ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 11 BÀI 1-6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 11

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYÊN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

BÀI 1
Câu 1: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
A. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
B. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 2: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
C. Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
D. Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.
Câu 3: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài được gọi là?
A. Chất dinh dưỡng B. Chất thải, chất độc hại, chất dư thừa
C. Nước D. Thức ăn
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
1. Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
2. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
3. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.
4. Quá trình phân giải glucose trong tế bào bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Cho các quá trình sau:
1. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
2. Phân giải chất hữu cơ tạo ATP.
3. ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
4. Quang hợp ở thực vật.
5. Hô hấp tế bào.
Quá trình nào thuộc giai đoạn tổng hợp của sự chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?
A. (1) và (4). B. (1) và (5). C. (2) và (3). D. (4) và (5).
Câu 6: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là gì?:
A. Cấu tạo các đại phân tử trong tế bào. .B. Hoạt hóa các enzim
C. Cấu tạo axit nuclêic. D. Cấu tạo cacbohyđrat.
Câu 7. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch
D. Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Câu 8: Động lực của dòng mạch rây là:
A. sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
B. nhờ quá trình thoát hơi nước ở lá tạo ra.
C. lực đẩy của rễ.
D. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
Câu 9: Thực vật hấp thụ nitrogen ở dạng nào?
A. N2 khí quyển. B. NO3 - và NO2-. C. NO3- và NH4+. D. N2 trong đất.
Câu 10: Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành ngoài dãn nhiều làm cho 2 tế bào hình hạt đậu uốn cong lại  khí khổng mở.
B. thành ngoài co lại làm cho 2 tế bào hình hạt đậu uốn cong lại  khí khổng mở.
C. thành trong dãn nhiều làm cho 2 tế bào hình hạt đậu uốn cong lại  khí khổng mở.
D. thành trong co lại làm cho 2 tế bào hình hạt đậu uốn cong lại  khí khổng mở.
Câu 11: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ
Câu 12: Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là:
A. Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
B. Các ion khoáng đi thuận chiều gradian nồng độ.
C. Cần phải cung cấp năng lượng ATP.
D. Các ion khoáng khyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
Câu 13: Cho các ý sau:
1. Là thành phần cấu tạo tế bào
2. Là dung môi hòa tan các chất
3. Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa
4. Giúp điều hòa thân nhiệt
5. Giúp vận chuyển các chất trong cơ thể
Có bao nhiêu ý là phát biểu đúng về vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Khi độ ẩm của đất quá thấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thụ khoáng của cây?
A. Quá trình hấp thụ khoáng dễ dàng hơn.
B. Quá trình hấp thụ khoáng gặp khó khăn.
C. Không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ khoáng.
Câu 15: Nguồn nitrogen do con người cung cấp cho cây là:
A. Xác động vật, thực vật. B. N2 khí quyển. C. Phân bón. D. N2 trong đất.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây.
B. Ánh sáng liên quan chặt chẽ đến quá trình quang hợp nên có ảnh hưởng đến dinh dưỡng khoáng.
C. Khi độ ẩm trong đất tăng, quá trình hút khoáng của cây diễn ra dễ dàng hơn.
D. Tính chất của đất ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng của rễ cây.
Câu 17: Trong cơ thể sinh vật, dạng năng lượng chủ yếu được dùng để cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể là?
A. hóa năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. quang năng.
Câu 18: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm?
A. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn sử dụng
B. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn huy động năng lượng
C. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn phân giải
D. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn sử dụng
Câu 19: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm?
A. Tự dưỡng và dị dưỡng B. Đồng hóa và dị hóa
C. Đồng hóa và dị dưỡng D. Dị hóa và tự dưỡng
Câu 20: Đồng hóa là gì?
A. Phân hủy các chất B. Tổng hợp chất mới, tích lũy năng lượng
C. Giải phòng năng lượng D. Biến đổi các chất
Câu 21: Dị hóa là gì?
A. Phân giải các chất hấp thụ B. Giải phóng năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường D. A và B đúng
Câu 22: Năng lượng của các chất hữu cơ phức tạp thoát ra ngoài dưới dạng?
A. Nhiệt năng B. Cơ năng C. Hóa năng D. Tất cả đều sai
Câu 23: Sinh vật lấy nguyên vật liệu cho quá trình trao đổi chất từ đâu?
A. Chính cơ thể chúng B. Môi trường C. Tạo hóa D. Con người
Câu 24: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng
hợp và phân giải các chất được gọi là quá trình:
A. chuyển hóa năng lượng trong tế bào. B. chuyển hóa các chất trong tế bào.
C. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào. D. chuyển hóa các chất ngoài tế bào.
Câu 25: Ở thực vật, nguồn năng lượng khởi đầu là?
A. Mặt trời B. Đất C. Nước D. Không khí
Câu 26: Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng,
…) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã,…) ra ngoài môi trường là quá
trình
A. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. B. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
C. trao đổi chất giữa tế bào với tế bào khác. D. trao đổi chất giữa cơ thể với cơ thể khác.

BÀI 2
Câu 27: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho lá. B. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. Hạ nhiệt độ cho lá. D. Giúp vận chuyển nước, ion khoáng
Câu 28: Ở thực vật, nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. qua mạch gỗ
C. từ mạch rây sang mạch gỗ D. từ mạch gỗ sang mạch rây
Câu 29: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận
chuyển từ nơi có:
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 30: Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường?
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
C. quá ưu trương, quá nhiều oxi. D. quá nhược trương hay thiếu oxi.
Câu 31: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng. C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.
Câu 32: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 33: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
A. Cung cấp năng lượng cho lá. B. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. Hạ nhiệt độ cho lá. D. Vận chuyển nước, ion khoáng
Câu 34: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận
chuyển từ nơi có?
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 35: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?
A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.
Câu 36: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển
rễ.
B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
Câu 37: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 38. Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường tế bào chất
B. Con đường gian bào và con đường tế bào chất
C. Con đường chất nguyên sinh và không bào
D. Con đường gian bào và thành tế bào
Câu 39. Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?
A. Khí khổng. B. Bề mặt lá. C. Mô giậu. D. Mạch gỗ.
Câu 40. Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào?
A. N2+ và NO3-. B. N2+ và NH3+. C. NH4+ và NO3- D. NH4- và NO3+.

BÀI 4
Câu 41: Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây?
A. Quang năng thành hóa năng. B. Điện năng thành nhiệt năng.
C. Hóa năng thành nhiệt năng. D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 42: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu trình Canvin tồn tại ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
B. O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ phân tử CO2.
C. Pha tối (pha cố định CO2) diễn ra giống nhau ở tất cả thực vật.
D. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau chủ yếu ở pha sáng.
Câu 43: Khi nói về các phương pháp được sử dụng để nâng cao năng suất cây trồng, có bao nhiêu
phương pháp sau đây đúng?
I. Bón phân và tưới tiêu hợp lý.
II. Tăng tổng diện tích lá cây trồng.
III. Gieo trồng đúng thời vụ.
IV. Tạo giống có cường độ quang hợp cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44: Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở
A. lá cây. B. thân cây. C. rễ cây. D. hoa và quả.
Câu 45: Chất hoá học nào sau đây không được tạo ra trong quang hợp?
A. O2. B. CO2. C. C6H12O6. D. H2O.
Câu 46: Các sắc tố quang hợp của lá có màu đỏ hấp thụ ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ theo sơ
đồ nào sau đây?
A. Diệp lục b  diệp lục a  diệp lục a ở trung tâm phản ứng  carotenoid.
B. Carotenoid  diệp lục b  diệp lục a  diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoid  xanthophyl  diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
D. Diệp lục b  diệp lục a  Carotenoid  diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Câu 47: Sản phẩm không phải của pha sáng là:
A. O2. B. ATP. C. NADPH. D. CO2.
Câu 48: Ở thực vật C3, sản phẩm cố định CO2 được tạo ra ổn định đầu tiên là
A. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate). B. G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate).
C. 3-PGA (3-phosphoglycerid acid). D. OAA (Oxaloacetic acid).
Câu 49: Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây chỉ có chu trình Calvin trong pha tối quang hợp?
A. Lúa nước. B. Ngô. C. Xương rồng. D. Dứa.
Câu 50: Quang hợp ở thực vật là?
A. Quá trình ti thể hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O
đồng thời giải phóng O2.
B. Quá trình phân giải hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản là CO2 và H2O đồng thời giải phóng
năng lượng cho tế bào.
C. Quá trình oxi hóa các chất để tạo năng lượng cho tế bào, gồm ATP và nhiệt năng.
D. Quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O
đồng thời giải phóng O2.
Câu 51: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về vai trò của quang hợp đối với sinh quyển?
A. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây.
B. Cung cấp nguồn dược liệu cho con người.
C. Giúp ổn định hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
D. Cung cấp thức ăn cho các loài sinh vật trên Trái đất.
Câu 52: Thực vật C3 đồng hóa CO2 theo chu trình nào?
A. Chu trình Calvin. B. Chu trình C4. C. Chu trình Krebs. D. Chu trình CAM.
Câu 53: Nhóm thực vật nào thực hiện quá trình cố định CO2 vào ban đêm?
A. Thực vật C3. B. Thực vật C4.
C. Thực vật CAM. D. Cả thực vật C4 và CAM.
Câu 54: Sắc tố quang hợp nào sau đây có chức năng trực tiếp chuyển hóa quang năng thành hóa năng
trong các phân tử ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Carotene. D. Xanthophyll.
Câu 55: Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp gồm:
A. ATP, NADPH, CO2. B. ATP, NADPH, O2.
C. Glucose, CO2. D. ATP, NADPH, H2O.
Câu 56: Sản phẩm của quang hợp có vai trò gì đối với thực vật?
A. Được dùng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào thực vật.
B. Được dùng để hoạt hóa enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa.
C. Được dùng để oxi hóa các chất tạo ra năng lượng cho tế bào.
D. Được dùng làm chất xúc tác cho các quá trình chuyển hóa trong tế bào.
Câu 57: Cho các phát biểu sau:
1. Chất hữu cơ được tạo ra từ quang hợp là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể thực vật.
2. Quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho các loài sinh vật khác sử dụng.
3. Sản phẩm của quang hợp cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho công nghiệp, dược liệu...
4. Chất hữu cơ được tạo ra từ quang hợp là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quang hợp?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 58: Khi nồng độ CO2 tăng thì ban đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm lại
cho tới khi đến trị số bão hòa CO2. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao, quang hợp sẽ ngừng và cây có thể
chết, vì:
A. Cây bão hòa CO2. B. Cây bị ngộ độc CO2.
C. Cây bão hòa O2. D. Cây bị dư O2.
Câu 59: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Câu 60: Thực vật C4 được phân bố
A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.
Câu 61: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. màng ngoài. B. màng trong. C. tilacôit. D. chất nền (strôma).
Câu 62: Trong tế bào lá cây, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh?
A. Không bào B. Riboxom C. Lục lạp D. Ti thể
Câu 63: Ở thực vật CAM, khí khổng
A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa. D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 64: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.
Câu 65: Thực vật C4 được phân bố
A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.
Câu 66: Những cây nào đây đều thuộc nhóm thực vật C3?
A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Lúa, khoai, sắn, đậu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
Câu 67: Nhóm sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP,
NADPH trong quá trình quang hợp?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtenôit
Câu 68: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được
nhiều ánh sáng?
A. Tất cả khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
B. Có diện tích bề mặt lá lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Có hệ thống mạch dẫn phân bố đều khắp trên bề mặt của lá.
Câu 69: Ở thực vật CAM:
A. khí khổng luôn đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. chu trình C3 được thực hiện vào ban đêm.
C. là những loài cây sống ở vùng nhiệt đới.
D. khí khổng đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 70: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.
Câu 71: Lá cây có màu xanh lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
Câu 72: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây đúng với thực vật CAM?
1. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa,
thanh long…
2. Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương,
kê…
3. Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu
trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
4. Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo
chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
A. 1 và 3 B. 1 và 4 C. 2 và 3 D. 2 và 4

BÀI 6
Câu 73. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 74: Giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp B. Đường phân
C. Chu trình Krebs D. Phân giải kị khí
Câu 75: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 76: Các giai đoạn của hô hấp hiếu khí diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Krep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Krep.
C. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krep → Đường phân.
D. Đường phân → Chu trình Krep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 77: Giai đoạn đường phân diễn ra ở đâu?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 78: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, axit lactic hoặc rượu etylic có thể là sản phẩm của quá trình
nào?
A. Quá trình hô hấp hiếu khí. B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân. D. Chuỗi chuyền êlectron.
Câu 79: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ B. Làm tăng khí O2
C. Tiêu hao chất hữu cơ D. Làm giảm độ ẩm
Câu 80: Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose
tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp B. Đường phân
C. Chu trình Crep D. Phân giải kị khí
Câu 81: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 82: Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 83: Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 84: Hô hấp ở thực vật là gì?
A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ, dự trữ năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP và nhiệt.
B. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản (CO2 và H2O), đồng thời
giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và nhiệt.
C. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó, CO2 và H2O được phân giải để giải
phóng năng lượng dưới dạng ATP và nhiệt.
D. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó, tế bào sử dụng nguyên liệu là CO2 và
H2O để tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 85: Nguyên liệu của hô hấp hiếu khí ở thực vật là?
A. CO2 và H2O. B. O2 và H2O. C. C6H12O6 và H2O. D. C6H12O6 và O2.
Câu 86. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng.
B. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
Câu 87. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Câu 88: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Krebs.
C. Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân.
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
Câu 89: Các giai đoạn của phân giải kị khí ở thực vật diễn ra theo trật tự nào?
A. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Krebs.
B. Lên men → đường phân → Chu trình Krebs.
C. Chu trình Krebs → Lên men.
D. Đường phân → Lên men.
Câu 90: Cho các phát biểu sau:
1. Tổng hợp chất hữu cơ, dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
2. Giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí.
3. Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
4. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng với vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like