Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1


PHẦN I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG ÔN TẬP
Chương 1: Đại cương về tiền tệ
1.1. Bản chất của tiền tệ Chức năng của tiền tệ
- Phương tiện trao đổi (phương tiện thanh toán)
- Phương tiện đơn vị đo đếm giá trị
- Phương tiện cất trữ (lưu trữ) giá trị
1.2. Các hình thái phát triển của tiền tệ
- Hóa tệ: hóa tệ phi kim loại (hàng hóa thông thường) và kim loại
- Tín tệ: tiền giấy và tiền xu (tín tệ khả hoán và tín tệ bất khả hoán)
- Séc
- Bút tệ: tiền ngân hàng và tiền điện tử
Chương 2: Lạm phát
2.1. Bản chất của lạm phát
- Khái niệm lạm phát
- Phân loại lạm phát
2.2. Đo lường lạm phát
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Chỉ số giảm phát (GDP)
2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lý thuyết số lượng tiền tệ của Fisher
- Lý thuyết tiền tệ lạm phát (Milton Frieadman)
- Lạm phát do chi phí đẩ và lạm phát do cầu kéo (Keynes)
Chương 3: Lãi suất
3.1. Lãi suất và phân loại lãi suất
- Khái niệm
- Phân loại
+ Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
+ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất
+ Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
+ Căn cứ vào loại tiền
+ Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước và quốc tế
3.2. Đo lường lãi suất
- Lãi suất đơn và lãi suất kép
- Giá trị hiện tại và giá trị tương lai
- Lãi suất đáo hạn (lãi suất hoàn vốn khi đáo hạn)
+ Khoản vay đơn
+ Khoản vay thanh toán cố định
+ Trái phiếu coupon
+ Trái phiếu chiết khấu
- Tỷ suất sinh lời (RET)
3.3. Các yếu tố tác động đến lãi suất
- Lý thuyết cầu về tài sản
- Các yếu tố tác động đến cầu trái phiếu
- Các yếu tố tác động đến cung trái phiếu
- Các yếu tố tác động đến cầu tiền
- Các yếu tố tác động đến cung tiền
3.4. Cấu trúc của lãi suất
- Cấu trúc rủi ro của lãi suất
- Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Chương 4: Tín dụng
4.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng
4.2. Phân biệt
+ Tín dụng thương mại
+ Tín dụng ngân hàng
+ Tín dụng nhà nước
Chương 5: Ngân hàng thương mại
5.1. Khái niệm
5.2. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất hoạt động
- Căn cứ vào hình thức sở hữu
5.3. Nghiệp vụ của NHTM
- Nghiệp vụ tài sản nợ (nguồn vốn)
- Nghiệp vụ tài sản có (tài sản)
- Nghiệp vụ ngoại bảngchu
Chương 6: Ngân hàng trung ương
6.1. Khái niệm
- Khái niệm
- Mô hình NHTW
6.2. Chức năng
- Ngân hàng của chính phủ
- Ngân hàng của các tổ chức tín dụng
6.3. Quá trình cung ứng tiền
- Các chủ thể tham gia quá trình cung ứng tiền
- Bảng cân đối kế toán của NHTW
- Tiền cơ sở MB
- Quá trình cung ứng tiền giản đơn
- Quá trình cung ứng tiền đầy đủ
6.4. Chính sách tiền tệ
- Khái niệm
- Chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách tiền tệ nới lỏng
- Công cụ thực thi chính sách tiền tệ

Chương 7: Hệ thống tài chính


7.1. Tài chính
7.2. Các bộ phận của hệ thống tài chính
- Thị trường tài chính
- Các chủ thể tài chính
- Cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính
- Các công cụ trên thị trường tài chính
7.3. Cấu trúc thị trường tài chính
- Thị trường sơ cấp; thị trường thứ cấp
- Thị trường công cụ nợ; Thị trường công cụ vốn
- Thị trường tiền tệ; Thị trường vốn
- Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
7.4. Các công cụ trên thị trường tài chính
- Các công cụ trên thị trường tiền tệ
- Các công cụ trên thị trường vốn
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
8.1. Các loại hình doanh nghiệp theo loại hình sở hữu
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
8.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Các hoạt động quản trị TCDN
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
8.3. Hoạt động chủ yếu của tài chính doanh nghiệp (bảng cân đối kế
toán)
- Vốn lưu động và vốn cố định
- Tài sản lưu động và tài sản cố định
- Tài sản thực và tài sản tài chính
- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận
Chương 9: Tài chính quốc tế
9.1. Các vấn đề về tài chính quốc tế
9.2. Tỷ giá hối đoái
- Khái niệm
- Phân loại tỷ giá
+ Nghiệp vụ kinh doanh
+ Thời gian thanh toán
+ Phương thức thanh toán
+ Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát
- Quy luật một giá
- Thuyết ngang giá sức mua
9.3. Các yếu tố tác động đến tỷ giá
- Trong dài hạn
- Trong ngắn hạn
9.4. Chính sách quản lý tỷ giá

Chương 10: Tài chính công


10.1. Tài chính công
- Tài chính công
- Hàng hóa, dịch vụ công
10.2. Thu – chi ngân sách nhà nước
- Thuế
- Chi thường xuyên
- Chi đầu tư phát triển
10.3. Trạng thái cán cân NSNN
- Cân bằng NSNN
- Thặng dư NSNN
- Thâm hụt NSNN
10.4. Chính sách tài khóa
- Chính sách tài khóa nới lỏng
- Chính sách tài khóa thắt chặt
PHẦN II. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý
Chương 1: Đại cương về tiền tệ
- Khái niệm tiền tệ
 Nắm bản chất của tiền tệ: bất cứ thứ gì, được chấp nhận chung (chấp
nhận rộng rãi, xã hội chấp nhân), dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ
và trả nợ
 Áp dụng trong các dạng câu hỏi: Tìm ra nhận định chính xác/nhận định
không chính xác về tiền tệ; những thứ như thế nào được coi là tiền tệ.
- Chức năng phương tiện trao đổi
+ Tiền tệ làm vật trung gian trong trao đổi H-T-H’
+ Tiền tệ làm giảm chi phí giao dịch => nâng cao hiệu quả kinh tế
+ Đây là chức năng quan trọng nhất, thể hiện bản chất của tiền tệ
+ Các tiêu chuẩn để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi (xem lại):
được xã hội chấp nhận rộng rãi, có tính đặc thù và dễ nhận diện, có thể chia
nhỏ được, có thể dễ vận chuyển, không dễ bị hư hỏng, có tính đồng nhất
- Chức năng đơn vị đo đếm giá trị
+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá cả
+ Giá trị tiền tệ là sức mua của tiền tệ = 1 đơn vị tiền tệ mua được nhiều hay
ít hàng hóa
 Giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với giá cả và tỷ lệ nghịch với giá trị tiền tệ
+ Công thức tính số lượng giá cần để trao đổi trong nền kinh tế chưa sử dụng
tiền làm phương tiện thanh toán: số giá cần trao đổi = N*(N-1)/2 và nền kinh
tế có sử dụng tiền làm phương tiện thanh toán: số gia cần trao đổi = N
+ Với chức năng này: tiền không cần hiện diện trong thực tế. Giá trị hàng
hóa biểu hiện qua giá cả thì tiền tệ đã thực hiện chức năng này
- Chức năng cất trữ giá trị
+ Tiền tệ có khả năng lưu trữ giá trị khi đem đi cất trữ
+ Vì tính thanh khoản của tiền nên mặc dù có nhiều tài sản có khả năng lưu
trữ giá trị giống như tiền nhưng người ta vẫn muốn cất trữ tiền.
- Các hình thái phát triển của tiền tệ
- Hóa tệ: dùng hàng hóa để làm tiền. Bao gồm: hóa tệ phi kim loại (hàng hóa
thông thường) và hóa tệ kim loại => hóa tệ vẫn được sử dụng như hàng hóa
thông thường ngoài việc sử dụng nó làm tiền
- Tín tệ: tiền giấy và tiền xu (tín tệ khả hoán và tín tệ bất khả hoán)
+ Tín tệ khả hoán: được đảm bảo bằng vàng, có khả năng quy đổi ra một
lượng vàng nhất định
+ Tín tệ bất khả hoán: Không được đảm bảo bằng vàng, có giá trị danh nghĩa
=> khi bị mất giá => gây ra lạm phát
- Bút tệ (tiền điện tử): tiền tín dụng và tiền điện tử
Chương 2: Lạm phát
Bản chất của lạm phát
- Khái niệm lạm phát: mức giá chung (mức giá trung bình) của nền kinh tế
tăng liên tục, kéo dài => dẫn đến sự mất giá của đồng tiền
+ Lạm phát không phải hiện tượng giá cao
+ Lạm phát không phải cú sốc giá
- Phân loại lạm phát
+ Lạm phát vừa phải (thuần túy): tỷ lệ LP ở mức 1 con số (<10%). Sự thay
đổi giá xấp xỉ thay đổi lương => tác động tiêu cực không đáng kể đến nền
kinh tế
+ Lạm phát phi mã (lạm phát cao): tỷ lệ LP ở mức 2 con số. Bắt đầu tác
động tiêu cực đến nền kinh tế (đe dọa sự ổn định của nền kinh tế)
+ Siêu lạm phát: tỷ lệ LP ở mức 3 con số trở lên (vượt ngưỡng 50%/tháng)
=> tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế (phá hủy toàn bộ nền kinh tế)
Đo lường lạm phát
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): giá trị giỏ hàng hóa tiêu dùng ở thời điểm hiện
tại so với giá trị giỏ hàng hóa tiêu dùng ở thới điểm gốc => chỉ số chủ yếu để
tính lạm phát
- Chỉ số giảm phát (GDP): GDP danh nghĩa /GDP thực
Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lý thuyết số lượng tiền tệ của Fisher: vòng quay tiền là hằng số, tổng sản
lượng tự nhiên là hằng số
 Mức giá chung thay đổi chỉ là do số lượng tiền tệ thay đổi
 Cung tiền và mức giá chung có mối tương quan thuận => M tăng bao
nhiêu P tăng bấy nhiêu
- Lý thuyết tiền tệ lạm phát (Milton Frieadman)
+ “ Lạm phát luôn luôn và ở bất cứ đâu cũng là hiện tượng tiền tệ
+ Tỷ lệ lạm phát = tỷ lệ tăng trưởng cung tiền – tỷ lệ tăng trưởng sản lượng
(vòng quay tiền là hằng số)
+ Khi NSNN bị thâm hụt kéo dài => chính phủ in tiền để bù đắp => gây ra
lạm phát
- Lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo (Keynes)
+ Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đầu vào tăng lên (người lao động yêu
cầu tăng lương) => DN thu hẹp quy mô sản xuất => thất nghiệp tăng. Chính
phủ theo đuổi mục tiêu việc làm cao => chính sách tài khóa và tiền tệ mở
rộng => đường cầu dịch chuyển sang phải => P tăng liên tục và kéo dài =>
gây ra lạm phát
+ lạm phát do cầu kéo: Nền kinh tế ở trang thái cân bằng nhưng sản lượng
thấp hơn Sản lượng mục tiêu, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên => chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng => chi tiêu quá
mức để đạt được mức sản lượng mục tiêu và tỷ lệ thất nghiệp thấp => lạm
phát xảy ra
Chương 3: Lãi suất
Lãi suất và phân loại lãi suất
- Khái niệm: giá cả của quyền sử dụng 1 đơn vị vốn vay trong 1 đơn vị thời
gian nhất định. Đơn vị phổ biến: %/năm
- Phân loại
+ Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng: 7 loại (xem lại trong slide) ls tiền gửi
ngân hàng, ls tiền vay ngân hàng, ls chiết khấu, ls tái chiết khấu, ls tái cấp
vốn, ls liên ngân hàng, ls cơ
+ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất chưa loại trừ đi yếu tố lạm phát
Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa khi đã loại trừ đi yếu tố lạm phát
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Lãi suất thực tế = Lãi suất dự đoán + lãi suất ngoài dự đoán
Khi lạm phát dự kiến (kỳ vọng) tăng => người đi vay được lợi
Khi lạm phát dự kiến (kỳ vọng) giảm => người cho vay được lợi
+ Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất: lãi suất cố định và lãi suất linh hoạt
(thả nổi
+ Căn cứ vào loại tiền: Lãi suất ngoại tệ và lãi suất nội tệ
+ Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước và quốc tế: Lãi suất trong nước và
lãi suất quốc tế
Đo lường lãi suất
- Lãi suất đơn và lãi suất kép: xem lại công thức tính (trong slide)
+ Lãi suất đơn: tính lãi đơn, tính lãi trên số vốn gốc ban đầu
+ Lãi suất kép: tính lãi kếp, lãi gộp gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo
- Giá trị hiện tại và giá trị tương lai
+ Giá trị hiện tại: giá trị bỏ ra ngày hôm nay (thời điểm hiện tại) => PV
+ Giá trị tương lai: giá trị sẽ nhận được tại một thời điểm nhất định trong
tương lai từ giá trị bỏ ra ngày hôm nay => FV
- Lãi suất đáo hạn (lãi suất hoàn vốn khi đáo hạn): là lãi suất giúp quy giá trị
tương lai về bằng đúng giá trị hiện tại
PV = FV/(1+i)n trong đó i là lãi suất đáo hạn; n là kỳ hạn hay kỳ phát sinh
dòng tiền
+ Khoản vay đơn: Khi đáo hạn thanh toán toàn bộ gốc và lãi => lãi suất đáo
hạn bằng lãi suất của khoản vay đơn
+ Khoản vay thanh toán cố định: Định kỳ (tháng, quý, năm) => người đi vay
thanh toán một khoản tiền bằng nhau bao gồm 1 phần gốc + lãi cho đến
khi đáo hạn
+ Trái phiếu coupon: có mệnh giá F, lãi suất coupon (ic ty– LS của trái
phiếu), kỳ hạn (n – tính bằng năm), giá mua P (số tiền bỏ ra mua trái phiếu –
thị giá của trái phiếu)
 Tiền lãi cuopon C = F*ic => thanh toán định kỳ năm cho người thụ
hưởng cho đến khi đáo hạn
 Đáo hạn, người đi vay phải hoàn lại mệnh giá F
 Xem lại công thức tính lãi suất đáo hạn của trái phiếu coupon
P=F => i = ic
P>F => i <ic
P< F => i >ic
+ Trái phiếu chiết khấu: trái phiếu có giá bán nhỏ hơn mệnh giá, hoàn lại
mệnh giá khi đáo hạn, không tính lãi
Lãi suất đáo hạn = [(F-P)/P]* 100%
- Tỷ suất sinh lời (RET): xem lại công thức trong slide

Đáp án: 1. Bằng – bằng; 2. Giảm; 3. Lớn; 4. Thấp; 5. Âm


Các yếu tố tác động đến lãi suất
- Lý thuyết cầu về tài sản: Của cải, lợi nhuận kỳ vọng của tài sản so với tài
sản khác, rủi ro, thanh khoản
+ Lượng cầu về tài sản tỷ lệ thuận với của cải, lợi nhuận kỳ vong của tài sản
so với tài sản khác, thanh khoản của tài sản đó
+ Lượng cầu về tài sản tỷ lệ nghịch với rủi ro của tài sản đó
- Các yếu tố tác động đến cầu trái phiếu
 Của cải tăng => Cầu TP tăng => P trái phiếu tăng, (i) giảm
 Lợi nhuận kỳ vọng trái phiếu tăng => cầu trái phiếu tăng
 Lợi nhuận kỳ vong cao, tăng => Cầu trái phiếu giảm
 Lạm phát dự kiến tăng => Cầu trái p hiếu giảm ( bị thiệt)
 Rủi ro trái phiếu tăng => cầu trái phiếu giảm
 Rủi ro TS khác tăng => cầu trái phiếu tăng
 Thanh khoản trái phiếu tăng => Cầu TP tăng
 Thank khoản TS khác tăng => Cầu TP giảm
- Các yếu tố tác động đến cung trái phiếu
 Lợi nhuận của các cơ hội đầu tư tăng (khi nền kinh tế tăng trưởng) => Cung
TP tăng => P giảm và (i) tăng
 Lạm phát dự kiến tăng => Cung TP tăng
 NSNN thâm hụt => Chính phủ phát hành TP chính phủ đi vay để bù đắp =>
Cung TP tăng
- Xác định trạng thái dư cung, dư cầu trái phiếu
Giá trái phiếu nằm trên mức giá cân bằng => Dư cung => Để trở về cân
bằng: P giảm và i tăng
Giá trái phiếu nằm dưới mức giá cân bằng => Dư cầu => Để trở về cân
bằng: P tăng và i giảm
- Xác định nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp tăng => cầu trái phiếu chính phủ giảm => P
trái phiếu doanh nghiệp tăng và P trái phiếu chính phủ giảm và ngược lại
Để xét nhu cầu của một trái phiếu thì dựa vào lý thuyết cầu về tài sản
- Các yếu tố tác động đến cầu tiền: thu nhập tăng => cầu tiền tăng lên =>
đường cầu tiền dịch phải. Mức giá cả tăng lên => cầu tiền tăng lên => đường
cầu tiền dịch phải
- Các yếu tố tác động đến cung tiền: thanh khoản, thu nhập, mức giá, lạm phát
Cấu trúc của lãi suất
Cấu trúc rủi ro của lãi suất: các công cụ tài chính có cùng kỳ hạn nhưng
mức độ rủi ro khác nhau thì lãi suất sẽ khác nhau.
Các yếu tố liên quan cấu trúc rủi ro: rủi ro, thanh khoản, thuế
Rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao
Phần chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu với lãi suất của trái phiếu chính
phủ gọi là phần bù rủi ro (trái phiếu chính phủ được coi như có rủi ro vỡ nợ
gần bằng 0)
Ví dụ: Lãi suất của trái phiếu công ty A: 10%, lãi suất trái phiếu chính phủ là
2%
=> Phần bù rủi ro = 10% - 2% = 8%
Thanh khoản càng cao thì rủi ro càng thấp => lãi suất càng thấp
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: Các công cụ tài chính có cùng mức rủi ro
nhưng kỳ hạn khác nhau thì lãi suất khác nhau
Các dạng đường cong lãi suất
+ Đường cong lãi suất hướng lên: Lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn
+ Đường cong lãi suất hướng xuống: lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài
hạn
+ Đường cong lãi suất nằm ngang: lãi suất ngắn hạn = lãi suất dài hạn
Chương 4: Tín dụng
Khái niệm và bản chất của tín dụng
- Về mặt hình thức: Là quan hệ vay mượn kinh tế
- Về mặt nội dung: Là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một
lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang
chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo những thỏa thuận trước giữa 2
bên. Nội dung chính của sự thỏa thuận đó là: thời hạn phải trả, số tiền lãi phải
trả, cách thức phải trả
Có 3 hình thức: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà
nước
Phân biệt
+ Tín dụng thương mại: quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp sản xuất có
uy tín cao thông qua mua bán chịu hàng hóa

+ Tín dụng ngân hàng: quan hệ tín dụng giữa các NHTM, TCTD với các chủ
thể kinh tế khác, ngân hàng vừa đi vay vừa cho vay (trung gian tài chính)
+ Tín dụng nhà nước: quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các chủ thể kinh
tế. Nhà nước vừa đi vay vừa cho vay. Mục đích đi vạy của nhà nước nhằm
bù đắp thâm hụt NSNN
Chương 5: Ngân hàng thương mại
Bản chất:
Ngân hàng thương mại: là ngân hàng hoạt đông kinh doanh tiền với
mục đích kiếm lời (tối đa hoa lợi nhuận)
Hầu hết các ngân hàng hiện nay là NHTM
Ngân hàng chính xã hội : không phải NHTM => quỹ hoạt động là từ
NSNN và mục đích hoạt động là hỗ trợ (hỗ trợ sinh viên vay vốn nộp học
phí, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn để thoát nghèo, hỗ trợ vay vốn để tăng gia
sản xuất). NH chính sách có cho vay và lấy lãi nhưng LS rất thấp
Các loại hình NHTM
 NHTM quốc doanh: NHTM thuộc sở hữu của nhà nước – nhà nước sở hữu
trên 50% vốn (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn..)
 NHTM cổ phần: ngân hàng đã phát hành cổ phiếu và niêm yết trên sàn
chứng khoán
 NHTM liên doanh: là sự liên kết kinh doanh giữa các ngân hàng với nhau
(thường là liên doanh với nước ngoài)
 NHTM nước ngoài: là Ngân hàng có trụ sở chính ở quốc gia nội địa nhưng
100% vốn đầu tư là của nước ngoài => hoạt động theo pháp luật của quốc
gia nội địa .
 Chi nhánh NHTM nước ngoài: ngân hàng có trụ sở chính ở nước ngoài
nhưng mở chi nhánh tại quốc gia nội địa (Việt Nam) => hoạt động theo pháp
luật của nước ngoài
Phân biệt tài sản và nguồn vốn của NHTM => quan trọng.
Tài sản (tài sản có -sử dụng vốn) Nguồn vốn (tài sản nợ - vốn của
NH sử dụng tiền như thế nào? NH)
NH lấy tiền ở đâu?
1.Ngân qũy 1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu)
2. Cho vay 2. Nợ phải trả (vốn vay)
3. Đầu tư
4. Tài sản cố định

Các dạng câu hỏi


- Đâu là tài sản (tài sản có) của NHTM = Đâu không phải là nguồn vốn của
NHTM
- Đâu là nguồn vốn (tài sản nợ) của NHTM = Đâu không phải là tài sản của
NHTM
- Đâu là khoản mục nội bảng (các khoản mục nằm trong bảng cân đối kế toán)
- Đâu là khoản mục ngoại bảng
Phân tích TÀI SẢN
 Ngân quỹ của NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ (tiền để tại quỹ của NHTM)
và tiền gửi ngân hàng khác (tiền NHTM gửi ở NHTW hoặc gửi ở các
NHTM khác) => DỰ TRỮ BẮT BUỘC, DỰ TRỮ THẶNG DƯ THUỘC
NGÂN QUỸ => nó chính là tài sản của NHTM
 Cho vay: đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM
Ví dụ: NHTM mua trái phiếu doanh nghiệp => cho vay => Tài sản (NH sử
dụng tiền để cho vay)
NHTM cho khách hàng vay trong thời gian 5 năm => cho vay
NHTM chiết khấu giấy tờ có giá của doanh nghiệp A => cho vay nhưng NH
lấy lãi trước: Ông A đem trai phiếu mệnh giá 1000 $, kỳ hạn 1 năm đến xin
chiết khấu tại NHX => NHX đưa cho ông A 900 $. Sau 1 năm ông A trả lại
cho NHX 1000$
 Bản chất là NHX cho ông A vay 1000$,trong 1 năm, với lãi là 100 $ và
NHX lấy lãi trước
 Đầu tư: mua các chứng khoán vốn (cổ phiếu)
 Tài sản cố đinh: TSCĐ hữu hình (trụ sở chính, máy móc thiết bị..);
TSCĐ vô hình (thương hiệu của NHTM..)
Phân tích NGUỒN VỐN
 Vốn tự có ( vốn chủ sở hữu): vốn thuốc sở hữu của ngân hàng (không vay
mượn) và có thể chủ đông sử dung =>vốn góp của các cổ đông. Vốn tự có
chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (10%) nhưng nó
đóng vai trò rất quan trọng vì đây là “tấm đệm” giúp các NHTM tránh và
giảm nguy cơ phá sản.
 Nợ phải trả:
+ Vốn huy động từ tiền gửi (đây là vốn ngân hàng vay từ công chúng –
chủ yếu)
Tiền gửi giao dịch: tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất thấp, mục đích gửi là để
giao dich và thanh toán. Phương tiện sử dung: thẻ, thanh toán online
Tiền gửi tiết kiệm: không có kỳ hạn và có kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn: tiền gửi không có kỳ hạn cụ thể nên
có thể gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào cũng được; lãi suất rất thấp; khi
gửi tiền là chưa có kế hoạch sử dụng tiền cụ thể, mục đích gửi tiền: an
toàn, hưởng lãi ( ít). Chú ý không thể sử dụng để thanh toán.
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tiền gửi có kỳ hạn cụ thể nên chỉ có thể rút
tiền khi đến hạn (quy định). Tuy nhiên vẫn có thể rút trước hạn nhưng sẽ
bị phạt ( ls hưởng sẽ là LS không kỳ hạn); lãi suất khá cao; khi gửi tiền là
đã có kế hoạch sử dụng tiền cụ thể, mục đích gửi tiền: hưởng lãi, an toàn,
dự trữ cho tương lai, Chú ý không thể sử dụng để thanh toán.
+ Vốn vay
Vay từ các NHTM trong nước
Vay từ các NHTM nước ngoài
Vay từ NHTW
+ Phát hành giấy tờ có giá
Chương 6: Ngân hàng trung ương
 Các chức năng cơ bản của NHTW (hiểu): phát hành tiền tệ, ngân hàng của
chính phủ, ngân hàng của các ngân hàng
 Phân biệt CSTT thắt chặt và nới lỏng
 Nắm các đặc điểm cơ bản của các công cụ thực thi CSTT: khái niệm, cơ chế
tác động, công cụ nào linh hoạt nhất, vì sao?
 Xem lại cách tính hệ số nhân tiền giản đơn và đầy đủ (xem lại ví dụ)
 Phân tích các yếu tố tác động đến cung tiền M
+ Tiền cơ sở MB: thành phần, ý nghĩa của từng thành phần và biến động
(xem lại các ví dụ phân tích sự biến động của MB)
+ Hệ số nhân tiền đầy đủ: phân tích sự biến động của c, e, rr đến m => tác
động đến M
 Các chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng tiền
Chương 7: Hệ thống tài chính
 Các bộ phân của hệ thống tài chính (liệt kê thành phần)
 Bản chất của thị trường tài chính: phân biệt tài chính trực tiếp và tài chính
gián tiếp
 Cấu trúc thị trường tài chính: phân biệt các cặp thị trường tài chính và xem
lại các ví dụ để xác định giao dịch diễn ra ở thị trường nào
 Các công cụ giao dịch trên thị trường tài chính: nắm các đặc điểm cơ bản =>
so sánh thanh khoản, rủi ro, mức sinh lời của các công cụ này.
Chú ý:
- Rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao; Rủi ro càng cao thì thanh khoản càng
thấp, Kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao.
- Trong các công cụ tài chính: Tín phiếu kho bạc là công cụ tài chính có mức
rủi ro thấp nhất, thanh khoản cao nhất và sinh lời thấp nhất; Cổ phiếu có
mức rủi ro cao nhất, thanh khoản thấp nhất.
- Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
- Séc có tính thanh khoản cao chỉ sau tiền mặt
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp dựa theo hình thức sở hữu
- Doanh nghiệp tư nhân: chỉ do 1 cá nhân làm chủ; chịu trách nhiệm vô hạn
đối với các khoản nợ (không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp
và tài sản của cá nhân làm chủ); thu nhập của doanh nghiệp được tính vào
thu nhập của cá nhân làm chủ và bị đánh thuế thu nhập cá nhân.
- Công ty hợp danh: do 2 cá nhân trở lên cùng làm chủ (đây là thành viên
hợp danh); thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản
nợ; ngoài ra công ty này còn có thành viên góp vốn => thành viên góp vốn
(đối tác) chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ (trong phạm vi
số vốn mà mình góp)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: do 1 cá nhân hoặc tổ chức trở lên làm chủ
=> chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ
Note: Tất cả 3 loại hình trên đều không được phép phát hành cổ phiếu
- Công ty cổ phần: do cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập (tối thiểu 3
thành viên, không giới hạn tối đa) => gọi đây là các cổ đông. Các cổ đông
chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ trong giới hạn số vốn mình góp.
Có sự tách biệt giữa tài sản của công ty và tài sản của cổ đông. Hay nói cách
khác Công ty cổ phần được xem giống như một “chủ thể” có thể đại diện
trước pháp luật và tham gia các hoạt động khác như ký kết hợp đồng, đầu
tư…
=>Tách bạch giữa quyền sở hữu (mua cổ phần, cổ đông) và quyền quản lý
(Giám đốc tài chính)
=> Công ty cổ phần bị đánh thuế 2 lần. 1 lần đánh vào thu nhập của cổ đông,
1 lần đánh vào thu nhập của công ty
Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Hoạt động liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm
+ Xác định dự án đầu tư => hoạch định ngân sách vốn
+ Xác định nhu cầu vốn
+ Tổ chức huy động vốn và quản lý việc sử dụng vốn
 Tóm lại là những hoạt động liên quan đến tài chính (vốn, tiền) chứ không
liên quan đến nhân sự, hàng hóa, marketing…
- Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Giám đốc tài chính
- Mục tiêu của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Tối đa hóa giá trị cổ phiếu
trên thị trường (tối đa hóa nguồn vốn huy động)
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
- Bảng cân đối cũng gồm có hai phần là Tài sản có (Tài sản) và Tài sản nợ
(Nguồn vốn)
 Chú ý phân biệt Tài sản, vốn và nguồn vốn: Vốn để hình thành nên giá
trị của Tài sản. Tài sản là việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp. Nguồn
vốn là nguồn để có được số vốn đó => lấy vốn ở đâu?
Ví dụ: Bạn mới mua chiếc điện thoại giá 10 triệu đồng.5 triệu bạn tiết
kiệm được và 5 triệu là do bố mẹ bạn hỗ trợ => Tài sản là chiếc điện
thoại (bạn đã dùng tiền để mua điện thoại ); Vốn là 10 triệu (giá trị chiếc
điện thoại là 10tr), Nguồn vốn có hai nguồn là tiết kiệm và hỗ trợ từ bố
mẹ
- Tài sản có tài sản lưu động hình thành từ vốn lưu động và tài sản cố định
(hình thành từ vốn cố định)
+ Vốn lưu động là vốn ngắn hạn (< 1 năm), hình thành nên tài sản ngắn hạn
(tài sản lưu động) bao gồm: Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho. Vốn
lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh
doanh và có sự thay đổi về hình thái. Ví dụ : chi phí mua Nguyên vật liệu
=> đưa vào sản xuất => hình thành nên sản phẩm
+ Vốn cố định là vốn trung và dài hạn, hình thành nên tài sản dài hạn (tài sản
cố đinh) bao gồm: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố đinh vô hình. Vốn
cố định được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi dần sau
khi bán sản phẩm. Nó không có sự thay đổi về hình thái. Ví dụ: chí phí mua
máy móc để sản xuất => máy móc vẫn là máy móc khi sản xuất chứ không
bị biến đổi từ thể này sáng thể khác được
+ Tài sản lưu động: Có thời hạn sử dụng dưới 1 năm và giá trị sử dụng <30
triệu đồng
+ Tài sản cố định có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên và giá trị sử dụng
theo quy định tối thiểu là 30 triệu đồng
Note: Phân biệt tài sản thực và tài sản tài chính
- Tài sản thực: tham gia vào quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, đất đai, nhà
xưởng, máy móc, ...
- Tài sản tài chính không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chịu sự
chi phối của thị trưởng tài chính: cổ phiếu, trái phiếu
Tài sản (tài sản có) Nguồn vốn (tài sản nợ)
Tiền mặt Vốn chủ sở hữu
Khoản phải thu Tài sản nợ
+ nợ ngắn hạn
+ nợ dài hạn
Hàng tồn kho
Tài sản cố định vô hình và hữu
hình
Tài sản tài chính

Chương 9: Tài chính quốc tế


Phân biệt tỷ giá
 Sự tăng giá và giảm giá của đồng tiền này so với đồng tiền khác => tác động
đến xuất khẩu và nhập khẩu của 1 quốc gia như thế nào (xem lại ví dụ, chú ý
tính mức độ % tăng giảm của các đồng tiền)
 Quy luật 1 giá và lý thuyết PPP => chú ý về cách xác định tỷ giá thực (xem
lại ví dụ và nắm bản chất)
 Các yếu tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn (tự xem lại bài giảng phần
phân tích)
+ mức giá chung nội địa tăng => tỷ giá nội tệ/ngoại tệ giảm => tỷ giá ngoại
tệ/nội tệ tăng
+ rào cản thương mại tăng (tăng thuế và giảm hạn ngạch nhập khẩu) => tỷ
giá nội tê/ngoại tê tăng
+ cầu nhập khẩu tăng => tỷ giá nội tệ/ngoại tệ giảm
+ cầu xuất khẩu tăng => tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng
+ năng suất lao động => tỷ giá nội tệ /ngoại tệ tăng
Lưu ý: khi xét sự biến động của tỷ giá hay sự tăng giá, giảm giá của 1
đồng tiền thì phải chú ý tỷ giá đề bài đang xét là tỷ giá nào và quốc gia
đang xét là quốc gia nào
Ví dụ: Mỹ giảm nhu cầu xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Điều này sẽ tác
động đến
 Cầu xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Việt Nam giảm
 Cầu nhập khẩu hàng hóa của Mỹ vào Việt Nam giảm
Tại Mỹ: cầu xuất khẩu giảm => cung ngoại tệ giảm, cầu nội tệ (USD) giảm =>
USD giảm giá
Tại Việt Nam: cầu nhập khẩu giảm => cầu ngoại tệ giảm, cung nội tệ (VND) giảm
=> VND tăng giá
Nên ta sẽ có các kết luận sau
 Đồng VND tăng giá
 Đồng USD giảm giá
 Tỷ giá USD/ VND giảm
 Tỷ giá VND /USD tăng

Chương 10: Tài chính công


Tài chính công và Hàng hóa công
- Tài chính công: tài chính của nhà nước => thu chi của Ngân sách nhà nước
=> chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước để cung cấp hàng hóa, dịch vụ
công cho người dân
- Hàng hóa công: do nhà nước cung cấp, không thuộc sở hữu của riêng ai =>
thuộc sở hữu chung và dùng chung. Người này sử dụng sẽ không ảnh hưởng
đến lợi ích của người khác. Ví dụ: Công viên, xe buýt, các thủ tục hành
chính công (công chứng tại UBND phường) => hàng hóa công có đặc điểm:
Không được sản xuất và bày bán trên thị trường, có thể không mất tiền để sử
dụng (đa số), hoặc mất rất ít tiền (chính phủ hỗ trợ).
Thuế => đây là khoản thu chủ yếu (tài trợ chính) cho ngân sách nhà nước của
chính phủ => quan trọng
Đặc trưng của thuế
- Bắt buộc, cưỡng chế
- Nghĩa vụ, động viên
- Không hoàn trả trực tiếp => người dân không được hưởng lợi ích ngay lập
tức (trực tiếp) khi đóng thuế => hưởng sau đó (hưởng gián tiếp)
Cán cân ngân sách nhà nước
Cán cân NSNN = Thu NSNN – Chi NSNN
- Cán cân NSNN = 0 => trạng thái cân bằng => kỳ vọng đạt được (nhưng khó,
chỉ tương đối)
- Cán cân NSNN>0 => Thặng dư ngân sách => tác động đến lãi suất và hoạt
động đầu tư?
 Cung trái phiếu chính phủ giảm => giá trái phiếu chính phủ tăng => lãi
suất giảm => người dân sẽ có xu hướng vay nhiều => hoạt động đầu tư
tăng
- Cán cân ngân sách <0 => Thâm hụt ngân sách => tác động đến lãi suất và
hoạt động đầu tư => giải thích tương tự
Chính sách tài khóa=> do chính phủ điều hành
- Chính sách khóa thắt chặt:
+ Kinh tế tăng trưởng nóng
+ Chính phủ : giảm chi tiêu chính phủ, tăng thu thuế
- Chính sách tài khóa nới lỏng
+ Kinh tế suy thoái: thất nghiệp tăng, thu nhập giảm ….
+ Chính phủ: tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế
Note: xem thêm thế nào là chi thường xuyên và thế nào là chi đầu tư phát
triển
Khi NSNN bị thâm hụt => chính phủ sẽ phải tìm cách để bù đắp thâm hụt
NSNN (có rất nhiều cách: in tiền để bù đắp (gây ra lạm phát); tăng thu thuế
(gây áp lực cho người dân và ảnh hưởng đến thu nhập của người dân; đi vay
nợ - phát hành trái phiếu chính phủ)
 Lựa chọn tốt nhất của chính phủ là đi vay nợ để bù đắp thâm hụt NSNN
 Chuyển gánh nặng thuế về tương lai
Chính phủ Vay nợ hôm nay => trả nợ + lãi sẽ diễn ra trong tương lai =>
thế hệ tương lai sẽ là ngưởi tạo ra nguồn trả nợ thông qua việc đóng thuế
vào NSNN.

You might also like