THỊ TRƯỜNG CARBON

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


—––o0o——

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ


TRƯỜNG CARBON TẠI VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Phan Thu
Sinh viên: Nguyễn Trọng Đức - 22051013
Học phần: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Hà Nội, 2023
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên bộ môn, Thạc sỹ Nguyễn Thị Phan
Thu đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn tôi trong quá trình lên ý
tưởng và hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường
carbon tại Việt Nam”.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các tác giả của các bài nghiên cứu, sách, báo
có nội dung được sử dụng trong bài nghiên cứu của chúng tôi. Các thông tin được đưa ra đã
cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích và giúp chúng tôi hiểu rõ về đề tài nghiên cứu
cũng như hoàn thiện được bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường
carbon tại Việt Nam” là công trình do tôi nghiên cứu, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
khoa học và chỉ dẫn của TS Nguyễn Thị Phan Thu– trường Đại Học Kinh Tế thuộc khối Đại
Học Quốc Gia Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu trong bài luận là chưa từng được công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của những tác giả khác. Việc sử dụng các kết quả
và trích dẫn tài liệu được đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục các chữ viết tắt Giải thích

KNK Khí nhà kính

UNFCCC Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu

VERs Tín chỉ kiểm chứng

CDM Cơ chế phát triển sạch

SDM Cơ chế phát triển bền vững

JJ Cơ chế đồng thực hiện

GS Tiêu chuẩn vàng

VCS Tiêu chuẩn Carbon Được Thẩm tra

ETS Hệ thống giao dịch phát thải

REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất
rừng và suy thoái rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng;
Bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon
MRV Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định

ESG Tổng hạn ngạch phát thải carbon


DANH MỤC BẢNG
Hình ảnh Nội dung
Hình 1.1 Các cột mốc phát triển
Hình 1.2 Sự khác biệt cơ bản của Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris
Hình 1.3 Các dự án carbon tại Việt Nam
Hình 1.4 Tỷ trọng các loại hình dự án
Hình 2.1 Khung pháp lý cho việc hình thành thị trường carbon trong nước
Hình 2.2 Các yếu tố thiết kế chính của thị trường carbon Việt Nam trong Nghị
định 06/NĐ-CP
Hình 2.3 Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................ii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................................6
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường carbon......................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................................6
1.1.2 Phân loại thị trường carbon...................................................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................9
1.2.1 Thực trạng phát triển tại Việt Nam.......................................................................9
Chương II: Cơ hội cho việc mở thị trường carbon tại Việt Nam......................................12
2.1 Các chính sách hỗ trợ phát triển................................................................................12
2.2 Yếu tố thị trường..........................................................................................................14
2.2.1 Tài nguyên carbon tại Việt Nam..........................................................................14
CHƯƠNG III: Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi mở thị trường carbon
..................................................................................................................................................16
3.1 Nhận thức và năng lực.................................................................................................16
3.2 Thiếu Dữ Liệu và Cơ Sở Hạ Tầng..............................................................................16
3.3 Cơ sở và chính sách chưa rõ ràng...............................................................................17
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
carbon tại Việt Nam...............................................................................................................18
4.1 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp......................................................................18
4.2 Củng cố và ban hành các chính sách vận hành thị trường carbon.........................18
4.3 Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình tham gia thị trường carbon.....19
KẾT LUẬN.............................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................21

1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sự biến đổi khí hậu hiện nay là một vấn đề lớn đang tác động mạnh mẽ lên hành tinh
chúng ta. Các biến đổi khí hậu bao gồm sự gia tăng về nhiệt độ trung bình toàn cầu, tăng
cường cường độ và tần suất của hiện tượng thời tiết cực đoan, và sự biến đổi trong hệ sinh
thái. Tăng nhiệt độ trung bình của trái đất là một trong những hiện tượng rõ ràng nhất của
biến đổi khí hậu. Sự tăng này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, mà còn có tác động nặng
nề đến cuộc sống hàng ngày của con người và động thực vật.
Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu ngày càng trở nên quan trọng, Việt Nam
đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng để giảm lượng KNK và chuyển đổi sang năng lượng
tái tạo. Trong bối cảnh này, việc mở thị trường carbon tại Việt Nam đang trở thành một xu
hướng không thể phủ nhận, mang lại những lợi ích rất lớn đối với bền vững kinh tế và môi
trường. Việc mở thị trường carbon sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp và tổ chức nâng cao
hiệu suất năng lượng. Các chẩn đoán và giảm KNK có thể trở thành một phần không thể
thiếu trong quá trình sản xuất, đồng thời giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Ngoài ra, thị trường carbon cũng sẽ thúc đẩy sự đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ
xanh. Các doanh nghiệp sẽ có động lực hơn để phát triển và áp dụng công nghệ mới, từ việc
sản xuất sạch hơn đến việc tận dụng năng lượng tái tạo. Thị trường carbon không chỉ tạo ra
nhiều cơ hội nghề nghiệp mới trong lĩnh vực môi trường mà còn thu hút đầu tư nước ngoài,
khi quốc gia thể hiện cam kết đối với bảo vệ môi trường và giảm phát thải.
Do đó , mở thị trường carbon tại Việt Nam không chỉ là một bước quan trọng để giảm
phát thải mà còn mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho nền kinh tế và môi trường. Điều này đặt
ra một thách thức quan trọng nhưng cũng mở ra những cơ hội rộng lớn, cần sự hợp tác chặt
chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để đảm bảo rằng quá trình này diễn ra hiệu
quả và bền vững.
2. Tổng quan tài liệu
Trong lịch sử nghiên cứu thế giới, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu khẳng định tầm quan
trọng và lợi ích của thị trường carbon mang lại cho con người và môi trường. Bên cạnh đó,
một số tài liệu cũng đưa ra phương án phát triển dự án thị trường carbon trong các năm sắp
tới. Trong phần này, tôi sẽ đưa ra những bài nghiên cứu làm rõ khía cạnh trên như sau
2.1. Tổng quan tài liệu trong nước
Bài nghiên cứu của Cao Hồng Quân và cộng sự (2023) đã chỉ ra rằng cách tiếp cận và
thực hiện quy định về thị trường còn mơ hồ, chưa có tổ chức rõ ràng. Do đó, điều này đòi hỏi
sự đầu tư đáng kể và nghiên cứu chuyên sâu về kinh nghiệm thu được trong việc hình thành
thị trường carbon quốc tế. Mục tiêu là tìm ra các giải pháp toàn diện không chỉ giảm phát thải
KNK mà còn đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của thị trường vẫn duy trì mục tiêu xã hội
chủ nghĩa.
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thành Công và đồng đội (2022) cũng đề xuất khả
năng áp dụng công nghệ chuỗi khối trong quản lý và hoạt động của thị trường carbon. Điều
này được nhấn mạnh như là một cách tiếp cận có thể nâng cao tính minh bạch và hiệu quả
trong các giao dịch liên quan đến thị trường carbon.
Sang đến bài nghiên cứu của Mai Kim Liên và cộng sự (2020) chỉ ra rằng việc thiết yếu
trong xây dựng cơ sở thực tiễn là phải xây dựng và triển khai hệ thống đo đạc báo cáo thẩm

2
định trong thị trường carbon. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm đến từ
các nước khác để phát triển và bền vững thị trường carbon của chúng ta.
Một bài nghiên cứu khác của Mai Kim Liên và cộng sự (2020) cũng đã nêu ra rằng việc
phát triển thị trường carbon tại Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa thực tế quan trọng mà còn
là một đóng góp quan trọng giúp đất nước và cả thế giới đạt được mục tiêu giảm phát thải
KNK. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các nhà
đầu tư quốc tế, doanh nghiệp trong nước, và cá nhân. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong
hoạt động của thị trường carbon, việc tập trung vào một số khía cạnh là cực kỳ quan trọng.
Đề xuất xây dựng một hệ thống chính sách và cơ chế hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của
thị trường carbon.
Sang đến bài nghiên cứu của Lã Việt Phương và cộng sự (2023) Theo sự gia tăng về
tầm quan trọng của thị trường carbon, cũng đi kèm với đó là sự gia tăng đáng kể trong mức
độ phức tạp của quản lý nó. Một trong những khía cạnh thách thức quan trọng mà thị trường
carbon đang phải đối mặt là việc tồn tại đồng thời của nhiều tiêu chuẩn, đôi khi chúng có thể
xung đột với nhau. Mặc dù những tiêu chuẩn này được thiết lập với mục đích phục vụ các
bên liên quan có các mục tiêu khác nhau, song chúng cũng dẫn đến sự hỗn loạn, giảm hiệu
suất và gây ra các vấn đề tiềm ẩn.
Tiếp đến là bài nghiên cứu của Trung tâm con người và thiên nhiên (2023) đã thảo luận
các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, trong đó
bao gồm thị trường carbon rừng, quyền carbon trong phát triển sạch, định giá carbon và thuế
carbon.
Đến với bài nghiên cứu của Tô Bích Ngọc (2023) đã phân tích cơ hội và thách thức của
Việt Nam trong việc khai thác tín chỉ carbon từ nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là lâm
nghiệp, mà còn là nông nghiệp, năng lượng tái tạo, chất thải và giao thông.
Trong bài nghiên cứu của Vi Thùy Linh và cộng sự (2013) đưa ra dự đoán về phát thải
KNK của Việt Nam đến năm 2030 theo các ngành và giai đoạn, đồng thời đề xuất các giải
pháp để tham gia vào thị trường carbon quốc tế.
2.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài
Bài nghiên cứu của Raphael Calel (2013) đã xem xét lịch sử của việc mua bán khí thải
và sự phát triển của thị trường carbon cung cấp cơ sở vững chắc để hiểu rõ hơn về tình hình
hiện tại. Việc đánh giá những thị trường này dưới góc độ lịch sử giúp chúng ta nhìn nhận
rằng nhiều vấn đề hiện nay đã xuất hiện trong quá khứ, và có vẻ như chúng ta chưa đủ học
hỏi từ những kinh nghiệm trước đó.
Tiếp theo là bài nghiên cứu của Richard McNally và cộng sự (2011) về những tiềm
năng của rừng ngập mặn trong sản xuất và bán các tín chỉ carbon
Sang đến bài nghiên cứu của Kossoy và cộng sự (2012) đã nghiên cứu về hiện trạng
và xu hướng của thị trường carbon trong cùng năm
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu những khoảng trống mà các bài nghiên cứu
trước đây chưa phân tích được, bao gồm:
Thứ nhất, bài nghiên cứu này đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng tình hình phát
triển của thị trường carbon tại Việt Nam. Trong khi các bài nghiên cứu trước đó chỉ đặt vấn
đề và đưa giải pháp về một số khía cạnh nhất định.

3
Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, bài nghiên cứu đưa ra những hàm ý chính sách nhằm
củng cố thêm những lợi thế và khắc phục khó khăn, ngoài ra bài nghiên cứu còn tổng hợp các
chính sách đã được đề ra để đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc vận hành thị trường carbon
tại Việt Nam
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá tiềm năng của thị trường carbon
tại Việt Nam. Đưa ra các chính sách hỗ trợ góp phần hoàn thiện quy trình vận hành thị trường
và khắc phục những tồn đọng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá các khái niệm, lý thuyết liên quan đến hệ thị trường carbon, đồng thời,
phân tích tình hình phát triển của các dự án tại Việt Nam. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của thị trường carbon trong nước, trong đó, phân tích những cơ hội và thách
thức khi áp dụng chính sách này vào thực tiễn.
Đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp để giải quyết các rào cản và thúc đẩy sự
phát triển của thị trường carbon tại Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng phát triển các dự án thị trường carbon tại Việt Nam ?
Câu hỏi 2: Cơ hội phát triển thị trường carbon tại Việt Nam là gì ?
Câu hỏi 3: Đâu là những thách thức mà thị trường carbon tại Việt Nam phải đối mặt ?
Câu hỏi 4: Đề xuất các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường
carbon tại Việt Nam?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thị trường carbon tại Việt Nam
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: 2021-2023
Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi nội dung: Tìm hiểu và phân tích, đánh giá sự phát triển của thị trường carbon
Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp để duy trì lợi ích và khắc phục những vấn đề còn tồn
đọng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu thông qua mạng Internet, sách báo,
bài nghiên cứu,... từ đó thu thập được các thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập từ đó
đưa ra tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu: Qua những số liệu đã tổng hợp được, bài nghiên cứu
đưa ra các phân tích cụ thể để xác định được xu hướng và các điểm nổi bật, từ đó suy ra được
những thông tin cần thiết để đưa vào bài nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu: Đi tìm kiếm và thu thập số liệu liên quan đến các khía
cạnh của bài nghiên cứu để làm tăng độ tin cậy và chuẩn xác cho vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu
Đề tài có kết cấu gồm 5 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường carbon
Chương II: Cơ hội cho việc mở thị trường carbon tại Việt Nam

4
Chương III: Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi mở thị trường carbon
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
carbon tại Việt Nam

5
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường carbon
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm
Thị trường carbon là một hệ thống kinh tế hoạt động dựa trên giao dịch của các quyền
sở hữu hay giấy chứng nhận, thường được gọi là "tín chỉ carbon." Mục tiêu của thị trường
này là thúc đẩy giảm lượng khí thải nhà kính và hỗ trợ các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu.
Hệ thống thị trường carbon thường thiết lập giới hạn về lượng khí thải được phép sinh ra, sau
đó cung cấp quyền sở hữu cho từng đơn vị tương ứng với một lượng cố định của khí thải đã
giảm. Các doanh nghiệp có thể mua và bán những quyền sở hữu này, tạo ra một cơ chế giúp
cân bằng lượng carbon giữa các tổ chức và địa điểm khác nhau. Thị trường carbon có thể bao
gồm cả các phương tiện như hệ thống giao dịch trực tuyến hay các sàn giao dịch chuyên biệt
để quản lý và chuyển đổi quyền sở hữu carbon.
Thị trường carbon có nguồn gốc từ nhiệm vụ giảm lượng khí thải nhà kính và đối phó
với biến đổi khí hậu. Ý tưởng chính của thị trường này xuất phát từ nỗ lực toàn cầu để giảm
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự bền vững trong sản xuất và tiêu thụ năng
lượng.
Thị trường carbon được hình thành qua từng các cột mốc chính sách về khí hậu quốc
tế sau đây:
Hình 1.1 Các cột mốc phát triển

Các động thái đầu tiên trong hình thành thị trường carbon thường xuất phát từ các
hiệp định quốc tế, như Giao ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC),
ký kết tại Kyoto năm 1997 và Hiệp định Paris năm 2015. Những thỏa thuận này đặt ra cam
kết giảm phát thải cho các quốc gia và kích thích sự hợp tác quốc tế trong việc giảm lượng
khí thải.
Hình 1.2 Sự khác biệt cơ bản của Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris

Thị trường carbon phát triển từ sự cần thiết của việc triển khai các biện pháp giảm
phát thải và KNK một cách hiệu quả kinh tế. Các hệ thống thương mại quyền sở hữu carbon
được phát triển để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và quốc gia có thể tham gia vào quá
6
trình giảm phát thải một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Các nguồn tài trợ từ tổ chức quốc tế,
chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên
cơ sở hạ tầng cho thị trường carbon.
Thị trường carbon có 2 loại hàng hóa được giao dịch chủ yếu là tín chỉ carbon và hạn
ngạch carbon , trong đó:
 Hạn ngạch phát thải carbon, hay còn được gọi là "Hạn ngạch Emission," là
giới hạn tối đa về lượng khí thải nhà kính mà một quốc gia, khu vực, hoặc
doanh nghiệp được phép sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn
ngạch này là một phần của các hệ thống thị trường carbon bắt buộc như thị
trường tín chỉ Carbon (Cap-and-Trade).Cụ thể, hạn ngạch phát thải carbon
được thiết lập để giới hạn lượng khí thải được phép sinh ra, nhằm đảm bảo
rằng một quốc gia hoặc tổ chức giữ được cam kết của mình trong việc giảm
phát thải và đóng góp vào nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.Các hạn
ngạch phát thải thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm sự giảm
lượng khí thải cần thiết để đạt được mục tiêu giảm phát thải toàn cầu, cũng
như các yếu tố kinh tế và công nghiệp cụ thể của từng quốc gia hoặc khu vực.
Thông thường, hạn ngạch giảm dần theo thời gian để tạo ra sự áp đặt và thúc
đẩy những nỗ lực giảm phát thải hiệu quả.
 Tín chỉ carbon là một đơn vị chuẩn để đo lường lượng khí thải nhà kính mà
một tổ chức, doanh nghiệp hoặc quốc gia đã giảm bớt, ngăn chặn hoặc loại bỏ
khỏi môi trường. Mỗi tín chỉ carbon thường tương ứng với một tấn lượng khí
thải carbon dioxide hoặc các KNK khác. Tín chỉ carbon được sử dụng trong
các hệ thống thị trường carbon và các cơ chế giảm phát thải nhằm tạo động lực
kinh tế để thúc đẩy giảm phát thải và đóng góp vào nỗ lực chống lại biến đổi
khí hậu. Các tín chỉ carbon thường được tạo ra từ các dự án bảo vệ môi
trường, như dự án tái tạo năng lượng, quản lý rừng, giảm lượng rác thải, hay
dự án công nghệ sạch. Các loại tín chỉ carbon chủ yếu bao gồm tín chỉ kiểm
chứng (Verified Emission Reductions - VERs) và tín chỉ cố định (Carbon
Offset Credits). Tín chỉ carbon được mua và bán trên thị trường carbon như
một phương tiện để đáp ứng các cam kết giảm phát thải và góp phần vào các
nỗ lực toàn cầu hạn chế sự gia tăng của KNK trong không khí.
1.1.2 Phân loại thị trường carbon
1.1.2.1 Thị trường carbon bắt buộc
Thị trường carbon bắt buộc là thị trường mà các quốc gia, tổ chức hoặc doanh nghiệp
phải tuân theo các cam kết hoặc quy định về giảm phát thải KNK. Trên thị trường này, hàng
hóa chính được giao dịch là hạn ngạch phát thải, tức là lượng KNK được phép phát thải trong
một khoảng thời gian nhất định. Các đối tượng tham gia thị trường có thể mua bán, trao đổi
hoặc chuyển giao hạn ngạch phát thải để thực hiện mục tiêu cắt giảm của mình.
1.1.2.1.1 Đặc điểm
 Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong Cơ
chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc Cơ chế
đồng thực hiện (JI).

7
 Thị trường này được hình thành từ các thỏa thuận quốc tế, khu vực hoặc quốc
gia về việc giảm phát thải KNK, ví dụ như Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận
Paris, Chương trình giao dịch phát thải của Liên minh châu Âu,.....
 Thị trường này áp dụng cho các quốc gia, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nghĩa
vụ phải kiểm kê và giảm lượng phát thải KNK theo các cam kết hoặc quy định
bắt buộc
 Thị trường này cho phép các đối tượng tham gia mua bán, trao đổi hoặc
chuyển giao hạn ngạch phát thải, tức là lượng KNK được phép phát thải trong
một khoảng thời gian nhất định
 Thị trường này có giá carbon cao hơn thị trường carbon tự nguyện, do nhu cầu
và cung cấp tín chỉ carbon bị hạn chế
1.1.2.1.2 Vai trò
Thị trường carbon bắt buộc có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các biện pháp
giảm phát thải KNK, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ phát triển
bền vững. Tham gia thị trường carbon bắt buộc là cơ hội để tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận
công nghệ hiện đại ít carbon và chung tay với thế giới để hoàn thành mục tiêu giảm KNK.
Thị trường carbon bắt buộc cũng là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi phải tuân theo
các cam kết hoặc quy định về giảm phát thải KNK và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, năng lực và chủ động tham gia
vào các hoạt động trao đổi, buôn bán, chuyển giao hạn ngạch phát thải KNK cũng như tín chỉ
carbon
1.1.2.1.3 Công cụ định giá được áp dụng
 Hệ thống giao dịch phát thải
 Cơ chế tín chỉ bù trừ carbon
1.1.2.2 Thị Trường carbon tự nguyện
Thị trường carbon tự nguyện là một hệ thống thương mại nơi các doanh nghiệp, tổ
chức, và cá nhân có thể mua và bán tín chỉ carbon hoặc thực hiện các hoạt động giảm phát
thải KNK như một sự cam kết không bắt buộc. Khác với thị trường carbon bắt buộc, thị
trường carbon tự nguyện không dựa vào các yêu cầu pháp lý hay cam kết chính trị, mà thay
vào đó tập trung vào tình nguyện và lòng nhiệt huyết từ phía các đối tác tham gia.
1.1.2.2.1 Đặc điểm
 Thị trường này có tính linh hoạt và đa dạng, cho phép các đối tượng tham gia
lựa chọn các loại tín chỉ carbon phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ,
cũng như các tiêu chí về chất lượng, địa lý, loại hình dự án,.....
 Thị trường này có giá carbon thấp hơn thị trường carbon bắt buộc, do nhu cầu
và cung cấp tín chỉ carbon không bị hạn chế bởi các giới hạn phát thải.
 Thị trường carbon tự nguyện thường được sử dụng để thúc đẩy tính bền vững
và cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường.Các đơn vị tham gia thường
muốn đóng góp vào các dự án giảm phát thải và tái tạo năng lượng để tạo ra
tác động tích cực.
 Các doanh nghiệp và tổ chức có thể tương tác trực tiếp với các dự án giảm
phát thải hoặc tái tạo năng lượng mà họ hỗ trợ. Điều này tạo ra sự minh bạch
và liên kết trực tiếp giữa những người tham gia và các hoạt động giảm phát
thải.

8
 Thị trường carbon tự nguyện thường mang tính đa dạng và chứa đựng nhiều
loại dự án khác nhau như rừng tái tạo, năng lượng tái tạo, và các dự án giảm
phát thải trong nông nghiệp và công nghiệp.
 Các loại tín chỉ carbon trong thị trường tự nguyện rất đa dạng, bao gồm tín chỉ
kiểm chứng (VERs), tín chỉ cố định (Carbon Offset Credits), và các đơn vị đo
lường khí thải khác.
 Thị trường carbon tự nguyện cung cấp cơ hội tạo nguồn thu nhập phụ cho các
doanh nghiệp và tổ chức, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng và đổi mới.
1.1.2.2.2 Vai trò
Thị trường carbon tự nguyện có vai trò trong việc Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc
thực hiện các chiến lược quản trị xã hội môi trường (ESG), nâng cao uy tín và hình ảnh
thương hiệu, và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tham gia thị trường carbon tự
nguyện giúp tạo ra nguồn tài chính cho các dự án giảm phát thải KNK, đặc biệt là các dự án
có quy mô nhỏ, có tác động xã hội và môi trường cao, như trồng rừng, tái chế, năng lượng tái
tạo,..... Ngoài ra thị trường còn bổ sung cho các biện pháp giảm phát thải KNK trong chuỗi
giá trị của các doanh nghiệp, không thay thế cho việc cải thiện hiệu quả năng lượng và sử
dụng các công nghệ ít carbon.
1.1.2.2.3 Công cụ định giá được áp dụng
 Cơ chế tín chỉ bù trừ carbon
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng phát triển tại Việt Nam
Hiện nay , để giảm bớt lượng KNK và thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ và bền
vững của thị trường carbon, Việt Nam đã và đang nỗ lực mạnh mẽ với nhiều dự án và tín chỉ
carbon đã được đề xuất và đưa vào thực thi. Trong thực tế , dự án được đặt mục tiêu lên tới
năm 2028 với mục tiêu là triển khai thị trường carbon tại Việt Nam.
Hình 1.3 Các dự án carbon tại Việt Nam

9
Hiện nay, đã có đến 492 dự án đã được nộp thông qua các tiêu chuẩn carbon hiện tại
trên thế giới như UNFCCC với 312 dự án và GS với 71 dự án. Trong đó 331 dự án đã được
đăng ký với số lượng tín chỉ carbon lên tới 36,495,241 tín chỉ đã được ban hành tại Việt Nam.
Số liệu cụ thể hơn về các dự án tính đến tháng 7 năm 2023 được ghi nhận như sau:
Hình 1.4 Tỷ trọng các loại hình dự án

10
Có thể thấy hầu hết các dự án được tập trung vào thị trường carbon ở mảng thủy điện
với tỉ lệ chiếm lên tới 73% , 59% và 45% lần lượt tại các dự án theo tiêu chuẩn carbon ở
UNFCCC , GS và VCS.

11
Chương II: Cơ hội cho việc mở thị trường carbon tại Việt Nam
2.1 Các chính sách hỗ trợ phát triển
Sau khi tham gia sàn carbon quốc tế, chính quyền đã bắt đầu triển khai các dự án tín
chỉ carbon từ năm 2005 với dự án đầu tiên theo cơ chế CDM. Để hỗ trợ quá trình này, chính
quyền đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật, tạo nên cơ sở hợp pháp cho việc
giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Ví dụ, Chỉ thị số 35/2005/CT-TTG về việc thực
hiện Nghị định thư Kyoto và Quyết định số 130/2007/QĐ-TTG về các cơ chế và chính sách
tài chính cho các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, là những bước tiến quan trọng của
chính phủ.
Sang đến tháng 11/2020, luật Bảo vệ Môi Trường được sửa đổi và ban hành. Trong
đó điều 139 đã lần đầu tiên nêu ra các cơ chế và chính sách về việc quản lý và phát triển thị
trường carbon nội địa. Trong phạm vi này , Bộ Tài Nguyên và Môi Trường được chỉ định
thiết lập tổng hạn ngạch phát thải carbon (ETS) và xác định phương pháp phân phối hạn
ngạch cũng như cơ chế tín chỉ bù trừ carbon tại Việt Nam
Hình 2.1 Khung pháp lý cho việc hình thành thị trường carbon trong nước

Tháng 1/2022 , nghị định số 06/2022/NĐ-CP đã được ban hành với nội dung về quy
định cắt giảm nhẹ lượng phát thải KNK và bảo vệ tầng ozon , chi tiết trong điều 91 và điều
139 của nghị định theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020.
Vào ngày 18/01/2022, Chính phủ đã công bố Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, đặt ra
các hướng dẫn cụ thể liên quan đến danh mục lĩnh vực và cơ sở cần thực hiện kiểm kê khí
nhà kính (KNK). Theo quy định này, tổng cộng có 1.912 cơ sở được xác định sẽ tham gia vào
thị trường carbon trong nước. Một bước quan trọng khác diễn ra vào ngày 15/11/2022, khi
Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT được ban hành để quy định các kỹ thuật đo đạc, báo cáo,
thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Những quy định này không chỉ đơn thuần là các biện pháp hướng dẫn, mà còn là bước
quan trọng tạo điều kiện cho việc đạt được các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
trong lĩnh vực quản lý chất thải trong thời gian sắp tới. Điều này đồng nghĩa với việc thị
trường carbon trong nước đang từng bước hiện thực hóa và trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt với
sự định hình từ các văn bản quy phạm như Nghị định 06/NĐ-CP.

12
Hình 2.2 Các yếu tố thiết kế chính của thị trường carbon Việt Nam trong Nghị định
06/NĐ-CP

Thông qua các nghị định và các điều luật , thị trường carbon đang dần được định hình
tại thị trường Việt Nam. Trong đó , thị trường đã có những lộ trình nhất định từ 2021 đến
2030.
Hình 2.3 Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

13
Có thể thấy thị trường carbon Việt Nam đang từng bước được thực hiện với các chiến
lược cụ thể qua từng năm, năm 2025 sẽ là năm đầu tiên thành lập và tổ chức vận hành thí
điểm của thị trường carbon nội địa.
2.2 Yếu tố thị trường
2.2.1 Tài nguyên carbon tại Việt Nam
2.2.1.1 Thị trường carbon rừng
Thị trường carbon rừng, là một khung cảnh đầy tiềm năng, tạo ra khả năng giao dịch
tín chỉ carbon đến từ các hoạt động quản lý và bảo tồn rừng. Mục tiêu của nó không chỉ là
giảm phát thải khí nhà kính mà còn là nguồn tài chính động viên cho sự bảo vệ và phát triển
rừng. Việt Nam, với diện tích rừng rộng lớn khoảng 14,7 triệu ha và độ che phủ rừng ấn
tượng lên đến 42%, tự hào với khả năng hấp thụ khoảng 69,8 triệu tấn carbon (CO2) mỗi
năm.
Việt Nam không chỉ là người chứng kiến mà còn là người hành động, tham gia và
cam kết xây dựng thị trường carbon rừng trong nước. Sứ mệnh này không chỉ hướng nội, mà
còn hướng tới sự hội nhập mạnh mẽ với cộng đồng khu vực và thế giới. Điều này thể hiện rõ
cam kết của Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững
thông qua quản lý thông minh và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đa dạng và quý báu của
mình.
Đây là một cơ hội đáng kể để triển khai các biện pháp tăng cường trữ lượng carbon
rừng theo cơ chế REDD+ và quá trình đăng ký phát hành tín chỉ carbon. Các chính sách liên
quan đến phát triển lâm nghiệp bền vững đang trải qua quá trình hoàn thiện với tốc độ tăng
tốc, nhằm xây dựng nền tảng pháp lý chặt chẽ để thúc đẩy việc thương mại hóa tín chỉ carbon
từ rừng.
Những công việc hỗ trợ và phát triển rừng đang thuộc vào lĩnh vực của những hoạt
động có thể đưa vào quá trình xây dựng và đăng ký các dự án carbon. Các dự án này có thể
đăng ký theo các tiêu chuẩn quốc tế như cơ chế phát triển sạch (CDM) hoặc các tiêu chuẩn từ
thị trường carbon tự nguyện như Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard - GS) hoặc Tiêu chuẩn
Carbon được thẩm tra (VCS) của Verra. Đây là hai tiêu chuẩn có tầm ảnh hưởng toàn cầu,
với các phương pháp đã được phát triển và chế tạo từ cơ chế CDM.
Tuy nhiên, cả CDM và GS hiện chỉ công nhận các dự án trồng rừng và chưa công
nhận các phương pháp liên quan đến REDD+. Trong khi đó, VCS là tiêu chuẩn duy nhất có
các phương pháp hỗ trợ các dự án REDD+ trên toàn cầu. Cho đến tháng 11/2022, đã có tổng
cộng 252 dự án tín chỉ carbon cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được đăng ký
thành công trên khắp thế giới. Trong số đó, VCS chiếm 241 dự án, bao gồm cả các dự án
trồng rừng, trồng rừng ngập mặn và các dự án REDD+.
Sau khi công bố cam kết đạt mục tiêu Net-Zero vào năm 2050, Việt Nam đã tập trung
vào phát triển mô hình kinh tế hướng tới sự giảm lượng carbon và đề xuất các biện pháp
khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính. Vào ngày 07/01/2022, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 06/2022/NĐ-CP với mục tiêu chính thức triển khai và phát triển thị trường carbon
trong nước đến năm 2028. Điều này mở ra cơ hội lớn cho tổ chức và doanh nghiệp để đầu tư
vào các dự án tiềm năng, tạo ra tín chỉ carbon có thể được giao dịch không chỉ trong nước mà
còn trên thị trường quốc tế.
Ở trong thực tế hiện nay, tỉnh Quảng Trị cho biết , tỉnh đã giải ngân được hơn 17 tỉ
đồng từ việc bán tín chỉ carbon , tổng diện tích được chi trả là 126,000 ha với trung bình được

14
chi trả 120,000 đồng cho mỗi ha. Phan Văn Phước cho biết “Bắt đầu từ năm 2023, Quảng Trị
là một trong sáu địa phương Bắc Trung bộ được thí điểm nhận nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ
và lưu giữ carbon của rừng do Quỹ Carbon thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc
tế chuyển đến. Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Trị sẽ được chi trả 51 tỷ đồng, hiện đã được
chuyển 80% số tiền nói trên”

15
CHƯƠNG III: Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi mở thị trường
carbon
3.1 Nhận thức và năng lực
Một trong những thách thức chính của Việt Nam là về năng lực. Trong khi chính phủ
và một số tổ chức đã thúc đẩy các chính sách và quy định liên quan đến carbon, sự thiếu hụt
kỹ năng và năng lực của cán bộ quản lý cũng là một vấn đề đáng lo ngại, gây ra sự trì trệ
trong quá trình triển khai các chính sách và dự án liên quan đến carbon. Các cơ quan quản lý
cần được trang bị với đủ kiến thức và kỹ năng để đo lường, báo cáo và giám sát phát thải
carbon. Trong một nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đang trong quá trình hội
nhập và phát triển cơ sở hạ tầng, việc xây dựng hệ thống giám sát và kiểm soát phát thải
carbon đang gặp nhiều khó khăn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nhân lực chuyên môn còn
thiếu hụt, dẫn đến việc dữ liệu thu thập được thường không chính xác và đầy đủ.
Đối với doanh nghiệp ,thiếu hụt năng lực kỹ thuật và quản lý trong việc đo lường, báo
cáo và xác nhận (MRV) các phát thải carbon đang là một vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp cần
phải có khả năng thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu về phát thải carbon của họ một cách chính
xác và minh bạch để tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với khó khăn trong việc áp dụng công nghệ và quy
trình tiên tiến để thực hiện MRV một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nhận thức về tầm quan trọng của thị trường carbon và ảnh hưởng của nó đối
với nền kinh tế và môi trường còn chưa được đánh thức đầy đủ trong cộng đồng doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư. Đa số doanh nghiệp và cá nhân vẫn chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc giảm phát thải carbon và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Việc hiểu biết về các cơ hội và lợi ích mà thị trường carbon mang lại vẫn còn hạn chế, khiến
cho việc tham gia và đóng góp vào các hoạt động giảm phát thải carbon trở nên khó khăn và
không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và tổ chức.
3.2 Thiếu Dữ Liệu và Cơ Sở Hạ Tầng
Để xây dựng các chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc giảm phát thải carbon,
việc có một cơ sở dữ liệu chính xác là rất quan trong. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu này
đang gặp phải nhiều khó khăn do sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và khả năng kỹ thuật. Hầu hết
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có nguồn lực và khả năng
kỹ thuật để thực hiện việc đo lường và báo cáo về phát thải carbon của họ một cách chính xác
và đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng để giám sát và kiểm soát phát thải carbon cũng còn hạn
chế. Việt Nam chưa có hệ thống thống kê đầy đủ về các dự án giảm phát thải khí nhà kính.
Việc thiếu dữ liệu này gây khó khăn cho việc đánh giá và xác nhận tín chỉ carbon, cũng như
cho việc quản lý thị trường carbon một cách hiệu quả.Việt Nam cần đầu tư vào các trạm đo
khí thải, hệ thống quản lý dữ liệu và các công nghệ thông tin để đảm bảo rằng dữ liệu được
thu thập và xử lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng này đòi hỏi
nguồn lực tài chính và kỹ thuật đáng kể, điều mà Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn
trong việc thực hiện. Chính phủ Việt Nam cần huy động nguồn lực từ nhiều nguồn khác
nhau, bao gồm ngân sách nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế. Điều này sẽ dẫn
đến việc hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi mà các doanh nghiệp vẫn
còn nhiều khó khăn trong sự đáp ứng về kỹ thuật và tài chính trong thị trường carbon.

16
Sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng có thể kể đến như là chưa có hệ thống giao dịch tín chỉ
carbon chuyên nghiệp, hiện đại. Việc giao dịch tín chỉ carbon hiện nay chủ yếu được thực
hiện thông qua các kênh truyền thống, thiếu tính minh bạch và hiệu quả. Dẫn đến việc làm
giảm khả năng chính xác và minh bạch trong việc đo lường và báo cáo phát thải carbon mà
còn làm giảm hiệu quả của các chính sách và biện pháp giảm phát thải.
3.3 Cơ sở và chính sách chưa rõ ràng
Một trong những việc quan trọng hiện nay là củng cố và ban hành những chính sách
cơ sở về thị trường carbon. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mở thị trường carbon hiện đang đối mặt
với nhiều thách thức. Hiện nay, cơ sở pháp lý và chính sách vẫn còn sự thiếu rõ ràng và minh
bạch , Việt Nam chưa có luật riêng về thị trường carbon. Các nghị định, thông tư liên quan
đến thị trường carbon vẫn còn những tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo lẫn nhau. Một
số quy định có thể không đồng nhất và không nhất quán, làm cho các doanh nghiệp cảm thấy
không chắc chắn về những yêu cầu và cam kết cụ thể mà họ phải tuân thủ.
Tiếp đó là việc chậm trễ trong việc ban hành và thực thi các quy định và chính sách
cũng là một thách thức đáng kể. Doanh nghiệp cần có môi trường pháp lý ổn định và dài hạn
để có thể đầu tư vào các dự án giảm phát thải. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc ban hành và
thực thi các quy định có thể dẫn đến sự không chắc chắn và tăng chi phí cho các doanh
nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của thị trường carbon.

17
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị
trường carbon tại Việt Nam
4.1 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp
Để tham gia hiệu quả vào thị trường carbon, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao
năng lực và nhận thức của mình về vấn đề này. Việc này đòi hỏi phải có các biện pháp toàn
diện và cụ thể. Trước hết, chính phủ cần tăng cường vào việc đào tạo và phát triển năng lực
cho doanh nghiệp bằng cách tổ chức các khóa học, chương trình đào tạo, và hỗ trợ kỹ thuật.
Các phần mềm mô phỏng như ETS cũng cần được sử dụng để giúp các nhà hoạch định chính
sách và doanh nghiệp có một sự chuẩn bị trước về cơ chế thị trường.
Tiếp theo, các doanh nghiệp nên có một sự hợp tác ,sự chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm giữa các bên như là các công ty nước ngoài, các chuyên gia để có thể giúp doanh
nghiệp nâng cao hiểu biết và kỹ năng về thị trường carbon. Khuyến khích tham gia vào các
dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh để tạo ra những giải pháp mới và hiệu quả
hơn trong việc giảm phát thải. Bên cạnh , chính phủ cần tổ chức các chiến dịch tuyên truyền
và giáo dục cộng đồng để tăng cường nhận thức và ý thức của doanh nghiệp về cơ hội của thị
trường carbon. Tổ chức và khuyến khích thông qua các chương trình khuyến mãi và giải
thưởng cho những hành động tích cực trong việc giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, việc cung cấp cơ hội đầu tư và hỗ trợ tài chính là một yếu tố quan trọng để
khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường carbon. Chính phủ nên có các gói
hỗ trợ đầu tư và các chính sách giảm thuế để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một sự tiếp cận
được tốt hơn. Cải thiện và mở rộng hệ thống “ dấu chân car bon” để nâng cao nhận thức của
cộng đồng trong việc giảm thải KNK và bảo vệ môi trường
4.2 Củng cố và ban hành các chính sách vận hành thị trường carbon
Để có thể đưa thị trường carbon vào thị trường Việt Nam một cách hiệu quả, chính
phủ cần tiếp tục hoàn thiện các quy định, chính sách về thị trường carbon từ các khâu như
đăng ký , kiểm kê , và mua bán tín chỉ trên thị trường. Chính phủ cần có một cái nhìn toàn
diện về thị trường, rút kinh nghiệm từ thực tiễn thị trường carbon ở các nước khác qua các
hình thức như tổ chức các cuộc họp, hội thảo về thị trường carbon để nêu ra những vấn đề
còn tồn đọng và tăng cường nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về thị trường carbon. Việc
xây dựng và ban hành các quy định chi tiết sẽ giúp định rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên tham gia, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch carbon.
Bổ sung nguồn lực từ cấp trung ương tới các địa phương để phát triển các dự án xanh
mang tính chất định hướng, dẫn dắt thị trường đầu tư. Tranh thủ nguồn lực quốc tế hỗ trợ qua
quỹ tín dụng xanh và áp dụng công nghệ cũng như quy trình quản lý tiên tiến. Hỗ trợ doanh
nghiệp và các bên liên quan có cơ hội được tiếp cận thông tin, kỹ thuật áp dụng để chủ động
sẵn sàng tham gia thị trường carbon tại Việt Nam từ đó gắn việc sản xuất với xác định lượng
phát thải
Đặc biệt, xây dựng và công bố lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn để có kế hoạch
khả thi triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách hỗ trợ như thuế, phí, vốn, kỹ thuật,
thị trường, quy hoạch, chiến lược... của từng ngành/ lĩnh vực một cách đồng bộ, nhằm thu hút
và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh, góp phần bổ sung thêm nguồn lực từ các
tổ chức trong và ngoài nước nhằm triển khai các dự án xanh…

18
4.3 Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình tham gia thị trường carbon
Chính phủ có thể hỗ trợ , cung cấp các gói vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ các doanh
nghiệp trong quá trình đầu tư cơ sở vật chất và tham gia thị trường carbon. Áp dụng các
khoản tín dụng ưu đãi như là giảm thuế carbon. Tạo cộng đồng các doanh nghiệp tham gia thị
trường carbon để học hỏi, trao đổi lẫn nhau. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thông qua các
gói ưu đãi hỗ trợ dành cho các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ và đầu tư vào những doanh
nghiệp có những dự án tiềm năng, có cơ hội phát triển tốt.

19
Kết luận
Bài nghiên cứu với đề tài " Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường carbon tại Việt
Nam " đã mang đến cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển hiện nay của Việt Nam tại cơ
hội này. Bài nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các yếu tố, thách thức và cơ hội mà thị
trường mang lại, từ đó đưa ra những giải pháp để duy trì được những lợi ích, ưu thế đang có
đồng thời khắc phục những khó khăn còn tồn đọng.. Từ việc xác định xu hướng toàn cầu về
giảm khí thải và cam kết của Việt Nam trong việc giảm lượng khí thải, chúng ta đã nhìn thấy
rằng thị trường carbon đang trở thành một cơ hội quan trọng cho sự phát triển bền vững của
đất nước.
Chúng ta đã phân tích những chính sách và cơ chế hiện tại của Việt Nam liên quan đến
carbon và nhận thấy rằng, mặc dù đang ở giai đoạn đầu nhưng chúng ta đã thể hiện cam kết
tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường carbon. Ngoài ra thị trường Việt Nam
cũng có cho thấy các lĩnh vực tiềm năng mà hoạt động mua bán carbon có thể đóng một vai
trò quan trọng, chẳng hạn như năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải.
Ngoài ra, chúng ta cũng đã đánh giá những thách thức mà thị trường carbon tại Việt
Nam đang phải đối mặt, bao gồm sự thiếu hụt thông tin, khả năng kỹ thuật hạn chế, và vấn đề
pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta đã nhận thấy rằng những thách thức này cũng mang lại
cơ hội cho các bên liên quan để cùng nhau tạo ra các giải pháp sáng tạo và phát triển thị
trường carbon một cách bền vững.
Tóm lại, tiềm năng phát triển của thị trường carbon tại Việt Nam là rất lớn. Để khai
thác được tiềm năng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức
xã hội và các bên liên quan khác. Chúng ta cần tạo ra một môi trường thúc đẩy sự đổi mới và
đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải. Qua đó, chúng ta có thể xây
dựng một nền kinh tế xanh và bền vững, góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong việc giảm biến
đổi khí hậu.

20
Tài liệu tham khảo
1. Cao Hồng Quân, Lê Nhật Hồng (2023), “Thị trường carbon và việc tổ chức, phát triển thị
trường carbon hiện nay”
https://stdjssh.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjssh/article/view/926/1292
2. Tiểu Thúy (27/09/2023), Báo Kinh tế và đô thị, “Tham gia thị trường carbon là cơ hội và
thách thức của doanh nghiệp Việt Nam”
https://kinhtedothi.vn/tham-gia-thi-truong-carbon-la-co-hoi-va-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-
viet-nam.html
3. Nguyễn Thành Đạt (15/04/2022), Thư viện pháp luật, “Thị trường các-bon là gì? Hiện nay
Việt Nam có thị trường các-bon nào hoạt động hay không? Tổ chức và phát triển thị trường
các-bon như thế nào?
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/thi-truong-cacbon-la-gi-hien-nay-viet-
nam-co-thi-truong-cacbon-nao-hoat-dong-hay-khong-to-chuc-va-p-8372.html
4. Báo nhân dân, “Các thị trường carbon lớn trên thế giới”
https://special.nhandan.vn/cac-thi-truong-carbon-lon-tren-the-gioi/index.html
5. Foodmap (20/06/2023), “Tín chỉ carbon là gì? Lịch sử phát triển thị trường carbon”
https://foodmap.asia/tin-tuc/tin-chi-carbon-la-gi-lich-su-phat-trien-thi-truong-carbon
6. Trịnh Nam Phong (06/09/2023) , Báo nhân dân “Thị trường carbon hình thành trên thế giới
như thế nào?”
https://nhandan.vn/thi-truong-carbon-hinh-thanh-tren-the-gioi-nhu-the-nao-post770611.html
7. Vũ Phong energy group (05/05/2022), “Thị trường carbon tăng trưởng trong xu thế hướng
tới Net Zero”
https://vuphong.vn/thi-truong-carbon-tang-truong-huong-toi-net-zero/
8. Mai Kim Liên, Lương Quang Huy, Nguyễn Thành Công, Đỗ Tiến Anh (25/11/2020), “Thị
trường trao đổi tín chỉ các–bon: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách cho Việt Nam”
http://tapchikttv.vn/data/article/986/7.%20Proofreading1.pdf
9. Mai Kim Liên, Nguyễn Diệu Huyền, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Văn Minh
(30/06/2020) “Exploring Potential Participation of Vietnam in the Carbon Market”
https://www.scirp.org/pdf/lce_2020092111083082.pdf
10. Nguyễn Thành Công, Nguyễn Văn Minh, Lê Minh Quân, Lê Thành Tùng (25/10/2022),
“Tiềm năng áp dụng công nghệ chuỗi khối trong quản lý và vận hành thị trường các–bon tại
Việt Nam”
http://113.165.166.110:81/bitstream/DL_134679/63669/1/CVt39S7422022019.pdf
11. Tô Bích Ngọc (15/08/2023), “Thị trường tín chỉ carbon: Tiềm năng không chỉ đến từ
“rừng vàng biển bạc”
https://nature.org.vn/vn/2023/08/thi-truong-tin-chi-carbon/
12. Anh Tú (22/11/2023) , Tạp chí điện tử “Việt Nam tiến gần hơn tới thị trường tín chỉ
carbon”
https://vneconomy.vn/viet-nam-tien-gan-hon-toi-thi-truong-tin-chi-carbon.htm
13. Lã Việt Phương, Nguyễn Minh Hoàng (02/10/2023), Tạp chí kinh tế và dự báo “Thách
thức của quá trình xây dựng các tiêu chuẩn cho thị trường carbon tự nguyện”
https://kinhtevadubao.vn/thach-thuc-cua-qua-trinh-xay-dung-cac-tieu-chuan-cho-thi-truong-
carbon-tu-nguyen-27216.html

21
14. Trần Thị Kim Liên, Hoàng Thị Lý (20/03/2023), “Xây dựng thị trường carbon ở Việt nam
Với tăng trưởng Xanh”
file:///C:/Users/admin/Downloads/77854-Article%20Text-183569-1-10-20230405.pdf
15. TS. Trần Đình Bích (27/06/2022), Tạp chí kinh tế và dự báo “Mối quan hệ giữa tăng
trưởng của thị trường carbon toàn cầu với khả năng chống biến đổi khí hậu”
https://kinhtevadubao.vn/moi-quan-he-giua-tang-truong-cua-thi-truong-carbon-toan-cau-voi-
kha-nang-chong-bien-doi-khi-hau-23071.html#:~:text=Doanh%20s%E1%BB%91%20giao
%20d%E1%BB%8Bch%20%E1%BB%9F,t%C4%83ng%20164%25%20v%C3%A0o%20n
%C4%83m%202021.&text=Vi%E1%BB%87c%20t%C4%83ng%20doanh%20s%E1%BB
%91%20%C4%91i,m%E1%BB%9Bi%20xanh%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
%20%C4%91%E1%BB%81n%20%C4%91%C3%A1p.
16. Chương Phượng (03/01/2024), Tạp chí điện tử “Lần đầu tiên Việt Nam bán thành công
tín chỉ carbon rừng với trị giá 51,5 triệu USD”
https://vneconomy.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ban-thanh-cong-tin-chi-carbon-rung-voi-tri-gia-
51-5-trieu-usd.htm
17. Vũ Thành, Hải Chung ( 03/11/2023), Báo nhân dân “Tiềm năng kinh doanh tín chỉ carbon
rừng
https://nhandan.vn/tiem-nang-kinh-doanh-tin-chi-cac-bon-rung-post780816.html
18. Trung tâm con người và thiên nhiên (2023), “Bản tin Chính sách tài nguyên-môi trường-
phát triển bền vững”
https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2023/03/BTCS-33_FINAL.pdf
19. Bộ tài nguyên và môi trường (20/09/2023), “ Bối cảnh trong nước và quốc tế thúc đẩy
phát triển thị trường carbon ở Việt Nam”
https://monre.gov.vn/Pages/boi-canh-trong-nuoc-va-quoc-te-thuc-day-phat-trien-thi-truong-
carbon-o-viet-nam.aspx
20. Báo Sài Gòn giải phóng (04/09/2023) “Giải pháp thúc đẩy thị trường tín chỉ Carbon”
https://dttc.sggp.org.vn/giai-phap-thuc-day-thi-truong-tin-chi-carbon-post107742.html
21. Vũ Khuê (15/09/2023), Tạp chí điện tử “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vận hành hiệu
quả hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải
https://vneconomy.vn/ho-tro-doanh-nghiep-viet-nam-van-hanh-hieu-qua-he-thong-trao-doi-
han-ngach-phat-thai.htm
22. Nguyễn Trang (13/12/2022), Tạp chí con số sự kiện “Giải pháp thúc đẩy phát triển thị
trường carbon tại Việt Nam”
https://consosukien.vn/giai-phap-thuc-day-phat-trien-thi-truong-carbon-tai-viet-nam.htm
23. Martech “THỊ TRƯỜNG CARBON CHO BÀI TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ”
https://martech.com.vn/vi/tin-tuc/tu-van-ky-thuat/thi-truong-carbon-vi-moi-truong-va-kinh-
te.html
24. WTO (1/11/2023) “Tìm phương thức thích ứng với thị trường carbon”
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/24832-tim-phuong-thuc-thich-ung-voi-thi-truong-carbon
25. Bộ Công Thương Việt Nam (08/01/2024) “ Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' để bảo
đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp”
https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/thi-truong-tin-chi-carbon-can-di-truoc-de-bao-dam-
loi-ich-quoc-gia-doanh-nghiep.html

22
26. Hiếu Phương (11/10/2022), Tạp chí kinh tế và dự báo “Doanh nghiệp cần chủ động thích
ứng để vận hành thị trường carbon tại Việt Nam”
https://kinhtevadubao.vn/doanh-nghiep-can-chu-dong-thich-ung-de-van-hanh-thi-truong-
carbon-tai-viet-nam-24226.html

23

You might also like