ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – SỐ 1

Họ và tên: …………………..................................................................Lớp: ……….…

A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: ĐIỂM

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)


II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
CẦM LẤY TAY NHAU
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên
giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ
đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông
lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ
thanh thản, mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề
chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông
lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia
buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên.
Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu
đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết
định ở lại.
Theo XTI-VƠ GU-ĐI-Ơ

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời thích hợp cho
mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Người ta đã đưa ai đến bên một già đang hấp hối? (0,5 điểm)

A. Một thanh niên là bạn cụ già. B. Người con trai cụ. C. Một thanh niên xa lạ.
Câu 2. Điều gì làm cô y tá ngạc nhiên? (0,5 điểm)
A. Cụ già đã khỏe lại nhờ anh thanh niên.
B. Cậu thanh niên đã ngồi bên cụ già suốt đêm.
C. Cậu thanh niên không phải là con cụ già.
Câu 3. Vì sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già? (0,5 điểm)
A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.
B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.
Câu 4. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là: (0,5 điểm)
A. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.
C. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.
Câu 5. Câu chuyện muốn gửi gắm tới chúng ta nội dung gì? Theo em câu chuyện trên
nằm trong chủ điểm nào em đã học? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Dấu gạch ngang trong bài có công dụng gì? (0,5 điểm)
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết.
Câu 8. Trạng ngữ dưới đây bổ sung thông tin gì cho câu? (0,5 điểm)
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt
đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng.
A. Thời gian. B. Nơi chốn. C. Nguyên nhân.
Câu 9. Điền vị ngữ thích hợp vào đoạn văn sau: (1 điểm)
là đi khắp đó đây; giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn;
không có hình dáng, màu sắc; yêu cô lắm

Người ta gọi cô là cô gió. Việc của cô (1)....................................... Trên mặt sông, mặt
biển, cô (2)............................................ Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn.
Tính cô hay giúp đỡ mọi người. Mọi người (3)........................................ Cô
(4).................................................................... nhưng cô đi đến đâu ai cũng biết ngay.
Câu 10. Thêm trạng ngữ thích hợp cho câu: (1 điểm)
a. ……………………………………, đàn trâu thung thăng gặp cỏ.
b. ……………………………………., chúng em phải năng tập thể dục.
B. ĐỀ VIẾT
Đề 1. Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
Đề 2. Các vị anh hùng, các thế hệ ông cha đi trước đã phải hi sinh biết bao xương máu
mới giành lại hòa bình, độc lập cho dân tộc… Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện về một
nhân vật lịch sử mà em đã nghe, đã đọc.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – SỐ 2 ĐIỂM

Họ và tên: ………………....................................................Lớp: ……….…

I. Đọc thầm và làm bài tập


VAI DIỄN CUỐI CÙNG
Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng
vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.
Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây
chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé
vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng
hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không
quen biết ấy.
Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không
một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn
viên già như thắt lại.
Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép
một bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ:
“Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho
mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra,
đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay
vẫy mãi.
Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ
một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ,
một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng,
ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.
(Theo Truyện khuyết danh)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời thích hợp
cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào? (0,5 điểm)
A. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.
B. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi.
C. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.
Câu 2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ? (0,5 điểm)
A. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.
B. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.
C. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.
Câu 3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé? (0,5 điểm)
A. Hoá trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.
B. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.
C. Đến nhà hát xin được cho mình đóng vai diễn cuối cùng trên toa tàu.
Câu 4. Niềm vui sướng của cậu bé được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)
A. Đứng lặng đi không nói được lời chào.
B. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.
C. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì vui sướng.
Câu 5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động
hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát? (0,5 điểm)
A. Vì đây là vai ông đóng lúc về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.
B. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.
C. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.
Câu 6. Theo em câu chuyện có ý nghĩa gì? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Chủ ngữ trong câu “Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hoá trang của ông
ra.” là: (0,5 điểm)
A. Hôm sau, người diễn viên già
B. Người diễn viên già
C. Hôm sau
Câu 8. Công dụng của dấu phẩy thứ nhất trong câu: “Mùa hè năm ấy, ông về một làng
vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.” là: (0,5 điểm)
A. Ngăn cách hai thành phần chính của câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với hai thành phần chính của câu.
C. Kết thúc một câu hoàn chỉnh.
Câu 9. Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu? “Mỗi
buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.” (1,5 điểm)

Câu 10. Em hãy tìm và viết lại một câu ca dao, tục ngữ liên quan đến ý nghĩa Uống nước
nhớ nguồn? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – SỐ 3 ĐIỂM

Họ và tên: ………………....................................................Lớp: ……….…

Đọc thầm bài đọc sau:


EM YÊU BUỔI TRƯA
Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không
khí trong lành mát mẻ…
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương
lam buổi chiều… Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
Em thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng em còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có
những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ,
êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm em yêu nó
nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, em thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc,
em thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa.
Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, có củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi
người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà em hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ và của những người
nông dân một nắng hai sương.
Em yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
Theo Nguyễn Thùy Linh
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Màn sương lãng mạn, không khí trong lành mát mẻ, sự sống đang hồi sinh là
miêu tả đặc điểm của cảnh vật vào buổi nào?
A. Buổi sáng C. Buổi chiều
B. Buổi trưa D. Buổi tối
Câu 2: Phần đông mọi người yêu thích buổi chiều vì:
A. Không khí trong lành, mát mẻ. C. Gió thổi nhẹ, sương lam, những vệt sáng đỏ kì quái.
B. Sự sống đang hồi sinh. D. Được ngắm sương lãng mạn, thưởng thức cơm lam.
Câu 3: Buổi trưa mùa hè có đặc điểm gì khiến tác giả yêu thích nhất?
A. Nắng vàng rót mật nên thơ. C. Nắng vàng rót mật êm dịu và dễ chịu.
B. Ấm áp, êm dịu và dễ chịu. D. Nắng như đổ lửa.
Câu 4: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng về nội dung bài:
Nhờ có buổi trưa bạn nhỏ trong bài đã hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ
Thóc đã được hong khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ, mọi người được no ấm.
Nắng trưa mùa đông ấm áp rất nên thơ.
Câu 5: Qua bài đọc “Em yêu buổi trưa” và dưới cái nắng chói chang oi bức của mùa
hè, em cảm nhận được những điều gì từ cuộc sống?
….……………………………………………………………………………………........
….…………………………………………………………………………………………
.............................................................................................................................................
Câu 6: Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Nhờ có buổi trưa này, em đã hiểu ra nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Trạng ngữ:…………………………………………………………………………………
Chủ ngữ: ……………………………………………………………………….…………
Vị ngữ: ……………………………………………………………..………..…..……….
Câu 7: Khổ thơ sau giúp em cảm nhận được những điều gì đẹp đẽ, thân thương? Chọn
những ý đúng!
“Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”
(Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu)

A. Sự vất vả, hi sinh của Bác để đem lại hòa bình cho dân tộc

B. Khổ thơ giúp ta cảm nhận được cuộc sống giản dị, đơn sơ của Bác.

C. Khổ thơ bộc lộ đức tính giản dị của Bác từ thuở thiếu thời.

D. Sống trong ngôi nhà đó, Bác đã lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và bà con xóm
làng quê Bác.

Câu 8: Tìm 2 từ có chứa tiếng “tài” mang nghĩa là “mang khả năng hơn người bình
thường”
….……………………………………………………………………………………........
….…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Đặt 1 câu với 1 trong các từ tìm được ở Câu 8.
….……………………………………………………………………………………........
….…………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………........
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – SỐ 4 ĐIỂM

Họ và tên: ………………....................................................Lớp: ……….…


Đọc thầm câu chuyện sau:
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi
Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện
ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa,
cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên
một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em
cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết
Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về
một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học.
Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các
em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô
bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào ?
A. Thích chơi hơn thích học. B. Có hoàn cảnh bất hạnh.
C. Yêu mến cô giáo. D. Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt ?
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn ?
A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết ?
A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 6: Nếu trong lớp em có một bạn học sinh khuyết tật, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn đó?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên?
A. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng B. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ
C. xanh tốt, xinh tươi, thùy mị D. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh
Câu 8: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ chấm ở đoạn văn sau:
Anh Kim Đồng là một .................................................
rất ...................... . Tuy không chiến đấu ở ......................,
nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây
phút hết sức .............................. . Anh đã hi sinh,
nhưng ......................... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)
Câu 9: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu nói về nữ anh hùng Võ Thị Sáu
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất
nước.

- Trạng ngữ: …………………………………………………………………………….….

- Chủ ngữ: …………………………………………………………………………............

- Vị ngữ: …………………………………………………………………………………..

Câu 10: Trạng ngữ trong câu “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
vào ngày chiến thắng của đất nước.” bổ sung thông tin gì cho câu:
A. Thời gian
B. Nơi chốn
C. Mục đích
D. Nguyên nhân
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – SỐ 5 ĐIỂM

Họ và tên: ………………....................................................Lớp: ……….…


HUYỀN THOẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ
Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.
Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết
chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia
đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Tháng 7/1948, Công an Đất
Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan,
nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.
Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của
thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù
Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo.
Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa,
kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù
Côn Đảo. Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn
chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện
tại phiên tòa đại hình, chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn
thực dân xâm lược không phải là tội”. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả
đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường,
Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho
đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng
vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính
lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập
muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở
thành huyền thoại.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây
Câu 1. Viết tiếp vào chỗ chấm
Võ Thị Sáu sinh năm.........................ở..............................................................................
Câu 2. Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh năm bao nhiêu tuổi?
A. 17 tuổi B. 16 tuổi C. 15 tuổi D. 14 tuổi
Câu 3. Chị Võ Thị Sáu đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ nào khi tham gia
đội công an xung phong năm 14 tuổi?
A. Liên lạc, tiếp tế.
B. Ném lựu đạn, tiêu diệt địch
C. Lãnh đạo đội công an Đất Đỏ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp.
D. Bắt sống kẻ địch
Câu 4. Chị Võ Thị Sáu đã chủ động xin tham gia nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm
nào vào tháng 7/1948?
A. Ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay
B. Chuyển một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.
C. Phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp.
D. Cùng anh trai tham gia đội Thanh niên xung phong.
Câu 5. Võ Thị Sáu bị bắt vào nhà tù Đất Đỏ vào thời điểm nào? Vì sao?
A. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ
điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.
B. 14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp và
bị bắt.
C. Tháng 7/1948, chị tham gia nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp
nên bị bắt.
D. Năm 17 tuổi, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm
viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.
Câu 6. Khi bị giam trong nhà tù Đất Đỏ, chị Võ Thị Sáu đã có thái độ thế nào?
A. Luôn lo lắng và sợ hãi, sợ bị kẻ địch tra tấn dã man.
B. Chị rất kiên cường và gan dạ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo.
C. Luôn cố gắng tìm mọi cách thoát khỏi nhà giam.
D. Tìm mọi cách để tiêu diệt bọn cai ngục.
Câu 7. Bài đọc ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ nào của chị Võ Thị Sáu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………
Câu 8: Câu nào đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ - vị ngữ của câu:
A. Cô gái / đang múa trên sân khấu kia là chị của bạn Linh
B. Cô gái đang múa / trên sân khấu kia là chị của bạn Linh
C. Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh
Câu 9: Những từ nào trái nghĩa với từ "dũng cảm"
a. gan lì. b. hèn nhát. c. yếu đuối. d. tự ti.
e. nhát gan. g. run sợ. h. bi quan. i. trốn tránh.
Câu 10 : Dựa vào nội dung bài đọc “Huyền thoại vùng Đất Đỏ” hãy đặt câu:

a) Có trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

……………………………..…………………………………………………………………

……………………………..…………………………………………………………………

b) Có trạng ngữ chỉ mục đích

……………………………..…………………………………………………………………

……………………………..…………………………………………………………………

You might also like