Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

TẠO Môn: Ngữ văn 9


ĐỀ SỐ 15 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao
đề
(Đề thi gồm: 01 trang)

I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi
e sông. Xưa nay những đấng anh hừng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi,
cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong
cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan
hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường
cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những thiếu niên con nhà kiều dưỡng (con
nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không
dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân,
cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn (có văn
hoá); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của
cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.
(Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
2005)

Câu 1: Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Em hiểu “cái gan mạo hiểm” ở những đấng anh hùng nghĩa là gì? Vì sao đó lại
là yếu tố cốt lõi khiến họ làm nên những việc “không ai làm nổi”?
Câu 4: Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân.
II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm) Qua đoạn trích ở phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
những khó khăn thử thách trong cuộc sống
Câu 2 (5.0 điểm) “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã tái hiện
một cách đầy đủ và trọn vẹn sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh chống Mĩ
đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”
Từ những cảm nhận của em về hai khổ thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên:

“Không có kính không phải vì xe không có kính


Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Và:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe,thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe cómột trái tim”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập I, NXBGD)

-----------------HẾT------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH

Môn: Ngữ văn 9

Phần Câu Nội dung Điểm


Phương thức biểu dạt chính: Nghị luận 0,5
1
Nội dung chính của đoạn trích:
2
– Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám
0,25
đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để
làm nên những việc lớn lao, phi thường.
I. Đọc
hiểu – Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của
những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản 0,25
thân và cộng đồng.

– “Cái gan mạo hiểm” ở những đấng anh hùng chính là 0,25
3 lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, không sợ đối mặt với 0,25
gian nan, thử thách; dám vươn tới những khát vọng, hoài
bão lớn lao…
0,25
– Đó là yếu tố cốt lõi khiến những người anh hùng “làm 0.25
nên những việc không ai làm nổi” vì nó mang đến cho họ
nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Tinh thần “dám nghĩ,
dám làm” là động lực thôi thúc họ, hun đúc lòng can đảm
và sự kiên trì; tôi rèn ý chí, quyết tâm…

- Bài học rút ra từ đoạn trích: 1,0


4
+ Chúng ta cần hiểu rằng khó khăn thử thách là điều
không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
+ Gặp khó khăn, thử thách chúng ta cần mạnh mẽ vượt
qua, đừng sờn lòng, nản chí
-Đây là những bài học quý giá vì chỉ khi vượt qua những
khó khăn thử thách ta mới có thêm bản lĩnh, có thể
trưởng thành và thành công được.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề: Vai trò của gia đình trong cuộc
sống của mỗi chúng ta.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các
thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
* Mở đoạn: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của 0.25
khó khăn thử thách trong hành trình để một con người
trưởng thành.
*Thân đoạn: 1.0
- Giải thích: Khó khăn thử thách: là những điều không
mong muốn mà mỗi chúng ta đều sẽ gặp phải trên hành
trình trưởng thành.
- Ý nghĩa của những khó khăn thử thách trong hành
trình trưởng thành của con người:
+ Khó khăn, thử thách tôi luyện ý chí của con người.
+ Khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện được sự
kiên nhẫn, bản lĩnh vượt qua trở ngại.
+ Khó khăn thử thách giúp con người bước ra khỏi vùng
an toàn, dám đối diện với chông gai của cuộc đời.
+ Khó khăn thử thách giúp con người tích lũy thêm được
nhiều kinh n ghiệm sống, những bài học quý giá trên
hành trình trưởng thành.
+ Dẫn chứng: Nick vujicic: Những khó khăn không làm
0.25
anh nản chí mà chính nó lại khiến anh kiên cường hơn.
*Kết đoạn: 0.25
-Khẳng định lại: Nếu không có sự cố gắng, tìm ra
những bài học thì khó khăn thử thách sẽ trở thành những
tảng đá ngáng chân chúng ta.
- Bài học: Khi gặp khó khăn thử thách không nản chí mà
luôn tìm tòi, học hỏi từ những khó khăn ấy thì nhất định
sẽ đạt được thành công.
.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0.25
vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học: có 0.25
đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu
được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ
các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị
luận
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích cảm nhận
giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể
hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác
lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn nhận 0.25
định và trích thơ
II. Thân bài:
0.5
1. Khái quát và dẫn vào đoạn thơ
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
được sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến
chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. - Năm 1964
sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Hà Nội,
Phạm Tiến Duật gia nhập quân ngũ và làm việc trực tiếp
trên tuyến lửa Trường Sơn. Ở đây ông đã chứng kiến sự
khốc liệt của cuộc chiến mà đế quốc Mĩ đã gây ra đồng
thời cảm nhận được vẻ đẹp của những người lính lái xe
trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Và đó cũng chính
là nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ này. 1.0
- Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành
hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của
tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ.
- Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để
nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người
chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp
mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó,
tình yêu đất nước thiết tha…
- Sức hấp dẫn của bài thơ được tạo nên bởi giọng điệu trẻ
trung, sôi nổi và bởi chính vẻ đẹp của người lính lái xe
trên tuyến lửa Trường Sơn.
2.Chứng minh nhận định
2.1. Sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh
chống Mĩ.
Không có kính không phải vì xe không
có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

+ Xe không kính là một hình ảnh quen thuộc, thường


thấy ở tuyến lửa Trường Sơn trong những năm tháng
kháng chiến chống Mĩ. Nhưng trong thơ ca thì có lẽ đây
là lần đầu hình ảnh ấy xuất hiện.
+ Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ với các từ phủ định
“không” được lặp lại nhiều lần, Phạm Tiến Duật như
muốn nói rằng xe không kính không phải do cấu tạo
ban đầu của nó.
+ Với các động từ mạnh “giật, rung” lời thơ đã cho ta
nhận ra rằng chính bom đạn của chiến tranh đã tàn
phá khiến cho những chiếc xe vận tải vốn nguyên vẹn,
lành lặn giờ đây trở thành không kính. 1.0
- Không chỉ không kính, những chiếc xe vận tải còn
bị hư hỏng nhiều bộ phận khác:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe,thùng xe có xước

+ Điệp ngữ “không có” đã làm nên âm điệu nhanh,


mạnh, khỏe khoắn, dồn dập cho cả đoạn thơ.
+ Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật điệp ngữ với
điệp từ “không có ….” được nhắc lại nhiều lần để làm
nổi bật sự hư hại, thiếu thốn của những chiếc xe vận tải.
+ Xe không chỉ “không có kính”, mà còn “không có
đèn”, “không có mui xe”, chiếc xe đã trở lên hỏng hóc,
méo mó và biến dạng như một thứ đồ phế thải. => Hình
ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong
chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét
tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát
hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng
độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.
=>Và từ hình ảnh ấy, tác giả đã tạo ấn tượng cho người
đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh
khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người
lính phải trải qua.
2.2. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh
* Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung, đường
hoàng, tự tin.

“Ung dung buồng lái ta ngồi


Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng”.

- Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đảo ngữ với việc đưa từ
láy “ung dung” lên đầu câu để nhấn mạnh sự bình
thản, điềm nhiên đến kì lạ của những người lính. 0.5
- Lái xe không kính giữa nơi được mệnh danh là “túi
bom của địch” mà dường như trong họ không hề có một
chút sợ hãi nào.
- Họ cứ ung dung mà “Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng”.
+ “Nhìn đất” là để tránh những hố bom, “nhìn trời” là để
tránh máy bay của địch.
+ Đặc biệt là cái “nhìn thẳng” của những người lính bộ
đội cụ Hồ. Đó có thể là cái “nhìn thẳng” vào con đường
phía trước để xác định đường đi, nhìn thẳng về miền
Nam để có thêm sức mạnh. Nhưng đó cũng có thể là cái
nhìn trực diện vào những khó khăn gian khổ mà họ đang
phải trải qua, đang phải đối mặt.
+ Phép điệp ngữ với điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba
lần đã diễn tả sự tập trung cao độ của người lính. Họ
không trốn tránh, không sợ hãi mà luôn sẵn sàng, bình
thản, dũng cảm nhìn thẳng vào con đường đầy khó khăn,
gian khổ phía trước để vượt qua.

*Vẻ đẹp của lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải
phóng miền nam thống nhất nước nhà
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”. 0.5
+ Tưởng chừng không kính, không đèn, không mui và có
xước sẽ khiến xe không thể chạy được, nhưng thật kì
diệu “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.
+ Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã phát lí giải: “Chỉ cần
trong xe có một trái tim” + “Trái tim”là hình ảnh
hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng, đó chính là người
chiến sĩ lái xe, là sức mạnh và tinh thần quả cảm, là nhiệt
huyết của tuổi trẻ, là ý chí chiến đầu giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước, là tình yêu Tổ quốc thiết tha.
+ Hình ảnh này đã khẳng định: khi trái tim cầm lái thì
mọi gian khổ, hiểm nguy đều được người lính chấp nhận
và vượt qua với tư thế ung dung và niềm vui sôi nổi, lạc
quan phơi phới.
+ Hình ảnh này cũng khẳng định bom đạn của kẻ thù chỉ
có thể phá hủy đượcnhững chiếc xe chứ không thể ngăn
cản được nhiệt huyết cứu nước của những con người:“Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy
tương lai” (Tố Hữu).
3. Đánh giá
0.25
+ Bằng bút pháp tả thực, ngôn ngữ và giọng điệu thơ tự
nhiên, khỏe khoắn, mang cái ngang tàng của những
người trẻ, đoạn thơ đã giúp người đọc cảm nhận được sự
khốc liệt nơi chiến trường đầy bom đạn và vẻ đẹp của
những người lính bộ đội cụ Hồ - những người lính lái xe
với tư thế ung dung, hiên ngang, ý chí quyết tâm và tình
yêu tổ quốc.
+ Với những phẩm chất cao đẹp ấy, người lính lái xe
trong đọan thơ đã trở thành biểu tượng đẹp cho tuổi trẻ
Việt Nam thời chống Mĩ. 0.25
+ Từ hình ảnh người lính trong bài thơ ta liên tưởng đến
hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”của Chính
Hữu. Họ là kết tinh cao độ tình đồng đội, đồng chí thiêng
liêng trong hai cuộc kháng chiến. Họ sẽ mãi là biểu
tượng đẹp của dân tộc, là những người con anh hùng của
Tổ Quốc, sẽ mãi là “Thạch Sanh của thế kỉ XX” (Tố
Hữu)
III.Kết bài: nêu cảm xúc và liên hệ

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp 0.25
dẫn, giàu sắc thái biểu cảm.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
* Lưu ý:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát,
tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có
những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng

You might also like