Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

CÂU HỎI ÔN TẬP QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Câu 1: Mục đích của việc phân tích môi trường bên ngoài là:
a. Hoạch định chiến lược cho công ty.
b. Tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức dành cho doanh
nghiệp.
c. Xác định những thế lực và thể chế tồn tại bên ngoài doanh nghiệp.
d. Hoạch định chiến lược công ty + Xác định những thế lực và thể chế tồn tại bên
ngoài doanh nghiệp.
Câu 2: Sản phẩm của doanh nghiệp bị lỗi thời hoặc giá bán trở nên đắt hơn so với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh là bị tác động bởi yếu tố môi trường nào:
a. Văn hóa – Xã hội.
b. Công nghệ.
c. Kinh tế.
d. Sự toàn cầu hóa kinh tế.
Câu 3: Môi trường vi mô KHÔNG gồm những nhân tố nào? (5 áp lực cạnh tranh)
a. Mối đe dọa của những người gia nhập ngành.
b. Sức mạnh đàm phán của người mua.
c. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế.
d. Sức mạnh của môi trường công nghệ.
Câu 4: Môi trường nào tác động trực tiếp đến doanh nghiệp?
a. Vi mô.
b. Vĩ mô. (trực tiếp và gián tiếp)
c. Môi trường ngoại vi.
d. Môi trường tổng quát.
Câu 5: Chọn phát biểu ĐÚNG:
“Môi trường bên ngoài gồm các ………. Và ……….. bên ngoài doanh nghiệp nhưng
tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.
a. Cơ hội – Nguy cơ.
1
b. Yếu tố vĩ mô – vi mô.
c. Lực lượng (5 áp lực) – Thể chế (6 yếu tố vĩ mô).
d. Khía cạnh – Nhân tố.
Câu 6: Môi trường nào có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp?
a. Môi trường Vĩ mô.
b. Môi trường Vi mô.
c. Môi trường bên ngoài.
d. Môi trường ngoại vi.
Câu 7: Môi trường vi mô còn gọi là môi trường:
a. Môi trường tác nghiệp.
b. Môi trường Kinh tế.
c. Môi trường cạnh tranh. (MT ngành)
d. Môi trường bên trong.
Câu 8: Môi trường vi mô KHÔNG gồm những nhân tố nào?
a. Mối đe dọa của những người gia nhập ngành.
b. Sức mạnh đàm phán của người mua.
c. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế.
d. Mối đe dọa của khoa học công nghệ và môi trường.
Câu 9: Yếu tố nào có ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư?
a. Chi tiêu công.
b. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế.
c. Đầu tư công và FDI.
d. Chi tiêu công + Đầu tư công và FDI.
Câu 10: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của tác giả nào sau đây?
a. Garry D.Smith.
b. Fred R.David.
c. Michael E.Porter.
d. Tất cả đều sai.
2
Câu 11: Phát biểu này liên quan đến yếu tố nào sau đây “Có ảnh hưởng đến tốc độ đầu
tư vào nền kinh tế, khi nó quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm tạo ra những rủi ro
to lớn cho đầu tư của doanh nghiệp, sức mua của xã hội sẽ giảm rút và nền kinh tế bị
đình trệ”.
a. Mức độ lạm phát.
b. FDI.
c. Chính sách tiền tệ và nền kinh tế.
d. FDI + Chính sách tiền tệ và nền kinh tế.
Câu 12: Chọn đáp án SAI:
Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô cần lưu ý vấn đề gì?
a. Ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp.
b. Sự thay đổi của môi trường vĩ mô sẽ kéo theo sự thay đổi của môi trường
ngành và môi trường bên trong của dianh nghiệp.
c. Mức độ và tính chất tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô giống nhau.
(khác nhau)
d. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể độc lập ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Câu 13: Tổng mức độ quan trọng của các nhân tố trong ma trận đánh giá các yếu tố
môi trường bên ngoài là:
a. 1,5.
b. 1.
c. 4.
d. 2.
Câu 14: Một danh mục từ 10 – 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong ma trận các
yếu tối môi trường bên ngoài – EFE – lấy từ những phân tích nào?
a. Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô.
b. Phân tích mô hình Five Forces.
c. Phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, khách hàng.

3
d. Phân tích mô hình Five Forces + Phân tích các yếu tối kinh tế, chính trị, khách
hàng.
Câu 15: Nguy cơ “Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ma trận EFE” của Coopmart
được kết luận lấy từ phân tích nào sau đây:
a. Phân tích khía cạnh kinh tế.
b. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành.
c. Phân tích đối thủ tiềm ẩn.
d. Phân tích khía cạnh kinh tế + Phân tích đối thủ tiềm ẩn.
Câu 16: Hệ số phân loại trong ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài mang
giá trị từ:
a. 1 - 4.
b. 1 - 3.
c. 1 - 5.
d. 1 - 6.
Câu 17: Phương pháp nào sử dụng để đánh giá mức độ quan trọng và hệ số phân loại
trong ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài EFE:
a. Phương pháp phân tích.
b. Phương pháp chuyên sâu và thảo luận nhóm.
c. Phương pháp khảo sát thông tin khách hàng.
d. Phương pháp phân tích + phương pháp khảo sát thông tin khách hàng.
Câu 18: Tầm quan trọng của từng yếu tố cơ hội hay nguy cơ trong ma trận đánh giá
các yếu tố môi trường bên ngoài – EFE, phụ thuộc vào:
a. Mức ảnh hưởng của nhân tố đó trong ngành. (mức độ qtrong ko thay đổi)
b. Mức ảnh hưởng của nhân tố đó đối với doanh nghiệp.
c. Mức ảnh hưởng của nhân tố đó trong môi trường bên ngoài.
d. Mức ảnh hưởng của nhân tố đó đối với môi trường vĩ mô.
Câu 19: Ma trận EFE được thiết lập qua mấy bước:
a. 3.
4
b. 4.
c. 5.
d. 6.
Câu 20: “Những sản phẩm khác nhau về tên gọi và thành phần nhưng đem lại chi
người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương” được gọi là:
a. Sản phẩm tương đương.
b. Sản phẩm thay thế.
c. Sản phẩm tương đồng.
d. Sản phẩm cùng cấp.
Câu 21: “Là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường của ngành trong
tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới” được gọi là:
a. Đối thủ tiềm ẩn.
b. Đối thủ cạnh tranh mới.
c. Đối thủ cạnh tranh.
d. Đối thủ cạnh tranh mới + Đối thủ cạnh tranh.
Câu 22: Tổng số điểm quan trọng trong ma trận EFE được tính bằng:
a. Tổng (mức độ quan trọng * hệ số phân loại).
b. Tổng (mức độ quan trọng) – Tổng (hệ số phân loại).
c. Tổng (mức độ quan trọng) + Tổng (hệ số phân loại).
d. Tất cả đều sai.
Câu 23: “Chi phí mà người mua phải trả một lần cho việc thay đổi từ việc mua sản
phẩm của người này sang việc mua sản phẩm của người khác” gọi là:
a. Chi phí trả một lần.
b. Chi phí hợp đồng ban đầu.
c. Chi phí chuyển đổi.
d. Chi phí trả một lần + Chi phí hợp đồng ban đầu.
Câu 24: “Mức độ đo lường phản ứng của doanh nghiệp đối với từng yếu tố tring ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài” gọi là:
5
a. Mức độ đo lường doanh nghiệp.
b. Mức độ quan trọng.
c. Mức độ đo lường doanh nghiệp + Mức độ quan trọng.
d. Hệ số phân loại.
Câu 25: “Tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên
ngoài EFE” cho biết:
a. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
b. Chiến lược hiện tại của doanh nghiệp ứng phó với như thế nào đối với
những thay đổi của môi trường bên ngoài.
c. Chiến lược hiện tại của doanh nghiệp cần thêm thông tin cải tiến.
d. Hệ số phân loại.
Câu 26: “Đâu là điểm khác nhau giữa ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên
ngoài EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh”.
a. Có thêm các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong và đối thủ cạnh tranh để
so sánh.
b. Có thêm các yếu tố của môi trường bên ngoài và các yếu tố của môi trường
bên trong.
c. Có các hình ảnh cạnh tranh và các chỉ số so sánh cạnh tranh.
d. Có thêm nhân tố mới xuất hiện và hình ảnh cạnh tranh.
Câu 27: Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4.0, trung bình
là 2.5, thấp nhất là 1 được dùng cho ma trận nào sau đây:
a. Ma trận AFE.
b. Ma trận EFE.
c. Ma trận FEA.
d. Ma trận EFI.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây liên quan đến nhân tố nào trong việc phân tích môi
trường bên ngoài “XYZ có khả năng gây ảnh hưởng lên nhà cung cấp đây được xem
là một cơ hội của XYZ”.
6
a. Nhân tố khách hàng.
b. Nhân tố nhà cung cấp.
c. Nhân tố hành vi khách hàng.
d. Nhân tố nhà cung cấp + Nhân tố hành vi khách hàng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:
Áp lực rào cản nhà cung cấp tăng khi:
a. Số lượng các nhà cung cấp ít.
b. Khả năng hội nhập thuận chiều của nhà cung cấp cao.
c. Khả năng hội nhập ngược chiều của công ty thấp.
d. Chi phí cho khả năng chuyển đổi nhà cung cấp của công ty thấp.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây liên quan đến nhân tố nào trong việc phân tích môi
trường bên ngoài của XYZ “Cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.
a. Nhân tố đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
b. Nhân tố đối thủ cạnh tranh trong ngành.
c. Nhân tố hành vi cạnh tranh của đối thủ.
d. Nhân tố đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn + Nhân tố hành vi cạnh tranh của đối thủ.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG NHẤT:
Áp lực các đối thủ tiềm ẩn tăng khi “Các doanh nghiệp trong ngành không có lợi thế
quy mô” là do:
a. Các doanh nghiệp không có lợi thế về quy mô, sẽ tạo điều kiện cho các đối
thủ tiềm ẩn có lợi thế quy mô nhảy vào ngành.
b. Các doanh nghiệp không có lợi thế về quy mô, sẽ tạo liên kết với các doanh
nghiệp khác tạo ra lợi thế quy mô nên số doanh nghiệp trong ngành tăng.
c. Các doanh nghiệp khác tạo ra lợi thế quy mô nên số doanh nghiệp trong ngành
tăng.
d. Các doanh nghiệp không có lợi thế về quy mô, sẽ tạo liên kết với các doanh
nghiệp khác tạo ra lợi thế quy mô nên số doanh nghiệp trong ngành tăng + Các doanh

7
nghiệp không có lợi thế về quy mô, sẽ tạo liên kết với các đối thủ khác tạo ra lợi thế
quy mô nên số doanh nghiệp trong ngành tăng.
Câu 32: Chọn đáp án KHÔNG ĐÚNG:
“Áp lực cạnh tranh trong ngành tăng khi……………”.
a. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành nhiều.
b. Tốc độ tăng trưởng của ngành thấp.
c. Các DN trong ngành có quy mô không đồng đều nhau.
d. Sản phẩm sữa các doanh nghiệp trong ngành không có sự khác biệt.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:
Rào cản của các đối thủ tiềm ẩn tăng khi:
a. Sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp thấp.
b. Yêu cầu về vốn khi gia nhập ngành cao.
c. Chi phí chuyển đổi người bán của khách hàng thấp.
d. Kênh tiêu thị của các DN không ổn định.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG NHẤT:
Áp lực rào cản của nhà cung cấp tăng khi “Khả năng hội nhập thuận chiều của nhà
cung cấp cao” là do:
a. Nhà cung cấp cố gắng tìm khiếm nguồn cung tốt nhất cung cấp cho khách
hàng.
b. Nhà cung cấp và khách hàng của họ ký hợp đồng thỏa thuận cung cấp nguồn
cung.
c. Nhà cung cấp sản xuất và cung ứng nguồn cung, họ chủ động kiểm soát
đầu ra, đầu tư mở rộng, khách hàng, các kênh phân phối của họ tốt.
d. Nhà cung cấp cố gắng tìm kiếm nguồn cung tốt nhất cung cấp cho khách hàng
+ Nhà cung cấp và khách hàng của họ ký hợp đồng thỏa thuận cung cấp nguồn cung.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG NHẤT:
Khi “Sản phẩm thay thế không có sẵn” sẽ là một lợi thế lớn cho:
a. Nhà cung cấp.
8
b. Khách hàng và các đối tác.
c. Các đối thủ cạnh tranh.
d. Khách hàng và các đối tác + Các đối thủ cạnh tranh.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG NHẤT:
Khi “Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau, bằng cách mua đứt người bán” sẽ là
một bất lợi lớn cho:
a. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
b. Nhà cung cấp.
c. Các đối tác liên quan đến đối thủ tiềm ẩn.
d. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh + các đối tác liên quan đến đối thủ tiềm ẩn.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG NHẤT:
Áp lực rào cản của nhà cung cấp tăng khi “Khả nưng hội nhập ngược chiều của công
ty thấp” là do:
a. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh liên kết đối phó với nhà cung cấp.
b. Nhà cung cấp ưu tiên khách hàng lớn của mình.
c. Khách hàng chủ động được nguồn cung.
d. Khách hàng không chủ động được nguồn cung.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG:
Rào cản khách hàng giảm khi:
a. Khách hàng là quan trọng của nhà cung cấp.
b. Nhà cung cấp có rất ít khách hàng.
c. Chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn.
d. Khách hàng là quan trọng của nhà cung cấp + Nhà cung cấp có rất ít khách
hàng.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG NHẤT:
Áp lực cạnh tranh của ngành tăng khi “Tốc độ tăng trưởng của ngành thấp” là do:

9
a. Sẽ có cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp thành cuộc chiến quyết liệt để
giữ, giành giật và mở rộng thị phần khi nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của
ngahf bão hòa.
b. Sẽ có cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp thành cuộc chiến quyết liệt để giữ,
giành giật và mở rộng thị phần khi nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của ngành đang
tăng trưởng.
c. Doanh nghiệp trong ngành không có lợi thế quy mô nên cạnh tranh ngày càng
tăng.
d. B và C.
Câu 40: Để giảm thiểu rào cản quyền năng của khách hàng, các doanh nghiệp trong
ngành họ nên lựa chọn nhóm chiến lược nào trong 14 loại chiến lược cấp công ty theo
F.David sao cho phù hợp:
a. Dọc thuận chiều và sáp nhập.
b. Mở rộng thị trường và kết hợp dọc ngược chiều.
c. Sáp nhập và liên doanh.
d. Phát triển sản phẩm và liên doanh.
Câu 41: Các trang Sendo, Tiki, Lazada hiện nay được xem là mối đe dọa lớn nhất của
Coopmart và các doanh nghiệp bán lẻ. Theo bạn mối đe dọa này được phân tích Five
Forces từ khía cạnh:
a. Đối thủ cạnh tranh trong ngành.
b. Đối thủ tiềm ẩn trong ngành.
c. Sản phẩm thay thế trong ngành.
d. Xu thế phát triển trong ngành.
Câu 42: Đâu là nguồn lực vô hình?
a. Tiền mặt, nhà xưởng, trang thiết bị.
b. Kiến thức và các kỹ năng của các cá nhân trong doanh nghiệp, mối quan
hệ với các đối tác, nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm/
dịch vụ của doanh nghiệp.
10
c. Cơ sở hạ tầng, mối quan hệ với các đối tác, kiến thức và các kỹ năng của các cá
nhân trong doanh nghiệp.
d. Nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm/ dịch vụ của
doanh nghiệp, nhà xưởng, con người.
Câu 43: Tiêu chuẩn xác định năng lực cốt lõi:
a. Giá trị, khan hiếm, có thể thay thế, khó bắt chước.
b. Không thể thay thế, có thể bắt chước được, giá trị, khan hiếm.
c. Khan hiếm, khó bắt giữ, giá trị, không thể thay thế.
d. Có thể thay thế, khan hiếm, giá trị, có thể bắt chước được.
Câu 44: Chọn câu trả lời CHÍNH XÁC:
“…………… là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các đối thủ cạnh
tranh, điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh.”
a. Năng lực khác biệt.
b. Năng lực cốt lõi.
c. Lợi thế cạnh tranh.
d. Năng lực doanh nghiệp.
Câu 45: Ma trận IFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá vấn đề gì trong doanh nghiệp:
a. Điểm mạnh và nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
b. Sự thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp.
c. Cơ hội, nguy cơ, sự thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp.
d. Điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp.
Câu 46: Chọn đáp án ĐÚNG:
“………………. Tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc làm
tăng giá trị cho khách hàng”.
a. Chuỗi sản xuất.
b. Giá trị sản xuất.
c. Giá trị doanh nghiệp.
d. Chuỗi giá trị.
11
Câu 47: Theo Fred.R David, các lĩnh vực hoạt động nào sau đây KHÔNG CÓ trong
phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu?
a. Marketing, Quản trị, Tài chính, Nghiên cứu và phát triển.
b. Hệ thống thông tin, Khách hàng, Sản xuất/ tác nghiệp, Marketing, Quản
trị, Tài chính.
c. Tài chính, Marketing, Nghiên cứu và phát triển, Sản xuất/ tác nghiệp, Quản trị.
d. Quản trị, Tài chính, Kế toán, Sản xuất/ Tác nghiệp, Marketing, Nghiên cứu và
phát triển, Hệ thống thông tin.
Câu 48: Chọn câu trả lời CHÍNH XÁC:
“…………… được hiểu là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn
những năng lực khác trong nội bộ công ty”.
a. Năng lực khác biệt.
b. Năng lực cốt lõi.
c. Lợi thế cạnh tranh.
d. Năng lực doanh nghiệp.
Câu 49: Chuỗi giá trị gồm những hoạt động chính nào?
a. Các hoạt động đầu vào – Quản trị nguồn nhân lực – Marketing và bán hàng –
Dịch vụ - Các hoạt động đầu ra.
b. Các hoạt động đầu vào – Phát triển công nghệ - Vận hành – Các hoạt động đầu
ra – Tiếp thị và bán hàng.
c. Các hoạt động đầu vào – Mua sắm/ thu mua – Phát triển công nghệ - Vận hành
– Marketing và bán hàng.
d. Các hoạt động đầu vào – Vận hành – Các hoạt động đầu ra – Tiếp thị và
bán hàng – Dịch vụ.
Câu 50: “Tổng số đểm về mức độ quan trong của tất cả các yếu tố trong ma trận IFE
là”.
a. 1.
b. 2.
12
c. 3.
d. 4.
Câu 51: Chọn câu trả lời CHÍNH XÁC:
“…………….. là những năng lực riêng biệt của doanh nghiệp được thị trường chấp
nhận và đánh giá cao thông qua đó doanh nghiệp có thể tạo ra được tính trội hơn hay
ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở trong ngành, tỷ lệ lợi nhuận của
doanh nghiệp đó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.”
a. Năng lực khác biệt.
b. Năng lực cốt lõi.
c. Lợi thế cạnh tranh.
d. Năng lực doanh nghiệp.
Câu 52: Theo Alex Miller and Gregory G.Dess và một số tác giả khác, phân tích môi
trường bên trong của một doanh nghiệp cần xem xét thêm 5 yếu tố nào:
a. Phân tích tài chính, văn hóa, lãnh đạo, tính kết hợp, danh tiếng của doanh
nghiệp.
b. Lãnh đạo, văn hóa, môi trường bên ngoài, phân tích tài chính, tính hợp pháp.
c. Danh tiếng của doanh nghiệp, phân tích tài chính, lãnh đạo, tính hợp
pháp, văn hóa.
d. Phân tích tài chính, văn hóa, lãnh đạo, tính kết hợp, tính hợp pháp.
Câu 53: Nhận diện năng lực cốt lõi cần những khả năng chính nào?
a. Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng, khả năng đó đối thủ cạnh tranh
bắt chước được, có thể vận dụng khả năng để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị
trường khác.
b. Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước, khả năng đó đem lại
lợi ích cho khách hàng, có thể vận dụng khả năng để mở rộng cho nhiều sản
phẩm và thị trường khác.

13
c. Có thể vận dụng khả năng để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác,
khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước, khả năng đó không đem lại lợi ích
cho khách hàng.
d. Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng, khả năng đó đối thủ cạnh tranh
bắt chước được, không thể vận dụng khả năng để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị
trường khác.
Câu 54: Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích sẽ thấy
được:
a. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
b. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
c. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp.
d. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.
Câu 55: Để chọn ra một danh sách gồm các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
đúng đắn, cần chú ý đến:
a. Văn hóa tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận kinh doanh chức năng.
b. Môi trường bên trong và bên ngoài, mối quan hệ giữa các bộ phận kinh doanh
chức năng.
c. Văn hóa tổ chức, môi trường bên trong và bên ngoài.
d. Môi trường bên trong và bên ngoài, văn hóa tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ
phận kinh doanh chức năng.
Câu 56: Phân loại quan trọng cho mỗi yếu tố thì hệ số của mỗi yếu tố tương ứng với:
a. 5 – rất mạnh, 4 - mạnh, 3 – trung bình, 2 – khá yếu, 1 – rất yếu.
b. 4 – rất mạnh, 3 – khá mạnh, 2 – khá yếu, 1 – rất yếu.
c. 3 - mạnh, 2 – trung bình, 1 – yếu.
d. 6 – rất mạnh, 5 – khá mạnh, 4 – trung bình, 3 – yếu, 2 – khá yếu, 1 – rất yếu.
Câu 57: Trong ma trận IFE, tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp cao nhất và
nhấp nhất là:
a. 0 – 4.
14
b. 1 – 3.
c. 2 – 4.
d. 1 – 4.
Câu 58: Để thực hiện những so sánh để xác định điểm mạnh, yếu thì có các cách tiếp
cận nào:
a. So sánh theo thời gian, so sánh theo các chuẩn mực ngành, so sánh theo tài
chính.
b. So sánh theo các chuẩn mực ngành, so sánh theo nhân sự, so sánh theo tài
chính.
c. So sánh theo tài chính, so sánh theo nhân sự, các nhân tố thành công cốt lõi.
d. So sánh thời gian, các nhân tố thành công cốt lõi, so sánh theo các chuẩn
mực ngành. (CFS)
Câu 59: Đâu là hoạt dộng phụ của chuỗi giá trị:
a. Mua máy móc thiết bị & thiết bị đầu vào.
b. Tạo ra sản phẩm.
c. Dịch vụ.
d. Marketing và bán hàng.
Câu 60: 5 chức năng cơ bản trong lĩnh vực quản trị theo Fred R.David mô tả là:
a. Hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát.
b. Hoạch định, phân phối, thống kê, tổ chức và thúc đẩy.
c. Hoạch định, tổ chức, phân phối, nhân sự và kiểm soát.
d. Hoạch định, tổ chức, mở rộng, nhân sự và thúc đẩy.
Câu 61: Chọn câu trả lời ĐÚNG:
Trọng số mức độ quan trọng của các yếu tố trong ma trận IFE, tùy thuộc vào:
a. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong
ngành kinh doanh của nó.
b. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nội
bộ của tổ chức.
15
c. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp so với đối
thủ cạnh tranh.
d. B và C.
Câu 62: Chuỗi giá trị gồm những hoạt động chính nào?
a. Các hoạt động đầu vào – Quản trị nguồn nhân lực – Marketing và bán hàng –
Dịch vụ - Các hoạt động đầu ra.
b. Các hoạt động đầu vào – Phát triển công nghệ - Vận hành – Các hoạt động đầu
ra – Tiếp thị bán hàng.
c. Các hoạt động đầu vào – Mua bán/ thu mua – Phát triển công nghệ - Vận hành
– Marketing và bán hàng.
d. Các hoạt động đầu vào – Vận hành – Các hoạt động đầu ra – Tiếp thị và
bán hàng – Dịch vụ.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây liên quan đến khái niệm nào: “Doanh nghiệp phải liên
tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có
thể cung cấp được”.
a. Lợi thế cạnh tranh bền vững.
b. Lợi thế cạnh tranh hàng đầu.
c. Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối.
d. Lợi thế tranh lâu dài.
Câu 64: Trong bước 1 khi xây dựng ma trận IFE các yếu tố nội bộ then chốt được lấy
từ tổng hợp các phân tích nào:
a. R&D, Chuỗi giá trị, Five Forces.
b. Ma trận IFE, Fred David, R&D.
c. Chuỗi giá trị, RBV, Fred David.
d. Ma trận IFE, R&D, Chuỗi giá trị.
Câu 65: Mục đích quan trọng của việc phân tích chuỗi giá trị (Value chain) của doanh
nghiệp là:
a. Xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
16
b. Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, những điểm mạnh
mang tính bên vững và lâu dài đó chính là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
c. Xác định các điểm yếu để cải thiện.
d. Xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp + Xác định các điểm yếu để
cải thiện.
Câu 66: Đâu là hoạt động phụ trợ trong chuỗi giá trị công ty ABC:
a. ABC thường xuyên tiến hành đnahs giá các nhà cung cấp định kỳ, những
nhà cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng và dịch vụ luôn cải thiện được đánh
giá “tốt” thì ABC sẽ tiếp tục ký hợp đồng dài hạn.
b. Đảm bảo cung cấp sản phẩm cho các nhà phân phối trong vòng 24h kể từ khi
đặt hàng.
c. Kiểm tra chất lượng sản phẩm được ABC đầu tư rất kỹ và đã phát triển thành 1
quy trình kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều giai đoạn nhằm đảm bảo sản phẩm có được
chất lượng tốt và đồng nhất.
d. ABC luôn sẵn sàng, nhanh chóng lắng nghe những khiếu nại của khách hàng
và kịp thời xử lý các khiếu nại của khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho
khách hàng.
Câu 67: Công ty Cổ phần phát triển nhà ABC hoạt động trong nhiều lĩnh vực như Bất
động sản, tài chính, kinh doanh chợ nông dân…, nhưng mảng Bất động sản hiện nay
được xem là nổi trội và thành công nhất của doanh nghiệp này vì sản phẩm bất động
sản của doanh nghiệp luôn được kahchs hàng đánh giá cao về chất lượng và giá cả.
Năng lực sản xuất bất động sản của doanh nghiệp này được xem như là:
a. Năng lực cạnh tranh.
b. Năng lực cốt lõi.
c. Năng lực khác biệt.
d. Năng lực tuyệt đối.
Câu 68: Chọn đáp án điền vào chỗ trống PHÙ HỢP nhất:

17
Công ty sữa XYZ, hoạt động trên thị trường 20 năm, tận dụng ………… để sản xuất
ra các sản phẩm về sữa có ………….. về giá và chất lượng được thị trường chấp nhận.
Doanh thu và lợi nhuận lĩnh vực này luôn đứng hàng đầu thì tại thị trường Việt Nam
trong thời gian dài. Có thể nói Việt Nam có ……………..
a. Năng lực cốt lõi – lợi thế cạnh tranh – lợi thế cạnh tranh bền vững.
b. Năng lực – lợi thế cạnh tranh – lợi thế doanh thu và lợi nhuận bền vững.
c. Nguồn lực – lợi thế sản xuất – lợi thế cạnh tranh.
d. Năng lực cốt lõi – lợi thế so sánh – lợi thế cạnh tranh.
Câu 69: Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau:
“Công ty dệt may XYZ sau khi phân tích …………. Của mình nhận thấy rằng năng
lực quản trị sản xuất các chuyền may là một trong những hoạt động tốt nhất so với các
đối thủ cạnh tranh cùng cấp – đây đươhc xem như là dạng …………….. Một khi mà
năng lực này phát triển thành một lợi thế cạnh tranh lớn, thì được xem như là
………….”
a. Hoạt động sản xuất – Năng lực khác biệt – Năng lực cốt lõi.
b. Chuỗi giá trị - Năng lực cốt lõi – Năng lực khác biệt.
c. Nguồn lực – Năng lực cốt lõi – Lợi thế cạnh tranh.
d. Chuỗi giá trị - Nguồn lực cốt lõi – Lợi thế cạnh tranh.
Câu 70: Quá trình phát triển doanh nghiệp theo mô hình thác nước gồm mấy giai
đoạn:
a. 2.
b. 3.
c. 4
d. 5.
Câu 71: Giai đoạn nhập vào sử dụng những công cụ và ma trận nào:
a. SWOT, SPACE, BCG, IE, IFE.
b. IE, SPACE, BCG, EFE.
c. SWOT, SPACE, BCG, IE, Grand Strate Matrix (Ma trận chiến lược chính)
18
d. EFE, Competitive Image Matrix, IFE.
Câu 72: Ma trận IE gồm 9 ô và có thể sắp xếp theo 3 vùng chiến lược khác nhau. Cho
biết các SBU nằm trong ô VI, VIII hay IX được gọi là gì?
a. Phát triển và xây dựng.
b. Nắm vững và duy trì.
c. Thu hoạch hay loại bớt. (thu hồi vốn)
d. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 73: Quá trình hoạch định chiến lược gồm mấy giai đoạn:
a. 2.
b. 3.
c. 4.
d. 5.
Câu 74: Cùng với phương pháp chuyên gia, công cụ quan trọng được sử dụng trong
giai đoạn quyết định là ma trận nào:
a. SWOT.
b. QSPM.
c. SPACE.
d. IE.
Câu … : Ma trận SWOT gồm những nhóm chiến lược nào:
a. SO, WO, ST, WT.
b. TO, SO, OW, ST.
c. ST, TO, SW, WT.
d. SW, SO, WO, TS.
Câu 75: Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng viết tắt là:
a. Ma trận IE.
b. Ma trận QSPM.
c. Ma trận SPACE.
d. Ma trận GE.
19
Câu 76: Các bộ phận III, V, VII của ma trận IE được gọi là:
a. Xây dựng và phát triển.
b. Phân bố và mở rộng.
c. Mở rộng và duy trì.
d. Nắm giữa và duy trì.
Câu 77: Giai đoạn kết hợp sử dụng những công cụ và ma trận nào?
a. SWOT, SPACE, BCG, IE, IFE.
b. IE, SPACE, BCG, EFE.
c. SWOT, SPACE, BCG, IE, Grand Strategy Matrix (Ma trận chiến lược
chính). (GD kết hợp)
d. EFE, Competitive Image Matrix, IFE. (Gd nhập vào)
Câu 78: Nhóm chiến lược nào sau đây còn gọi là nhóm phòng thủ?
a. WO.
b. WT.
c. SO.
d. ST.
Câu 79: Ma trận GE gồm 2 chiều. Vậy 2 chiều này thể hiện điều gì?
a. Chiều dọc thể hiện tính hấp dẫn của ngành kinh doanh, chiều ngang thể
hiện vị thế cạnh tranh.
b. Chiều dọc thể hiện lợi thế cạnh tranh, chiều ngang thể hiện tính hấp dẫn của
ngành.
c. Chiều dọc thể hiện các yếu tố gây ảnh hưởng của ngành, chiều ngang thể hiện
doanh số của doanh nghiệp.
d. Chiều dọc thể hiện doanh số của doanh nghiệp, chiều ngang thể hiện các yếu tố
gây ảnh hưởng của ngành.
Câu 80: Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động là ma trận viết tắt là:
a. Ma trận SWOT.
b. Ma trận QSPM.
20
c. Ma trận SPACE.
d. Ma trận GE.
Câu 81: Thang đo ma trận IE dựa trên các khía cạnh nào?
a. Tổng điểm có trọng số IFE trên trục x và hệ số phân loại trên trục y.
b. Tổng điểm có trọng số EFE trên trục y và mức độ quan trọng trên trục x.
c. Tổng điểm quan trọng IFE trên trục x và tổng điểm quan trọng EFE trên
trục y.
d. Tổng điểm có trọng số EFE trên trục x và tổng điểm có trọng số IFE trên trục
y.
Câu 82: Thực hiện bằng phương pháp chuyên gia nằm ở trong giai đoạn:
a. Giai đoạn nhập vào.
b. Giai đoạn kết hợp.
c. Giai đoạn quyết định.
d. Không ở giai đoạn nào cả.
Câu 83: Đâu là nhân tố quyết định lựa chọn chiến lược trong ma trận QSPM:
a. Tổng điểm số hấp dẫn của chiến lược.
b. Tổng điểm số của các nhân tố chiến lược.
c. Tổng điểm số của hệ số phân loại.
d. Tổng điểm số của các nhân tố chiến lược + Tổng điểm số của hệ số phân loại.
Câu 84: Ma trận nào 3 khu vực chiến lược: Khu vực I, khu vực S và khu vực H.
a. IE.
b. EFE.
c. IFE.
d. GE.
Câu 85: Giai đoạn kết hợp cho ra hàng loạt chiến lược khả thi có thể lực chọn, làm cơ
sở cho giai đoạn ………… của quá trình hoạch định chiến lược.
a. Thứ 2.
b. Thứ 3.
21
c. Thứ 4.
d. Thứ 5.
Câu 86: Chọn phát biểu ĐÚNG:
a. Lợi thế cạnh tranh và sức mạnh của ngành trong ma trận SPACE nằm
trên trục ngang.
b. Sức mạnh tài chính và mạnh của ngành trong ma trận SPACE nằm trên trục
đứng.
c. Lợi thế cạnh tranh và sức mạnh tài chính trong ma trận SPACE nằm trên trục
đứng.
d. Sức mạnh tài chính và sự ổn định của môi trường trong ma trận SPACE nằm
trên trục ngang.
Câu 87: “Xác định chiến lược có thể thay thế mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập
hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể”. Đây là một bước phát triển
của:
a. Ma trận SWOT.
b. Ma trận QSPM.
c. Ma trận EFE.
d. Ma trận IFE.
Câu 88: Một SBU có thị phần đối thủ cạnh tranh lớn nhất là 30%, có thị phần tương
đối SBU là 1/6. Vậy thị phần của SBU đó là bao nhiêu?
a. 3%.
b. 7%.
c. 9%.
d. 5%.
Câu 89: Vòng đời của một sản phẩm thông thường gồm mấy giai đoạn?
a. 3.
b. 4.
c. 5.
22
d. 6.
Câu 90: Trong ma trận BCG ô Cash Cow là ô thị phần và mức tăng trưởng ngành:
a. Cao – cao.
b. Cao – Thấp.
c. Thấp – thấp.
d. Thấp – Cao.
Câu 91: Mục đích kết hợp các loại ma trận trong giai đoạn 2: giai đoạn kết hợp của
quy trình hoạch định chiến lược là gì?
a. Để xây dựng các phương pháp chiến lược khả thi, để lựa chọn hoặc quyết định
chiến lược nào là tốt nhất.
b. Để xây dựng các phương pháp chiến lược khả thi, không phải để lựa chọn
hoặc quyết định chiến lược nào là tốt nhất.
c. Để xây dựng các phương pháp chiến lược không khả thi, để lựa chọn hoặc
quyết định chiến lược nào là tốt nhất.
d. Để xây dựng các phương pháp chiến lược không khả thi, không phải để lựa
chọn hoặc quyết định chiến lược nào là tốt nhất.
Câu 92: Theo ma trận BCG, một SBU nằm trong một ngành tăng trưởng cao nhưng
lại có thị phần thấp thì được gọi là:
a. Dấu hỏi (Question Marks).
b. Ngôi sao (Stars).
c. Bò sữa (Cash Cow).
d. Con chó (Dogs).
Câu 93: Từ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong IFE và ma trận đánh giá
các yếu tố môi trường bên ngoài EFE, chúng ta sẽ hoàn thành mấy bước trong ma trận
SWOT, từ bước nào đến bước nào?
a. 3; 1 – 4.
b. 4; 1 – 4.
c. 4; 1 – 5.
23
d. 5; 1 – 5.
Câu 94: Ma trận SWOT trong môn học quản trị chiến lược được hình thành từ những
phân tích mô hình hay lý thuyết nào:
a. Phân tích môi trường bên ngoài bằng lý thuyết STEPPLE và mô hình Five
Forces; phân tích môi trường bên trong từ lý thuyết Nguồn lực doanh nghiệp, mô
hình chuỗi giá trị và theo phương pháp David.
b. Phân tích môi trường bên ngoài bằng lý thuyết STEPPLE và mô hình chuỗi giá
trị; phân tích môi trường bên trong từ lý thuyết Nguồn lực doanh nghiệp, mô hình
Five Forces và theo phương pháp David.
c. Phân tích môi trường bên ngoài bằng mô hình thác nước và mô hình chuỗi giá
trị; phân tích môi trường bên trong từ lý thuyết Nguồn lực doanh nghiệp, mô hình
Five Forces và theo phương pháp David.
d. Phân tích môi trường bên ngoài bằng mô hình thác nước và mô hình chuỗi giá
trị; phân tích môi trường bên trong từ lý thuyết Nguồn lực doanh nghiệp, mô hình 7S
và theo phương pháp David.
Câu 95: Trong mô hình BCG, một doanh nghiệp có vị trí ô DOGS, có thể chuyển sang
vị trí ô STARS do thực hiện:
a. Chiến lược tăng trưởng và hội nhập.
b. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
c. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa.
d. Chiến lược sáp nhập.
Câu 96: Mục tiêu chiến lược đối với những SBU có tốc độ tăng trưởng ngành thấp
nhưng lại có thị phần tương đối cao là:
a. Tập trung đầu tư, phát triển nhiều hơn nữa.
b. Đầu tư vừa phải, đủ để duy trì và khai thác tối đa để tạo ra nguồn lực cho
các SBU khác.
c. Từ bỏ, rút lui khỏi SBU này.
d. Thanh lý, bán lại SBU này.
24
Câu 97: “Trên thị trường đang có nhu cầu rất lớn đối với các thiết bị điện tử để kiểm
soát số lượng và định giờ cho hệ thống bơm phun nhiên liệu trong động cơ xe hơi,
nhưng một nhà sản xuất bộ phận xe hơi nào đó có thể thiếu những kỹ thuật sản xuất ra
các loại thiết bị này”. Nhóm chiến lược phù hợp trong trường hợp này là:
a. SO.
b. WO.
c. ST.
d. WT.
Câu 98: “Công ty XYZ là một trong những công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng
thực phẩm nước ngoài về phân phối tại VN. Công ty có tiềm lực tài chính rất mạnh,
trong vài năm gần đây do tình hình biến động tỉ giá rất khó lường vì thế công ty đầu tư
một hệ thống thông tin để dự báo những biến động này nhằm có kế hoạch phòng
ngừa”. Nhóm chiến lược phù hợp trong trường hợp này là:
a. SO.
b. WO.
c. ST.
d. WT.
Câu 99: Hãy chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
Thực hiện chiến lược chính là quá trình biến ý tưởng thành hành động, quá trình
chuyển giao ……… từ các nhà quản trị cấp cao xuống cho các quản trị viên ở cấp
chức năng và bộ phận, rồi xuống đến các nhân viên, nhằm thực hiện các mục tiêu đề
ra:
a. Trách nhiệm.
b. Quyền hạn.
c. Nhiệm vụ.
d. Công việc.
Câu 100: Phạm vi thực thi chiến lược trong doanh nghiệp:
a. Toàn bộ nhân viên trong công ty.
25
b. Quản trị viên cấp trung trong công ty.
c. Toàn bộ nguồn lực trong công ty.
d. Toàn bộ nhân viên trong công ty + Quản trị viên cấp trung trong công ty.
Câu 101: Mục tiêu hàng năm phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
a. SMART.
b. MARST.
c. ARMAT.
d. STARM.
Câu 102: Đâu là điểm khác biệt giữa Hoạch định và Thực thi:
a. Ý tưởng – hành động; Mục tiêu ngắn hạn – Mục tiêu dài hạn.
b. Ý tưởng – hành động; Mục tiêu dài hạn – Mục tiêu ngắn hạn.
c. Hành động – ý tưởng; Mục tiêu ngắn hạn – Mục tiêu dài hạn.
d. Hành động – nội dung; Mục tiêu ngắn hạn – Mục tiêu dài hạn.
Câu 103: Hãy chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
“…………….. là những thành quả xác định tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi
nhiệm vụ chính/ sứ mạng của mình.”
a. Doanh thu.
b. Mục đích.
c. Mục tiêu.
d. Lợi nhuận.
Câu 104: Trong tác phẩm “Strategy and Business Policy”, Garry D. Smith và các
đồng sự cho rằng, trong qua trình thực thi chiến lược doanh nghiệp thường gặp phải
bao nhiêu khó khăn.
a. 8.
b. 9.
c. 10.
d. 11.
Câu 105: Đâu là 3 nhân tố cứng trong mô hình 7S:
26
a. Structure, Strategy, Skill.
b. Structure, Strategy, Style.
c. Structure, Strategy, Staff.
d. Structure, Strategy, Systems.
Câu 106: Trong cơ cấu tổ chức cho chiến lược, cơ cấu nào xuất phát từ sự phụ thuộc
vào các luồng quyền lực và thông tin theo chiều dọc và chiều ngang:
a. Cơ cấu chức năng.
b. Cơ cấu bộ phận.
c. Cơ cấu theo đơn vị kinh doanh chiến lược.
d. Cơ cấu ma trận.
Câu 107: Mô hình 7S gồm:
a. Strategy, Structure, Style, Staff, Skill, Shared value.
b. Strategy, Structure, Style, Staff, Sky, Shared value.
c. Strategy, Structure, Spine, Staff, Sky, Shared value.
d. Strategy, Structure, Style, Spine, Staff, Shared value.
Câu 108: Nhược điểm của tổ chức theo sản phẩm là?
a. Chia các hoạt động theo nhóm sản phẩm.
b. Phù hợp với doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm.
c. Cần nhiều nhà quản trị có năng lực quản lý chung.
d. Chia các hoạt động theo nhóm sản phẩm + Phù hợp với doanh nghiệp có nhiều
loại sản phẩm.
Câu 109: Nhân tố nào là cách thức mà doanh nghiệp vận hành, nó giúp doanh nghiệp
điều phối và hợp tác giữa các bộ phận:
a. Chiến lược.
b. Cấu trúc.
c. Hệ thống.
d. Nhân sự.
Câu 110: Hãy chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
27
…………. Là những luật lệ, nguyên tác chỉ đạo, những phương pháp, thủ tục, quy tắc,
hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để …………. Và thúc đẩy
công việc theo những mục tiêu đã đề ra.
a. Chính sách – hỗ trợ.
b. Chiến lược – hỗ trợ.
c. Nội quy – hỗ trợ.
d. Quy định – trợ giúp.
Câu 111: Cơ cấu tổ chức nào phù hợp với DN có địa bàn kinh doanh lớn:
a. Theo đơn vị kinh doanh chiến lược.
b. Theo khu vực.
c. Theo chức năng.
d. Theo ma trận.
Câu 112: Hãy chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
………… là một sản phẩm hàm chứa những ……….. sâu sắc, những ý tưởng sáng tạo
được hình thành trên cơ sở ………… thấu đáo môi trường bên trong và bên ngoài.
a. Hoạch định kinh doanh – tư duy – phân tích.
b. Kế hoạch kinh doanh – tư duy – đánh giá.
c. Kế hoạch kinh doanh – tư duy – phân tích.
d. Kế hoạch kinh doanh – lý luận – đánh giá.
Câu 113: Cơ cấu tổ chức nào giúp DN thuận tiện cho việc đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ:
a. Cơ cấu chức năng bộ phận.
b. Cơ cấu sản phẩm.
c. Cơ cấu theo đơn vị kinh doanh chiến lược.
d. Cơ cấu ma trận.
Câu 114: Xem phát biểu mục tiêu sau: “Mục tiêu của 2019(ngắn hạn) của Tam Bình
kiện toàn bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực quản lý, tạo ra những chuyển biến tích
cực trong công cuộc đổi mới toàn bộ công ty”.
28
Mục tiêu trên ngắn hạn hay dài hạn – Đúng hay sai – Nếu đúng thỏa mãn tiêu chí nào
– Nếu sai vi phạm điều gì?
a. Ngắn hạn – Sai – vi phạm tiêu chí M trong SMART.
b. Ngắn hạn – Đúng – thỏa mãn SMART.
c. Dài hạn – Sai – vi phạm tiêu chí M trong SMART.
d. Ngắn hạn – Sai – vi phạm tiêu chí S trong SMART.
Câu 115: Hãy chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
Cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ sự …………. Giữa các cá nhân, ………….. cùng
hoạt động trong một lĩnh vực, để giành phần hơn.
a. Tranh đua – tổ chức.
b. Tranh dua – nhà quản trị.
c. Triệt tiêu – tổ chức.
d. Mâu thuẫn – nhà quản trị.
Câu 116: Khả năng cạnh tranh được xét trên mấy cấp độ:
a. 6.
b. 5.
c. 4.
d. 3.
Câu 117: Ai là người được tạp chí The Economist gọi là “Nhà thông thái về chiến
lược của thế giới hiện đại?”
a. Micheal E.Porter. (tra gg ông nội này )
b. Scott Hoenig.
c. Gary Hamel.
d. John Naisbitt.
Câu 118: DN thực hiện chiến lược “giảm giá, quảng cáo, khuyến mãi trong một thời
gian”, chiến lược này gọi là:
a. Tấn công phía trước.
b. Tấn công mạn sườn.
29
c. Tấn công đường vòng.
d. Tấn công du kích. (mỗi cái 1 chút)
Câu 119: Ai là người cho rằng “Giá cả không còn là yếu tố quan trọng nhất trong
quyết định mua sắm của người tiêu dùng”.
a. Micheal E.Porter. (lq đến ndung bài học)
b. Scott Hoenig.
c. Gary Hamel.
d. John Naisbitt.
Câu 120: DN thực hiện chiến lược “Bảo vệ những điểm yếu của công ty”, chiến lược
này gọi là:
a. Phòng thủ phía trước.
b. Phòng thủ bên sườn.
c. Phòng thủ phản công.
d. Phòng thủ co cụm.
Câu 121: Ai là người cho rằng “lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế
tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào lợi thế tương đối”.
a. Adam Smith.
b. David Ricardo.
c. Micheal E.Porter.
d. Chan Kim.
Câu 122: Biện pháp nào sau đây dùng để thực hiện “Chiến lược đại dương xanh”.
a. Sáng tạo các yếu tố ngành chưa đáp ứng.
b. Khác biệt hóa sản phẩm.
c. Giảm các yếu tố đáp ứng cao hơn tiêu chuẩn ngành.
d. Chi phí thấp.
Câu 123: Ai là người tác giả của chiến lược “Đại dương xanh và đại dương đỏ”.
a. Micheal E.Porter.
b. W.Chan Kim, Renee Mauborge.
30
c. Gary Hamel.
d. John Naisbitt.
Câu 124: Chiến lược cạnh tranh được xây dựng dựa trên mấy yếu tố nền tảng:
a. 3.
b. 4.
c. 5.
d. 6.
Câu 125: Chiến lược cạnh tranh tổng quát của M.Porter có mấy loại?
a. 3. (con số may mắn)
b. 4.
c. 5.
d. 6.
Câu 126: DN thực hiện chiến lược “Phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường
mới, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường”, chiến lược này gọi là:
a. Phòng thủ vị trí.
b. Phòng thủ bên sườn.
c. Phòng thủ phản công.
d. Phòng thủ di động.
Câu 127: Quan điểm của “Chiến lược đại dương xanh” là gì?
a. Công ty phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có
một đối thủ cạnh tranh nào có thể cung caaos được.
b. Giá cả không phải yếu tố quan trọng nhất quyết định trong quyết định mua sắm
của người tiêu dùng. Chúng ta không thể đón đầu tương lai bằng những công cụ của
quá khứ.
c. Chúng ta không thể đón đầu tương lai bằng những công cụ của quá khứ.
d. Chiến lược không tạo ra cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn
hoặc trở nên không cần thiết.
Đại dương xanh- không cạnh tranh
31
Câu 128: Có bao nhiều chiến lược phân khúc thị trường:
a. 2.
b. 4.
c. 5.
d. Đáp án khác. (3)
Câu 129: Tình trạng không có chiến lược là gì?
a. Tình trạng kẹt ở giữa, không có chiến lược.
b. Tình trạng ở giữa, sai lầm trong chiến lược.
c. Tình trạng trạng không thể thực hiện bất kỳ một chiến lược nào.
d. Tình trạng không có lợi thế cạnh tranh.
Câu 130: DN thực hiện chiến lược “tấn công vào điểm yếu của đối thủ”, hình thức này
gọi là?
a. Tấn công mạn sườn.
b. Tấn công bao vây.
c. Tấn công phía trước.
d. Tấn công đường vòng.
Câu 131: Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được:
a. Cách thức có được doanh thu và lợi nhuận.
b. Lợi thế cạnh tranh cho các SBU của công ty.
c. Danh thế chủ động trước đôi thủ cạnh tranh.
d. Cách thức có được doanh thủ và lợi nhuận + Dành thế chủ động trước đối thủ
cạnh tranh.
Câu 132: Chiến lược cạnh tranh xảy ra ở cấp nào?
a. Cấp công ty.
b. Cấp đơn vị sản xuất kinh doanh (SBU).
c. Cấp chức năng.
d. Cấp toàn cầu.

32
Câu 133: Trong các loại chiến lược cạnh tranh tổng quát của Micheal E.Porter, chiến
lược nào có yếu tố phân khúc thị trường thấp:
a. Chiến lược chi phí thấp.
b. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
c. Chiến lược tập trung.
d. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm + Chiến lược tập trung.
Câu 134: Trong các loại chiến lược cạnh tranh tổng quát của Micheal E.Porter, chiến
lược nào có yếu tố phân khúc thị trường cao:
a. Chiến lược chi phí thấp.
b. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
c. Chiến lược tập trung.
d. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm + Chiến lược tập trung.
Câu 135: Chiến lược chi phí thấp nhất có thế mạnh đặc trưng nào?
a. Quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng. (tối đa hóa để có chi phí thấp nhất)
b. R&D, bán hàng và Marketing.
c. Vốn mạnh, khách hàng trung thành.
d. R&D, bán hàng và Marketing + Vốn mạnh, khách hàng trung thành.
Câu 136: Chiến lược cạnh tranh nào sau đây đòi hỏi phải có một nhóm khách hàng
trung thành:
a. Chi phí thấp nhất.
b. Chiến lược tập trung.
c. Chiến lược khác biệt hóa.
d. Chi phí thấp nhất + chiến lược tập trung.
Câu 137: Chiến lược khác biệt hóa có thế mạnh đặc trưng nào?
a. Quản trị sản xuất chuỗi cung ứng.
b. R&D, bán hàng và Marketing.
c. Khách hàng trung thành.
d. Tài chính mạnh.
33
Câu 138: Đối với những sản phẩm không thể thực hiện khác biệt hóa nhiều do tính tự
nhiên ví dụ như: sắt, thép, xi măng,…. Thì các công ty sẽ làm như thế nào để được lợi
thế cạnh tranh?
a. Công ty sẽ tạo ra phân khúc thị trường mới.
b. Khác biệt hóa sản phẩm.
c. Công ty cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất.
d. A, B và C đúng.
Câu 139: Về mặt kỹ năng và nguồn lực, chiến lược khác biệt hóa đòi hỏi doanh
nghiệp phải có:
a. Năng lực Marketing vượt trội các đối thủ cạnh tranh.
b. Đầu tư dài hạn, khả năng tiếp cận vốn.
c. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa cao.
d. Hệ thống phân phối với chi phí thấp.
Câu 140: Đối với một dòng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ định các mức giá khác nhau
tương ứng với giá trị và chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Các mức giá ấy sẽ thể
hiện các mức giá trị, chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng. Đây thuộc chiến
lược giá nào trong nhóm chiến lược giá cho danh mục sản phẩm.
A. Chiến lược giá phân tầng bậc đối với dòng sản phẩm.
B. Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn.
C. Chiến lược giá sản phẩm chính – phụ.
D. Chiến thuật giá tâm lý.
Câu 141: Công ty có ít cơ hội đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc khác biệt
hoasanr phẩm và phân khúc thị trường thì công ty nên áp dụng yếu tố nào để tăng lợi
thế cạnh tranh:
a. Chất lượng sản phẩm.
b. Giá thành sản phẩm.
c. Đổi sang sản xuất sản phẩm mới.
d. Cả 3 đáp án đều đúng.
34
Câu 142: Về mặt tổ chức, chiến lược khác biệt hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có:
a. Kiểm soát chi phí chặt chẽ.
b. Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân rõ ràng.
c. Khuyến khích dựa trên việc đáp ứng chặt chẽ các mục tiêu định lượng.
d. Hợp tác chặt chẽ giữa các chức năng R&D, phát triển sản phẩm và
Marketing.
Câu 143: Nền tảng của chiến lược cạnh tranh được hình thành từ đâu:
a. Các quyết định về sản phẩm của công ty.
b. Các quyết định về thị trường và năng lực phân biệt của công ty.
c. Sự kết hợp các quyết định về sản phẩm, thị trường và năng lực phân biệt
của công ty nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
d. Đáp án khác.
Câu 144: Trong chiến lược khác biệt hóa, lợi thế cạnh tranh nào dưới đây được coi là
yếu tố quan trọng nhất:
a. Hiệu suất chi phí.
b. Đổi mới.
c. Chất lượng.
d. Hiệu suất phân phối.
e.
Câu 145. Tìm phát biểu đúng nhất: Nhà quản trị cần phân tích môi trường để?
A. Có thông tin
B. Lập kế hoạch kinh doanh
C. Phát triển thị trường
D. Đề ra quyết định kinh doanh
Câu 146. Khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ thì sẽ tác động thế nào đến doanh
nghiệp Việt Nam
A. Không tác động
B. Có cơ hội mua nguyên vật liệu và hàng hóa giá rẻ
35
C. Doanh nghiệp Việt Nam mua nguyên vật liệu và hàng hóa cao hơn
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 147. Khi tỷ giá đồng Việt Nam tăng từ 23.000VND lên 24.500VND so với đồng
USD thì về cơ bản sẽ có lợi cho doanh nghiệp nào nhất
A. Doanh nghiệp xuất khẩu mà nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu trong nước
B. Doanh nghiệp xuất khẩu mà nguyên phụ liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài
C. Doanh nghiệp nhập khẩu
D. Doanh nghiệp kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất
Câu 148. Với doanh nghiệp, việc nghiên cứu môi trường là công việc phải làm của:
A. Giám đốc doanh nghiệp
B. Các nhà chuyên môn
C. Khách hàng
D. Tất cả các nhà quản trị
Câu 149. Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là tác động
từ yếu tố
A. Chính trị và pháp luật
B. Kinh tế
C. Nhà cung cấp
D. Tài chính
Câu 150. Các biện pháp nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới là tác
động của nhóm yếu tố
A. Vi mô
B. Công Nghệ
C. Chính trị và luật pháp
D. Kinh tế
Câu 151. Yếu tố nào sau đây thuộc môi trường vi mô
A. Chính phủ tăng lương cơ bản cho người lao động
B. Sự xuất hiện của một công nghệ sản xuất mới
36
C. Khủng bố của IS tại Châu Âu
D. Đối thủ cạnh tranh đưa sản phẩm mới vào thị trường
Câu 152. Yếu tố nào không thuộc môi trường vĩ mô
A. Lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mai tăng cao
B. Phản ứng của tổ chức bảo vệ môi trường và người tiêu dùng (vi mô) với
việc gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan
C. Tỷ giá biến động
D. Dịch cúm gia cầm bùng phát
Câu 153. Đại dịch cúm H5N1, H1N1 và Covid-19 là yếu tố thuộc
A. Môi trường công nghệ
B. Môi trường tự nhiên
C. Môi trường văn hóa xã hội
D. Môi trường dân số
Câu 154. Khi đại dịch Corona đang đe dọa toàn cầu, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến các doanh nghiệp nào của Việt Nam dưới đây?
A. Các công ty du lịch
B. Các hãng hàng không
C. Các hệ thống bán lẻ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 155. Có mấy loại môi trường trong quản trị
A. 6 loại
B. 3 loại (vi, vĩ, nội)
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 156. Marketing là yếu tố của môi trường nào
A. Vĩ mô
B. Vi mô
C. Nội địa
37
D. Nội bộ (phòng ban)
Câu 157. Nghiên cứu và phát triển (R&D) là yếu tố của môi trường nào
A. Vĩ mô
B. Vi mô
C. Nội địa
D. Nội bộ
Câu 158. Môi trường tác động đến doanh nghiệp và ảnh hưởng mạnh nhất đến
A. Cơ hội thị trường cho doanh nghiệp
B. Quyết định về chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
C. Đến phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
D. Đe dọa về doanh số của doanh nghiệp
Câu 159. Sức ép của nhà cung cấp tăng nếu
A. Chính phủ hạn chế việc thành lập doanh nghiệp mới
B. Sản phẩm mà nhà cung cấp bán không có sản phẩm thay thế
C. Hiện tại chỉ có một số ít nhà cung cấp trên thị trường
D. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp
Câu 160. Việc điều chỉnh trần lại suất huy động tiết kiệm là yếu tố tác động từ yếu tố
A. Kinh tế
B. Chính trị và luật pháp
C. Của môi trường ngành
D. Nhà cung cấp
Câu 161: Hãy chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
Chiến lược là tổng hợp các ………….. và phương pháp kinh doanh được nhà lãnh đạo
sử dụng để vận hành tổ chức.
a. Động thái cạnh tranh.
b. Động thái kinh doanh.
c. Động thái tăng trưởng kinh doanh.
d. Động thái đạt được mục tiêu.
38
Câu 162: Chọn đáp án ĐÚNG điền vào chỗ trống:
……………… là phương tiện thực hiện các mục tiêu ngắn hạn.
a. Chiến lược. (dài hạn)
b. Chính sách.
c. Quản trị chiến lược.
d. Lợi thế cạnh tranh.
Câu 163: Câu nói “hoạch định/lập chiến lược chẳng qua là việc lựa chọn làm sao để
một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh” là của ai?
a. Fred R. David.
b. Michael Porter.
c. Philip Kotle.
d. James C. Collins.
Câu 164: Câu nói sau đây liên quan đến phát biểu nào: “Chúng ta muốn trở nên như
thế nào?”
a. Sứ mệnh.
b. Tầm nhìn – Sứ mệnh(cái phải làm để có đc).
c. Sứ mệnh – Mục tiêu.
d. Tầm nhìn.(muốn trở thành thế nào trong tương lai)
Câu 165: Câu hỏi sau đây liên quan đến phát biểu nào: “Doanh nghiệp của chúng ta là
gì?”
a. Sứ mệnh – Mục tiêu.
b. Tầm nhìn – Sứ mệnh.
c. Sứ mệnh.
d. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Mục tiêu.
Câu 166: Điền vào chỗ trống:
“Mục tiêu của chiến lược nhằm chuyển hóa ………. Và …….. của doanh nghiệp
thành các mục tiêu thực hiện cụ thể, có thể đo lường được.”
a. Chính sách và tầm nhìn.
39
b. Tầm nhìn và sứ mệnh.
c. Chính sách và sứ mệnh.
d. Mục đích và sứ mệnh.
Câu 167: Đâu là điểm chung giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quân sự?
a. Để đạt được lợi thế cạnh tranh.
b. Để có được cơ hội trước đối thủ.
c. Để tránh được các nguy cơ.
d. Cả B và C.
Câu 168: Xây dựng các chính sách phù hợp với công ty và kiểm soát hiệu quả tài
chính cho công ty. Đây được coi là giai đoạn nào của mô hình quản trị chiến lược?
a. Hoạch định. (xây dựng chiến lược hiệu quả)
b. Đánh giá.
c. Thực thi.
d. Hoạch định và đánh giá.
Câu 169: Chiến lược quân sự khác chiến lược kinh doanh ở điểm nào?
a. Chiến lược quân sự được xây dựng, thực hiện và đánh giá dựa trên giả định về
cạnh tranh còn kinh doanh dựa trên sự xung đột và mâu thuẫn.
b. Chiến lược quân sự được xây dựng, thực hiện và đánh giá dựa trên giả
định về xung đột mâu thuẫn còn kinh doanh dựa trên sự cạnh tranh.
c. Chiến lược quân sự giúp giành thế chủ động còn kinh doanh giúp giành lợi thế
cạnh tranh.
d. A và C đúng.
Câu 170: “Chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp,
chọn lực tiến trình hoạt động và phân bổ xác nguồn lực cần thieeys để thực hiện các
mục tiêu đó.” Đây là phát biểu của nhà nghiên cứu nào?
a. Ansolf HI (1965).
b. James B. Quin (1980).
c. Alfred Chandlenr (1962).
40
d. William Glueck (1980).
Câu 171: Đâu là đặc điểm của chiến lược cấp công ty?
a. Định hướng mục tiêu chung, nhiệm vụ và phân bổ nguồn lực cho doanh
nghiệp.
b. Định hướng cạnh tranh cho SBU.
c. Lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu cho SBU.
d. Định hướng cạnh tranh cho SBU và Lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu
cho SBU.
Câu 172: Chiến lược cơ cấu kinh doanh là chiến lược đa dạng hóa hoạt động sang các
……………. Bằng cách tiếp cận những đơn vị SBU mới.
a. Lĩnh vực có liên quan.
b. Lĩnh vực không có liên quan.
c. Lĩnh vực mới.
d. Lĩnh vực có liên quan và Lĩnh vực không có liên quan.
Câu 173: Chiến lược cấp chức năng còn được gọi là gì?
a. Chiến lược hoạt động.
b. Chiến lược kinh doanh.
c. Chiến lược marketing.
d. Chiến lược mở rộng hoạt động.
Câu 174: Ai được mênh danh la bậc thánh binh pháp, bậc thầu của binh gia muôn đời?
a. Khổng Tử.
b. Khổng Minh.
c. Gia Cát Lượng.
d. Tôn Tử.
Câu 175: Thuật ngữ “chiến lược” lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực nào?
a. Giáo dục.
b. Kinh tế.
c. Quân sự.
41
d. Xây dựng.
Câu 176: “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật khoa học
thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho
phép tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”. Là quan điểm của tác giả nào?
a. John Pearce.
b. Fred R.David.
c. E.Porter.
d. D.Smith.
Câu 177: Có mấy cấp quản trị chiến lược cơ bản trong tổ chức:
a. 2.
b. 3. (cấp cty, sbu, chức năng)
c. 4.
d. 5.
Câu 178: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng:
a. Chiến lược là phương tiện để thực hiện các mục tiêu dài hạn.
b. Chính sách là phương tiện để thực hiện các mục tiêu dài hạn. (ngắn hạn
mới đúng)
c. Chiến lược là những hành động tiềm năng đòi hỏi quyết định ở tầm lãnh đạo
cấp cao và nguồn lực đáng kể của công ty.
d. A và C.
Câu 179: Chọn đáp án ĐÚNG và điền vào chỗ trống:
“………….. là một quá trình thu thấp và phân tích thông tin một cách có hệ thống và
đạo đức từ các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và xu hướng kinh doanh chung để
phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh”.
a. Thu thập và phân tích thông tin.
b. Đánh giá thông tin doanh nghiệp.
c. Chương trình thông tin cạnh tranh.
d. Thông tin chiến lược.
42
Câu 180: Công ty ABC phải xác định xem trong 57 chi nhánh của công ty ở trong
nước và ngoài nước cần giữ lại những chi nhánh nào, chi nhánh nào cần đóng cửa,
ngành mới nào và các hợp đồng nào cần theo đuổi. Ví dụ trên thuộc chiến lược cấp
nào?
a. Chiến lược cấp công ty.
b. Chiến lược đơn vị sản xuất kinh doanh.
c. Chiến lược cấp chức năng.
d. Chiến lược toàn cầu.
Câu 181: Đâu không phải là câu hỏi gắn liền với cụm từ “Tư duy chiến lược”.
a. Tổ chức của chúng ta đang ở đâu?
b. Chúng ta muốn đi đến đâu?
c. Làm cách nào để đến được vị trí cần đến?
d. Chúng ta sẽ đi với ai?
Câu 182: Marketing, dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm sản xuất, nghiên cứu và
(phòng ban) phát triển ………. Thuộc cấp chiến lược nào?
a. Cấp chức năng.
b. Cấp công ty.
c. Cấp kinh doanh.
d. Các cấp chiến dịch marketing.
Câu 183: Chọn đáp án ĐÚNG và điền vào chỗ trống:
“……………… là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành
kinh doanh có liên quan, có đóng góp quan trọng vào sự thành công của DN. Có thể
được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của DN.”
a. Đơn vị sản xuất kinh doanh.
b. Đơn vị đo lường các hoạt động sản xuất kinh doanh.
c. Đơn vị hoạt động sản xuất.
d. Đơn vị kinh doanh hoạt động.
Câu 184: Chọn câu trả lời ĐÚNG:
43
Giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị vượt quá chi phí dùng để
tạo ra nó – được xem là:
a. Giá trị sản phẩm doanh nghiệp.
b. Giá trị và chi phí.
c. Giá trị tạo ra của doanh nghiệp.
d. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Câu 185: Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn hàng năm, điều chỉnh hệ thống động viên
thúc đẩy nhân viên thực hiện mục tiêu mới, đây là các công việc quen thuộc:
a. Hình thành chiến lược.
b. Kiểm tra đánh giá chiến lược.
c. Thực hiện chiến lược.
d. Hình thành chiến lược và Thực hiện chiến lược.
Câu 186: Đề ra các mục tiêu dài hạn, đưa ra các phương án chiến lược và lựa chọn
chiến lược. Đây là các công việc thuộc:
a. Hình thành chiến lược.
b. Kiểm tra đánh giá chiến lược.
c. Thực hiên j chiến lược.
d. Hình thành chiến lược và Thực hiện chiến lược.
Câu 187: Nhóm chiến lược nào cho phép một công ty có được sự kiểm soát đối với
các nhà phân phối, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh.
a. Nhóm đa dạng hóa.
b. Nhóm tăng trưởng tập trung.
c. Nhóm kết hợp.
d. Nhóm mở rộng hoạt động.
Câu 188: Nhóm chiến lược đòi hỏi tập trung nỗ lực để cải thiện vị thế cạnh tranh của
công ty với những sản phẩm hiện có là:
a. Nhóm đa dạng hóa.
b. Nhóm tăng trưởng tập trung.
44
c. Nhóm chuyên sâu.
d. Nhóm tăng trưởng và Nhóm chuyên sâu. (Chương 1)
Câu 189: Nhóm chiến lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi một cách cơ bản về công
nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo lập những cặp sản phẩm – thị trường
mới cho doanh nghiệp là:
a. Nhóm đa dạng hóa. (14 cl cơ bản)
b. Nhóm kết hợp.
c. Nhóm chuyên sâu.
d. Nhóm khác.
Câu 190: Chiến lược tăng doanh thu bằng cách thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới
không liên quan với sản phẩm và dịch vụ hiện có để cung cấp cho khác hàng hiện tại –
đây thuộc loại chiến lược nào?
a. Chiến lược phát triển sản phẩm.
b. Chiến lược phát triển sản phẩm đồng tâm.(có liên quan)
c. Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang.
d. Đa dạng hóa hoạt động kết nối.
Câu 191: “Công ty A đã kết thúc 1 năm với trên 1000 cửa hiệu ở 32 thị trường.” Theo
anh/chị thông tin trên thể hiện chiến lược nào của Công ty A?
a. Chiến lược liên doanh.
b. Chiến lược phát triển sản phẩm.
c. Chiến lược phát triển thị trường.
d. Chiến lược đa dạng theo chiều ngang.
Câu 192: Chiến lược làm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của công ty đối với các
đối thủ cạnh tranh là loại chiến lược nào?
a. Chiến lược phát triển thị trường.
b. Chiến lược kết hợp về phía sau.
c. Chiến lược phát triển sản phẩm.
d. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang. (mua lại cty)
45
Câu 193: Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược cơ cấu kinh doanh và chiến lược tái
cấu trúc là gì?
a. Phân bổ nguồn lực tài chính vào các SBU.
b. Định ra mục tiêu tài chính và theo dõi.
c. Mức độ can thiệp của ban lãnh đạo doanh nghiệp vào hoạt động của các
SBU. (can thiệp sâu)
d. Phân bổ nguồn lực tài chính vào các SBU + Định ra mục tiêu tài chính và theo
dõi.
Câu 194: Điền vào chỗ trống:
“Quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động ……….., tổ chức
………… và ……………., điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại
theo hoặc không theo …………. Thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận
dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xóa bỏ các đe dọa, cạm bẫy trên
con đường thực hiện các ……….. của mình.”
a. Hoạch định – Kiểm tra – Thực hiện – Mục tiêu – Chu kỳ.
b. Mục tiêu – Kiểm tra – Thực hiện – Hoạch định – Chu kỳ.
c. Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Chu kỳ - Mục tiêu.
d. Hoạch định – Thực hiện – Chu kỳ - Kiểm tra – Mục tiêu.
Câu 195: Công ty ABC kinh doanh bán lẻ thiết bị điện thoại, laptop, thiết bị mạng
viễn thông. Trong vài năm gần đây doanh thu sụt giảm liên tục. Công ty nhận thấy
rằng lĩnh vực siêu thị nông sản có nhiều tiềm năng phát triển. Công ty thống nhất định
hướng chiến lược nhảy sang lĩnh vực siêu thị nông sản nhiều tiềm năng tăng trưởng có
thể giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận. Quyết định này thuộc cấp chiến lược
nào?
a. Cấp chức năng.
b. Cấp công ty.
c. Cấp đơn vị sản xuất kinh doanh.
d. Cấp công ty + cấp đơn vị sản xuất kinh doanh.
46
Câu 196: Năm 2050, công ty liên doanh nhà máy bia ABC mua lại nhà máy bia
Poster’s với giá 105 triệu USD mang điển hình của việc áp dụng chiến lược nào?
a. Chiến lược kết hợp về phía trước.
b. Chiến lược kết hợp từ phía sau.
c. Chiến lược kết hợp theo chiều ngang.
d. Chiến lược kết hợp chiều dọc.
Câu 197: “Công ty sữa ABC đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy cà phê tại Hà
Nội. Nhà máy có công suất 1500 tấn/năm, với diện tích 60000m 2 được trang thiết bị
dây chuyền sản xuất khép kín sẽ sản xuất 3 sản phẩm cà phê 3 trong 1, cà phê đen, cà
phê sữa” là đa dạng hóa theo kiểu:
a. Đồng tâm.
b. Theo chiều ngang.
c. Kết khối.
d. Liên doanh.
Câu 198: Nhượng quyền thương mại là một phương pháp hiệu quả giúp thực hiện
thành công loại chiến lược nào?
a. Chiến lược kết hợp về phía trước.
b. Chiến lược kết hợp về phía sau.
c. Chiến lược kết hợp theo chiều ngang.
d. Chiến lược thâm nhập thị trường.
Câu 199: Công ty XYZ hoạt động trong ngành may mặc, sau khi phân tích thị trường
và các đối thủ cạnh tranh công tu quyết định lựa chọn sản xuất dòng sản phẩm phục
vụ khách hàng có thu nhập trung bình, cạnh tranh về giá để giành thị trường và khách
hàng. Quyết định này thuộc các chiến lược nào?
a. Cấp chức năng.
b. Cấp công ty.
c. Cấp đơn vị sản xuất kinh doanh (SBU).
d. Cấp chức năng + Cấp công ty.
47
Câu 200: Công ty XYZ vừa mới thành lập hoạt động trong ngành thực phẩm. Công ty
vừa cho ra đời dòng sản phẩm đầu tiên. Vì kênh phân phối và các đại lý còn hạn chế,
công ty liên hệ với truyền thông đăng tin tìm đại lý, nhà phân phối sản phẩm, công ty
đang thực hiện chiến lược nào?
a. Kết hợp dọc ngược chiều.
b. Kết hợp dọc thuận chiều.
c. Kết hợp với các đối tác trung gian.
d. Kết hợp dọc ngược chiều + Kết hợp với các đối tác trung gian.
Câu 201: Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, sau khi
phân tích đánh giá tình hình nội bộ công ty, điểm yếu lớn nhất là nguồn nhân lực chất
lượng không cao. Công ty tiến hành liên kết với các trung tâm đào tạo để ký hợp đồng
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. ABCn thực hiện chiến lược nào?
a. Phát triển nguồn nhân lực.
b. Kết hợp dọc ngược chiều.
c. Kết hợp với các đối tác trung gian.
d. Liên doanh.
Câu 202: Công ty Coffee ABC thực hiện chương trình khuyến mãi, quảng cáo bán
nhưng sản phẩm hiện có của họ là họ đang sử dụng loại hình chiến lược nào?
a. Chiến lược kết hợp.
b. Chiến lược thâm nhập thị trường.
c. Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
d. Chiến lược phát triển thị trường.
Câu 203: Công ty XYZ chuyên sản xuất các thiết bị điện thoại trên thị trường, thế hệ
sản phẩm đầu tiên là AN1, được khách hàng chấp nhận nhờ công nghệ bảo mật tốt và
hệ điều hành thân thiện với người sử dụng. Tận dụng điều đó, công ty cho ra đời các
dòng sản phẩm tiếp theo AN2, AN3. Công ty XYZ thực hiện chiến lược gì?
a. Chiến lược các thế hệ sản phẩm.
b. Chiến lược mở rộng ngang.
48
c. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
d. Chiến lược phát triển sản phẩm các thế hệ.
Câu 204: Công ty ABC kết hợp với ngân hàng BIDV kinh doanh và khai thác lĩnh vực
bất động sản. Họ thực hiện chiến lược gì?
a. Chiến lược phát triển sản phẩm.
b. Chiến lược kết hợp ngang.
c. Chiến lược kết hợp dọc thuận chiều.
d. Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kiểu kết khối/kết nối/liên doanh.
Câu 205: Tận dụng năng lực bán hàng của ABC, XYZ ký hợp đồng với ABC phụ
trách bán hàng cho dòng sản phẩm mới “Ready To Drink Coffee”, XYZ thực hiện
chiến lược gì?
a. Chiến lược phát triển sản phẩm.
b. Chiến lược kết hợp ngang.
c. Chiến lược thuê ngoài.
d. Chiến lược liên doanh.
Câu 206: ABC mua lại XYZ, ABC thực hiện chiến lược gì?
a. Chiến lược kết hợp ngang.
b. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
c. Chiến lược kết hợp dọc ngược chiều.
d. Chiến lược sáp nhập.
Câu 207: Công ty ABC Việt Nam hợp tác với tập đoàn XYZ Nhật Bản để thành lập
công ty XYZABC, ABC Việt Nam thực hiện chiến lược gì?
a. Thuê ngoài.
b. Kết hợp ngang.
c. Liên doanh.
d. Sáp nhập.
Câu 208: Những công ty không áp dụng độc lập từng chiến lược mà họ lựa chọn theo
đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng một lúc. Lựa chọn này gọi là:
49
a. Kết hợp dọc thuận chiều.
b. Đa dạng hóa kết nối.
c. Nhóm chiến lược kết hợp.
d. Chiến lược hỗn hợp.
Câu 209: Hãng chế tạo máy tính HP chính thức tiến vào thị trường điện thoại di động
với việc công bố 8 mẫu điện thoại thông minh, có tính năng truy cập internet, đồng
thời có khả năng xử lý và bộ nhớ lớn. Chiến lược này được gọi là:
a. Đa dạng hóa theo chiều ngang. (đa dạng hóa hdong)
b. Đa dạng hóa kết nối.
c. Kết hợp theo chiều ngang.
d. Chiến lược phát triển sản phẩm.
Câu 210: Bán đi một bộ phận, một chi nhanh hau một phần công ty hoạt động khô có
lãi hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn, hoặc không phù hợp với hoặt động chung của công ty.
Chiến lược này gọi là:
a. Thanh lý.
b. Thu hẹp hoạt động.
c. Cắt bỏ bớt hoạt động.
d. Thanh lý + Thu hẹp hoạt động.
Câu 211: Công ty ABC, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong quá trình sản
xuất của mình công ty tự đứng ra sản xuất tất cả(toàn phần) đầu vào đặc biệt cần
thiết cho tiến trình sản xuất của nó như: Vốn, thiết kế, xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng… Chiến lược này gọi là:
a. Liên doanh toàn phần.
b. Kết hợp theo chiều ngang toàn phần.
c. Kết hợp dọc ngược chiều toàn phần.
d. Kết hợp dọc thuận chiều toàn phần.
Câu 212: Công ty XYZ, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, trong quá trình sản xuất
kinh doanh của mình, công ty tốn quá nhiều chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tìm
50
kiếm nhà phân phối, bán lẻ. Trong khi đó, ngoài thị trường sản phẩm trong lĩnh vực
này có rất nhiều kênh bán lẻ nổi tiếng, các website bán hàng online. Trong trường hợp
này, bạn hãy lựa chọn chiến lược tương đối phù hợp nhất:
a. Xâm nhập thị trường quảng cáo nhiều hơn trên các kênh truyền thông.
b. Kết hợp dọc thuận chiều.
c. Đa dạng hóa kết nối.
d. Phát triển thị trường.
Câu 213: Doanh nghiệp ABC hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài
chính. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, công ty gặp nhiều khó khăn sản
phẩm tồn kho khi thị trường bất động sản đóng băng vào năm 2019. Tuy nhiên, với
quỹ đất dồi dào, nguồn lực tài chính khá tốt, nhân sự giỏi, chiến lược nào theo bạn phù
hợp nhất với ABC trong giai đoạn này:
a. Xâm nhập thị trường, kết hợp dọc thuận chiều, đa dạng hóa hỗn hợp kết
nối.
b. Kết hợp dọc thuận chiều, phát triển sản phẩm bất động sản, kết hợp dọc ngược
chiều.
c. Thu hoạch loại bỏ, liên doanh, thuê ngoài.
d. Kết hợp dọc thuận chiều, phát triển sản phẩm bất động sản, kết hợp dọc ngược
chiều + Thu hoạch loại bỏ, liên doanh, thuê ngoài.

51

You might also like