Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng


Họ và tên: Nguyễn Lê Minh Khuê
MSSV: 19040891

Hà Nội, 2024

0
MỤC LỤC
Câu 1. Anh/chị hãy phân tích vai trò của truyền thông đại chúng trong việc
thiết lập các chương trình nghị sự. Lấy ví dụ cụ thể trong thực tiễn hoạt động
truyền thông đại chúng của Việt Nam và thế giới để chứng minh. ................... 2
a. Vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thiết lập các hương trình
nghị sự .............................................................................................................. 2
b. Ví dụ cụ thể trong thực tiễn hoạt động truyền thông đại chúng của Việt
Nam và thế giới ................................................................................................ 6
Câu 2. Anh/chị hãy phân tích hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng, lấy
ví dụ cụ thể trong hoạt động truyền thông chính trị để chứng minh. Theo
anh/chị, làm sao để các nhà chính trị ở Việt Nam sử dụng các phương tiện
truyền thông hiệu quả trong hoạt động chính trị? ............................................. 9
a. Hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng .............................................. 9
b. Đề xuất giải pháp giúp các nhà chính trị ở Việt Nam sử dụng các phương
tiện truyền thông hiệu quả trong hoạt động chính trị ...................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................17

1
Câu 1. Anh/chị hãy phân tích vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thiết lập
các chương trình nghị sự. Lấy ví dụ cụ thể trong thực tiễn hoạt động truyền thông
đại chúng của Việt Nam và thế giới để chứng minh.

a. Vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thiết lập các hương trình nghị sự
Chương trình nghị sự là một danh mục những chủ đề hay vấn đề mà các quan chức nhà
nước và những người ngoài nhà nước có liên quan mật thiết với các quan chức này, đang
quan tâm một cách nghiêm túc tại một thời điểm nào đó.1

Thiết lập chương trình nghị sự là việc tạo ra nhận thức của công chúng và mối quan
tâm về các vấn đề nổi bật bởi các phương tiện thông tin. Hai giả định cơ sở làm nền tảng
nhiều nhất cho nghiên cứu về thiết lập chương trình nghị sự:
1. Các phương tiện truyền thông không phản ánh thực tế mà lọc và nhào nặn nên nó
2. Sự tập trung của phương tiện truyền thông vào một số vấn đề và đối tượng sẽ dẫn
dắt công chúng cảm thấy những vấn đề này là quan trọng hơn các vấn đề khác. 2

Để trả lời cho câu hỏi của mình về việc “Cơ quan truyền thông đã vận dụng cơ chế
truyền thông (mechanisms) như thế nào để thiết lập chương trình nghị sự?”, học giả G.
Ray Funkhouser của Mỹ đã đưa ra 5 cơ chế:
1. Cơ quan truyền thông lựa chọn theo quy trình của sự kiện
2. Đưa tin quá nhiều về các sự kiện quan trọng và hiếm gặp
3. Đối với những sự kiện ít có giá trị thông thường lựa chọn những phần có giá trị về
mặt thông tin để đưa tin
4. Ngụy tạo ra những sự kiện có giá trị về mặt thông tin (hay còn gọi là tin dỏm)
5. Đưa tin tổng kết về sự kiện, hoặc đưa tin những sự kiện không có giá trị về mặt
thông tin theo hình thức như đưa tin về sự kiện có giá trị về mặt thông tin. 3

Nghiên cứu về chương trình nghị sự, bao gồm việc tìm hiểu và giải thích các ảnh
hưởng về mặt xã hội, có hai hướng nghiên cứu chính về
1. Định hướng chương trình nghị sự (agenda-setting), một quá trình trong đó phương
tiện truyền thông đại chúng chuyển tải tới độc giả các sự kiện và vấn đề khác nhau

1
Nguyễn Xuân Thành: Nhập môn chính sách công, ĐH Fulbright, 2018.
2
TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình Chính trị và truyền thông – Dùng cho hệ
đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.136
3
PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi. (2016). Bàn về lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” trong môi trường truyền
thông Internet. Tạp chí điện tử Người làm báo. Truy cập từ: https://nguoilambao.vn/ban-ve-ly-thuyet-thiet-lap-
chuong-trinh-nghi-su-trong-moi-truong-truyen-thong-internet
2
theo một thứ tự mức độ quan trọng tương đối (một hướng tiếp cận tương đối phổ
biến của các nhà nghiên cứu truyền thông đại chúng). Hướng nghiên cứu thứ nhất
tập trung đến những ảnh hưởng của chương trình nghị sự truyền thông đại chúng tới
thứ tự ưu tiên quan tâm của người dân.
2. Xây dựng chương trình nghị sự (agenda-building), một quá trình trong đó thứ tự ưu
tiên chính sách của nhà lãnh đạo chính trị bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó có chương trình nghị sự của phương tiện truyền thông đại chúng và thứ tự
ưu tiên quan tâm công chúng. Hướng nghiên cứu thứ hai sẽ tìm hiểu ảnh hưởng thứ
tự quan tâm của người dân và các yếu tố khác đôi khi có chương trình nghị sự của
truyền thông đại chúng, tới trình độ ưu tiên chính sách.4

Xét về mặt vai trò của truyền thông đại chúng trong việc thiết lập các chương trình nghị
sự, có nhiều vai trò khác nhau được đưa ra:

1. Vai trò ảnh hưởng lên đời sống chính trị và dư luận xã hội thông qua các phương
tiện truyền thông
Vai trò đầu tiên được nêu lên trong lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda
Setting Theory) do Maxwell Mccombs và Shaw khởi xướng vào năm 19725. Lý thuyết này
mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thông đối với đời sống chính trị và dư luận xã
hội thông qua các phương tiện truyền thông. Trong xã hội, nếu một tin tức nào đó được
nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn
những thông tin khác. Chẳng hạn, sự quan tâm của phương tiện truyền thông dành cho vấn
đề y tế, giáo dục, ô nhiễm môi trường hay chính sách đối ngoại của chính phủ… sẽ tác
động đến nhận thức của mọi người về sự quan trọng của những vấn đề này.

Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đại chúng có một chức năng sắp đặt
“chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo
chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự”
của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chương
trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn đường trong tương lai.
Giữa một biển thông tin của những sự kiện, hiện tượng hàng ngày trong đời sống xã hội,
truyền thông đại chúng có quyền quyết định cái gì là quan trọng hay không quan trọng, cần

4
Everett M. Rogers và James W. Dearing: “Nghiên cứu định hướng chương trình nghị sự: từ đâu và sẽ đi đâu?”,
trong Doris A. Graber: Media Power in politics (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị), bản dịch của Khoa
Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H., 2006, tr. 102-103.
5
McCombs, M. E., & Shaw, D. L. “The Agenda-Setting Function of Mass Media.” The Public Opinion Quarterly,
vol. 36, no. 2, 1972, tr. 176-187. JSTOR, http://www.jstor.org/stable/2747787
3
thiết hay không cần thiết với xã hội, cái gì cần thu hút sự chú ý của chính phủ với nhân
dân, và cái gì cần thay đổi.

2. Vai trò ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan lập pháp
Chức năng cơ bản của quốc hội là lập pháp, xây dựng chính sách. Nhận thức được tác động
to lớn của truyền thông, để đạt được một chính sách đúng đắn, nhà lập pháp cần:
1. Nhận diện tất cả những bộ phận công chúng quan tâm hoặc không quan tâm, những
người có thể để ý tới một vấn đề chính sách nào đó;
2. Ước tính phương hướng và mức độ sâu sắc của những ưu tiên và những ưu tiên tiềm
năng của học;
3. Ước tính xác suất để những ưu tiên tiềm năng được chuyển thành những ưu tiên thật
sự;
4. Tỉnh trọng số cho những ưu tiên này theo quy mô của các khối công chúng quan
tâm và không quan tâm;
5. Dành trọng số đặc biệt cho những ưu tiên của những người ủng hộ nhất quán của
nhà lập pháp.6

3. Vai trò ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách
Không ai có thể phủ nhận việc cung cấp thông tin nhanh chóng của phương tiện truyền
thông về các sự kiện diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Và quá trình đưa tin một cách nhanh
chóng đó đã tác động rất lớn đến các nhà hoạch định chính sách. Bởi các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng truyền thông đại chúng có bốn vai trò đối với các nhà hoạch định chính sách:
1. Các nhà lập chính sách khai thác truyền thông để có các thông tin hữu ích ngay lập
tức
2. Các nhà hoạch định chính sách nhờ truyền thông đại chúng để đưa ra quyết định
ngay giai đoạn đầu của vấn đề;
3. Truyền thông đại chúng là nguồn thông tin chính sách duy nhất trong tình trạng
khủng hoảng;
4. Thông tin qua phương tiện truyền thông được coi là quan trọng đối với hoạch định
chính sách, đôi khi quan trọng hơn cả những dữ liệu chính thức.7

Có một số quan điểm bất đồng về ích lợi của nguồn thông tin này đối với các quyết
định trọng yếu, bởi một số quan chức chính sách được phỏng vấn cho rằng thông tin truyền

6
Roger H. Davidson: Congress and member (Quốc hội và các thành viên), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2002,
tr.433.
7
Patrick Oheffman: “Vai trò của truyền thông đại chúng trong chính sách đối ngoại”, trong Doris A. Graber: Media
power in politics (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị), bản dịch của Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, H., 2006, tr. 406.
4
thông chỉ có ích lợi, hạn chế trong khi những quan chức khác thừa nhận tốc độ nhanh và
tầm quan trọng của thông tin truyền thông trong công việc của họ.

Các quan chức chính sách cũng nhận ra rằng những vấn đề toàn cầu như môi trường,
nạn đói, sự ân xá là những chủ đề nhạy cảm nhất mà truyền thông đại chúng quan tâm.

Tuy nhiên, khả năng khám phá của truyền thông thường bị chi phối bởi ba điều kiện:
1. Truyền thông có ảnh hưởng khác nhau tới các vấn đề; truyền thông nhạy cảm với
những vấn đề toàn cầu, đa phương hơn những vấn đề song phương hoặc liên quan
đến quốc phòng.
2. Ảnh hưởng của truyền thông bắt nguồn từ khả năng thúc đẩy lực lượng chính trị nội
địa để củng cố hay chống lại một tiền đề chính sách.
3. Ảnh hưởng của truyền thông thay đổi theo môi trường chính trị ưu thế, mặc dù
truyền thông có thể gây ảnh hưởng hay tạo ra môi trường đó.8

4. Vai trò ảnh hưởng đến việc thiết lập chương trình nghị sự của cơ quan hành pháp
Quy trình lập nên chương trình nghị sự là tạo ra một vấn đề, công bố cho công chúng
biết, làm nổi bật vấn đề đó và biến nó thành một “cuộc khủng hoảng”. Có nhà phân tích
cho rằng: “Một vấn đề sẽ nổi lên khi dư luận đòi hỏi chính phủ phải hành động và có sự
tranh cãi về một giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó.”9

Sự tập trung của truyền thông đại chúng vào một vấn đề nào đó buộc các quan chức
phải chú ý và khi sức ép của công chúng quá lớn thì vấn đề đó phải được xem xét giải
quyết. Và như vậy, truyền thông đại chúng đóng góp một phần cơ bản vào sự phát triển
của các vấn đề chính trị.

Tạm kết: Như vậy có thể thấy, với bốn vai trò trên, truyền thông đại chúng, với những đặc
điểm của mình, với dư luận xã hội mà nó tạo ra, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc
thiết lập chương trình nghị sự - một hoạt động có ý nghĩa trong việc sử dụng quyền lực của
hệ thống chính trị.

8
Patrick Oheffman: “Vai trò của truyền thông đại chúng trong chính sách đối ngoại”, trong Doris A. Graber: Media
power in politics (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị), bản dịch của Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, H., 2006, tr.412
9
Eyestone R.: From social issues to public policy, New York: John Wiley, 1974, p.3
5
b. Ví dụ cụ thể trong thực tiễn hoạt động truyền thông đại chúng của Việt Nam và
thế giới
- Việt Nam:
Một thực tế hết sức sống động là trong hầu hết các vụ tiêu cực, tham nhũng lớn ở
một số cơ quan Trung ương và địa phương được phát hiện, đưa ra trước ánh sáng công luận
và xử lý đến nơi đến chốn đều có công đầu của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.
Một trong những sự việc nổi bật nhất thể hiện rõ vai trò ảnh hưởng đến chương trình nghị
sự của truyền thông chính là trong việc phòng chống tham nhũng, cụ thể là vụ án của ông
Trịnh Xuân Thanh.

Bắt đầu từ những hình ảnh về chiếc xe Lexus 570 trị giá hơn 5 tỷ đồng mang biển
số xanh 95A-0699 của ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chạy
trên đường phố miền Tây được người dân chụp và đăng tải lên mạng xã hội vào cuối tháng
52016. Ngay lập tức nó thu hút sự chú ý của dư luận cùng những lời bình luận không tích
cực vì cho rằng chiếc xe công này quá sang so với tiêu chuẩn Nhà nước bố trí cho cán bộ
cấp tỉnh, nếu nó được mua bằng ngân sách thì sai quy định.

Như một vết dầu loang, hàng chục cơ quan báo chí lớn với đa dạng các loại hình từ
báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử đến fanpage vào cuộc thông tin: “Phó
Chủ tịch tỉnh bất ngờ đem xe riêng hạng sang sung công quỹ” (VietNamNet ngày 31-5-
2016)10, “Xe Lexus hơn 5 tỷ của Phó Chủ tịch Hậu Giang được gắn biển xanh” (VnExpress
ngày 01-6-2016)11, “Phó Chủ tịch tỉnh đổi xe 5 tỷ biển xanh sang biển trắng” (VietNamNet
ngày 01-6-2016)12, “Gắn biển xanh cho xe Lexus, nghĩ về bổn phận và công bộc” (Tuổi trẻ
Online ngày 02-62016)13, “Tại sao trắng lại biến thành xanh?” (Tuổi trẻ Online ngày 12-
6-2016)14, “Bí thư Hậu Giang xin rút kinh nghiệm vụ “hóa kiếp” xe Lexus” (Tuổi trẻ Online
ngày 13-6-2016)15, …

Tại thời điểm đó, ông Trịnh Xuân Thanh và lãnh đạo tỉnh Hậu Giang giải thích, do
địa phương còn khó khăn, chưa thể bố trí xe nên ông Thanh mượn của bạn chiếc xe hơn 5
tỷ đồng này (vốn mang biển kiểm soát 29A-79093) mang từ Hà Nội vào để đi lại, phục vụ
công tác. Được sự đồng ý của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hậu Giang, Phòng Cảnh sát giao

10
https://vietnamnet.vn/pho-chu-tich-tinh-bat-ngo-dem-xe-rieng-hang-sang-sung-cong-quy-307671.html, ngày
31/5/2016
11
https://vnexpress.net/xe-lexus-hon-5-ty-cua-pho-chu-tich-hau-giang-duoc-gan-bien-xanh-3412436.html, ngày
1/6/2016
12
https://vietnamnet.vn/pho-chu-tich-tinh-doi-xe-5-ty-bien-xanh-sang-bien-trang-307885.html, ngày 1/6/2016
13
https://tuoitre.vn/gan-bien-xanh-cho-xe-lexus-nghi-ve-bon-phan-va-cong-boc-1111438.htm, ngày 2/6/2016
14
https://tuoitre.vn/tai-sao-trang-lai-bien-thanh-xanh-1116811.htm,
15
https://tuoitre.vn/bi-thu-hau-giang-xin-rut-kinh-nghiem-vu-hoa-kiep-xe-lexus-1117585.htm, ngày 13/6/2016
6
thông (PC67) Công an tỉnh Hậu Giang đã tạm cấp biển số xanh cho ô tô cá nhân của ông
Thanh, tuy nhiên, sau khi có dư luận, đến ngày 31-5-2016, ông Thanh đã trả lại biển số
xanh 95A-0699 và thay vào biển số trắng 29A-790.93.

Không chấp nhận sự giải thích của tỉnh Hậu Giang cũng như việc trả lại biển số
xe của ông Trịnh Xuân Thanh một cách dễ dàng như vậy, các cơ quan báo chí đã nhập cuộc
để điều tra, làm rõ sự việc. Lúc này, nhiều chuyện động trời khác về sự vi phạm pháp luật
cũng như quá khứ “oai hùng” cùng một “di sản” thua lỗ của ông Thanh đã được báo chí
từng bước làm rõ, đưa ra ánh sáng.

Với sự vào cuộc quyết liệt của báo chí, hàng chục bài báo trên các báo lớn đã
giúp mở rộng dư luận, đặc biệt sau bài “Xe tư nhân gắn biển số xanh và di sản của Phó chủ
tịch Hậu Giang” (Thanh niên ngày 03-6-2016)16, ngày 09-6-2016, Văn phòng Trung ương
Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy
ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức
Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài chính, Kiểm toán
Nhà nước, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm
tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo đã nêu và coi đây là việc cần làm ngay.

Lúc này, báo chí đã phối hợp, góp phần thúc đẩy các cơ quan chức năng phải vào
cuộc một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn nữa. Báo chí và dư luận bàn nhiều đến tư cách
Đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh khi mà trong kỳ bầu đại biểu Quốc hội khóa
2016-2021, ông Thanh đã trúng cử với tỷ lệ phiếu cao nhất tỉnh (đạt 75%). Với việc sử
dụng nhiều thể loại, từ tin đến phỏng vấn, điều tra, tham vấn ý kiến của các luật sư, ý kiến
của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, cựu quan chức trong
nhiều lĩnh vực, ý kiến của nhân dân,… báo chí đã cung cấp cho công chúng một cái nhìn
đa chiều về tư cách cán bộ, đảng viên, đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Xuân Thanh. Ngày
15-7-2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết và kết quả là 100%
thành viên nhất trí việc không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV của ông Trịnh
Xuân Thanh.

Tại kỳ họp lần thứ VI từ ngày 06-9 đến 08-9-2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
đã đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trịnh
Xuân Thanh vì những khuyết điểm, vi phạm là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư
luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Sau đó, Ban Bí thư biểu quyết bằng

16
https://thanhnien.vn/xe-tu-nhan-gan-bien-so-xanh-va-di-san-cua-pho-chu-tich-hau-giang-185566544.htm, ngày
3/6/2016
7
phiếu kín, đồng ý 100% kỷ luật khai trừ khỏi Đảng với ông Trịnh Xuân Thanh. Ngày 16-
9-2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự với ông Trịnh Xuân
Thanh. Xác định bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc
tế.

Tuy nhiên, không thể dừng lại ở mức độ chỉ xử lý ông Trịnh Xuân Thanh, nguyện
vọng chính đáng của hàng triệu người dân và dư luận mong muốn phải đi tới cội nguồn,
ngóc ngách của vụ việc này, động chạm tới tổ chức và cá nhân đã để cho ông Thanh dễ
dàng lách qua các cửa hẹp mà “vượt vũ môn”. Báo chí đã theo sát các cơ quan chức năng
trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc, thông tin kịp thời những kết quả để giúp công chúng
biết, hiểu, nắm được chi tiết diễn biến của vấn đề, cùng chia sẻ với sự chỉ đạo kiên quyết
trong chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, không chịu bất cứ sức ép của bất cứ tổ
chức, cá nhân nào. Đồng thời, báo chí cũng thúc đẩy các cơ quan điều tra, cơ quan pháp
luật khẩn trương giải quyết, xét xử vụ việc.

Báo chí cũng đấu tranh đòi hỏi các cơ quan quyền lực của Nhà nước phải tôn trọng
quyền được thông tin của nhân dân, cung cấp thông tin minh bạch trong quản lý nhà nước,
quản lý xã hội đặc biệt trong vấn đề tài chính, sử dụng tài sản công, tiền thuế của người
dân, bổ nhiệm cán bộ… Từ sự việc của Trịnh Xuân Thanh, dư luận nhìn nhận và đặt ra
nhiều vấn đề trong giai đoạn hiện nay: Nạn tham nhũng “khủng” trong một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên; nạn chạy chức, chạy quyền; quy trình bổ nhiệm cán bộ, vai trò của
hệ thống chính trị các cấp… Đó đều là những thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.

Với quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm” của Đảng và Nhà nước
nhằm làm trong sạch bộ máy, liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên cao cấp và tổ
chức đảng. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, xử lý với quan điểm, thái độ cương quyết,
không dung tha cho những hành vi tham nhũng, từ đó sẽ còn nhiều điều được đưa ra trước
ánh sáng, có thể sẽ còn có cán bộ tiếp tục phải kiểm điểm, nhận kỷ luật, thậm chí nhận hình
phạt theo quy định của pháp luật.

Sau nửa năm làm nóng dư luận, báo chí đã khiến vụ Trịnh Xuân Thanh trở thành
một trong những câu chuyện được thảo luận, bàn tán nhiều nhất nơi các cơ quan, công sở,
từ nông thôn đến thành thị. Qua khảo sát, có hàng nghìn bài báo về vụ việc này cho thấy
sự vào cuộc rất lớn của báo chí, sự dấn thân của nhà báo, sự lên tiếng mạnh mẽ của các
chuyên gia và dư luận xã hội giúp cho các cơ quan chức năng và nhân dân có cái nhìn tổng

8
thể, toàn diện. Vụ việc cũng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các vị lão thành, nguyên
tướng lĩnh và đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, lực lượng trí thức trong và ngoài nước.

- Thế giới:
Ví dụ 1:
Vào năm 2007, Della Vigna và Kaplan đã sử dụng cách tiếp cận thử nghiệm và khai
thác sự giới thiệu dần dần của Fox News trên thị trường truyền hình cáp để ước tính tác
động của nó đối với tỷ lệ phiếu bầu trong các cuộc bầu cử tổng thống, từ năm 1996 đến
năm 2000. Họ phát hiện ra rằng đảng Cộng hòa đã giành được 0,4 đến 0,7 phần trăm điểm
ở các thị trấn bắt đầu phát sóng Fox News trước năm 2000.17

Ví dụ 2:
Tháng 9-2000, cuộc cách mạng nhung ở Serbia đã nổ ra sau cuộc bầu cử tổng thống.
Khi đó, phe đối lập được phương Tây ủng hộ đã không công nhận kết quả bầu vòng hai, tổ
chức biểu tình, bãi công, hưởng ứng chiến dịch “bất tuân lệnh” trên toàn quốc, thậm chí
còn chiếm trụ sở quốc hội, đài phát thanh… Phe đối lập kiên quyết đòi Tổng thống
S.Milosevic phải từ chức để trao quyền cho thủ lĩnh đối lập V.Kostunica. Các tổ chức hậu
thuẫn phe đối lập này luôn sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông xã hội để tuyên
truyền tâm lý chiến, với nội dung bóp méo sự thật, tạo dựng dư luận trong và ngoài nước
ủng hộ phe đối lập rồi chọn thời điểm, địa bàn “châm ngòi” lật đổ chính quyền cũ, dựng
thủ lĩnh phe đối lập nên nắm quyền điều hành đất nước. 18

Câu 2. Anh/chị hãy phân tích hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng, lấy ví dụ
cụ thể trong hoạt động truyền thông chính trị để chứng minh. Theo anh/chị, làm sao
để các nhà chính trị ở Việt Nam sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả
trong hoạt động chính trị?

a. Hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng


Bất cứ hoạt động truyền thông đại chúng nào cũng đều có mục đích. Hiệu quả của
truyền thông đại chúng chính là việc đạt được mục đích trên thực tế của hoạt động truyền
thông đại chúng. Dĩ nhiên, nhiều trường hợp truyền thông đại chúng tạo ra những hiệu quả
xã hội ngoài ý muốn ban đầu và không thể lường trước được.

17
DellaVigna, S. and Kaplan, E.: “The Fox News E§ect: Media Bias and Voting”. Quarterly Journal of Economics,
2007.
18
ThS Đỗ Thị Thanh Hà: Tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với các cuộc cách mạng màu trên thế
giới, Tạp chí diện tử Lý luận chính trị, 2022. Truy cập từ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-
dan/item/4671-tac-dong-cua-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-cac-cuoc-cach-mang-mau-tren-the-gioi.html
9
Hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng được thể hiện ở các mức độ sau:
Mức độ thứ nhất, là hiệu quả trực tiếp: Đây là cấp độ thấp nhất đánh giá tác động
của truyền thông đại chúng đối với xã hội. Đó là sự đánh giá về số lượng, cách thức tiếp
cận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. 19

Ví dụ bài báo: “Bé trai 5 tuổi tử vong sau 11 tiếng bị bỏ quên trên xe đưa đón” của
nhóm tác giả Lê Tân - Gia Chính - Minh Phương - Lê An, báo VnExpress.20

Bài báo được đăng tải vào 21 giờ 31 phút, ngày 29/5/2024. Chỉ sau một ngày đăng tải,
vào ngày hôm sau (30/5/2024), bài báo đã nhận được rất nhiều lượt tương tác, trong đó
phải kể đến 366 ý kiến được ghi nhận trong mục bình luận của báo, với bình luận nhận
được lượt tương tác cao nhất lên đến gần 2000 lượt.

19
TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình Chính trị và truyền thông – Dùng cho
hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.154
20
https://vnexpress.net/be-trai-5-tuoi-tu-vong-do-bi-bo-quen-tren-xe-dua-don-4752100.html, ngày 29/5/2024
10
Như vậy có thể thấy, hiệu quả đầu tiên mà bài báo tác động đến bạn đọc là
 Số lượng tiếp cận bài báo lớn
 Lượng tương tác rất cao
 Các độc giả đều tiếp cận bài báo qua mạng Internet do VnExpress là báo điện tử

Mức độ thứ hai, là hiệu ứng xã hội: Hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng
là những biểu hiện của xã hội hình thành do sự tác động của thông tin từ các phương tiện
truyền thông đại chúng. Hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng rất phong phú. Nó bao
gồm từ những phản ứng tâm lý, trạng thái tình cảm đến những xáo trộn sinh hoạt, thay đổi
ứng xử, những hành vi cụ thể của cá nhân hay cộng đồng. Có những hiệu ứng tức thì như:
vui, buồn, giận dữ, lo lắng, hồi hộp, thương cảm, hăng hái, phấn chấn, v.v..21

Có những những biểu hiện của hiệu ứng xã hội dưới dạng những phản ứng, hành vi
xã hội rộng lớn, trở thành những phong trào, những chuyển động tổng thể, rộng lớn. Có
những biểu hiện của hiệu ứng được hình thành là do tác động lâu dài, liên tục, thường
xuyên của các thông điệp từ các hệ thống truyền thông đại chúng. Đó là những thói quen,
nếp sống, lối sống, cách ứng xử của người dân được hình thành dưới ảnh hưởng của truyền
thông đại chúng.

Ví dụ:
Vẫn lấy dẫn chứng về bài báo: “Bé trai 5 tuổi tử vong sau 11 tiếng bị bỏ quên trên xe
đưa đón” của nhóm tác giả Lê Tân - Gia Chính - Minh Phương - Lê An, báo
VnExpress. Bài báo ngay khi đăng tải đã tạo được hiệu ứng xã hội tức thì rất mạnh mẽ,
bao gồm:

 Cảm giác xót thương cho cháu bé xấu số không mau tử vong
 Cảm giác phẫn nộ với sự thờ ơ, bất cẩn của những người lớn chịu trách nhiệm với
cháu bé, dẫn đến sự việc đáng tiếc
Bài báo tiếp theo mang tên “Khởi tố vụ án bé trai 5 tuổi tử vong vì bị bỏ quên trên xe”
của nhóm tác giả Lê Tân – Gia Chính, báo VnExpress22, tiếp tục cập nhật diễn biến của
vụ việc đau lòng trên:

21
TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình Chính trị và truyền thông – Dùng cho
hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.156
22
https://vnexpress.net/khoi-to-vu-an-tre-mam-non-tu-vong-vi-bi-bo-quen-tren-xe-4752119.html, ngày 29/5/2024
11
Bài báo này, bên cạnh những hiẹu ứng xã hội tức thì như đã nêu trên, còn tạo ra những
hiệu ứng xã hội, những phản ứng lớn hơn, đó là:
 Yêu cầu xem xét về quy trình đưa đón trẻ trên các cơ sở trường học toàn quốc
 Phản ứng đồng tình với việc truy tố sự việc
 Thái độ quan ngại về việc sử dụng dịch vụ đưa đón trẻ của các trường học

Dư luận xã hội là hình thức phổ biến nhất, dễ nhận biết của hiệu ứng xã hội của
truyền thông đại chúng. Dư luận xã hội là là thái độ phản ứng của cộng đồng trước một sự
kiện cụ thể. Với sức tác động nhanh, đồng loạt, tổng thể trong phạm vi toàn xã hội hầu như
mang tính tuyệt đối. Dư luận xã hội có sức mạnh và vai trò to lớn chi phối thái độ, hành vi
và đời sống xã hội. Chính dư luận xã hội tạo nên áp lực xã hội và sức ép xã hội. Đây cũng
chính là sức mạnh của truyền thông đại chúng.

Dư luận xã hội được coi là hiệu quả tức thì của truyền thông đại chúng. Dư luận xã
hội tích cực là một điều kiện dẫn đến ổn định chính trị - xã hội. Từ dư luận xã hội dẫn đến
hành vi xã hội rộng lớn, tạo ra sức ép thúc đẩy, tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối với
việc nhận thức và giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong một
chừng mực nào đó, dư luận xã hội có khả năng lôi kéo, dẫn dắt định hướng vận động các
tiến trình xã hội. Chính vì thế, dư luận xã hội được coi là một trong những chỗ dựa, căn cứ
để đánh giá xã hội và hoạch định chính sách quản lý xã hội.23

Dư luận xã hội có thể rất nhanh chóng làm cho bùng lên, và cũng có thể nhanh chóng
bị xẹp xuống, tuỳ theo sự kiện, vấn đề dư luận quan tâm, môi trường văn hoá và tính chất
xã hội của nó, nhất là dưới tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng. Đặc điểm
này đòi hỏi người làm truyền thông nắm bắt, theo dõi để có những phương cách khai thác
thông tin hoặc can thiệp một cách phù hợp.

23
TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình Chính trị và truyền thông – Dùng cho
hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.157
12
Về cơ bản, qui mô, tính chất của hiệu ứng xã hội bị quy định bởi qui mô, tính chất các
thông điệp mà truyền thông đại chúng mang lại cho xã hội, mặt khác, chính điều kiện tiếp
nhận thông điệp như: trạng thái tâm lý, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống, v.v.. cũng
tham gia chi phối qui mô, tính chất của hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng. Vì lẽ
đó, có những hiệu ứng xã hội xuất hiện ngoài mục đích của nhà truyền thông. 24

Mức độ thứ ba, mức độ cao nhất của hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng là
hiệu quả thực tế. Hiệu quả thực tế của truyền thông đại chúng là những thay đổi, vận động
thực tế của đời sống xã hội dưới tác động của truyền thông đại chúng.
Đây là mục đích tối cao của truyền thông đại chúng. Nếu không đạt được hiệu quả thực
tế thì truyền thông đại chúng coi như thất bại. Đó chính là những biến đổi hiện thực của
đời sống xã hội.

Ví dụ:
Truyền thông đại chúng giúp thúc đẩy bình đẳng giới.
Xác định thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những vai trò quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội, nhiều năm qua, tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đang duy trì 42 tổ
truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nhờ đa dạng hóa các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa đã và đang góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng chống
bạo lực gia đình.25
b. Đề xuất giải pháp giúp các nhà chính trị ở Việt Nam sử dụng các phương tiện
truyền thông hiệu quả trong hoạt động chính trị
1. Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức chính trị
- xã hội, cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của tuyên truyền chính trị trên các phương
tiện truyền thông xã hội.

Các cấp ủy cần coi việc tuyên truyền chính trị trên các phương tiện truyền thông xã
hội là một nhiệm vụ quan trọng. Đưa việc tuyên truyền chính trị, tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa
của Việt Nam… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong truyền thông chính sách.

24
TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình Chính trị và truyền thông – Dùng cho
hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.160
25
https://dantri.com.vn/truyen-thong-ve-binh-dang-gioi/nhieu-mo-hinh-hay-thuc-day-binh-dang-gioi-tai-huyen-
mien-nui-xu-thanh-20231221154202858.htm, ngày 13/12/2023
13
Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường
công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, những vấn đề lý luận cơ bản về con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho các hội viên, quần chúng, bằng các hình thức phù
hợp. Nâng cao hiệu quả trong phản bác, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; giúp
cho các hội viên, quần chúng nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, thấy rõ bản chất những
luận điểm xuyên tạc. Các cán bộ, đảng viên, tùy vị trí công tác, cần chia sẻ, đưa thông tin
đúng, chính xác về sự phát triển của Việt Nam; đấu tranh, lên án với những thông tin sai
trái, phản động. Việc tuyên truyền của các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội cần làm
thường xuyên, kịp thời, trọng tâm, trọng điểm, không để trống “trận địa” để các tin xấu,
độc len lỏi, hoành hành.

2. Thứ hai, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền.
Cần thường xuyên cung cấp thông tin chính thống trên các phương tiện truyền thông
xã hội, sử dụng diễn đàn trực tuyến để tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông tin những thành
tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sự kiện
chính trị quan trọng của đất nước; các anh hùng trong lịch sử và những tấm gương người
tốt, việc tốt; chú trọng tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc; định hướng giá trị và hệ chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay; phê phán, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Đối tượng tuyên truyền chính trị rất đa dạng, gồm những người dân Việt Nam có sự
khác biệt về giới tính, lứa tuổi, ngành nghề làm việc, khu vực sinh sống, trình độ văn hóa….
Điều đó đặt ra vấn đề cần có hình thức truyên truyền khác nhau. Theo đó, cần tìm ra những
nét đặc thù của mỗi đối tượng, tầng lớp, khu vực để có phương thức tuyên truyền cho phù
hợp. Chẳng hạn, với đối tượng sinh viên, thanh niên, tuổi đời còn trẻ, có thể sử dụng các
công nghệ hiện đại, các bài viết, hình ảnh, âm thanh sinh động phù hợp với tâm lý lứa tuổi
để tuyên truyền. Với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, các thông điệp truyền thông chính trị cần ngắn, gọn, dễ hiểu, phù hợp với phong tục,
tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào.

3. Thứ ba, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tâm lý các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở
đó, xây dựng chương trình tuyên truyền phù hợp; đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ
máy tuyên truyền.
Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa,
thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn,
tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Nói

14
cách khác, cần theo dõi, nắm bắt tình hình dư luận xã hội, những vấn đề mới xuất
hiện trong đời sống chính trị, kinh tế đất nước, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của
người dân, để trên cơ sở đó, có những biện pháp tuyên truyền phù hợp. Đồng thời,
tăng cường đối thoại để nắm chắc tình hình trong nhân dân, xử lý kịp thời những vấn
đề nảy sinh. Đây cũng là thế mạnh của việc sử dụng các phương tiện truyền thông
xã hội trong tuyên truyền chính trị khi có thể lắng nghe, rà quét, đo lường được
những luồng thông tin chính mà người dân quan tâm; đồng thời, cũng dễ dàng thực
hiện điều tra xã hội học về chất lượng, loại hình thông tin mà người đọc ở các lứa
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực quan tâm.

4. Thứ tư, tăng cường quản lý đối với các phương tiện truyền thông xã hội, giáo
dục ý thức trách nhiệm của nhân dân trong sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội.

Cần kịp thời định hướng, cung cấp thông tin chính thống, nhất là các vụ việc
nhạy cảm, phức tạp được dư luận quan tâm. Các phương tiện truyền thông xã hội có
tính lan tỏa nhanh, nên các cơ quan quản lý cần kịp thời ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin
xấu nhanh chóng, kịp thời; nhận diện rõ những phương thức, thủ đoạn của các tổ
chức, cá nhân lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội tuyên truyền, chống phá
Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh với các nhà
cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội xuyên biên giới, bảo đảm an ninh mạng; chấn
chỉnh, có chế tài xử lý đối với những người có hành vi vi phạm, đưa thông tin thất
thiệt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội; xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng
các phương tiện truyền thông xã hội để phát tán thông tin sai lệch, có nội dung vu
khống về sự phát triển của Việt Nam. Có biện pháp ngăn chặn, triệt phá, vô hiệu hóa
các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên các phương tiện truyền thông xã hội…

5. Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế.


Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia, tổ
chức trên thế giới trong sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tuyên truyền
chính trị; qua đó, cũng góp phần giới thiệu những thành tựu phát triển của Việt Nam;
phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm mạng xuyên biên giới. Bên cạnh đó, cần
phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội quốc tế để gỡ bỏ, ngăn
chặn các tin xấu, độc hại, vi phạm pháp luật và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

15
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Xuân Thành: Nhập môn chính sách công, ĐH Fulbright, 2018.
2. TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình
Chính trị và truyền thông – Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa
Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.136
3. PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi. (2016). Bàn về lý thuyết “thiết lập chương trình
nghị sự” trong môi trường truyền thông Internet. Tạp chí điện tử Người làm
báo. Truy cập từ: https://nguoilambao.vn/ban-ve-ly-thuyet-thiet-lap-chuong-
trinh-nghi-su-trong-moi-truong-truyen-thong-internet
4. Everett M. Rogers và James W.Dearing: “Nghiên cứu định hướng chương
trình nghị sự: từ đâu và sẽ đi đâu?”, trong Doris A. Graber: Media Power in
politics (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị), bản dịch của Khoa Quan
hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H., 2006, tr. 102-103.
5. McCombs, M. E., & Shaw, D. L. “The Agenda-Setting Function of Mass
Media.” The Public Opinion Quarterly, vol. 36, no. 2, 1972, tr. 176-187.
JSTOR, http://www.jstor.org/stable/2747787
6. Roger H. Davidson: Congress and member (Quốc hội và các thành viên), Nxb.
Chính trị Quốc gia, H., 2002, tr.433.
7. Patrick Oheffman: “Vai trò của truyền thông đại chúng trong chính sách đối
ngoại”, trong Doris A. Graber: Media power in politics (Sức mạnh của truyền
thông trong chính trị), bản dịch của Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, H., 2006, tr. 406.
8. Patrick Oheffman: “Vai trò của truyền thông đại chúng trong chính sách đối
ngoại”, trong Doris A. Graber: Media power in politics (Sức mạnh của truyền
thông trong chính trị), bản dịch của Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, H., 2006, tr.412
9. Eyestone R.: From social issues to public policy, New York: John Wiley,
1974, p.3
10. https://vietnamnet.vn/pho-chu-tich-tinh-bat-ngo-dem-xe-rieng-hang-sang-
sung-cong-quy-307671.html, ngày 31/5/2016
11. https://vnexpress.net/xe-lexus-hon-5-ty-cua-pho-chu-tich-hau-giang-duoc-
gan-bien-xanh-3412436.html, ngày 1/6/2016

17
12. https://vietnamnet.vn/pho-chu-tich-tinh-doi-xe-5-ty-bien-xanh-sang-bien-
trang-307885.html, ngày 1/6/2016
13. https://tuoitre.vn/gan-bien-xanh-cho-xe-lexus-nghi-ve-bon-phan-va-cong-
boc-1111438.htm, ngày 2/6/2016
14. https://tuoitre.vn/tai-sao-trang-lai-bien-thanh-xanh-1116811.htm,
15. https://tuoitre.vn/bi-thu-hau-giang-xin-rut-kinh-nghiem-vu-hoa-kiep-xe-
lexus-1117585.htm, ngày 13/6/2016
16. https://thanhnien.vn/xe-tu-nhan-gan-bien-so-xanh-va-di-san-cua-pho-chu-
tich-hau-giang-185566544.htm, ngày 3/6/2016
17. DellaVigna, S. and Kaplan, E.: “The Fox News E§ect: Media Bias and
Voting”. Quarterly Journal of Economics, 2007.
18. ThS Đỗ Thị Thanh Hà: Tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với
các cuộc cách mạng màu trên thế giới, Tạp chí diện tử Lý luận chính trị, 2022.
Truy cập từ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/4671-
tac-dong-cua-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-cac-cuoc-cach-
mang-mau-tren-the-gioi.html
19. TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình
Chính trị và truyền thông – Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa
Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.154
20. https://vnexpress.net/be-trai-5-tuoi-tu-vong-do-bi-bo-quen-tren-xe-dua-don-
4752100.html, ngày 29/5/2024
21. TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình
Chính trị và truyền thông – Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa
Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.156
22. https://vnexpress.net/khoi-to-vu-an-tre-mam-non-tu-vong-vi-bi-bo-quen-
tren-xe-4752119.html, ngày 29/5/2024
23. TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình
Chính trị và truyền thông – Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa
Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.157
24. TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng và PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu: “Giáo trình
Chính trị và truyền thông – Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học”, Khoa

18
Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2018,
tr.160
25. https://dantri.com.vn/truyen-thong-ve-binh-dang-gioi/nhieu-mo-hinh-hay-
thuc-day-binh-dang-gioi-tai-huyen-mien-nui-xu-thanh-
20231221154202858.htm, ngày 13/12/2023

19

You might also like