Cuộc Thi Logistic

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
--------oOo--------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

CUỘC THI “ TÀI NĂNG TRẺ LOGISTIC HCE”

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC LẠNH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện:

Hồ Nguyễn Quỳnh Chi


Thân Thị Hạnh Vy
Đoàn Thị Thu Hoài
Thái Quỳnh Anh

Huế, tháng 06 năm 2024


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế Và
Phát Triển cũng như CLB Logistic của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã
tạo ra một sân chơi bổ ích và cho chúng em có cơ hội được va chạm, được sử dụn
những kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó, chúng em được trang bị kĩ lưỡng bộ kĩ
năng mềm cũng như là về chuyên môn cho công việc của ban thân trong tương lai.
Ngoài ra, nhờ vào sự tận tâm hướng dẫn và tận tình giảng dạy trong suốt quá trình
chuẩn bị bài báo cáo của thầy cô và các anh chị thuộc CLB Logistic, chúng em đã
vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài báo cáo của mình.
Tiếp đến, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Kinh
tế Huế - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có
được nền tảng tốt như ngày hôm nay. Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự hậu
thuẫn từ gia đình và bạn bè, là chỗ dựa tinh thần của chúng em trong thời gian vừa
qua. Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người.
Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh
nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Kính mong cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.

Nhóm thực hiện báo cáo

Nhóm AVENGERS
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong số các nước có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các ngành
nông nghiệp, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm, công nghiệp dược phẩm hay hoa tươi cắt
cành. Với diện tích đồng bằng rộng lớn và đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam với
độ dài khoảng 3260 Km nên nguồn nguyên liệu nông sản và thuỳ hải sản dồi dào quanh
năm.
Nhiều báo cáo thị trường gần đây nhận định, nhu cầu kho lạnh trong nông sản ngày càng
tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đang trở thành phân khúc nóng nhất của ngành logistic
trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần do sự thay đổi hành vi mua hàng của
người tiêu dùng sau những tác động của đại dịch COVID - 19. Thập kỷ qua, Kim ngạch
xuất khuẩn nông sản Việt Nam đạt giá trị 261,28 tỷ USD, tăng trung bình 9,24% mỗi
năm.
Tuy nhiên mức độ tổn thất của các mặt hàng này khá cao, nguyên nhân khá lớn từ hoạt
động vận chuyển, bảo quản hàng chưa tốt gây ra sự lãng phí cho mặt hàng có sản lượng
tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu trữ lượng lớn này. Mô hình chuỗi cung ứng lạnh tại
Việt Nam hiện nay tuy đã được phổ biến, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất,
xuất khẩu nông sản chưa có khái niệm sử dụng chuỗi cung ứng lạnh từ nông trại tới bàn
ăn hoặc nếu có để đáp ứng nhu cầu về sử dụng dịch vụ logistics để bảo quản hàng hoá
cũng gặp nhiều khó khăn trong đó việc tìm một đối tác uy tín để cung cấp dịch vụ là một
điều không phải dễ dàng. Hay các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ logistic lạnh.
Trong tương lai gần, hi vọng, thuật ngữ chuỗi cung ứng lạnh ngày càng phổ biến hơn,
việc kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến, công ty cung cấp dịch vụ logistics hỗ
trợ nông sản cũng trở nên thuận tiện hơn cũng như các khó khăn được khắc phục một
cách triệt để nhằm mang lại giá trị ngày càng cao cho người tiêu dùng.
Với mục tiêu hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực về thực trạng của sự phát triển
dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản trong thời gian hiện nay. Song, Phân tích và
đánh giá một cách kĩ lưỡng và chi tiết các tài liệu cũng như số liệu nghiên cứu liên quan
đến sự phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản. Từ đó, các giải pháp nhằm
phát huy các điểm ưu và tối thiệu việc đối mặt với các khó khăn, thách thức cũng như
giải quyết các vấn đề bất cập còn tồn đọng trong qua trình phát triển của dịch vụ để tối đa
việc hỗ trợ tối đa cho việc xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó,
nhóm chúng tôi đã lựa chọn việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ
trợ xuất khẩu nông sản”.
Chương I: Cơ sở lý thuyết của sự phát triển logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông
sản Việt Nam
1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng lạnh:
Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát
triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích
hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm
và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông
nghiệp, thủy - hải sản, hàng đông lạnh chế biến, và dược phẩm. Theo Global Cold Chain
Alliance (GCCA): Chuỗi lạnh là việc quản lý nhiệt độ của các sản phẩm dễ hỏng để duy
trì chât lượng và an toàn từ khâu đầu tiên thông qua chuỗi phân phối đến người tiêu dùng
cuối cùng.
Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh là đảm bảo chất lượng của các hàng hóa được ướp lạnh
và đông lạnh với nhiệm vụ cốt lõi là giữ cho thực phẩm được vận chuyển ở nhiệt độ thấp
hơn, hạn chế hư hỏng. Từ đó, xây dựng sự uy tín với khách hàng, nâng cao doanh thu bán
hàng và tạo sự ổn định cho mô hình kinh doanh của đơn vị. Với giới hạn thời gian
nghiêm ngặt, các hàng hóa được ướp lạnh và đông lạnh đòi hỏi cách vận chuyển phức tạp
hơn và cách tổ chức quản lý hợp lý hơn so với các hàng hóa được vận chuyển ở nhiệt độ
môi trường bình thường. Các sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh có thể được vận
chuyển bằng một số phương tiện, bao gồm: xe tải, xe lửa đông lạnh, tàu chở hàng lạnh,
thùng xe đông lạnh cũng như vận chuyển hàng không. Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm
hai hệ thống logistics cơ bản:
− Hệ thống kho lạnh: Hệ thống kho lạnh sẽ có vai trò lưu trữ cũng như bảo quản hàng
hóa tại các điểm Logistics quan trọng. Tại đây, hàng hóa sẽ được lưu trữ trước khi đến
tay người dùng hay những điểm phân phối khác.
− Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như xe tải, container
lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận kiểm tra, duy trì
nhiệt độ lạnh cần thiết.
Sự thành công của các ngành công nghiệp dựa vào chuỗi cung ứng lạnh là do biết cách
vận chuyển một sản phẩm có kiểm soát nhiệt độ phù hợp với hoàn cảnh vận chuyển. Hoạt
động chuỗi cung ứng lạnh đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây và
ngành công nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của một loạt các sản phẩm. Các sản phẩm
khác nhau đòi hỏi phải duy trì các mức nhiệt độ khác nhau để đảm bảo tính nguyên vẹn
của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Ngành công nghiệp đã đáp ứng với việc thiết
lập các tiêu chuẩn nhiệt độ phù hợp với phần lớn các sản phẩm.
Về cơ bản, kiểm soát nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh được chia thành làm lạnh
(Chilling) và đông lạnh (Freezing), cụ thể là:
− Làm lạnh (Chilling): liên quan đến việc giảm nhiệt độ thực phẩm xuống dưới nhiệt độ
môi trường, nhưng trên mức 1ºC. Điều này dẫn đến việc bảo quản thực phẩm trong thời
gian ngắn hiệu quả bằng cách ngăn lại nhiều phản ứng vi sinh, vật lý, hóa học và sinh hóa
liên quan đến hư hỏng thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm ướp lạnh lại rất dễ hư hỏng, do
đó, thực phẩm ướp lạnh chất lượng cao và an toàn đòi hỏi phải tối thiểu được ô nhiễm
trong quá trình sản xuất (ô nhiễm chéo), làm lạnh nhanh và nhiệt độ thấp trong quá trình
bảo quản, xử lý, phân phối, trưng bày bán lẻ và lưu trữ cho người tiêu dùng.
− Đông lạnh (Freezing): bảo quản tuổi thọ của thực phẩm bằng cách làm cho chúng trơ
hơn và làm chậm các phản ứng bất lợi thúc đẩy quá trình oxy hóa thực phẩm và kéo dài
thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng một số phản ứng vật lý
và sinh hóa vẫn có thể xảy ra và nhiều trong số đó sẽ xảy ra nhanh hơn khi các điều kiện
xử lý, sản xuất và lưu trữ khuyến khích không được duy trì. Việc sản xuất thực phẩm
đông lạnh an toàn đòi hỏi sự chú ý tương tự đối với các nguyên tắc sản xuất tốt
(GMP) và các nguyên tắc HACCP như thực phẩm ướp lạnh hoặc tươi sống (Bogh &
Olsson, 1990).
1.2. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản:
Để cải thiện thực trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản đối
với người tiêu dùng, đặc biệt là đáp ứng được các quy chuẩn an toàn thực phẩm ngày
càng chặt chẽ của thị trường, ngành nông sản, thực phẩm cần nhanh chóng phát
triển chuỗi cung ứng lạnh (Đặng Kim Khôi và ctv., 2019). Chuỗi cung ứng lạnh được
hiểu là một hệ thống chuỗi cung ứng các loại thực phẩm dễ hư hỏng được mua hoặc đánh
bắt (thủy – hải sản) từ nơi xuất xứ, qua các quy trình chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phân
phối và tiếp thị dưới nhiệt độ cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và ngăn ngừa ô
nhiễm (Konovalenko et al., 2021). Salin and Nayga (2003) nghiên cứu về chuỗi cung ứng
lạnh xuất khẩu tại các nước đang phát triển và kết luận rằng chuỗi lạnh đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với mức giá cạnh tranh. Thật vậy, chất
lượng và an toàn thực phẩm của hầu hết nông sản phụ thuộc nhiều vào thời gian và
phương pháp bảo quản. Việc kiểm soát nhiệt độ cần được xem xét trong toàn bộ chuỗi
cung ứng, từ trang trại hoặc nhà máy đến người tiêu dùng, để kiểm soát những thay đổi vi
sinh và sinh hóa diễn ra trong thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì
chất lượng sản phẩm (Asadi & Hosseini, 2014; Emenike et al., 2016; Mercier, 2017;
Zhang & Chen, 2011). Bảo quản không đúng cách trong chuỗi cung ứng thực phẩm ảnh
hưởng đến an toàn thực phẩm và làm giảm chất lượng, dẫn đến thiệt hại kinh tế và ảnh
hưởng tiêu cực đến thực phẩm sẵn có (Gogou et al., 2015; Wu & Hsiao; 2021). Do đó,
với tình trạng biến đổi khí hậu nóng dần trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng lạnh
đang là nhu cầu cấp bách đối với chuỗi giá trị nông sản (Lambert & Cooper, 2000).
Chương II: Phân tich thực trạng của sự phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu
nông sản Việt Nam
2.1. Khái quát về hàng nông sản
Việt Nam, với thế mạnh là một quốc gia nông nghiệp, từ lâu đã nổi danh trên thị trường
quốc tế với các sản phẩm nông sản chủ lực như lúa, cà phê, ca cao, tiêu và hạt điều. Hầu
hết các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn là sản phẩm thô. Mặc dù một
phần nhỏ được chế biến thành phẩm và xuất khẩu, các sản phẩm này thường phải mượn
thương hiệu của các công ty quốc tế để tiếp cận thị trường nước ngoài.
2.2. Tình hình cơ bản của ngành logistics tại Việt Nam
Ngành logistics tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xuất khẩu
hàng nông sản, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ kho lạnh. Vị trí chiến lược của Việt
Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã giúp quốc gia này trở thành điểm trung chuyển
quan trọng cho nhiều tuyến hàng hải quốc tế. Điều này đặc biệt có lợi cho xuất khẩu các
mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hải sản, rau quả và thủy sản. Theo thống kê sơ bộ từ
Bộ Công Thương, ngoài các cảng biển và cảng hàng không, Việt Nam hiện có 10 cảng
cạn và 18 điểm thông quan nội địa. Sự phát triển nhanh chóng của ngành logistics đã đáp
ứng nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa ngày càng tăng của nền kinh tế.
Các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Cái Mép - Thị Vải, Công ty cổ phần
cảng Cần Thơ và Cảng Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới logistics của
Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất của Việt Nam, với
nhiều doanh nghiệp logistics quốc tế và trong nước, cung cấp các dịch vụ từ lưu kho, vận
chuyển đến xếp dỡ hàng hóa. Cảng Cái Mép - Thị Vải, gần TP.HCM, là điểm nóng về
logistics và dịch vụ kho bãi, đặc biệt trong xuất khẩu thủy sản và nông sản. Công ty cổ
phần cảng Cần Thơ, với vị trí ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, rất thuận tiện cho
việc di chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với
hạ nguồn đi ra biển Đông Việt Nam. Cảng Đà Nẵng, một trong những cảng lâu đời và lớn
nhất Việt Nam, cung cấp dịch vụ hàng hải quanh năm.
Các doanh nghiệp logistics hàng đầu như Tan Cang Logistics & Stevedoring,
PetroVietnam Transportation Corporation (PVTrans), Vinafco và Hai Au Logistics đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, đặc
biệt là nông sản và thủy sản. Những doanh nghiệp này không chỉ đảm bảo chất lượng
dịch vụ mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành logistics tại Việt Nam.
2.3. Thực trạng và vấn đề của ngành logistics tại Việt Nam
Mặc dù ngành logistics tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, vẫn tồn tại
nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Hạ tầng logistics ở nhiều khu vực vẫn chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu tăng cao trong vận chuyển và lưu trữ nông sản. Khu vực lưu trữ và kho bãi
không được phân bổ đủ và hợp lý, dẫn đến sự thiếu hụt nơi lưu trữ an toàn và tiện lợi cho
hàng hóa, đặc biệt là nông sản có yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ. Các phương tiện vận tải và
hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa phát triển đồng đều, gây khó khăn trong
việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trong thời gian giao nhận.
Thiếu hụt cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống thông tin quản lý logistics cũng là một
vấn đề lớn. Sự khác biệt trong tiêu chuẩn và quy chuẩn giữa các khu vực, đặc biệt là về
an toàn và bảo vệ môi trường, gây ra sự bất tiện và chi phí cho các doanh nghiệp
logistics. Một số doanh nghiệp logistics vẫn còn đối mặt với thách thức về chất lượng
dịch vụ, đặc biệt là về mặt đảm bảo chất lượng và thời gian giao nhận hàng hóa.
Chất lượng lưu trữ không đảm bảo cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Cơ sở vật chất cho
lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản có yêu cầu đặc biệt về điều kiện nhiệt độ,
không phải lúc nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Các cơ sở
lưu kho và vận tải không luôn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn, gây ra
nguy cơ cho sự bảo quản hàng hóa và sức khỏe của nhân viên. Thiếu sự đầu tư vào hệ
thống quản lý thông tin và dịch vụ khách hàng cũng dẫn đến sự không hiệu quả trong giải
quyết các vấn đề phát sinh và truyền thông không đầy đủ với khách hàng.

Nguồn: Báo cáo đánh giá trình độ công nghệ CBTS của viện nghiên cứu Hải sản, 2010.
2.4. Đánh giá nguyên nhân vấn đề
Để đánh giá nguyên nhân vấn đề trong việc phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu
hàng nông sản tại Việt Nam, có thể xem xét những yếu tố sau: Thiếu hạ tầng lưu trữ hiện
đại, chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành cao, khó khăn trong quản lý và giám sát,
thủ tục pháp lý và hải quan phức tạp, và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành logistics.
Hầu hết các cơ sở lưu trữ hiện tại không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện nhiệt độ và
độ ẩm cho các loại nông sản nhạy cảm như rau quả, trái cây, hải sản, và thịt cá. Đầu tư
xây dựng và vận hành cơ sở kho lạnh đòi hỏi chi phí ban đầu lớn, bao gồm cả hệ thống
máy móc và công nghệ quản lý chất lượng. Chi phí vận hành hàng tháng bao gồm năng
lượng, bảo trì và quản lý có thể là nguyên nhân làm tăng chi phí tổng thể cho các doanh
nghiệp logistics. Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao trong việc quản
lý và giám sát hoạt động của các kho lạnh cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu, cũng như các quy định về an toàn thực phẩm và môi
trường, có thể làm chậm quá trình vận chuyển và làm gia tăng chi phí. Sự cạnh tranh
trong ngành logistics, đặc biệt là về dịch vụ kho lạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối
ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Trong bối cảnh này, việc phát triển
dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ
và chiến lược dài hạn, không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn từ sự hỗ trợ của chính phủ
và các cơ quan chức năng.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistic lạnh hỗ trợ xuất khẩu hàng
nông sản Việt Nam
3.1 Mô tả giải pháp:
Các kho lạnh hiện tại phát triển khá nhanh chóng nhờ sự bùng nổ về số lượng các
siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Nhu cầu vận tải hàng hóa là rau, củ, quả qua các
thị trường sẽ tăng cao vì vậy nhu cầu cho các dòng xe lạnh, container lạnh sẽ ngày
càng lớn. Chính vì vậy khuyễn nghị cần có một số giải pháp cụ thể như sau:
Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết
giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển
các chuỗi cung ứng lạnh nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường
hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics, tối ưu
hóa quy trình vận chuyển, sử dụng các phần mềm quản lí quá trình vận tải như
(TMS,Arito..) và hệ thống theo dõi nhiệt độ, vị trí kho lạnh tối ưu hóa lịch trình
vận chuyển đúng thời gian xuất khẩu hàng nông sản.

Nguồn: Trang thông tin điện tử Logistic Việt Nam ( 2018, Đầu tư phát triển chuỗi
cung ứng lạnh đồng bộ)

Hỗ trợ về chính sách :Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các cơ
chế, chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ kho lạnh nông sản, đầu tư xây
dựng các trung tâm dịch vụ logistics nông sản. Thiết lập hệ sinh thái logistics lạnh
từ khâu trông trọt, sản xuất, chế biến đến khâu bán hàng.
Chính phủ và các cơ quan quản lí như Bộ Giao thông vận tải, Bộ công thương, Bộ
tài chính.. đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khi
đầu tư vào kho lạnh ưu đãi về thuế , hỗ trợ về tài chính như miễn giảm thuế thu
nhập cho các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào hệ thống kho lạnh trong một
khoảng thời gian nhất định, giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị và công nghệ
có liên quan đến hệ thống kho lạnh. Đặc biệt đầu tư vào các tuyến đường hỗ trợ đế
việc vận chuyển hàng hóa cần bảo quản lạnh.
Cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương
mại nông sản, xây dựng và mở rộng mô hình thí điểm cửa khẩu thông minh gắn
với kiểm soát truy cập nguồn gốc. Phát triển chip truy vết( Logo, Barcode) để kiểm
tra và theo dõi xuất xứ, chất lượng, thông tin sản phẩm.
Tập trung tổ chức các giải pháp nhằm hiện đại hóa hệ thống xuất khẩu và nâng cao
năng lực vận chuyển hàng hóa nông, lâm thủy sản, vai trò của xúc tiến thương mại,
mở rộng mối quan hệ xuất khẩu như mối quan hệ Trung Quốc với Việt Nam hiện
nay. Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao cụ thể hóa các nội dung Tuyên bố chung Việt
Nam - Trung Quốc và các văn kiện hợp tác đã ký kết về hợp tác nông nghiệp, mở
cửa thị trường nông sản, thúc đẩy đa dạng hóa kênh phân phối truyền thống qua
chợ đầu mối, trung tâm dịch vụ logistics nông sản giữa các cặp cửa khẩu hai nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nông sản chính ngạch qua các sàn thương
mại điện tử.
Phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản từ các khâu liên quan
trong quá trình cung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Tổ chức tập huấn
nâng cao kiến thức, năng lực về logistics, chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi
logistics nông sản nói riêng cho cán bộ quản lý ở trung ương và địa phương, các
doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

3.2 Đánh giá tính khả thi của giải pháp


Việc đánh giá tính khả thi của việc phát triển kho lạnh hỗ trợ xuẩ khẩu hàng nông
sản về mặt kinh tế, xã hội, môi trường là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải xem
xét các vấn đề liên quan nhiều khía cạnh:
- Về kinh tế:
+ Tăng giá trị sản phẩm: Việc phát triển kho lạnh giúp đảm bảo nông sản lâu hơn,
giảm hao hụt sau thu hoạch, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm khi xuất khẩu
+ Tăng thu nhập : Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu có thể dẫn dến tăng thu
nhập cho nông dân và cho các doanh nghiệp liên quan
+Phát triển các ngành công nghiêp hỗ trợ: Tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp
phụ trợ như logistics, vận chuyển, và công nghệ bảo quản phát triển.
Tuy nhiên ngoài những thuận lợi đó thì việc phát triển kho lạnh cũng gặp không ít
khó khăn về chi phí và vốn đầu tư. Đối với các công ty chế biến nông sản thiếu chi
phí đầu tư vào công nghệ chuỗi lạnh, hợp tác giữa các doanh nghiệp chưa cao để
tận dụng lợi thế nhờ quy mô, còn hạn chế về mô hình vận chuyển. Đối với doanh
nghiệp logistics , thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp và bên cung cấp dịch vụ,
rủi ro về chi phí vận hành như chi phí điện năng, bảo trì và nhân công cho việc vận
hành kho lạnh.
- Về xã hội
Tạo việc làm vừa trực tiếp vừa gián tiếp cho chuỗi cung ứng logistics : Vừa tạo
việc làm cho người lao động trong quá trình xây dựng và quản lý kho lạnh, vừa
phát triển dược một số ngành nghề liên quan như vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ. Từ
đó cải thiện đời sống, thu nhập tăng từ việc xuất khẩu hàng nông sản chất lượng
cao giúp cải thiện đời sống của nông dân một cách rõ rệt , đảm bảo việc bảo quản
hàng nông sản tốt hơn tránh việc lãng phí, đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị
trường nội địa và xuất khẩu.
Bên cạnh đó tuy việc đầu tư vào kho lạnh không tốn kém nhiều chi phí ban đầu,
nhưng container lạnh lại cần được bảo trì bảo dưỡng định kỳ và cần được sửa chữa
bởi những chuyên gia kỹ thuật lành nghề khi gặp sự cố hư hỏng. Đây là vấn đề đặc
biệt khó khăn khi thiếu nhân sự để vận hành chuyên nghiệp các chuỗi cung ứng
lạnh.
- Về môi trường
Sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động môi trường của kho lạnh, áp
dụng nhà máy thông minh để loại trừ lãng phí rác, cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên
liệu và hướng đến chuỗi cung ứng bền vững. Tính bền vững của kho lạnh cao hơn
rất nhiều lần khi so sánh với các loại phương tiện vận chuyển khác. Bên cạnh đó,
container lạnh còn có thể được tái sử dụng trong một khoảng thời gian dài giúp tiết
kiệm được chi phí đầu tư cũng như góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
Việc phát triển kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản có tiềm năng sẽ mang lại
lợi ích cho kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, các giải pháp trên của nhóm
cũng chưa đủ tốt còn một số hạn chế nhất dịnh dể phát triển hệ thống kho lạnh một
cách tốt nhất.
KẾT LUẬN
Việc phát triển dịch vụ kho lạnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị và
khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Luôn giữ được nhiệm vụ then chốt trong
việc bảo quản và vận chuyển nông sản tươi sống, giúp giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch,
nâng cao chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra góp phần nâng cao
giá trị gia tăng cho nông sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế. Hỗ trợ phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nó
sẽ có thể mang đến nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, bao gồm có những xu
hướng trong tương lai gần như:
- Một số lượng các doanh nghiệp vận tải hàng khô sẽ chuyển sang vận tải hàng lạnh.
- Các nhà kho lạnh sẽ chuyển sang vận tải lạnh và cung cấp dịch vụ phân phối hàng
lạnh
- Nền kinh tế chia sẽ tác động đến chuỗi lạnh với những cái tên quen thuộc như
Uber Cargo transporter ( vận tải hàng hoá Uber : logivan, giaohangnhanh,
Lalamove,..)
- Các nhà cung cấp dịch vụ 3PLs nội địa và quốc tế chuyển sang cung cấp các dịch
vụ cho thuê kho lạnh công cộng và vận tải lạnh công cộng như Gemadept, ITL,
DHL, FM- logistics..
Phát triển dịch vụ kho lạnh tăng cao sẽ giúp thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành nông
nghiệp bao gồm giảm thiểu lãng phí. Việc giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch nhờ sử dụng
dịch vụ kho lạnh sẽ góp phần giảm lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường và đảm bảo an
ninh lương thực. Khi chất lượng và giá trị sản phẩm được nâng cao, người nông dân sẽ
thu được lợi nhuận tốt hơn, từ đó cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế nông
thôn. Không chỉ đó, việc phát triển dịch vụ kho lạnh sẽ thu hút đầu tư vào lĩnh vực sau
thu hoạch, tạo thêm việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, phát triển
hiệu quả dịch vụ kho lạnh hỗ trợ hàng nông sản cần có sự chung tay của các bên liên
quan như chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ kho lạnh, đầu tư vào hạ
tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống kho
lạnh hiện đại, chuyên nghiệp. Hợp tác xã, tổ chức nông dân liên kết với các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ kho lạnh để bảo quản và vận chuyển nông sản cho các thành viên và
không thể không kể đến người tiêu dùng về nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
việc sử dụng nông sản bảo quản trong kho lạnh để đảm bảo chất lượng và sức khỏe.
Do đó phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ hàng nông sản là một giải pháp quan trọng để
nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành nông
nghiệp Việt Nam. Với sự chung tay của các bên liên quan, dịch vụ kho lạnh hứa hẹn sẽ
đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tương lai gần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bogh, S., & Olsson, P. (1990). The Chill Chain. Chilled Foods: the State of the Art
(T.R. Gormley Ed.). Elsevier Applied Science.
2. Đặng Kim Khôi, Phạm Thị Kim Dung, Đặng Kim Sơn, Đỗ Huy Thiếp & Phạm Đức
Thịnh. (2019). Overview of the Cold Chain for Agriculture in Viet Nam. In Kusano
(Eds.), The Cold Chain for Agri-food Products in ASEAN, Research Project Report
FY2018, (pp. 62-100). Economic Research Institute for ASEAN and East Asia: ERIA.
3. Konovalenko, I., Ludwig A., & Leopold, H. (2021). Real-time temperature prediction
in a cold supply chain based on Newton's law of cooling. Decision Support Systems,
141(1), 113451.
4. Salin, V., & Nayga, J. R. M. (2003). A cold chain network for food exports to
developing countries. International Journal of Physical Distribution & Logistics
Management, 33(10), 918-933.
5. Asadi, G., & Hosseini, E. (2014). Cold supply chain management in processing of food
and agricultural products. Scientific Papers. Series D. Animal Science, 57(1), 223-227.
Lambert, D. M., & Cooper, M. C. (2000). Issues in supply chain management. Industrial
marketing management, 29(1), 65-83.
6. Gogou, E., Katsaros, G., Derens, E., Alvarez, G., & Taoukis, P. S. (2015). Cold chain
database development and application as a tool for the cold chain management and food
quality evaluation. International Journal of Refrigeration, 52(1), 109-121.
7. Wu, J. Y., & Hsiao, H. I. (2021). Food quality and safety risk diagnosis in the food
cold chain through failure mode and effect analysis. Food Control, 120(1), 107501.
8. Zhang, Q. Y., & Chen, Z. (2011). HACCP and the Risk Assessment of Cold-chain.
International Journal of Wireless and Microwave Technologies, 1(1), 67-71.
9. Mercier, S., Villeneuve, S., Mondor, M., & Uysal, I. (2017). Time–temperature
management along the food cold chain: a review of recent developments. Comprehensive
Reviews in Food Science and Food Safety, 16(4), 647-667.
10. Emenike, C. C., Van Eyk, N. P., & Hoffman, A. J. (2016). Improving cold chain
logistics throughRFID temperature sensing and predictive modelling. In proceeding of
IEEE 19th International Conference on Intelligent Transportation Systems (ITSC) (pp
2331- 2338). IEEE publisher.
11. “ Đầu tư logistics phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản “ ( Báo Nhân Dân – Ánh
Tuyết, 2023)
12. “ Thực trạng cảng cạn/ICD trong chuỗi giá trị ở Việt Nam “ ( VIETNAM LOGISTIC
REVIEW - Bảo Hân, 2023)
13. “ Vị thế và chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam “ ( Tạp chí Công thương –
Minh Trang, 2022)
14. “ Cải thiện vấn đề logistic cho nông sản Việt Nam “ ( Báo Đầu tư online – Như Loan,
2023)
15. “ Chuỗi cung ứng lạnh – Logistic cơ hội và thách thức “ ( NamPhuThai.com.vn)
16. “ Thiếu kho đông lạnh, xuất khẩu nông sản gặp khó “ ( Báo Tiền Phong – Dương
Hưng, 2021)
17. “ Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU “ ( Interlogistic –
InterLOG, 2023)
18. “ Nhu cầu logistic lạnh đối với hàng nông sản Việt Nam “ ( Bùi Thị Bích Liên, 2020)
19. “ Chuỗi cung ứng lạnh Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 -
Những tác động và giải pháp “ ( Ths. Bùi Thị Bích Liên, Ths. Nguyễn Trần Thái Hà,
2021)
20. “ Tăng cường kết nối logistic thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản “ ( Tuổi trẻ thủ
đô, 2024)

You might also like