Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Xin chào cô và các bạn, em tên là….

Hôm nay em xin phép nói về tác phẩm “Cải


ơi” của Nguyễn Ngọc Tư. Đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có phong cách
nghệ thuật gần gũi, bình dị, gắn liền với đời sống của nhân dân. Đặc biệt hơn, nhân
vật trữ tình thường xuyên sử dụng ngôn từ, từ ngữ địa phương đậm chất Nam Bộ. Đa
số các tác phẩm của bà đều có những cái kết để lại trong lòng người đọc một sự day
dứt khó tả. Trong đó, tác phẩm “Cải ơi” là một trong những tác phẩm vô cùng tiêu
biểu và mang đậm nét tiêu biểu trong lối kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư. Để làm rõ
điều này, em xin nói về những đặc sắc về nghệ thuật của nhà văn thông qua tác phẩm
vừa nêu trên.
Câu chuyện không được kể theo trình tự thời gian, mà mở đầu câu chuyện lại là hình ảnh
đoàn ca múa nhạc giải tán, Quách Phú Thàn đưa ông Năm về ngã ba Sương. Điều này làm
gợi lên nổi khao khát chảy bỏng tìm ra được đứa con của ông Năm nhỏ, đồng thời gợi lên
sự tò mò của độc giả vì sao Cải lại bỏ đi. Đặc biệt, cách kể chuyện này là một sự đặc trưng
của truyện hiện đại. Câu chuyện xoay quanh hành trình đi tìm con ròng rã của ông Năm
nhỏ, từ đó gợi lên tình cha con đầy cảm động và tình yêu thương sâu sắc.
Nhà văn sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể lại câu chuyện nhằm đem lại một cái nhìn khách
quan nhất đến cho người đọc và khai thác được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chi
tiết nhất. Bên cạnh đó Nguyễn Ngọc Tư liên tục thay đổi điểm nhìn, từ của chính mình đến
của ông Năm nhỏ rồi Diễm Thương hay thằng Thàn. Như trong đoạn từ “Con Diễm
Thương bực lắm” đến “nghe cả vành tê tái”. Chỉ trong 1 đoạn nhỏ của tác phẩm mà nhà văn
đã sử dụng liên tiếp 2 điểm nhìn là của Diễm Thương và Phú Thàn. Ngoài ra, điểm nhìn bên
trong là điểm nhìn quan trọng nhất trong câu chuyện, bởi lẽ điểm nhìn này chủ yếu diễn tả
nội tâm, cảm xúc của nhân vật. Hé lộ những cung bậc cảm xúc, tâm tư, tâm trạng của từng
nhân vật, làm người đọc hiểu rõ hơn về tâm lí của từng cá nhân. Qua lối viết của nhà văn, ta
thấy được Nguyễn Ngọc Tư đã đặt hoàn toàn đồng cảm và bản thân mình vào tâm lý, hoàn
cảnh của mỗi nhân vật, nên câu chuyện trở nên vô cùng chân thực và gần gủi với người đọc
Toàn bộ tác phẩm rải rác những lời kể của tác giả và lời của nhân vật. Như trong câu “
Diễm Thương nói tui mắc cười quá ông Năm à,…. Là nhớ liền”, đây là sự giao thoa của lời
người kể chuyện với nhân vật Diễm Thương hay câu “ Ngã ba Sương nhiều đêm thổn thức
tiếng Cải ơi” là sự kết hợp của tiếng gọi con của ông Năm và lời nói của nhà văn. Từ điều
này người đọc sẽ dễ dàng hiểu được và tiếp cận gần hơn với tâm lý nhân vật và diễn biến
của câu chuyện, qua đó câu chuyện được tăng thêm phần độc đáo và hấp dẫn hơn bao giờ
hết.
Từ những chi tiết trên, ta thấy được tác phẩm “Cải ơi” đã đem lại cho ta nhiều cung bậc
cảm xúc với lối kể chuyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Ngoài ra, người đọc còn được
tiếp cận với đời sống, tính cách đặc trưng của người dân và khung cảnh ở miền đất Nam Bộ
ngày ấy. Bên trong câu chuyện ấy, tác giả còn gửi gắm đến cho chúng ta 1 câu chuyện cảm
động, đầy sự day dứt về tình cha con thiêng liêng. Bởi lẽ khi nhìn vào mối quan hệ của ông
Năm nhỏ với thằng Thàn hay là ông Năm nhỏ với Cải, ta sẽ thấy được tình cảm cha con ấy
không phải xuất phát từ sự ruột thịt, mà là từ sự đồng cảm, sự yêu thương giữa những con
người với nhau.
Tác phẩm “Cải ơi” đã làm đọng lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc về hình
ảnh, tính cách của những con người Nam Bộ và tình cha con thắm thiết giữa người với
người. Bên cạnh đó nhờ lối kể chuyện độc đáo, đa dạng mà Nguyễn Ngọc Tư đã vô cùng
thành công trong lĩnh vực viết truyện ngắn, hoàn toàn chiếm được trái tim và tâm trí của
mỗi độc giả ở mọi lứa tuổi khác nhau. Và “Cải ơi” là một minh chứng rõ rệt và tiêu biểu
cho nét đặc sắc trong lối viết và tài năng của nhà văn. Bài thuyết trình của em đến đây là kết
thúc, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Em mong rằng mình sẽ nhận được những ý kiến
và đóng góp đến từ cô và các bạn.

You might also like