Phản ánh là gì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Phản ánh là gì?

Lấy ví dụ về phản ánh trong triết học


1. Phản ánh là gì?
Trong triết học, lý thuyết về phản ánh bao gồm 2 khẳng định sau:
- Một thế giới tồn tạo độc lập và bên ngoài đối với ý thức
- Kiến thức bao gồm những phản ảnh trung thực về thế giới trong đó có ý thức.
Những quan sát đơn giản này là cơ bản đối với kiến thức lý luận Mac - lenin không chỉ là những
giả định cơ bản nhưng cũng như các nguyên tắc chính thường được sử dụng để phê bình các
nhận thức luận đối thủ và tìm ra giải pháp cho câu hỏi cụ thể về logic, ngữ nghĩa, phương pháp
luận khoa học và triết học.
Cả ý nghĩa và ở một mức độ lớn là ý nghĩa của lý thuyết về sự phản ảnh do đó phụ thuộc vào các
chức năng của lý thuyết. Trong lý thuyết lần đầu tiên được hình thành, người ta có thể thấy sự
phản ánh được coi như sự phản ánh cơ học của các đối tượng trong các hình ảnh cảm giác và
ngược lại, như một quá trình nhận thức phức tạp nảy sinh từ những mâu thuẫn biện chứng của
chủ nghĩa hiện thức chất phác.
Trong nhận thức luận của Liên Xô, nhận thức phản ánh được hiểu là sự phát triển của phép biện
chứng lý do, và khi lập luận cho cách giải thích này, các nhà văn Liên Xô đã bỏ qua những nỗ
lực của Leni trong MEC nhằm tạo nền tảng cho nhận thức về chủ nghĩa hiện thực ngây thơ, và
bác bỏ ngầm - đề xuất của anh ấy rằng thực tế khách quan được phản ánh bởi cảm giác.
Trong thuật ngữ của chủ nghĩa Mác, phản ánh như là một đường lối của chủ nghĩa Lenin trong
nhận thức luận, một khuynh hướng đêì đó thay đổi và phát triển nhưng điều đó xảy ra như vậy là
do cách thức mà Lenin ban đầu đã đặt ra.
Như vậy, có thể thấy rằng phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất.
Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ hống vật chất này những đặc điểm của hệ thống
vật chất khác.
Từ đó, ta có thể rút ra định nghĩa về phản ánh như sau:
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá
trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động; đồng thời luôn mang nội dung
thông tin của vật tác động. Các kết cấu vật chất càng phát triển, hoàn thiện thì năng lực phản ánh
của nó càng cao. Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
2. Các hình thức của phản ánh
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song, phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình
thức:
- Phản ánh vật lí, hóa học: là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản
ánh vật lí, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lí, hóa, tức là, thay đổi về kết cấu, vị trí,
tính chất lí hóa qua quá trình kết hợp, phân giải các chất khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng,
chưa có lựa chọn của vật nhận tác động
- Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, tương
ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh. Phản ánh sinh học được thể hiện qua tính
kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.
+ Tính kích thích là sự phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều
hướng sinh trưởng phát triển, thay đổi về màu sắc, cấu trúc khi nhận được sự tác động trong môi
trường sống
+ Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh cao, tạo ra năng lực, cảm giác được
thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện. Khi
có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống
- Phản ánh tâm lí: là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ là có hệ thần
kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động
của môi trường sống.
- Phản ánh năng động, sáng tạo (phản ánh ý thức): là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo, chỉ
có ở con người. Đây là sự phản ánh có tính định hướng, chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông
tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của những thông tin đó.
Bộ óc người chính là cơ quan phản ánh thông qua các giác quan và con người có ngũ giác quan.
Hiện thực khách quan chính là đối tượng phản ánh tác động vào các giác quan của con người.
Ví dụ về sự phản ánh sáng tạo của ý thức dựa trên thực tiễn như tác phẩm Tây Du Kí - 1 tác
phẩm hư cấu với những nhân vật hư cấu, tình tiết hư cấu nhưng được viết dựa trên một câu
chuyện có thật về một vị sự đã trải qua quãng đường cực kỳ dài, gian truân, vất vả để lấy cuốn
kinh về truyền dạy cho người trong quốc gia. Năm thầy trò là sự sáng tạo từ 5 tính cách có thật
trong con người.
3. Cơ chế của phản ánh ý thức là như thế nào?
Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất nhưng ý thức lại là một
thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao, tổ chức đặc biệt của bộ não người. Bộ não
người cũng là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất và xã hội, nó có cấu
trúc tinh vi, phức tạp, bao gồm hàng chục tỉ tế bào thần kinh. Bộ não của con người chính là cơ
quan trung ương của hệ thần kinh ở con người. Nó có nhiệm vụ là thu thập, phân tích, xử lý và
điều khiển hoạt động của con người. Bộ óc của con người sẽ thu nhận những phản ánh từ các
giác quan để phân tích, lọc bỏ, khái quát thành tri thức, trí thức.
=> Những hình thức này tương ứng với hình thức tiến hóa của vật chất trong giới tự nhiên.
Ví dụ: Cái gương soi chịu sự tác động của một vật nào đó đã tạo ra hình ảnh về vật đó trong
gương.

4. Phân biệt ý thức với hình thức phản ánh tâm lý


- Phản ánh tâm lý là trình độ phản ánh cao nhất của các loài động vật, là trình độ phản ánh mang
tính bản năng của các loài động vật bậc cao, xuất phát từ nhu cầu sinh lý tự nhiên, trực tiếp của
cơ thể động vật chi phối.
Mặc dù một số loài động vật vậc cao ban đầu đã có trí khôn, trí nhớ, biết suy nghĩ theo cách
riêng của chúng như đó chỉ là cái tiền sử duy nhất gợi ý cho ta tìm hiểu bộ óc tư duy của người
đã ra đời như thế nào?
- Còn ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người. Là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ
óc con người. Bộ óc người có cấu trúc phát triển đặc biệt, rất tin vi và phức tạp. Sự phân khu não
bộ và hệ thống dây thần kinh liên hệ với não bộ, hình thành những phản xạ có điều kiện và
không điều kiện. điều khiển các hoạt động của cơ thể. Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Ý thức có đặc tính tích cực, năng động, sáng tạo (không phải là bản sao
đơn, thụ động, máy móc sự vật mà là sự phản ánh chủ động và có chọn lọc của con người; trên
cơ sở cái đạ có, ý thức có thể sáng tạo ra tri thức mới về sự vật; có thể tưởng tượng ra cái không
có trong thực tế; ý thức có thể tiên đoán...); gắn bó chặt chẽ với hiện thực xã hội.
Đây là đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức với trình độ phản ánh tâm lý động
vật. Ý thức khách quan là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên đơn lẻ thụ động thế giới khách
quan. Do là quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích. Theo chiều ngang, ý thức gồm các
yếu tố cấu thành như tru thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí...Theo chiều dọc, theo chiều sâu
của thế giới nội tâm con người thì ý thức bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức và vô thức.

You might also like