Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về giải phóng dân tộc không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là cơn
sóng lớn, là ngọn đèn soi sáng cho cách mạng Việt Nam. Người không chỉ
là một nhà lãnh đạo tài ba mà còn là một triết gia, một nhà ngoại giao với
tầm nhìn xa trông rộng. Và trong bài thuyết trình này, chúng ta sẽ lần lượt
tìm hiểu về các luận điểm cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? Phân tích
quan điểm của Hồ Chí Minh về phương diện tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc? Vì sao Hồ Chí Minh lại nói: Chiến tranh chỉ là giải pháp
cuối cùng? Liên hệ tới thực tiễn cách mạng Việt Nam

Khái quát về Cách mạng giải phóng dân tộc ( Nguyễn Thị Khánh Linh 22) [a]

Cách mạng giải phóng dân tộc là quá trình đấu tranh chính trị và xã hội nhằm
giải phóng một dân tộc khỏi sự chiếm đóng, thống trị, hoặc áp bức từ bên
ngoài. Đây thường là sự đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân hoặc đế
quốc để giành lại độc lập và chủ quyền cho dân tộc.

Ví dụ (Một số cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc tiêu biểu): Cuộc cách mạng
tháng Tám (1945) ở Việt Nam, Phong trào đấu tranh giành độc lập của các
nước châu Phi khỏi ách thực dân (1945-1975), và Phong trào giải phóng ở Mỹ
Latinh (1953-1979).
Mục đích của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam:
 Đánh đổ hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
 Giành độc lập dân tộc
 Thiết lập một chính quyền mới do nhân dân làm chủ

Vấn đề 1: Các luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc[c]

Phân tích vấn đề 1


- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
Cách mạng vô sản
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị, nhân dân ta
đã sớm nhận thức và hành động đáp trả lại. Hàng loạt những phong trào đấu
tranh yêu nước đã nổ ra nhưng không thành công, sự thất bại của những phong
trào yêu nước trong thời kỳ này thể hiện sự khủng hoảng, bế tắc về giai cấp
lãnh đạo và đường lối cách mạng.
Vượt qua tầm nhìn của các bậc tiền bối lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh muốn
tìm kiếm con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở P.Tây. Nhưng qua tìm hiểu
thực tế, Người quyết định không chọn con đường CMTS vì cho rằng đó là
những cuộc cách mạng “không triệt để”, “chưa đến nơi”.
Năm 1917, CMT10 Nga thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và
tư tưởng HCM trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản, như

1
sau này Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đây là con đường cách
mạng triệt để nhất, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế
phát triển của thời đại.
- Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng
lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Về tầm quan trọng của tổ chức đảng đối với cách mạng, chủ nghĩa Mác -
Lênin chỉ rõ: Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình. Giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính
đảng, đảng đó phải thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng,
huấn luyện quần chúng và đưa quần chúng ra đấu tranh. Hồ Chí Minh đã tiếp
thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và rất chú trọng đến việc thành lập Đảng
Cộng sản, Người còn khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng
giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
Trong hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa - phong kiến, Hồ Chí
Minh cho rằng, Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân
vừa là đội tiên phong của nhân dân lao động, kiên quyết nhất, hăng hái nhất,
trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc. Đó còn là Đảng của cả dân
tộc Việt Nam.
Các tổ chức cách mạng kiểu cũ không thể đưa cách mạng giải phóng
dân tộc đi đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một
phương pháp cách mạng khoa học, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng.
HCM đã khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có
đường cách mệnh”
=> Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa bổ sung, phát
triển lý luận mác xít về đảng cộng sản. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã
chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng
đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ
sở liên minh công nông.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc
Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Theo tư tưởng HCM, đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược lâu dài, nhất quán
xuyên suốt cách mạng Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, nhiệm
vụ hàng đầu cách mạng Việt Nam. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng
tạo vô tận của quần chúng là then chốt đảm bảo thắng lợi.
Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, HCM
chủ trương phát động chiến tranh nhân dân. Kháng chiến toàn dân gắn với
kháng chiến toàn diện. Lực lượng toàn dân là điều kiện để đấu tranh toàn diện
với kẻ thù đế quốc, giải phóng dân tộc.

=> Lực lượng góp thành sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc là toàn
dân, trong đó lấy liên minh công - nông làm nền tảng được tập hợp trong
một Mặt trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước Cách mạng vô sản ở chính quốc.
Đây là luận điểm độc đáo, sáng tạo nhất, mang giá trị lý luận và thực tiễn to
lớn.
+ Do chưa đánh giá hết tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng thuộc địa
nên Quốc tế Cộng sản có lúc xem nhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa, cho
rằng cách mạng thuộc địa phải phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc
=> giảm tính chủ động, sáng tạo của nhân dân các nước thuộc địa.
+ Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa
cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc - mối quan hệ bình
đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau.
Hồ Chí Minh đã dựa vào hai cơ sở để đưa ra luận điểm:
+ Thuộc địa có vị trí, vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của chủ
nghĩa đế quốc.
+ Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa,
mà theo Hồ Chí Minh nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng
khổng lồ”khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng.
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo
lực cách mạng
Dựa trên cơ sở quan điểm về bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực
tiễn cách mạng Việt Nam.
Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, Hồ Chí
Minh đã thấy rõ sự thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng. Người viết: “Trong
cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo
lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và
bảo vệ chính quyền”
Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa,
đàn áp dã man các phong trào yêu nước. "Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã
là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi". Chưa đánh bại
được lực lượng và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi
hoàn toàn. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con
đường cách mạng bạo lực.
Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang
giữ vị trí quyết định nhưng không tách biệt với đấu tranh chính trị.
Từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, HCM
luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu nhất. Người tìm
mọi cách để ngăn xung đột vũ trang, giải quyết bằng hòa bình, chủ động đàm
phán, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc. Việc tiến hành chiến tranh
chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng.

You might also like