Kịch bản sửa lần 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tiểu phẩm: Lửa vùng biên

Diễn viên tham gia:


- Lý Thị Luyên -Trong vai Lan.
- Lù Văn Cánh - Trong vai ông Chá bố của Lan.
- Khoàng Thị Ngọc - Trong vai bà Ía mẹ của Lan.
- Lèng Kim Lê - Trong vai cô giáo Thanh.
- Hoàng Ngọc hải - Trong vai Bí thư Đoàn xã.
Lan sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông truyền
thống có hoàn cảnh khó khăn, Bố mẹ Lan cho dù lam lũ ngày tháng
quanh năm mà cái nghèo vẫn bám lấy. Bố Lan (ông Chá) từ một
người đàn ông hết mực thương yêu vợ con, làm lụng chăm chỉ nay lại
chỉ biết lấy rượu để quên đi thực tại.
* Phân cảnh 1: Tại nhà của Lan
Hai mẹ con Lan đang vẽ Ngô giữa nhà thì ông Chá đi uống
rượu về.
- Ông Chá: (tay cầm chai rượu vừa đi vừa khua chân múa tay,
đi vào đến giữa nhà mặt nhìn chăm chú vào hai mẹ con Lan rồi nói
với giọng lè nhè say rượu):
Chúng mày là… ai, sao lại ở nhà tao? À… thì ra là con… vợ
(tay chỉ lần lượt vào Lan rồi bà Ía).
- Bà Ía: (lắc đầu) Ông đi uống rượu ở đâu bây giờ mới về?
Không lo làm nương cứ suốt ngày rượu chè thế này tiền đâu cho con
đi học.
- Ông Chá: Tao đi đám ma cái thằng Chừ nhà cuối bản.
- Bà Ía: Ông ấy chết cả tuần nay rồi còn gì, khổ nhà thì nghèo
mà mỗi ngày còn mổ một con lợn. Người chết đã khổ, người sống ở
lại trả nợ cũng khổ!
- Ông Chá: (tay cầm chén nước đưa lên miệng giọng lè nhè):
Tao quyết định rồi từ ngày mai cái Lan ở nhà không đi học nữa. Tao
đã nhận lời với người ta rồi, mấy hôm nữa người ta sẽ đem tiền đem
Lợn đến hỏi cưới.
- Bà Ía: Cái gì, ông bắt nó lấy chồng? mà lấy ai? Nó còn ít tuổi
lại học giỏi nữa ông để cho nó đi học.
- Lan: (Đứng bật dậy đi lại chỗ của ông Chá) Bố! con không
muốn lấy chồng, con chỉ muốn đi học thôi.
- Ông Chá: Con gái học nhiều làm gì, biết chữ là được rồi. Tao
gả cho thằng Vừ con ông Páo ở bản bên, cái nhà giàu nhất bản ấy. Về
nhà đấy mày sẽ không phải làm gì vất vả. Nhà nó còn hứa sẽ cho tao
nhiều tiền.
- Lan: (vừa khóc vừa nói) Từ trước đến giờ con chưa bao giờ cãi
lời Bố nhưng con sẽ không bỏ học và lấy thằng Vừ đâu. Bố thích tiền
của nó thì bố đi mà lấy.
- Ông Chá: A… con này láo dám cãi tao à (Đứng dậy định đánh
Lan nhưng bị bà Ía cản lại)
- Lan: (Bỏ chạy ra khỏi nhà).
- Bà Ía: (gọi với theo…) Lan… con đi đâu?
- Ông Chá: Kệ nó, nó thì đi đâu được, nó như con Trâu tự biết
đi biết về.
- Bà Ía: (Thở dài vẻ chịu đựng). Tôi nghe nói cái thằng Vừ đầu
óc nó không được bình thường sao ông lại muốn gả cái Lan cho nó.
Con Lan mà làm gì dại dột thì làm sao tôi sống được( khóc rồi bỏ vào
buồng).
* Phân cảnh 2: Tại bên ngoài trường học
Sau khi ra khỏi nhà, Lan đi đến Trường nhưng không dám vào
trường gặp thầy cô, bạn bè mà chỉ quanh quẩn nấp ở bên ngoài chăm
chú theo dõi những hoạt động trong trường với ánh mắt đượm buồn.
Lan có khao khát, mong ước cháy bỏng là được tiếp tục đi học, nhưng
khi nghĩ đến những lời Bố nói những giọt nước mắt của Lan bất giác
lại tuôn ra. Tối đến, Lan co ro nép bên một góc tường rào vừa đói
khát, vừa lạnh. Do mệt quá Lan thiếp đi từ lúc nào không biết. Lúc
này cô giáo Thanh (cô chủ nhiệm của Lan) sau khi xong nhiệm vụ
trực Bán trú trên đường trở về nhà thì tình cờ phát hiện ra Lan.
- Cô giáo Thanh: (Tay cầm đèn Pin soi, tình cờ thấy Lan) Ai
vậy? là Lan, sao em lại ở đây?
- Lan: (tay dụi mắt rồi che khỏi ánh đèn pin rọi vào mặt) Cô
giáo, em… em. (Lan bật khóc).
- Cô giáo Thanh: Em đứng lên rồi có chuyện gì bình tĩnh kể cô
nghe.
- Lan: (Giọng mếu máo) Bố không cho em đi học, bắt em ở nhà
lấy chồng. Em không nghe thì Bố định đánh em. Bố không còn
thương em nữa.
- Cô giáo Thanh: Em bình tĩnh nghe cô nói này! em bỏ nhà đi
thế này là không đúng rồi, bố mẹ nào cũng rất thương con em ạ, giờ
bố mẹ em có lẽ đang rất lo lắng cho e.
Bây giờ cũng đã muộn em về nhà cô ở, cô sẽ tìm cách báo để bố
mẹ em đỡ lo lắng. Sáng sớm mai cô sẽ đưa em về và sẽ tìm cách để
thuyết phục bố em sẽ cho em đi học tiếp.
- Lan: Vâng, em cảm ơn cô.
* Phân cảnh 3: Sáng sớm hôm sau Tại nhà của Lan
Bà Ía đang quét nhà trong khi Ông Chá chắp tay sau lưng đi lại
trong nhà vừa đi vừa lẩm bẩm
- Ông Chá: Giờ này chưa thấy về là sao.
- Bà Ía: Ông đứng lại để tôi quét được không, cứ đi lại tôi chóng
hết cả mặ. Mà hôm nay tôi thấy ông lạ lắm, không thấy ông uống rượu
tôi lại thấy lo.
- Ông Chá: Bà quét cho sạch đi, không phải việc của bà.
Đúng lúc này ngoài cổng có tiếng gọi vọng vào nhà
“Bác Chá ơi, Bác Chá có ở nhà không ạ?”
- Ông Chá: (giọng lạnh lùng) ai đấy, Vào trong nhà đi.
. Cô giáo Thanh và Bí thư Đoàn đồng thanh chào “chúng cháu
chào 2 bác ạ”.
- Bà Ía: (Tiến đến ôm Lan) Con đây rồi, mẹ lo cho con quá
- Lan: Con xin lỗi mẹ.
- Cô giáo Thanh: Thưa hai Bác, hôm nay cháu cùng đồng chí
Hải Bí thư Đoàn xã đưa em Lan về nhà. Qua tìm hiểu cháu biết được
là bác Chá muốn em Lan nghỉ học để lấy chồng. Không biết điều đó
có chính xác không ạ?
- Bà Ía: Ông ấy muốn bán con cho cái thằng Vừ ở bản bên đấy
cô giáo ạ. Nó hứa cho ông ấy nhiều tiền.
- Ông Chá: lúc uống rượu với thằng Vừ, nó hứa cho tôi nhiều
tiền nếu gả cái Lan cho nó, lúc đấy tôi cũng ưng cái bụng.
- Đ/c Bí thư Đoàn xã: Bác Chá ạ, Theo cháu biết năm nay em
Lan nhà mình còn chưa đủ 15 tuổi. Nếu Bác ép em Lan nghỉ học để
lấy chồng thì sẽ vi phạm pháp luật đấy Bác ạ.
- Ông Chá: Vi phạm pháp luật à, thế có phải đi tù không?
- Đ/c Bí thư Đoàn xã: Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị
phạt tiền hoặc xử lý hình sự bác ạ. Chẳng hạn hành vi cưỡng ép kết
hôn ngaoif bị phạt tiền còn có thể bị phạt tù đến 3 năm.
Theo quy định của Pháp luật thì Nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ đủ
18 tuổi trở lên có sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân
sự, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì mới được pháp
luật cho phép kết hôn bác ạ.
- Ông Chá: Tôi nghĩ ông bà ngày xưa thế nào thì mình theo như
thế, ở cái bản này cứ bằng tuổi cái Lan là lấy vợ lấy chồng hết rồi.
- Cô giáo Thanh: Anh …. Bí thư Đoàn xã nói đúng đấy Bác ạ.
Ngoài ra em Lan còn được pháp luật bảo vệ quyền tham gia học tập
đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước nữa.
Em Lan là học sinh cháu chủ nhiệm từ lớp 6 đến nay, năm nào
em cũng có thành tích học tập tốt lại rất chăm ngoan nên cháu muốn
Bác suy nghĩ lại và cho em tiếp tục được đến trường.
- Đ/c Bí thư Đoàn xã: Bác ạ, Việc các em lấy nhau khi còn ít
tuổi chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, lại thiếu kiến thức nên gây ra
nhiều hệ quả như nghèo đói, bệnh tật. Bác cứ xem Em Mỷ ở bản bên
thì rõ, lấy chồng năm 13 tuổi, đến năm 25 tuổi đã có 4 đứa con, đứa
con đầu lại bị dị tật bẩm sinh nên cuộc sống đã nghèo lại càng vất vả
hơn. Mỷ đã bỏ nhà đi để tìm công việc kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng
vì không có kiến thức nên đã bị kẻ xấu lừa bán sang Trung Quốc, rất
may cho em là đã được công an phát hiện và giải cứu kịp thời).
- Lan: (Đứng trước mặt, nhìn bố rồi nói) Bố…! Bố cho con đi
học nhé, con không muốn lấy chồng sớm. Con muốn học để làm cô
giáo như cô Thanh.
- Ông Chá: (Kéo Lan lại ôm con rồi nói) Được rồi, bố sẽ cho
con đi học không bắt con lấy chồng nữa.
- Lan: Con cảm ơn bố ạ, vậy là con lại được đi học rồi.
- Đ/c Bí thư Đoàn xã: chúng cháu rất vui khi 2 bác đã hiểu và
tiếp tục để em Lan được đến trường. Gia đình mình thuộc hộ nghèo
của xã, hiện nay Nhà nước đang có rất nhiều các Dự án để hỗ trợ để
thoát nghèo. Các dự án đang triển khai tại địa phương được đông đảo
người dân xã mình ủng hộ như Dự án trồng cây Quế, Dự án nuôi Bò
sinh sản bác nên tham khảo ạ. Chỉ cần mình quyết tâm thoát nghèo
cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp thì cháu tin là gia đình
mình sẽ sớm vươn lên. Có thông tin gì chưa hiểu bác cứ hỏi chúng
cháu sẽ giải đáp và hướng dẫn bác.
- Ông Chá: Bác cảm ơn các cháu rất nhiều, nếu không có các
cháu giải thích thì có lẽ bác đã vi phạm pháp luật mà không biết rồi.
Bác sẽ nuôi thật nhiều con Trâu, con Lợn, trồng nhiều Quế để có tiền
cho em Lan học cái chữ.
- Đ/c Bí thư Đoàn xã: Chúng cháu cũng cảm ơn 2 bác đã lắng
nghe chúng cháu chia sẻ, cháu cũng mong hai bác sẽ cùng tuyên
truyền, vận động người thân của mình và bà con trong bản cùng xóa
bỏ các hủ tục lạc hậu.
“Vì một xã hội văn minh, chúng ta hãy chung tay xóa bỏ những hủ tục lạc
hậu”

You might also like