Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG BÁCH KHOA


KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

-----------

ĐỒ ÁN MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG


HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

GIẢM LÃNG PHÍ DI CHUYỂN


TRONG THIẾT KẾ & BỐ TRÍ
MẶT BẰNG SẢN XUẤT
SẢN PHẨM CƠ KHÍ
THÔNG QUA MÔ PHỎNG
(TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THÀNH TIẾN )

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Nguyễn Trường Thi Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Nhóm 07

Cần Thơ, Tháng 06/2024


Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

3.1 Giới thiệu về công ty

Công ty TNHH sản xuất thương mại Thành Tiến được thành lập với chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0104910194 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp ngày 29 tháng 09 năm 2010.Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến
chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cơ khí chất lượng cao. Một vài sản phẩm
cơ khí của công ty là ốc vít, bánh răng, bu lông, puly, trục khuỷu, ống thép.
Công ty TNHH sản xuất thương mại Thành Tiến dưới sự lãnh đạo của ông
Nguyễn Tiến Khoa, ngay từ ngày đầu thành lập đã lấy phương châm: “Phát triển bằng
sản phẩm chất lượng, giá thành hạ và luôn lấy chữ tín làm tôn chỉ cho mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh” do vậy yếu tố chất lượng sản phẩm và chữ tín của doanh nghiệp
được công ty đặt lên vị trí hàng đầu.

Hiện tại công ty đã là một địa chỉ tin cậy và làm hài lòng khách hàng trên mọi
miền Tổ Quốc. Cùng với đội ngũ nhân viên năng lực và giàu kinh nghiệm, Thành
Tiến đã trở thành một công ty có uy tín trong lĩnh vực cửa chống cháy và gia công kim
loại tấm tại Việt Nam. Thành công của Công ty được ghi nhận qua hàng loạt các hợp
đồng, các dự án có giá trị với các công ty, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, được
khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Những sản phẩm chính của Thành Tiến, hiện đang đóng góp không nhỏ vào
quá trình ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực
hoàn thiện nói riêng.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Hình 3.1 Logo công ty TNHH sản xuất thương mại Thành Tiến

- Trụ sở chính: Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

- Xưởng sản xuất: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà


Nội.

- Văn phòng giao dịch: Số 29, BT13, Khu đô thị Lideco, quốc lộ 32, Thị trấn
Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.

- Điện thoại: 024 85 882 996

- Hotline: 0914 332 162

- Email: sxtmtt@gmail.com

- Website: thanhtiensheetmetal.com/thanhtien.net

Cơ cấu tổ chức

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

 Đại hội cổ đông : là một phần trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, gồm
tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty cổ phần.

 Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

 Giám đốc : là một người từ một nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một
khu vực cụ thể của một công ty

 Ban kiểm soát : đánh giá các công tác điều hành của Ban giám đốc, giám sát
việc công bố thông tin trong giao dịch cổ phiếu của nhưng người có liên quan
trong HDQT, Ban giám đốc.

 Phó giám đốc : là vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành, có nhiệm vụ
thay mặt giám đốc để xử lý và quyết định các công việc giám đốc ủy quyền khi
vắng mặt.

 Phòng sản xuất : là bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng
hóa của doanh nghiệp. Phòng này chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều
hành toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị, đến khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng và xuất hàng.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

 Phòng kỹ thuật : là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy
móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong
các doanh nghiệp.

 Phòng thị trường : chịu trách nhiệm thu thập thông tin về thị trường cũng
như khách hàng của doanh nghiệp qua các hoạt động khảo sát.

 Phòng tổ chức hành chính : là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu
giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, quân sự
và bảo vệ chính trị nội bộ.

 Phòng kế toán : là bộ phận có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên
quan đến kế toán & tài chính trong doanh nghiệp, như lập các báo cáo tài chính,
bảng lương, hóa đơn, thanh toán của khách hàng,... Phòng kế toán thường được
tổ chức và điều hành bởi một nhóm kế toán viên chuyên nghiệp, có trình độ
chuyên môn cao.

 Phòng vật tư : là bộ phận chuyên phụ trách việc quản lý vật tư trong doanh
nghiệp. Bộ phận này có trách nhiệm lập danh sách các vật tư cần thiết cho hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và kiểm soát
số lượng cũng như chất lượng của vật tư.

 Phòng thi công : Tham mưu giúp việc về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng
công trình xây dựng theo đúng quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm tổ chức,
lập tiến độ, kiểm tra, giám sát các nhà thầu, các đội thi công xây lắp đảm bảo
đảm chất lượng và tiến độ các công trình, dự án do đơn vị làm chủ đầu tư.

3.2 Giới thiệu về sản phẩm

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến chuyên sản xuất và cung cấp
các sản phẩm cơ khí chất lượng cao. Một vài sản phẩm cơ khí của công ty là ốc vít,
bánh răng, bu lông, puly, trục khuỷu, ống thép.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Ốc vít Bu lông Puly

Bánh răng Trục Khuỷu Ống thép

Hình 3.3 Một số sản phẩm của công ty

Bảng 3.1 Đặc tính kỹ thuật và công dụng của các sản phẩm

ST
Sản phẩm Đặc tính kỹ thuật Công dụng
T
__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Được sản xuất từ thép, nhôm hoặc Kết nối các bộ phận
01 Ốc vít inox. Có rãnh xoắn ốc, đầu ốc vít trong máy móc, thiết bị,
có thể hình tròn hoạch lục giác đồ nội thất.

Kết nối các chi tiết riêng


Thanh trụ tròn với một đầu có ren, lẻ thành một khối thống
02 Bu lông thường làm từ thép cacbon, thép nhất, sử dụng trong
hợp kim, hoặc inox ngành công nghiệp và
xây dựng

Truyền động quay giữa


Có thể làm từ thép, nhôm hợp kim,
các trục, sử dụng trong
03 Puly hoặc nhựa. Có rãnh để đặt dây cáp
động cơ xe ô tô, máy
hoặc dây curoa
công cụ, máy in 3D

Thường làm từ thép hợp kim, có Truyền lực và chuyển


thể truyền chuyển động giữa các động trong các thiết bị cơ
04 Bánh răng
trục song song, vuông góc, hoặc khí, đảm bảo khả năng
chéo nhau truyền tải

Tạo ra mô men xoắn sinh


Chế tạo từ thép hợp kim, biến đổi
công quay, sử dụng trong
05 Trục khuỷu chuyển động tịnh tiến của piston
động cơ máy phát điện, ô
thành chuyển động quay
tô, máy kéo

Kích thước danh định từ 1/8 inch


đến 26 inch, độ dày thành ống thay Được ứng dụng trong
đổi tùy theo kích thước và cấp. Độ nhiều lĩnh vực: hệ thống
06 Ống thép bền kéo và độ dẻo tốt, khả năng gia cấp thoát nước, ngành
công tốt, chịu được áp lực cao và công nghiệp dầu khí, kết
có khả năng chống ăn mòn, đặc cấu xây dựng ...
biệt khi được mạ kẽm

3.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất các sản phẩm cơ khí là một chuỗi các bước cần thiết
để biến vật liệu thô thành sản phẩm cuối cùng để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có quy trình sản xuất riêng biệt. Dưới đây là quy trình sản
xuất của ốc vít, bánh răng, bu lông, puly, trục khuỷu và ống thép.

3.2.1.1 Quy trình sản xuất ốc vít

Kiểm tra
Gia Kiểm tra
nguyên Dập đầu Nhiệt Mạ
Phay công chất
liệu đầu vít luyện kẽm
ren lượng
vào

Hình 3.4 Quy trình sản xuất ốc vít

Bảng 3.2 Quy trình sản xuất ốc vít


ST
Công đoạn Nội dung
T
Nguyên liệu chính thường là thép carbon, thép không gỉ hoặc hợp
01 Xử lí vật liệu
kim. Thép được làm sạch, loại bỏ gỉ sét và các tạp chất.

Các đoạn thép được đưa vào máy dập để tạo hình đầu vít. Quá
02 Dập đầu vít trình này gồm nhiều bước để đạt hình dạng và kích thước mong
muốn.

Các đoạn thép đã có đầu vít được phay để tạo các rãnh. Các máy
03 Phay phay được sử dụng để tạo các chi tiết phức tạp và độ chính xác
cao.

Các đoạn thép đã được phay được đưa vào máy tạo ren. Máy tạo
ren ép các đoạn thép qua hai bánh răng để tạo ra các ren trên thân
04 Gia công ren
ốc vít. Quá trình này không cắt vật liệu mà ép nó vào hình dạng
ren, giúp tăng cường độ bền của ốc vít.

05 Nhiệt luyện Ốc vít được nhiệt luyện nhằm tăng độ cứng và độ bền cơ học.

06 Mạ kẽm Ốc vít sau khi nhiệt luyện được mạ kẽm để bảo vệ chống ăn mòn.

Ốc vít được kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. Gồm các
Kiểm tra chất
07 bước kiểm tra kích thước, độ cứng, lớp mạ và độ bền cơ học của
lượng
ốc vít.

3.2.1.2 Quy trình sản xuất bu lông

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Gia Kiểm
Xử lí bề mặt Xi Đánh
vật liệu Cắt Dập công mạ tra chất
bóng
ren lượng

Hình 3.5 Quy trình sản xuất bu lông

Bảng 3.3 Quy trình sản xuất bu lông

STT Công đoạn Nội dung

Xử lí bề mặt vật Nguyên liệu thép được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, dầu
01
liệu mỡ, và oxit trên bề mặt.

Cắt thanh thép thành những đoạn có chiều dài phù hợp với
02 Cắt
kích thước bu lông cần sản xuất.

Đoạn thép được đưa vào máy dập để tạo hình đầu bu lông.
03 Dập Máy dập sử dụng lực nén lớn để định hình đầu bu lông
theo kích thước và hình dạng mong muốn.

Bu lông được đưa vào máy cán ren để tạo các đường ren
04 Gia công ren trên thân bu lông. Quá trình này có thể là cán ren trục
hoặc cán ren ngoài, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế.

Bu lông được mạ kẽm hoặc các lớp mạ khác như niken,


crôm để tăng khả năng chống gỉ và tăng độ bền. Quá trình
05 Xi mạ
xi mạ có thể là mạ điện, mạ nhúng nóng hoặc mạ hóa học
tùy theo yêu cầu kỹ thuật.

06 Đánh bóng Tăng độ bóng và thẩm mỹ cho bu lông.

Bu lông được kiểm tra kích thước, hình dạng và độ chính


Kiểm tra chất
07 xác của ren và đầu bu lông bằng các dụng cụ đo lường
lượng
chuyên dụng.

3.2.1.3 Quy trình sản xuất puly


__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Xử lý Cắt Kiểm
Tạo Nhiệt Xi
nguyên phôi Dập Tiện tra chất
liệu thép ren luyện mạ
lượng

Hình 3.6 Quy trình sản xuất puly

Bảng 3.4 Quy trình sản xuất puly

STT Công đoạn Nội dung

Xử lý Nguyên liệu thô được kiểm tra chất lượng và xử lý sơ bộ để


01
nguyên liệu loại bỏ các tạp chất hoặc oxit

Phôi thép được cắt thành các đoạn có kích thước phù hợp với
Cắt phôi
02 yêu cầu sản xuất puly. Máy cắt phôi hoặc máy cưa kim loại
thép
thường được sử dụng trong giai đoạn này.

Phôi thép được đưa vào máy dập để tạo hình sơ bộ của puly.
03 Dập Quá trình dập giúp tạo ra hình dạng cơ bản của puly, bao gồm
cả tâm và bề mặt ngoài.

05 Tạo ren Tạo ren cho lỗ lắp trục và rãnh puly để lắp đặt và truyền lực.

Puly được xử lý nhiệt để cải thiện độ cứng và độ bền của vật


liệu. Quá trình này bao gồm nung nóng puly đến nhiệt độ cao,
06 Nhiệt luyện
sau đó làm nguội nhanh chóng để thay đổi cấu trúc vi mô của
thép.

Gia công chính xác các kích thước, hình dạng và độ nhám bề
07 Tiện
mặt của puly.

Tạo lớp mạ bảo vệ puly khỏi tác động của môi trường, tăng độ
08 Xi mạ
bền và thẩm mỹ.

Sản phẩm cuối cùng được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng
Kiểm tra các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng đã được đáp
09
chất lượng ứng. Các bài kiểm tra bao gồm kiểm tra kích thước, độ cứng,
và độ chính xác của các rãnh.

3.2.1.4 Quy trình sản xuất bánh răng


__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Kiểm tra
Xử lý Cán Tạo
Mài Sơn chất
vật liệu thép rãnh lượng

Hình 3.7 Quy trình sản xuất bánh răng

Bảng 3.5 Quy trình sản xuất bánh răng

STT Công đoạn Nội dung

Xử lí vật Nguyên liệu thô được kiểm tra chất lượng và xử lý sơ bộ để loại
01
liệu bỏ các tạp chất hoặc oxit

Vật liệu được đưa vào máy cán để tạo hình sơ bộ. Quá trình này
02 Cán thép giúp định hình và giảm kích thước ban đầu của vật liệu, tạo điều
kiện thuận lợi cho các công đoạn gia công tiếp theo.

Sử dụng máy cắt rãnh để tạo ra các rãnh trên bánh răng. Các
03 Tạo rãnh rãnh này giúp bánh răng có thể kết nối với các chi tiết khác
trong hệ thống truyền động.

Mài bề mặt bánh răng để cải thiện độ mịn và độ bóng của bề


04 Mài mặt. Quá trình này giúp giảm ma sát và mài mòn khi bánh răng
hoạt động trong hệ thống truyền động.

Sơn phủ bề mặt bánh răng để tăng cường bảo vệ chống ăn mòn
05 Sơn
và nâng cao tính thẩm mỹ.

Kiểm tra chất lượng bánh răng bằng các phương pháp đo kiểm
khác nhau để đảm bảo kích thước, hình dạng và độ chính xác
Kiểm tra
06 của các răng bánh răng. Các phương pháp kiểm tra bao gồm
chất lượng
kiểm tra bằng máy đo CMM, kiểm tra độ cứng và kiểm tra bề
mặt.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

3.2.1.5 Quy trình sản xuất trục khuỷu

Cắt Kiểm
Xử lý Nhiệt Đánh
phôi Phay Tiện tra chất
vật liệu luyện bóng
thép lượng

Hình 3.8 Quy trình sản xuất trục khuỷu

Bảng 3.6 Quy trình sản xuất trục khuỷu

STT Công đoạn Nội dung

Xử lí vật Nguyên liệu thô được kiểm tra chất lượng và xử lý sơ bộ để


01
liệu loại bỏ các tạp chất hoặc oxit

Cắt phôi Cắt phôi từ phôi đúc thành hình dạng gần đúng với trục khuỷu
02
thép thành phẩm.

Sử dụng máy phay hoặc máy phay cơ khí để tạo hình dạng
03 Phay ban đầu cho trục khuỷu. Quá trình này giúp loại bỏ vật liệu
thừa và tạo ra các đường nét cơ bản.

Nhiệt luyện trục khuỷu trong lò nhiệt luyện để tăng độ cứng


04 Nhiệt luyện và độ bền. Quá trình này bao gồm nung nóng phôi thép đến
nhiệt độ nhất định và sau đó làm nguội nhanh chóng.

Sử dụng máy tiện hoặc máy tiện cơ khí để hoàn thiện hình
05 Tiện dáng và kích thước của trục khuỷu. Quá trình tiện giúp đạt
được độ chính xác cao về kích thước và hình dáng.

Sử dụng máy đánh bóng, máy mài hoặc hệ thống phun cát để
06 Đánh bóng đánh bóng bề mặt trục khuỷu, giúp bề mặt nhẵn và giảm ma
sát khi sử dụng.

Kiểm tra Kiểm tra các thông số kỹ thuật như độ cứng, độ bền và kích
07
chất lượng thước của trục khuỷu bằng máy đo CMM

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

3.2.1.6 Quy trình sản xuất ống thép

Định hình
Xử lý vật Cán Kiểm tra
băng thép Mài Sơn
liệu thép chất lượng
dạng ống

Hình 3.9 Quy trình sản xuất ống thép

Bảng 3.7 Quy trình sản xuất ống thép

STT Công đoạn Nội dung

Xử lý vật Xử lý bề mặt vật liệu ban đầu, loại bỏ tạp chất, gỉ sét, bề mặt
01
liệu được làm sạch kỹ càng.

Vật liệu được đưa qua quá trình cán nóng hoặc cán nguội để
02 Cán thép
đạt độ dày yêu cầu.

Định hình Biến cuộn băng thép thành dạng ống theo kích thước và hình
03
băng thép dạng mong muốn.

Loại bỏ các mối hàn thừa, làm mịn bề mặt và tạo độ chính
04 Mài
xác cho ống thép.

Sơn phủ bề mặt ống thép để tăng cường bảo vệ chống ăn


05 Sơn
mòn và nâng cao tính thẩm mỹ.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao gồm các bước kiểm tra
06 Kiểm tra
kích thước, độ dày, độ bền, khả năng chịu áp lực.

3.2.2 Dây chuyền sản xuất sản phẩm

Dây trình sản xuất các sản phẩm cơ khí khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Để
tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, nhà sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn yêu cầu sự chú
ý và chính xác cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, việc
tự động hóa quy trình sản suất là điều cần thiết đối với doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn
về chức năng và hình ảnh trực quan của từng máy móc, thiết bị trong quy trình sản
xuất các sản phẩm cơ khí, Bảng 3.8 đã thể hiện cụ thể các thông tin chi tiết của từng
máy móc.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Bảng 3.8 Các máy sử dụng trong dây chuyền sản xuất

Tên Số
STT Công dụng Hình ảnh
máy lượng

Máy Thiết bị làm sạch bằng tia laser


làm có tác dụng tẩy rửa tốt trên sắt,
sạch tấm thép cacbon, tấm thép
kim không gỉ, bánh răng thép. Có
M01 1
loại thể được sử dụng để làm sạch
băng lớp oxit, bề mặt sơn tước sơn;
tia dầu tẩy rửa bề mặt, vết bẩn, Bụi
laser bẩn; loại bỏ lớp phủ bề mặt.

Máy cắt kim loại là các máy gia


công tạo hình; để tạo ra sản
Máy phẩm kim loại có các hình dạng
M02 1
cắt khác nhau. Bằng cách cắt gọt
loại bỏ phần thừa trên bề mặt
sản phẩm gia công cơ khí.

Máy dập là loại máy công


nghiệp được sử dụng để đục lỗ,
tạo hình, tán đinh, hoàn thiện
các loại vật liệu khác nhau. Các
Máy
M03 loại vật liệu cứng như thép tấm, 1
dập
inox, nhôm, zintec, thép cuộn
mạ kẽm, đồng, ... Với độ chính
xác cao, ổn định hoạt động an
toàn và rất đáng tin cậy.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Máy phay là loại máy công cụ


gia công cơ khí dùng để thực
hiện các nguyên phay. Máy sử
Máy dụng các loại dao phay để gia
M04 1
phay công phay trên nhiều dạng bề
mặt. Bên cạnh đó, máy phay
còn dùng để thực hiện khoan,
khoét, ...

Máy tạo rãnh ống hay còn gọi


là máy lăn rãnh ống, cán rãnh,
Máy
hay ép rãnh ống (Grooving
M05 tạo 1
Machine), có công dụng để tạo
rãnh
các rãnh cần thiết trên bánh
răng.

Máy tiện ren là một thiết bị


chuyên dùng trong ngành cơ
khí để cắt kim loại. Nguyên lý
Máy làm việc của thiết bị này là tạo
M06 tạo một loạt chuyển động tịnh tiến 1
ren kiểu vòng tròn xung quanh phôi
để cắt, tiện theo phương chạy
dọc hoặc chạy ngang để tạo ra
các đường ren.

Máy cán là loại máy móc được


sử dụng trong công nghiệp để
gia công kim loại bằng cách áp
Máy
M07 dụng lực nén lớn lên phôi kim 1
cán
loại, làm cho phôi kim loại biến
dạng theo hình dạng mong
muốn.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Máy tạo hình ống thép là một


Máy
loại thiết bị công nghiệp, được
định
sử dụng để định hình và uốn
M08 hình 1
nắn những thanh sắt, thép,
ống
thành các hình dạng nhất định
thép
theo mục đích và yêu cầu

Nhiệt kim loại có thể được


dùng để tăng cường vật liệu,
cũng có thể thay đổi một số
Lò tính chất cơ học như là cải thiện
M09 luyện khả năng định dạng, gia công… 1
nhiệt Nhiệt luyện kim thường được
dùng phổ biến trong sản xuất
như thép, nhôm và các vật liệu
kim loại khác.

Máy tiện là thiết bị cắt gọt kim


loại, được sử dụng để gia công
những chi tiết có bề mặt tròn
Máy như: Khối trụ, mặt nón, mặt ren
M10 1
tiện vít, mặt định hình… Thiết bị
hoạt động dựa vào chuyển động
xoay tròn của phôi và chuyển
động của dao.

Máy mài được sử dụng để mài


mòn, đánh bóng và cắt các vật
liệu như kim loại, gỗ và đá.
Máy
M11 Máy mài góc kết hợp với bàn 1
mài
chải sắt giúp làm sạch và mài
nhẵn các lớp gỉ sét hoặc sơn
bong tróc trên bề mặt kim loại.

Xi mạ kim loại được sử dụng


để tạo ra lớp phủ bảo vệ trên bề
mặt sản phẩm, giúp tăng độ bền
Bể và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
M12 1
mạ Lớp phủ bảo vệ này có thể giúp
bảo vệ sản phẩm trước các tác
động của môi trường bên ngoài
như ăn mòn, oxy hóa, ...

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Máy phun sơn công nghiệp là


giải pháp mới nhất, hiện đại
nhất. Được dùng để thay thế
Máy cho các phương pháp lăn sơn,
quét sơn thủ công. Máy có
M13 phun 1
động cơ chạy bằng khí nén.
sơn Nguyên lý hoạt động dựa trên
sự chênh lệch áp suất của các
luồng khí, tạo lực đẩy dung
dịch sơn ra khỏi béc phun.

Máy chuyên dùng đánh bóng


các chi tiết, bảng mã được làm
từ sắt, thép, Inox, nhôm đồng
Máy
thau…. Loại thiết bị đánh bóng
M14 đánh 1
kim loại này thường xuyên hoạt
bóng
động với tốc độ cao, vì vậy
đảm bảo các chi tiết sau khi
đánh bóng sẽ đạt yêu cầu.

Máy đo CMM (Coordinate


Measuring Machine) là một
Máy
thiết bị đo lường chính xác
đo
M15 được sử dụng để kiểm tra các 1
CM
các chi tiết cơ khí khác để đảm
M
bảo chúng đáp ứng các tiêu
chuẩn an toàn và chất lượng.

Dùng để kiểm tra chất lượng


Máy sản phẩm trên công nghệ gia
Đo công. Kim loại màu và kim loại
Độ màu, Thép cứng, thép cường
M16 1
Cứng lực, thép ủ, thép cứng, tấm có
Kim độ dày khác nhau, vật liệu
Loại cacbua, vật liệu luyện kim bột,
độ cứng và lớp phủ phun nhiệt.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Do mỗi sản phẩm sẽ có những đặc tính kỹ thuật khác nhau về hình dạng, kích
thước, cấu tạo, vì vậy dây chuyền sản xuất của mỗi sản phẩm sẽ có những máy móc
đặc thù khác nhau để phục vụ cho việc sản xuất. Chi tiết về các máy móc được sử
dụng trong dây chuyền sản xuất được trình bày trong bảng 3.9

Bảng 3.9 Dây chuyền sản xuất

STT Sản phẩm Quy trình công nghệ

01 Ốc vít M01 – M03 – M04 – M06 – M09 – M12 – M15 – M16

02 Bu lông M01 – M02 – M03 – M06 – M12 – M14 – M15 – M16

03 Puly M01 – M02 – M03 – M06 – M09 – M11 – M12 – M15 –M16

04 Bánh răng M01 – M07 – M05 – M11 – M14 – M15 –M16

05 Trục khuỷu M01 – M02 – M04 – M09 – M10 – M14 – M15 –M16

06 Ống thép M01 – M07 – M08 – M11 – M13 – M15 – M16

3.2.3 Thiết bị nâng chuyển trong quy trình

Bảng 3.10 Các thiết bị nâng chuyển trong quy trình sản xuất

Thiết bị
STT Công dụng Hình ảnh
nâng chuyển

Xe đẩy là một công cụ có


giá trị trong ngành cơ khí
và có thể giúp cải thiện
hiệu quả và năng suất.
01 Xe đẩy Chúng có thể giúp giảm
thiểu việc nâng vác thủ
công và có thể giúp vận
chuyển vật liệu một cách
an toàn và dễ dàng.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

3.3 Thiết kế & bố trí nhà xưởng hiện tại

Nhà xưởng của công ty hiện tại có kích thước 84m*60m với diện tích 5040m2
và có 16 máy móc thiết bị khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất. Mặt bằng và cách
bố trí máy móc của nhà xưởng được thể hiện trong hình 3.10

Hình 3.10 Mặt bằng hiện tại của nhà xưởng (tỷ lệ 1:1, đơn vị mét)

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Diện tích của các khu vực được thể hiện trong bảng 3.11

Bảng 3.11 Kí hiệu và diện tích của các khu vực trong nhà xưởng

STT Kí hiệu Khu vực Diện tích (m*m)

01 KHO NGUYEN LIEU Kho nguyên liệu 0.67*0.346

02 KHO THANH PHAM Kho thành phẩm 2.5*4.4

Máy làm sạch


03 M01 kim loại băng 0.67*0.346
tia laser

04 M02 Máy cắt 2.5*4.4

05 M03 Máy dập 5*2

06 M04 Máy phay 1.4*0.65

07 M05 Máy tạo rãnh 0.67*0.346

08 M06 Máy tạo ren 2*1,15

09 M07 Máy cán 6x1.4

Máy định hình


10 M08 2.910*1.290
ống thép

11 M09 Lò luyện nhiệt 0.85*0.9

12 M10 Máy tiện 5.6*2.1

13 M11 Máy mài 1.725*1.4

14 M12 Bể mạ 6.5*1.6

15 M13 Máy phun sơn 6.25*5.15

16 M14 Máy đánh bóng 0.65x0.475

17 M15 Máy đo CMM 3*1.8

Máy Đo Độ 0.525*0.24
18 M16
Cứng Kim Loại

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

3.4 Phân tích hiện trạng

3.4.1 Thu thập dữ liệu

3.4.1.1 Nhu cầu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm

Hiện nay công ty đang thực hiện sản xuất sản phẩm hình thức sản xuất theo đơn
đặt hàng (MTO), đề tài nghiên cứu dựa trên 3 đơn đặt hàng như sau:
Bảng 3.19 Nhu cầu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm

Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn
Thông tin hàng hàng hàng hàng hàng hàng hàng hàng hàng hàng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Ốc vít 400 500 550 400 500 600 0 450 600 0

Bu lông 500 500 400 400 0 700 450 0 500 450

Puly 0 500 550 600 650 0 600 500 400 0

Bánh
500 500 0 800 400 400 450 600 0 550
răng

Trục
500 400 650 0 400 450 0 450 450 500
khuỷu

Ống thép 60 70 70 70 50 90 60 70 50 60

Thời
điểm 13/6 13/6 13/6 13/6 13/6 13/6 13/6 13/6 13/6 13/6
nhận

Thời hạn
20/6 20/6 20/6 20/6 20/6 20/6 20/6 20/6 20/6 20/6
giao

Thời gian
hoàn 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7
thành

Đối với sản phẩm ốc vít, bánh răng, bu lông, puly và trục khuỷu sẽ nhận đơn
hàng với mỗi thùng là 50 chi tiết. Đối với ống thép tính theo đơn vị là (cái).

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

3.4.1.2 Dòng di chuyển và phương pháp nâng chuyển của từng sản phẩm

Bảng 3.20 Dòng di chuyển và phương pháp nâng chuyển của từng sản
phẩm

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

3.4.2 Phân tích hiện trạng

Hiện tại công ty vẫn sử dụng theo phương thức bố trí mặt bằng xưởng theo qui
trình. Kiểu bố trí này phù hợp với xưởng hiện tại do các máy móc có nhiều chức năng
được sử dụng và có thể thích ứng linh hoạt khi có sự thay đổi về số lượng và thiết kế
sản phẩm. Để xem xét mặt bằng có thực sự hiệu quả, cần trực quan hóa mặt bằng và
tính toán dòng di chuyển trong mặt bằng. Chi tiết được thể hiện trong hình 3.11 và
3.12

Hình 3.11 Dòng di chuyển trong mặt bằng hiện tại


Bảng 3.21 Kí kiệu dòng di chuyển của sản phẩm

Hình 3.12 Kết quả


chạy Proplanner
của mặt bằng hiện
tại
__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Qua phân tích cho thấy mặt bằng hiện tại vẫn chưa được tối ưu, tổng khoảng
cách di chuyển còn khá cao (39,808.18 m). Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí các máy
móc liên quan đến dây chuyền sản xuất của một số sản phẩm khá xa nhau dẫn đến gây
hao phí về nhiên liệu, thời gian và tài chính của công ty. Cụ thể là cách bố trí máy móc
của dây chuyển sản xuất ống thép còn khá xa dẫn đến khoảng cách di chuyển của sản
phẩm này là 20,720.4m. Do đó, việc tái bố trí mặt bằng cho nhà xưởng là điều cần
thiết để giảm khoảng cách di chuyển trong mặt bằng xưởng.

3.5 Giải pháp thiết kế & bố trí đề xuất

Sau quá trình tìm hiểu các quy trình sản xuất sản phẩm của công ty. Tiến hành
lập ma trận máy và sản phẩm như bảng 3.22

Bảng 3.22 Ma trận máy - sản phẩm


Ốc vít Bu lông Puly Bánh răng Trục khuỷu Ống thép
M01 1 1 1 1 1 1
M02 1 1 1
M03 1 1 1
M04 1 1
M05 1
M06 1 1 1
M07 1 1
M08 1

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

M09 1 1 1
M10 1 1
M11 1 1
M12 1 1 1
M13 1 1
M14 1 1
M15 1 1 1 1 1 1
M16 1 1 1 1 1 1

Vì quá trình sản xuất sản phẩm đều đi qua các công đoạn xử lý vật liệu và kiểm
tra chất lượng, theo yêu cầu máy thuộc công đoạn xử lý vật liệu phải nằm gần kho
nguyên liệu và máy móc của công đoạn kiểm tra chất lượng nằm gần kho thành phẩm.
Từ đó, loại bỏ các công đoạn trên và chia thành 2 ô ngăn và đặt theo vị trí yêu cầu.
Vì vậy, dưới đây là bảng ma trận máy và sản phẩm sau khi lược bỏ các máy
M01, M15, M16.

Bảng 3.23 Ma trận máy và sản phẩm sau khi lược bỏ các máy
Ốc vít Bu lông Puly Bánh răng Trục khuỷu Ống thép
M02 1 1 1
M03 1 1 1
M04 1 1
M05 1
M06 1 1 1
M07 1 1
M08 1
M09 1 1 1
M10 1 1
M11 1 1

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

M12 1 1 1
M13 1 1
M14 1 1

3.5.1 Giải thuật nhóm trực tiếp

Sau khi lập ma trận máy và sản phẩm ở bảng 3.23, tiến hành tính tổng giá trị
hàng và cột của ma trận máy và sản phẩm. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.24
Bảng 3.24 Tổng hàng và cột của ma trận máy và sản phẩm
Ốc vít Bu lông Puly Bánh răng Trục khuỷu Ống thép
M02 1 1 1 3
M03 1 1 1 3
M04 1 1 2
M05 1 1
M06 1 1 1 3
M07 1 1 2
M08 1 1
M09 1 1 1 3
M10 1 1 2
M11 1 1 2
M12 1 1 1 3
M13 1 1 2
M14 1 1 2
5 5 6 4 5 4

Sau đó bắt đầu sắp xếp các hàng theo thứ tự giảm dần và các cột theo thứ tự
tăng dần. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.25
Bảng 3.25 Sắp xếp các hàng theo thứ tự giảm dần và các cột theo thứ tự tăng dần.
Bánh răng Ống thép Ốc vít Bu lông Trục khuỷu Puly
M02 1 1 1 3
M03 1 1 1 3
M06 1 1 1 3
M09 1 1 1 3
M12 1 1 1 3
M04 1 1 2
M07 1 1 2
M10 1 1 2
M11 1 1 2
__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

M13 1 1 2
M14 1 1 2
M05 1 1
M08 1 1
4 4 5 5 5 6

Sau khi sắp xếp các hàng theo thứ tự giảm dần và các cột theo thứ tự tăng dần.
Tiến hành sắp xếp các cột (theo hàng đầu tiên, 1 sẽ dồn sang trái; kế đến hàng thứ 2,
hàng thứ 3...) và sắp xếp theo các hàng (trong cột đầu tiên, 1 sẽ dồn lên trên; kế đến
cột thứ 2, cột thứ 3...). Kết quả được trình bày trong bảng 3.26
Bảng 3.26 Ma trận sau khi sắp xếp
Puly Bu lông Trục khuỷu Ốc vít Bánh răng Ống thép
M02 1 1 1 3
M03 1 1 1 3
M06 1 1 1 3
M09 1 1 1 3
M12 1 1 1 3
M10 1 1 2
M14 1 1 2
M04 1 1 2
M07 1 1 2
M11 1 1 2
M13 1 1 2
M05 1 1
M08 1 1
6 5 5 5 4 4

Từ bảng 3.26, tiến hành thiết lập các ô ngăn như bảng sau:

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Bảng 3.27 Thiết lập các ô ngăn

Từ kết quả ma trận máy và sản phẩm được giải bằng giải thuật nhóm trực tiếp
chúng tôi chia thành các ô ngăn sau:
Bảng 3.28 Các ô ngăn của giải thuật nhóm trực tiếp

Ô ngăn Ô ngăn 1 Ô ngăn 2 Ô ngăn 3 Ô ngăn 4

M02 – M03 –
M07 – M11 –
M06 – M09 –
Máy M01 M13 – M05 – M15 – M16
M12 – M10 –
M08
M14 – M04

Từ những kết quả thiết lập các ô ngăn ở trên chúng tôi vẽ được mặt bằng của
giải thuật nhóm trực tiếp.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Hình 3.12 Mặt bằng được bố trí theo giải thuật DCA

Hình 3.13 Kết quả chạy Proplanner của mặt bằng theo giải thuật DCA

3.5.2 Giải thuật theo trọng số nhị phân

Sau khi lập ma trận máy và sản phẩm ở bảng 3.23, bắt đầu gán trọng số nhị
phân 2n cho mỗi cột của ma trận bắt đầu từ cuối ma trận và tính trọng số thập phân
cho mỗi hàng bằng cách nhân các giá trị của ô (giá trị 1 nếu chi tiết đi qua) với trọng
số của cột tương ứng, sau đó tính tổng trọng số cho hàng. Sau đó sắp xếp lại các hàng
theo thứ tự giảm dần của DE. Kết quả được trình bày trong bảng 3.29

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Bảng 3.29 Sắp xếp lại các hàng theo thứ tự giảm dần của DE

Ốc vít Bu lông Puly Bánh răng Trục khuỷu Ống thép DE


M03 1 1 1 56
M06 1 1 1 56
M12 1 1 1 56
M09 1 1 1 42
M04 1 1 34
M02 1 1 1 26
M14 1 1 18
M10 1 1 10
M07 1 1 5
M11 1 1 5
M13 1 1 5
M05 1 4
M08 1 1
32 16 8 4 2 1

Tiếp thep tiến hành gán trọng số cho mỗi hàng và tính DE cho mỗi cột. Sau đó
sắp xếp các cột thấp dần từ trái sang phải, tiếp tục cho đến khi không còn sự thay đổi
nào.Kết quả được trình bày trong bảng 3.30

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Bảng 3.30 Ma trận theo giải thuật trọng số nhị phân


Ốc vít Puly Bu lông Trục khuỷu Bánh răng Ống thép DE
M03 1 1 1 56
M06 1 1 1 56
M12 1 1 1 56
M09 1 1 1 52
M04 1 1 36
M02 1 1 1 28
M10 1 1 20
M14 1 1 12
M07 1 1 3
M11 1 1 3
M13 1 1 3
M05 1 2
M08 1 1
DE 7936 7872 7328 992 30 29

Từ bảng 3.30, tiến hành thiết lập các ô ngăn như bảng sau:
Bảng 3.31 Thiết lập ô ngăn theo giải thuật trọng số nhị phân

Từ kết quả ma trận máy và sản phẩm được giải bằng giải thuật trọng số nhị
phân, tiến hành chia thành các ô ngăn sau:
__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Bảng 3.32 Ô ngăn các máy của ma trận giải thuật trọng số nhị phân

Ô ngăn Ô ngăn 1 Ô ngăn 2 Ô ngăn 3 Ô ngăn 4

M03 – M06 –
M07 – M11 –
M12 – M09 –
Máy M01 M13 – M05 – M15 – M16
M04 – M02 –
M08
M10 – M14

Từ những kết quả thiết lập các ô ngăn ở trên chúng tôi vẽ được mặt bằng của
giải thuật trọng số nhị phân

Hình 3.14 Mặt bằng được bố trí theo giải thuật ROC

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Hình 3.15 Kết quả chạy Proplanner của mặt bằng theo giải thuật ROC
3.5.3 Giải thuật chỉ định nhóm

Sau khi lập ma trận máy và sản phẩm ở bảng 3.23, tiến hành kẻ ngang hàng
M02, trong đường ngang đó kẻ đường thẳng đứng qua các cột có chứa số 1.Tiếp theo,
trong các cột đó, kẻ các đường ngang nếu chứa số 1, lặp lại cho đến khi tất cả số 1 mà
hàng hay cột đi qua đều được kẻ. Sau đó, tất cả các máy và chi tiết thuộc các cột và
hàng được nhóm lại trong 1 ô. Kết quả của lần nhóm đầu tiên được thể hiện trong bảng
3.33
Bảng 3.33 Ma trận sau khi kẻ các đường ngang và đường thẳng lần đầu

Từ bảng 3.33, xác định được máy M02, M03, M04, M06, M09, M10, M12,
M14 được nhóm vào một ô ngăn. Tiếp theo tiếp tục tiến hành giải thuật cho đến khi
tất cả các máy và chi tiết đều được nhóm.
Bảng 3.34 Ma trận sau khi kẻ các đường ngang và đường thẳng lần hai

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Từ kết quả ma trận máy và sản phẩm được giải bằng giải thuật chỉ định nhóm,
tiến hành chia thành các ô ngăn sau:

Bảng 3.35 Ô ngăn các máy của ma trận theo giải thuật chỉ định nhóm

Ô ngăn Ô ngăn 1 Ô ngăn 2 Ô ngăn 3 Ô ngăn 4

M02 – M03 –
M05 – M07 –
M04 – M06 –
Máy M01 M08 – M13 – M15 – M16
M09 – M10 –
M11
M12 – M14

Hình 3.16 Mặt bằng được bố trí theo giải thuật CIA

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

Hình 3.17 Kết quả chạy Proplanner của mặt bằng theo giải thuật CIA

3.5.4 Đánh giá phương án

Bảng 3.36 Kết quả của mặt bằng hiện tại và sau khi sử dụng 3 giải thuật

Hiện tại DCA ROC CIA

Tổng khoảng cách


39,805.18 39,330.52 34,194.66 38,927.66
(m)

Từ kết quả bảng 3.36 trên cho thấy rằng cả 3 giải thuật đều cho kết quả tối ưu
hơn so với mặt bằng hiện tại:
- Đối với giải thuật DCA cho ra kết quả tổng khoảng cách là 39,330.52m giảm
474,66m so với mặt bằng hiện tại. Khoảng cách các máy vẫn còn khá xa nhau
cụ thể các máy trong quy trình sản xuất ống thép. Dẫn tới khoảng cách di
chuyển trong quy trình sản xuất của liên quan tới các máy trên còn khá cao.
- Đối với giải thuật CIA, cho ra tổng khoảng cách là 38,927.66m giảm 887,52m
so với mặt bằng hiện tại. Mặc dù khoảng cách giữa các máy móc đã được rút
ngắn hơn so với mặt bằng ban đầu tuy nhiên lại chưa cho ra kết quả tối ứu, dẫn
đến hệ thống thiếu tính linh hoạt trong quá trình sản xuất.
- Giải thuật ROC, dòng di chuyển giữa các máy trong mặt bằng được xếp gần
nhau khá tương đối. cho ra khoảng cách các máy được rút ngắn hơn 2 giải thuật
còn lại, kết quả tổng khoảng cách thấp nhất là 34,194.66m giảm 5.610,52 so với
mặt bằng hiện tại.
Từ đó, đề xuất cải tiến mặt bằng theo giải thuật ROC tại Công ty TNHH sản xuất
thương mại Thành Tiến.

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108
Đồ án Mô hình hóa và mô phỏng HTCN CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi
_______________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Minh Phú B2109780
Huỳnh Đăng Khoa B2107108

You might also like