Tây Tiến

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

2.

TÂY TIẾN

* Từ khóa:

- Nhớ
+ Người lính: Gian khổ, hào hùng, hào hoa
+ Tây Bắc: hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, êm đềm
- Bút pháp lãng mạn mang đậm màu sắc bi tráng

2.1. Một số yêu cầu chính


2.1.1. Cảm nhận khổ thơ thứ nhất
- Hai câu đầu: Nỗi nhớ bao trùm
- Các câu còn lại: Nỗi nhớ mở ra cuốn phim tư liệu đắt giá về những cuộc hành quân gian khổ
của đoàn quân Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc xa xôi.
+ Núi rừng Tây Bắc:
§ Địa danh hoang vu
§ Sương mù dày đặc
§ Dốc núi cheo leo
§ Làn mưa mù mịt
§ Thác nước dữ dội
§ Thú rừng nguy hiểm.
+ Chặng đường hành quân / Người lính Tây Tiến
§ Chặng đường…: Gian khổ (miêu tả gián tiếp qua thiên nhiên, miêu tả trực tiếp qua hình
ảnh người lính “không bước nữa”) mà thắm thiết tình quân dân (“thơm nếp xôi”)
§ Người lính…: Từ gian khổ để thấy hào hùng, từ tình quân dân để thấy hào hoa (cảm nhận
kĩ hai chữ “mùa em” để làm rõ ý này)
2.1.2. Cảm nhận khổ thơ thứ hai
+ Nỗi nhớ những kỉ niệm đẹp trong đêm liên hoan
• Đêm liên hoan: Ánh sáng rực rỡ, âm nhạc chơi vơi, con người e ấp, tình tứ
• Tâm hồn người lính: Trẻ trung, tinh nghịch
+ Nỗi nhớ cảnh sông nước miền Tây êm đềm, thơ mộng
• Không gian mờ nhòe, cảnh vật mờ nhòe, con người mờ nhòe
• Tâm hồn người lính: Bâng khuâng, man mác
2.1.3. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ thơ thứ ba
Khổ này có 08 câu, nội dung bao trùm là nỗi nhớ / nỗi đau hướng về người lính Tây Tiến trong cả
cõi sống (bốn câu đầu) và cõi chết (bốn câu cuối).
- Bốn câu 4 đầu: Người lính trong sinh hoạt, chiến đấu
+ Ngoại hình: Không mọc tóc, xanh màu lá
+ Nội tâm: Giấc mộng anh hùng (mắt trừng gửi mộng…), giấc mơ mĩ nữ (đêm mơ Hà Nội…)
- Bốn câu tiếp: Người lính trong mất mát, thương đau: mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, anh
về đất, sông Mã gầm lên -> Cả bốn câu đều nói về cái chết mà không câu nào giống câu nào.
-> Người lính gian khổ, hào hùng, hào hoa, bi tráng (“bi tráng”: tạm hiểu là “thương đau” nhưng
vẫn “hào hùng”, điều này thể hiện rõ qua sự hi sinh của người lính, xem lại vở ghi)

* Nghệ thuật (chung): Bút pháp lãng mạn mang đậm màu sắc bi tráng + Sự sáng tạo về hình ảnh,
ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu

2.1.4. Khổ 4 sẽ không được hỏi độc lập nhưng vẫn cần học để đề phòng hỏi ghép (cùng với
một khổ khác) hoặc dùng để liên hệ khi cần.

2.2. Một số yêu cầu phụ


2.2.1. Nhận xét về ngôn ngữ thơ Quang Dũng
- Ngôn ngữ thơ Quang Dũng là sự kết hợp giữa:
+ Bình dị (Hệ thống từ thuần Việt gần gũi, quen thuộc. VD: chữ “mồ”) và trang trọng (Các từ Hán
Việt mang âm hưởng trang nhã, cổ điển. VD: từ “biên cương”, “viễn xứ”, chuyển ý sang dấu cộng
kế tiếp)1
+ Kế thừa (Màu sắc cổ điển thể hiện qua các từ Hán Việt, bút pháp gợi “Heo hút cồn mây súng
ngửi trời” -> không có chữ “cao” nào vẫn thấy núi cao vời vợi) và sáng tạo (cổ điển mà vẫn hiện
đại, chữ “ngửi” bốc tếu rất lính…)
+ Hiện thực (VD: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”) và lãng mạn (VD: “Mường Lát hoa về
trong đêm hơi”
+ Giàu cảm xúc (cách gọi “Tây Tiến ơi…”, cách biểu lộ “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”,…)
+ Giàu chất họa, chất nhạc, chất tráng ca,… (cách phối hợp vần, thanh khiến câu thơ nổi hình khối,
mang nhạc tính,…)
- Ngôn ngữ góp phần thể hiện vẻ đẹp của thơ ca Quang Dũng, làm phong phú thơ ca viết về người
lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2.2.2. Nhận xét về cái nhìn Quang Dũng:
- Cái nhìn của Quang Dũng vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa cổ điển vừa hiện đại:
+ Vừa hiện thực (để thấy sự gian khổ: Địa danh hoang vu, sương mù dày đặc, dốc núi cheo leo,
làn mưa mù mịt, thác nước dữ dội, thú rừng nguy hiểm, những trận sốt rét, những nấm mồ hoang
lạnh dọc biên cương,…) vừa lãng mạn (để vượt lên trên gian khổ: đêm sương lạnh buốt hóa thành
đêm hơi lung linh huyền ảo – “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, núi cao chót vót nâng bước chân
trêu ghẹo cả trời cao – “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, tóc rụng da xanh nhưng hóa ra là sự chủ
động lựa chọn “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”, sự hi sinh biến thành cuộc trở về ấm áp, bình
yên “Áo bào thay chiếu anh về đất”, kết lại là lời thề sông núi - Khổ 4)

1
Giảng thêm: Chữ “mồ” (từ thuần Việt, chỉ nắm đất sơ sài, lạnh lẽo, là hiện thực chiến tranh) nhưng lại được bao
bọc bởi các từ “biên cương”, “viễn xứ” (từ Hán Việt, mang âm hưởng trang trọng, cổ điển) -> “Mồ” xuất hiện trong
bầu không khi linh thiêng, thành kính -> Đây là một thứ “nghi lễ ngôn từ”, “nghi lễ tấm lòng” Quang Dũng… (Xem
thêm trong Vở ghi).
+ Vừa cổ điển (Cách cảm nhận về thiên nhiên mang dấu ấn của quan niệm vạn vật hữu linh –
“Chiều chiều… / Đêm đêm…”; cách cảm nhận về người lính mang tính kế thừa những chân dung
anh hùng trong văn học truyền thống ở sự gian khổ, hào hùng) vừa hiện đại (ở sự hào hoa, lãng
mạn)
- Cái nhìn góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật Quang Dũng…
2.2.4. Nhận xét về cảm hứng lãng mạn Quang Dũng
- Cảm hứng lãng mạn: Phản ánh cái tôi tràn đầy cảm xúc… (Xem bài Khái quát VHVN từ CMT8
1945 đến hết TK XX)
- Cảm hứng lãng mạn Quang Dũng:
+ Cảm hứng vượt lên khỏi thực tại gian khổ hướng tới những vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên và
con người miền Tây, thể hiện tâm hồn tinh tế, trẻ trung, lạc quan của những người lính Tây Tiến.
+ Cảm hứng lãng mạn góp phần thể hiện vẻ đẹp riêng của thơ ca Quang Dũng, làm phong phú thơ
ca viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2.2.5. Nhận xét về tình yêu mà Quang Dũng dành cho Tây Bắc và Tây Tiến
- Một tình yêu thiết tha: Tình yêu được thể hiện qua nỗi nhớ chơi vơi khi đã cách xa (Xem lại
HCST)
- Một tình yêu sâu sắc: Tình yêu hướng đến cả thiên nhiên (núi rừng Tây Bắc) và đồng đội (đoàn
quân Tây Tiến), đặt trong thử thách khốc liệt của chiến tranh (Khổ 1, 2, 3)
- Một tình yêu bất diệt: Lời thề sông núi (Khổ 4)

(Trên đây là những tình huống khái quát, con cần phụ thuộc vào tình huống cụ thể từng đề bài để
thêm bớt sao cho linh hoạt. Con cũng có thể diễn đạt cách khác, miễn là đủ ý nhé)

You might also like