đề cương ôn tập Đl LS giữa kì Ì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Địa lí

1. Trình bày vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu âu.
-thuộc lục địa á âu.
-giới hạn:
+ Từ 36B đến 71B, trải dài trên 35 vĩ tuyến.
+phần lớn nằm trong đới ôn hòa. Phân hóa theo chiều Đông
Tây, Bắc Nam.
-Tiếp giáp:
+3 mặt giáp biển và đại dương.
+ranh giới với Châu Á là dãy Uran.
2. Đặc điểm tự nhiên của Châu Âu.
a.Địa hình:
-Có 2 dạng địa hình chính: núi và đồng bằng.
+đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu
lục.
+Núi: Miền núi già ở phía Bắc và vùng trung tâm. Miền núi trẻ ở
phía nam.
b.Khí hậu:
-Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới. Chỉ một phần nhỏ ở
phía Bắc có khí hậu cực, cận cực và phía Nam có khí hậu cận
nhiệt Trung hải.
c.Sông ngòi:
-mạng lưới sông ngòi dày đặc , lượng nước dồi dào. Các sông
lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ, Vôn-ga.
-đới thiên nhiên:
-đới lạnh: giới sinh vật nghèo nàn.
+thực vật: rêu, địa y, cây bụi.
+động vật: một số loài chịu lạnh (chồn, gấu bắc cực...)
-đới ôn hòa: thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống
Nam.
+từ Tây sang Đông: rừng lá rộng. Rừng hỗn giao, rừng lá kim.
+từ Bắc xuống Nam: rừng lá kim, rừng lá rộng, thảo nguyên,
rừng lá cứng.
+động vật: đa dạng về số lượng loài và số lượng. Thú lớn (gấu,
trâu, chồn, linh miêu), bò sát, chim.
3. Hình dạng, địa lí, kích thước của Châu Á
-nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng xích đạo lên đến vùng cực
Bắc.
-Châu lục lớn nhất thế giới (44,4km-kể cả đảo)
4. Đặc điểm tự nhiên của Châu Á.
a.Địa hình: phân hóa đa dạng.
-núi, cao nguyên chiếm ¾ diện tích, tập trung chủ yếu ở vùng
trung tâm.
-đồng bằng chiếm ¼ diện tích, tập trung chủ yếu ở phía đông và
phía Nam.
b.khoáng sản.
-nguồn khoáng sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn.
-một số khoáng sản quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than,
sắt, crom.
c.khí hậu.
-khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, từ Bắc xuống Nam, từ Đông
sang Tây và từ thấp lên cao.
-khí hậu phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
Lịch sử
1.quá trình hình thành và lịch sử phát triển của chế độ phong
kiến tại Tây Âu.
-cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt đế quốc
Rô-ma, thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-lô Xắc-xông,
Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
-Xã hội hình thành 2 giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và
nông nô.
Xã hội phong kiến ở Tây Âu hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến và đặc trưng của kinh tế lãnh địa? Vai
trò của thành thị trung đại?
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn nhanh
chóng bị các quý tộc biến thành khu đất riêng của mình
- Mang tính chất tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
-Vai trò của thành thị trung đại: +Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên
của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển
của kinh tế hàng hóa.
+Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế
độ phong kiến tập quyền.
+Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
+Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học
được thành lập.
3. các cuộc phát kiến địa lí? hệ quả?
-Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi,
tìm ra mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến
mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam
Ấn Độ.
- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.
- Từ 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng
quanh Trái đất.
-Hệ quả: + Tìm ra những con đường mới, tìm ra vùng đất mới,
thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
+ Đem lại cho châu Âu khối lượng vàng bạc, nguyên liệu, Thúc
đẩy sản xuất, thương nghiệp châu Âu phát triển.
+Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm,
cướp bóc thuộc địa,..
4. Biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời kì trung đại là gì?
Hãy cho biết nguồn gốc xuất thân của các giai cấp tư sản và vô
sản?
-Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
+ Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới (tư sản và vô sản)
với lực lượng phong kiến chuyên chế ngày càng sâu sắc. Đây là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hàng loạt các cuộc đấu tranh chống
lại chế độ phong kiến.
- Nguồn gốc xuất thân của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản:
+ Giai cấp tư sản: là những chủ công trường thủ công, chủ đồn
điền hoặc nhà buôn lớn. Giai cấp tư sản nắm giữ nhiều của cải,
có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.
Lĩnh vực Thành tựu
Văn học Thơ, kịch, tiểu thuyết.
Tác phẩm: thần khúc của Đan-
tê, Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-
téc, ham lét của Sếch-spia.
Nghệ thuật Hội họa, kiến trúc, điêu khắc
Nàng La Giô công-đơ, Bữa tiệc
cuối cùng của lê-ô-na-đơ
Vanh-xi, tượng Đa-vít của Mi-
ken-lăng-giơ.
Khoa học tự nhiên Toán học, thiên văn học
Tác giả: Cô-béc-ních, Bru-nô,
Ga-li-lê
+ Giai cấp vô sản là những người lao động làm thuê cho chủ tư
bản, thời gian đầu, họ theo giai cấp tư sản để chống lại chế độ
phong kiến.
5. Thành tựu phong trào văn hóa phục hưng? Tác động?
-Ý nghĩa:
+Lên án gay gắt giáo hội thiên chúa giáo và đả phá trật tự phong
kiến.
+Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân
tộc.
+Mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ
sau
6. Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo? Nội dung cải
cách tôn giáo? Hệ quả?
* Nguyên nhân:
+ Giáo hội bóc lột nhân dân.
+ của Giáo hội phong kiến cản trở sự phát triển của văn hóa,
khoa học.
+ Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.
* Nội dung:
- phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
* Tác động:
- Thiên chúa giáo bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo(Thiên
chúa giáo) và Tân giáo( Tin lành).
- Tạo tiền đề và làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức.
7.
Đồng ý với nhận xét của ông vì: -phong trào văn hóa Phục hưng
là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, chống
lại nền văn hóa lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến, xây
dựng một nền văn hóa mới mang đậm tính tinh thần nhân văn
của giai cấp tư sản.Phong trào này có ý nghĩa như một cuộc cách
mạng tiến bộ vĩ đại nhất trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng trong
lịch sử loài người.
-Thời đại văn hóa Phục hưng đã để lại nhiều tên tuổi với những
đóng góp lớn lao về nhiều mặt: văn hóa, nghệ thuật, khtn,..
8. –Đô thị Châu Á thời trung đại:
+hình thành bên các lưu vực con sông lớn ở châu á.
+Sản xuất nông nghiệp phát triển, dẫn đến sự phân hóa giai cấp,
dân số tăng nhanh.
+hình thành các đô thị cổ đại: ba-bi-lon (vùng Lưỡng Hà),
Mem-phítt (Ai Cập)
-mối quan hệ giữa đô thị Châu Á và nền văn minh nền văn minh
cổ đại:
+đô thị là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và
giao thông giữa các quốc gia. Đô thị gắn liền với sự hưng thịnh
và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông
. –Đô thị Châu Âu thời trung đại:
+hình thành trên các vùng đồng bằng nhỏ và hẹp thuộc bán đảo
Át-ti-ca, ven biển Ê-giê, được bao quanh bởi đồi núi, giàu
khoáng sản, khí hậu thuận lợi.
-mối quan hệ giữa đô thị Châu Âu và nền văn minh nền văn
minh cổ đại:
+là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước, đồng thời cũng đặt
nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.
-Vai trò của giới thương nhân có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của các quốc gia ngày nay như sau:
+Tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
+Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo thuế cho ngân sách
quốc gia.
+Đầu tư vào hạ tầng và phát triển xã hội.
+Thúc đẩy thương mại quốc tế và mở cửa hàng cho xuất khẩu
và nhập khẩu.
+Đổi mới và phát triển công nghệ, nâng cao hiệu suất.
+Thúc đẩy sự hợp tác và đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp quốc
gia hấp dẫn vốn đầu tư.
+Tạo điều kiện cho sự thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế chiến lược
và phát triển công nghiệp.
+Góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển
xã hội trong quốc gia.

You might also like