Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Tư tưởng HCM:

Câu 1: Khái niệm tư tưởng hcm:


- Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại… (Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam).
1.1.2. Khái quát quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí
Minh
- Từ khi Đảng ra đời đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
- Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay.

Câu 2 : Cơ sở hình thành tư tưởng hcm


1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1.1.2. Cơ sở lý luận
- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất
khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước, tinh thần tự lực, tự cường; tinh thần nhân
nghĩa thủy chung, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái; truyền thống lạc quan
yêu
đời, niềm tin vào chính mình, tin vào chân lý và chính nghĩa; truyền thống cần cù,
dũng
cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên
ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam.
- Tinh hoa văn hoá nhân loại: Văn hoá phương Đông, văn hoá phương Tây.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin: Là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư
tưởng Hồ Chí Minh; được vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển trong điều kiện của
Việt
Nam.
2.2.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
- Phẩm chất cá nhân: Lý tưởng cao cả và hoài bão lớn; tư duy độc lập, tự chủ và
sáng tạo, óc phê phán tinh tường và sáng suốt; không ngừng học tập tri thức của nhân
loại; ý chí, nghị lực mạnh mẽ; đạo đức cách mạng trong sáng, yêu nước, yêu thương
nhân
dân,…
- Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận: Có vốn sống và kinh
nghiệm cách mạng phong phú; khả năng vận dụng lý luận vào thực tế; tổng kết thực
tiễn,
bổ sung, phát triển lý luận cách mạng.

Câu 3 : Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hcm:


2.2.1. Thời kỳ trước ngày 5- 6 -1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng
cách mạng.
- Hình thành tư tưởng yêu nước trên cơ sở tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê
hương, gia đình và của dân tộc.
- Suy ngẫm về tình hình đất nước và thời cuộc, hình thành chí hướng cách mạng.
2.2.2. Thời kỳ từ giữa năm 1911 đến cuối 1920: tìm tòi con đường giải phóng dân
tộc; dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo xu
hướng
cách mạng vô sản.
- Sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách
mạng ở nhiều nước trên thế giới.
- Xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu hướng cách mạng vô
sản.
- Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của
Việt Nam.
2.2.3. Thời kỳ từ cuối 1920 đến đầu năm 1930: hình thành cơ bản hệ thống quan
điểm về con đường cách mạng Việt Nam.
- Từng bước cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng của cách mạng Việt Nam, thể
hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Đẩy mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng
Cộng Cộng sản Việt Nam.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng
tạo, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt
Nam.
2.2.4. Thời kỳ từ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: vượt qua thử thách, kiên trì giữ
vững quan điểm, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo.
- Thử thách từ nội bộ những người cách mạng trong Quốc tế Cộng sản.
- Thử thách từ kẻ thù (vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông).
- Trở về Việt Nam chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941), chỉ đạo
chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
2.2.5. Thời kỳ từ đầu năm 1941 đến tháng 9- 1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục
được bổ sung, phát triển, hoàn thiện.
- Từ tháng 5-1941 đến 1945: đưa ra những quan điểm sáng tạo và lãnh đạo thành
công Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Từ 2-9-1945 đến 19-12-1946: đề ra chiến lược, sách lược cách mạng sáng suốt,
nhân nhượng có nguyên tắc, thêm bạn bớt thù, xây dựng, bảo vệ chính quyền cách
mạng.
- Từ 12-1946 đến năm 1954: hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và từng bước hình thành tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Từ năm 1954 đến 1969: bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm cơ bản của cách
mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đạo đức,
đối
ngoại,...

Câu 4 : ý nghĩa việc học tập tư tưởng hcm:


Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện
đại hóa đất nước, gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.
Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ
và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của
cách mạngViệt Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với đời sống cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai
trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên,
thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ
động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết sống ở đời và làm
người hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người,
về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác
Hồ vĩ đại”.
- Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản
thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách
mạng, con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, giáo
dục tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện
nhân cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành
những chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn như mong muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.

Câu 5 Tư tưởng hcm về cách mạng giải phóng dân tộc


2.1. Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản:
Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là một con
đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ
nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô
sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở
thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”; mặt khác, cách mạng
giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
2.2. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc chính là đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên
minh công – nông:
Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân chúng, vì vậy
phải đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền, nhưng
trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là người chủ cách mệnh… Công nông là gốc
cách mệnh”.

Như vậy, tổ chức chính trị có thể thực hiện việc quy tụ, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân
dân là “Mặt trận dân tộc thống nhất” dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tạo ra sức mạnh của
cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do; đấu tranh chống lại kẻ thù là bọn đế
quốc và đại địa chủ phong kiến, tay sai.

2.3. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của
Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem
thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản
chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế
quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ
năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào
cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất
quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam
chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực,
kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang:
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân
dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu kết với những kẻ phản
động. Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc,
cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và
bảo vệ chính quyền. Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung Ương VIII, Người cũng đã đưa ra nhận
định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”.
Như vậy, qua sự tư duy của Hồ Chí Minh và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối
và phương pháp đấu tranh của cách mạng vô sản đã chuyển thành đường lối và phương
pháp đấu tranh của cách mạng giải phóng dân tộc, phù hợp với thực tiễn đất nước ta; Người
đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một
hệ thống luận điểm mới mẻ, sáng tạo, trong đó bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược
và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Câu 6 : quan điểm hcm về thời kì quá độ lên cnxh ở Việt Nam
1.1/ Quan niệm của Hồ Chí Minh
+ Hồ Chí Minh thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạnh hình thức quá độ"rút ngắn"
áp dụng cho Việt Nam
- Cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khibước vào
thời kỳ quá độ: "tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đườngkhác nhau...Có
nước thì đi thẳng tiến đến CNXH, có nước thì phải qua chế độ dânchủ mới, rồi tiến lên
CNXH".
- Hồ Chí Minh xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của ViệtNam: Hồ
Chí Minh chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ởViệt Nam: "Đặc điểm
to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ từ một nướcnông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN".Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải
pháp đúng đắn để có hình thức, bướcđi phù hợp với VN. "Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ
quá độ" là mâu thuẫn giữamột bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xã hội mới
có "công, nôngnghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến" với một bên là tình trạng lạc hậu
phảiđối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta."Về độ
dài của thời kỳ quá độ: lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của Liên Xô và TrungQuốc, Hồ Chí
Minh dự đoán "chắc đôi ba, bốn kế hoạch dài hạn..." sau đó quanniệm được điều chỉnh:
"xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phứctạp, gian khổ và lâu dài".
- Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nêu: phải xây dựng nền tảng vậtchất và kỹ
thuật của CNXH..., vừa cải tạo kỉ thuật cũ vừa xây dựng kỉ thuật mới,mà xây dựng là chủ yếu
và lâu dài. Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chínhtrị, kỉ thuật, văn hóa, xã hội.Kinh tế,
tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kỳ tư bảnnhưng sao cho không đi
chệch sang CNTB; sử dụng hình thức và phương tiện củaCNTB để xây dựng CNXH. Kẻ thù
muốn đè bẹp ta về kinh tế thay bằng quân sự,vì vậy ta phải phát triển kinh tế.Tư tưởng, văn
hóa, xã hội: Bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức,sự bấp bênh về chính trị, sự trì
trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hóa...tất cả sẽ dẫn đếnnhững biểu hiện xấu xa, thoái hóa cán
bộ, đảng viên...là khe hở CNTB dễ dàng lợidụng. HCM nhấn mạnh "muốn cải tạo XHCN thì
phải cải tạo chính mình, nếukhông có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được"
- Về nhân tố đảm bảo được thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam: phải giữvững và tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý của nhànước; phát huy tính tích
cực, chủ động của các tổ chức chính trị-xã hội; xây dựngđội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH
Câu 7 : tư tưởng hcm về đảng cộng sản việt nam:
4.1.1.Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở sự kết hợp giữa Chủ nghĩa MácLênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đại biểu
trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.
- Từ khi ra đời, Đảng đã được dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
4.1.2.Nội dung công tác xây dựng Đảng:
- Về lý luận
- Về chính trị
- Về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ.
- Về đạo đức.
( Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng: lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động; tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá
nhân
phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; thường xuyên tự
chính
đốn; đoàn kết, thống nhất trong Đảng; Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân; đoàn
kết
quốc tế.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên: vừa có đức vừa có tài, trong sạch,vững
mạnh…)
4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
4.2. 1. Nhà nước dân chủ
- Bản chất giai cấp của nhà nước: là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.
- Nhà nước của nhân dân: tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều
thuộc về nhân dân…
- Nhà nước do nhân dân: là nhà nước do dân lập nên và dân làm chủ…
- Nhà nước vì nhân dân: là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,
không đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính…
4.2. 2. Nhà nước pháp quyền
- Nhà nước hợp hiến, hợp pháp.
- Nhà nước thượng tôn pháp luật.
- Pháp quyền nhân nghĩa.
4.2. 3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu.
- Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước: Đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí,
quan liêu; tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo…

Câu 8: tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc


5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
5.1.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng.
- Đại đoàn kết là một mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
5.1.2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.
5.1.3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.
- Thứ hai, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.
- Thứ ba, phải có niềm tin vào nhân dân.
5.1.4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc – Mặt trận dân tộc thống
nhất
- Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc: Mặt trận dân tộc thống nhất
- Các nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận thống nhất: xây dựng trên
nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản; xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân; hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương
dân chủ; phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5.1.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận).
- Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập
hợp quần chúng.
- Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận
dân tộc thống nhất.

Câu 9: Định nghĩa văn hóa hcm:


Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có nhiều định nghĩa, có nhiều cách hiểu
nhất. Hiện có đến vài trăm định nghĩa về văn hóa trong đó có định nghĩa văn hóa của Hồ Chí
Minh đưa ra năm 1943.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất
hẹp:
Theo nghĩa rộng- Hồ Chí Minh nếu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
loài người sáng tạo ra. “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”1.

Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Người viết: Trong công cuộc kiến thiết
nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng
8- 1945).
Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người được đánh giá
bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người “phải đi
học văn hóa”, “xóa mù chữ”...
Đặc biệt, năm 1943 Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. Đây có thể coi
là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh. Và đây cũng là lần duy nhất, không thấy Hồ Chí Minh
trở lại định nghĩa văn hóa này.
Song, trong định nghĩa này. Hồ Chí Minh cho chúng ta hiểu được:
- Văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người.
- Nguồn gốc của văn hóa là lẽ sinh tồn của con người.
- Văn hóa là mục đích và động lực của cuộc sống, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn.
- Cấu trúc của văn hóa: ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, luật pháp, khoa học, tôn giáo, văn học
- nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử
dụng.
- Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt (ứng xử, giao tiếp).

Câu 10 : tư tưởng hcm về đạo đức


6.2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
- Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của xã hội chủ nghĩa.
6.2.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
- Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình.
- Tinh thần quốc tế trong sáng.
6.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng
- Thứ nhất, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Thứ hai, xây đi đôi với chống.
- Thứ ba, tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Câu 11 : tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân:
4.2. 1. Nhà nước dân chủ
- Bản chất giai cấp của nhà nước: là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.
- Nhà nước của nhân dân: tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều
thuộc về nhân dân…
- Nhà nước do nhân dân: là nhà nước do dân lập nên và dân làm chủ…
- Nhà nước vì nhân dân: là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,
không đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính…
4.2. 2. Nhà nước pháp quyền
- Nhà nước hợp hiến, hợp pháp.
- Nhà nước thượng tôn pháp luật.
- Pháp quyền nhân nghĩa.
4.2. 3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu.
- Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước: Đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí,
quan liêu; tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo…

Câu 12 : Giá trị và vận dụng tư tưởng hcm trong giai đoạn hiện nay:
1. Giá trị
Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại diễn ra nhiều nghịch lý như hiện nay. Thếgiới càng
giàu lên thì sự phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc. Chính nghịch lýđó đang tạo ra
những khủng hoảng về niềm tin, về tâm lý, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hộinhư một tất yếu
ở các nước được xem là văn minh, vào chính con người ở ngay cácnước giàu có nhất.
Trớ trêu thay, cái thế giới văn minh như đã thấy khiến con ngườicó đủ mọi thứ, thực
hiện được mọi ước mơ mà trước kia chỉ là huyền thoại lại vẫn cóvô số sự bất công, vô số
người mất lòng tin đã tìm đến cái chết để trốn tránh cuộc đời.Chính ở những nước có
nền kinh tế phát triển, có nhiều người là tỷ phú đô-la, lại nảysinh hiện tượng khủng
hoảng về lẽ sống, phải tìm đến những cách sống xa lạ trái với
tự nhiên. Phải chăng, đó cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức khi conngười
chỉ hướng vào "cái tôi" thuần túy, chạy theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan.Trong bối cảnh
đó, tư tưởng HCM về chủ nghĩa nhân văn, về đạo đức mới đang có ýnghĩa định hướng
cho con người hành động, cho con người thấy hướng đi đúng đắn. Không phải
ngày nay chúng ta mới thấy được ý nghĩa và giá trị thời đại của tưtưởng HCM. Từ rất lâu,
nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhất là những trí thức lớn,những chính khách giàu lòng
bác ái, đã từng ca ngợi và bày tỏ sự khâm phục tư tưởngvà tấm gương đạo đức HCM.
Nhưng, có thể nói, trong bối cảnh thế giới đang cónhững diễn biến phức tạp, đan xen
những thời cơ và thử thách, những tiêu cực và tíchcực, những nghịch lý... thì ý nghĩa và
giá trị thời đại của tư tưởng HCM càng đượctỏa sáng hơn bao giờ hết
2. Vận dụng
a)Kiên định con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn
Hiện nay, hệ thống XHCN không còn, nhưng không có nghĩa là con đường độclập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở nước ta không còn phù hợp nữa, trái lại,qua công cuộc đổi
mới, sự nghiệp cách mạng nước ta càng phát triển, con đường xãhội chủ nghĩa ngày càng
được sáng tỏ hơn. Chủ nghĩa cộng sản vẫn là sự phát triểntất yếu của xã hội loài người cho
dù con đường này không phải là con đường bằngphẳng. Trong điều kiện mới, chúng ta
càng khẳng định và kiên trì đi theo con đường màHCM đã lựa chọn. Khát khao cháy bỏng
của HCM là độc lập cho dân tộc, nhưng độclập phải gắn với tự do, phải làm cho nhân dân
sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Điều mong muốn cuối cùng của HCM trước khi qua
đời là: "Toàn Đảng, toàn dân tađoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dânchủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới".
b) Dựa vào sức mạnh của toàn dân
Một là: Thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người. ỞViệt Nam,
trong thời đại ngày nay, cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trên cơsở:Bồi dưỡng tư
tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính. Đó lànhững người sống có lý
tưởng, có hoài bão được cống hiến cho đất nước vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Có đạo đức, lối sống cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vôtư, không tham nhũng và mắc các tiêu cực khác. Đội ngũ nhân lực có trình
độ cao. Trong đội ngũ này, có một đội ngũ cán bộchiến lược giỏi, vững vàng; một đội ngũ
cán bộ quản lý với đầy đủ đức và tài; mộtđội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đáp ứng tốt
mọi yêu cầu của công cuộc xâydựng đất nước trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh gay gắt;
một đội ngũ những ngườilao động nói chung có chất lượng cao.
Hai là: tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. HCM làngười sáng lập ra
Mặt trận dân tộc thống nhất, là hiện thân của tình đoàn kết keo sơngắn bó giữa các cộng
đồng người trên lãnh thổ Việt Nam. Đoàn kết tạo thành sứcmạnh vô biên. Trong cuộc chiến
lâu dài không kém phần oanh liệt chống lại nhữngcái hư hỏng, lạc hậu để xây dựng xã hội
mới tốt đẹp càng cần tới sự đồng tâm hiệplực của khối đại đoàn kết toàn dân. Lịch sử nước
nhà và lịch sử thế giới cho thấy
rằng, thời kỳ nào dân tộc không đoàn kết thì thời kỳ đó dân tộc không phát triển lênđược,
thậm chí sẽ bị mất nước.
Ba là: Tôn trọng quyền làm chủ của dân. Xã hội càng phát triển thì trình độdân chủ của một
xã hội càng cao. Dân phải được tôn trọng, phải phát huy được tínhtích cực của mình trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường đã vàđang tạo ra những mặt tích cực
đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồngthời cũng có những mặt trái, làm trầm
trọng thêm một số tiêu cực đã có trước đây vànảy sinh một số tiêu cực mới. Hàng bao đời
nay, dù trải qua nhiều biến đổi, cộngđồng dân cư trên đất nước Việt Nam đã chống lưng
đấu cật dựng nước và giữ nước.Mọi âm mưu và hành động, dù là nhỏ, làm tổn hại đến khối
đại đoàn kết toàn dân tộcđều là có tội đối với đất nước, cần được lên án.
Bốn là: Dựa vào sức mạnh của dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kếttoàn dân tộc,
dựa trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lấy chủnghĩa Mác, tư tưởng
HCM làm nền tảng; thực hiện tốt Cương lĩnh, đường lối, quanđiểm của Đảng CSVN, Hiến
pháp, pháp luật của Nhà nước. Sức quy tụ của nhân dânchỉ có hiệu quả khi được dựa trên
tất cả cơ sở đó. Vấn đề này phải được nhận thứcsâu sắc đối với từng cá nhân và đối với cả
các tổ chức trong hệ thống chính trị. Quyềntự do cá nhân cần được đặt trong khuôn khổ của
ý thức, lợi ích cộng đồng, trongkhuôn khổ chế định của luật pháp. Đó cũng là sự bảo đảm
cho quyền con người trongxã hội ngày nay.
Năm là: Tạo điều kiện cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân. Quyền củadânchỉ thật sự
được bảo đảm khi người dân làm tốt nghĩa vụ công dân của mình đốivới đất nước. Đây
thuộc về trách nhiệm trước hết của mỗi công dân, đồng thời làtrách nhiệm của các tổ chức
chính trị - xã hội.

You might also like