Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ví dụ về chất và lượng trong triết học?

1. Khái niệm lượng và chất.


Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng nào đó,
biểu thị số lượng, quy mô hay trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của hiện tượng,
sự vật cũng như thuộc tính của nó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì lượng dùng để chỉ tính quy
định khách quan, vốn có của sự vật (tạo thành cơ sở khách quan cho sự tồn tại của chất của sự
vật) về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu
của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của một sự vật, hiện tượng nào
đó; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu tạo thành sự vật, hiện tượng, làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là cái nào khác.
2. Mối quan hệ giữa lượng và chất.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
là phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển. Nó là những sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và
ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về
lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau.
Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan và phổ biến được lặp đi lặp lại rất nhiều trong quá trình
vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, tư duy trong tự nhiên, xã hội.
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó
không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ
dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về
lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về
lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi
được gọi là độ. Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật,
hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa
thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng
thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó
chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất
yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong
hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống
nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi
về chất của sự vật.
Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó
gây ra.
Các hình thức của bước nhảy:
 Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các
bộ phận cấu thành sự vật.
 Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
 Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận
các yếu tố cấu thành nên sự vật.
 Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
- Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng.
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới
ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện
tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay
đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả
lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông
qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng
của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của
các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ví dụ lượng và chất.
Ví dụ về chất: Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường (C6H12O6) và thuộc tính của
đường là: Thể kết tinh, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt…
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là
2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các
kim loại khác.
Ví dụ về lượng: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20 nghĩa là
gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.
Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa
những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học,
chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học
sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút)
bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
4. Ý nghĩa của phương pháp luật.
Sự vận động và phát triển của quá trình biến đổi chất và lượng được tích lũy dần dần về lượng
đến một thời điểm nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất nên tránh trường hợp nóng
vội, đốt cháy giai đoạn.
Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một
giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính
định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy
vọt
Phải có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất và ngược lại tránh ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh.

You might also like