Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHÚ BÉ RẮC RỐI - CÂU CHUYỆN TUỔI HỌC TRÒ MANG

ĐẦY Ý NGHĨA TUỔI THƠ


“Chú Bé Rắc Rối”, một cuốn sách đầy tính
nhân văn. Một tác phẩm đến từ tuổi thơ của
Nguyễn Nhật Ánh, tác giả vốn chẳng xa lạ gì đối
với độc giả Việt Nam từ lớn đến nhỏ. Cuốn
truyện tuy không dày nhưng những giá trị và ý
nghĩa của câu chuyện mà mỗi người rút ra được
thì lại vô cùng to lớn.Câu chuyện đã được chuyển
thể thành phim do nhân vật Cò trong Đất Rừng
Phương Nam thủ vai An vô cùng xuất sắc. Đây là
một trong những bản chuyển thể phim rất hấp dẫn
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Đôi nét về tác giả


Tác giả Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã
Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.Ông có nhiều tác phẩm nhận
được nhiều sự yêu thích của công chúng như Chú bé rắc rối, Kính vạn hoa, Mùa
hè không tên,…… Một số đã được chuyển thể thành phim như Áo trắng sân
trường, Thằng quỷ nhỏ, Nữ sinh, …………

Thành tựu của truyện


Năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A.

Tóm tắt truyện “ Chú bé rắc rối “


Cuốn sách là lời kể của nhân vật Nghi, chủ yếu xoay quanh những công việc ở
trường, ở nhà, những chuyến đi chơi hay chỉ là những chuyến khám phá đến cái “
lò mổ thịt “ bị bỏ hoang, nơi mà trước giờ cậu bé Nghi “ run như cầy sấy “ mỗi
khi nhắc đến. Theo dòng kí ức của Nghi về những năm cấp hai, người đọc như
được tham gia vào một thế giới đầy sự hài hước,vui nhộn của nhân vật Nghi, An
cũng như những đứa ban cán sự lớp đáng ghét, chỉ biết bóc mẽ, vạch trần người
khác mà không biết quan tâm đến sự thiếu hụt của người khác.

“ Chú bé rắc rối “ xoay quanh


hai cậu bé An và Nghi. An là một
đứa học trò học kém và lười học.
Do phong trào đôi bạn cùng tiến
mà Nghi bất đắc dĩ phải kèm cho
An học. Từ đó dần dần hai người
trở nên thân thiết. Những buổi
chiều học kèm thì Nghi lại bị An
dụ đi đá bóng, đi công viên, đi
coi chiếu bóng… Tất nhiên có đứa học trò nào mà chẳng mê chơi, mê cả trò
nghịch ngợm, khám phá. An là một đứa rất bạo gan, có hai người anh là anh
Vĩnh và anh Dự. Anh Vĩnh là thanh niên xung phong nên không được An coi
trọng còn anh Dự thì lúc nào cũng bảnh bao lại hay cho nó tiền.

Sự thật đã được phơi bày

Cũng xuất phát từ tính sợ ma của Nghi mà An đã quyết định rủ Nghi đi khám
phá cái lò thịt cũ đó để hòng tìm ra chân tướng.Nhưng bất ngờ thay, tác giả đã
tạo ra một cú chuyển mình mạnh mẽ trong câu chuyên. Trong cái lò mổ thịt ấy
chẳng có ma cỏ gì cả mà lại là một thứ được quan tâm hơn , chính là cái hang ổ
của bọn trộm cướp, mà một trong những thành viên trong băng nhóm ấy lại chính
là anh Dự, một người anh mà An hâm mộ biết bao nhiêu lâu. Tin dữ này đã làm
xoay chuyển tinh thần của An và mẹ, khiến cả nhà buồn bã, An lại không muốn
đi học. Nhưng nhờ việc có anh Vĩnh là một tấm gương đã giúp An làm bớt tôrn
thương và quyết định trở lại học tập. Qua chi tiết thật bất ngờ ấy đã để lại cho
chúng ta nhiều bài học sâu sắc về nhận thức và tình thương: Cần phải tôn trọng,
thương yêu và noi gương những con người mang đúng chuẩn mực đạo đức. Học
tập và làm theo những điều tốt, đừng mơ mộng viển vông mà hãy chú trọng vào
những điều thực tế.

Lối kể chuyện mộc mạc nhưng thấm đậm ý nghĩa

Tất cả những nhân vật, sự kiện trong truyện đều được tác giả khéo léo lồng ghép
với nhau bằng những ngôn từ giản dị, mộc mạc, làm cho ta nhớ lại những kỉ niệm
thời học sinh với những chiêu trò, suy nghĩ ngây thơ, hồn nhiêu của tuổi trẻ. Mỗi
khi đọc cuốn sách này, ta như được hoà mình vào nhân vật, tìm lại những câu
chuyện về người bạn thân, để từ đó ngỡ ngàng về những tháng ngày đã trôi qua
một cách nhẹ nhàng nhưng chứa đầy ý nghĩa và màu sắc của chính mình.

Qua câu chuyện “ Chú bé rắc rối” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã gửi cho
chúng ta nhiều bài học về tình bạn, hiểu biết và ngoài ra là sự tôn trọng lời nói,
suy nghĩ của người khác. Ngoài ý nghĩa chính là đề cao tình bạn trong sáng giữa
An và Nghi, truyện còn muốn nhắn nhủ đôi điều cho những ai vẫn còn đang ở
lứa tuổi học trò : “Cái vốn quý nhất của con người là sự hiểu biết, chứ không
phải tiền bạc. Có 1 câu ngạn ngữ nói rằng: Tiền bạc là phương tiện của người
khôn và mục đích của người dại”. Học tập chính là để phát triển bản thân mình,
biến mình trở thành một phiên bản tốt hơn, hoàn hảo hơn như nhân vật Vĩnh,
người anh của An trong truyện. Con chữ sẽ đi theo ta cả cuộc đời nhưng chưa
chắc tiền bạc sẽ đi theo ta cả đời. Đừng giữ suy nghĩ rằng khối người không đi
học vẫn thành tài, mặc dù con đường đến với sự đầy đủ ấm no theo con đường
học vấn truyền thống dài ngoằn và gian khổ cũng đừng vì thế mà làm những việc
sai trái để có được cái lợi trước mắt. Hãy kiên nhẫn, chăm chỉ, chờ đợi, chắc chắn
những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta. Bạn hãy đọc câu chuyện trên để thấm
thía hơn những lời khuyên, những ẩn ý tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến
cho chúng ta để rối nhận ra và suy nghĩ về nó nhiều hơn.

You might also like