Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Tình hình nguồn vốn của Novaland

Bảng tình hình nguồn vốn của Novaland


Trong năm 2022, chỉ số Nợ Phải Trả đã có một bước tăng vọt đáng kể, với mức tăng
32,53% so với năm 2021, tương đương với 52.256 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2023 thì chỉ số
Nợ Phải Trả giảm 16 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 7,86% so với năm 2022. Điều này
cho thấy vẫn còn ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đại dịch COVID-19 đã gây ra sự suy
thoái thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh giảm và làm giảm khả năng quay vòng
vốn của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán các khoản phải trả ngắn
hạn. Novaland phải tăng chi phí hoạt động để thích ứng với môi trường kinh doanh khó khăn
hoặc để đầu tư mở rộng, thì nợ ngắn hạn có thể tăng lên để tài trợ cho hoạt động này.
Trong năm 2021, chỉ tiêu nợ ngắn hạn đặt mức 49.214 tỷ, năm 2022 nợ ngắn hạn đặt
mức 78.174 tỷ tăng 28.959 tỷ so với năm 2021 tức tăng 58,84%. Sau đó đến năm 2023 nợ
phải trả tiếp tục tăng nhẹ lên 9.108 tỷ tức tăng 11,65%. Nguyên nhân tăng này có thể là do
tăng cường hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư, cần sử dụng thêm
nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu.
Tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu nợ ngắn hạn Novaland tăng mạnh trong năm 2022, với tỷ lệ
tăng lên đến 58,84% so với năm trước đó. Trong khi đó, năm 2022, nợ ngắn hạn tăng thêm
nhưng không đáng kể, khoảng 11,65% so với năm trước đó.
Trong khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Novaland, chỉ tiêu cho vay ngắn hạn đã
tăng đáng kể từ năm 2021 đến năm 2022, với mức tăng lên đến 52,99% và con số tương ứng
là từ 19.087 tỷ đồng lên 29.202 tỷ đồng. Năm 2023, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đến 30.937
tỷ đồng, tăng 5,94% so với năm trước đó.
Chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn của Novaland tăng 5.661 tỷ đồng, tương đương với
116,02% so với năm 2021 đến năm 2022. Năm 2023, chỉ tiêu này giảm xuống 6.30% so với
năm trước đó.
Trong năm 2022, chỉ tiêu Người mua trả tiền trước ngắn hạn của doanh nghiệp tăng
7.656 tỷ đồng so với năm trước. Năm 2023, chỉ tiêu này tiếp tục tăng từ 15.962 tỷ đồng lên
19.114 tỷ đồng.
Chỉ tiêu phải trả người lao động của doanh nghiệp giảm mạnh từ 80 tỷ đồng xuống còn
6,5 tỷ đồng trong năm 2022, và tăng nhẹ đến mức 11 tỷ đồng vào năm 2023.
Chỉ tiêu Chi phí phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 35,21% so với năm 2021, từ
6.138 tỷ đồng lên 8.300 tỷ đồng trong năm 2022. Chỉ tiêu này sẽ tiếp tục tăng lên 20,37%,
tương đương với 9.991 tỷ đồng vào năm 2023.
Trong năm 2022, chỉ tiêu Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn của doanh nghiệp đã giảm
0,249 tỷ đồng so với năm 2021, từ mức 0,685 tỷ đồng xuống 0,435 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ
tiêu này đã tăng lên đến 1,395 tỷ đồng vào năm 2023.
Chỉ tiêu phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp có sự biến động, tăng 32,40% trong
năm 2022 so với năm trước, từ 10.056 tỷ đồng lên 13.315 tỷ đồng. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng
lên 16.238 tỷ đồng vào năm 2023.
Trong năm 2022, khoản nợ dài hạn của Novaland đã tăng từ mức 111.445 tỷ đồng lên
134.7430 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 20,90%. Tuy nhiên, vào năm 2023, nợ dài hạn
đã giảm xuống chỉ còn 109.900 tỷ đồng, giảm tới 19,18%.
Chỉ tiêu về Vay dài hạn là một yếu tố đáng chú ý khác trong hoạt động của Novaland.
Trong năm 2021, Novaland đã vay hạn 41.430 tỷ, và đến năm 2022, khoản này đã giảm mạnh
còn 35.666 tỷ. Năm 2023, nó đã giảm mạnh xuống còn 26.774 tỷ.
Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của Novaland đã có tăng trong thời gian gần đây. Năm 2021,
con số này đạt 41.173 tỷ đồng, và năm 2022 tăng lên 44.817 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng
8,85%. Đến năm 2023, con số vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 45.302 tỷ đồng, tăng 1,08% so
với năm 2022.
Chỉ tiêu vốn góp của chủ sở hữu không có sự biến động nhiều trong thời gian gần đây.
Từ năm 2021 đến năm 2022, con số này tăng nhẹ từ 19.304 tỷ đồng lên 19.501 tỷ đồng, tương
ứng với mức tăng 1,02%. Vào năm 2023, con số này vẫn giữ nguyên ở mức 19.501 tỷ đồng.
Chỉ tiêu thặng dư vốn cổ phần qua 3 năm 2021-2023 có biến động như không lớn, năm
2021 đạt 5.023 tỷ và tăng 28 tỷ ở năm 2022 và 2021.
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Novaland đã tăng từ 201.833 tỷ đồng trong năm
2021 lên 257.734 tỷ đồng ở năm 2022, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,70%. Và trong năm 2023,
con số này giảm còn 241.486 tỷ đồng, giảm 6,30% so với năm 2022.
Trong các năm 2021, 2022 và năm 2023, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của
doanh nghiệp lần lượt đạt 10.707 tỷ, 12.888 tỷ và 13.494 tỷ đồng.
Chỉ tiêu Lợi ích cổ đông không kiểm soát năm 2021 đạt 6.138 tỷ sau đó năm 2022 tăng
lên 7.376 tỷ và giảm ở năm 2023 xuống 7.255 tỷ.
Tổng nguồn vốn năm 2021 đạt 201.833 tỷ và tăng lên 257.734 tỷ ở năm 2022 và đạt
241.486 tỷ ở năm 2023. Điều này có thể cho thấy sự mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư
vào các dự án mới. Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang tìm cách tăng
trưởng và phát triển, tạo ra cơ hội cho việc mở rộng quy mô hoạt động và tăng doanh số bán
hàng.
Những số liệu trên cho thấy rằng, trong năm 2022, doanh nghiệp Novaland đã tăng
cường sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư và phát triển kinh doanh, đồng thời cũng đã
tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu tài chính. Tuy nhiên, năm 2023, doanh nghiệp đã
giảm nợ dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu, cho thấy sự điều chỉnh chiến lược tài chính của
Novaland.
2. Thông số khả năng sinh lời

Bảng thông số khả năng sinh lời của Novaland


Lợi nhuận gộp
Năm 2021, Lợi nhuận gộp là 0,412 điều này chon thấy trong 100 đồng doanh thu được
tạo ra thì Novaland thu 412 đồng lợi nhuận gộp ở năm 2021, năm 2022 là 382 đồng và năm
2023 là 278 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận gộp thể hiện mức độ hiệu quả của quy trình sản xuất và
kinh doanh của công ty, và càng cao thì càng cho thấy công ty đang có một quy trình sản xuất
và kinh doanh hiệu quả.
Năm 2022, Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên của Novaland giảm từ 0,412 vào năm 2021 xuống
còn 0,382 vào năm 2022. Nguyên nhân: Do mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh
dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Đặc biệt hơn năm 2022 sau đại dịch COVID-19 thị trường
đang trên đà phục hồi của kinh tế thế giới.
Năm 2023, Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên của Novaland giảm từ 0,382 vào năm 2022 xuống
0,278 vào năm 2023. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang được nâng
cấp chưa được tối ưu giá vốn. Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tối ưu hóa quy trình
sản xuất, giảm các chi phí và chú trọng đến chất lượng. Một lý do khác sau khi đại dịch một
số đối thủ trong ngành đang phải chống chịu và đang phục hồi sau đại dịch do đó sức cạnh
tranh chưa cao.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu - ROS
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu ROS trong năm 2021, ROS của Novaland đạt 0,232, năm
2022 ROS đạt 0,196 và năm 2023 đặt 0,102. Tỷ lệ chênh lệch giữa năm 2022 và 2021 là
15,48%, và giữa năm 2023 và 2022 là 47,87%.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Novaland giảm đáng kể trong năm 2022, và tiếp tục
giảm trong năm 2023. Điều này cho thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi
nhuận từ doanh thu, và có thể có những vấn đề liên quan đến đầu ra sản phẩm gặp vấn đề,
quản lý chi phí hoặc cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành bất động sản.
Nguyên nhân chủ yếu có thể do tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản
xuất và kinh doanh của công ty. Đặc biệt là trong ngành bất động sản, một số dự án có thể đã
bị ảnh hưởng bởi gián đoạn trong chuỗi cung ứng hoặc giảm nhu cầu từ khách hàng, dẫn đến
giảm lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROA) của công ty bất động sản Novaland từ 2021
đến 2023 so sánh với trung bình ngành là 3,63%. ROA của của Novaland trong ba năm có các
biến động đáng chú ý. Trong năm 2021, ROA của công ty đạt 0,017, giảm xuống 0,008 vào
năm 2022 và tiếp tục giảm sâu xuống còn 0,002 vào năm 2023. So với trung bình ngành,
ROA của group vẫn thấp hơn nhiều trong các năm 2021, 2022 và 2023.
Nguyên nhân gây ra sự giảm giá trị ROA của Novaland trong giai đoạn 2021-2023 có
thể bao gồm nhiều yếu tố. Trước hết, tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhiều
lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả ngành bất động sản. Novaland cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch
này, khiến hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, thị trường bất động sản suy thoái cũng ảnh hưởng đến ROA của Novaland
trong giai đoạn 2021-2023. Thị trường bất động sản suy thoái có thể làm giảm giá trị tài sản
bất động sản và làm giảm nhu cầu về bất động sản, dẫn đến giảm doanh số và giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận VCSH - ROE
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCSH-ROE của Novaland từ 2021 đến 2023 có sự biến
động đáng chú ý. Năm 2021, công ty đạt tỷ suất lợi nhuận VCSH-ROE là 0,084, giảm xuống
0,049 vào năm 2022 và tiếp tục giảm sâu xuống chỉ còn 0,011 vào năm 2023. So với trung
bình ngành, lợi nhuận VCSH-ROE của Novaland thấp hơn trong năm 2021, 2022 và 2023.
Giai đoạn năm 2021-2023 - Thị trường bất động sản trầm lắng không ít người mua nhà,
đặc biệt là các nhà đầu tư rơi vào bế tắc. Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng bị siết cùng với
những điều chỉnh về pháp lý đã và đang khiến các nhà đầu tư bị mắc kẹt trong rất nhiều dự án
bất động sản. Đặc biệt là các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, sẵn sàng cắt lỗ sâu nhưng
vẫn không có thanh khoản.
Hệ quả tất yếu của việc này là các nhà đầu tư đều trở thành chủ nhà bất đắc dĩ. Rất
nhiều sản phẩm bất động sản đang bị bỏ trống, không thể đưa vào khai thác và vận hành.

You might also like