Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Đại cương
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh mạn tính, toàn thân, có liên quan đến miễn dịch,
bệnh thường có những đợt tiến triển cấp với sưng nóng đỏ đau. Những đặc tay, trưng của bệnh
là: cứng khớp buổi sáng; đau sưng các khớp có tính đối xứng, thường các khớp hay xuất hiện
theo thứ tự: khớp ngón tay (ngón chân), cổ tay, gối, khuỷu, cổ chân, vai, đôi khi cả khớp háng,
khớp ức sườn và cột sống. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các tổ chức dưới da, tim, phổi. Xét
nghiệm cận lâm sàng cho thấy: IgG, IgA, IgM tăng cao; Waaler-Rose dương tính; trong đợt cấp
thường có bạch cầu và tốc độ lắng máu tăng cao; dịch ổ khớp có tế bào dạng thấp. X- Quang có
thể có hiện tượng tổn thương phần mềm quanh ổ khớp, thoát vị hoặc bán thoát vị khớp, khe khớp
hẹp lại thậm chí tiêu mất và chất xương xốp. Hiện nay bệnh được xem như là một bệnh tự miễn
và có tính chất gia đình do yếu tố cơ địa. Ở Việt nam tỉ lệ mắc bệnh chiếm 0,5%, nữ mắc bệnh
nhiều hơn nam, thường gặp ở tuổi trung niên, các vùng lạnh và ẩm thấp có tỉ lệ mắc bệnh cao
hơn các vùng khác. Y học cổ truyền không có bệnh danh VKDT, bệnh này thuộc phạm trù chứng
tý hoặc lịch tiết phong của Y học cổ truyền. Đó là một bệnh do tà khí và xuất hiện liên + đến
thay đổi thời tiết. quan Nguyên nhân bệnh là do chính khí của cơ thể bị suy giảm, tà khí lục dâm
xâm nhập vào kinh lạc gây sự vận hành của khí huyết không thông, kinh lạc bị tắc làm các bộ
phận cân cơ, xương khớp không được nuôi dưỡng gây nên đau nhức hoặc tà hoá nhiệt biểu hiện
viêm khớp.
Bệnh kéo dài làm khí huyết giảm sút đưa đến tạng Can Tỳ Thận hư gây teo cơ, cứng khớp và
biến dạng khớp khiến cho hạn chế hoặc mất vận động khớp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
của bệnh nhân.
2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Do chính khí của cơ thể bị suy giảm, tà khí lục dâm cùng nhau phối hợp xâm nhập vào kinh lạc
gây sự vận hành khí huyết bị trở trệ, kinh lạc bị tắc làm các bộ phận cơ, xương, khớp do kinh lạc
chi phối không được dinh dưỡng đầy đủ gây nên đau nhức. Bệnh lâu ngày làm liên lụy đến các
tạng Tỳ, Can, Thận làm teo cơ, biến dạng và cứng khớp. Tùy theo sự làm chủ của tà khí hoặc sự
hóa nhiệt mà trên lâm sàng có các thể phong tý, hàn tý, thống tý (thể mạn tính) và nhiệt tý (thể
cấp tính).
Trong nội dung chương V Bệnh năng có đề cập:

* Kinh văn 1:
Tà khí sở tấu Kỳ khí tất hư (Bình nhiệt bệnh luận).
* Dịch nghĩa: Tà khí xâm phạm vào, tất nhiên trước hết do chính khí hư suy
Từ đó khái quát ra được nguyên nhân gây bệnh của chứng tý là do chính khí của cơ thể bị suy
giảm, tà khí lục dâm cùng nhau phối hợp xâm nhập vào kinh lạc gây sự vận hành khí huyết bị trở
trệ, kinh lạc bị tắc làm các bộ phận cơ, xương, khớp do kinh lạc chi phối không được dinh dưỡng
đầy đủ gây nên đau nhức
* Kinh văn 36 :
Hoàng Đế vấn viết: Tý chi yên sinh?
Kỳ Bá đối viết: Phong hàn thấp tam khí tạp chí, hợp nhi vi tý dã, kỳ phong khí thắng giả vi hành
tý , hàn khí thắng giả vi thống tý, thấp khí thắng giả vi trước tý
Hoàng Đế viết: Kỳ hữu ngũ giả hà dã?
Kỳ Bá viết: Dĩ đông ngộ thử giả vi cốt tý; dễ xuân ngộ thử giả vi cân tý, dễ hạ ngộ thử giả vi
mạch tý, dĩ chí âm ngộ thử giả vi cơ tý, dễ thu ngộ thử giả vi bì tý (Tý luận).
* Dịch nghĩa:
Hoàng Đế hỏi rằng: Bệnh tý hành hình như thế nào?
Kỳ Bá đáp: Ba thứ tà khí phong, hàn, thấp cũng xâm nhập, hỗn hợp với nhau mà thành. Trong đó
có phong nặng hơn thì gọi là hành tý, hàn nặng hơn thì gọi là thống tý, thấp nặng hơn thì gọi là
trước tý.
Từ đó khái quát rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh tý do tà khí xâm nhập và các thể bệnh tý.
Hoàng Đế hỏi: Bệnh tý còn chia ra 5 loại là như thế nào?
Kỳ Bá đáp: Mùa đông bị lạnh thì gọi là cốt tý; mùa xuân bị bệnh thì gọi là cân tý, mùa hạ bị bệnh
thì gọi là mạch tý, mùa trưởng hạ bị bệnh thì gọi là cơ tý, mùa thu bị bệnh thì gọi là bì tý.

Từ đó khái quát ra bệnh tý còn thay đổi theo mùa, theo học thuyết ngũ hành mà bệnh tý đau nhức
ở ngũ thể (cân, mạch, cơ, bì, cốt) ứng với từng mùa.

* Kinh văn 37 :
Hoàng Đế viết: Nội xã ngũ tạng lục phủ là khí sử nhiên
Kỳ Bá viết: Ngũ tạng giai hữu hợp bệnh cửu nhi bất khứ giả, nội xá vu kỳ hợp đã. Có cốt tý bất
dễ. Phục cảm vu tà, nội xá vụ thận ; cân tý bất di phục cảm vu tà, nội xá vu can; mạch tý bất di,
phục cảm vu tà, nội xá vu tâm; cơ tý bất di, phục cảm vu tà, nội xá vu tỳ; bì tý bất dã, phục cảm
vu tà, nội xá vu phế. Sở vị tý giả, các dĩ kỳ thời, trùng cảm vu phong hàn thấp chi khí dã (Tý
luận).
* Dịch nghĩa:
Hoàng Đế hỏi: Tà khí của bệnh tý có khi đóng lại ở ngũ tạng lục phủ là bởi nguyên nhân gì?
Kỳ Bá đáp: Ngũ tạng và ngũ thể là trong ngoài cùng phối hợp với nhau. Tà khí lưu lại lâu ngày ở
phần biểu mà không giải được, thì sẽ xâm nhập vào tạng phối hợp với nó; cho nên chứng cốt tý
không khỏi, nếu lại bị cảm tà khí nữa thì sẽ lưu ở thận; chứng mạch tý không khỏi nếu lại bị cảm
tà khí nữa thì sẽ lưu vào tâm; chứng cơ tý không khỏi, nếu lại bị cảm tà khí nữa thì sẽ lưu vào tỳ;
chứng bỉ tý không khỏi, nếu lại bị cảm tà khí nữa sẽ lưu vào phế. Cho nên nói các loại bệnh tý là
tùy theo thời tiết bị cảm lại các thứ tà khí phong hàn thấp mà gây nên.

You might also like