Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

*** Môn: Ngữ văn 9


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
ĐỀ SỐ 14 (Đề thi gồm: 01 trang

Phần 1: Đọc- hiểu. (3 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình
hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và
Authur cũng là một người có trí óc thông minh không kém, chỉ cần 30 phút để giải ô chữ của tờ
NewYork, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn
hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ Authur đang là tài xế của
Jonathan. Điều đó giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn
Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải
thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại ?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford.
Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào
một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: Có thể ăn kẹo ngay
lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi.
Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn.
Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi
sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ
đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn
thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những
mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt” trên
đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình
đang có thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.(…) Có thể nói, cuộc đời
như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó
là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Trích Không theo lối mòn - Joachim de Posada & Ellen Singer, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 2016, tr. 03)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt cơ bản giữa thành công và thất bại là gì?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý kiến “những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng
thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo”?
Câu 4. Theo em qua đoạn trích tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?
Phần II: Tự luận.
Câu 1: (2 điểm)
Từ đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa thành công và thất bại.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những người lính lái xe trong đoạn thơ sau
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo


Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi


Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

---------------------------Hết----------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
*** ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: Ngữ văn 9

Phần Câu Nội dung Điểm


Phần 1 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
(3đ) Theo tác giả điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất 0.5
bại là: Khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời, kiềm
chế được những cám dỗ trên đường đời.

2
- Ý kiến “những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã 0.5
trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn
ngay viên kẹo” có ý nghĩa như sau:
+ Kiên trì chờ đợi: Là sự bình tĩnh, nhẫn nại trong mọi hoàn
3 cảnh.
+ Phần thưởng: kết quả tốt đẹp đạt được 0.5
+ Viên kẹo ngọt: tượng trưng cho những món lợi trước mắt có
sức cám dỗ rất lớn trong cuộc đời mỗi người.
- Có thể hiểu ý kiến như sau: Những người biết kiên nhẫn chờ
đợi sẽ có được những kết quả tốt đẹp hơn là những người nôn
nóng.
- Qua đoạn trích tác giả đã đem đến cho người đọc những 1
thông điệp có ý nghĩa:
+ Cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải
tỉnh táo, kiềm chế để vươn tới thành công.
4 + Con người cần có thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở
ngại để vươn tới thành công.
-Đây là những thông điệp có ý nghĩa vì khi chúng ta hiểu được
những thông điệp này ta sẽ biết cách ứng xử trước mọi hoàn
cảnh của cuộc sống hàng ngày.
- Những thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mỗi
người mà còn có ý nghĩa với cả cộng đồng và xã hội

Phần 2 1 1.Yêu cầu về hình thức: 0.25


Làm - Là đoạn văn
văn - Kiểu bài nghị luận xã hội: luận điểm đúng đắn, sáng tỏ lập
luận chặt chẽ, kết cấu mạch lạc
- Trình bày sách sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
*Mở đoạn: môi quan hệ giữa thành công và thất bại
*Thân đoạn:
- Giải thích: “Thành công” là khi ta đạt được những điều 0.25
mà mình mong muốn còn “ thất bại” thì ngược lại.
- Mối quan hệ giữa thất bại và thành công: Thật bại chính là
“mẹ” của thành công 1
+ Bởi con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng
bằng phẳng, xuôi chèo mát mái, thất bại là điều khó tránh
khỏi bởi những trở ngại do chủ quan, khách quan gây nên.
Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại, xem đó là cơ
hội để ta rèn luyện ý chí, bản lĩnh, nghị lực vươn lên: “ Ai
chiến thắng mà không hề chiến bại”. “Ai nên khôn mà chẳng 0.25
dại đôi lần”.
+ Hơn nữa, sau mỗi lần thất bại chúng ta sẽ rút ra được
những kinh nghiệm, những bài học xương máu để không
bao giờ mắc phải trong những lần sau.
+ Gục ngã, buông xuôi trước thất bại là kẻ yếu mềm thiếu ý
chí, không chiến thắng được bản thân thì không thể thành
công trong công việc. Vì vậy, trong cuộc sống con người cần
phải có ý chí, niềm tin, nghị lực. Đó chính là nền tảng dẫn
đến thành công. Thiếu niềm tin, nghị lực cuộc sống sẽ mất hết
ý nghĩa.
- Dẫn chứng: - 1959, môtô Honda của Nhật thâm nhập thị
trường Mĩ và thất bại nặng nề. Honda đã rút ra một bài học đắt
giá: không thể đưa một sản phẩm vào thị trường mà không
nghiên cứu đặc điểm thị trường nơi đó. Từ thất bại này, qua
nghiên cứu, Honda đã đưa sản phẩm xe máy phân khối lớn
sang thị trường Mĩ ( nơi này đường sá thẳng tắp, có nhiều làn
đường…) và cuối cùng Honda đã thành công trong việc mở
rộng thị trường ở Mĩ.
*Kết đoạn: 0.25
- Khẳng định lại mối quan hệ giữa thất bại và thành công
- Bài học: Vì vậy, để đạt được sự thành công cần có ý thức rèn
luyện, đứng lên từ những thất bại, rút kinh nghiệm cho bản
thân, có nghị lực, niềm tin, sự say mê trong công việc.
Liên hệ: Là học sinh, để đạt được sự thành công, chúng ta sẽ
phải đối mặt với thất bại như bị điểm kém, bị thầy cô phê bình,
cha mẹ không hài lòng, bị thi trượt. Vậy nên, xin chớ lo sợ thất
bại bởi sau mỗi thất bại chúng ta sẽ rút ra một bài học bổ ích để
đến với thành công. 0.25

3 1. Yêu cầu kĩ năng:


- Trình bày thành một bài nghị luận (nghị luận văn học) bố cục
ba phần, có hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc, liên kết chặt
chẽ.
- Văn viết viết giàu cảm xúc, ngôn từ trong sáng
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần đảm bảo các ý sau:
A.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm nhận khái quát về vẻ
đẹp của người lính lái xe trong đoạn thơ – những chàng
trai có tinh thần lạc quan, yêu đời, có thái độ bất chấp khó
khăn gian khổ và tình đồng đội đồng chí keo sơn gắn bó
- Trích tắt đoạn thơ
B.Thân bài:
1. Khái quát và dẫn vào đoạn thơ
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được
sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ
đang diễn ra rất gay go, ác liệt. - Năm 1964 sau khi tốt nghiệp
trường Đại học sư phạm Hà Nội, Phạm Tiến Duật gia nhập
quân ngũ và làm việc trực tiếp trên tuyến lửa Trường Sơn. Ở
đây ông đã chứng kiến sự khốc liệt của cuộc chiến mà đế quốc
Mĩ đã gây ra đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của những người
lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Và đó cũng
chính là nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ này.
- Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành hồi
kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt
Nam thời kì chống Mĩ.
- Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà
thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái
xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn
gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước
thiết tha…
- Sức hấp dẫn của bài thơ được tạo nên bởi giọng điệu trẻ
trung, sôi nổi và bởi chính vẻ đẹp của người lính lái xe trên
tuyến lửa Trường Sơn.
- Ở hai khổ thơ đầu, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh
và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, lời thơ đã giúp người đọc
cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh thông qua
hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên
ngang, bản lĩnh vững vàng của người lihns lái xe trên tuyến
đường Trường Sơn lịch sử. Và vẻ đẹp của họ tiếp tục đượng
Phạm Tiến Duật ca ngợi ở bốn khổ thơ tiếp.
2.Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua đoạn thơ
* Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời và thái độ bất
chấp khó khan, gian khổ:

Không có kính, ừ thì có bụi,


...
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

+ Mặc dù luôn phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, thử
thách, hiểm nguy, thế nhưng người lính vẫn luôn tràn đầy tinh
thần lạc quan để vượt lên trên tất cả, chiến đấu và chiến thắng
kẻ thù xâm lược.
+ Hai phép so sánh liên tiếp “Bụi phun tóc trắng như người
già” và “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” đã tái hiện một
cách chân thực sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cũng chính là
những gian khổ, khó khăn mà người lính phải trải qua khi lái
những chiếc xe không kính.
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ với cấu trúc “không có kính ừ
thì... Chưa cần ...” được lặp lại ở hai khổ thơ đã đem đến cho
đoạn thơ giọng điệu ngang tàn, giàu thách thức.
+ Những câu thơ tả thực, những cái “ừ” bất chấp nhưng không
hề lộ ra là cẩu thả, luộm thuộm mà gợi lên nét ngang tàn,
không hề run sợ của những người lính lái xe.
=>Giọng thơ đã thể hiện trọn vẹn thái độ bất chấp khó
khăn, coi thường hiểm nguy của người lính lái xe.
+ Nhưng đặc biệt nhất trong khổ thơ này có lẽ là tiếng “cười
ha ha” của họ. Đó là tiếng cười sảng khoái cho thấy họ không
hề bận tâm trước những gian khổ, khó khăn
=> Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng
cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe
chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang
tàng, rất lính.

2.3. Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.

“Những chiếc xe từ trong bom rơi


Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
+ Sau những chặng đường đầy gian khổ, đầy mất mát hy sinh,
họ đã cùng nhau họp thành tiểu đội xe không kính và trao cho
nhau những cái bắt tay thắm tình đồng đội.
+ Hình ảnh "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" là một hình ảnh
thơ độc đáo và giàu sức gợi.
+ Cái bắt tay ấy vừa thể hiện sự đồng cảm từ tận sâu trái tim,
tấm lòng của những người lính dành cho nhau, vừa là những
lời động viên ngắn ngủi mà chân thành, ấm áp và đồng thời, đó
là còn sự chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn,
gian khổ mà họ đã trải qua. Đó là cái bắt tay của tình yêu
thương và sự thấu hiểu.
+ Khi họ bắt tay nhau là họ đã truyền cho nhau niềm tin, sức
mạnh để họ có thể kiên cường bước tiếp với lí tưởng tuyệt đẹp
của mình.
+ Và trong những phút giây trú quân ngắn ngủi, bữa cơm dã
chiến đã làm cho những người lính xích lại gần nhau thêm nữa:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh trên đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh”.
+ Với những người lính, thì chỉ cần ăn chung một bữa cơm
trong những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi họ đã trở thành một gia
đình. Đây là một cách định nghĩa về gia đình thật tếu táo, đậm
chất lính nhưng cũng thật tình cảm của Phạm Tiến Duật.
+ Những phút nghỉ ngơi trong chốc lát, những bữa cơm quây
quần cạnh nhau diễn ra thật vội vã đã kéo những người lính
xích lại gần nhau thêm, để họ thêm gần gũi, thêm yêu mến
nhau.
=> Tình đồng chí cũng được hình thành từ những điều thật
nhỏ bé ấy.
+ Từ nơi chiến trường ác liệt, họ đã làm thành một gia đình,
tạm nghỉ bên nhau, và quây quần trong bữa cơm hội ngộ để rồi
sau đó họ tiếp tục lên đường.

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy


Lại đi lại đi trời xanh thêm”.
+ Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3, như nhịp hành quân, như niềm lạc
quan tin tưởng của người lính lái xe trên đường ra trận.
+ Từ “chông chênh” gợi lên tư thế của người lính, họ vừa đi
vừa có người ngủ trên xe, vừa có người chạy xe để xe được
chạy liên tục.
+ Câu thơ cuối “Lại đi lại đi trời xanh thêm” như một lời thúc
giục.
+ Điệp từ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” khẳng định
những người lính sẽ không ngừng tiến tới, không ngừng ra đi
vì bầu trời bình yên phía trước, vì viễn cảnh tươi đẹp, rạng
ngời hơn.
=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp
các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc thân yêu.

3. Đánh giá
- Hình ảnh người lính lái xe không kính đã được nhà thơ Phạm
Tiến Duật khắc họa bằng chất liệu hiện thực sống động của
cuộc sống chiến trường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ tự nhiên,
khỏe khoắn, mang cái ngang tàng của những người trẻ.
- Chọn hình ảnh những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật
đã xây dựng thành một hình tượng điển hình nhằm phản ánh
hiện thực chiến tranh khốc liệt và ca ngợi tinh thần, ý chí của
người lính Trường Sơn. Đặc biệt tác giả đã khắc họa thành
công chân dung người lính lái xe với nhiều phẩm chất cao quý.
Đó là tinh thần lạc quan yêu đời, là thái độ bất chấp khó khăn
gian khổ và tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó.
- Với những phẩm chất cao đẹp ấy, người lính lái xe trong đọan
thơ đã trở thành biểu tượng đẹp cho tuổi trẻ Việt Nam thời
chống Mĩ.
- Từ hình ảnh người lính trong bài thơ ta liên tưởng đến hình
ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”của Chính Hữu. Họ là
kết tinh cao độ tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng trong hai
cuộc kháng chiến. Họ sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc, là
những người con anh hùng của Tổ Quốc, sẽ mãi là “Thạch
Sanh của thế kỉ XX” (Tố Hữu)

C Kết bài:
- Nhận xét chung về đoạn trích
- Đoạn trích khơi gợi tình cảm gì
- Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích

You might also like