Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

Kinh tế học Vĩ mô 1 – Chương 11

SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG


NGẮN HẠN GIỮA
LẠM PHÁT VÀ THẤT
NGHIỆP
TS. Hà Thúc Huân
huanht@neu.edu.vn
CÁC CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI

• Lạm phát và thất nghiệp có liên quan như thế nào trong ngắn
hạn? trong dài hạn?
• Yếu tố nào làm thay đổi mối quan hệ này?
• Chi phí ngắn hạn của việc giảm lạm phát là bao nhiêu?
• Tại sao lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ đều thấp như vậy trong
những năm 1990?
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT

• Trong dài hạn, không có mối tương quan nào giữa thất nghiệp và
lạm phát:
• Thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều đặc tính của thị
trường lao động.
• Ví dụ: luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công
đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả, và tính hiệu quả của
quá trình tìm việc.
• Tỉ lệ lạm phát phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng cung tiền,
kiểm soát bởi ngân hàng trung ương.
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT

• Trong ngắn hạn: xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi giữa thất
nghiệp và lạm phát.
• Nếu các nhà hoạch định chính sách mở rộng tổng cầu, họ có
thể làm giảm thất nghiệp, tuy nhiên cái giá phải trả là lạm phát
cao hơn.
• Nếu thắt chặt tổng cầu, họ có thể làm giảm lạm phát, nhưng
cái giá phải trả là thất nghiệp tạm thời cao hơn.
ĐƯỜNG PHILLIPS

• Đường Phillips minh hoạ mối quan hệ trong ngắn hạn giữa lạm
phát và thất nghiệp.
• 1958: A.W. Phillips chỉ ra rằng tăng trưởng tiền lương danh nghĩa
có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thất nghiệp ở Anh.
• 1960: Paul Samuelson & Robert Solow tìm thấy mối tương quan
nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ, đặt tên nó là “Đường
Phillips”.
ĐƯỜNG PHILLIPS

Lạm phát
(% năm)

6 B

A
2

Đường Phillips

0 4 7 Tỉ lệ thất nghiệp
(% năm)
TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG
PHILLIPS

• Đường Phillips cho thấy các cách kết hợp trong ngắn hạn giữa thất
nghiệp và lạm phát, xuất hiện do tổng cầu thay đổi làm nền kinh tế
chuyển dịch dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.
• Tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ càng lớn thì sản lượng của nền
kinh tế càng lớn, và mức giá càng cao.
• Sản lượng càng lớn thì thất nghiệp càng nhỏ.
TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG
PHILLIPS

(a) Mô hình Tổng Cầu và Tổng Cung (b) Đường Phillips

Mức Lạm phát


giá (% năm)
AS ngắn hạn

6 B
106 B

102 A
AD2
A
2
AD1
Đường Phillips

0 7,500 8,000 Sản lượng 0 4 7 Thất nghiệp


(U là 7%) (U là 4%) (Y là 8000) (Y là 7500) (% năm)
ĐƯỜNG PHILLIPS: MỘT CÔNG CỤ
CHÍNH SÁCH

• Vì chính sách tài khóa và tiền tệ ảnh hưởng đến tổng cầu nên
đường Phillips dường như cung cấp cho các nhà hoạch định chính
sách một loạt các lựa chọn:
• thất nghiệp thấp với lạm phát cao
• lạm phát thấp với tỷ lệ thất nghiệp cao
• bất cứ điều gì ở giữa
• Những năm 1960: Dữ liệu của Hoa Kỳ ủng hộ đường Phillips. Nhiều
người tin rằng đường Phillips ổn định và đáng tin cậy.
Đường Phillips trong những năm 60
Tỉ lệ lạm phát
(% năm)
Trong những năm
10
1960, các nhà
hoạch định chính
sách Hoa Kỳ đã
8
lựa chọn giảm tỷ lệ
thất nghiệp với cái
giá phải trả là lạm
6
phát cao hơn
1968
4
1966
1967

2
1965 1962
1964 1961
1963

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ thất nghiệp (%)


ĐƯỜNG PHILLIPS DÀI HẠN

• Đường Phillips cho các nhà hoạch định chính sách một danh sách
các kết cục lạm phát và thất nghiệp có thể xảy ra.
• 1968: Friedman và Phelps kết luận rằng lạm phát và thất nghiệp
là không có liên quan trong dài hạn.
• Kết quả là, đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại mức thất
nghiệp tự nhiên.
• Chính sách tiền tệ có thể có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng
không hiệu quả trong dài hạn.
ĐƯỜNG PHILLIPS DÀI HẠN

Lạm phát
(%) Đường Phillips
dài hạn

B
1. Khi NHTW LP cao
tăng tốc độ
tăng trưởng
cung tiền, tỉ
lệ lạm phát
2. . . . Tuy nhiên thất nghiệp
tăng…
A vẫn ở mức tự nhiên
trong dài hạn
LP thấp

0 Tỉ lệ thất nghiệp Thất nghiệp (%)


tự nhiên
ĐƯỜNG PHILLIPS DÀI HẠN

(a) Mô hình Tổng Cầu và Tổng Cung (b) Đường Phillips

Mức giá Tổng cung dài hạn Tỉ lệ Đường Phillips dài hạn
lạm phát
1. Sự gia tăng 3. . . . Và làm
cung tiền làm tăng tỉ lệ
tăng tổng cầu… lạm phát . . .
B
P2 B
2. . . . làm
tăng
A
mức giá . . . P A
AD2

AD1
0 Mức sản lượng Sản lượng 0 Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp
tự nhiên tự nhiên
4. . . .tuy nhiên sản lượng và thất nghiệp
vẫn ở mức tự nhiên
THỰC NGHIỆM GIẢ THUYẾT VỀ TỶ LỆ
TỰ NHIÊN

• Quan điểm cho rằng thất nghiệp cuối cùng sẽ trở về mức tự nhiên
của nó, bất kể tỉ lệ lạm phát là bao nhiêu, được gọi là giả thuyết về
tỉ lệ tự nhiên.
ĐỐI CHIẾU LÝ THUYẾT VÀ BẰNG
CHỨNG

• Bằng chứng (từ thập niên 60): PC dốc xuống.


• Lý thuyết (Friedman và Phelps): PC thẳng đứng trong dài hạn.
• Để thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và bằng chứng, Friedman
và Phelps đã đưa ra một biến số mới: kỳ vọng lạm phát – thước
đo mức độ mọi người kỳ vọng mức giá sẽ thay đổi.
PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG PHILLIPS

Tỷ lệ Thất
Lạm phát Lạm phát
thất = nghiệp – a –
thực kỳ vọng
nghiệp tự nhiên

• Trong ngắn hạn: NHTW có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới
mức tự nhiên bằng cách tạo ra lạm phát lớn hơn kỳ vọng.
• Trong dài hạn: Kỳ vọng bắt kịp thực tế, tỷ lệ thất nghiệp trở lại
mức tự nhiên cho dù lạm phát cao hay thấp.
• Khả năng của NHTW trong việc tạo ra lạm phát kì vọng chỉ tồn tại
trong ngắn hạn.
• Một khi mọi người dự đoán được lạm phát, cách duy nhất để
đưa thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên là khiến lạm phát
thực tế tiếp tục tăng cao hơn mức dự đoán.
KỲ VỌNG LẠM PHÁT LÀM DỊCH CHUYỂN
ĐƯỜNG PHILLIPS NGẮN HẠN
2. . . . tuy nhiên trong dài hạn,
lạm phát kì vọng tăng, và
Tỉ lệ đường Phillips ngắn hạn dịch phải.
lạm phát
Đường Phillips dài hạn

C
B

Đường Phillips ngắn hạn với


lạm phát kì vọng cao

A
Đường Phillips ngắn hạn với
1. Chính sách mở rộng làm
lạm phát kì vọng thấp
di chuyển nền kinh tế dọc theo
đường Phillips ngắn hạn . . .
0 Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp
tự nhiên
SỰ GẤP GÃY CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS
Tỉ lệ lạm phát
(% năm) Đầu thập kỷ 70:
10 thất nghiệp tăng bất chấp
lạm phát cao
8
Giải thích của
Friedman &
6 1973
1971
Phelps: kỳ
1969 1970 vọng bắt kịp
4 1968 1972
thực tế.
1966
1967

2 1965 1962
1964 1961
1963

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ thất nghiệp (%)


DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG PHILLIPS: CÁC
CÚ SỐC CUNG

• Đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển do các cú sốc tổng
cung.
• Những thay đổi bất lợi của tổng cung có thể làm tồi tệ thêm sự
đánh đổi trong ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát.
• Một cú sốc cung bất lợi làm cho các nhà hoạch định chính sách
phải đối mặt với sự đánh đổi kém mong muốn giữa lạm phát và
thất nghiệp.
• Ví dụ: giá dầu tăng cao
• Cú sốc cung là một sự kiện trực tiếp làm thay đổi chi phí của doanh
nghiệp, và cuối cùng là làm thay đổi giá cả doanh nghiệp thiết lập.
• Điều này làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế. . .
• . . . và cuối cùng là dịch chuyển đường Phillips.
Cú sốc cung bất lợi và tổng cung

(a) Mô hình Tổng Cầu và Tổng Cung (b) Đường Phillips

P Tỉ lệ
AS2 lạm phát 4. . . . các nhà hoạch định
chính sách đối mặt với
AS1 sự đánh đổi kém mong
muốn hơn.
B
P2 B
3. . . . và 1. Sự dịch chuyển
tăng giá A bất lợi của A
P tổng cung . . .
... PC2
AD
PC1
0 Y2 Y Sản lượng 0 Tỉ lệ thất nghiệp

2. . . . làm giảm sản lượng


DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI
TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG

• Trong những năm 1970s, các nhà hoạch định chính sách phải đối
mặt với hai sự lựa chọn khi OPEC cắt giảm sản lượng và tăng giá
dầu.
• Chiến đấu với thất nghiệp bằng cách mở rộng tổng cầu và gia
tăng lạm phát.
• Chiến đấu với lạm phát bằng cách thắt chặt tổng cầu và gây ra
thất nghiệp cao.
• Lựa chọn: tăng cung tiền
• Kết quả: kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn, khiến đường Phillips
dịch chuyển nhiều hơn
• 1979: giá dầu tiếp tục tăng, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn
Các cú sốc cung những năm 1970
Tỉ lệ lạm phát
(% năm)
Các cú sốc
10
1980
1981 1975
cung và kỳ
1974
1979
vọng lạm
8
1978 phát cao
hơn khiến
6 1977
1973 1976 cho sự
đánh đổi
4 1972 đường
Phillips trở
2
nên tệ hơn

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ thất nghiệp (%)


CHI PHÍ CỦA VIỆC CẮT GIẢM LẠM
PHÁT

• Để giảm lạm phát, NHTW phải theo đuổi chính sách thắt chặt tiền
tệ.
• Khi NHTW giảm tốc độ tăng cung tiền, tổng cầu sẽ bị thu hẹp.
• Điều này làm giảm lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra của các
doanh nghiệp....
• ...và làm tăng thất nghiệp.
• Tỉ lệ hi sinh là số điểm phần trăm sản lượng hàng năm bị mất đi
trong quá trình cắt giảm lạm phát một điểm phần trăm.
• Ước tính tỉ lệ hi sinh này vào khoảng 5.
• Để giảm lạm phát từ khoảng 10% trong năm 1979-1981 xuống
còn 4% nền kinh tế phải hi sinh 30% sản lượng hàng năm!
KỲ VỌNG HỢP LÝ VÀ KHẢ NĂNG CẮT
GIẢM LẠM PHÁT KHÔNG TỐN PHÍ

• Lý thuyết về kì vọng hợp lý cho rằng con người sử dụng tối ưu tất
cả những thông tin mà họ có được, bao gồm cả thông tin về các
chính sách của chính phủ, khi dự báo tương lai.
• Lạm phát kì vọng giải thích tại sao lại có sự đánh đổi giữa lạm phát
và thất nghiệp trong ngắn hạn chứ không phải trong dài hạn.
• Thời gian tồn tại của sự đánh đổi trong ngắn hạn này tuỳ thuộc
vào mức độ điều chỉnh nhanh hay chậm của kì vọng.
• Lý thuyết kì vọng hợp lý cho rằng tỉ lệ hi sinh có thể nhỏ hơn con số
ước lượng nhiều.
CHÍNH SÁCH GIẢM LẠM PHÁT CỦA
VOLCKER

• Khi Paul Volcker trở thành chủ tịch NHTƯ Mĩ vào những năm
1970s, lạm phát được coi là một trong những vấn đề hàng đầu của
Mĩ.
• Volcker đã thành công trong việc cắt giảm lạm phát từ (10 xuống
còn 4%), tuy nhiên cái giá phải trả là thất nghiệp cao (khoảng 10%
vào năm 1983).
CHÍNH SÁCH GIẢM LẠM PHÁT CỦA
VOLCKER
Tỉ lệ lạm phát Giảm lạm phát quá đắt
(% năm)

10
1980 1981 Tỷ lệ thất
A
1979 nghiệp gần
8
10% trong
1982
1982-83
6

1984 B
4 1983
1987
1985
C
2 1986

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ thất nghiệp (%)


THỜI KÌ CỦA GREENSPAN

• Nhiệm kì của Alan Greenspan với cương vị là chủ tịch NHTW Mĩ bắt
đầu với một cú sốc cung có lợi.
• Vào năm 1986, các thành viên OPEC huỷ bỏ cam kết hạn chế
cung của họ.
• Điều này làm giảm cả lạm phát lẫn thất nghiệp.
THỜI KÌ CỦA GREENSPAN
Tỉ lệ lạm phát
(% năm) Lạm phát và thất nghiệp ở
10 mức thấp trong hầu hết
những năm Alan Greenspan
8 làm Chủ tịch Fed.

1990
4 1989 1991 1984
1988 1985
2001 1987
2000 1995 1992
2 1997 1994 1986
1999 1993
1998 1996 2002

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ thất nghiệp (%)


THỜI KÌ CỦA GREENSPAN

• Những dao động của lạm phát và thất nghiệp trong những năm
gần đây là tương đối nhỏ nhờ những hành động của NHTW.
THỜI KÌ CỦA BEN BERNANKE

• Cú sốc tổng cầu:


• Khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, giá nhà đất sụt giảm, tình
trạng tịch thu tài sản thế chấp lan rộng, những rắc rối trong khu
vực tài chính.
• Cú sốc tổng cung:
• Giá thực phẩm/nông nghiệp tăng
• Ngô mỗi giạ: $2,10 năm 2005-06, $5,76 vào tháng 5/2008
• Giá dầu tăng
• Dầu mỗi thùng: $35 vào tháng 2/2004, $134 vào tháng
6/2008
• Từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2008,
• tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,6% lên 5,5%
• lạm phát CPI tăng từ 2,6% lên 4,9%
THỜI KÌ CỦA BEN BERNANKE
THỜI KÌ CỦA JEROME POWELL

COVID-19

You might also like