Việt Bắc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

3.

VIỆT BẮC

* Từ khóa:
Trữ tình chính trị: Nhớ (cảnh – người – cuộc kháng chiến) / Tính dân tộc

8.1. Một số yêu cầu chính

https://drive.google.com/file/d/1dqfPbGutojKuCIV8e-uyPqGkvRe_36Pv/view?usp=drive_link

8.2. Một số yêu cầu phụ

8.2.1. Nhận xét phong cách nghệ thuật Tố Hữu


- Cái độc đáo, “gương mặt riêng”, “dấu triện riêng”, “vân chữ”
- Nhà thơ của lý tưởng cộng sản
- Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị (tham khảo 8.2.3) và đậm đà tính dân
tộc (tham khảo 8.2.1)

8.2.2. Nhận xét tính dân tộc (chất dân gian) trong thơ Tố Hữu
- Tính dân tộc là: Sự kế thừa, sự tiếp nối tinh hoa VHDG
- Tính dân tộc thể hiện trong…
+ Nội dung
• Nỗi nhớ giữa người đi (cán bộ miền xuôi) – kẻ ở (đồng bào Việt Bắc)
• Qua đó gửi gắm: Cách sống nghĩa tình (giữa cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc, giữa nhân
dân và cách mạng)
-> Truyền thống đạo lý ngàn đời của dân tộc (nhắc lại ca dao…)
+ Nghệ thuật
• Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp
• Lối xưng hô mình ta của ca dao
• Ngôn ngữ thơ dân dã mộc mạc
• Các cách chuyển nghĩa của thơ ca truyền thống
• Giọng thơ mang âm hưởng ngọt ngào của những câu hát nghĩa tình trong dân gian.
- Tính dân tộc góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật Tố Hữu…
8.2.3. Nhận xét về tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu:
- Khái niệm “Trữ tình chính trị”: Trữ tình chính trị tức là chính trị được trữ tình hóa. Chính trị không còn
là lý lẽ khô khan, thuần lý trí mà dạt dào cảm xúc (Như cô hay nói ngắn gọn: Trữ tình chính trị là nói về
chính trị bằng ngôn ngữ của tình yêu. Ngoài lề: Yêu con nhiều, đọc đến dòng này chứng tỏ là cũng học
kỹ lắm đây. Học tốt thi tốt nhé)
- Sự thể hiện trong thơ Việt Bắc (trích):
+ Chính trị: Việt Bắc hướng tới cái ta, mang màu sắc sử thi & cảm hứng lãng mạn
§ Sự kiện lớn: Cuộc bàn giao của lịch sử - Chiến tranh và hòa bình, KCCP thắng lợi, hòa bình lập
lại ở miền Bắc, T.Ư Đảng & CP cùng những người kháng chiến rời chiến khu VB về Thủ đô.
§ Vấn đề lớn: Cuộc bàn giao của lòng người – Vẫn nhớ hay sẽ quên? Hòa bình có làm người ta
quên đi những năm tháng gian khổ mà nghĩa tình?
§ Nhân vật nhân danh cộng đồng: Nỗi niềm của “ta” và “mình” trong Việt Bắc không đại diện cho
cá nhân.
§ Cảm hứng lớn: Ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng; bày tỏ lòng biết ơn với
Đảng, Bác Hồ, chiến khu Việt Bắc; thể hiện niềm vui – niềm tin tưởng vào tương lai thắng lợi
(Yêu, vui, ca, tin)
+ Trữ tình:
§ Dễ thấy nhất là ở giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết;
§ Lối xưng hô mình ta của tình yêu đôi lứa (biến cuộc chia ly của cách mạng thành cuộc chia ly
của tình yêu),…
-> Chính trị không chỉ nằm trong đầu mà còn tràn ngập trong tim, trở thành tình cảm lớn, niềm vui lớn,
lẽ sống lớn.
- Chất trữ tình chính trị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật Tố Hữu…
- Mở rộng: Trong một lần chia sẻ, Tố Hữu từng nói ông đã “phải lòng” đất nước và nhân dân mình.

8.2.4. Hoặc người ta có thể yêu cầu: Nhận xét về thông điệp của Việt Bắc đặt trong bối cảnh đất
nước hôm nay

- Thông điệp: Nỗi nhớ giữa kẻ ở người đi -> ân tình cách mạng -> thông điệp “Uống nước nhớ nguồn”
(Con xem lại vở ghi phần HCST: 10/1954 – Thời điểm của hai khúc giao thời, Khúc giao thời của lịch
sử: Chiến tranh và hòa bình, Khúc giao thời của lòng người: Vẫn nhớ hay sẽ quên?
-> Thông điệp của Việt Bắc không chỉ cho 1954 mà còn cho mai sau)
- Đặt trong bối cảnh đất nước hôm nay: Đất nước đã hòa bình, nhân dân đã ấm no, cả dân tộc đang tiến
về tương lai phía trước, dù vậy vẫn chưa bao giờ quên đi quá khứ gian khổ mà nghĩa tình (Tháng 5 vừa
rồi là Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng ĐBP, sang năm là 80 năm Quốc khánh,… những sự kiện lớn thu
hút sự quan tâm của cộng đồng cho thấy nhân dân chưa bao giờ quên) -> Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
là đạo lý ngàn đời của dân tộc, là mạch nguồn kết nối cộng đồng, là nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền
vững của đất nước.

(Trên đây là những tình huống khái quát, con cần phụ thuộc vào tình huống cụ thể từng đề bài để thêm
bớt sao cho linh hoạt. Con cũng có thể diễn đạt cách khác, miễn là đủ ý nhé)

You might also like