Bi Quyet Thanh Cong

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Bí quyết 6

CỨ LÀM ĐI

Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, Hãng Adidas thống lĩnh
thị trường giày thể thao của thế giới. Chẳng thấy nơi nào có sự cạnh
tranh. Lúc bấy giờ một vài chàng trai trẻ thành lập một hãng giầy thể
thao và muốn sáp nhập với người khổng lồ Adidas. Các chàng trai
đã làm việc đó chống lại ý muốn của gia đình. Các gia đình họ
không ủng hộ dự kiến này. họ phê phán và chế giễu: riêng việc xây
dựng một hãng cũng đã quá gian khổ. Sự phản đối trong gia đình họ
hầu như đã vượt quá sức họ.

Một hôm các chàng trai ngồi lại với nhau và tìm cách phản kháng lại sự chống đối. Họ suy đi
tính lại hồi lâu và không tìm được cách giải quyết. Cuối cùng một người trong bọn họ nói:
"Mặc xác, họ muốn nói gì thì nói, cứ làm đi! (Just do it)". Các bạn khác thông cảm ngay với
anh ta. Họ không nên lắng nghe người khác quá nhiều, thay vì hãy làm đi. Đừng suy nghĩ quá
nhiều, mà hãy làm đi, "Just do it" và mặc nó khi làm việc. Chắc bạn đã biết đấy là hãng nào:
Nike qua mặt Adidas chỉ vài năm sau đó và trở thành nhà sản xuất giày thể thao lớn nhất thế
giới. Đến hôm nay những cộng sự làm việc trong toà nhà trung tâm của Nike vẫn mặc những
chiếc áo phông "JUST DO IT".

*********

Thế giới còn đầy rẫy những cá thể, họ làm việc dưới mức họ có thể, vì họ không biết hành
động như đã được học hành. Còn đầy rẫy những con người chỉ biết nói mà không biết làm.
Socrates từng nói: "Tôi xem người lừa là người không thể làm tốt hơn mọi việc".

Tri thức chỉ là một sức mạnh tiềm ẩn. Nó chỉ có giá trị khi rơi vào tay những người biết sự
dụng nó một cách có hiệu quả. Tài năng lớn nhất của những người thành đạt là khả năng
thúc đẩy mình hành động.

Nhiều người đớn đau vì "hội chứng thác nước". Họ nhảy nhót trong dòng đời mà chẳng cần
phương hướng. Họ để mặc dòng đời mà chẳng cần phương hướng. Gọ để mặc dòng chảy
cuốn đi. Họ cảm nhận mình bất lực tại trời và vì vậy chẳng làm gì cả. Rồi một hôm họ bỗng
phát hiện ra mình chỉ còn cách thác nước hung hãn có vài mét. Cuối cùng họ cũng tỉnh ra. Thì
tai hoạ đã ập xuống đầu họ.

Hành động càng sớm thì công việc càng dễ dàng đối với chúng ta. Tất cả bí quyết thành đạt
sẽ là vô bổ nếu chúng ta không thực thi nó. Đơn giản cứ tắm mình ở những nơi lặng sóng,
nghe ra có vẻ hấp dẫn đấy. Song như vậy thì thật hoang phí cuộc đời. Nhiều người vốn biết
họ mong ước gì; nhưng họ lại không biết họ là ai và họ nên làm gì.

LỜI BÀO CHỮA THƯỜNG GẶP

Những câu hỏi dưới đây thi thoảng chúng ta cũng nên đặt ra cho mình.

1. Phải chăng bạn gác lại một việc vì sợ phạm khuyết điểm? Hay sợ mất uy tín?

2. Có việc gì bạn chưa làm bây giờ chỉ vì chưa đúng thời điểm?
3. Bạn có cho rằng mọi việc đều nhất thiết chuẩn bị nhiều hơn, kiến thức nhiều hơn, kinh
nghiệm nhiều hơn và cơ sở hạ tầng tốt hơn?

4. Bạn có cho rằng một vận may lớn chỉ đến một lần và bạn không dám đối mặt với vận may
ấy, vì bạn còn chưa "đủ mạnh"?

5. Phải chăng chỉ vì một vài hoàn cảnh chưa được cải thiện?

6. Bạn có tin rằng ước mơ của mình là không hiện thực?

Nhiều việc xảy ra rồi tự nó điều chỉnh, khi chúng ta bắt đầu và chủ động. Không có một công
thức hoàn thiện nào cho trước. Nói chung không có sự hoàn thiện nào mà một con người có
thể kiến tạo. Và cũng chẳng có thời điểm nào tối ưu. Vì lẽ đó những người thành đạt hành
động "càng nhanh càng tốt".

Mọi việc lớn lao đều bắt đầu từ việc nhỏ. Tất cả đều được xây dựng trên những khuyết điểm
mà ta phạm phải ban đầu. Khuyết điểm là cơ sở cho những quyết định đúng về sau. Khuyết
điểm cũng là nền tảng cho sức mạnh bản thân. Khuyết điểm chẳng có gì xấu. Một sự bắt đầu
chưa đầy đủ còn tốt hơn là sự trì hoãn. Chúng ta không thể cầu toàn trong mọi việc lớn. Chỉ
khi bắt đầu rồi chúng ta mới học được những điều cần thiết. Sự "chuẩn bị" tốt nhất là cứ làm
đi.

Có người cho rằng:"Chỉ khi tôi có đủ sức mạnh tôi mới bắt đầu tiến hành". Quan điểm đó
hoàn toàn sai lầm! Năng lượng chỉ có khi chúng ta vận động, hoặc: "Chừng nào tôi thấy công
việc có lợi, tôi sẽ tích cực lao động". Cũng sai! Những công việc sinh lợi chúng ta chỉ có khi
chúng ta tích cực lao động.

VINH QUANG ĐẾN TỪ LAO ĐỘNG

Trong một nhà kho có hai chiếc cày đứng cạnh nhau. Một cái đã rất han rỉ, cái kia thì lung linh
tuyệt đẹp. Chiếc cày han rỉ ghen tị quan sát người hàng xóm chói lọi của mình và hỏi bạn:
"Tại sao trông anh tráng lệ thế, trong khi tôi đây thật tàn tạ và không công bằng. Tôi hoàn toàn
ủng hộ sự bình đẳng. "Chiếc cày đẹp đáp rằng: "Sự lung linh của tôi đến từ lao động". Sự
công bằng xã hội ngày nay được nhiều người nói tới. Thực tại vẫn còn không ít những điều
xấu xa. Nhưng công bằng xã hội cũng không được phép lạm dụng.

Thật là vô lý nếu một phần cư dân thì nghỉ ngơi để cho một bộ phận cư dân khác phải nuôi
họ, mặc dù chính họ cũng tự lo được cho mình. Người sống dựa vào người khác luôn yếu
hèn và bất hạnh.

Đối với tất cả những người có khả năng lao động được đối xử như nhau: ai làm nhiều hưởng
nhiều, ai làm bằng nhau hưởng như nhau. Những điều khác không còn là sự công bằng mà
là chủ nghĩa bình quân. Đối với tất cả những người không thể tự lo được cho mình đã có quỹ
từ thiện. Song quỹ từ thiện của chúng ta phải được đóng góp khá hơn chứ không ít như bây
giờ, chỉ đủ nuôi người cơ nhỡ khỏi chết đói. Chúng ta phải chăm lo tới chất lượng cuộc sống
của những người già cả, neo đơn, cơ nhỡ trên đất nước chúng ta.

BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT

Cuốn sách này sẽ không mang lại cho bạn những kết quả mong muốn nếu bạn chỉ đọc nó
qua loa. Ngay cả khi bạn đọc nhiều lần cái bí quyết để không thể quên nó, thì kết quả cũng
không khác đi.

Bạn phải hành động. Bạn phải bổ sung, hoàn thiện từng bí quyết trong đời sống của bạn,
bằng cách bạn làm việc hàng ngày với nó. Vì vậy những bài tập thực hành - hành động của
bạn - là chiếc cầu nối giữa cuốn sách và bạn. Và là chiếc cầu nối hoàn cảnh hôm nay của bạn
tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bạn hãy đọc và thực hành mỗi ngày một chương mục. Nếu bạn làm xong, bạn hãy lặp lại từ
đầu. Bạn hãy bỏ qua những bí quyết bạn đã thành thạo hoặc những bí quyết chưa liên hệ
mật thiết với công việc của bạn trước mắt.
Nhưng bất luận bạn tiến hành như thế nào: Xin mời! Bạn hãy hành động, hãy làm việc với
các bí quyết. Bạn hãy thực hiện chỉ một bài tập hơn là suy nghĩ về tất cả bí quyết một lúc.

Bạn hãy chọn ra cho mình một bài tập mà hôm nay bạn muốn thực hành. Có những bài học
đối với bạn hôm nay quan trọng hơn các bài khác. Bạn hãy nghĩ tới nhiều người trên thế giới
này đã phung phí tài năng của họ. Những kiến thức mà "Bí quyết người thành đạt" lấy làm cơ
sở một phần là những kiến thức rất xa xưa.

Người thành đạt nhiều thế hệ đã sống theo những đạo lý đó. Nhưng hình như chưa có một ai
quán triệt nó một cách hoàn hảo. Tại sao? Một mặt xã hội càng phát triển thì đòi hỏi ở chúng
ta những yêu cầu ngày càng cao hơn. Mặt khác khi chúng ta nghiên cứu bí quyết thành đạt
càng sâu thì chúng ta càng nhận thức thêm nhiều lĩnh vực mới. Vì thực tế là kiêu ngạo khi ai
đó bảo rằng: "Điều đó tôi đã biết cả rồi". Mỗi người học theo một cách. Một số người thấy rất
bổ ích, nếu họ ghi chép lại những hoạt động của mình. Một số khác lại mở một sổ công tác
riêng cho những bài tập, trong đó họ làm các bài thực hành và lập các biểu đồ tự kiểm tra.
Nếu bạn muốn tiến hành theo phương thức này, thì bạn nên ghi chép các kết quả thực hành
của bạn. Hiện cũng đã có "Sách thực hành bí quyết người thành đạt". Chi tiết bạn có thể xem
ở cuối sách này.

THƯỚC ĐO DUY NHẤT

Thực sự có nhiều người lười biếng lấy một mục tiêu nào khả dĩ sinh lợi để theo đuổi. Tại sao
họ cần chạy vội khi họ hãy còn chưa nhận ra được phương hướng? Bạn đừng quên rằng: chỉ
có một thước đo duy nhất để đo sự nghiêm túc đánh giá của bạn trong mọi việc: đó là hành
động của bạn.

Thực hành:

Hôm nay tôi luyện tập hành động để thực thi khả năng quyết định của mình, bằng cách quyết
tâm thực hiện các bước dưới đây:

1. Tôi ghi lại tất cả các việc trước mắt vào một danh mục và suy nghĩ xem hôm nay nên kết
thúc việc nào trong số đó.

2. Hôm nay sẽ nhìn vào Album ước mơ của mình, xem mình đã đủ mục tiêu cho 5 lĩnh vực
của đời sống (Sức khoẻ - Mối quan hệ - Tài chính - Sự nhạy cảm - Công việc), và những mục
tiêu ấy đã được thể hiện dưới hình thức các bức ảnh trong Album ước mơ của mình chưa?

3. Tôi đóng một cuốn sổ tay, trong đấy tôi có thể làm tất cả các bài thực hành của cuốn sách
này bằng giấy trắng mực đen. Bằng cách này tôi sẽ không bỏ sót điều gì và có thể theo dõi
sự tiến bộ của mình.

4. Tôi tự hỏi: "Tôi có gác lại việc gì trước mắt cho rằng chưa đúng thời điểm? Phải chăng đây
lại là một sự thoái thác hay một sự viện cớ?".

Nguồn - Bí quyết để thành đạt


Bí quyết 5
HÃY TRỞ THÀNH MỘT NHÂN VẬT THÀNH ĐẠT

Một hôm chú hề của triều đình bỗng nảy sinh niềm khao khát về một cuộc sống khá giả hơn.
Chú muốn giàu có, muốn những chuyến du lịch hấp dẫn, muốn cuộc sống xa hoa, vương giả.
Nhưng trước hết chú muốn có sự tôn kính. Suốt đời chú lúc nào người ta cũng chỉ vào chú và
nói: "Nhìn kìa, chú hề đến rồi". Trong tương lai mọi người phải biết kính trọng ta chứ.

Thế là chú đã thỉnh cầu Đức vua. Ngài nói:"Này chú hề, nhiều năm rồi chú đã mang niềm vui
đến cho ta. Vì vậy ta sẽ đáp ứng ý nguyện của chú. Và ta ban cho ngươi một tài sản đáng
giá".

Lập tức chú hề bắt đầu thưởng ngoạn hạnh phúc mới của mình. Chú sống trong một toà nhà
bề thế, ăn những thức ăn quý hiếm. Tuy nhiên chú phát hiện ra rằng những người xung
quanh cũng chỉ vờ vịt kính nể chú thôi. Đối với họ chú vẫn mãi là một thằng hề dù có trở nên
giàu có. Ngoài ra chú tiêu xài số tài sản của mình thật chóng vánh.

Chú đem việc mình trình bày với nhà thông thái của Đức vua. Ông ta lắc đầu mỉm cười rồi chỉ
vào một chiếc cốc và bình rượu vang mà rằng: "Ta không thể đổ hết chỗ vang này vào cốc
kia. Chiếc cốc thì quá nhỏ. Cũng giống như bản thân chú quá bé nhỏ đối với ước nguyện của
chú. Hoàng thượng đã ban cho chú sự giàu có, nhưng con người chú không đủ bản lĩnh để
sở hữu nó".

HẾT BÀI NÀY ĐẾN BÀI KHÁC

Khi ta muốn mọi điều sẽ tốt đẹp hơn lên, thì trước hết chúng ta phải trở lên tốt đẹp hơn đã.
Tất cả chúng ta đều biết có những người trông mong vào lúc hoàn cảnh được cải thiện hơn,
để giúp họ trở lên thành đạt, hoặc ít ra để có thể "khởi đầu".

Thực tế hoàn cảnh cố hữu cứ dai dẳng đeo bám lấy họ chừng nào họ còn quá "bé nhỏ" để
chiếm lĩnh những "hoàn cảnh thuận lợi" trong cuộc sống. Để cho hoàn cảnh có thể đổi thay
thì trước hết con người phải đổi thay. Cũng như ở trong nhà trường, chúng ta bắt đầu bằng
lớp Một, rồi chúng ta mới lên lớp Hai, lớp Ba. Một hệ thống thông minh. Đằng sau ẩn dấu một
nguyên tắc: "Khi chúng ta trở lên tốt hơn thì cuộc chơi của chúng ta cũng sẽ lớn hơn". Có
người nghĩ rằng: "Hãy cho tôi 2 triệu USD thì tôi chẳng phải lo lắng gì nữa về tiền nong". Điều
đó hoàn toàn sai. Bài học trước tiên là người ta phải học để làm chủ được hoàn cảnh hiện tại.
Đầu tiên, chúng ta học cách dành dụm và tiêu pha 1000 USD đã. Rồi 10.000 USD và hơn
nữa. Chúng ta rèn luyện mình không phải bằng cách trông chờ vào hoàn cảnh tốt hơn, mà
bằng cách phấn đấu đạt được cái gì tốt nhất từ những cái hiện hữu.

Thường là ít hiệu quả nếu ta tự hỏi rằng liệu mình "đủ mạnh" để làm một việc nhất định nào
đấy. Chỉ khi nhập cuộc chúng ta mới có thể thành người có khả năng hoàn thành công việc
đó thắng lợi. Nếu như bạn "đủ mạnh" cho một nhiệm vụ mới thì có khi nhiệm vụ này trở nên
dễ dàng, đối với nó bạn sẽ không thể trưởng thành hơn.

CHÚNG TA THÀNH DANH BẰNG NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA MÌNH

Bạn hãy nghĩ tới một nhân vật thành đạt thì chắc bạn càng nghĩ luôn tới thành quả đã làm
cho họ nổi tiếng.

Einstein có tên tuổi nhờ những lý thuyết của ông trong lĩnh vực vật lý.
Beckenbauer nhờ những thành tích trong bóng đá. Gandhi nhờ công cuộc giải phóng đất
nước Ấn Độ.

Bất luận bạn nhớ tới một nhân vật nổi tiếng nào, họ đều thành công trước khi thành danh.
Một trong những con đường có hiệu quả nhất để hoàn thiện mình là trưởng thành chính bằng
những công việc của mình. Vì vậy, những ai mong muốn có cuộc sống tươi đẹp hơn thì cần
phải nhanh chóng bắt đầu làm việc tích cực. Ban đầu chúng ta sẽ không thể làm đúng tất cả.
Nhưng điều ấy không có gì nguy hại, nếu chúng ta luôn tích cực làm việc và không nản lòng.
Quả thật thắng lợi làm chúng ta giàu có hơn, song thất bại lại làm chúng ta trưởng thành.

NĂM BÀI HỌC CỦA NGƯỜI GIEO HẠT

Người gieo hạt đã chăm chỉ vãi xuống những hạt giống của mình. Nhưng không phải tất cả
đều nẩy mầm. Một ít bị chim ăn, một số khác chết vì khô hạn, và một số khác bị thối vì bị gai
châm. Từ đấy chúng ta rút ra được 5 bài học:

1. Không phải tất cả hạt giống đều nảy mầm. Chúng ta phải gieo nhiều, vì chúng ta không có
được tất cả. Chúng ta không được đặt hy vọng vào một hạt duy nhất nào.

2. Chúng ta không nên tập trung chính vào kẻ thù, mà vào công việc của chúng ta. Những ai
chỉ lo tiêu diệt kẻ thù hầu như sẽ không bao giờ đoạt được mục đích của mình. Bạn hãy nghĩ
xem: người thành công luôn có nhiều kẻ thù. Sự thật đó bày ra trong thiên nhiên: chim chóc
và gai góc thì lúc nào cũng có. Người gieo hạt thông minh cứ tiếp tục công việc của mình.

3. Trước tiên chúng ta phải mang những hạt giống tốt nhất ra để gieo trồng, có như vậy
chúng ta mới mong gặt hái. Sự trả công đi sau công việc. Sự cố gắng đều được đền đáp. Ta
thường thấy có người tìm cách đảo ngược quy luật tự nhiên này.

4. Chúng ta cần kiên nhẫn. Sự trưởng thành cần thời gian. Hai ngày sau khi gieo hạt chúng ta
chưa thể gặt hái. Một mình lao động chưa đủ. Chỉ có kết hợp với lòng kiên nhẫn mới đưa lại
kết quả.

5. Chúng ta gặt hái những gì chúng ta đã gieo trồng. Hạt giống xấu tốt đều theo ta đi suốt
cuộc đời. Chúng ta chỉ cần thận trọng chọn lựa những hạt mà khi gieo chúng có thể nẩy
mầm.

SÁU RÀO CẢN CỦA SỰ THÀNH CÔNG

Tại sao có ít người thành đạt? Có phải là do vận may không khi nào đến với họ. Có sáu rào
cản có thể bóp chết mọi thành công ngay khi còn trong trứng nước. Đấy cũng là nguyên nhân
tạo sao không bao giờ có thể tạo dựng cho mọi người có điều kiện sống như nhau. Ở đây liên
quan đến những quá trình xảy ra trong từng con người. Những quá trình mà khách quan hầu
như không thể tác động tới.

1. Sự kiêu ngạo
Bạn có từng quen biết những người ở đâu cũng thích giáo huấn mà ít thích học hỏi? Gớt đã
từng nhận xét: "Hầu hết mọi người đều muốn thể hiện mình, ít người muốn rèn luyện mình".
Muốn trưởng thành hãy làm học trò.

2. Sự ngu dốt

Không hiểu từ đâu mà nhiều người không bao giờ sẵn sàng tự giác, khách quan để thể
nghiệm một cái gì đó mới mẻ.

3. Sự ba hoa
Chúng ta thường quá tự trọng và đề cao phẩm giá của mình. Công sức bị tiêu phí để làm
"đẹp mã", thay vì tập trung cho công việc. Ngoài ra một sự ba hoa thái quá không bao giờ là
dấu hiệu của sự thông minh có sức thuyết phục.

4. Sự sợ hãi
Sợ hãi thường sinh ra do ta hình dung ra những điều xấu có thể xảy ra. Thế rồi chúng ta bị
cuốn hút vào chính những điều mà ta không muốn xảy ra. Hình ảnh này cứ ám ảnh ta đến
mức ta nghĩ rằng nó rất dễ trở thành hiện thực.

5. Thiếu tự tin
Ta tin rằng mình chưa đủ mạnh. Thiếu tự tin luôn xuất hiện khi chúng ta so sánh mình với
những người khác, mà nhẽ ra hãy tự nhìn nhận sức mạnh của mình. Chúng ta phải biết tạo
dựng lòng tự tin một cách hệ thống, ví dụ bằng cách ghi chép lại tất cả những thành công của
mình.

6. Lầm lỡ
Nhiều người đã không sống chính cuộc sống mà mình mong ước, vì họ bị những người ích
kỷ xô đẩy, kích động bằng những lời xúi bẩy khéo léo. Khi chúng ta khẳng định được một
"điều thiện" phải làm trong cuộc sống chúng ta, là lúc chúng ta xua đuổi đi những ý nghĩ tội
lỗi.

Tất cả những trở ngại trên được bàn tới trong cuốn sách này. Nhưng chỉ có lao động nghiêm
túc thì chưa phải đảm bảo cho mọi thành công.

BỐN KHẢ NĂNG TRONG LAO ĐỘNG

Ở mỗi công việc chúng ta có thể phân biệt giữa việc "đúng" và việc "sai". Việc "đúng" đối với
bạn là một công việc có ý nghĩa khi nó đáp ứng được 3 điều kiện sau:

- Thứ nhất nó làm cho bạn yêu thích.

- Thứ hai phù hợp với năng lực và tài năng của bạn

- Thứ ba với công việc đó bạn có thể đóng góp cho xã hội và kiếm đủ tiền.

Tuỳ theo công việc đúng hoặc sai mà chúng ta có thể thực hiện nó với một quan điểm đúng
và sai. Trong đó sáu rào cản đã nói ở trên đóng một vai trò rất lớn. Mời bạn hãy suy nghĩ
xem, cách mô tả nào trong 4 trường hợp sau đây là hình ảnh của bạn hiện tại:

- Ta đang làm sai công việc với quan điểm sai.


Kết quả của một chiến lược như vậy là một thảm hoạ. Cuộc đời sẽ vô nghĩa và buồn tẻ.

- Ta đang làm sai công việc nhưng có quan điểm đúng.


Trong trường hợp này thực ra chúng ta có thể đạt được ít nhiều mục tiêu. Nhưng chúng ta sẽ
lãng phí rất nhiều thời gian và công sức, vì chúng ta phải chịu đựng nhiều đòn tập hậu.

- Ta đang làm đúng công việc nhưng với quan điểm sai.
Như vậy chúng ta sẽ đạt đựơc một vài thành công nhỏ nhưng mục tiêu cuối cùng sẽ khiếm
khuyết.

- Ta đang làm đúng công việc lại có quan điểm đúng.


Chỉ trong trường hợp này chúng ta sẽ rất nhanh chóng đạt được kết quả ta mong muốn.

Cách mô tả này thật là đơn giản nhưng cũng rất chuẩn xác. Bạn có thể mau lẹ tự mình giám
định bạn đã làm đúng việc chưa? Nghĩa là: bạn có đang làm việc trong một lĩnh vực mà bạn
đam mê và phù hợp với tài năng của bạn. Và bạn đang làm việc với quan điểm đúng chưa?
Nếu bạn không làm đúng việc nhưng có quan điểm đúng thì bạn suy nghĩ thế nào, cái gì bạn
có thể thay đổi. Giả thuyết rằng bạn không để cho sáu rào cản (kiêu ngạo - ngu dốt - ba hoa -
sợ hãi - tự ti - lầm lỗi) ngăn trở.

Nhiều người thường than vãn, oán trách. Họ nói tới sự không công bằng, trong khi họ làm sai
công việc lại có quan điểm sai trái.

Như vậy họ muốn gặt hái cái mà họ không hề gieo trồng. Họ coi thường quy luật tự nhiên.
Người thành đạt không lãng phí thời gian, vì họ biết đón thời cơ. Họ cũng không lãng phí
công sức vì họ biết tìm cách thay đổi công việc, những công việc mà họ không phát huy
được. Họ không mất công đi tìm lời bào chữa. Họ biết rằng hoàn cảnh của họ sẽ tự động biến
đổi theo hướng tích cực, nếu họ hết mình vì một công việc tốt đẹp.

Richard Bach từng nói: "Khi chúng ta bắt đầu cuộc đời, mỗi người chúng ta nhận được một
phiến cẩm thạch cùng những dụng cụ cần thiết để gia công phiến đã này. Chúng ta có thể
mang nó đi suốt cuộc đời mà không hề đẽo gọt, chúng ta cũng có thể biến nó thành sỏi đá
hoặc có thể mang lại cho nó một hình hài rực rỡ". Trở nên hạnh phúc và thành đạt là quyền
sống của chúng ta. Nhưng chúng ta không được phép để cho sáu kẻ thù của thành công
ngăn bước chúng ta.

Những ham muốn cá nhân không thể làm lu mờ ý nghĩa, làm mai một khả năng và chi phối
công việc chúng ta. Trên tất cả là sự thành nhân bằng những thành quả của chúng ta. Không
có gì có thể chiếm lĩnh được vị trí của sự lao động gian khổ hướng tới mục tiêu của chúng ta.
Người thành đạt ý thức được rằng: Tài năng của họ vun đắp cho họ một vị trí xứng đáng trên
hành tinh này.

Thực hành:

Vì tôi muốn trở thành một nhân cách lớn hơn, tôi muốn trưởng thành, bằng cách hạ quyết tâm
thực hiện các bước dưới đây:

1. Tôi xem công việc cùng công ty của mình như là phương tiện chở tôi đến một nhân vật
thành đạt và những hoàn cảnh khá hơn. Vì vậy tôi làm việc nỗ lực và phấn chấn. Tôi sẽ làm
tất cả để có tên tuổi bằng thành quả của mình.

2. Tôi không muốn lặp lại khuyết điểm của tôi và muốn rút ra bài học từ những khuyết điểm
ấy. Vì vậy tôi sẽ mở "sổ tay kiến thức". Tôi ghi chép lại tất cả những gì tôi có thể học tập từ
những khuyết điểm của bản thân và của những người khác.

3. Tôi đọc những sách vở giúp tôi trưởng thành trong nhân cách. Tôi thay thời gian xem
truyền hình thành thời gian đọc sách và đọc ít nhất một giờ cho một cuốn.

4. Tôi biết trên đường tôi đi sẽ trải qua những lúc thất vọng. Trong tình huống như vậy tôi cần
một sự khích lệ. Sự khích lệ xuất hiện từ một nhãn quan trong sáng và lòng tự trọng. Sự
khích lệ này không có người nào khác có thể mang lại cho tôi. Tôi trả lời câu hỏi sau bằng bút
mực: "Ai là người có lợi, khi tôi đã đạt được mục tiêu hấp dẫn".

5.Nhất định hôm nay tôi phải viết vào "sổ tay thành công" năm việc mà tôi đã thành công tốt
đẹp.
Nguồn - Bí quyết để thành đạt
Bí quyết 4

HÃY TẬP TRUNG VÀO NHỮNG HOẠT ĐỘNG


SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ LÃI
Một học sinh trò chuyện cùng thầy giáo mình về công việc và hiệu quả công việc. Đặc biệt
cậu quan tâm tới một câu hỏi: Cái gì là tiêu chí quyết định cho mức thu nhập? Người thầy chỉ
vào một cái cây và hỏi học trò: "Đấy là cái gì?".

"Một cây sậy" học trò đáp. Thầy giáo hỏi tiếp: "Nó có quả không?". Người học trò ngạc nhiên
trước câu hỏi của ông: "Không, mặc dù bây giờ là mùa hè, nó vẫn không có quả". Người giáo
viên thì thong thả nói rằng: "Vậy thì nó là một thứ cây vô dụng, nó không có quyền tồn tại
trong vườn chúng ta. Hãy nhổ nó đi!"

****** ****

Cái gì xác định thu nhập của chúng ta? Nhiều người lầm tưởng ai là người cuối cùng trả
lương cho chúng ta. Đó là người tiêu dùng hoặc nói khác đi: Thị trường. Chúng ta được thanh
toán những giá trị mà chúng mang lại cho thị trường.

Nhưng lúc nào cũng có những người quả quyết rằng: đồng lương không xứng đáng với năng
lực của mình. Và họ luôn tìm cách chứng minh điều đó. Thực tế trả lời: thị trường luôn thanh
toán đúng cho những giá trị bạn có. Và bạn có giá trị như thế nào, hoàn toàn do bạn xác định
lấy.

THÀNH QUẢ PHÁT SINH TỪ NHỮNG HOẠT ĐỘNG


SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ.

Nếu chúng ta bàn tới giá trị kinh tế, tức là nói tới những kết quả của bất kỳ loại hình hoạt
động nào. Cuối cùng chỉ có những thành quả là được thanh toán chứ không phải là những ý
tưởng tốt, những thể nghiệm hay. Cả những lời cáo lỗi và sự bào chữa đều không được
chiếu cố. Nhà doanh nghiệp lớn Clement Stone từng nói: “Thói quen nghề nghiệp của tôi là
luôn đánh giá con người qua những thành quả của anh ta đạt được. Thành quả diễn đạt một
thứ ngôn ngữ trong sáng hơn là những mỹ từ”.

Bạn muốn kiếm được nhiều tiền ư? Thế thì bạn phải nâng cao giá trị của bạn trên thị trường,
bằng cách bạn phải gặt hái được nhiều thành quả. Con đường tối ưu đi tới mục tiêu là tập
trung mọi tiềm lực vào những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Pareto đã phát
hịên ra rằng chúng ts đã bỏ phí hay chí ít cũng chưa sử dụng tối ưu 80% số thời gian chúng
ta đầu tư vào công việc. Cái gì là cái màu nhiệm của 20% còn lại trong công việc của bạn.
Nhiều thương gia phải ngả mũ chào thua các chú hề, vì họ không biết cách kết thúc vấn đề
cho đúng lúc. Nhiều nhân viên phải cần mẫn làm việc hàng giờ với đống sổ sách. Nhiều “sếp”
khi làm việc với các cộng sự luôn “cò kè bớt một thêm hai” về các khoản chi phí cho hoạt
động nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm.

Người thành đạt biết khai thác phần lớn 80% thời gian cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Như vậy họ có thể nâng cao đáng kể sức sản xuất của mình.

Trong mỗi công việc có một vài công đoạn quyết định, một vài hoạt động then chốt quy định
mức lợi nhuận mà ta phải tập trung vào đấy.

Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không phải là những điều gì quá khó
khăn. Chắc chắn các bạn có nhận xét: người thành đạt không làm tốt các công việc cực khó,
mà là cực tốt những công việc giản đơn. Vấn đề là ở chỗ: họ biết làm việc.

Bạn hãy luôn tự đặt cho mình câu hỏi: liệu ta có thể làm được cái gì để cản trở nhiều người
đầu tư nhiều hơn 80% thời gian còn lại của họ vào những hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả: nỗi lo sợ thất bại. Mỗi một thất bại thường có 2 nguyên nhân. Một là chúng ta có thể
phạm sai lầm và gánh chịu trách nhiệm. Hai là mục tiêu không khả thi và chẳng ai chịu trách
nhiệm. Chúng ta hãy tìm hiểu cả hai nguyên nhân. Cả hai đã làm nhiều người nản lòng.
Thường là vì cuối cùng họ vẫn nhận lấy thất bại.

THẤT BẠI TỒN TẠI NHƯ THỂ LÀ MÙA ĐÔNG

Chúng ta hãy bắt đầu với sự thất bại, trong đấy chúng ta không phải gánh chịu trách nhiệm.
Ở đây thất bại được coi như là một bộ phận cấu thành cuộc sống.

Câu chuyện dưới đây sẽ giải thích vì sao những thất bại như vậy không thể làm chúng ta nản
lòng. Những người tí hon sống lâu dưới lòng đất vì ở đấy thật ấm áp, dễ chịu. Nhưng trong
bọn họ vẫn có tin đồn đại rằng ở trên mặt đất thế giới thật tươi đẹp, nhưng cũng rât nguy
hiểm. Họ muốn tìm hiểu thế giới mặt đất và cử một sứ giả lên trên đó.

Khi vị sứ giả tới nơi và thò cái đầu bé xíu lên, cậu lẩy bẩy, kinh hoàng. Đấy là một sáng mùa
đông và một cơn bão tuyết đã quất mạnh tuyết vào mặt chú. Cậu đã không hình dung ra mặt
đất lại như vậy. Cậu vội vàng lại chui xuống lòng đất và tường thuật lại cho bàn dân thiên hạ
về cái thế giới chết người ở trên đó. Nhưng lời đồn đại về thế giới mặt đất tươi đẹp cứ lan
truyền, những người tí hon quyết định một lần nữa lại cử một sứ giả lên trên đó, đấy là vào
tháng bảy. Một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn đã đón tiếp sứ giả. Nắng rực rỡ, chan hoà,
ấm áp, chim hót líu lo và bướm tung tăng. Cậu bé hít thở hương thơm cỏ cây và để những tia
nắng chiếu lên chiếc bụng bé xíu của cậu.

Khi quay về tới nơi, cậu bé tí hon kể lại mọi điều, dào dạt, say sưa. Những người tí hon
chẳng biết thực hư như thế nào nữa. Ở trên ấy chỉ có băng và tuyết giá lạnh hay là nắng
vàng rực rỡ và hoa thơm cỏ lạ? Vào một ngày mùa thu, và sáu tháng sau vào một ngày mùa
xuân họ lại cử sứ giả đi lên. Rồi lại nghe những tường thuật trái ngược nhau. Thấy không có
gì đảm bảo, những người tí hon bèn quyết định không dám mạo hiểm và đành trở lại trong
lòng đất.

Câu chuyện của người tí hon tượng trưng cho bốn mùa trong năm. Nó tồn tại cùng mọi hoạt
động. Có những ngày hè mọi việc đều tốt đẹp, nhưng cũng có những ngày đông giá rét, vạn
vật đều như ngừng lại. Và có những thời kỳ mặc dù bạn làm nhiều nhưng thu hoạch lại ít ỏi.
Một số người khờ dại tìm kiếm những hoạt động có mùa hè vĩnh hằng. Nhưng như trong
thiên nhiên đông qua, hè đến thì thời vụ làm ăn cũng có lúc thuận lợi, lúc gặp khó khăn. Điều
đó đúng khắp mọi nơi và mọi công việc.

Bạn đừng tin rằng có một ngoại lệ nào đó của quy luật tự nhiên này. Người thành đạt thừa
nhận đông hè thay đổi lẫn nhau. Vì vậy họ tìm cách đối phó với những thời điểm khó khăn.
Họ không để mùa đông làm nản lòng. Vâng, họ biết rằng: không có mùa đông nào kéo dài vô
tận. Họ không xem mùa đông như là một thất bại của bản thân, mà họ công nhận mùa đông
chỉ là một bộ phận cấu thành bốn mùa.

SINALOA MANG LAI SỰ AN TOÀN

Đối với thắng lợi điều quan trọng là phải hiểu sinaloa. Đây là từ viết tắt của câu: “Safety in
numbers and law of avarage”. Câu ấy có nghĩa là “Sự an toàn nằm trong những con số và
quy luật bình quân”. Nếu bạn cầm lấy con xúc xắc và đổ thử một lần, lúc ấy rõ ràng là sự may
mắn: con số nào sẽ hiện ra. Ngay cả lúc bạn đổ 10 lần, vẫn còn là vấn đề may mắn: con số
nào sẽ hiện ra. Ngược lại, nếu bạn đổ 150 lần, thì quy luật bình đã có tác động điều chỉnh.
Bạn càng đổ nhiều lần thì xác suất càng cao: hầu như số lần xuất hiện của tất cả các số bằng
nhau.

Vì thành công trong công việc của bạn không thể hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn hay rủi
ro, nên chỉ có một “người bảo lãnh”: bất cứ lúc nào nếu bạn tiến hành một hoạt động với
nhiều lần, trên cơ sở số nhiều luật bình quân sẽ điều chỉnh. Và như vậy hoạt động của bạn có
khả năng tính toán được. Bao giờ cũng vậy, những gì trong công việc của bạn là những hoạt
động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận: bạn phải thực hiện nó thường xuyên liên tục. Có như
vậy bạn mới đảm bảo giành được thắng lợi. Tất cả mọi việc khác mang tính chụp giựt đều là
trò đỏ đen, tài tử.

CHÚNG TA LUÔN MẮC KHUYẾT ĐIỂM

Một nguyên nhân khác làm cho nhiều người rụt rè, không dám tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh là nỗi lo sợ trước những sai lầm. Vì vậy, thật là quan trọng khi nhìn nhận sai
lầm, khuyết điểm dưới góc độ: “Thất bại là mẹ thành công”. Khuyết điểm không là cái gì phải
đau khổ, chừng nào nó liên quan đến khuyết điểm phạm lần đầu. Từ những khuyết điểm lần
đầu ta cần rút ra bài học và cố gắng không vấp trở lại. Câu “Chỉ có người không làm gì cả
mới không mắc khuyết điểm” chỉ đúng trong trường hợp khuyết điểm “mới”. Khuyết điểm chỉ
phát sinh khi người ta hành động. Vì vậy, khuyết điểm là dấu hiệu chỉ người chăm chỉ. Nếu
nhìn nhận như vậy thì khuyết điểm là những điều tốt, không gì phải sợ hãi.

Watson Senior, người sáng lập IBM một lần được hỏi “Một người phải làm gì để tiến thân
trong tập đoàn của ông?”. Watson trả lời: “Anh ta phải tăng gấp đôi số khuyết điểm của mình”.
Watson biết rằng chỉ có người vứt bỏ sự sợ hãi trước khuyết điểm và thói lẩn tránh trách
nhiệm mới tiến hành được nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Khuyết điểm chỉ xuất hiện đặc biệt những nơi mà ai đó đạt được những thành tích cao.
Không có ai giành được những thành quả lớn lao mà lại sợ khuyết điểm hoặc những lời đàm
tiếu. Thắng lợi mang lại sự tôn vinh và tiền bạc còn khuyết điểm thì không. Nó mang lại trước
hết là “không có thù lao”. Nhưng nó lại quan trọng cho sự phát triển của chúng ta, vì nó mang
lại kinh nghiệm. Kinh nghiệm dẫn dắt chúng ta đến những quyết định sáng suốt hơn, những
quyết định tác động tới những thành quả mới. Vì vậy, khuyết điểm đối với sự phát triển của
chúng ta chí ít nó cũng quan trọng như thành công. Người không còn mắc khuyết điểm là
người đánh mất cơ hội cho học tập và trưởng thành.

Thực hành:

Hôm nay tôi sẽ nâng cao tỷ lệ phần trăm của những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, bằng cách quyết tâm thực hiện các bước dưới đây.

1.Tôi suy nghĩ về việc sử dụng thời gian ngày hôm qua như thế nào. Tôi ý thức được rằng sẽ
không có gì thay đổi nhiều nếu tôi không có kế hoạch nhằm vào những hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Tôi tự hỏi: Mình có thể làm được điều gì cụ thể hôm nay để tăng
cường các lĩnh vực có tính quyết định tới thu nhập của tôi?

2.Tôi phải tìm ra bao nhiêu hoạt động sản xuất kinh doanh mũi nhọn trong doanh nghiệp của
mình mà mình phải tiến hành trong phạm vi một tuần hoặc một tháng. Chừng nào nắm được
số lượng các hoạt động, tôi sẽ quyết định làm việc ba tháng với SINALOA.

3.Nếu tôi đang sống giữa mùa hè, tôi phải biết rằng một mùa đông sẽ đến. Tôi biết rằng lúc
này là lúc vào vụ gặt hái. Vì vậy tôi phải cố gắng gấp đôi. Tôi quyết không để cho một mùa
đông nào cản trở tôi đến mục tiêu của mình.

4.Để có thể vượt qua một mùa đông tôi phải chuẩn bị tốt cho mình. Tôi quyết định mỗi ngày
đọc một chương của cuốn sách này. Ngoài ra tôi cũng quyết định tham dự các cuộc hội thảo
để trưởng thành có nhân cách.

Nguồn - Bí quyết để thành đạt


20 LÝ DO Để KINH DOANH TRÊN MạNG

Trong thời đại hiện nay, các thông tin đòi hỏi phải nhanh chóng hơn và mang tính đa
chiều hơn. Internet sẽ giúp bạn làm được điều đó thông qua những trang thông tin được
duy trì liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.

1. Thiết lập sự hiện diện

Có xấp xỉ 300 triệu người trên thế giới đã truy cập vào mạng Internet và số lượng này
không ngừng được tăng lên hàng ngày. Việc tiếp cận được dù chỉ 1% nhóm khách hàng
này cũng là 1 thành công của doanh nghiệp. Đó là một phần không nhỏ của cộng đồng xã
hội, hãy cho họ biết rằng bạn quan tâm tới việc phục vụ cả cộng đồng này, bạn cần phải
có mặt trên mạng Internet. Bạn nên biết rằng, đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đang làm
như vậy.

2. Tận dụng hoàn toàn các cơ hội tiếp xúc

Nhiều khi công việc kinh doanh được hiểu một cách đơn giản là giao tiếp với khách
hàng. Mọi doanh nhân khôn ngoan đều hiểu rằng: "Bí quyết thành công không nằm ở chỗ
những gì bạn biết mà chính là ở chỗ bạn biết tới những khách hàng nào". Các doanh nhân
đều muốn tận dụng các cuộc gặp gỡ thông thường thành công việc kinh doanh có lợi và
việc trao danh thiếp là một việc được coi trọng trong quá trình này. Nhưng điều gì sẽ xảy
ra khi doanh nghiệp cần phải gặp gỡ hàng ngàn, thậm chí hàng triệu đối tác làm ăn, liệu
các doanh nghiệp có thể tiếp xúc cùng một lúc với tất cả các khách hàng. Điều này có thể
được giải quyết hết sức đơn giản, tại mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm thông qua các trang
Web trên mạng Internet.

3. Tạo ra nguồn thông tin sẵn có cho đối tác

Khi bạn muốn tạo các trang thông tin, quảng cáo, có thể bạn sẽ đăng chúng trên mục
quảng cáo, trang vàng, nhưng thời gian sẽ làm cho bạn phải tính lại. Vì, làm thế nào để
khách hàng quan tâm có thể liên hệ được ngay với bạn? Phương thức thanh toán trong
mỗi dịch vụ sẽ như thế nào? Quảng cáo trang vàng sẽ khó khăn trong việc này vì đây vẫn
chỉ là một loại phương tiện truyền thông có khoảng cách. Trong thời đại hiện nay, các
thông tin đòi hỏi phải nhanh chóng hơn và mang tính đa chiều hơn. Internet sẽ giúp bạn
làm được điều đó thông qua những trang thông tin được duy trì liên tục 24/24 giờ trong
ngày và 07 ngày trong tuần. Khách hàng có thể xem thông tin về doanh nghiệp của bạn
bất kỳ lúc nào họ muốn, thậm chí ngay cả khi bạn đang ngủ.

4. Phục vụ khách hàng hiệu quả

Công nghệ Internet sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhiều cách hơn để phục vụ
khách hàng. Liệu bạn có đủ đội ngũ nhân viên trực điện thoại để tiếp nhận các yêu cầu
của khách hàng về cung cấp thông tin dịch vụ mà họ cần? Liệu khách hàng có thể tự động
tra cứu vào cơ sở dữ liệu, tìm kiếm các thông tin về dịch vụ bạn đang tiến hành mà họ
muốn không? Tất cả điều này khách hàng có thể là được 1 cách đơn giản và nhanh chóng
thông qua chính Website của doanh nghiệp bạn.

5. Thu hút sự quan tâm của dân chúng

Bạn khó mà thuyết phục được các tạp chí đăng bài về việc bạn khai trương một cửa hàng
mới nhưng bạn lại có thể thuyết phục được họ đăng bài nêu tên Website của bạn vì trang
Web đó mới và có nhiều điều thú vị. Với các thông tin như vậy, bất kỳ người sử dụng
Internet nào cũng có thể truy cập vào Website để tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và có
thể trở thành khách hàng tiềm năng.

6. Công bố thông tin vào bất kỳ thời gian nào

Nếu bạn cần phải công bố các tài liệu trước lúc nửa đêm thì sẽ như thế nào? Giả sử đó là
tin khẩn cấp, công bố các giải thưởng của chương trình khuyến mại,... Nếu bạn gửi các
tin này tới các tòa soạn báo thì bạn sẽ gặp phải trở ngại về thời gian: Thông tin của bạn
chỉ được phát hành cùng với giờ phát hành của báo và không thể thay đổi sau khi báo đã
được phát hành. Với Internet, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tin tức mới cho Website của
doanh nghiệp trong vòng vài giây đồng hồ, những thông tin mới nhất sẽ được cập nhật và
sẽ được chuyển tới những người mong đợi mà không phải qua bất kỳ người đưa tin nào.

7. Để bán hàng hóa

Internet đem lại cho doanh nghiệp của bạn một cơ hội lớn để bạn có thể bán hàng hóa. Sự
phát triển của Internet trên toàn thế giới kéo theo sự ra đời và mở rộng của một thị trường
khách hàng mới đầy tiềm năng - cộng đồng người sử dụng Internet. Liệu bạn có nên chần
chừ khi mà các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh của bạn đang dần từng bước thâm
nhập và chiếm lĩnh thị phần trên Internet?

8. Giới thiệu sản phẩm sinh động

Nếu sản phẩm của bạn là những chiếc máy thì khách hàng sẽ thực sự bị thuyết phục khi
nhìn thấy nó hoạt động ra sao. Internet mở ra cho bạn nhiều cách thức để giới thiệu sản
phẩm thật sinh động tới khách hàng thông qua Website bằng hình ảnh, âm thanh, các
đoạn phim ngắn, điều này sẽ khiến các khách hàng tiềm năng sẽ đến với bạn nhiều hơn,
không một quyển sách giới thiệu nào có thể làm được như vậy.

9. Vươn tới một thị trường dân chúng có thu nhập cao

Số lượng người tham gia vào mạng Internet có thể tạo ra một thị trường sẵn có đông đảo
nhất. Những người sử dụng Internet thường là những người có trình độ học vấn, có hiểu
biết và địa vị ổn định, thu nhập cao trong xã hội. Chính vì vậy, tiếp cận được và chiếm
lĩnh thị trường khách hàng này là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng
mong muốn đạt được.

10. Trả lời các câu hỏi thường gặp


Bất kỳ người trực điện thoại nào trong công ty bạn cũng đều nói rằng họ dùng phần lớn
thời gian của mình để trả lời các câu hỏi gần như giống nhau. Đó là những câu hỏi mà các
khách hàng muốn hỏi trước khi họ giao dịch với bạn. Đưa những câu hỏi này lên Website
sẽ giúp bạn loại bỏ được những rào chắn đối với công việc kinh doanh và giải phóng bớt
thời gian cho nhân viên trực điện thoại.

11. Giải quyết thông tin nội bộ

Các nhân viên bán hàng lưu động có thể cần những thông tin cập nhật từng phút để giúp
họ bán hàng cũng như giúp cho việc kinh doanh luôn ăn ý. Nếu bạn biết thông tin gì cần
thiết, bạn có thể đưa chúng lên 1 Website riêng. Với một cuộc truy cập Internet thông qua
điện thoại nội hạt, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp bạn ở bất kỳ nơi đâu trên thế
giới sẽ nhận được những thông tin đầy đủ nhất mà không phải trả cước phí đường dài và
những nhân viên ở văn phòng không bận rộn thêm.

12. Mở rộng ra thị trường quốc tế

Với việc kinh doanh thông thường bạn không thể gửi thư, điện thoại hay phổ biến các
quy định tới tất cả mọi khách hàng tiềm năng trên thị trường thế giới, nhưng với Website
bạn có thể hội thoại trực tiếp với khách hàng quốc tế như là với một khách hàng trong nội
hạt. Khi doanh nghiệp của bạn có các văn phòng đại diện ở nước ngoài, họ sẽ truy cập
vào nguồn thông tin của văn phòng trong nước với chi phí phải trả vhỉ bằng một cuộc
điện thoại gọi nội hạt.

13. Hình thành dịch vụ 24 giờ

Chúng ta không phải lúc nào cũng có những công việc cùng chung một lịch trình. Công
việc kinh doanh là khắp mọi lúc, mọi nơi chứ không phải chỉ là thời gian ở công sở. Khi
công việc kinh doanh giữa Châu Âu và Châu Á đang thực hiện thì sự khác biệt về thời
gian sẽ là điều cản trở lớn. Các Website sẽ phục vụ khách hàng và các đối tác của bạn
24/24 giờ trong ngày, 07/07 ngày trong tuần. Thông tin có thể được khách hàng lựa chọn
theo nhu cầu và các thông tin mà họ coi là quan trọng, chính điều này sẽ đưa bạn dẫn đầu
trong cuộc cạnh tranh ngay cả khi bạn ở ngoài văn phòng làm việc.

14. Thay đổi thông tin hiện thời 1 cách nhanh chóng

Có những thông tin bị thay đổi trước khi nó được in ra. Và bạn sẽ có một đống giấy tờ có
cũng như không có giá trị lẫn lộn nhau. Các ấn phẩm điện tử có thể thay đổi theo nhu cầu
của bạn mà không cần đến giấy tờ, bút mực hay hóa đơn. Bạn còn có thể gắn Website của
doanh nghiệp với 1 cơ sở dữ liệu mà bạn có thể thay đổi bao nhiêu lần trong 1 ngày cũng
được tùy theo yêu cầu. Chẳng có giấy tờ nào có thể giúp bạn thực hiện được sự năng
động đó.

15. Cho phép bạn tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng
Với Website bạn có thể yêu cầu thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay lập tức khi
họ đang ghé thăm Website của doanh nghiệp bạn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất
nhiều thời gian và tiền bạc để hoạch định các chiến lược quảng cáo và kinh doanh trên cơ
sở những thông tin nắm bắt được từ phía khách hàng mà không phải mất thêm khoản chi
nào nữa. Câu trả lời của khách hàng được đưa lên Website ngay khi khách hàng tìm hiểu
sản phẩm và được chuyển lập tức tới địa chỉ e-mail của bạn.

16. Thử nghiệm dịch vụ và sản phẩm mới trên thị trường

Khi đưa ra một sản phẩm mới trên thị trường, điều mà tất cả các doanh nghiệp phải làm
là quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đó. Với các phương pháp quảng cáo truyền thống,
đây sẽ là một công đoạn rất tốn kém và đòi hỏi kinh phí lớn. Nhưng nếu bạn giới thiệu,
quảng cáo sản phẩm mới trên Website của doanh nghiệp bạn, bạn sẽ biết rằng có thể chờ
đợi gì từ những khách hàng truy cập vào Website, họ chính là thị trường ít tốn kém nhất
mà bạn vươn tới. Họ còn có thể cho bạn biết họ nghĩ gì về sản phẩm của bạn 1 cách
nhanh nhất, dễ dàng nhất với một chi phí ít hơn bất kỳ thị trường nào mà bạn vươn tới.

17. Phương tiện truyền thông linh hoạt

Ngày nay, Internet được đánh giá là hệ thống truyền dẫn chuyên nghiệp nhất bởi vì sản
phẩm chính của nó là các thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ
tiền. Tất cả các ấn phẩm được truyền trên Internet đang ngày càng trở nên phổ biến bởi vì
các công việc đều được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số từ rất nhiều nguồn thông
tin cung cấp. Tất cả những công việc này thực hiện một cách dễ dàng thông qua các trang
Web trên chính Website của doanh nghiệp bạn.

18. Tiếp cận một thị trường của giới trẻ và mang tính giáo dục

Ở hầu hết các trường đại học đều đã cho sinh viên tiếp cận vào Internet, giới học sinh phổ
thông sẽ từng bước làm quen và sử dụng dịch vụ Internet trong nhiều năm tới. Nhu cầu
về sách vở, trang phục thể thao, các khóa học, thời trang trẻ và rất nhiều thứ khác sẽ trở
thành nhu cầu đa dạng của thị trường trên Internet. Thậm chí ngay cả khi áp dụng dịch vụ
thương mại điện tử trên mạng và tuổi thọ trung bình có phần tăng lên thì sự tăng trưởng
của khu vực thị trường tuổi dưới 25 vẫn tiếp tục.

19. Tiếp cận một thị trường có tính chuyên nghiệp

Mạng Internet không đơn thuần chỉ là những máy tính mà nó còn là nơi mọi người có thể
mua bán, trao đổi bất kỳ thứ gì từ chiếc bàn chải đánh răng, các tác phẩm nghệ thuật cho
đến các bài học tiếng Anh,... Với 70 triệu người sử dụng thường xuyên và số lượng người
sử dụng tăng lên hàng ngày, thông tin kinh doanh của bạn có thể được giới thiệu cho một
số lượng người rất lớn.

20. Phục vụ tại thị trường địa phương


Chúng ta đã nói về sức mạnh của việc phục vụ nhu cầu trên thị trường quốc tế thông qua
Internet, nhưng còn khu vực thị trường ở ngay địa phương của bạn thì sao? Câu trả lời là:
chính khách hàng trong địa phương bạn thông qua các hoạt động marketing, họ sẽ biết tới
Website, truy cập thông tin trên Internet và mang lại lợi nhuận cho công ty bạn. Cho nên
dù công ty được đặt ở đâu thì thông qua mạng Internet, những khách hàng tiềm năng vẫn
biết đến bạn và bạn cũng sẽ sẵn sàng phục vụ họ

Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều khác biệt giữa những người thành công và kẻ thất bại trên
thương trường là gì chưa? Nếu bạn đã từng, thì bạn có hài lòng với những gì mình đã
phát hiện ra không?

Còn nếu bạn chưa từng, bạn có muốn biết điều bí mật đó không? Hãy nghiên cứu 10 phẩm chất
được chọn lọc dưới đây mà những nhà lãnh đạo tài ba thời đại mới cần phải có!

Có đúng là phải có tài năng bẩm sinh mới làm được lãnh đạo? Tất nhiên là KHÔNG! Họ cũng
được đào tạo mà nên đó thôi. Hãy nghiên cứu 10 phẩm chất được chọn lọc dưới đây mà những
nhà lãnh đạo tài ba thời đại mới cần phải có. Chỉ cần ngay lúc này bạn sẵn sàng đầu tư thời gian
để đọc, thì bạn đã chứng tỏ mình có một phẩm chất quan trọng để trở thành một nhà kinh doanh
tài năng rồi đấy, đó là không bỏ qua bất cứ một cơ hội học hỏi nào để đạt được mục đích của
bản thân!

1. Khát vọng và động lực

Hai yếu tố này giúp bạn có được sức mạnh cần thiêt để vượt qua những trở ngại và thử thách để
làm được những việc dường như không thể. Chính lòng quyết tâm không lay chuyển nổi của bạn
sẽ dẫn bạn qua những thời khắc đen tối nhất, khi bạn tưởng chừng như không còn hi vọng. Niềm
khát khao đạt được mục đich sẽ giúp bạn đánh giá tình hình một cách khách quan để chọn đúng
hướng đi mà vẫn duy trì được những giá trị cốt lõi và quan điểm riêng trong cuộc sống của bạn.

2. Phong cách làm việc có nguyên tắc và yêu cầu chất lượng

Khi bạn đặt yêu cầu về chất lượng lên hàng đầu trong bất cứ việc gì bạn làm, thì có nghĩa là bạn
đã tự bảo đảm sự vượt trội về chất lượng cho sản phẩm của mình. Yếu tố thứ hai này bao gồm
cả sự trung thực, ngay thẳng và quan tâm đến người khác. Song song với chất lượng là hiệu
quả, và hãy nhớ, bạn làm chủ doanh nghiệp chứ không phải việc kinh doanh đang làm chủ bạn!

3. Lòng can đảm và tư tưởng hành động

Những vụ làm ăn mang lại lợi nhuận cao nhất là những dự án có độ rủi ro cao đến mức không ai
dám liều, mà chỉ có những người có đủ can đảm, lòng tự tin và lạc quan mới đưa tay nhận lấy.
Tất nhiên, quyết định chấp nhận rủi ro phải được đưa ra sau khi nghiên cứu và phân tích chi tiết
mọi khía cạnh của tình huống. Yêu cầu cao nhất đối với người dám bước vào cuộc chơi liều lĩnh
này là lòng can đảm. Nếu thất bại không là gì đối với bạn, thì hãy tiếp tục với những thử thách
mới, bạn sẽ sớm tìm thấy kho vàng của mình đấy!
4. Lòng tự tin

Lòng tự tin, hay chính là thái độ đúng mực trong mọi mặt của đời sống kinh doanh cũng như
cuộc sống hàng ngày của bạn, là một trong những phẩm chất tiên quyết cho thành công lâu dài.
Khi bạn tin tưởng rằng mình sẽ đạt được điều mình mong muốn, thì lòng tự tin sẽ từng giờ từng
phút giúp bạn kiên trì với mục tiêu của mình.

Người thực sự tự tin và tích cực không bao giờ biết đến việc đổ lỗi cho người khác mà luôn chủ
động trong mọi việc mình làm. Họ sẽ không than phiền rằng, tôi thất bại là tại nền kinh tế, do xui
xẻo hay vì mối quan hệ gặp trục trặc; do thị trường hay là do chính nhân viên của tôi. Những
người tích cực luôn tìm ra cách để tự thay đổi chứ không chăm chăm bắt người khác thay đổi.
Mỗi tình huống hay sự việc diễn ra dù tốt hay xấu đều ẩn chứa một bài học nào đó đối với họ, từ
đó họ biết cách để tránh thất bại, đặc biệt là những vết xe đổ mà chính họ đã sa vào.

5. Người lãnh đạo tận tuỵ

Khi điều hành việc kinh doanh, người lãnh đạo luôn cần có khả năng đưa ra quyết định độc lập
theo nhãn quan kinh doanh của bản thân, không thể "đẽo cày giữa đường". Đồng thời cần biết
cách truyền cảm hứng đó cho nhân viên của mình, hướng họ đi theo con đường bạn đã chọn.
Đó hoàn toàn không phải là mệnh lệnh, mà là sự chia sẻ niềm đam mê và lòng quyết tâm.

Khi đưa ra quyết định nhanh chóng như vậy, có nghĩa người lãnh đạo đã nhìn thấy vạch đích, và
họ hiểu cảm giác là người đầu tiên chạm đích sung sướng như thế nào. Sự khác biệt giữa người
lãnh đạo bình thường và người lãnh đạo thực sự tận tuỵ nằm ở chỗ, ai sẽ là người đứng sau
nhân viên của mình, dạy họ cách vượt qua vạch đích ấy, và cùng họ tận hưởng niềm vui, niềm
tự hào của người chiến thắng như thể chính họ đã tự mình làm nên vinh quang đó vậy.

6. Sức sáng tạo

Nếu bạn muốn đạt đến thành công ở những cấp độ cao hơn và cao hơn nữa, thì khả năng suy
nghĩ độc lập là điều then chốt. Đó còn là khả năng tự thích nghi khi cần thiết, hay tính linh động
có kiểm soát. Ngay từ đầu, bạn cần phải hệ thống hoá mọi việc để có thể hoạt động một cách tự
lực, và để đảm bảo rằng bạn không thay đổi đơn thuần là để cho có chuyện. Sự thay đổi sáng
tạo và hiệu quả thể hiện rõ khi bạn thường xuyên đánh giá và cập nhật kế hoạch và mục tiêu
kinh doanh của mình để phục vụ cho giá trị cốt lõi, hay mục đích tối cao mà bạn đã đặt ra ngay từ
đầu. Điều này có nghĩa là bạn cần có một kế hoạch kinh doanh sẵn và thực hiện nghiêm túc theo
kế hoạch đó.

7. Hiểu rõ giá trị, ưu điểm, tài năng và phong cách giao thiệp của bản thân

Khi bạn hiểu bản thân mình hơn bất kỳ ai khác, thì bạn sẽ có thể kiểm soát được những tình
huống bạn có thể can dự vào. Khi bạn hiểu người khác nhiều hơn chính họ hiểu mình, thì bạn sẽ
biết cách tiếp cận họ hiệu quả nhất khi làm việc cùng họ. Đây rõ ràng là lợi thế, vì bạn đã mở
rộng hiểu biết của mình và nắm được chìa khoá mở ra thành công trong mọi cuộc giao dịch. Thế
còn khi có một ai đó hiểu bạn hơn bản thân bạn thì sao nhỉ? Hãy cẩn thận, vì lúc đó bạn sẽ triền
miên cảm thấy bối rối và lo lắng đấy!

8. Mong muốn chân thành được hiểu và giúp đỡ người khác, đặt nhu cầu của họ lên trên nhu
cầu của mình

Khi bạn có những cách đặc biệt để giúp người khác thành công, đáp lại, bạn sẽ đạt được điều
mình muốn. Vậy thì tại sao bạn không cố tìm ra cách cho người khác cái họ muốn một cách thoải
mái và dễ chịu nhất? Cái bạn sẽ đạt được là tránh được cạnh tranh. Những mối quan hệ tích cực
trong cuộc sống rất có ích cho việc kinh doanh của bạn. Ngày nay, kỹ năng chuyên môn đã
không còn có ích bằng kỹ xảo, những biện pháp mềm mỏng và khôn khéo, đặc biệt là đối với các
chủ doanh nghiệp. Lưu ý: nếu bạn đã làm được điều này trong cuộc sống hàng ngày thì chắc
chắn có thể áp dụng được ở phạm vi lớn hơn, và hiệu quả của nó sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần
nữa đấy!

9. Tiến lên và giành chiến thắng!

Hãy cố xây dựng và duy trì niềm tin đối với bất cứ điều gì có thể. Thường xuyên đánh giá lại mục
tiêu của mình, và mở rộng tầm nhìn để phát hiện ra mục tiêu cao hơn mà mình có thể đạt được .
Những người lãnh đạo thường xuyên điều chỉnh lại mục tiêu luôn có tỉ lệ thành công cao nhất.
Và cứ sau mỗi lần thành công, họ lại nâng tiêu chuẩn của mình lên cao hơn một bậc. Họ không
lạ gì và không sợ thất bại, bởi đối với những người biết học hỏi thì thất bại chẳng qua chỉ là thêm
kinh nghiệm mà thôi.

10. Chia sẻ

Những công ty có đóng góp thường xuyên cho các tổ chức từ thiện hay ủng hộ trong những dịp
đặc biệt, và nhất là đóng góp cho cộng đồng sẽ được rất nhiều người biết đến và ưa chuộng.
Đây là một chân lý đã được thực tế chứng minh qua thời gian, và đó là cách kéo khách hàng về
phía mình thay vì chạy theo khách hàng và làm cho họ phát ngấy.

14 NGUYÊN TắC KHởI NGHIệP THÀNH CÔNG

Trong quá trình khởi nghiệp, nhân tố nào là quan trọng nhất để thành công? Một triệu
phú ngành hàng không của Mỹ mới đây đã tiết lộ 14 nguyên tắc thành công của ông.

1. Làm những gì mà bạn thích nhất: Có như vậy, bạn mới có thể kiên trì công việc tới cùng.

2. Không ngừng nghĩ cách thoát ra khỏi những tư tưởng bị đóng khuôn khi phải đối mặt với
sự việc: Không làm theo những quan niệm truyền thống một cách đơn điệu, phải thử suy xét từ
những góc độ mới.
3. Là người cạnh tranh tốt nhất: một mặt học tập, một mặt hấp thu những điều đáng học hỏi từ
đối tượng.

4. Lúc nào cũng chuẩn bị tinh thần cầu tiến: Đừng nhìn vào những thất bại nhất thời, thực ra
đó chỉ là phần kết một chương của áng văn và những chương khác đang mở ra. Nên chấp nhận
sự thực sẽ có lúc gặp phải những việc không theo ý mình, bất kể đó là việc lớn hay nhỏ.

5. Tạo một khí giới: luôn cố gắng làm việc tốt hơn người khác.

6. Có đủ vốn cơ bản: khi gặp những tình huống ngoài ý muốn, bạn sẽ không phải lo sợ.

7. Quan tâm tới nhân viên của bạn: sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xuất phát
từ những biểu hiện của nhân viên. Phải để nhân viên thấy được hành động quan tâm của bạn.
Dùng tất cả sức lực để tạo một môi truờng làm việc vui vẻ. Nhân viên sẽ tự động nâng cao năng
suất.

8. Tôn trọng khách hàng của bạn: phải luôn nghĩ rằng bạn sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho họ.
Chỉ cần hơn một nữa khách hàng đã giao dịch truyền miệng nhau về công ty của bạn, là bạn đã
thành công.

9. Sớm nhìn nhận lỗi lầm của bạn nhưng không để lỗi lầm đó làm ảnh hưởng tới tiến độ công
việc. Trong quá trình hoàn thiện, thế giới hện thực luôn không như ý muốn. Thái độ đối với
những sai lầm phạm phải càng mở càng tốt.

10. Chú ý chi tiết: hãy chú ý tất cả các chi tiết nhỏ vì những chi tiết này có thể ảnh hưởng đến
quá trình chi tiêu của một số khách hàng. Hãy để họ có một kinh nghiệm chi tiêu thật khó quên.

11. Khống chế giá thành một cách tỉ mỉ: đừng bao giờ lãng phí, việc gì cũng cần tiết kiệm, hợp
lí là được. Tận lực hạ thấp chi phí vận chuyển.

12. Vận dụng khoa học kỹ thuật tiến tới tự động hóa.

13. Thu hút nhiều sự chú ý.


14. Giữ vững một giá: như vậy, khi gặp bất cứ việc gì cũng không lo lắng về giá cả

10 Bí Quyết Của Người Thành Ðạt Cao

Dưới đây là mười câu hỏi có thể giúp bạn thẩm định xem mình có hội đủ những yếu tố cần thiết
để trở nên người thành đạt cao. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy trả lời những câu hỏi này bằng cách
tự đánh giá nghiêm túc chính mình

1. Có thực sự muốn trở thành người thành đạt cao không?


Để trở thành người thành đạt cao đòi hỏi phải đầu tư cho bản thân một cách cơ bản và phải biết
giữ kỷ luật bản thân rất nghiêm túc. Người thành đạt cao thường ngày đêm trăn trở với riêng
mình.

Khi làm việc trong một môi trường náo nhiệt, họ tìm sự yên tĩnh trong tư tưởng bằng cách ngăn
chặn không cho lọt vào tâm trí tất cả những gì ở xung quanh có thể làm phân tâm.

Thứ đến, người thành đạt cao thường xuyên ở trong các hoàn cảnh mới. Đối với nhiều người,
việc dọn tới một địa phương mới, đảm nhận một công việc mới, hoặc khai phá một con đường
chưa ai vạch ra cũng đủ làm họ khiếp vía. Những người thành đạt cao sẵn sàng đón nhận các rủi
ro ấy.

Thứ ba, người thành đạt cao thường phải chịu cảnh hẩm hiu bị các đồng nghiệp gạt ra rìa. Nếu
bạn nghiên cứu tiểu sử những người thành đạt cao, những người thân cận nhất của họ cũng
thường không tài nào tin được tương lai lớn của họ.

2. Có một thôi thúc nội tâm mãnh liệt muốn vươn lên không?
Thôi thúc sáng tạo, thành công, vươn tới những kinh nghiệm mới giống như một lò xo bị nén
trong lòng người thành đạt cao.

3. Đối với bạn điều gì là quan trọng nhất?


Câu hỏi chính của người thành đạt cao không bao giờ là "Bạn đã làm gì?" mà là "Bạn đã trở
thành người như thế nào?". Thước đo chân giá trị một người là ở những gì người ấy quý trọng.

Bạn đặt bao nhiêu giá trị vào những phẩm chất như: lòng tự trọng, niềm tự hào thành đạt, nhân
sinh quan tích cực - là những nhân tố tối cần thiết để trở nên người thành đạt cao.

4. Sẵn lòng đầu tư những gì?


Thành đạt cao đòi hỏi một khối lượng năng lực, thời gian, nỗ lực và tâm nguyện lớn. Câu trả lời
là bạn phải sẵn sàng đầu tư tất cả mọi thứ cần thiết.
5. Sẵn lòng chịu đựng đến mức nào?
Các vấn đề của cuộc sống như dòng thác thế nào cũng đổ xối xả xuống cá nhân có quyết tâm
trở nên người thành đạt cao. Người quyết chí thành đạt cao phải học chịu dựng gian khổ và
chuyển những khó khăn thành cơ hội.

Phàn nàn bị đời bạc đãi, ca cẩm những chướng ngại gặp phải chỉ có hại mà thôi. Khi đường đi
trở nên khó: chỉ những kẻ yếu đuối mới kêu than; người thành đạt cao "sang số" và đi tiếp.

6. Sẵn lòng từ bỏ những gì?


Hầu hết mọi người đều mãn nguyện với việc tìm kiếm những tiện nghi hơn là chịu khó tiến xa
hơn. Một khi đã quyết chí trở nên người thành đạt cao bạn sẽ khám phá ngay rằng bạn phải
thường xuyên từ bỏ những thú vui trước mắt để vươn tới các mục tiêu dài hạn.

7. Sẵn lòng đảm nhận trách nhiệm đến mức nào?


Hàng triệu người chỉ làm một công việc khi có người khác thúc và dưới sự giám sát chặt chẽ.
Những người tự đưa vai ra gánh trách nhiệm khó tìm thấy hơn. Người thành đạt cao không phí
thì giờ cằn nhằn về công việc đòi hỏi cao, thời gian nghỉ phép ít, hay thu nhập, lương bổng thấp.

Họ chú tâm vào công việc, cải tiến cách làm, thậm chí còn để tâm nghiên cứu làm thế nào để
khởi sự doanh nghiệp và cáng đáng thêm trách nhiệm. Thành đạt cao và trách nhiệm đi liền với
nhau.

8. Sẵn lòng khởi sự từ chỗ đang đứng không?


Người phương Đông có câu ngạn ngữ "Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi". Mơ ước
thành đạt cao có thể trở nên hiện thực chỉ khi nào bạn sẵn lòng đi bước đầu tiên rồi nhắm đích
thẳng tiến. Hãy bắt đầu với những gì bạn có thể làm được rồi vươn tới những cái bây giờ bạn
chưa thể làm được.

9. Có sẵn lòng tự mình suy nghĩ cho mình không?


Điều quan trọng không kém là cần đạt tới sự quân bình giữa tư tưởng và hành động. Nếu bạn
sẵn lòng tự mình suy nghĩ, thay vì cứ đề cho một ai đó luôn luôn làm cái công việc suy nghĩ thay
cho mình, bạn có thêm một yếu tố để trở nên người thành đạt cao.

10. Bạn sẵn lòng phát triển đến cùng tiềm năng không?
Nhiều nhân vật thành đạt cao "vang bóng một thời" mà nay thất bại bởi vì họ từ khước vươn tiếp
lên đỉnh cao mới. Họ là người níu lấy thành tích đã qua.

Người leo lên đỉnh thành công rất sớm để rồi dành phần còn lại của đời mình bảo vệ những gì đã
đạt được phải kể như là kẻ thất bại.
Bạn hoàn toàn có thể nếm niềm vui sâu sắc của người thành đạt cao. Vấn đề duy nhất còn lại,
đó là: bạn có sẵn sàng chưa?

BÍ QUYếT LấY LạI Sự Tự TIN


Trước những thành công đạt được, nhiều lúc bạn nghĩ đó là sự tình cờ, không dám tự
khẳng định đó là do tài năng của bản thân. Vậy thì những gợi ý sau sẽ giúp bạn tìm thấy
sự tự tin trước thành công của bản thân:

1. Nếu có điều làm phiền lòng bạn, thay vì lẩn tránh, hãy tìm cách giải quyết. Đừng bao giờ nghĩ
bạn không làm được điều gì đó chỉ vì bạn không thể hoàn tất một cách hoàn hảo. Hãy cho phép
bản thân phạm sai lầm vì không ai là người hoàn hảo cả.

2. Hãy tìm cho mình một hình mẫu, ngay cả khi đó là hình mẫu tưởng tượng, trong đó bạn thử
đóng vai người “lãnh đạo” để nhìn ra khả năng của mình.

3. Thử tìm hiểu và đăng ký học về một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với bạn để trải qua kinh
nghiệm khi là người luôn bắt đầu mọi thứ.

4. Hãy trò chuyện với bản thân, tưởng tượng như đó là một người khác đang lắng nghe bạn và
thử cố gắng diễn tả về bản thân khác đi. Điều này sẽ giúp bạn phát huy thế mạnh sử dụng ngôn
ngữ diễn thuyết.

5. Tham gia các nhóm thuyết trình trước công chúng và học cách đối diện trước đám đông.

6. Tập trung và xem trọng công việc, nhưng đừng quá xem trọng, đề cao bản thân. Điều này sẽ
giúp bạn trở nên phóng khoáng, tự tin và giống phong cách một nhà “lãnh đạo” hơn. Theo
HRVietnam, Người Lao Động

5 CÁCH Để Tự TIN NƠI CÔNG Sở

Những nhiệm vụ mới, những đồng nghiệp khó tính, những vướng mắc trong công việc…
đang hàng ngày thử thách nhiệt huyết và lòng can đảm của bạn. Làm sao để luôn giữ
được sự tự tin bên mình?

Quẳng những thất bại lại phía sau

Đừng day đi day lại những thất bại trong quá khứ và quá ám ảnh về những lỗi lầm của
mình. Sau một thời gian dài cố gắng để sáng chế ra bóng đèn chiếu sáng, Thomas Edison
đã nói với các cộng sự của mình: “Tôi không thất bại, tôi đã tìm ra 1.200 nguyên liêụ
không hoạt đông”. Phải biết rằng thất bại là điều hết sức bình thường trong cuộc sống và
chỉ nhắc lại những thất bại như là những kinh nghiệm cần học hỏi mà thôi.

Nhớ rằng, không phải mọi thứ đều liên quan đến bạn
Theo ông Roger Elliott, người giảng dạy các khoá học về sự tự tin: Lòng tự trọng thấp
thường đi kèm với cái tôi quá cao. Những người tự tin ít khi mất tự nhiên, dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào.

Khi phải thuyết trình, bạn hãy tập trung vào khán giả và thông điệp mình cần trao gửi.
Đừng quá để ý và lo lắng đến vẻ ngoài và cách nói của mình. Khi bạn đang bực mình vì
những cạnh tranh không đáng có, tốt hơn hết là hãy nghĩ xem cuối tuần này mình sẽ đi
chơi ở đâu, còn hơn là ngồi cáu kỉnh và phán xét đối thủ.

Thể hiện tự tin ngay cả khi bạn không có nó

Thể hiện các tư thế, ngôn ngữ, cử chỉ của sự tự tin. Đi ngẩng cao đầu, miệng cười và luôn
tạo ra đôi mắt biết giao tiếp. Xuất hiện với tư thế điềm đạm, bình tĩnh. Thay thế bất cứ sự
hoài nghi, những suy nghĩ thiếu tích cực bằng câu “thần chú”: “Tôi có thể làm được việc
này!”. Thuyết phục bản thân rằng bạn thật tự tin và thật kỳ lạ, bạn sẽ tự tin lúc nào không
biết. Chẳng mấy chốc, những điệu bộ giả vờ sẽ trở thành tài sản của bạn.

Thư giãn

Đừng thực hiện những lời khuyên trên khi bạn đang căng thẳng. Cố tỏ ra tự tin khi tâm lý
đang nặng nề, bạn sẽ vô tình trở nên xông xáo quá mức. Hãy tập cho mình được thư giãn
và tính điềm đạm, bình ổn trước mọi lời nói và thái độ của người khác.

Đánh dấu thành công

Không ai khác ngoài bạn sẽ đem lại uy tín danh tiếng cho mình. Việc dành chút thời gian
để tận hưởng sự thành công không những khiến bạn thấy thoải mái, mà còn giúp bạn phát
huy lòng tự trọng của mình để đủ tự tin vượt qua mọi khó khăn trước mắt.

8 BÍ QUYếT LấY LạI Sự Tự TIN


Tự tin không phải là đặc tính bẩm sinh của con nguời. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn thành
công hơn trong việc đối mặt với người khác và hoàn thành tốt những công việc mà bạn đảm nhận.

1. Không nên lảng tránh cái nhìn của người khác

Rất nhiều lần, khi người nào đó hướng ánh mắt về phía bạn, bạn sẽ lập tức nhìn xuống hoặc quay đầu đi nơi
khác. Hãy thôi đừng lảng tránh cái nhìn của người khác nữa! Người ta giao tiếp với nhau đâu chỉ bằng lời
nói, cảm xúc của cả bạn và người đối thoại đều rất quan trọng. Tất nhiên đừng làm điều gì quá quắt và cũng
đừng tìm mọi cách nhìn chòng chọc vào mặt người nói chuyện với mình.

2. Biến nỗi sợ thành hành động

Bạn thường tỏ ra hoảng loạn khi rơi vào tình huống mới. Đừng tiêu phí toàn bộ năng lượng và suy nghĩ của
mình vào việc che giấu nỗi sợ hãi. Trái lại, hãy biến nó thành hành động: hãy trò chuyện, chủ động giao
tiếp với những người khác…
3. Thiết lập quan hệ

Rất có thể, đối với bạn việc bắt chuyện với một người không quen biết hoặc thậm chí cả với người hàng
xóm của mình cũng là điều hết sức khó khăn. Hãy tự nhủ rằng tất cả mọi người đều bồn chồn lo lắng khi
phải tiếp cận những người lạ. Hãy buộc mình phải chủ động thiết lập mối quan hệ, thay vì liên tục lẩn tránh
nó. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn và dễ dàng tìm được phương thức tốt nhất để nuôi dưỡng
mối quan hệ này.

4. Lao mình xuống nước

Đừng ngại khám phá những môi trường mới và gặt hái những trải nghiệm mới. Dần dần, bạn sẽ có được
khả năng nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới.

5. Tôi là người tuyệt vời nhất

Hãy nhắc đi nhắc lại “Tôi có thể làm được điều này!” hoặc “Tôi là người tuyệt vời nhất!”. Những suy nghĩ
tích cực như vậy thường mang lại kết quả tốt với rất ít rủi ro.

6. Mạnh dạn khẳng định mình

Tất nhiên, nói thật to chưa hẳn là một biểu hiện của cảm giác tự tin, nhưng điều này sẽ giúp khẳng định lại
niềm tin của bạn. Thế chẳng tốt hơn là bạn cứ lí nhí trong mồm và lấy tay che miệng sao? Nhớ nhìn thẳng
vào mắt người đối thoại với bạn.

7. Đừng chọn những mục tiêu không thực tế

Sự thiếu tự tin bắt nguồn từ cảm giác thường xuyên thất bại? Vậy thì đừng chọn cho mình hoặc chấp nhận
những mục tiêu không khả thi! Một trong những bí quyết then chốt của lòng tự tin chính là chủ nghĩa thực
tế: Bạn cần biết rõ các khả năng cũng như những hạn chế của chính mình. Hãy chia nhỏ mục tiêu thành
những giai đoạn chuyển tiếp nhỏ. Thành công trong những bước này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu cuối
cùng, với điều kiện là nó nằm trong khuôn khổ của sự hợp lý.

8. Hoàn thiện mình

Bao giờ cũng vậy, để hạn chế thất bại, bạn phải biết rõ các lỗi lầm của mình. Hãy phân tích chính xác
nguyên nhân gây ra những sai lầm trong quá khứ, cả trong sự nghiệp cũng trong đời sống riêng tư. Và để
tránh lặp lại những chuyện không hay, bạn chỉ có một cách là hoàn thiện mình!

KIểM TRA Sự Tự TIN

Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho
mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán.

Bài kiểm tra được chia làm đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: loại một gồm
những câu hỏi vừa dễ, vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm. Loại 2 là đề bài ở mức
trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm. Loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ.
Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại
không làm được bài khó nên phần lớn, chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 3
hoặc số 2 cho ăn chắc.
Một tuần sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn lúc nhận được
đề bài vì thầy không hề chấm, cứ ai làm dề nào thì thầy cho đúng tổng điểm của đề đó,
bất kể sai hay đúng. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thầy, các bạn có biết câu trả lời của
thầy là gì không?

Thầy đã nói với chúng tôi rằng đó không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra
sự tự tin. Thầy nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua
thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi
sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà không hề ngó qua để
nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6.

Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui
ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm
một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu,
và làm sao về đích như ước mơ của mình.

You might also like