ĐỀ MINH HOẠ SỐ 11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Lớp Tổng Ôn Luyện Đề Nhà Thả - Khoá 2024

ĐỀ MINH HOẠ SỐ 11
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khi đứng giảng trong các lớp truyền thông cho các độ tuổi và trình độ khác nhau, một
trong những câu hỏi tôi hay đưa ra là: “Bạn không lo lắng khi mọi thông tin cá nhân và những
điều thầm kín đều viết, chia sẻ hoặc lưu trữ trên tài khoản cá nhân trên mạng xã hội sao?”

[…] Trong Bản Tuyên bố về quyền của người dùng, Facebook cho biết: "Bạn sở hữu tất cả
nội dung và thông tin bạn đăng lên Facebook, và bạn có thể kiểm soát cách thông tin được chia
sẻ thông qua các cài đặt riêng tư và ứng dụng của mình”. Nhưng hãy nhìn vụ bê bối vừa rồi: 50
triệu thông tin cá nhân từ Facebook đã được gia cho bên thứ ba sử dụng phục vụ cho cuộc tranh
cử tổng thống Mỹ.

Các nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội sống chủ yếu dựa vào tiền quảng cáo. Thông tin
cá nhân người dùng của các tài khoản càng sâu bao nhiêu thì lại càng hấp dẫn cho các nhà
quảng cáo. Mạng càng phổ diện rộng, người dùng bị làm phiền nhiều bởi quảng cáo và bí mật cá
nhân càng khó được kiểm soát.

Chúng ta hồn nhiên khi tham gia mạng xã hội và ném vào đại dương dữ liệu lớn mọi thông
tin cá nhân. Ai cũng có thể tìm theo dấu tích số của chúng ta trên Internet. Nó không chỉ là
những thứ thông tin được viết ra, hay bức ảnh được chủ động đăng tải: với nhu cầu gầy dựng dữ
liệu, các nhà cung cấp theo dõi nhất cử nhất động của bạn, từ vị trí, các thói quen đọc, những từ
khóa bạn tìm kiếm, những người bạn hay tương tác… mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được
ghi lại và trở thành hàng hóa.

[…] Liệu những nút report (báo cáo) nội dung bị xâm hại cá nhân của các nhà cung cấp là
đủ? Liệu khung pháp lý đã đủ để trấn an người dùng về an toàn mạng? Trước khi mọi thứ được
kiểm soát thì có thể hậu quả đã xảy ra như một nữ sinh ở Nghệ An mới tự tử vì bạn trai đưa clip
hôn nhau lên mạng. Diễn viên, nhà văn Steven Wright từng nói: “Internet giống như miền Tây
hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ”.

Vấn đề hôm nay không phải là giá cổ phiếu của Facebook sụt bao nhiêu hay Mark
Zuckerberg mất mấy tỷ USD, mà là sự cẩn trọng của chính bạn khi tham gia môi trường mạng
đang ra sao.

Thế hệ tôi, 8x đời đầu, may thay vẫn có được một tuổi thơ không Internet. Tôi đang nghĩ
về những thế hệ lớn lên trong thời đại số. Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet
đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt của Internet và biết tự bảo vệ mình?

(Theo Phạm Hải Chung, Đời tư là hàng hoá, VnExpress, ngày 22/03/2018)
1
Lớp Tổng Ôn Luyện Đề Nhà Thả - Khoá 2024
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về khái niệm “an toàn mạng” trong câu văn “Liệu khung
pháp lý đã đủ để trấn an người dùng về an toàn mạng?”?

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình với câu nói của diễn viên, nhà văn Steven Wright: “Internet
giống như miền Tây hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ”.

Câu 4: Từ những trăn trở của tác giả trong đoạn trích, anh/chị hãy lập ra một kế hoạch
sử dụng mạng xã hội theo khung sau để có thể “khai thác mặt tốt của Internet và biết tự
bảo vệ mình”.

Khung giờ Cách sử dụng

Sáng (từ … đến …) …

… …

Lưu ý: Thí sinh không cần kẻ bảng vào bài làm, trình bày hợp lý để người chấm hiểu nội dung
truyền tải.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò xây dựng ý thức sử dụng Internet.

Câu 2:

Trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân có viết:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê,
quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá
ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp.
Một đàn hưu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.
Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một
tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con
hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ
trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói
riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi

2
Lớp Tổng Ôn Luyện Đề Nhà Thả - Khoá 2024
sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập
nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh –
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông
quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.
Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi
những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển
trên dòng trên.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 191-192)

Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, hãy nhận xét về góc nhìn văn hoá –
thẩm mỹ của nhà văn.

You might also like