Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC

CHUẨN GIAO TIẾP

RS232: là một hình thức truyền dữ liệu nối tiếp, truyền tín hiệu bằng điện áp dương cho
nhị phân 0 và điện áp âm cho nhị phân 1. RS232 xác định các tín hiệu kết nối giữa DTE
(thiết bị đầu cuối dữ liệu) chẳng hạn như thiết bị đầu cuối máy tính và DCE (thiết bị đầu
cuối mạch dữ liệu hoặc thiết bị truyền thông dữ liệu), chẳng hạn như modem.
 Ưu điểm: RS232 phổ biến, dễ kiếm và chi phí rẻ, tương thích nhiều thiết bị, kết nối
giao tiếp đơn giản, tốc độ truyền khá nhanh, khả năng chống nhiễu tốt, có thể tháo lắp
nóng, có thể cấp nguồn cho thiết bị luôn.
 Nhược điểm: Một là tốc độ truyền dữ liệu. Dữ liệu có thể được chuyển ở mức khoảng
20 kilobyte mỗi giây. Đó là khá chậm so với những gì mọi người đang sử dụng cho đến
nay. Một vấn đề khác với RS232 là chiều dài tối đa của cáp là khoảng 15 mét. Điện trở
dây và sụt điện áp trở thành một vấn đề với cáp dài hơn thế này. Đây là một lý do khiến
RS232 không được sử dụng nhiều để kéo đi xa.
 Ứng dụng:
 Kết nối máy tính với thiết bị ngoại vi: RS232 được sử dụng để kết nối máy tính
với các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét mã vạch, máy đo, thiết bị điều
khiển công nghiệp,...
 Giao tiếp giữa các thiết bị điện tử: RS232 cũng được sử dụng để kết nối các thiết
bị điện tử như vi xử lý, vi điều khiển, cảm biến, mạch điều khiển, PLC, HMI,
driver motor,...
 Kết nối giữa các thiết bị DTE và DCE: RS232 được sử dụng để kết nối giữa Thiết
bị truyền dữ liệu DTE và DCE.
RS485:

RS485 là một phương thức giao tiếp được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành
công nghiệp, viễn thông, POS,… Đặc biệt, RS485 được sử dụng nhiều trong các môi
trường nhiễu do phạm vi đường truyền rộng lớn, đường cáp truyền đi quá lại quá dài
trong môi trường nhiễu. Không chỉ dừng lại ở đó, RS485 cũng được ứng dụng nhiều
trong hệ thống máy tính, điều khiển, PLC hay cảm biến thông minh,…
Ưu điểm:
+ Mạng truyền thông công nghiệp sử dụng giao tiếp RS485 cho phép điều khiển động cơ
từ xa trong hệ thống tự động hóa.
+ RS485 có thể kết nối mạng với nhiều thiết bị.
+ Cáp truyền tín hiệu RS485 có khả năng chống nhiễu tuyệt đối với cấu trúc cặp dây
xoắn, bổ sung 2 lớp chống nhiễu (bọc foil nhôm và lớp lưới đan).
Nhược điểm:
+ Khi truyền quá nhiều thiết bị trên cùng một đường dây thì gian đáp ứng sẽ chậm.
+ Các thiết bị cần phải dùng chung chuẩn RS485 thay cho chuẩn Analog hiện hữu.
SPI: là một giao thức kiểu Master – Slave. Master là thiết bị điều khiển (thường là vi
điều khiển), còn Slave (thường là các cảm biến, màn hình LCD hoặc chip nhớ) sẽ nhận
lệnh từ Master. Đây là chuẩn giao tiếp 4 dây:
1. MOSI (đầu ra master / đầu vào slave) - đường truyền cho master gửi dữ liệu đến
slave.
2. MISO (đầu vào master / đầu ra slave) - đường cho slave gửi dữ liệu đến master.
3. SCLK (clock) - đường cho tín hiệu xung nhịp.
4. SS / CS (Slave Select / Chip Select) - đường cho master chọn slave nào để gửi tín
hiệu.
kênh truyền nối tiếp song công (full duplex – có 2 đường truyền dữ liệu riêng biệt, một
đường truyền và một đường nhận, cho phép dữ liệu truyền nhận theo 2 hướng cùng lúc).
 Ưu điểm: Dữ liệu được truyền liên tục và không gián đoạn, vì không có bit Start và bit
Stop. Hệ thống định địa chỉ đơn giản. Dây MOSI và MISO riêng biệt nên có thể đồng
thời nhận và truyền dữ liệu. Tốc độ truyền dữ liệu nhanh.
 Nhược điểm: Sử dụng nhiều dây để kết nối với ngoại vi. Không có dấu hiệu nhận biết
dữ liệu đã được truyền thành công. Không có hình thức kiểm tra lỗi (như bit chẵn lẻ của
UART). Khoảng cách các thiết bị truyền nhận bằng SPI rất ngắn. Chỉ cho phép một
master duy nhất. Sử dụng bốn dây để truyền dữ liệu.
 Ứng dụng: Giao tiếp SPI được dùng khi truyền dữ liệu giữa vi điều khiển và các bộ
chuyển đổi (ADC và DAC), các loại bộ nhớ (SD Card , MMC , EEPROM , Flash), các
loại IC thời gian thực, các loại cảm biến (nhiệt độ, áp suất…),... SPI còn dùng để kết nối
giữa các thiết bị trên cùng một board mạch in (PCB).
I2C: là một giao thức giao tiếp nối tiếp đồng bộ, dùng để truyền nhận dữ liệu giữa các IC
với nhau chỉ sử dụng hai đường truyền tín hiệu - SDA (Serial Data) - đường truyền cho
master và slave để gửi và nhận dữ liệu. SCL (Serial Clock) - đường mang tín hiệu xung
nhịp. Giao thức I2C sử dụng hệ thống địa chỉ 7 bit để xác định các thiết bị, IC cụ thể trên
bus I2C. (Các bit dữ liệu sẽ được truyền từng bit một dọc theo một đường duy nhất
(SDA) theo các khoảng thời gian đều đặn được thiết lập bởi 1 tín hiệu đồng hồ (SCL))
 Ưu điểm: Chỉ sử dụng hai dây. Hỗ trợ nhiều master và nhiều slave. Bit ACK / NACK
xác nhận mỗi khung được chuyển thành công. Phần cứng ít phức tạp hơn so với UART.
Giao thức nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi.
 Nhược điểm: Tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn SPI. Kích thước của khung dữ liệu bị
giới hạn ở 8 bit. Cần phần cứng phức tạp hơn để triển khai so với SPI. Chỉ truyền tín hiệu
 Ứng dụng: Giao tiếp I2C có phép vi điều khiển có thể điều khiển được một mạng lưới
các thiết bị khác mà chỉ thông qua 2 chân của vi điều khiển.
 Kết nối nhiều thiết bị với một vi điều khiển: I2C cho phép kết nối nhiều thiết bị
với một bus duy nhất, giảm số lượng chân giao tiếp cần thiết trên vi điều khiển.
 Yêu cầu về tiết kiệm chân kết nối: Với chỉ hai chân (SDA và SCL), I2C tiết kiệm
chân kết nối, giúp giảm chi phí và diện tích mạch.
 Cần truyền dữ liệu với tốc độ trung bình: Mặc dù không nhanh như SPI, I2C vẫn
cung cấp tốc độ truyền dữ liệu đủ cho nhiều ứng dụng như cảm biến và điều khiển.
 Yêu cầu về độ chính xác và tin cậy: I2C cung cấp cơ chế phản hồi lỗi và kiểm soát
truy cập đồng bộ, giúp đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu truyền.
 Cần một giao thức đơn giản và dễ triển khai: I2C là một giao thức đơn giản với
cấu trúc dữ liệu và điều khiển truyền rõ ràng, dễ dàng triển khai và debug.
USB:
USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối và truyền dữ liệu số tuần tự, tốc
độ cao, đa năng, đa môi trường, dùng trong dân dụng, công nghiệp, môi trường cố định,
di chuyển trên ô tô như: cổng sạc, màn hình trên ô tô, camera hành trình.
Ưu điểm:
+ Giao diện USB có thể tự cấu hình, giúp người dùng không cần phải điều chỉnh cài đặt
của thiết bị về tốc độ hoặc định dạng dữ liệu, hoặc định cấu hình ngắt, địa chỉ đầu vào/ra
hoặc kênh truy cập bộ nhớ trực tiếp.
+ Các thiết bị nhỏ có thể được cấp nguồn trực tiếp từ giao diện USB, loại bỏ sự cần thiết
của cáp cấp nguồn bổ sung.
+ Giao diện USB có thể được thiết kế để cung cấp độ trễ tốt nhất cho các chức năng quan
trọng về thời gian hoặc có thể được thiết lập để thực hiện chuyển dữ liệu hàng loạt trong
nền mà ít ảnh hưởng đến tài nguyên hệ thống.
+ Tiêu chuẩn USB loại bỏ yêu cầu phát triển các giao diện độc quyền cho các thiết bị
ngoại vi mới.
Nhược điểm:
+ Mặc dù các bộ chuyển đổi tồn tại giữa một số giao diện cũ và USB, chúng có thể không
cung cấp triển khai đầy đủ của phần cứng kế thừa.
+ USB có cấu trúc liên kết mạng cây nghiêm ngặt và giao thức chủ / tớ để định địa chỉ
các thiết bị ngoại vi; các thiết bị đó không thể tương tác với nhau ngoại trừ thông qua
máy chủ lưu trữ và hai máy chủ không thể giao tiếp trực tiếp qua cổng USB của chúng.
+ Máy chủ lưu trữ không thể phát tín hiệu đến tất cả các thiết bị ngoại vi cùng một lúc —
mỗi thiết bị phải được định địa chỉ riêng. Một số thiết bị ngoại vi tốc độ rất cao yêu cầu
tốc độ ổn định không có trong tiêu chuẩn USB.
CAN:
Controller Area Network (CAN hoặc CAN Bus) là công nghệ mạng nối tiếp, tốc
độ cao, bán song công, hai dây. Ban đầu CAN được thiết kế dành cho ngành công nghiệp
ô tô, tuy nhiên hiện nay CAN cũng đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong tự động
hóa công nghiệp và các ngành khác.
Ưu điểm:
+ Đơn giản, chi phí thấp: bus CAN chỉ có 2 dây giúp kết nối các module điều khiển với
nhau dễ dàng hơn khi so sánh với cách làm truyền thống.Kèm theo đó là nhiều lợi ích về
việc dễ lắp đặt và dễ sửa chữa, bảo trì khi có sự cố.
+ Tạo ra một giao thức chung để nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể phát triển các
module điều khiển tương thích với nhau.
+ Tính ưu tiên của thông điệp (Prioritization of messages): mỗi thông điệp được truyền ra
từ một nút (node) hay trạm (station) trên bus CAN đều có mức ưu tiên. Khi nhiều thông
điệp được truyền ra bus cùng lúc thì thông điệp có mức ưu tiên cao nhất sẽ được truyền.
Cá thông điệp có mức ưu tiên thấp hơn sẽ tạm dừng và được truyền lại khi bus rảnh. Việc
xác định mức ưu tiên của thông điệp dựa trên cấu tạo (cấu trúc) thông điệp và cơ chế
phân xử quy định trong chuẩn chuẩn CAN.
+ Cấu hình linh hoạt: cho phép thiết lập cấu hình thời gian bit, thời gian đồng bộ, độ dài
dữ liệu truyền, dữ liệu nhận, …
Nhược điểm:
+ Tốc độ truyền tải dữ liệu có giới hạn: Mạng CAN bus không thể truyền tải dữ liệu ở tốc
độ rất cao, như các giao thức truyền thông khác như Ethernet và USB.
+ Khả năng chịu lỗi hạn chế: Mạng CAN bus không thể chịu được các lỗi truyền thông
như lỗi đồng bộ hóa và lỗi chéo tín hiệu.
+ Khả năng mở rộng hạn chế: Mạng CAN bus có giới hạn về số lượng nodes có thể kết
nối trên cùng một đường truyền.
Ethernet: là một hình thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị có kết nối chung các hệ thống
mạng như mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN) và mạng diện rộng (WAN). Tiêu
chuẩn quan trọng nhất của Ethernet là giao thức CSMA/CD - Giao thức này cho phép
các thiết bị truyền dữ liệu mà không gây ra xung đột với các thiết bị khác trong mạng.
 Ưu điểm: Ethernet sử dụng dây để kết nối thiết bị với modem mạng nên tín hiệu sẽ
luôn được ổn định. Ethernet rất dễ sử dụng và cấu hình, với rất nhiều thiết bị và phần
mềm hỗ trợ. Bảo mật cao: Với kết nối bằng dây, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được
lượng người muốn kết nối vào mạng cục bộ của bạn.
 Nhược điểm: Một trong những nhược điểm của Ethernet là chi phí sản phẩm và
cấu hình mạng có thể cao. Tốc độ truyền dữ liệu của Ethernet là cố định, vì vậy nếu
bạn cần tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, bạn phải nâng cấp loại Ethernet của bạn. Cổng
kết nối ít. Ethernet mang tính cố định, phù hợp với các thiết bị ít di chuyển như máy
tính, laptop, tivi,...
 Ứng dụng:
 Kết nối máy tính với mạng nội bộ: Ethernet thường được sử dụng để kết nối
các máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị mạng
khác với mạng nội bộ của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
 Kết nối với Internet: Ethernet thường được sử dụng để kết nối router hoặc
modem với Internet, cung cấp kết nối Internet cho các thiết bị trong mạng nội
bộ.
 Kết nối các thiết bị mạng với nhau: Ethernet được sử dụng để kết nối các thiết
bị mạng như switch, hub, và bridge với nhau để tạo thành mạng LAN (Local
Area Network) hoặc mạng nội bộ.
 Kết nối máy tính với các thiết bị mạng khác: Ethernet được sử dụng để kết nối
máy tính với các thiết bị mạng khác như máy in, máy scan, thiết bị lưu trữ
mạng (NAS), và camera mạng.
 Kết nối các thiết bị IoT (Internet of Things): Ethernet có thể được sử dụng để
kết nối các thiết bị IoT như cảm biến, máy móc, và thiết bị điều khiển thông
qua mạng LAN.
 Kết nối trong các trung tâm dữ liệu và mạng doanh nghiệp: Ethernet là một
phương tiện kết nối chính trong các mạng doanh nghiệp lớn và các trung tâm
dữ liệu, cung cấp hiệu suất cao và độ tin cậy.

You might also like