận, số còn lại hủy ở gan; thời gian bán thải là 2 giờ. Sau khi
vào máu tập trung ở tuyến giáp, bài tiết vào nước tiểu trong 24 giờ dưới dạng liên kết với
acid glucuronic. Thời gian bán thái của methimazol từ 4-6 giờ nhưng thời gian tác động
động dài do tập trung nhiều trong tuyến giáp nên ngày dùng một lần. Tất cả các thuốc
kháng giáp tổng hợp đều qua sữa và nhau thai vì vậy phải thận trọng trong thời kỳ mang
thai, không đúng khi cho con bú.
-Propylthiouracil thích hợp hơn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
3/Chỉ định
-Cường giáp như bệnh Basedow (hoặc bệnh Graves).
-Thưởng phối hợp trong khi dùng iod phóng xạ hay chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.
-U độc tuyến giáp.
-Cơn bão giáp.
4/Tác động bất lợi
-Mất bạch cầu hạt.
-Phản ứng dị ứng nhẹ (ngứa, ban sẵn, mày đay), thường tự hết không cần ngưng thuốc.
-Giảm bạch cầu hạt: bạch cầu đa nhân trung tính < 500 mm phải ngưng thuốc,thường ảnh
hưởng bạch cầu đa nhân trung tính, biến chứng giảm bạch cầu hạt thườngxảy ra trong 3
tháng đầu khi dùng thuốc.
-Suy tủy.
-Sốt.
-Nổi mẩn đỏ ở da.
-Đau khớp.
-Nhức đầu.
-Đau bụng, buồn nôn.
-Vàng da tắc mật, hoại tử tế bào gan.
-Suy giáp do ức chế quá mức khi điều trị nên theo dõi kích thước tuyến giáp và triệu
chứng suy giáp trên lâm sàng và cận lâm sàng.
5/Các thuốc trong nhóm
Benzylthiouracil (Basdene): khởi đầu 150-200 mg/ngày, duy trì 100 mg/ngày.
Propylthiouracil: 100 ng x 3 lần/ngày (liều tấn công).
Methimazol (Tapazole): 30-60 mg/ngày (liều tấn công).
Carbimazol (Neo-mercazol) 30 mg/ngày (liều tấn công).
-Thiouracil: methyl thiouracil (MTU), benzyl thiouracil (BTU), propyl thiouracil (PTU),
còn có tác dụng ức chế T4 chuyển thành T3. Propyl thiouracil ít qua sữa mẹ hơn
methimazol. Ở người mang thai PTU được sử dụng cho 3 tháng đầu của thai kỳ, những
tháng sau dùng methimazol. PTU thích hợp điều trị cơn bão giáp.
-Thio – Imidazol: methimazol, carbimazol (tiền dược của methimazol). Tác dụng của
nhóm imidazol mạnh hơn nhóm thiouracil từ 7-15 lần (trung bình 10 lần). Nhưng
Imidazol gây dị ứng nhiều hơn thiouracil. Tránh dùng methimazol vào 3 tháng đầu của
thai kỳ.
1. Propylthiouracil (PTU)
Dược động học
Propylthiouracil hấp thu được qua đường tiêu hoá. Nồng độ tối đa trong huyết tương sau
khi uống 1 – 2 giờ. Thuốc tập trung nhiều ở tuyến giáp. Thời gian bán thải khoảng 1 giờ.
Chuyển hoá nhanh và thải trừ qua nước tiểu. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
Tác dụng
Propylthiouracil có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp bằng cách ức chế quá
trình oxy hóa iodid thành iod tự do và ức chế sự gắn phân tử iod vào tiền chất của tuyến
giáp. Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế quá trình chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi.
Chỉ định
-Điều trị ưu năng tuyến giáp.
Tác dụng không mong muốn
-Suy tuyến giáp (có thể tạo bướu), giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, chảy máu, sung
huyết. Ngoài ra gây rối loạn tiêu hoá, độc với gan, tăng tiết dịch ở đường hô hấp.
Liều dùng
-Khởi đầu: 300 – 400mg/24h, chia 3 lần. Duy trì: 100 – 150mg/24h.
2. Methimazol
-Methimazol có tác dụng và cơ chế tương tự như PTU nhưng có tác dụng mạnh gấp
khoảng 10 lần PTU và thời gian tác dụng kéo dài hơn. Thời gian bán thải khoảng 5 giờ.
Liều dùng:
Khởi đầu, 15 – 60mg/24h chia 3 lần.
Liều duy trì 5 – 15mg/24h.
3. Các thuốc khác
Methylthiouracil (MTU), thiamazol (Basolan), carbimazol (Neomecazol): tác dụng tương
tự propylthipuracil (PTU).
3. Nhóm ức chế giải phóng hormon hướng giáp của tuyến yên
1/Dung dịch Lugol mạnh
1/Thành phần: 5g iod + 10g kali iodur/100 mL nước.
2/Cơ chế tác động: ức chế giải phóng hormon hướng giúp của tuyến yên.
3/Tác động: ở nồng độ cao hơn nồng độ sinh lý, iod sẽ ức chế hormon hướng giáp, làm
giảm tổng hợp hormon tuyến giáp, nên làm giảm thể tích tuyến giáp và co nhỏ mạch máu
của tuyến giáp. Thường dùng trước khi phẫu thuật tuyến giáp.
4/Đặc tính được động học: iod trong dung dịch iodur sau khi được hấp thu vào máu sẽ
tập trung vào tuyến giáp, rồi thái trừ chậm qua nước tiểu.
5/Chỉ định: thường dùng trước khi phẫu thuật tuyến giáp.
6/Các thuốc khác trong nhóm: kali iodur (KI), natri iodur (NaI)
7/Liều dùng: 2 – 6 giọt/lần x 3 lần/24h, trước bữa ăn, dùng liên tục 10 ngày trước khi
phẫu thuật.
2/Iod vô cơ nồng độ cao
- Liều bắt đầu có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp là 5 mg/ngày tác dụng tối
ưu 50-100 mg/ngày, giảm triệu chứng cường giáp rõ rệt trong vòng 24 giờ, hiệu quả tối đa
đạt được sau 10-15 ngày điều trị liên tục.
Liều 200 mg/ngày kéo dài có thể làm triệu chứng cường giáp nặng thêm.
- Dạng thường dùng là iodur natri dùng tiêm truyền tĩnh mạch, iodur kali dùng đường
uống.
1. Cơ chế tác dụng iod vô cơ nồng độ cao
-Ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp (hiệu ứng Wolff Chaikoff). Sử dụng 30-100 mg iod
mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể sự hấp thu iod đồng vị phóng xạ vào tuyến giáp, nên tránh
dùng trước khi dùng liệu pháp iode phóng xạ.
-Ức chế phóng thích T3, T4
-Giảm tăng sinh mạch máu ở tuyến giáp.
- Làm cho tuyến giáp trở nên săn chắc.
-Tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp khi sử dụng iod vô cơ nồng độ cao chi xảy
ra trong thời gian ngắn.
2. Chỉ định
-Trước khi giải phẫu tuyến giáp ở bệnh nhân cường giáp.
-Cơn bão giáp.
-Cần giảm triệu chứng cường giáp nhanh.
3. Tác dụng phụ
-Phù mạch phù nề thanh quản, xuất huyết dưới da. Ngoài ra, biểu hiện giống bệnh huyết
thanh như sốt, đau khớp, tăng bạch cầu ái toan.
Chú ý: Iod vô cơ không được dùng trước xạ trị.
3. Nhóm phá hủy mô tuyến giáp
1/Iod đồng vị phóng xạ (I131, I123)
Có thời gian bán thải dài (8 ngày). Thường được chỉ định trong điều trị cường giáp ở liều
nhỏ, liều cao điều trị ung thư tuyến giáp, chẩn đoán chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, nó
còn được dùng trong chẩn đoán chức năng tuyến giáp
1. Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng của các iod phóng xạ là tiêu hủy các mô tuyến giáp tăng sản.
2. Chỉ định
-I123 thường dùng để chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp.
-I l31 thường dùng để điều trị phá hủy các mô tăng sản của tuyến giáp. Là phương pháp
an toàn đối với bệnh nhân > 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép phẫu thuật, người trẻ
tuổi cần cân nhắc. Chỉ định cụ thể các trường hợp như:
+U độc tuyến giáp.
+Bệnh Graves tái phát sau điều trị nội hoặc phẫu thuật tuyến giáp.
+Ung thư tuyến giáp.
3. Tác dụng phụ
-Nguy cơ lớn nhất của liệu pháp này là gây suy giáp, viêm tuyến giáp do phóng xạ, vài
trường hợp cường giáp nhẹ sau khi sử dụng iod phóng xạ.
4. Chống chỉ định
-Phụ nữ có thai, trẻ em.
2/Tia γ, tia β (thành phố)
-Các tia này có tác động phá hủy tế bào tuyến giáp. Do bệnh nhân dễ bị phù niêm dịch
nên phương pháp này ít được thực hiện, nhất là ở người trẻ tuổi, chỉ áp dụng cho bệnh
nhân trên 45 tuổi.
(Tuy nhiên phương pháp này ít thực hiện vì bệnh nhân lại dễ bị phù niêm dịch, nhất là ở
người trẻ tuổi. Vì vậy chỉ áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân trên 45 tuổi)
Thuốc điều trị TRIỆU CHỨNG trong cường giáp
Thuốc điều trị triệu chứng trong cường giáp (CẦN THƠ)
- Ức chế triệu chứng cường giao cảm thường dùng propranolol (ức chế β không chọn lọc),
thuốc này có ưu điểm ức chế T4 chuyển thành T3 ở ngoại biên. Nếu chống chỉ định
propranolol dùng nhóm ức chế β chọn lọc hay chẹn canxi có tác dụng ưu tiên lên tim như:
ditiazem hoặc verapamil.
-Nếu khó ngủ dùng thêm thuốc an thần: phenobarbital
Thuốc kháng giáp, thường được sử dụng để điều trị cường giáp (tình trạng tuyến giáp hoạt
động quá mức), bao gồm các loại như methimazole (Tapazole) và propylthiouracil (PTU).
Dưới đây là các hướng dẫn về thời điểm sử dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng
giáp:
Thời điểm dùng thuốc
1. Theo chỉ định của bác sĩ: Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc kháng giáp phải được
xác định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.
2. Thường xuyên và đều đặn: Để duy trì mức độ ổn định của thuốc trong cơ thể, hãy dùng
thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
3. Trước hoặc sau bữa ăn: Một số thuốc kháng giáp có thể được dùng cùng hoặc không
cùng bữa ăn. Hãy tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng giáp
1. Theo dõi chức năng gan: Thuốc kháng giáp có thể gây tổn thương gan. Cần kiểm tra
chức năng gan thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
2. Theo dõi công thức máu: Đôi khi thuốc kháng giáp có thể gây giảm số lượng tế bào
máu trắng, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thường xuyên kiểm tra công thức máu là cần thiết.
3. Tương tác thuốc: Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, và thực phẩm
chức năng bạn đang dùng để tránh các tương tác thuốc không mong muốn.
4. Phụ nữ mang thai và cho con bú: Propylthiouracil (PTU) thường được ưu tiên sử dụng
trong 3 tháng đầu thai kỳ do ít gây ảnh hưởng đến thai nhi hơn methimazole. Tuy nhiên,
cả hai loại thuốc đều cần được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
5. Dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu bạn có các triệu chứng như sốt, đau họng, hoặc các dấu
hiệu nhiễm trùng khác, hãy thông báo ngay cho bác sĩ vì có thể là dấu hiệu của giảm số
lượng bạch cầu.
6. Không tự ý ngừng thuốc: Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra tình trạng cường giáp
nặng hơn. Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc.
-Tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng thuốc và theo dõi sức khỏe thường xuyên là rất
quan trọng để quản lý hiệu quả tình trạng cường giáp và giảm thiểu các biến chứng có thể
xảy ra
Câu 3/Trình bày cơ chế tác dụng của hormon ở vỏ thượng thận?
Cơ chế tác dụng của các hormon VỎ thượng thận
-Các hormon vỏ thượng thận đến tế bào đích thì khuếch tán qua màng vào bào tương gắn
với các receptor trong bào tương để tạo thành phức hợp hormon-receptor, phức hợp này
sẽ được vận chuyển từ bào tương vào nhân tế bào.
-Tại nhân tế bào phức hợp hormon-receptor sẽ gắn vào các vị trí đặc hiệu trên phân tử
ADN hoạt hóa sự sao chép của gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin.
-Khi được tạo thành, ARN thông tin sẽ khuếch tán ra bào tương thúc đẩy quá trình dịch
mã ribosom để tổng hợp nên protein có tác dụng sinh học.
1/Mineralocorticoid tự nhiên Cơ chế tác động Aldosteron
-Aldosteron là hormon có cấu trúc steroid, tác động bằng cách tăng tổng hợp protein trong
tế bảo đích.
Cơ chế tác động như sau: aldosteron vào trong bào tương tế bào đích và gắn với thụ thể
đặc hiệu; phức hợp aldosteron-thụ thể được vận chuyển vào trong nhân; phức hợp sẽ gắn
ở những điểm đặc hiệu trên chuỗi ADN trong nhiễm sắc thể, hoạt hóa quá trình sao chép
những gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin; ARN thông tin khuếch tán ra ngoài bào
tương và tiến hành quá trình giải mã ở ribosom trên lưới nội chất thô tạo thành protein
mới.
-Tế bào đích của aldosteron là tế bào biểu mô ống thận. Sau khi vào bào tương khoảng
45 phút, protein bắt đầu xuất hiện trong tế bào biểu mô ống thận, đó là đối vận chuyển
Na+/K+ (thúc đẩy sự tái hấp thu Na+ từ lòng ống, và bài tiết K+ ra lòng ống) và bơm
proton H+. Như vậy tác động của aldosteron nói riêng và hormon steroid nói chung chậm
trễ, ít nhất là 45 phút cho đến nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để hormon có tác động đầy
đủ.
Câu 4/Cho biết vị trí, cấu tạo của tuyến thượng thận? vỏ thượng thận tiết ra những
hormon nào? Vùng tủy thượng thận tiết ra những hormon nào? chức năng của các
hormon? Rối loạn sản xuất hormon ở vỏ thượng thận đưa đến các bệnh lý nội tiết
nào?
TUYẾN THƯỢNG THẬN
-VỊ TRÍ: Tuyến thượng thận là hai tuyến nhỏ úp ở cực trên 2 quả thận, màu vàng nằm ở
cực trên của mỗi thận. Tuyến được chia làm hai phần rõ rệt là vỏ thượng thận và tủy
thượng thận.
*Tuyến thượng thận chia làm 2 vùng:
1. Vỏ thượng thận
-Vỏ thượng thận màu vàng, gồm ba lớp:
+Lớp cầu ở ngoài cùng, tiết các hormon chuyển hóa muối nước, đại diện là aldosteron.
(hay nhóm Mineralocorticoid)
+Lớp bó ở giữa, bài tiết các corticoid, đại diện là cortisol (hydrocortison) (hay nhóm
Glucocorticoid)
+Lớp lưới ở trong cùng, bài tiết các hormon sinh dục (Androgen)
-Hormon vùng bó và vùng lưới chịu điều hòa sản xuất của ACTH: thiểu ACTH, 2 vùng
này sẽ teo lại, thừa ACTH 2 vùng này sẽ phì đại và tăng sinh
-Aldosteron được điều hòa sản xuất chủ yếu bởi hệ renin – angiotensinogen.
2. Tủy thượng thận
-Tủy thượng thận nằm ở trung tâm của tuyến và chiếm khoảng 20% trọng lượng tuyến.
Tuyến có màu nâu, gồm những tế bào đa diện lớn, chứa trong bào tương những hạt tròn
nhỏ gọi là những hạt ưa crom hay là những hạt sinh adrenalin và noradrenalin.
🡪-Rối loạn sản xuất hormon ở vỏ thượng thận đưa đến các bệnh lý nội tiết như bệnh
Cushing, bệnh Addison, cường aldosteron và tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh.
Câu 5/Nhóm mineralocorticoid có những chất gì? Tác dụng của nhóm
mineralocorticoid?
Nhóm mineralocorticoid
-Mineralocorticoid tự nhiên có 2 chất cơ bản là aldosteron và desoxycorticosteron
(DOC), trong đó aldosteron có tác dụng mạnh hơn DOC khoảng 30 lần. Tuy nhiên trong
lâm sàng hay dùng DOC hơn vì aldosteron tác dụng quá mạnh.
-Mineralocorticoid tổng hợp là fludrocortison.
Tác động Aldosteron / Mineralocorticoid tự nhiên
Nếu không có aldosteron, nồng độ ion K+ dịch ngoại bào tăng lên, ion Na+ và Cl- lại
giảm đi. Kết quả thể tích dịch ngoại bào và thể tích máu giảm mạnh do đó làm giảm lưu
lượng tim, dẫn đến tình trạng sốc tuần hoàn và tử vong. Những rối loạn này sẽ giảm
nếu được điều trị bằng aldosteron. Các tác động chủ yếu của aldosteron là:
+Tăng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở ống lượn xa và phần đầu ống góp
-Dưới tác động của aldosteron, Na+ được tái hấp thu chủ động từ lòng ống thận qua tế
bào biểu mô ống thận rồi vào dịch kẽ. Do aldosteron khi đến tế bào ống thận sẽ hoạt hóa
hệ gen ở nhân tế bào, làm tăng tổng hợp các enzym và các protein vận chuyển, đặc biệt là
Na+/K+-ATPase (bơm Na+/K+) ở màng đáybên của tế bào ống thận, do đó làm tăng tái
hấp thu Na+ và bài tiết K+.
-Như vậy, aldosteron không trực tiếp vận chuyển Na+ mà tác động lên sự hình thành bơm
vận chuyển Na+. Sau khi đưa aldosteron vào cơ thể 30 phút, các ARNm mới được tổng
hợp và sau 45 phút mức vận chuyển Na+ mới tăng và phải sau nhiều giờ mới đạt hiệu quả
tối đa.
-Khi nồng độ aldosteron trong máu tăng có thể làm giảm thải Na+, tăng thải K+ qua nước
tiểu.
-Khi thiếu hoàn toàn aldosteron có thể làm mất từ 10-20g Na+ trong nước tiểu mỗi ngày,
đồng thời K+ được giữ lại quá nhiều trong dịch ngoại bào.
+Tác động lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch
-Dưới tác động của aldosteron, Na+ được tái hấp thu từ tế bào ống thận làm áp lực thẩm
thấu ở dịch kế tăng, kéo theo một lượng nước tương đương để cân bằng áp lực thẩm thấu.
Do đó Na+ ở dịch ngoại bào tăng rất ít, còn thể tích dịch ngoại bào lại tăng cao.
-Khi aldosteron được bài tiết mạnh, thể tích dịch ngoại bào có thể tăng 10-15% và huyết
áp động mạch có thể tăng 15-25 mmHg. Đồng thời sẽ làm mất K+ theo nước tiểu nên làm
giảm mạnh nồng độ K+ huyết tương. Nồng độ K+ máu giảm khoảng 50% so với bình
thường sẽ gây nhược cơ.
-Ngược lại, khi giảm tiết aldosteron gần tới không, một lượng lớn Na+ bị mất qua nước
tiểu và kéo theo nước. Kết quả là giảm Na+ ở dịch ngoại bào, giảm cả thể tích dịch ngoại
bào và kéo theo là giảm thể tích máu lưu thông, dẫn đến sốc giảm thể tích. Đây là
nguyên nhân trực tiếp gây tử vong sau vài ngày bị ngừng đột ngột bài tiết aldosteron
từ vỏ thượng thận. Mặt khác, khi thiếu aldosteron, nồng độ K+ trong dịch ngoại bào tăng
cao. Khi tăng trên 60-100% so với mức bình thường sẽ gây ngộ độc tim nghiêm trọng,
dẫn đến sức co bóp cơ tim sẽ giảm mạnh hoặc không co bóp được, nặng có thể gây ngừng
tim.
+Tác động lên tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi và sự hấp thu ở ruột
-Aldosteron cũng có cùng tác động trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột như tác
động trên ống thận, nghĩa là tăng tái hấp thu Na+ và nước, đồng thời tăng bài tiết K+ ở
ống tuyển. Tác động này trên tuyến mồ hôi có vai trò quan trọng để giữ Na+ cho cơ thể
khi tuyến mồ hôi bài tiết quả nhiều trong môi trường nóng. Trong môi trường nóng tác
động trên tuyến nước bọt là cần thiết để giữ muối khi một lượng lớn nước bọt bị mất đi.
Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở ruột, đặc biệt ở ruột già, ngăn chặn sự mất
muối và nước theo phân.
-Khi thiếu aldosteron, Na+ được hấp thu ở ruột ít, kéo theo giảm hấp thu anion và nước
gây tiêu chảy làm mất muối và nước của cơ thể.
+Aldosteron tác dụng kháng viêm không đáng kể.
Các mineralocorticoid nói chung ít ảnh hưởng tới chuyển hoá đường, không có tác
dụng chống viêm và chống dị ứng.
Chỉ định aldosteron
-Bệnh Addison (suy vỏ thượng thận), các chứng ngộ độc cấp tính.
-Sốc nhiễm khuẩn và ngộ độc cấp.
-Ngoài ra DOC còn được dùng trong nhược cơ vì nó có tác dụng tăng trương lực cơ.
Câu 6/Cho biết cơ chế tác dụng, chỉ định, tác động bất lợi, chống chỉ định của
hormon sinh dục nam, hormon sinh dục nữ?
I. HORMON SINH DỤC NAM TESTOSTERON /(ANDROGEN) VÀ DẪN
XUẤT
1. NGUỒN GỐC TESTOSTERON (ANDROGEN)
Androgen
-Các androgen trong cơ thể người là:
+Testosteron: là androgen chính của tinh hoàn.
+Dihydrotestosteron (DHT): được tạo thành ở tế bào đích.
+Androstenedion: được tạo thành ở tỉnh hoàn, có tác dụng yếu.
1.Testosteron tự nhiên
- cơ quan chính tạo testosteron là tinh hoàn (tế bào Leydig, được tế bào kẽ tinh hoàn tiết
ra), cơ quan phụ là vỏ thượng thận, buồng trứng, nhau thai cũng tiết ra một lượng nhỏ. Sự
tổng hợp testosteron phụ thuộc luteneizing hormon (LH) của tuyến yên. Ở nam giới
trưởng thành, testosteron được bài tiết 8 ng/ngày, nồng độ huyết tương 0,6 𝜇g/dL, đạt đỉnh
lúc 20 tuổi, bắt đầu giảm lúc 30 tuổi, sau đó ổn định đến 70 tuổi rồi giảm.=> Testosteron
là androgen chính của tinh hoàn. Sự tổng hợp testosteron phụ thuộc vào LH.
2. Testosteron tổng hợp
-So với các testosteron tự nhiên, các testosteron tổng hợp có các ưu điểm: có thể dùng
đường uống (metyltestosteron), kéo dài tác dụng, tác dụng chuyên biệt.
-Phân nhóm testosteron: chia 2 nhóm.
+Nhóm có hoạt tính Androgen mạnh: testosteron propionat, testosteron enanthat
(delatestryl), testosteron cypionat (depo testosteron), fluoxymesteron, metyltestosteron.
+Nhóm có tác dụng đồng hóa protein mạnh: nandrolon decanoat, nandrolon
phenpropionat, androtanolon, nortestosteron.
2. Cơ chế tác động TESTOSTERON (ANDROGEN)
-Testosteron và dihydrotestosteron (DHT) cùng gắn vào thụ thể trong tế bào chất, sau
đó từng phức hợp đến gắn vào ADN ở nhân để tăng hoạt động gen, khởi đầu cho quá trình
tăng trưởng, biệt hóa, tổng hợp các enzym và protein chức năng khác.
-DHT là androgen ưu thế ở tuyến tiền liệt, túi tinh, mào tinh.
-Trong bệnh lưỡng tính giả, cơ thể vẫn tiết testosteron binh thường, nhưng tế bào đích
thiếu 5α-reductase hoặc thiếu thụ thể với testosteron và dihydrotestosteron nên testosteron
không thể hiện tác động.
=> khởi đầu cho các quá trình tăng trưởng, biệt hóa, tổng hợp các loại enzym và các
protein chức năng khác.
3. Tác động TESTOSTERON (ANDROGEN)
+Tác động androgen: làm phát triển cơ quan sinh dục nam (túi tinh, mào tinh, tuyến tiền
liệt, dương vật và bìu,...) và các đặc tính thứ phát của phái nam.
- Cơ quan sinh dục: trong thời kỳ mang thai giúp phát triển ống wolff thành đường sinh
dục trong của nam giới, kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu. Trong thời gian dậy
thì phát triển cơ quan sinh dục ngoài, kích thích sinh tinh trùng, kích thích dục tính
(libido).
- Phát triển duy trì đặc trưng giới tính thứ cấp: vóc dáng, giọng nói, lông, tóc, râu, da
thô tiết nhiều bã nhờn nên dễ bị mụn trứng cá. DHT là androgen chiếm ưu thế ở tuyến
tiền liệt, túi tinh, mào tinh, nang tóc.
+Chuyển hóa protein: tăng tổng hợp, phát triển hệ xương cơ làm cho cơ thể phát triển
nhanh khi dậy thì (cơ bắp nở nang, xương dài ra), sau đó đóng các đầu xương dài làm
ngưng phát triển chiều cao, sụn nổi bị cốt hóa.
-Tác dụng đồng hóa: tăng tổng hợp protein, đặc biệt phát triển khối cơ bắp.
-Tác dụng lên xương: tăng tổng hợp protein của xương, tăng lắng đọng muối calci
phosphat ở xương, phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài.
+Tác động khác: làm tăng LDL-C và giảm HDL-C nên có thể gây xơ vữa động mạch,
tăng tạo hồng cầu do kích thích sản xuất erythropoietin ở thận và do tác dụng trực tiếp
trên tủy xương.
-Tăng số lượng hồng cầu (kích thích tủy xương, tăng sản xuất erythropoietin ở thận).
-Tác dụng khác: tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol, tăng nhẹ sự tái hấp thu
Na+ ở ống thật xa.
4. Đặc tính được động học TESTOSTERON (ANDROGEN)
-Nồng độ testosetron ở nam trưởng thành là 19,1 ± 5,5 𝜇U/L và ở nữ trưởng thành là 1,23
± 1 μU/L.
-Hấp thu: uống (metyltestosteron) dạng này chuyển hóa qua gan rất độc cho gan và ít tác
dụng. Dạng thường dùng là dạng tiêm, ngoài ra còn các dạng cấy dưới da, đặt trực tràng,
bôi qua da.
-Khoảng 60% testosteron liên kết với SHBG (sex hormon binding globulin), là một
protein được sản xuất ở gan. Protein này tăng trong huyết tương dưới tác động của
estrogen và hormon tuyến giáp.
-Testosteron tiêm chích dạng dầu được hấp thu nhanh, chuyển hóa và thải trừ nhanh
nên kém tác dụng. Dùng đường uống hấp thụ nhanh nhưng ít tác dụng vì bịchuyển hóa ở
gan lần đầu. Vì vậy có thể dùng dạng cấy dưới da, uống liều lớn với hình thức viên đặc
biệt, sử dụng qua đường trực tràng, nhỏ mũi, dạng kem. Các ester của testosteron
(testosteron propionat, cypionat và enantat) ít phân cực hơn, hấp thu từ từ nên duy trì
được tác dụng dài. Testosteron tổng hợp bị chuyển hóa chậm nên có thời gian bán thải
dài.
-Vận chuyển trong máu: dạng tự do một phần nhỏ, dạng gắn với protein SHBG 65%
(Sex Hormon Binding Globulin), protein này được sản xuất ở gan và tăng trong huyết
tương bởi estrogen và thyroxin.
-Trong 1 số tế bào đích testosteron 5α- reductase Dihydrotestosteron (DHT) là androgen
chính trong các tế bào này.
- Chuyển hóa: ở gan bởi phản ứng liên hợp.
-Testosteron bị mất hoạt tính ở gan do phản ứng oxy hóa OH ở vị trí 17, khử ở vị trí 5α và
khử ceton ở vị trí 3 thành chất etiocholanolon mất hoạt tính. Metyl hóa androgen ở vị trí
C17, làm giảm chuyển hóa ở gan và có thể dùng đường uống nhưng các chất này thường
gây độc cho gan.
-Tại tế bào đích, testosteron chuyển thành dihydrotestosteron (DHT) nhờ 5α- reductase.
DHT bị chuyển hóa ở gan thành androsteron, androstanedion và androstanediol.
Testosteron trở thành estron dưới tác động của enzym aromatase ở một số mô (mỡ, gan),
có vai trò điều hòa chức năng sinh dục. Các ester của testosteron bị thủy giải thành
testosteron tự do và chịu sự chuyển hóa giống testosteron nhưng tốc độ chuyển hóa chậm
hơn.
-Thải qua thận: chất chuyển hóa thải qua thận là androsteron và etiocholanolon không
còn hoạt tính.
Đào thải hầu hết qua nước tiểu (90%), một ít qua phân.
5. Chỉ định TESTOSTERON (ANDROGEN)
Ở nam:
+ Suy sinh dục nam. Thiểu năng sinh dục nam, chậm phát triển cơ quan sinh dục nam. (sử
dụng nhóm có tính androgen mạnh).
+ Chậm phát triển cơ quan sinh dục nam, dậy thì muộn.
+ Loãng xương ở nam.
+Làm tăng chuyển hóa protein nên được sử dụng trong trường hợp giảm protein huyết
như sau phẫu thuật, chấn thương, thận hư, phỏng, ...
-Ở nữ:
+ Lạc màng trong tử cung.
+ Bệnh lạc nội mạc tử cung (endometriosis), thường dùng danazol (Danocrin) là dẫn xuất
tổng hợp của 17-ethinyl testosteron.
+ Ung thư vú không phẫu thuật được trên phụ nữ mãn kinh.
+ Rối loạn kinh nguyệt, băng kinh, u xơ tử cung, ung thư vú, ung thư tử cung.
-Nhược cơ, loãng xương, gầy yếu (nên dùng nhóm hormon tăng dưỡng sẽ ít gây tác dụng
không mong muốn hơn).
-Suy nhược cơ thể (cân bằng ni-tơ âm tính).
-Loãng xương.
-Ung thư vú ở phụ nữ trên phụ nữ mãn kinh.
6. Tác động bất lợi TESTOSTERON (ANDROGEN)
-Trên phụ nữ: gây nam hóa ở phụ nữ và trẻ em trước tuổi trưởng thành. Gây nam trên
người nữ hóa tác dụng này trầm trọng ở trẻ em và người suy gan; như phụ nữ mọc râu,
nhiều trứng cá, giảm kinh hoặc vô kinh, ngực teo, thay đổi giọng nói. Phụ nữ mang thai
mà dùng testosteron, đứa trẻ sinh ra có thể bị lưỡng tính giả, thậm chí tử vong.
-Trên nam giới: gây chứng vú to(androgen có thể biến thành estrogen do enzym
aromatase, nortestosteron và fluoxymesteron không có tác dụng này vì không phải là chất
nền của aromatase), Quá liều testosteron kéo dài làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm
phóng tinh, chứng dâm đãng và kích thích tình dục quá độ, tăng sản tuyến tiền liệt(Đặc
biệt kích thích sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt. Vì vậy không dùng cho người
già hoặc người bị ung thư tuyến tiền liệt.)
-Trên cả 2 giới: giữ nước và muối gây phù (chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch
và bệnh thận hoặc khi dùng liều cao điều trị khối u), vàng da ứ mật với loại alkyl hóa ở
17α .Tăng nguy cơ gây bệnh mạch vành.
7. Tương tác thuốc
-Testosteron có khả năng tương tác với warfarin. Do đó, cần điều chỉnh liều dùng thuốc
chống đông máu trong thời gian sử dụng testosteron.
8. Chống chỉ định TESTOSTERON (ANDROGEN)
-Người mang thai, thời kỳ cho con bú.
-Ung thư tuyến tiền liệt.
-Ung thư vú ở nam giới, bệnh nhân có khối u thuộc androgen
-Bệnh gan nặng.
-nam giới cao tuổi có thể bị tăng sinh tuyến tiền liệt (lành và ác tính).
-Thận trọng khi sử dụng để tăng chiều cao cho trẻ em (CCĐ: Trẻ em dưới 15 tuổi), người
bị bệnh tim, gan, thận.
9. Các thuốc trong nhóm TESTOSTERON (ANDROGEN)
-Testosteron propionat (hoặc acetat): IM 10-25 mg/ngày hoặc 50 mg mỗi 2-3 ngày, liều
tối đa 50 mg/ngày.
+Testosteron propionat (hoặc acetat)
Chế phẩm: ống tiêm 1mL có chứa 10, 20 và 50mg.
Liều dùng tiêm bắp 10 – 15mg/24h.
-Viên testosteron acetat: 0,1g testosteron acetat cấy trong cơ, 1-2 tháng 1 lần.
+Testosteron enanthat (tác dụng kéo dài)
Chế phẩm: ống 1mL dung dịch dầu 5%và 20%.
Liều dùng: Tiêm 1mL dung dịch 5%/lần x 1 – 2 lần/tuần hoặc 1mL dung dịch 20% /lần, 3
– 4 tuần tiêm 1 lần.
-Metyl-17 testosteron: yếu hơn testosteron 2-3 lần, có thể uống, tốt hơn là đặt dưới lưỡi
để thẩm qua niêm mạc; liều 5-25 mg; liều tối đa 50 mg/lần, 100 mg/ngày.
+ Metyltestosteron (Android):
Chế phẩm: viên đặt dưới lưỡi 5 và 10mg.
Liều dùng: 5 – 50mg/24h tuỳ chỉ định.
-Dung dịch dầu testosteron enantat: 1 mL= 0,25 g. IM 1 mL/lần.
+Hỗn dịch tinh thể testosteron isobutyrat: IM, SC 50 mg, 15 ngày/lần.
II. HORMON SINH DỤC NỮ VÀ DẪN XUẤT TỔNG HỢP
-Hormon sinh dục nữ gồm 2 nhóm chính: estrogen và progesteron (progestin) được bài
tiết trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt.
-Buồng trứng sản xuất hormon theo chu kỳ buồng trứng (chu kỳ kinh nguyệt). Gồm 3 thời
kỳ:
+Thời kỳ nang noãn: sản xuất chủ yếu estrogen.
+Thời kỳ phóng noãn.
+Thời kỳ hoàng thể: sản xuất progesteron và 1 ít estrogen.
Chu kỳ kinh nguyệt
-Hàng tháng, nội mạc tử cung trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tăng sinh và giai đoạn bài
tiết.
-Trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác dụng của hormon giải phóng FSH (FSHRH)
của vùng dưới đồi, tuyến yên bài tiết FSH, làm nang trứng trưởng thành, tiết estrogen
(foliculin).
- Sau đó, vùng dưới đồi tiết hormon giải phóng LH (LHRH), làm tuyến yên bài tiết LH,
đến ngày thứ 14, khi FSH/LH đạt được tỷ lệ thích hợp thì buồng trứng sẽ phóng noãn.
- Nếu gặp tinh trùng, trứng sẽ thụ tinh và làm tổ.
1. Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn mang tổ)
-Cuối chu kỳ trước, nồng độ progesteron và estrogen giảm đột ngột dẫn đến kích thích
tuyến yên tăng tiết FSH và LH.
- Dưới tác dụng của FSH, nang trứng nguyên thủy của buồng trứng bắt đầu phát triển
(6-12 nang trứng) và bài tiết estrogen.
+Estrogen kích thích nội mạc tử cung tăng sinh trong vòng 4-7 ngày sau khi hành kinh.
Lúc này, niêm mạc tử cung dày khoảng 3-4 mm, các tuyến dài, mạch máu phát triển. Sau
khi phát triển 7-8 ngày, có 1 nang phát triển nhanh nhất gọi là nang De Graf, các nang
trứng còn lại thoái hóa dần.
+ Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn, lượng LH được bài tiết từ tuyến yên đột ngột
tăng lên, đạt nồng độ đỉnh 16 giờ trước khi phóng noãn và đó là điều kiện cần thiết để
trứng rụng. Trứng thường rụng vào ngày 13-14 trước khi thấy kinh.
+Thông thường, mỗi chu kỳ chỉ có 1 nang trứng phóng noãn.
2. Giai đoạn bài tiết (giai đoạn hoàng thể tố)
-Sau khi trứng rụng, tuyến yên tiếp tục tiết FSH và LH.
-Chính LH kích thích phần còn lại của nang trứng trở thành tế bào hoàng thể.
-Hoàng thể tiết lượng lớn progesteron và estrogen dưới tác động kích thích của LH.
Hai hormon này làm tăng sinh nội mạc tử cung đến 5 - 6 mm, các tuyến dài ra, cong queo
và chứa đầy các chất tiết, các chất dinh dưỡng như lipid và glycogen, các mạch máu cũng
phát triển. Sự phát triển nội mạc tử cung này để chuẩn bị đón trứng thụ tinh.
-Khoảng 2 ngày cuối của chu kỳ, hoàng thể bị thoái hóa, vì vậy, nồng độ estrogen và
progesteron giảm thấp đột ngột, gây thoái hóa nội mạc tử cung. Các động mạch co thắt do
tác dụng của prostaglandin và các sản phẩm khác do nội mạc tử cung tiết ra.
-Cuối cùng, mạch máu bị tổn thương, lớp nội mạc tử cung bong ra, máu chảy ra gây hiện
tượng kinh nguyệt.
1. Estrogen và dẫn xuất
Nguồn gốc Estrogen
1/-Tự nhiên: ở phụ nữ, các estrogen được sản xuất là estradiol (E2 - 17ß-estradiol),
estron (E1) và estriol (E3).
+ Estradiol là sản phẩm nội tiết chính của buồng trứng, nhau thai và ít hơn là từ vỏ thượng
thận, tinh hoàn. Estradiol là estrogen thiên nhiên mạnh nhất sau đó là estron và estriol.
+Phần lớn estron và estriol đều là chất chuyển hóa của estradiol ở gan hoặc ở mô ngoại
biên từ androstenediol và các androgen khác.
+Estron được tiết ra khi mãn kinh, estriol được tiết ra từ nhau thai trong giai đoạn có
thai.
+ Bình thường, nồng độ E2 trong huyết tương thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Có 2
đỉnh bài tiết, 1 đỉnh ngay trước khi rụng trứng tối đa khoảng 25-100 𝜇g/ngày và một đỉnh
ở giai đoạn hoàng thể từ 10-80 𝜇g/ngày. Lượng estrogen giảm thấp khi mãn kinh.
- Estradiol (E2): hoạt tính sinh học mạnh nhất.
- Estron (E1): chất chuyển hóa của estradiol hoặc androgen, tác dụng yếu, có ở tuổi mãn
kinh, chủ yếu tác dụng ở biểu mô âm đạo và đường tiết niệu. Không có tác dụng trên nội
mạc tử cung. Thường dùng điều trị viêm teo âm đạo tuổi mãn kinh.
-Estriol (E3): chất chuyển hóa của (E1), (E2).
Điều hòa bài tiết:
-FSH làm nang trứng phát triển, sau đó nang trứng bài tiết estrogen.
- Ngược lại, estrogen cũng có khả năng ức chế sự bài tiết FSH của tuyến yên.
2/-Tổng hợp: các estrogen tổng hợp có thể dùng dưới dạng uống, tiêm, hấp thu qua da,
bôi tại chỗ. Có dạng tác dụng ngay, dạng tác dụng kéo dài vài ngày hoặc dạng giải phóng
liên tục. Có 2 nhóm estrogen tổng hợp:
+Estrogen loại steroid có nhân steroid giống estrogen tự nhiên gồm estradiol, ethinyl
estradiol, mestranol, quinestrol, estradiol valerat, estradiol cypionat.
+Estrogen không steroid: hiệu lực tương tự estradiol nhưng T1/2 dài gồm
diethylstilbestrol, genistein. (Diethylstibestrol hiện nay không còn dùng trong phụ khoa
do nguy cơ trên thai nhi và vô sinh. Promestrien hoạt tính estrogen yếu, thường dùng điều
trị tại chỗ những trường hợp rối loạn dinh dưỡng âm hộ âm đạo do thiếu estrogen.)
-Trong một số thực vật, nấm và thuốc trừ sâu tổng hợp (DDT) cũng có nhiều estrogen
không mang nhân steroid, có hoạt tính giống estrogen hoặc ngược lại, kháng estrogen vì
chứa vòng phenol giống vòng A của estrogen là vị trí gắn vào thụ thể của estrogen.
Cơ chế tác động Estrogen
-Estrogen gắn vào thụ thể của nó trong tế bào chất. Phức hợp “thụ thề - estrogen” gắn vào
ADN làm tăng tổng hợp ARNm, làm tăng tổng hợp protein mới.
- Các thụ thể của của estrogen chủ yếu ở tử cung, âm đạo, tuyển vủ và một số cơ quan
khác như gan, thận, thượng thận, buồng trứng. Một trong những chức năng chính của
estrogen là cảm ứng quá trình tổng hợp thụ thể của progesteron ở tử cung, âm đạo, tiền
thủy và vùng dưới đồi.
- Ngược lại, progesteron làm giảm thụ thể của estrogen.
Tác động Estrogen
-Ở liều sinh lý, estrogen làm phát triển cơ quan sinh dục nữ và đặc tính thứ phát của phái
nữ (không biển đổi dây thanh, phát triển xương, lông ít, mông nở, ...). Estrogen có tác
dụng trực tiếp làm phát triển và trưởng thành âm đạo, tử cung (phát triển cơ tử cung, tăng
sinh nội mạc tử cung mạnh trong giai đoạn 1 của chu kỳ kinh nguyệt), vòi trứng
+Estradiol có vai trò đặc biệt để duy trì cấu trúc bình thường của da, thành mạch ở phụ
nữ.
+ Estrogen làm giảm tốc độ tiêu xương do tác dụng đối kháng với hormon tuyến cận giáp
(PTH) tại xương, nhưng không kích thích tạo xương.
+ Khi mang thai, estrogen kết hợp với hormon khác làm giãn tuyến vú (phát triển ống
dẫn, tiểu thùy vụ, núm vú đen)
- Liều cao:
-Ức chế FSH làm ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào
niêm mạc tử cung được, do đó ngăn cản sự thụ thai (phối hợp với progesteron), đồng thời
làm ngừng bài tiết sữa.
-Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo
các cơ quan sinh dục ngoài.
-Trên chuyển hóa lipid: tăng HDL, giảm nhẹ LDL và cholesterol, tăng nhẹ triglycerid.
-Trên đông máu: estrogen làm tăng đông máu do làm tăng yếu tố II, VII, LX và X, giảm
antithrombin III.
-Tác dụng khác; estrogen làm thoát dịch từ lòng mạch ra khoảng gian bào, gây phù. Khi
thể tích máu giảm, thận giữ Na+ và nước, thúc đẩy tổng hợp thụ thể của progesteron.
+Ở nam giới, estrogen liều cao ức chế bài tiết FSH nên có tính kháng androgen làm teo
tinh hoàn, ngừng tạo tinh trùng và làm ngừng phát triển, teo cơ quan sinh dục ngoài.
-Tác dụng khác:
-Tăng đồng hoá protid nhưng yếu hơn androgen.
-Ngăn ngừa tiêu xương do ức chế tác dụng của hormon cận giáp và kích thích giải phóng
calcitonin.
-Làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch
ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.
-Liều cao gây tăng đông máu và tăng kết dính tiểu cầu.
-Các estrogen tổng hợp có hoạt tính mạnh hơn các chất tự nhiên.
Tác dụng được lý Estrogen
-Receptor estrogen chủ yếu ở tử cung, âm đạo, tuyến vú, buồng trứng, thượng thận, thận,
thùy trước tuyến yên, vùng dưới đồi.
-Tác dụng lên cơ quan sinh dục: phát triển cơ quan sinh dục nữ, tăng sinh nội mạc tử
cung ở giai đoạn 1 (giai đoạn tăng sinh), tăng co bóp cơ tử cung, tăng tiết chất nhầy ở cổ
tử cung, tạo môi trường pH acid ở âm đạo, phát triển phái tính phụ (tuyến vú, vóc dáng.
giọng nói, lông tóc), tăng dục tính.
-Tác dụng chuyển hóa: tăng đồng hóa protein nhưng yếu hơn androgen. Trên chuyển
hóa lipid làm giảm VDL-c, tăng HDL-c, giảm nguy cơ xơ vữa thành mạch. Tăng đường
huyết nhẹ, giữ muối nước. Ngăn sự mất chất khoáng ở xương, sớm hóa cốt các đầu
xương. Liều cao ức chế FSH.
-Tác dụng khác: tăng các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, giảm antithrombin, tăng kết tập
tiểu cầu, giảm quá trình tiêu fibrin do đó tăng đông máu. Liều cao ức chế bài tiết sữa.
Estrogen làm tăng SHBG.
Đặc tính dược động học Estrogen
-Hấp thu:
-Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển hoá nhanh ở
gan tạo chất chuyển hoá không có hoạt tính, chủ yếu dùng đường tiêm. Ngoài ra, có thể
dùng qua da để gây tác dụng toàn thân. Các estrogen tổng hợp bền vững hơn, dùng được
đường uống
-Ngoài ra, có thể dùng qua đường dán da hay IM dạng dung dịch dầu để gây tác động toàn
thân. Các ester của estrogen hấp thu chậm và tác động dài hơn. Estrogen dạng băng dán
hoặc kem hấp thu dễ dàng qua da và niêm mạc.
-Vận chuyển trong máu:
-Trong máu, 3% estradiol ở dạng tự do, 97% gắn với SHBG (sex hormone binding
globulin - α2 globulin) và albumin. Tới mô đích, estrogen được giải phóng ra ở dạng tự
do, vượt qua màng tế bào để gắn vào thụ thể nội bào.
-Chuyển hóa:
-Các estrogen bị phân hủy ở gan thành dạng không hoạt tính nên không dùng đường uống
trừ ethinyl estradiol. Chất chuyển hóa 2- hydroxyestron của estrogen có tác dụng dẫn
truyền thần kinh ở não nên estrogen tự nhiên có thể gây tác động bất lợi trên thần
kinh trung ương nhiều hơn dạng tổng hợp.
-Thuốc qua được sữa mẹ và có chu kỳ gan ruột
-Tái hấp thu qua chu trình gan ruột (điều kiện quan trọng thích hợp dùng làm thuốc ngừa
thai).
-Thải trừ
-Phần lớn estrogen đào thải qua thận ở dạng liên hợp với glucuronid và sulfat.
Chỉ định Estrogen
-Phối hợp với progestin làm thuốc tránh thai.
-Điều trị thay thế khi cơ thể không tiết đủ estrogen (suy buồng trứng, sau khi cắt buồng
trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh).
- Trị rối loạn sau mãn kinh: phối hợp với calci, vitamin D, biphosphonat để phòng các
biểu hiện loãng xương (do mất hydroxyapatit = phức hợp calci - phosphat và protein nền
hoặc chất keo tạo khung xương, làm xương mỏng, yếu, dễ gẫy tự nhiên); phòng triệu
chứng rối loạn vận mạch (cơn nóng bừng, bốc hỏa với cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi, dị
cảm); phòng bệnh tim mạch.
-Trị rối loạn kinh nguyệt, ung thư tuyến tiền liệt.
-Trị chậm phát triển, suy giảm buồng trứng ở tuổi dậy thì.
-Trị mụn trứng cá, rậm lông ở nữ, viêm tinh hoàn do quai bị (tác dụng kháng androgen).
-Điều trị bệnh nam hoá (phụ nữ mọc râu, trứng cá).
-Điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Tác động bất lợi Estrogen

-Buồn nôn và căng ngực, nhức nửa đầu, thay đổi tính tình, tăng huyết áp, viêm tắc mạch,
thay đổi chuyển hóa carbohydrat và lipid, vàng da, ứ mật (do tăng cholesterol trong mật).
Hội chứng giống nghén: căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ở mật, tăng Ca2+ máu,
tăng cân.
- Estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung.
-Chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới.
-Tăng tỷ lệ ung thư âm đạo, huyết khối. Đối với dietylstilbestrol có thể tăng nguy cơ ung
thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ do trước đây người mẹ dùng liều cao dietylstilbestrol trong 3
tháng đầu của thai kỳ.
Tương tác thuốc Estrogen
-Ethinyl estradiol có thể tương tác với thuốc chống đông máu (warfarin,
acenocoumarol), thuốc trị lao (rifampicin, rifabutin); thuốc kháng virus (nevirapin
efavirenz, ritonavir, nelfinavir); thuốc trị hen suyễn (theophylin); thuốc trị động kinh
(phenytoin, phenobarbitol, carbamazepin, lamotrigin); thuốc trị trầm cảm (imipramin)
Chống chỉ định Estrogen
-Tuyệt đối không dùng cho trước tuổi dậy thì
-Ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.
- Chảy máu đường sinh dục không rõ nguyên nhân.
-Huyết khối tắc mạch, nguy cơ đột quỵ.
-Không dùng cho người bệnh gan.
-Cao huyết áp và huyết khối tắc mạch.
-Người mang thai, thời kỳ cho con bú.
-Phụ nữ ung thư tử cung, ung thư vú.
Các thuốc trong nhóm Estrogen
Các thuốc trong nhóm
-Estradiol; viên nén 0,5-1-2 mg, kem bôi âm đạo 0,01%.
-Estradiol valerat: dung dịch dầu 10-20-40 mg/ml để tiêm bắp.
-Estradiol dán da: cao dán giải phóng hoạt chất chậm thấm qua da với các tốc độ khác
nhau 0,05-0,075-0,1 mg/ngày.
-Ethinyl estradiol: viên nén 0,02-0,05-0,5 mg.
Estron (Foliculin)
Chế phẩm: ống tiêm 1mL dung dịch dầu 0,05% và 0,1% (tương ứng với 5000 và 10.000
UI).
Liều dùng: tiêm bắp 1 ống 5000 hoặc 10.000 UI/24h.
Estradiol benzoat
Chế phẩm: dung dịch dầu 0,1% và 5%
Liều dùng: tiêm bắp 1 -5mg/ngày tuỳ theo chỉ định.
Estradiol dipropionat
Chế phẩm: ống tiêm 1ml dung dịch 0,1 %.
Liều dùng: tiêm bắp hoặc dưới da 1mg/24h, cứ 2 – 4 ngày dùng 1lần.
Ethinyl estradiol (Microfolin)
Chế phẩm: viên 0,025mg.
Liều dùng: 1 – 2 viên/24h.
Diethylstilbestrol
Chế phẩm: viên nén 1mg và 25mg. Ống tiêm 1mL dung dịch 0,1%, 3%.
Liều dùng: 2 – 5mg/24h, duy trì 1mg/24h.
Ngoài ra còn nhiều dạng chế phẩm phối hợp với progesteron.
2. Các progestin (progesteron)
Nguồn gốc progestin (progesteron)
-Các progestin gồm hormon progesteron tự nhiên và dẫn xuất progesteron tổng hợp.
1.Tự nhiên:
-Progesteron chủ yếu do vật thể vàng tiết ra ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra
nhau thai, tinh hoàn và tuyến thượng thận tiết ra một phần. Progesteron sản xuất từ: hoàng
thể, tinh hoàn, vỏ thượng thận, nhau thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt tiết ra nhiều ở giai
đoạn hoàng thể.
-Progesteron được tổng hợp từ cholesterol, tiết ra trong giai đoạn II của chu kỳ kinh
nguyệt chủ yếu từ hoàng thể của buồng trứng, nhau thai, tỉnh hoàn và vò thượng thận. Khi
có thai, nhau thai tổng hợp một số lượng lớn.
-Trong giai đoạn nang progesteron được bài tiết khoảng 1-5 𝜇g/ngày, giai đoạn hoàng thể
bài tiết khoảng 10- 20 𝜇g/ngày, vào cuối thời kỳ mang thai là vài trăm 𝜇g. Ở nam là
khoảng 1-5 𝜇g/ngày.
-Progesteron là tiền chất để tổng hợp estrogen, androgen, steroid vỏ thượng thận.
-Progesteron được bài tiết dưới tác dụng của LH. Ngược lại khi nồng độ của
progesteron cao sẽ ức chế tiết LH ở tiền yên.
2.Tổng hợp / Progesteron tổng hợp (progestin)
-Progestin tổng hợp có ưu điểm hơn loại tự nhiên: có thể dùng đường uống. Tác dụng kéo
dài. Tăng hoạt tính progesteron của chế phẩm. Phân nhóm:
+Nhóm có cấu trúc gần giống progesteron tự nhiên: tác dụng progesteron chọn lọc cao:
hydroxyprogesteron caproat, metroxyprogesteron acetat, megestrol acetat, clomadion
acetat. Nhóm này thường dùng để điều trị thay thế.
+Nhóm dẫn xuất 19 Nortestosteron: có khả năng ức chế trục hạ đồi tuyến yên mạnh.
Ngoài ra còn có thể gắn vào các receptor gluco-corticoid, androgen, estrogen, kháng
estrogen, gồm có: 19 nortestosteron, norethinron, norethynodrel, norgestrel, desogestrel,
norgestimat. Dẫn xuất spironolactone: drospirenone hoạt tính androgen rất thấp. Nhóm
này thường dùng làm thuốc ngừa thai.
Cơ chế tác động progestin (progesteron)
-Progesteron gắn vào thụ thể trong tế bào chất, sau đó phức hợp thụ thể progesteron gắn
vào ADN nhân, hoạt hóa quá trình tổng hợp ARNm làm nguyên liệu tổng hợp các protein
mới.
-Các thụ thể của progesteron tập trung ở tử cung, vú và não.
Tác động progestin (progesteron)
-Trên tử cung: ở giai đoạn hoàng thể, progesteron được bài tiết nhiều sẽ làm chậm giai
đoạn tăng sinh của nội mạc tử cung dưới tác dụng của estrogen ở giai đoạn nang và làm
phát triển nội mạc xuất tiết, tạo điều kiện cho trứng làm tổ. Cuối kỳ kinh, hoàng thể giảm
đột ngột làm giảm giải phóng progesteron là yếu tố chính khởi phát kinh nguyệt. Khi có
thai, progesteron ức chế tạo vòng kinh và ức chế co bóp tử cung, có tác dụng giữ thai.
-Trên tuyến vú: ở nửa sau của chu kỳ kinh và nhất là khi có thai, cùng với estrogen,
progesteron làm tăng sinh chùm nang tuyến vú để chuẩn bị cho việc tiết sữa.
-Trên thân nhiệt: ở giữa chu kỳ kinh, khi phóng noãn, thân nhiệt tăng 0,3-0,4 °C và duy
trì cho đến ngày thấy kinh.
-Trên chuyển hóa: progesteron kích thích hoạt tính của enzym lipoprotein lipase, làm
tăng tích lũy mỡ, làm giảm LDL và làm giảm tác dụng có lợi của estrogen trên chuyển
hóa lipid. Tuy nhiên, tác dụng còn phụ thuộc vào chế phẩm, liều lượng và đường dùng.
Progesteron có thể làm giảm tác dụng của aldosteron trên ống thận, làm giảm tái hấp thu
natri, do đó dễ làm tăng bài tiết bù aldosteron, gây giữ Na+ và nước.
Tác dụng sinh lý
-Progesteron tác dụng lên giai đoạn II của chu kỳ kinh nguyệt.
-Tác dụng làm dày niêm mạc, tăng sinh và nở to tử cung.
-Tăng nội mạc, tuyến tiết, thể đệm.
-Tăng tiết niêm dịch chuẩn bị cho sự đính của trứng đã thụ thai.
-Làm giảm co bóp tử cung, giảm đáp ứng của tử cung với oxytocin.
-Phát triển tuyến sữa để chuẩn bị cho sự bài tiết sữa dưới ảnh hưởng của prolactin.
-Liều cao gây ức chế LH của tuyến yên làm ức chế phóng noãn nên cũng có tác dụng
chống thụ thai.
-Liều cao thuốc còn ức chế cạnh tranh với aldosteron tại receptor mineralocorticoid ở ống
thận làm tăng thải Na+.
- Làm dày lớp nội mạc tử cung ở nửa sau của chu kỳ kinh (giai đoạn hoàng thể), ức chế co
bóp tử cung, tạo điều kiện cho phôi làm tổ.Sau khi thụ thai, progesterone được nhau thai
tiết ra có tác dụng giữ thai, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.Gây feedback âm làm
giảm phóng thích LH, ngăn cản sự rụng trứng.
-Làm đặc sánh lớp chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng.
-Kích thích tuyến vú, chuẩn bị cho sự bài tiết sữa.
-Làm tăng thần nhiệt khoảng 0,5°C sau khi rụng trứng.
- Làm tăng LDL, giảm nhẹ triglyceride và HDL.
- Cạnh tranh với aldosterone tại ống thận, làm giảm tái hấp thu natri → tăng tiết
aldosterone từ tuyến thượng thận.
- Làm tăng nồng độ insulin, tăng dự trữ glycogen do tạo thuận lợi cho hoạt tính của
insulin.
Đặc tính được động học progestin (progesteron)
-Hấp thu: uống, tiêm, qua da, đặt âm đạo.
- Vận chuyển trong máu: dạng tự do chiếm 1-2%, dạng, gắn kết với transcortin 45%,
dạng gắn với albumin 50%. Chuyển hóa ở gan tạo thành pregnandiol, sau đó liên hợp với
acid glucuronic. Tái hấp thu qua chu trình gan ruột.
+Progesteron thiên nhiên ít dùng trong điều trị vì bị phân hủy ở gan, mất hoạt tính
sau khi uống. Dẫn xuất tổng hợp ít bị phân hủy ở gan, có thể dùng đường uống.
+Khi uống, progesteron tự nhiên bị mất hoạt tính ở gan nên chủ yếu dùng đường tiêm
(các chế phẩm tổng hợp có thể dùng đường uống). Tất cả các progesteron được chuyển
hoá ở gan và thải trừ qua nước tiểu.
-Thải trừ qua thận dạng liên hợp. Thời gian bán thải của progesteron trong tuần hoàn
chỉ có vài phút, chuyển hóa ở gan thành pregnandiol, kết hợp với acid glucuronic, sulfat
rồi thải vào nước tiểu.
Chỉ định progestin (progesteron)
- Phối hợp với estrogen hoặc dùng riêng trong thuốc tránh thai. -Chống thụ thai
-Liệu pháp thay thế hormon sau thời kỳ mãn kinh; thường phối hợp với estrogen để làm
giảm nguy cơ gây ung thư vú, tử cung.
-Trị rối loạn kinh nguyệt, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú. Các rối loạn ở thời kỳ tiền
mãn kinh và mãn kinh.
-Ức chế buồng trứng trong các chứng đau kinh, chảy máu tử cung, rậm lông, lạc nội mạc
tử cung: tiêm bắp liều cao medroxyprogesteron acetat 150 mg cách 90 ngày/lần.
-Băng huyết, băng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
-Sảy thai nhiều lần, dọa sảy thai. - Sẩy thai do thiếu progesteron. Hỗ trợ hoàng thể sau quá
trình kích thích buồng trúng điều trị vô sinh (giúp chuẩn bị nội mạc tử cung thuận lợi cho
sự làm tổ của phôi và duy trì thai kỳ).
-Điều trị một số ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.
- Lạc nội mạc tử cung.
-Phối hợp với estrogen điều trị rối loạn tiền mãn kinh.
-Ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, u lành tuyến vú
Tác động bất lợi progestin (progesteron)
-Progesteron và các dẫn xuất làm tăng LDL, giảm HDL nên tăng nguy cơ xơ vữa động
mạch.
- Thuốc có thể gây kinh nguyệt không đều, tăng cân, mụn, mọc râu ở phụ nữ, tăng nguy
cơ vữa xơ động mạch đối với các progesteron có tác động androgen cao.
-Các chế phẩm tổng hợp có thể gây viêm tắc tĩnh mạch do làm tăng đông máu.Tăng LDL-
c, giảm HDL -c làm tăng nguy cơ xơ vữa thành mạch.
-Đau đầu, tăng huyết áp, trầm cảm, tăng cân, thay đổi dục tính.
-Giảm mật độ xương và không rụng trứng kéo dài sau khi ngưng điều trị với liều cao kéo
dài.
- Tăng kali máu (drospirenone).
Tương tác thuốc progestin (progesteron)
-Progesteron ngăn cản tác dụng của bromocriptin, làm tăng nồng độ cyclosporin trong
huyết tương và làm sai lệch kết quả của các test thử chức năng gan, nội tiết.
Chống chỉ định progestin (progesteron)
-Progesteron và các dẫn xuất chống chỉ định trên phụ nữ có thai ở 3 tháng giữa và 3
tháng cuối thai kỳ (gây vàng da ứ mật hoặc bệnh tế bào gan)
-Rối loạn đông máu, tăng lipid máu và suy gan nặng.
Các thuốc trong nhóm progestin (progesteron)
- Chế phẩm tự nhiên
-Progesteron ống 6mg/mL, dung dịch dầu.
-Progesteron tác dụng chậm ống 250mg/mL.
-Dạng uống viên nang 200mg (Urogestral).
- Chế phẩm tổng hợp Nói chung các chế phẩm tổng hợp thường bền vững hơn, tác dụng
mạnh và kéo dài hơn.
+ Dẫn xuất tương tự progesteron
-Dẫn xuất progesteron: có 21 carbon, tác dụng chọn lọc cao và hoạt tính giống với
hormon nội sinh, thường phối hợp với estrogen trong điều trị thay thế hormon ở phụ nữ
sau mãn kinh. Gồm progesteron, hyroxyprogesteron acetat, medroxyprogesteron.
Hydroxyprogesteron (oxyprogesteron):
-Chế phẩm: viên nén 5mg, ống tiêm dung dịch dầu 1mL và 2mL chứa 125 và 250mg.
-Liều dùng: Điều trị rối loạn kinh nguyệt 1 viên x 2 – 3 lần/24 h, trong 6 ngày (từ ngày 18
– 20).
-Điều trị dọa sảy thai 126 – 250mg/24h.
-Điều trị rối loạn tiền mãn kinh 125 – 250mg/tuần.
Medroxyprogesteron acetat:
-Viên nén 50 và 100mg hỗn dịch tiêm bắp 500mg/2,5mL.
-Liều dùng 100 - 500mg/ngày /tuần.
-Medrogeston: viên 5mg, 5 – 10mg/ngày.
-Megestrol: viên nén 40mg, 4 – 8 viên/ngày.
-Retroprogesteron (Duphaston) viên 5mg.
+ Dẫn xuất 19 nor testosteron
-Dẫn xuất 19-nortestosteron: nhóm dẫn xuất 19-nortestosteron không có C19, C20 và
C21, hoạt tính progesteron mạnh, tác dụng estrogen, androgen và chuyển hóa yếu gây tác
động bất lợi. Gồm 19-nortestosteron, norethindron, norethynodrel.
-Norgestrel tác dụng mạnh khoảng gấp 9 lần progesteron tự nhiên
Viên nén 0,25mg. Liều dùng: 1 - 3 viên.
-Normegestrol acetat (Lutenyl) viên nén 5mg, trị rối loạn kinh nguyêt: 1viên/ngày, dùng
từ ngày 16 – 25 của chu kỳ.
-Levonorgestrel: chủ yếu dùng làm thuốc tránh thai.
-Ngoài ra còn nhiều dạng phối hợp với estrogen.
Câu 7/Cách phân loại, thành phần, cơ chế tác động, chỉ định, tác dụng bất lợi, chống
chỉ định,…. của tránh thai ? Dạng thuốc, cách sử dụng thuốc tránh thai? viên tránh
thai khẩn cấp? Những lợi ích khác của viên thuốc uống tránh thai?
THUỐC NGỪA THAI
-Do sự bùng nổ dân số trên thế giới các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều biện pháp tránh thai.
Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và cần được lựa chọn thích hợp cho từng
người, tùy thuộc hoàn cảnh, tâm lý, trình độ cũng như sức khỏe... nhưng mỗi biện pháp
tránh thai đều được đánh giá bởi các đặc tính như:
- Tính hiệu quả: được đánh giá thông qua chỉ số Pearl (index of pearl).
-Tỷ lệ thất bại của 1 phương pháp tránh thai được diễn tả bằng chỉ số pearl, tức là số
trường hợp có thai khi sử dụng phương pháp đó cho 100 phụ nữ trong 1 năm.
Ví dụ: trường hợp viên thuốc uống tránh thai
Chỉ số Pearl = 1.200 x (tổng số trường hợp có thai /số tháng dùng thuốc)
-Tính an toàn.
- Tính kinh tế.
- Sự chấp nhận của cộng đồng.
Giới hạn trong bài này chỉ đề cập đến 1 biện pháp tránh thai tạm thời dành cho nữ giới, đó
là thuốc nội tiết tránh thai loại uống.
CÁC LOẠI THUỐC TRÁNH THAI VIÊN
Có 3 loại
- Loại có chứa estrogen và progestin.
-Loại chỉ chứa progestin với liều cực nhỏ.
-Loại ngừa thai khẩn cấp.
Cơ chế tác động của thuốc tránh thai
-Thuốc tránh thai sử dụng hormon sinh dục nữ để ngăn cản sự thụ thai qua các cơ chế
như: ức chế sự rụng trứng, ức chế sự làm tổ, gây trở ngại sự di chuyển của tinh trùng.
+Ức chế sự rụng trứng: estrogen ức chế phóng thích FSH nên nang trứng không phát
triển, progesteron ức chế phóng thích LH nên ngăn sự phóng noãn.
+Ngăn gắn trứng vào nội mạc tử cung: cả estrogen và progesteron làm thay đổi nội mạc
tử cung nên ngăn gắn trúng.
+ Progesteron gây cản trở tinh trùng di chuyển do làm đặc chất dịch cổ tử cung.
-Để tăng hiệu quả tránh thai và giảm tác động bất lợi, liều estrogen được giảm đến mức
tối thiếu đủ để chống rụng trứng và thay đổi loại progesteron.
-Có 3 thế hệ progesteron gồm norethindron (thế hệ 1), levonorgestrel (thế hệ 2) với hoạt
tính progesteron và androgen mạnh hơn, desogestrel (thế hệ 3) hoạt tính tránh thai mạnh
hơn, ít tác động bất lợi hơn vì làm giảm LDL và ít tác động androgen nên không gây nám,
nổi mụn, mọc râu ở nữa.
-Trên thị trường có nhiều dạng thuốc tránh thai sử dụng các dẫn xuất hormon sinh dục nữ
như: viên uống tránh thai dạng phối hợp, viên uống, thuốc tiêm và thuốc cây tránh thai chỉ
có progesteron, miếng dẫn tránh
thai, vòng âm đạo tránh thai, thuốc tranh thai sau giao hợp. Ở Việt Nam, phổ biển nhất là
các dạng viên uống
tránh thai phối hợp ,tránh thai chỉ có progesteron, tránh thai sau giao hợp.
- Cơ chế chống thụ thai
-Cơ chế trung ương (điều hoà ngược): khi dùng thuốc, nồng độ hormon trong máu cao
hơn nồng độ sinh lý,
gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến
yên dẫn đến giảm tiết FSH và LH ở tuyến yên. Mức FSH và LH thấp nên không đạt nồng
độ và tỉ lệ thích
hợp để phóng noãn, các nang trứng kém phát triển.
-Cơ chế ngoại vi: thuốc làm thay đổi dịch nhày ở cổ tử cung làm cho tinh trùng không di
chuyển được đồng
thời làm nội mạc tử cung kém phát
triển, trứng không làm tổ được.
-Vì thuốc ức chế cả 2 khâu của quá trình thụ thai nên hiệu quả tránh thai cao.
1/. Loại có chứa estrogen và progestin
1.Viên nối tiếp (sequential contracceptive)
-Các viên thuốc này có hàm lượng estrogen chiếm ưu thế. Các viên đầu chỉ có estrogen
các viên sau gồm estrogen và progestin. Do thuốc này có hiệu quả tránh thai thấp và nhiều
tác dụng phụ nên không còn sử dụng từ năm 1970.
2. Viên phối hợp (simultaneous contraccetive) VPH
Thành phần viên phối hợp: estrogen (ethinyl estradiol, mestranol) và progestin VPH
liều thấp estrogen ≤ 35 kg, VPH liều cao estrogen = 50 𝜇g
-Phối hợp estrogen (ethinyl estradiol) và progesteron tổng hợp.
-Thuốc chứa 50 ng ethinyl estradiol được gọi là “chuẩn” (standard") và 30-40 𝜇g ethinyl
estradiol được gọi
là “liều thấp” (“minidosage”). Hàm lượng và bản chất của progesteron phối hợp thì thay
đổi theo từng loại,
phần lớn là 19 nortestosteron.
-Hàm lượng progestin: nor-ethisteron, norgestrel, ethynodiol diacetat, levonorgestrel,
gestoden, desogestrel,
norgestimat, drospirenon... khác nhau tùy các chế phẩm.
-Từ năm 1988 FDA đã không cho phép sản xuất viên tránh thai chứa estrogen > 50 kg vì
các viên này không
làm tăng hiệu quả tránh thai, trái lại làm tăng tác dụng phụ trên tim mạch.
-Chú ý: FDA kết luận các thuốc có chứa drospirenone có liên quan đến nguy cơ huyết
khối cao hơn so với
các thuốc tránh thai đường uống có chứa dẫn xuất của Progestin khác. Cục Quản lý Dược
châu Âu và
Canada cũng đồng đưa ra các khuyến cáo như trên.
-Hình thức vĩ
-21 viên: cả 21 viên đều có hoạt chất tránh thai.
-28 viên (phác đồ 21/7): 21 viên có hoạt chất tránh thai, 7 viên placebo hoặc viên sắt.
-28 viên (phác đồ 24/4) phác đồ mới Yaz:
+ 24 viên nén bao phim màu hồng nhạt: 0,02 mg ethinylestradiol (dạng betadex clathrat),
3 mg drospirenon/viên.
+ 4 viên nén bao phim màu trắng không có hormon.
-Lợi ích của phác đồ 24/4 so với phát đổ 21/7 là nồng độ hormon ít dao động hơn.
Dạng thuốc
-Vĩ 21 viên (Marvelon, Nordette, Anorlar, Gynovral, Ovral,...):
Marvelon: mỗi viên có desogestrel 150 mcg + ethinyl estradiol 30 mcg.
Nordette: mỗi viên có levonorgestrel 150 mcg + ethinyl estradiol 30 mcg.
-Vi 28 viên (Ovulen, Microgynon, Rigevidon):
Rigevidon: 21 viên chứa levonorgestrel 150 mcg + ethinyl estradiol 30 mcg và 7 viên sắt
(Fe fumarat 25 mg) hoặc giả dược.
Có 3 loại VPH (PHÂN LOẠI)
-1 pha: 1 tỷ lệ estrogen và progestin/vỉ. tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên không
thay đổi trong cả vỉ thuốc.
-2 pha: 2 tỷ lệ estrogen và progestin/vỉ/. tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên thay
đổi 2 lần.
-3 pha: 3 tỷ lệ estrogen và progestin /vỉ. tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên thay
đổi 3 lần.
-Nói chung loại 2 và 3 pha có hàm lượng progesteron tăng dần còn estrogen thì hầu như
không thay đổi hoặc tăng nhẹ vào giữa chu kỳ. Mục đích thay đổi tỉ lệ progesteron và
estrogen trong các dạng viễn 2 và 3 pha là giảm lượng thuốc cần dùng, giảm tác dụng
không mong muốn mà vẫn giữ được hiệu qua tránh thai cao
-Cơ chế tác dụng của viên thuốc ngừa thai phối hợp
-Ngăn chặn phóng noãn bằng cách ức chế FSH và LH.
-Ngăn chặn quá trình làm tổ do ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung.
-Làm đặc sánh chất nhầy ở cổ tử cung khiến cho tinh trùng khó di chuyển vào tử cung.
-Thay đổi nhu động của vòi trứng làm phôi di chuyển đến buồng tử cung ở thời điểm
không phù hợp làm tổ.
Ghi chú: viên tránh thai phối hợp không làm hủy hoại một thai đang tồn tại.
Cơ chế tác dụng: estrogen làm tăng SHBG vì vậy làm giảm testosteron tự do trong máu
(testosteron là tác nhân gây mụn trứng cá). Những trường hợp này nên chọn các VPH có
progestin ít hoạt tính androgen (norgestimat, gestoden, desogestrel).
-Tác dụng trung ương: theo cơ chế điều hòa ngược, estrogen ức chế bài tiết FSHRH và
LHRH, tuyến yên sẽ giảm tiết FSH và LH, do đó không đạt được nồng độ và tỷ lệ thích
hợp cho sự phóng noãn, các nang bào kém phát triển.
-Tác dụng ngoại biên: thay đổi dịch nhầy của cổ tử cung, làm tinh trùng khô hoạt động
đồng thời làm nội mạc tử cung kém phát triển, trứng không làm tổ được.
+Tác dụng của estrogen: liều 50-100 kg từ ngày thứ 5/chu kỳ kinh đủ để ức chế phóng
noãn. Trên buồng trứng: làm ngừng phát triển nang trứng; trên nội mạc tử cung: làm
tăng sản niêm mạc dẫn đến rong kinh; trên tử cung: làm tăng tiết các tuyển; trên âm
đạo: làm dày thành và tróc vẩy. Những thay đổi này làm dễ nhiễm candida và
trichomonas.
+Tác dụng của progesteron: làm ngừng phát triển, giảm thể tích buồng trứng, làm teo
lớp nội mạc tử cung, dẫn đến tử cung mềm, cổ tử cung ít bài tiết, làm dịch tiết nhầy hơn,
tinh trùng khó chuyển động. Progesteron gây mọc lông, tăng cần.
=>Để hạn chế tác động bất lợi của từng hormon, thường phối hợp hai thứ cùng lúc
hoặc nối tiếp nhau giúp giảm liều, giảm thay đổi trên tử cung, âm đạo.
Tác động
-Trên buồng trứng: ức chế chức năng của buồng trứng, nang trứng không phát triển và
khi dùng lâu, buồng trứng nhỏ dần. Sau khi ngừng thuốc, khoảng 75% nữ giới phòng
noãn trở lại trong chu kỳ đầu và 97% nữ giới phóng noãn trong chu kỳ thứ 3, khoảng 2%
vẫn giữ vô kinh sau vài năm.
-Trên tử cung: dùng thuốc kéo dài có thể gây tăng sản tử cung và hình thành polyp.
Thuốc chứa "19 nor" progestin và it estrogen làm teo tuyến nhiều hơn, ít chảy máu.
-Trên tuyến vú: thuốc chứa estrogen thường gây kích thích, nở vú.
-Trên máu: có thể gây huyết khối tắc mạch do tăng các yếu tố đông máu II, VII, IX, X và
làm giảm antithrombin III. Nhiều trường hợp bị thiếu acid folic.
-Trên chuyển hóa lipid: estrogen làm tăng triglycerid, tăng cholesterol este hóa và
cholesterol tự do, tăng phospholipid, tăng HDL nhưng làm giảm LDL.
-Trên chuyển hóa carbohydrat: giảm hấp thụ đường qua tiêu hóa. Progesteron làm tăng
mức insulin nền.
-Trên da, tóc: progestin làm tăng sắc tố da, tăng bã nhờn, gây mụn trứng cá. Do androgen
của buồng trứng giảm nên nhiều trường hợp giảm bã nhờn, giảm mụn trứng cá và phát
triển tóc.
Chỉ định
-Tránh thai là chính. Chống thụ thai cho phụ nữ.
- Ngoài mục đích tránh thai, VPH còn dùng điều trị mụn trứng cá cho phụ nữ trên 15 tuổi,
đã có kinh, rối loạn kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung.
Chống chỉ định: có thai hay nghi ngờ có thai, đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau
sinh, có tiền sử thuyên tắc mạch, đái tháo đường có biến chứng mạch máu, ung thư vú,
khối u gan, suy gan, những người nằm bất động lâu
-phụ nữ ≥ 35 tuổi hút thuốc lá thưởng xuyên(vì dễ có tai biến về mạch máu)..
- Bệnh mạch vành, tăng huyết áp nặng huyết áp > 160/100 mmHg, Bệnh tim mạch (viêm
tắc mạch,...), viêm gan, rối loạn chức năng gan rõ rệt, ung thư vú-tử cung, chảy máu âm
đạo không chẩn đoán được, béo phì,
-Ung thư vú, tử cung.
Tác dụng không mong muốn: chảy máu giữa kỳ kinh hay gặp ở viên phối hợp có hàm
lượng estrogen thấp, vô kinh, căng ngực, ung thư vú, u lành ở gan, tăng cân, huyết khối,
bệnh mạch vành thường gặp ở phụ nữ > 35 tuổi, hút thuốc, đau đầu, buồn nôn, nám da
. -Nhẹ: nhức đầu (nhẹ, thoáng qua), buồn nôn, đau vú, kinh nhiều hoặc vô kinh, phù do
estrogen trong thuốc.
Nếu vô kinh hoặc kinh ít nên chọn loại có estrogen mạnh hơn, nếu kinh nhiều nên thay
bằng loại có nhiều progestin hơn.
-Trung bình: tăng cân, nhiễm khuẩn âm đạo, thiếu vitamin B làm da sẫm màu (5% sau 1
năm và 40% sau 8 năm), kinh nhiều hoặc vô kinh (thay bằng loại 2-3 pha, hàm lượng thấp
hơn), mụn trứng cá (với chế phẩm chứa nhiều androgen) và rậm lông (với chế phẩm chứa
19 nortestosteron). Trường hợp này cần ngừng thuốc.
-Nặng: huyết khối tắc mạch, viêm tắc tĩnh mạch (khoảng 1/1000), nhồi máu cơ tim (dễ
gặp ở người béo có tiền sử sản giật, tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, hút
thuốc), bệnh mạch máu não, trầm cảm.
Tương tác thuốc
-Thuốc làm giảm tác dụng tránh thai: các thuốc gây cảm ứng enzym gan (rifampicin,
phenytoin, phenobarbital...) làm tăng chuyển hóa estrogen và progesteron, các thuốc
làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, tăng thải trừ estrogen, progesteron qua phân (ampicilin,
neomycin, tetracyclin, penicilin, cloramphenicol, nitrofurantoin).
-Thuốc làm tăng độc tính tương đối trên gan: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, IMAO.
Cách dùng
-Vĩ đầu tiên: 1 viên/ngày, từ ngày thứ 1 của chu kỳ kinh, liên tục suốt 21 ngày vào buổi
chiều sau bữa ăn vào một giờ nhất định để không quên thuốc. Nếu kinh nguyệt đã xảy ra
trong vòng 5 ngày: uống viên đầu tiên vào ngày thứ 5 và tiếp tục 1 viên/ngày cho đến hết
vị thuốc, kèm biện pháp tránh thai trong 7 ngày đầu uống thuốc.
-Vĩ kế tiếp: vi 21 viên: nghỉ 7 ngày sau khi hết vị đầu tiên, uống vỉ thứ 2 cho dù kinh
nguyệt xuất hiện vào ngày nào; vĩ 28 viên: hết vị đầu tiên, uống vỉ thứ 2. Muốn dời ngày
kinh hoặc không muốn có 1 kỳ kinh: bắt đầu ngay vĩ mới vào ngày kế tiếp ngày uống
viên cuối cùng (không nghỉ ngày nào giữa 2 vi) và tiếp tục uống các viên thuốc của vĩ này
liên tục. Khi muốn có kinh trở lại, ngưng uống thuốc.
+Nếu quên 1 viên thuốc và nhớ ra trước 12 giờ: vẫn đảm bảo hiệu quả ngừa thai, uống
ngay viên bị quên và tiếp tục những viên còn lại như thường lệ.
+Nếu quên 1 viên thuốc và nhớ ra sau 12 giờ: uống bù tương tự nhưng phải dùng kèm
biện pháp tránh thai trong vòng 7 ngày từ lúc nhỏ ra.
+Nếu gián đoạn quá 36 giờ, tác dụng tránh thai không đảm bảo. Nếu bị nôn, tiếp tục
uống thuốc vì hiện tượng này mất sau 2 - 3 tháng.
Liều dùng và cách dùng
-Bắt đầu uống viên thuốc thứ nhất vào khoảng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 của chu kỳ
kinh nguyệt. Mỗi ngày uống 1 viên vào 1 giờ nhất định để khỏi quên, uống liên tục cho
đến hết vỉ thuốc (nếu vỉ 21 viên thì nghỉ 7 ngày sau đó uống tiếp vỉ khác, nếu vi 28 viên
thì khi uống hết vỉ này lại tiếp tục vỉ khác mà không nghỉ).
-Nếu hôm trước quên thì hôm sau uống bù 1 viên và vẫn tiếp tục uống 1 viên nữa như
bình thường. Nếu quên quá 36 giờ thì nên áp dụng biện pháp tránh thai khác. Riêng viên
tránh thai đơn thuần nếu quên quá 12 giờ nên áp dụng biện pháp tránh thai khác đồng thời
vẫn tiếp tục uống thuốc như bình thường.
2. Thuốc viên tránh thai chỉ có progestin
Loại viên chỉ có progestin với liều cực nhỏ
Thành phần loại viên chỉ có progestin với liều cực nhỏ
-Hàm lượng progestin trong mỗi viên chỉ bằng khoảng 1/10 - 1/2 trong VPH, Thuốc này
được uống liên tục không cần các khoảng thời gian uống những viên không có hormon
Cơ chế tác động
-Tác dụng chủ yếu ở ngoại biên: thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, ức chế rụng trứng và làm
kém phát triển niêm mạc nội mạc tử cung.=>Thuốc làm sánh đặc dịch nhày ở cổ tử cung
gây trở ngại cho sự di chuyển của tinh trùng và làm nội mạc tử cung kém phát triển do đó
ngăn cản sự thụ thai.
-Hiệu lực tránh thai thấp hơn thuốc tránh thai phối hợp, chỉ có tác dụng sau khi đã dùng
thuốc 15 ngày liên tục và đều đặn.
Tác động
-Hiệu quả tránh thai không bằng thuốc phối hợp. Hiệu lực chỉ có sau 15 ngày dùng
thuốc và đảm bảo nếu uống đều, không quên.
Chỉ định
-Dùng cho phụ nữ không dung nạp hoặc chống chỉ định với estrogen, đang cho con bú,
có bệnh gan, tăng huyết áp, tiền sử viêm tắc mạch, chậm kinh, bị bệnh tâm thần.
-Thuốc tránh thai cho phụ nữ đang nuôi con bú và người không dùng được thuốc tránh
thai phối hợp.
-Cho phụ nữ cho con bú (bắt đầu 6 tuần sau sinh).
-Những người không dung nạp Estrogen.
-Có tiền sử huyết khối.
Ưu nhược điểm của viên tránh thai chỉ có progestin với liều cực nhỏ
Ưu điểm: giảm nhiễm khuẩn vùng chậu, giảm khả năng ung thư buồng trứng và nội mạc
tử cung.
Nhược điểm: ra kinh bất thưởng, hiệu lực tránh thai thấp (chỉ số Pearl 2-3), phải uống
thuốc đúng giờ.
Tác động bất lợi
-Thuốc không chứa estrogen nên không có tai biến tim mạch. Tác động bất lợi thường
gặp là nhức đầu, chóng mặt, phù, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt trong năm đầu, sau 1
năm, kinh nguyệt trở về bình thường.
-Do chỉ có progesteron nên thuốc ít tác dụng không mong muốn, nhất là ít gây các tai biến
về tim mạch.
Chống chỉ định
Thuốc làm khô niêm mạc dịch âm đạo, nên không dùng cho phụ nữ dưới 40 tuổi.
Tương tác thuốc
-Các thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai: thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hoá
estrogen và progesteron ở microsom gan: rifampicin, phenytoin, phenobarbital...
-Các thuốc làm tăng thải trừ estrogen và progesteron: penicillin, ampicillin, tetracyclin,
neomycin, cloramphenicol, nitrofurantoin...
-Các thuốc làm tăng độc tính với gan khi dùng cùng thuốc tránh thai là: thuốc chống trầm
cảm.
Dạng thuốc
-Loại liều cao. dùng cho phụ nữ có tai biến mạch máu hoặc trên 50 tuổi. Không dùng
cho người bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tăng lipid máu.
+Chế phẩm viên Orgametril (lyonstrenol 5 mg), uống 1 viên/ngày, bắt đầu vào ngày thứ
nhất nhưng không được trễ hơn ngày thứ năm của chu kỳ.
+ Có thể tiến hành điều trị liên tục trong nhiều tháng. Nếu chảy máu bất thường, tăng lên
2-3 viên/ngày trong 3-5 ngày.
-Loại tiểu thấp, dùng liên tục 28 ngày bắt đầu ngày thứ nhất, không nghỉ ngay cả khi
thấy kinh.
+ Chỉ định cho người không dùng được estrogen, phụ nữ cho con bú hoặc chống chỉ định
với thuốc tránh thai loại phối hợp.
+Chế phẩm: norgestrel (Microval) viên 0,01 mg hoặc lynestrenol (Exluton) viên nên 0,5
mg, uống 1 viên/ngày.
+Nếu ngưng thuốc quá 27 giờ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt tính ngừa thai.
3. Thuốc viên tránh thai sau giao hợp (tránh thai khẩn cấp)
Thành phần
-Estrogen và progesteron phối hợp hoặc một mình liều cao, trong vòng 72 giờ ch hiệu quả
tránh thai tới 99% gồm:
+viên ethinyl estradiol 2,5 mg x 2 lần/ngày x 9 ngày,
+diethylstilbestrol 50 mg/ngày x 5 ngày hoặc levonorgestrel 0,75 mg x 2 lẫn cách 12 giờ
hoặc viên phối hợp ethinyl estradiol 20-50 𝜇g + (levo)norgestrel 0,1-0,5 mg
-Viên tránh thai chỉ chứa progestin (levonorgestrel hoặc norgestrel).
-Viên tránh thai phối hợp chứa progestin (levonorgestrel hoặc norgestrel) estrogen
-Ngoài ra mifepriston cũng có thể dùng làm thuốc ngừa thai khẩn cấp, uống liều 10 mg,
có hiệu quả trong 120 giờ sau giao hợp.
Cơ chế tác động
-Thuốc tác dụng theo nhiều cơ chế: ức chế hoặc làm chậm phóng noãn; làm nội mạc tử
cung không tiếp nhận được trứng; tăng sản xuất dịch nhầy cổ tử cung làm giảm sự
xâm nhập của tỉnh trùng; cản trở sự di chuyển của tính trùng, trứng trong với tử
cung
-Cơ chế chính xác có lẽ phụ thuộc vào thời điểm sử dụng VTTKC liên quan đến chu kỳ
kinh nguyệt. Có thể VTTKC ức chế hoặc trì hoãn quá trình rụng trứng, thụ tinh hoặc làm
tổ.
Tác động
Hiệu quả tránh thai sau giao hợp.
Chỉ định
-Tránh thai sau giao hợp trong vòng 72 giờ.Nếu giao hợp thường xuyên, dùng loại thuốc
phối hợp.
-Phòng ngừa mang thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
-Biện pháp ngừa thai hiện thời có nguy cơ thất bại.
-Không nên sử dụng biện pháp ngừa thai khẩn cấp thay cho biện pháp ngừa thai dài hạn.
Tác động bất lợi
-Do dùng liều cao nên có nhiều tác động bất lợi như Dễ gây nôn ói, buồn nôn, nôn (40%
trường hợp, nên dùng kèm thuốc chống nôn);, đau bụng, chuột rút.
-Căng vú và rối loạn kinh nguyệt.
-Tỷ lệ có thai ngoài tử cung ở những trường hợp sử dụng VTTKC có thể cao hơn so với
nhóm phụ nữ mang thai bình thường.
Chống chỉ định
-Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân, bệnh
gan thận, có tiền sử carcinom vú, buồng trứng hoặc tử cung.
CÁCH SD
-Tránh thai khẩn cấp là cách tránh thai được dùng khi giao hợp không được bảo vệ hoặc
giao hợp ngoài ý muốn. Có 2 cách:
-Dùng viên tránh thai cấp (viên chỉ có progesteron nhưng hàm lượng cao). Các thuốc này
được dùng 1 liều ngay sau khi giao hợp. Nếu trong vòng 8 giờ mà lại có giao hợp thì dùng
thêm 1 viên nữa. Tuy nhiên do hàm lượng progesteron cao nên không dùng quá 4 viên
trong 1 tháng.
-Dùng viên tránh thai phối hợp loại 1 pha: trong vòng 72 giờ giao hợp dùng 4 viên,
sau đó 12 giờ dùng tiếp 4 viên nữa.
Uống thuốc chia làm 2 lần:
-Liều 1: trong vòng 72 giờ sau giao hợp (theo WHO có thể sử dụng trong 120 giờ sau
giao hợp, nhưng thời gian càng chậm hiệu quả càng giảm).
-Liều 2: uống sau liều 1, 12 giờ.
Uống thuốc 1 lần (liều 1 + liều 2): trong vòng 72 giờ sau giao hợp (có thể sử dụng trong
120 giờ sau giao hợp, nhưng thời gian càng chậm hiệu quả càng giảm).
Dạng thuốc
-Mỗi viên chứa 0,75 mg levonorgestrel.
-Uống trong vòng 72 giờ sau giao hợp 1 viên, 12 giờ sau uống thêm viên thứ 2. Hàng
tháng uống không quá 4 viên. Nếu giao hợp thường xuyên, dùng loại thuốc phối hợp
Các lợi ích khác của viên thuốc uống tránh thai
-Giảm nguy cơ u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung sau 6 tháng
dùng thuốc; sau 2 năm dùng thuốc tỷ lệ mới mắc giảm tới 50%.
-Giảm u lành tính tuyến vú.
-Giảm các bệnh viêm nhiễm vùng hố chậu.
-Điều hòa được kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm mất máu khi thấy kinh, do đó
giảm được tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt.
-Giảm tỷ lệ loét tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, cải thiện mụn trứng cá, rậm lông.
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NGỪA THAI UỐNG HÀNG NGÀY (THEO CHU KỲ
KINH NGUYỆT) (CẦN THƠ)
- Uống viên thứ nhất trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt (không cần dùng
thêm biện pháp tránh thai nào khác) vi thuốc đầu nên uống viên thứ nhất vào ngày thứ
nhất của chu kỳ kinh.
- Uống vào thời điểm nhất định trong ngày để nồng độ thuốc ổn định, hiệu quả tránh thai
cao; uống vào buổi tối hạn chế được một số tác dụng phụ. Viên chỉ có progestin với liều
cực nhỏ bắt đầu uống sau sinh 6 tuần (phụ nữ cho con bú).
+Loại VPH 21 viên uống hết vi, nghỉ 7 ngày, uống vi mới.
+Loại VPH 28 viên uống liên tục.
+Loại chỉ có progestin với liều cực nhỏ uống liên tục kể cả vi 21 viên hoặc vỉ 28 viên.
+Loại chỉ có progestin và VPH có thể sử dụng cho mục đích ngừa thai khẩn cấp là những
loại có chứa levonorgestrel hoặc norgestrel.
Xử trí quên uống thuốc
-Quên uống 1 uống liền 1 viên khi nhớ ra, ngày hôm sau uống như thường.
-Quên uống 2 viên liên tiếp.
+ Quên 2 viên trong 2 tuần đầu: uống 1 viên x 2 lần/ngày phát hiện quên, 1 viên x 2
lần/ngày kế tiếp, sau đó uống 1 viên như thường lệ, thuốc không còn hiệu quả tránh thai
kể từ thời điểm uống thuốc bù. Việc duy trì uống thuốc chi nhằm mục đích ngăn chặn
xuất huyết tử cung do ngưng thuốc quá sớm.
+ Quên 2 viên thuốc liên tiếp trong tuần 3 ngừng uống thuốc dùng biện pháp tránh thai
khác đến khi bắt đầu có kinh dùng vi thuốc mới.
- Viên chỉ có progestin với liều cực nhỏ uống lệch 3 giờ (phải dùng thêm biện pháp tránh
thai dự phòng cho đến khi uống được 7 viên sau đó).
-Trong thời gian dùng thuốc nếu có nôn, tiêu chảy nặng phải dùng thêm biện pháp tránh
thai dự phòng hoặc nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, phải uống lại viên thuốc
khác.
TƯƠNG TÁC THUỐC của thuốc tránh thai đường uống
-Tương tác thuốc là vấn đề quan trọng đối với thuốc tránh thai vì: là loại thuốc sử dụng
lâu dài, hàm lượng thuốc trong VPH rất thấp,
Tương tác thuốc có thể xảy ra do những nguyên nhân như:
- Phối hợp với những thuốc gây cảm ứng enzym: phenobarbital, phenytoin, carbazepin,
rifampicin, griseofulvin.
-Thuốc dùng chung can thiệp vào chu kỳ gan ruột nên tăng đào thải estrogen và progestin
qua phân là các kháng sinh phổ rộng: ampicillin, amoxicillin, metronidazol, tetracyclin.
Câu 12/Đặc điểm tác động chung của hormon, cho ví dụ? Hormon được áp dụng
trên lâm sàng trong các trường hợp?
Đặc điểm chung/
- Mỗi hormon đều có tác dụng đặc hiệu trên một loại tế bào đích của cơ quan hoặc tổ chức
nhất định của cơ thể.
Đặc điểm tác động của hormon
(THI)
-Hormon tác động và chịu tác động theo cơ chế điều hòa ngược (feedback) qua trục
vùng dưới đồi tuyến yên-tuyến đích. Ví dụ Corticotropin Releasing Hormon (CRH) của
vùng dưới đồi tác động lên thùy trước tuyến yên để tiết ra Adrenocorticotropic Hormon
(ACTH), ACTH lại tác động đến vỏ thượng thận để tiết cortisol, cortisol ức chế ngược lại
sự giải phóng CRH ở dưới đồi. Vì vậy một tuyến nội tiết bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến
sự bài tiết hormon của tuyến khác và sẽ gây rối loạn tuyến khác.
-Hormon bài tiết theo nhịp sinh học. Tuỳ loại hormon mà sự bài tiết có thể theo chu kỳ
ngày đêm (glucocorticoid), theo tháng (hormon sinh dục nữ), theo mùa (hormon tuyến
giáp).
-Hoạt tính của hormon được tính bằng đơn vị sinh học (ví dụ: đơn vị ếch, đơn vị thỏ, đơn
vị mèo...), đơn vị quốc tế (IU) hoặc bằng đơn vị khối lượng (mg, μg...).
Áp dụng chung
-Hormon thường được dùng trong các trường hợp sau:
ÁP DỤNG LÂM SÀNG
+Dùng thay thế hoặc bổ sung khi cơ thể thiếu hormon: ví dụ dùng hormon sinh dục nữ
cho phụ nữ cắt buồng trứng hoặc dùng các corticoid cho người thiểu năng tuyến vỏ
thượng thận...
+Dùng đối kháng khi thừa hormon. Ví dụ: bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt phụ
thuộc hormon, có thể dùng estrogen để đối kháng.
+Dùng chẩn đoán bệnh của tuyến nội tiết. Ví dụ: dùng dexamethason chẩn đoán hội
chứng Cushing.
+Ngoài ra còn có các áp dụng khác tuỳ thuộc vào từng hormon cụ thể. Ví dụ: hormon
glucocorticoid dùng làm thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, hormon
androgen dùng làm thuốc tăng đồng hoá protid...

Câu 13/Chức năng chính của tinh hoàn? Cho biết nguồn gốc của testosteron tự
nhiên? Sự bài tiết của testosteron tự nhiên theo tuổi? Testosterone được chỉ định
trong các trường hợp nào? Tác động bất lợi của testosterone?Testosterone chống chỉ
định, thận trọng trong các trường hợp nào?
Chức năng chính của tinh hoàn?
Tinh hoàn (hay còn gọi là dịch hoàn) là cơ quan sinh dục nam quan trọng có hai chức
năng chính:
1. Sản xuất tinh trùng (spermatogenesis):
- Tinh hoàn chứa các ống sinh tinh (seminiferous tubules), nơi các tế bào mầm sinh dục
trải qua quá trình phân bào và phát triển thành tinh trùng trưởng thành.
- Quá trình sản xuất tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì và tiếp diễn liên tục suốt cuộc đời
nam giới, đóng vai trò quan trọng trong sinh sản.
2. Sản xuất hormone sinh dục nam (chủ yếu là testosterone):
- Tinh hoàn chứa các tế bào Leydig, chịu trách nhiệm sản xuất và tiết ra hormone
testosterone.
- Testosterone là hormone chủ yếu của nam giới, có vai trò quan trọng trong việc phát
triển các đặc tính sinh dục thứ phát (như giọng nói trầm, lông mặt, lông ngực), duy trì
khối lượng cơ bắp và xương, và điều chỉnh ham muốn tình dục
Hai chức năng này của tinh hoàn được điều hòa bởi các hormone từ tuyến yên và vùng
dưới đồi trong não, đảm bảo sự cân bằng và hoạt động bình thường của hệ thống sinh sản
nam giới.
Cho biết nguồn gốc của testosteron tự nhiên? Sự bài tiết của testosteron tự nhiên
theo tuổi?
Testosteron tự nhiên
- cơ quan chính tạo testosteron là tinh hoàn (tế bào Leydig, được tế bào kẽ tinh hoàn tiết
ra), cơ quan phụ là vỏ thượng thận, buồng trứng, nhau thai cũng tiết ra một lượng nhỏ. Sự
tổng hợp testosteron phụ thuộc luteneizing hormon (LH) của tuyến yên. Ở nam giới
trưởng thành, testosteron được bài tiết 8 ng/ngày, nồng độ huyết tương 0,6 𝜇g/dL, đạt đỉnh
lúc 20 tuổi, bắt đầu giảm lúc 30 tuổi, sau đó ổn định đến 70 tuổi rồi giảm.=> Testosteron
là androgen chính của tinh hoàn. Sự tổng hợp testosteron phụ thuộc vào LH.
Testosterone được chỉ định trong các trường hợp nào? Tác động bất lợi của
testosterone?Testosterone chống chỉ định, thận trọng trong các trường hợp nào?
TESTOSTER ON (ANDROGEN)
- Ở nam
+ Suy sinh dục nam. Thiểu năng sinh dục nam, chậm phát triển cơ quan sinh dục nam. (sử
dụng nhóm có tính androgen mạnh).
+ Chậm phát triển cơ quan sinh dục nam, dậy thì muộn.
+ Loãng xương ở nam.
+Làm tăng chuyển hóa protein nên được sử dụng trong trường hợp giảm protein huyết
như sau phẫu thuật, chấn thương, thận hư, phỏng, ...
-Ở nữ:
+ Lạc màng trong tử cung.
+ Bệnh lạc nội mạc tử cung (endometriosis), thường dùng danazol (Danocrin) là dẫn xuất
tổng hợp của 17-ethinyl testosteron.
+ Ung thư vú không phẫu thuật được trên phụ nữ mãn kinh.
+ Rối loạn kinh nguyệt, băng kinh, u xơ tử cung, ung thư vú, ung thư tử cung.
-Nhược cơ, loãng xương, gầy yếu (nên dùng nhóm hormon tăng dưỡng sẽ ít gây tác dụng
không mong muốn hơn).
-Suy nhược cơ thể (cân bằng ni-tơ âm tính).
-Loãng xương.
-Ung thư vú ở phụ nữ trên phụ nữ mãn kinh.
Tác động bất lợi TESTOSTER ON (ANDROGEN)
-Trên phụ nữ: gây nam hóa ở phụ nữ và trẻ em trước tuổi trưởng thành. Gây nam trên
người nữ hóa tác dụng này trầm trọng ở trẻ em và người suy gan; như phụ nữ mọc râu,
nhiều trứng cá, giảm kinh hoặc vô kinh, ngực teo, thay đổi giọng nói. Phụ nữ mang thai
mà dùng testosteron, đứa trẻ sinh ra có thể bị lưỡng tính giả, thậm chí tử vong.
-Trên nam giới: gây chứng vú to(androgen có thể biến thành estrogen do enzym
aromatase, nortestosteron và fluoxymesteron không có tác dụng này vì không phải là chất
nền của aromatase), Quá liều testosteron kéo dài làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm
phóng tinh, chứng dâm đãng và kích thích tình dục quá độ, tăng sản tuyến tiền liệt(Đặc
biệt kích thích sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt. Vì vậy không dùng cho người
già hoặc người bị ung thư tuyến tiền liệt.)
-Trên cả 2 giới: giữ nước và muối gây phù (chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch
và bệnh thận hoặc khi dùng liều cao điều trị khối u), vàng da ứ mật với loại alkyl hóa ở
17α .Tăng nguy cơ gây bệnh mạch vành.
Tương tác thuốc
-Testosteron có khả năng tương tác với warfarin. Do đó, cần điều chỉnh liều dùng thuốc
chống đông máu trong thời gian sử dụng testosteron.
Chống chỉ định TESTOSTER ON (ANDROGEN)
-Người mang thai, thời kỳ cho con bú.
-Ung thư tuyến tiền liệt.
-Ung thư vú ở nam giới, bệnh nhân có khối u thuộc androgen
-Bệnh gan nặng.
-nam giới cao tuổi có thể bị tăng sinh tuyến tiền liệt (lành và ác tính).
-Thận trọng khi sử dụng để tăng chiều cao cho trẻ em (CCĐ: Trẻ em dưới 15 tuổi), người
bị bệnh tim, gan, thận
Các thuốc trong nhóm TESTOSTERON (ANDROGEN)
-Testosteron propionat (hoặc acetat): IM 10-25 mg/ngày hoặc 50 mg mỗi 2-3 ngày, liều
tối đa 50 mg/ngày.
+Testosteron propionat (hoặc acetat)
Chế phẩm: ống tiêm 1mL có chứa 10, 20 và 50mg.
Liều dùng tiêm bắp 10 – 15mg/24h.
-Viên testosteron acetat: 0,1g testosteron acetat cấy trong cơ, 1-2 tháng 1 lần.
+Testosteron enanthat (tác dụng kéo dài)
Chế phẩm: ống 1mL dung dịch dầu 5%và 20%.
Liều dùng: Tiêm 1mL dung dịch 5%/lần x 1 – 2 lần/tuần hoặc 1mL dung dịch 20% /lần, 3
– 4 tuần tiêm 1 lần.
-Metyl-17 testosteron: yếu hơn testosteron 2-3 lần, có thể uống, tốt hơn là đặt dưới lưỡi
để thẩm qua niêm mạc; liều 5-25 mg; liều tối đa 50 mg/lần, 100 mg/ngày.
+ Metyltestosteron (Android):
Chế phẩm: viên đặt dưới lưỡi 5 và 10mg.
Liều dùng: 5 – 50mg/24h tuỳ chỉ định.
-Dung dịch dầu testosteron enantat: 1 mL= 0,25 g. IM 1 mL/lần.
+Hỗn dịch tinh thể testosteron isobutyrat: IM, SC 50 mg, 15 ngày/lần.
Câu 14/Estrogen là gì? Nguồn gốc của estrogen tự nhiên? Các loại hormon Estrogen
chính? Chỉ định, tác động bất lợi?
Estrogen là gì?
Estrogen là một nhóm hormone sinh dục nữ quan trọng, có vai trò chủ yếu trong sự phát
triển và duy trì các đặc tính sinh dục nữ cũng như trong điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và
chức năng sinh sản.
Nguồn gốc của estrogen tự nhiên? Các loại hormon Estrogen chính?
Tự nhiên: ở phụ nữ, các estrogen được sản xuất là estradiol (E2 - 17ß-estradiol), estron
(E1) và estriol (E3).
+ Estradiol là sản phẩm nội tiết chính của buồng trứng, nhau thai và ít hơn là từ vỏ thượng
thận, tinh hoàn. Estradiol là estrogen thiên nhiên mạnh nhất sau đó là estron và estriol.
+Phần lớn estron và estriol đều là chất chuyển hóa của estradiol ở gan hoặc ở mô ngoại
biên từ androstenediol và các androgen khác.
+Estron được tiết ra khi mãn kinh, estriol được tiết ra từ nhau thai trong giai đoạn có
thai.
+ Bình thường, nồng độ E2 trong huyết tương thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Có 2
đỉnh bài tiết, 1 đỉnh ngay trước khi rụng trứng tối đa khoảng 25-100 𝜇g/ngày và một đỉnh
ở giai đoạn hoàng thể từ 10-80 𝜇g/ngày. Lượng estrogen giảm thấp khi mãn kinh.
- Estradiol (E2): hoạt tính sinh học mạnh nhất.
- Estron (E1): chất chuyển hóa của estradiol hoặc androgen, tác dụng yếu, có ở tuổi mãn
kinh, chủ yếu tác dụng ở biểu mô âm
đạo và đường tiết niệu. Không có tác dụng trên nội mạc tử cung. Thường dùng điều trị
viêm teo âm đạo tuổi mãn kinh.
-Estriol (E3): chất chuyển hóa của (E1), (E2).
Điều hòa bài tiết:
-FSH làm nang trứng phát triển, sau đó nang trứng bài tiết estrogen.
- Ngược lại, estrogen cũng có khả năng ức chế sự bài tiết FSH của tuyến yên.
Chỉ định, tác động bất lợi?
Chỉ định Estrogen
-Phối hợp với progestin làm thuốc tránh thai.
-Điều trị thay thế khi cơ thể không tiết đủ estrogen (suy buồng trứng, sau khi cắt buồng
trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh).
- Trị rối loạn sau mãn kinh: phối hợp với calci, vitamin D, biphosphonat để phòng các
biểu hiện loãng xương (do mất hydroxyapatit = phức hợp calci - phosphat và protein nền
hoặc chất keo tạo khung xương, làm xương mỏng, yếu, dễ gẫy tự nhiên); phòng triệu
chứng rối loạn vận mạch (cơn nóng bừng, bốc hỏa với cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi, dị
cảm); phòng bệnh tim mạch.
-Trị rối loạn kinh nguyệt, ung thư tuyến tiền liệt.
-Trị chậm phát triển, suy giảm buồng trứng ở tuổi dậy thì.
-Trị mụn trứng cá, rậm lông ở nữ, viêm tinh hoàn do quai bị (tác dụng kháng androgen).
-Điều trị bệnh nam hoá (phụ nữ mọc râu, trứng cá).
-Điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Tác động bất lợi Estrogen
-Buồn nôn và căng ngực, nhức nửa đầu, thay đổi tính tình, tăng huyết áp, viêm tắc mạch,
thay đổi chuyển hóa carbohydrat và lipid, vàng da, ứ mật (do tăng cholesterol trong mật).
Hội chứng giống nghén: căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ở mật, tăng Ca2+ máu,
tăng cân.
- Estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung.
-Chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới.
-Tăng tỷ lệ ung thư âm đạo, huyết khối. Đối với dietylstilbestrol có thể tăng nguy cơ ung
thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ do trước đây người mẹ dùng liều cao dietylstilbestrol trong 3
tháng đầu của thai kỳ.
Câu 15/Trình bày nguồn gốc và sinh tổng hợp hormon sinh dục. Phân loại được các
androgen, estrogen và progestrin tổng hợp?
Trình bày nguồn gốc và sinh tổng hợp hormon sinh dục
HORMON SINH DỤC
-Hormon sinh dục (gonadocorticoid hay gonadal steroid) là một trong 2 nhóm hormon
steroid, được tổng hợp tại tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng), vỏ thượng thận và
nhau thai. Bao gồm:
+Androgen: testosteron, dihydrotestosteron (DHT), androstenedion.
+Estrogen: estron (E1), estradiol (17ẞ-estradiol, E2), estriol (E3), estetrol (E4).
+Progestin: progesteron.
Sinh tổng hợp HORMON SINH DỤC
-Hormon sinh dục được tổng hợp từ tiền chất cholesterol:
+Vỏ thượng thận: androstenedion.
+Tinh hoàn: testosteron (tế bào Leydig), estradiol.
+Buồng trứng: estron, estradiol (tế bào hạt, granulosa cells, hoàng thể),androstenedion,
testosteron (tế bào vỏ, theca cells), progesteron (tế bào vỏ, hoàng thể).
+Nhau thai: estron, estradiol, estriol, progesteron.
+Mô ngoại biên: DHT (da, mô cơ), estradiol (mô mỡ, xương, gan, não).
Phân loại được các androgen, estrogen và progestrin tổng hợp?
Testosteron tổng hợp (hay androgen tổng hợp)
-So với các testosteron tự nhiên, các testosteron tổng hợp có các ưu điểm: có thể dùng
đường uống (metyltestosteron), kéo dài tác dụng, tác dụng chuyên biệt.
-Phân nhóm testosteron: chia 2 nhóm.
+Nhóm có hoạt tính Androgen mạnh: testosteron propionat, testosteron enanthat
(delatestryl), testosteron cypionat (depo testosteron), fluoxymesteron,metyltestosteron.
+Nhóm có tác dụng đồng hóa protein mạnh: nandrolon decanoat, nandrolon
phenpropionat, androtanolon, nortestosteron
ESTROGEN Tổng hợp: các estrogen tổng hợp có thể dùng dưới dạng uống, tiêm, hấp
thu qua da, bôi tại chỗ. Có dạng tác dụng ngay, dạng tác dụng kéo dài vài ngày hoặc dạng
giải phóng liên tục. Có 2 nhóm estrogen tổng hợp:
+Estrogen loại steroid có nhân steroid giống estrogen tự nhiên gồm estradiol, ethinyl
estradiol, mestranol, quinestrol, estradiol valerat, estradiol cypionat.
+Estrogen không steroid: hiệu lực tương tự estradiol nhưng T1/2 dài gồm
diethylstilbestrol, genistein.( diethylstibestrol hiện nay không còn dùng trong phụ khoa
do nguy cơ trên thai nhi và vô sinh. Promestrien hoạt tính estrogen yếu, thường dùng điều
trị tại chỗ những trường hợp rối loạn dinh dưỡng âm hộ âm đạo do thiếu estrogen.)
-Trong một số thực vật, nấm và thuốc trừ sâu tổng hợp (DDT) cũng có nhiều estrogen
không mang nhân steroid, có hoạt tính giống estrogen hoặc ngược lại, kháng estrogen vì
chứa vòng phenol giống vòng A của estrogen là vị trí gắn vào thụ thể của estrogen.
Progesteron tổng hợp (progestin)
-Progestin tổng hợp có ưu điểm hơn loại tự nhiên: có thể dùng đường uống. Tác dụng kéo
dài. Tăng hoạt tính progesteron của chế phẩm. Phân nhóm:
+Nhóm có cấu trúc gần giống progesteron tự nhiên: tác dụng progesteron chọn lọc cao:
hydroxyprogesteron caproat, metroxyprogesteron acetat, megestrol acetat, clomadion
acetat. Nhóm này thường dùng để điều trị thay thế.
+Nhóm dẫn xuất 19 Nortestosteron: có khả năng ức chế trục hạ đồi tuyến yên mạnh.
Ngoài ra còn có thể gắn vào các receptor gluco-corticoid, androgen, estrogen, kháng
estrogen, gồm có: 19 nortestosteron, norethinron, norethynodrel, norgestrel, desogestrel,
norgestimat. Dẫn xuất spironolactone: drospirenone hoạt tính androgen rất thấp. Nhóm
này thường dùng làm thuốc ngừa thai.

You might also like