Lão Goriot

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Sự biểu hiện của Chủ nghĩa hiện thực qua nhân vật lão Goriot
Lão Goriot tồn tài như một nhân vật chính của tác phẩm. Thông qua nhân vật,
Balzac đã thể hiện được tư duy nghệ thuật, quan điểm sáng tác mang đậm dấu ấn
phong cách cá nhân. Balzac đã nhận ra tính tự biểu hiện theo quy luật khách quan vốn
có của chủ nghĩa hiện thực và ông cũng đã tạo nên một lão Goriot sống rất “thật” và
rất “người”. Trong quán trọ của ả Vauquer nói riêng và cả tác phẩm nói chung thì lão
Goriot hiện lên nổi bật nhất. Ở cuộc cách mạng 1789, ông nhờ vào sự khôn khéo và
nhanh nhẹn của mình cùng sự may mắn trong kinh doanh ông đã trở thành một lão tư
sản lắm tiền nhiều của từ một lão phó mình vô danh “Jean-Joachim Goriot trước cách
mạng, đơn giản lão chỉ là một công nhân làm mì chuyên cần, thành thạo, tiết kiệm và
khá là táo bạo khi mua lại hẳn cả cơ nghiệp của ông chủ mình” (Balzac, 1835, tr.93).
Bấy nhiêu, cũng biết lão tư sản này có nhìn xa trông rộng và sự nhạy bén của một
doanh nhân. Nhưng với sự nhìn xa ấy cũng không giúp lão nhìn thấu được bi kịch của
cuộc đời mình trong tương lai. Tuy nhiên ở thời điểm đó, không chỉ riêng mình lão đi
lên từ hai bàn tay trắng, đây là vấn đề chung của xã hội Pháp lúc bấy giờ, ai nhạy bén
biết nắm bắt thời cơ thì sẽ trở nên giàu có. Ví như lão Grandet đã thu được cả một
vườn nho nhờ cuộc cách mạng, hay như ông Séchard đã thâu được cả xưởng in với giá
tiền bèo bọt. Đây cũng chính là biểu hiện về đặc trưng thứ nhất của chủ nghĩa hiện
thực, sự phản ánh thực tại một cách chân thực, lịch sử – cụ thể.
Khám phá tác phẩm, khi bắt đầu với quán trọ Vauquer, lão Goriot mang trên
lưng một quá khứ được che kín, không một ai tại nơi đó biết rõ về con người và cuộc
sống mà lão đã trải qua trước đó. Họ chỉ biết đến lão như một tư sản kinh doanh mỳ
sợi giàu có và hiện tại đã nghỉ hưu. Ấy vậy nhưng dưới góc nhìn nhân đạo, người đọc
thật sự cảm thấy đau xót phần nào khi lão hiện lên qua giọng văn của Balzac một cách
đầy đáng thương “Lão Goriot, mà trên đầu lão, một họa sĩ cũng như một nhà sử học
đã đổ vào đấy tất cả ánh sáng của bức tranh. Bởi sự tình cờ nào mà sự miệt thị nửa thù
hằn, sự không tôn trọng kẻ bất hạnh trộn lẫn với lòng thương xót lại đập vào người
khách trọ cao tuổi nhất? Có phải ông lão đã gây ra một vài trò nực cười và kì cục mà
người ta khó tha thứ cho nó hơn là tha thứ cho những thói hư tật xấu khác chăng?”
(Balzac, 1835, tr.21). Bằng cách giới thiệu mang đậm tính chân thực Balzac cũng tạo
cho độc giả những cảm nhận rất chân thực, cuộc đời Goriot như hiện hữu một cách
trần trụi nhất trước mặt độc giả, nhà văn đã nêu lên đúng bản chất cuộc đời lão, một
cuộc đời khắc khổ và bất hạnh. Chúng ta đừng vội bị che mắt bởi vẻ hào nhoáng bên
ngoài, người giàu đôi khi thật sự rất khổ, có lẽ khổ cũng chính vì sự giàu có mang lại.
Lão tư sản già Goriot cũng nằm trong số đó, Balzac đã phác họa vô cùng rõ nét bi kịch
cuộc đời của lão, nó đã nhen nhóm từ trước, từ chính trong cái gia đình nhỏ tưởng như
êm đềm hạnh phúc của lão. Sau bảy năm hạnh phúc thì một biến cố đã ập đến “vợ ông
chết” cũng từ đó“tình yêu dành cho người vợ đã chết không trọn vẹn nên ông chuyển
hết sang cho hai cô con gái và lúc đầu họ làm cho ông lão cảm thấy mãn nguyện”
(Balzac, 1835, tr.95). Thế nhưng bi kịch đời người của lão tư sản này chính thức được
mở ra là tại quán trọ Vauquer.
Tại quán trọ Vauquer, ở cuộc đối thoại với mụ Vauquer, người tư sản già này
hiện lên như một ông già đã ngoài 60 mươi đã ngừng việc kinh doanh và đặt một căn
phòng thượng hạng nhất. Mọi người ở trọ phải ngỡ ngàng khi chứng kiến sự vung tiền
sảng khoái của vị khách quý này “Goriot đến ở mang theo một tủ quần áo đầy, những
quần áo đẹp của một thương nhân” (Balzac, 1835, tr.21) và nhận được sự thán phục
của bà chủ quán “thán phục mười tám chiếc áo sơ mi kiểu Hà Lan mà nét tinh tế của
nó lại càng nổi bật hơn khi lão Goriot đeo trên cái lá sen cố định trước ngực hai chiếc
ghim gắn liền với nhau bởi một sợi dây chuyền nhỏ, mỗi chiếc có gắn một viên kim
cương lớn” (Balzac, 1835, tr.22). Lão mang theo rất nhiều kỉ vật của gia đình, những
thứ ông vô cùng trân quý “Hộp đựng thuốc lá của lão cũng bằng vàng, đựng một chiếc
dây chuyền hình trái tim đeo ảnh và bên trong đầy tóc, làm ông cụ ra vẻ phạm vào
chuyện nhân tình nhân ngãi gì đấy” (Balzac, 1835, tr.22). Nhưng chẳng ai biết được
đó là kỉ niệm duy nhất lão có với hai người con gái của mình. Và lại “những chiếc tủ
của lão đầy ắp bát đĩa bằng bạc…những chiếc muôi, chiếc bát đựng nước sốt, rất
nhiều đĩa, bộ chén đĩa ăn sáng với món mì sợi, tóm lại là các loại ít nhiều đều đẹp”
(Balzac, 1835, tr.22) nhưng “ông không muốn bán đi” (Balzac, 1835, tr.22). Vì chính
những thứ này “gợi cho lão nhớ lại những chuyện trọng đại trong đời sống gia đình”
(Balzac, 1835, tr.22). Quan trọng với lão nữa là kỷ vật của người bố vợ quá cố “Cái
này – lão nói với bà Vauquer trong khi nắm chặt một chiếc đĩa và một chiếc cốc nhỏ
trên nắp có hình hai con chim cu gáy đang gặm mỏ nhau âu yếm – là món quà đầu tiên
vợ tôi tặng cho tôi. Vào ngày kỉ niệm ngày cưới… Tôi thà phải bốc đất để ăn còn hơn
phải xa rời những thứ này” (Balzac, 1835, tr.22). Chắc chắn đối với người tư sản già
này thì chúng là những gì đó quan trọng nhất mà trải qua hơn nửa đời người lão mới
lưu lại được. Phải nói rằng Balzac như một vị bác sĩ phẫu thuật tài ba, ông đã xông
pha mổ xẻ từng chi tiết vấn đề và rồi phơi bày trước mắt người đọc một lão Goriot
sống rất “thật” và rất “người”, tuy ông luôn muốn đặt mình vào giới thượng lưu, tuy
ông biết tiền bạc là quan trọng nhưng hạnh phúc gia đình vẫn là quan trọng nhất đối
với ông.
Lão Goriot được Balzac thiết kế như một người đàn ông hoàn mỹ, ông thành
công trong sự nghiệp, chung thủy với người vợ quá cố, có trách nhiệm và hết lòng yêu
thương con cái “Nhiều người giàu có muốn gả con gái cho Goriot, nhưng ông nhất
định không ưng ai mặc dù họ đưa ra rất nhiều cám dỗ” (Balzac, 1835, tr.95). Có lẽ đối
với lão thì vị trí của người vợ quá cố là không thể thay thế được, bà đã mang tặng ông
hai cô con gái đáng yêu và xinh đẹp nhất trần đời. Nhưng cũng có thể vì quá thương
con, lão không muốn san sẻ tình cảm dành cho con cái mình với bất kỳ người nào.
Lão dốc hết tâm ý yêu thương, nuông chiều hai cô con gái của mình, luôn tìm cách
“cho chúng cuộc sống, đã cho mỗi đứa năm hoặc sáu trăm nghìn franc của hồi môn để
tạo hạnh phúc khi gả chồng cho chúng và chỉ giữ lại cho mình từ tám đến mười nghìn
franc lợi tức” (Balzac, 1835, tr.80). Vì con cái, lão chẳng màng gì đến bản thân, lão
sẵn sàng hi sinh mọi thứ của mình để mang lại những gì tốt đẹp cho con cái. Nhưng
trớ trêu thay, chính những đứa con mà lão yêu thương “chỉ trong hai năm…đã đuổi
ông ra khỏi cuộc đời chúng như một người khốn khổ” (Balzac, 1835, tr.80). Chúng chỉ
biết mòn rút từng chút tài sản của cha mà chẳng để ý đến cảm nhận, đến cuộc sống
của cha mình thế nào. Thật là những đứa con bất hiếu đáng bị lên án. Qua đó ta cũng
thấy được đặc trưng thứ hai của chủ nghĩa hiện thực đó là thừa nhận giá trị của thực
tế khách quan. Balzac đã không phủ nhận thực tế, nhà văn luôn cố gắng nhận thức,
tìm hiểu và phát hiện ra những mâu thuẫn, những xấu xa của con người xã hội lúc bấy
giờ. Nhưng ngòi bút Balzac chủ yếu tập trung vào tầng lớp người trẻ bấy giờ, họ sống
với lí tưởng vì tiền tài danh vọng mà vứt bỏ đi tình người như hai cô con gái đã vứt bỏ
lão Goriot. Tuy nhiên, đây cũng được xem là hậu quả của việc lão giáo dục con không
đúng “Sự giáo dục con cái của của ông ngày càng vô lý. Một người có tới hơn sáu
mươi ngàn franc lợi tức nhưng chỉ dành cho cuộc sống của mình một nghìn hai, còn
bao nhiêu chỉ lo thỏa mãn những đòi hỏi ngông cuồng của các cô con gái và điều ấy là
hạnh phúc của ông” (Balzac, 1835, tr.95). Lão có lẽ là nguyên nhân cốt yếu khiến các
con mình có tính cách và lối sống như thế, thật bi ai cho lão, thương con nhưng cũng
tự mình hại con mà không biết, chính bởi tình yêu thương của mình mà đẩy con gái
vào nếp sống sai lầm và hơn thế là đẩy chính bản thân mình vào bi kịch.
Một thân một mình ở quán trọ, ngày ngày chỉ mong con đến thăm, dùng là ghé
qua một lúc “Giá mà tôi đã được sống ở nhà của chúng, được nghe thấy giọng nói của
chúng, biết được chúng đang ở đó,được thấy chúng đến, đi như khi tôi có chúng ở nhà
mình. Điều đó làm rạo rực trái tim tôi.” (Balzac, 1835, tr.141). Hạnh phúc của lão
tưởng như dễ dàng đạt được như lại khó xảy ra vô cùng. Dẫu các cô con gái có đến
với lão thì cũng chỉ là vì tiền, vì gia đình riêng của chúng. Đây chính là thực trạng mà
con người ta phải trai khi về già, mong mỏi con cái về thăm từng ngày từng hôm dù
chỉ một thoáng. Thậm chí đến lúc sắp chết, lúc mà lão đã nhận ra hung thủ làm hư hai
cô con gái là mình nhưng lão vẫn yêu thương chúng da diết, cơn đau về thể xác cũng
không khiến lão thôi yêu con gái mình “Số phận của chúng ra sao đây! Ôi chúa ơi, ta
sắp chết rồi, ta đau đớn quá. Cắt bỏ đầu ta đi, chỉ để lại cho ta mỗi trái tim thôi”
(Balzac, 1835, tr.301). Trước khi rời khỏi thế giới lão chẳng có mong muốn gì ngoài
việc hãy giữ lại cho laoc trái tim để lão có thể mãi mãi yêu và che chở cho bằng tình
yêu vô hạn của người cha.
Thế nhưng tình yêu vô hạn đó của lão lại được đáp lại bằng một tấm thảm kịch
đầy đau đớn. Đỉnh điểm là cảnh tang lễ của lão, một tang lễ ảm đạm được tổ chức sơ
sài, không người đến dự ngoài Rastignac. Cả cuộc đời, lão dành mọi điều tốt đẹp cho
con gái nhưng khi chết đi lại chẳng thu lại được gì ngoài “quan tài…mua ở bệnh viện
với giá rẻ mạt” (Balzac, 1835, tr.315) và “hai chiếc xe trang hoàng lộng lẫy nhưng
trống rỗng của hai người con rể tới” (Balzac, 1835, tr.318). Thông qua nhân vật lão
Goriot, Balzac đã tạo ra một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đây cũng
chính là đặc trưng thứ ba của chủ nghĩa hiện thực, xây dựng những điển hình. Lão
Goriot chính là nhân vật đại diện cho một nhóm người có cùng số phận và bi kịch như
lão, lão đã một hình tượng điển hình bất hủ đã thành công hiện lên trong lòng độc giả
dưới sự sáng tạo khôn lường của ngòi bút Balzac. Không những vậy, qua nhân vật này
nhà văn còn chứng minh cho người đọc thấy cái quy luật tàn khốc của xã hội tư bản
lúc bây giờ là nằm ở con người và hoàn cảnh, con người có thể tạo ra hoàn cảnh
nhưng chính con người cũng có thể là nạn nhân của hoàn cảnh.
2. Sự biểu hiện của Chủ nghĩa hiện thực qua nhân vật anh sinh viên tỉnh lẻ
Rastignac
Không dừng lại ở nhân vật lão Goriot, xã hội Pháp ở thế kỷ XIX được lột tả
trần trụi qua con mắt của chàng sinh viên nghèo Eugène de Rastignac. Xuất thân từ
một vùng quê nghèo lân cận Angoulême, Eugène hiện lên trong trang văn của Balzac
là một thanh niên làm việc do sự nghèo khổ. Eugène là nhân vật đại diện cho những
người trẻ thời bấy giờ, mang trong mình ước mơ, hoài bão lớn, chứng minh bản thân
và bước vào xã hội thượng lưu. Trên tinh thần đó chàng có những tham vọng cuồng
nhiệt từ bản thân và một phần từ người cha và gia đình. Anh theo học luật tại Paris,
điều này khiến cho hơn một nửa lợi tức trong vòng một năm của gia đình đều dành
cho chàng. Eugène biết rõ điều đó, lúc đầu anh chàng chuyên tâm học hành nhưng
chẳng bao lâu chàng nhận thấy phải gây dựng những mối giao du với những người
phụ nữ mà theo chàng thì họ có một thế lực lớn trong xã hội. Chính sự thay đổi này
của chàng, chàng bắt tay vào hành động ngay, dần dần vén màn sự thật về xã hội
thượng lưu đương thời. Tìm đến một người quý tộc họ hàng xa là bà bá tước
Beauseant để được xin giúp đỡ và chàng tham gia vào buổi tiệc đầu tiên. Được ngồi
trong phòng khách sang trọng khác hẳn với cái chật hẹp u uất tại quán trọ khổ đau,
Eugène tưởng rằng mình đã bước chân vào thế giới thượng lưu. Mọi thứ của giới quý
tộc đều làm cậu sinh viên nghèo choáng ngợp thế nhưng chàng ta giấu nhẹm đi sự xấu
hổ đó vào trong. Bởi chàng biết, chàng không thuộc về nơi này. Cũng như bao dân
đen khác khi lạc vào giới thượng lưu như lạc vào thế thần tiên với các vị tiên nữ xinh
đẹp tuyệt trần. Trong mắt chàng trai trẻ, giới quý tộc chính là đỉnh cao của danh vọng
và quyền lực, các quý bà là đại diện cho sự quý phái, sang trọng, kiềm diễm, thướt tha
vượt qua mọi chuẩn mực vẻ đẹp của thời đại còn các quý ông đại diện cho sức mạnh,
quyền uy, có tầm vóc vũ trụ. Càng gần hơn với cánh cửa thượng lưu, chàng mới nhận
ra bộ mặt thật không kém phần thối nát và mục rữa của nó. Qua nhân vật Goriot, hiện
thực xã hội của tầng lớp dân đen hiện nhuốm màu bất hạnh, khổ cực, bị đàn áp và
chèn ép thì hiện thực cuộc sống của giới quý tộc cũng tàn nhẫn không kém. Ẩn nấp
sau ánh hào quang tưởng chừng rực rỡ là những gia đình không hạnh phúc, là những
người chồng ngoại tình, là những bà vợ suốt ngày chạy theo tiệc tùng hư vinh. Bà bá
tước Anastasiede Restaud gây xúc động mạnh với Eugène với vẻ ngoài cao lớn, xinh
đẹp, bước chân mềm mại và có cái nhìn thiện cảm. Suốt buổi khiêu vũ chàng quấn lấy
nàng với hy vọng được phép viếng thăm. Eugène với khát khao tìm hiểu thế giới
mãnh liệt, chàng hạnh phúc vì gặp được một người đàn ông không hề chê bai vẻ ngây
ngốc của chàng. Điều đó chứng tỏ giữa chàng và những người quý tộc kia là hai thứ
không thể hòa chung một nhịp. Dù cho chàng trai đã cố gắng hết sức để trà trộn vào
thế giới hào nhoáng chàng hằng mong ước, đi bộ cẩn thận để tránh khỏi lấm bùn.
Không có quý tộc nào phải đi bộ giống chàng, giày của một người quý tộc thật sự sẽ
chẳng bao giờ dính bùn. Chàng biết điều đó và tự nói “Nếu ta trở nên giàu có ta sẽ
dùng xe ngựa mà đi”. Chàng tiếp tục bước gần tới cái mà chàng cho là đỉnh cao danh
vọng với ánh mắt soi mói của gia nhân trong nhà bà bá tước Restaud. Và chàng
choáng ngợp vì chiếc xe ngựa lộng lẫy phô trương cuộc sống xa hoa phóng túng mà
trước đây chàng chưa từng thấy. Nhìn thấy những điều đó chàng thanh niên niên cảm
thấy tự ái vì sự nghèo nàn ngu dốt của mình. Không chỉ Eugène mà với tất cả người
dân tầng lớp thấp của Paris thời đó có cuộc sống quá khác biệt với giới quý tộc từ
trang phục, nơi ở, lối sống và quan trọng nhất là tiền. Đối lập với khung cảnh khổ sở
chật vật trong quán trọ rách nát, là khung cảnh tiệc tùng, đàm đúm, khiêu vũ suốt đêm
cùng với đó là thói bài bạc ăn chơi hưởng lạc. Trông thấy những điều đó, những người
nghèo khổ ai mà chẳng mủi lòng.
Càng đi sâu vào cuộc sống của giới thượng lưu qua việc kết thân với quý bà
Delphine de Nucingen, con gái út của lão Goriot, chàng sinh viên càng nhận ra được
bộ mặt thật xấu xa của nó. Anastasie và Delphine cũng giống với Eugène nhưng xuất
phát điểm của hai cô tốt hơn là có một người cho thương gia giàu có, hết mực yêu
thương con, sẵn sàng chi hết nhắn tài sản của mình để làm của hồi môn cho con gái
lấy được tấm chồng như ý nguyện. Người chị Anastasie thiên hướng quý tộc, thích
được tung hô, nên chọn lấy Restaud, người đã đưa cô rời khỏi nhà bố đẻ để bước chân
lên những nấc thang xã hội quyền lực. Còn cô em gái Delphine thích tiền nên đã chọn
cưới giám đốc ngân hàng giàu có người Đức, trở thành nữ nam tước. Hai đứa con gái
được ông nâng đỡ nhiều như thế nhưng lại hất hủi cha mình. Khác xa với vẻ bề ngoài
như được dát bởi ánh hào quang rực rỡ đó là bản chất xấu xa như bao con người khác.
Hiện thực cuộc sống thượng lưu mục nát càng ngày càng hiện ra rõ ràng trước mắt
Eugène. Những lần tiệc tùng vui chơi, điều đáng lên án ở đây không phải là sự vui
chơi giải trí ấy mà chính là việc tiêu tiền cho nó. Các quý phu nhân không ngại chi
mạnh tay vào các khoản váy áo mặc dù trong người không một xu dính túi vì người
chồng từ lâu đã quên đi sự hiện diện của vợ mình hoặc còn bận lo cho một ả tình nhân
ở rạp hát nào đó. Xã hội thượng lưu đã ngày không còn đẹp đẽ trong mắt chàng sinh
viên, trở nên thối nát và đôi khi tình cảm còn không được coi trọng như ở tầng lớp hạ
lưu. Đó cũng chính là hiện thực đời sống Paris những năm đầu thế kỷ XIX, khi đồng
tiền trở thành bá chủ quyết định ý thức và số phận của con người, tình cảm trở nên vô
nghĩa và không cần thiết cho cuộc sống.
Qua nhân vật Eugène de Rastignac, hiện thực xã hội Pháp được lột tả chân thật
đến mức trần trụi với bản chất xấu xí, đầy những biến dạng. Vén màn bức tranh hào
nhoáng cuộc sống tầng lớp thượng lưu, là những toan tính, mưu mô, lừa lọc. Không
những thế, giới thượng lưu còn có thói đời trụy lạc, ngoại tình, cờ bạc. Đồng tiền và
quyền lực đã trở thành hai thứ ánh dương soi sáng, dẫn đưa họ trong mọi quyết định.
Để rồi qua những trang văn của Balzac hiện thực đó ngày càng trở nên tồi tệ. Thành
công trong việc xây dựng nhân vật Eugène de Rastignac, từ ngoại hình, tính cách, cử
chỉ cho đến những hành động để bước chân vào giới quý tộc của chàng, Balzac đã
khắc họa hiện thực cách chân thật hơn bao giờ hết, đó là những lấp lánh, là những nhơ
nhớp của tầng lớp quý tộc đương thời.
3. Giá trị và ý nghĩa của tính hiện thực trong tác phẩm
Balzac với vai trò là người thứ kí trung thành của thời đại, ông đã hoàn thành
sứ mệnh vĩ đại của mình. Với “Lão Goriot”, Balzac đã dấn thân và nghiên cứu sâu vào
từng mâu thuẫn giai cấp, từng mối quan hệ xã hội và những tham vọng điên cuồng của
tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Tuy đây không phải là vấn đề xã hội mới mẻ nhưng
Balzac lại có cách thể hiện đầy độc đáo. Thông qua lão Goriot và anh sinh viên tỉnh lẻ
Rastignac, nhà văn chứng minh cho người đọc thấy rằng hạnh phúc gia đình là những
thứ tưởng như dễ có nhưng lại rất khó để tạo dựng được, tiền bạc chỉ mang lại cho con
người ta những tham vọng, những niềm vui rẻ tiền và giả dối.
Ngoài ra, thành công của chủ nghĩa hiện thực ở tác phẩm còn là xây dựng thành
công các nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, hay còn gọi là những điển
hình nghệ thuật. Các điển hình đó là người đại diện và cất lên tiếng nói thay cho một
bộ phận con người dưới xã hội rối ren lúc bấy giờ của Pháp, những con người khắc
khổ bị tiền tài tha hóa, bị danh vọng che mờ mắt hay những con người có cuộc đời bi
kịch, tóm lại, ai ai cũng có cho mình một câu chuyện riêng, một nỗi khổ riêng mà
không người ngoài nào nhìn thấu được. Qua đó, bên cạnh góc nhìn phê phán, Balzac
tạo ra cái nhìn nhân đạo về từng hoàn cảnh con người. Với khát khao truyền lửa yêu
thương, nhà văn đã thay những kiếp sống ngặt nghèo kia cất lên tiếng nói, cất lên ước
muốn về một xã hội tốt đẹp hơn.
Nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm “Lão Goriot”, người đọc
không chỉ hiểu rõ hơn về trào lưu nghệ thuật này mà còn ấn tượng với tài năng sáng
tác tài ba và độc đáo của Balzac. Nhà văn đã thể hiện thành công chủ nghĩa hiện thực
qua tác phẩm. Ông luôn bám sát vào đời sống hiện thực để kịp thời phản chiếu vào
văn chương. Tuy tác phẩm phần lớn miêu tả về cái xấu xa, tệ hại của xã hội Pháp lúc
bấy giờ nhưng không có nghĩa là nhà văn tán đồng với cái xấu. Thông qua cái xấu,
ông thể hiện khát khao của bản thân về cái đẹp, một xã hội tươi đẹp không tồn tại
tiếng lầm than, oán thán mọi cá nhân tồn tại trên đời, một thế giới mà tiền tài không là
tất cả, không là công cụ có thể điều khiển con người.
Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực ở “Lão Goriot” cho thấy Balzac là một người vô
cùng căm thù cái ác, cái xấu nhưng ông muốn dùng chúng để con người đúc kết được
bài học và hướng bản thân mình đến vẻ đẹp chân - thiện - mỹ.

You might also like