Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BÀI 1: ĐỊNH TÍNH CYCLIN VÀ KIỂM ĐỊNH CHLORAMPHENICOL

Câu 1: Vai trò của NaOH trong phản ứng định tính Chloramphenicol?
- Phân tách nhánh bên và vô cơ hóa một phần

Câu 2: Có thể định tính trực tiếp Cl trong chloramphenicol bằng thuốc thử AgNO3 trong
HNO3? Giải thích
- Không thể định tính trực tiếp Cl trong chloramphenicol bằng thuốc thử AgNO3 trong HNO3
vì Cl đang ở dạng hữu cơ không phản ứng trực tiếp với AgNO3, nên phải vô cơ hóa Cl trước

Câu 3: Phản ứng với AgNO3 dùng để định tính phần nào trong chloramphenicol? Vì sao
không dùng trực tiếp chế phẩm mà phải đun chế phẩm với NaOH 10% trước rồi mới
phản ứng với AgNO3?
- Phản ứng với AgNO3 dùng để định tính gốc Cl ở nhánh bên. Không dùng trực tiếp chế phẩm
mà phải đun với NaOH 10% trước để thủy phân Cl hữu cơ thành Cl vô cơ (Cl-), lúc này mới có
thể tạo tủa với AgNO3

Câu 4: Trong phản ứng định tính chloramphenicol, tại sao phải acid hoá HNO3 trước khi
cho AgNO3 vào?
- Phải acid hóa bằng HNO3 trước khi cho AgNO3 vào để trung hòa NaOH dư tránh NaOH
phản ứng với AgNO3 tạo tủa màu đen → sai kết quả

Câu 5: Chloramphenicol hấp thu cực đại ở bước sóng 278nm, nằm trong vùng bức xạ
nào? Tính chất này liên quan đến đặc điểm cấu trúc nào của chloramphenicol?
- Chloramphenicol nằm trong vùng UV (vùng tử ngoại) vì hấp thụ ở bước sóng 278nm. Liên
quan đến các nôi đôi liên hợp

Câu 6: Định lượng chloramphenicol bằng phương pháp đo quang phổ UV sử dụng cốc đo
bằng vật liệu gì? Giải thích?
- Định lượng chloramphenicol bằng phương pháp đo quang phổ UV sử dụng cốc đo bằng thạch
anh. Vì thạch anh không bị hấp thụ trong vùng UV

Câu 7: Ý nghĩa giá trị 𝑬𝟏?


- Dung dịch chloramphenicol 1% trong cốc đo dày 1cm

Câu 8: Nêu các phương pháp khác định lượng chloramphenicol?


- Phương pháp vô cơ hóa xác định hàm lượng Cl-, từ đó suy ra hàm lượng chloramphenicol
- Phương pháp quang phổ tử ngoại ở bước sóng UV 278nm
- Phương pháp sắc ký lỏng
- Phương pháp vi sinh

Câu 9: Tính chất cảm quan đặc biệt của các cyclin. Tính chất này liên quan đến đặc điểm
cấu trúc nào?
- Tính chất cảm quan đặc biệt của các cyclin: bột tinh thể vàng, không mùi, vị đắng. Tính chất
này liên quan đến các nối đôi liên hợp
1
Câu 10: Hãy nêu tính acid – base của cyclin? Giải thích?
- Tính acid – base của các cyclin: các cyclin có tính lưỡng tính (tính acid: các OH – phenol,
tính base: các dimethylamin)

Câu 11: Thành phần của thuốc thử Fehling A, B?


- Thành phần của thuốc thử Fehling A: đồng sulfat (CuSO4)
- Thành phần của thuốc thử Fehling B: hỗn hợp NaOH và muối kalinatritartrat

Câu 12: Cấu trúc của các cyclin phản ứng với Fehling tạo màu xanh lá?
- Do cyclin có các nhóm ceton enol liền kề. Nhóm C=O ở vị trí C số 11 sẽ chuyển thành nhóm
CHO trong môi trường OH-. Nhóm aldehyd (CHO) + thuốc thử Fehling cho màu xanh lá

Câu 13: Cấu trúc của các cyclin phản ứng với FeCl3 tạo màu nâu sậm?
- Chứa nhóm ceton enol liền kề nên sẽ tạo phức chelat không tan màu nâu sậm với Fe3+

Câu 14: Vì sao phải bảo quản các cyclin trong bao bì kín, tránh ánh sáng?
- Vì cyclin có nhóm OH – phenol dễ bị oxy hóa dưới tác động của ánh sáng

Câu 15: Định tính các cyclin, hãy xác định các thử nghiệm định tính chung, phân biệt?
- Phản ứng định tính chung
+ Phản ứng màu với FeCl3 cho phức màu nâu sẫm
+ Phản ứng khử với thuốc thử Fehling cho màu xanh lá, riêng doxycyclin cho màu xanh lá cây
đậm
- Phản ứng định tính phân biệt
+ Phản ứng màu với H2SO4 đậm đặc
+ Phản ứng phát huỳnh quang

Câu 16: Thử nghiệm phát huỳnh quang để nhận biết các cyclin thì các cyclin sẽ có hiện
tượng như thế nào?
- Tetracyclin: huỳnh quang vàng
- Oxycyclin: huỳnh quang vàng
- Doxycyclin: huỳnh quang vàng
- Clotetracyclin: huỳnh quang xanh lơ

Câu 17: Thử nghiệm phát huỳnh quang để phân biệt các cyclin được soi dưới đèn nào?
Tại sao các cyclin có thể phát huỳnh quang?
- Thử nghiệm phát huỳnh quang để phân biệt các cyclin soi dưới đèn tử ngoại UV 365nm
- Các cyclin có thể phát huỳnh quang do trong cấu trúc có nối đôi liên hợp và có cấu trúc vòng
ngưng tụ

Câu 18: Phản ứng với AgNO3/HNO3 dùng để định tính phần nào trong cyclin? Phản ứng
này có thể khẳng định chế phẩm là cyclin được không, tại sao?
- Phản ứng với AgNO3/HNO3 trong các cyclin dùng để xác định muối hydroclorid

2
- Phản ứng này không thể khẳng định chế phẩm là cyclin mà chỉ xác định được trong chế phẩm
có Cl hay không

Câu 19: Thử nghiệm với H2SO4 đậm đặc: thêm 5ml acid sulfuric đậm đặc vào khoảng
2mg chế phẩm. Tetracyclin cho màu đỏ tím, oxytetracyclin cho màu đỏ đậm, doxycyclin
cho màu vàng, clotetracyclin cho màu xanh dương. Thêm 2.5ml nước vào tất cả chuyển
thành màu vàng? Giải thích?
- Có phản ứng tách nước ở nhóm OH R3

BÀI 2: ĐỊNH TÍNH PENICILLIN VÀ KIỂM ĐỊNH STREPTOMYCIN SULFAT


Câu 1: Các kháng sinh penicillin có cấu trúc chung là gì? Vẽ cấu
trúc này?
-Đều có khung β-lactam

Câu 2: Kể tên 4 kháng sinh thuộc nhóm penicillin? Kể tên các


kháng sinh cùng họ với kháng sinh streptomycin.
- 4 kháng sinh thuộc nhóm penicillin: penicillin G, penicillin V, ampicillin, amoxicillin
- Kháng sinh cùng họ Stretomycin: neomycin, kanamycin, sisomicin,…

Câu 3: Theo bài thực tập, kể tên các phản ứng định tính kháng sinh penicillin?
- Phản ứng định tính chung
- Phản ứng định tính phân biệt
+ Phản ứng màu với H2SO4 đậm đặc
+ Phản ứng với formaldehyd trong acid sulfuric
+ Phản ứng với thuốc thử Fehling
+ Phản ứng với acid cromotropic

Câu 4: Trong thí nghiệm định tính chung penicillin, nếu chế phẩm là kháng sinh
penicillin thì hiện tượng cuối cùng quan sát được là gì? Sản phẩm này là gì?
- Hiện tượng quan sát được là kết tủa màu xanh ngọc
- Sản phẩm này là: có thể là Penicillin G, Penicillin V, Ampicillin

Câu 5: Kể tên 3 thí nghiệm định tính phân biệt trong định tính kháng sinh penicillin
trong bài thực tập? Phản ứng nhận biết nhóm C=O trong cấu trúc penicillin là phản ứng
nào trong các phản ứng đã kể? Hiện tượng tủa đỏ cam là sản phẩm nào?
- 3 thí nghiệm định tính phân biệt
+ Phản ứng màu với H2SO4 đậm đặc
+ Phản ứng với formaldehyd trong acid sulfuric
+ Phản ứng với thuốc thử Fehling
- Phản ứng nhận biết nhóm C=O trong cấu trúc penicillin là phản ứng với thuốc thử Fehling
- Hiện tượng tủa đỏ cam là sản phẩm: Cu2O

3
Câu 6: Kể tên 3 thí nghiệm định tính streptopmycin sulfat trong bài thực tập? Hiện tượng
nhận biết của mỗi phản ứng?
- 3 thí nghiệm định tính streptopmycin sulfat
+ Phản ứng do nhóm guanidin: giấy quỳ ẩm hoá xanh
+ Phản ứng do streptose: dung dịch có màu tím
+ Phản ứng do nhóm sulfat: tủa trắng không tan trong HCl loãng

Câu 7: Trong thí nghiệm xác định nhóm guanidin trong định tính streptomycin, cho biết
tiêu chuẩn của thí nghiệm? Tại sao có hiện tượng tiêu chuẩn này? Vẽ cấu trúc nhóm
guanidin?
- Tiêu chuẩn của thí nghiệm: quỳ ẩm hoá xanh
- Sự hiện diện của 2 nhóm guanidin khiến phân tử có tính base, đun với
NaOH sẽ phân huỷ → khí NH3 làm quỳ ẩm hoá xanh

Câu 8: Trong cấu trúc streptopmycin có bao nhiêu nhóm guanidin? Vẽ cấu trúc nhóm
guanidin (câu 7)? Nêu thí nghiệm nhận biết nhóm này?
- Có 2 nhóm guanidin
- Thí nghiệm: lấy một ít chế phẩm + 1ml NaOH 30% cho vào ống nghiệm → đun cách thủy →
làm ẩm giấy quỳ, đặt trên miệng ống nghiệm → hơi bốc lên làm quỳ tím ẩm hóa xanh

Câu 9: Trong xác định gốc sulfat ở phần định tính streptopmycin sulfat, hiện tượng thu
được là gì? Hãy cho biết sản phẩm của hiện tượng này là gì? Với thí nghiệm định tính này
có thể kết luận chế phẩm là streptopmycin được không? Vì sao?
- Hiện tượng: tủa trắng xuất hiện, tủa không tan trong HCl loãng
- Sản phẩm: BaSO4
- Thí nghiệm định tính này không thể kết luận chế phẩm là streptopmycin vì phản ứng với
nhóm sulfat nên chỉ dùng xác định trong cấu trúc có nhóm sulfat hay không

Câu 10: Nêu nguyên tắc định lượng streptopmycin sulfat trong bài thực tập?
- Nguyên tắc: thuỷ phân streptomycin sulfat, maltol giải phóng tạo màu với muối sắt (III). Đo
cường độ màu ở bước sóng 535 nm

Câu 11: Cho biết và giải thích hiện tượng màu sắc trong thí nghiệm xác định nhóm
streptose ở phần định tính streptopmycin?
- Hiện tượng: dung dịch có màu tím
- Giải thích: khi đun nóng với NaOH: đường streptose chuyển thành đường maltose có màu
vàng, sau đó maltose tạo phức màu tím với Fe3+ trong môi trường acid

Câu 12: Giải thích tại sao các penicillin cho các màu sắc khác nhau khi thực hiện phản
ứng với formaldehyd/ acid sulfuric đặc?
- Vì các penicillin có các nhóm R nhánh bên khác nhau, dẫn đến khi phản ứng sẽ cho màu khác
nhau

4
Câu 13: Cho biết vai trò của (NH2OH.HCl + NaOH), acid acetic và Cu2+ trong thí
nghiệm định tính chung penicillin?
- Hydroxylamin hydrochlorid + NaOH (NH2OH.HCl + NaOH): mở vòng β-lactam
- Acid acetic: trung hoà lượng NaOH còn dư
- Cu2+: tác nhân tạo tủa màu xanh ngọc

Câu hỏi 14: Trong quy trình định lượng streptopmycin, mẫu trắng và mẫu thử khác nhau
như thế nào trong thành phần? Có cần đun 2 mẫu cùng lúc không? Tại sao?
- Mẫu thử: có chế phẩm, mẫu trắng: không có chế phẩm, thay chế phẩm bằng nước cất
- Cần phải đun mẫu trắng và mẫu thử cùng 1 lúc: đảm bảo cùng điều kiện thí nghiệm → khi đo
quang, kết quả mật độ quang của mẫu thử trừ cho mẫu trắng mới chính xác. Nếu không cùng
điều kiện thì thí nghiệm sẽ gây ra sai số

Câu 15: Cho bảng kết quả định tính kháng sinh penicillin. Dựa trên những thông tin đã
được hướng dẫn, hãy từng bước đưa ra kết luận và giải thích?

Tên thí nghiệm Tiêu chuẩn Kết quả Kết luận


Định tính chung kháng Dung dịch màu
Tủa màu xanh ngọc
sinh penicillin xanh
Penicillin G → màu vàng nhạt Vàng cam
Phản ứng với H2SO4 đđ Penicillin V → màu vàng cam
Ampicillin → màu vàng chanh
Phản ứng với Penicillin G → màu nâu đỏ Đỏ thẫm
Penicillin V → màu đỏ thẫm
HCHO/H2SO4
Ampicillin → màu vàng nhạt
Penicillin G: cho xanh thẫm Xanh
Phản ứng với thuốc thử
Penicillin V: cho màu xanh
Fehling
Ampicillin: cho màu đỏ tím

Câu 16: Cho bảng kết quả định tính kháng sinh streptopmycin sulfat. Dựa trên những
thông tin đã được hướng dẫn, hãy từng bước đưa ra kết luận và giải thích?

Tên thí nghiệm Tiêu chuẩn Kết quả Kết luận


Phản ứng do nhóm Quỳ ẩm hoá xanh Quỳ ẩm hoá xanh
guanidin
Phản ứng do nhóm Vàng nhạt Vàng nhạt
streptose Màu tím Màu tím
Phản ứng do nhóm sulfat Tủa trắng không tan Dung dịch không màu
trong HCl

Câu 17: Tính hoạt lực streptopmycin khi có các thông số sau?
- Khối lượng mẫu thử cân mang đi định lượng: 0.0710g = 71mg
- Mật độ quang đo được: 0.254
5
- Cho cách tính toán trong phần định lượng streptopmycin sulfat
*Tính toán kết quả
- Nồng độ streptopmycin tính bằng 𝜇g/mL
a = 594 x E – 5 = 594 x 0.254 – 5 = 145.88 μg/mL
- Hoạt lực của streptopmycin (μg/mg):
a ×250 145.88 ×250
= =513.66 μg /mg
P 71
p: khối lượng mẫu thử lấy ban đầu tính bằng mg
E: mật độ quang của dung dịch cần đo

Câu 18: Cho quy trình định tính xác định nhóm guanidin trong định tính streptomycin
sulfat và các dụng cụ cần thiết trong hình. Hãy mô tả các bước làm với yêu cầu dùng hết
các dụng cụ được cho?
Nguyên liệu – hóa chất Dụng cụ – thiết bị
1/ Chế phẩm streptomycin 4/ Giấy quỳ
2/ Nước cất 5/ Đèn cồn
3/ NaOH 30% 6/ Ống nghiệm
7/ Kẹp ống nghiệm
8/ Ống nhỏ giọt
- Quy trình: đun một ít chế phẩm với 1ml NaOH 30% hơi bốc lên làm giấy chỉ thị pH ẩm hóa
xanh
- Mô tả: lấy một ít chế phẩm + 1ml NaOH 30% cho vào ống nghiệm → dùng kẹp để giữ ống
nghiệm → đun trên ngọn lửa đèn cồn, dùng ống nhỏ giọt lấy nước cất và làm ẩm giấy quỳ, đặt
trên miệng ống nghiệm → hơi bốc lên làm quỳ tím ẩm hóa xanh

Câu 19: Cho quy trình định tính chung kháng sinh penicillin và các dụng cụ cần thiết
trong hình. Hãy mô tả các bước làm với yêu cầu dùng hết các dụng cụ được cho?
STT Nguyên liệu – hóa chất Dụng cụ – thiết bị
Chế phẩm penicillin Mặt kính đồng hồ
Hydroxylamin hydrochlorid 1N Cốc có mỏ
NaOH 1N Đũa khuấy
Acid acetic 1N Ống nhỏ giọt
Dung dịch Cu (II) Pipet khắc vạch
- Quy trình: Cho vài tinh thể chế phẩm lên mặt kính đồng hồ. Thêm 1 giọt dung dịch có chứa
1ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid 1N và 0,3 ml dung dịch NaOH 1N. Trộn đều. Cho
vào một giọt dung dịch acid acetic 1N. Trộn kỹ. Thêm 1 giọt dung dịch Cu (II): cho tủa màu
xanh ngọc
- Mô tả: Dùng pipet khắc vạch hút 1ml hydroxylamin hydroclorid và 0.3 ml NaOH 1N cho vào
cốc có mỏ thu được hỗn hợp. Cho vài tinh thể chế phẩm lên mặt kính đồng hồ, dùng ống nhỏ
giọt lấy 1 giọt hỗn hợp vừa pha cho lên mặt kính đồng hồ, dùng đũa thuỷ tinh khuấy trộn đều
6
→ dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt CH3COOH 1N cho lên mặt kính trộn kỹ và thêm 1 giọt Cu (II):
xuất hiện tủa màu xanh ngọc

Câu 20: Cho bảng kết quả định tính kháng sinh penicillin. Dựa trên những thông tin đã
được hướng dẫn, hãy từng bước đưa ra kết luận và giải thích?

Tên thí nghiệm Tiêu chuẩn Kết quả Kết luận


Định tính chung Tủa màu xanh ngọc Tủa xanh ngọc
k háng sinh penicillin
Penicillin G → màu vàng nhạt Vàng cam
Phản ứng với H2SO4 Penicillin V → màu vàng cam
đđ Ampicillin → màu vàng chanh
Phản ứng với Penicillin G → màu nâu đỏ Đỏ thẫm
HCHO/H2SO4 Penicillin V → màu đỏ thẫm
Ampicillin → màu vàng nhạt
Phản ứng với Penicillin G: cho xanh thẫm Đỏ tím
thuốc thử Fehling Penicillin V: cho màu xanh
Ampicillin: cho màu đỏ tím

BÀI 3: ĐIỀU CHẾ VÀ KIỂM ĐỊNH NƯỚC JAVEL


Câu 1: Nguyên tắc điều chế nước Javel đã học? Cho biết phương trình điều chế sản
phẩm?
- Nguyên tắc: điện giải không có vách ngăn dung dịch NaCl 15% thu được nước Javen 5 – 20g
clor hoạt tính/ lít
- Phương trình: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 2: Tại sao gọi là “Độ kiềm tổng cộng”? Kể tên các chất kiềm này? Nguồn gốc?
- Gọi là “độ kiềm tổng cộng” vì trong quá trình điều chế, không chỉ có NaOH dư mà còn xuất
hiện các chất có tính kiềm khác
- Các chất kiềm: Na2CO3, NaHCO3,…
- Nguồn gốc: NaOH dư tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra muối carbonat

Câu 3: Phương pháp định lượng xác định “Độ kiềm tổng cộng”? Cho biết phương trình
phản ứng định lượng? Kết thúc định lượng, dung dịch trong bình nón có màu gì?
- Phương pháp: chuẩn độ acid – base với chỉ thị methyl da cam
- Phương trình: HCl + NaOH → NaCl + H2O
HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2
- Kết thúc định lượng, dung dịch trong bình nón có màu cam ánh hồng

7
Câu 4: Cho biết vai trò các chất tham gia trong xác định độ kiềm tổng cộng? Giải thích
bước chuyển màu trong quá trình định lượng?
- 25 ml chế phẩm: mẫu cần xác định độ kiềm tổng cộng
- 5 ml nước cất: pha loãng
- 35 ml H2O2 20 thể tích: khử bỏ hết hoàn toàn nước Javel, tránh nước Javel tác dụng với HCl
- Chỉ thị methyl da cam: nhận biết điểm tương đương

Câu 5: Giải thích chỉ tiêu của độ kiềm tổng cộng, “không quá 1,8% (kl/kl)” tính theo
NaOH? Cho biết cách tính độ kiềm tổng cộng? (1 ml HCl 0.5N ứng với 20mg NaOH)
- Giải thích: chỉ tiêu độ kiềm tổng cộng không quá 1.8% (kl/kl) tính theo NaOH có nghĩa là tất
cả các loại kiềm lẫn trong nước Javel đêu được quy về NaOH và được tính thành nồng độ phần
trăm (kl/kl) và giới hạn cho phép không được quá 1.8%
- Cách tính:
+ Cân picnomet 50ml ở nhiệt độ phòng → T1
+ Cho dung dịch nước Javel vào đầy picnomet 50ml, cân → T2
+ Lấy 25 ml chế phẩm từ picnomet, thêm 5 ml nước, 35 ml dung dịch H2O2 20V. Chuẩn độ
bằng HCl 0.5N, thêm vài giọt methyl da cam làm chỉ thị
+ Đọc thể tích (V) HCl đã tiêu tốn → V
4V
+ Áp dụng công thức: T −T (kl/kl)
2 1

Câu 6: Cho biết tên của dụng cụ này (hình picnomet)? Nêu cách xác định khối lượng
riêng của nước Javel? Đơn vị tính?
- Tên dụng cụ: picnomet
- Xác định khối lượng riêng của nước Javel
+ Cân picnomet 50ml ở nhiệt độ phòng → T1
+ Cho dung dịch nước Javel vào đầy picnomet 50ml, cân → T2
T 2−T 1
+ Khối lượng riêng của nước Javel =
50
- Đơn vị tính: g/ml

Câu 7: Định nghĩa “Clor hoạt tính”? Mối liên hệ giữa clor hoạt tính và công dụng của
nước Javel? Đơn vị tính của clor hoạt tính?
- Định nghĩa: lượng clor tương ứng với lượng iod mà người ta có thể định lượng được bằng
natri thiosulfate với sự hiện diện của kali iodid trong môi trường acid acetic
- Mối liên hệ: biểu thị khả năng sát khuẩn của nước Javel
- Đơn vị tính: g/l

Câu 8: Nêu phương pháp định lượng clor hoạt tính? Cho biết phương trình phản ứng
định lượng clor hoạt tính? Kết thúc định lượng dung dịch trong bình nón có màu gì?
- Phương pháp: chuẩn độ oxy hóa – khử
- Phương trình: I2 + Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6
- Kết thúc định lượng dung dịch trong bình nón không màu

8
Câu 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng clor hoạt tính trong quá trình điều chế?
Cách khắc phục? Cách bảo quản nước Javel?
- Các yếu tố ảnh hưởng: thời gian điện taie, sự tải nhiệt, pH môi trường
- Cách khắc phục: điện giải đủ thời gian, trong quá trình tải nhiệt ngâm cốc dung dịch trong
nước đá để đảm bảo điện phân tốt nhất
- Cách bảo quản nước Javel: đựng trong bình tối màu, đậy kín, để nơi mát

Câu 10: Khi tiến hành điện phân, hiện tượng gì sẽ xảy ra ở mỗi điện cực? Cho biết
phương trình phản ứng ở mỗi điện cực?
- Cực dương: quá trình oxi hóa, khí clor được tạo ra
Phương trình: 2Cl- + 2e → Cl2
- Cực âm: quá trình khử, tạo ra khí hidro
Phương trình: H2O + 2e → OH- +H2

Câu 11: Trong định lượng clor hoạt tính, nêu vai trò của các chất tham gia? Trình tự các
chất cho vào bình nón trước khi định lượng?
- 20 ml nước cất: pha loãng KI và CH3COOH
- 5 ml KI 10%: phản ứng với Javel sinh ra I2
- 20 ml CH3COOH 30%: môi trường
- 5 ml Javen chế phẩm: chất cần định lượng
- Trình tự các chất: nước – KI 10% – dung dịch CH3COOH – Javel

Câu 12: Trong định lượng clor hoạt tính, chất chỉ thị là gì? Tại sao dùng chỉ thị này?
- Chỉ thị hồ tinh bột. Vì hồ tinh bột sẽ bắt giữ iod lại làm dung dịch có màu, khi cho thêm
Na2S2O3 vào lắc mạnh, hồ tinh bột sẽ thoát khỏi iod → dung dịch từ màu đậm sang không màu,
dễ nhận biết điểm tương đương

Câu 13: Trong định lượng xác định độ kiềm tổng cộng, chất chỉ thị là gì? Tại sao dùng chỉ
thị này? Cho vào khi nào?
- Chỉ thị methyl da cam. Vì chỉ thị methyl da cam chuyển màu từ 4.4 (vàng) – 3.1 (đỏ) tương
ứng với sự thay đổi pH của dung dịch định lượng về pH acid
- Cho vào trước khi định lượng

Câu 14: Cho biết “n” trong công thức tính clor hoạt tính là gì? Tính lượng clor hoạt tính
khi biết V Na2S2O3 = 11.3 ml
- “n” là thể tích của Na2S2O3 0.1N đã chuẩn độ
- Clor hoạt tính: 11.3 x 0.709 = 8.0117 g/l

Câu 15: Trong định lượng xác định độ kiềm tổng cộng, tại sao dùng chỉ thị methyl da cam
mà không dùng chỉ thị phenolphtalein?
- Vì chỉ thị methyl da cam chuyển màu từ 4.4 (vàng) – 3.1 (đỏ) tương ứng với sự thay đổi pH
của dung dịch định lượng về pH acid
- Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu từ không màu – hồng, tương ứng với pH từ 8 – 10 (pH
kiềm), không thích hợp với sự thay đổi pH của dung dịch định lượng về acid

9
Câu 16: Cho biết tại sao cho nước cất vừa đủ 150 ml?
- Vì cần dung dịch NaCl 15%, sử dụng 22.5g NaCl thì cần thêm 150 ml nước mới nhận được
nồng độ theo yêu cầu

Câu 17: Quan sát hình bên dưới, cho biết phương pháp định lượng trong mỗi hình là gì?
Chất chỉ thị màu là gì? Tại sao dùng các chỉ thị này?
- Hình 1: xác định độ kiềm tổng cộng/ nước javel (hình có chú thích HCl 0.5N)
+ Phương pháp: chuẩn độ acid – base
+ Chỉ thị: methyl da cam vì chỉ thị methyl da cam chuyển màu từ 4.4 (vàng) – 3.1 (đỏ) tương
ứng với sự thay đổi pH của dung dịch định lượng về pH acid
- Hình 2: định lượng acid benzoic (hình có chú thích NaOH 0.1N)
+ Phương pháp: chuẩn độ acid – base
+ Chỉ thị: phenolphtalein. Vì chỉ thị phenolphtalein chuyển màu từ không màu – hồng, tương
ứng với pH từ 8 – 10 (pH kiềm), thích hợp với sự thay đổi pH của dung dịch định lượng NaOH
(base)

Câu 18: Tại sao nước javel phải lọc qua bông thủy tinh và bảo quản trong chai màu, đậy
kín để nơi mát?
- Bông thủy tinh trơ về mặt hóa học → giảm lượng Cl hoạt tính
- Ánh sáng làm thủy phân nước Javel → NaCl + O2 → lâu ngày bị oxy hóa → giảm lượng Cl
hoạt tính

Câu 19 : Trong định lượng clor hoạt tính, cho biết thể tích các chất được lấy như thể nào?
Giải thích?
- Thể tích các chất được lấy bằng pipet bầu vì định lượng cần độ chính xác cao

Câu 20: Trong định lượng xác định độ kiềm tổng cộng, cho biết thể tích các chất được lấy
như thể nào? Giải thích?
- Thể tích các chất được lấy bằng pipet bầu vì định lượng cần độ chính xác cao

BÀI 4: TỔNG HỢP ACID BENZOIC


Câu 1: Hãy nêu các tác dụng của acid benzoic?
- Acid benzoid là chất kháng nấm, chất bảo quản (thuốc sát khuẩn)

Câu 2: Hãy nêu nguyên tắc điều chế acid benzoid ở trong bài thực tập?
- Acid benzoic được điều chế từ sự oxy hóa benzyl alcol bằng kali permanganat trong dung môi
trung tính

Câu 3: Hãy so sánh khả năng oxy hóa của KMnO4 trong môi trường pH khác nhau?
- Trong môi trường acid: khả năng oxy hóa của nó là mạnh nhất Mn+7 → Mn+2
- Trong môi trường trung tính: Mn+7 → Mn+4
- Trong môi trường kiềm: Mn+7 → Mn+6
10
Câu 4: Hãy nêu thứ tự của cho các hóa chất trong bài tổng hợp acid benzoic? Giải thích
tại sao phải cho theo thứ tự này?
- Thứ tự: 2.5ml benzyl alcol → 100ml nước cất → 5.5g KMnO4 → vài hạt đá bọt
- Vì KMnO4 tiếp xúc trực tiếp với benzyl ancol là một phản ứng sinh nhiệt lớn và xảy ra mạnh
mẽ dễ cháy nổ, nên phải cho nước cất vô trước để làm loãng nồng độ benzyl alcol

Câu 5: Vì sao phải đun hỗn hợp phản ứng đến sôi nhẹ trong 90 phút?
- Cung cấp nhiệt để phản ứng xảy ra nhanh hơn
- Đun đến sôi nhẹ: hổn hợp không bị sôi bùng và trào ra ngoài
- Thời gian 90 phút là để phản ứng xảy ra hoàn toàn

Câu 6: Trong bài tổng hợp acid benzoic, khi đun hỗn hợp phản ứng trong bình cầu trong
90 phút, các sản phẩn tạo thành là những chất gì? Viết phương trình phản ứng?
- Muối kali benzoat, KOH, MnO2, H2O
- Phương trình : 3C6H5CH2OH + 4KMnO4 → 3C6H5COOK + 4MnO2 + 4H2O + KOH

Câu 7: Trong bài tổng hợp acid benzoic tại sao phải đun hồi lưu? Tác dụng của đá bọt
khi cho vào là gì?
- Cung cấp nhiệt cho phản ứng, ngưng tụ lại hơi nước, tránh tình trạng acid benzoic bị thăng
hoa
- Tác dụng đá bọt: ổn định nhiệt độ sôi

Câu 8: Hãy nêu tên các sản phẩm của phản ứng tổng hợp acid benzoic ? C6H5CH2OH +
KMnO4 → ? Theo bài thực tập, trong 2 nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm, nguyên
liệu nào dư sau phản ứng? Giải thích tại sao?
- Sản phẩm tạo ra: muối kali benzoat, KOH, MnO2, H2O
- 3C6H5CH2OH + 4KMnO4 → 3C6H5COOK + 4MnO2 + 4H2O + KOH
- KMnO4 dư
- Lập tỉ lệ theo phương trình phản ứng: nKMnO4/4 > nC6H5CH2OH/3 → nKMnO4 dư

Câu 9: Sau phản ứng tổng hợp acid benzoic thì sản phẩn trong bình cầu là những chất gì?
Chất nào dễ loại bỏ nhất, và phương pháp loại bỏ là gì ?
- Sản phẩm tạo ra: muối kali benzoat, KOH, MnO2, H2O
- Mangan dioxide là dễ loại bỏ nhất, bằng cách lọc dưới áp suất giảm

Câu 10: Trong bài này sau khi lọc bỏ MnO2 thì hỗn hợp có màu gì? Đó là do chất gì và
cách loại bỏ như thế nào?
- Sau khi lọc MnO2 thì hỗn hợp có màu hồng đậm (hơi đen)
- Màu hồng đó là KMnO4 dư và MnO2 còn sót lại, loại bỏ bằng cách khử bằng Na2SO3 20%
trong môi trường HCl

Câu 11: Hãy nêu vài trò của HCl đậm đặc trong bài tổng hợp acid benzoic?
- Trung hòa KOH dư

11
- Chuyển muối kali benzoat thành acid benzoic
- Tạo môi trường acid để Na2SO3 loại bỏ KMnO4 dư và MnO2 còn sót lại

Câu 12: Vì sao khi cho HCl đậm đặc, phải kiểm tra để đạt pH = 2?
- Đảm bảo HCl dư để đẩy acid benzoic ra khỏi muối kali benzoat hoàn toàn
- Phải dư để làm môi trường phản ứng khử KMnO4 bằng Na2SO3

Câu 13: Hãy đề xuất 1 phương pháp loại bỏ MnO2 mà không sử dụng phương pháp lọc?
Giải thích phương pháp này?
- Khử MnO2 bằng Na2SO3 trong môi trường HCl
- Giải thích: MnO2 là chất kết tủa đen khi tác dụng với Na2SO3/HCl loãng sẽ tạo sản phẩm là
những muối tan trong nước
MnO2 + Na2SO3 + 2HCl → MnCl2 + Na2SO4 + H2O

Câu 14: Sau khi thực hiện xong phản ứng, sinh viên rửa bình cầu nhưng không thể sạch
được mà luôn có các vết màu đen. Đó là do chất gì và nêu cách rửa sạch?
- Chất tạo vết màu đen: MnO2
- Rửa bằng Na2SO3/HClloãng

Câu 15: Phương pháp tinh chế acid benzoic trong bài thực tập là gì ? Hãy đề xuất
phương pháp khác? Hãy cho biết giai đoạn nào trong quá trình tổng hợp aicd benzoic là
giai đoạn tinh chế?
- Phương pháp kết tinh lại
- Phương pháp khác: thăng hoa
- Giai đoạn tinh chế: + hòa tan nóng
+ lọc nóng
+ làm lạnh

Câu 16: Dung môi dùng để tinh chế acid benzoic trong bài thực tập là gì, vì sao ta có thể
chọn dung môi này?
- Dung môi là nước sôi
- Vì acid benzoid tan trong nước sôi và kết tinh lại trong nước lạnh và không bị phân hủy trong
nước

Câu 17: Vì sao phải đun nhẹ và khuấy đều acid benzoic trước khi lọc nóng?
- Đun nhẹ: để giữ nhiệt độ của acid benzoic, tránh làm cốc bị nguội trước khi lọc nóng để hạn
chế tối đa acid benzoic bám trên thành giấy lọc và đáy phễu
- Khuấy đều acid benzoic tan hết hoàn toàn trong nước nóng
→ Tránh mất lượng acid benzoic, hạn chế tối đa giảm hiệu suất tổng hợp

Câu 18: Nêu 3 yêu cầu về thao tác lọc nóng


- Sản phẩm thô phải tan hoàn toàn trong nước nóng
- Giấy lọc và phễu phải được tráng 2 – 3 lần bằng nước sôi để giữ ổn định nhiệt độ
- Lọc nhanh hỗn hợp qua giấy lọc để tránh kết tinh

12
Câu 19: Sau khi thu được thu được acid benzoic tinh khiết, nên để nguội từ từ hay làm
lạnh ngay? Giải thích?
- Nên làm nguội từ từ
- Vì dung dịch còn nóng nếu:
+ Làm lạnh ngay sẽ gây nứt vỡ dụng cụ chứa dung dịch
+ Làm lạnh ngay thì tinh thể acid benzoic khi tạo thành sẽ bị vụn và không có hình kim

Câu 20: Vì sao chỉ được sấy ở 60 độ? Nếu sấy ở nhiêt độ cao hơn hoặc thấp hơn sẽ như
thế nào? Giải thích?
- Sấy ở 60 độ để tránh sản phẩm bị thăng hoa
- Sấy ở nhiệt độ cao hơn acid benzoic sẽ bị thằng hoa (thăng hoa ở 100 độ )
- Sấy ở nhiệt độ thấp hơn sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu

BÀI 5: KIỂM ĐỊNH ACID BENZOIC


Câu 1: Nêu một vài tính chất vật lý của acid benzoic?
- Tinh thể hình kim hơi mảnh không màu hoặc bột kết tinh trắng
- Không mùi hoặc thoáng mùi cánh kiến trắng
- Ít tan trong nước lạnh, tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96 o, ether, chloroform và dầu
béo

Câu 2: Vai trò của NaOH trong thí nghiệm định tính acid benzoic?
- Tác dụng với acid benzoic tạo muối natri benzoat để định tính benzoat

Câu 3: Trong phản ứng định tính, cho quá thừa NaOH có bị ảnh hưởng gì không?
- Có bị ảnh hưởng
- Nếu cho quá nhiều NaOH sẽ đọc sai kết quả do: NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3↓. Tủa
tạo thành có màu nâu đỏ làm khó phát hiện tủa màu vàng nâu cần định tính hoặc xảy ra hiện
tượng (+) giả

Câu 4: Nêu cách so sánh hai ống thử và chuẩn trong giới hạn các hợp chất chứa clo của
acid benzoic? Giải thích tại sao phải quan sát như vậy?
- So sánh độ đục của hai ống. Ống thử không được đục hơn ống chuẩn
- Quan sát trên nền đen, hướng nhìn từ trên xuống
- Giải thích: nếu quan sát trên nền trắng sẽ khó ghi nhận và nhận định sai kết quả do độ đục và
nền trắng có màu tương đương nhau. Quan sát trên nền đen để làm nổi bật và giúp nhìn rõ độ
đục của ống nghiệm

Câu 5: Nêu cách so sánh hai ống thử và chuẩn trong giới hạn kim loại nặng của acid
benzoic? Giải thích tại sao phải quan sát như vậy?
- So sánh màu tạo thành trong ống thử và ống chuẩn: ống thử không được đậm màu hơn ống
chuẩn. Quan sát trên nền trắng, hướng nhìn ngang

13
- Giải thích: vì là quan sát màu sắc nên chọn nền trắng để tránh lẫn lộn màu sắc và nhìn rõ màu
trong ống nghiệm

Câu 6: Nêu cách pha 50ml dung dịch acid benzoic 5% dùng trong kiểm giới hạn kim loại
nặng của acid benzoic?
- Ta có: C% (kl/tt) = (mct/ Vdd) x 100% ⟹ mct = (5% x 50)/100% = 2.5g
- Cân chính xác 2.5g acid benzoic hoà tan trong cốc có mỏ 50ml với khoảng 20ml ethanol 96%
→ chuyển vào bình định mức 50ml → dùng khoảng 10ml ethanol tráng cốc có mỏ → dùng
ethanol định mức tới vạch

Câu 7: Viết phương trình phản ứng xảy ra trong định lượng acid benzoic?
- Phương trình: C7H6O2 + NaOH → C7H5O2Na + H2O

Câu 8: Tại sao phải trung tính hoá alcol trong định lượng acid benzoic?
- Alcol có thể bị lẫn acid trong quá trình sản xuất và bảo quản. C2H5OH có thể phân ly thành
H+ do đó lượng acid này có thể làm sai số trong quá trình định lượng

Câu 9: Tủa tạo thành trong kiểm giới hạn các hợp chất chứa clo của acid benzoic là gì? Vì
sao ống chuẩn đục?
- Tủa tạo thành: AgCl
- Trong ống chuẩn có chứa 1.2ml HCl 0.01N và 0.5ml AgNO3 0.1N. Phương trình phản ứng
xảy ra: HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Câu 10: Trong kiểm giới hạn kim loại nặng, tại sao ống đối chiếu phải có 2ml dung dịch
mẫu thử?
- Để tạo màu tương đồng giữa 2 ống để dễ so sánh
- 2ml dung dịch chế phẩm để làm đối chiếu cho những kim loại nặng khác không phải là chì

Câu 11: Vai trò của thuốc thử thioacetamid?


- Khi đun nóng trong môi trường kiềm (NaOH) tạo thành HS- tác dụng với kim loại nặng tạo
tủa mang màu

Câu 12: Trong thí nghiệm kiểm các chất dễ bị oxy hoá, tại sao lại dùng môi trường acid
sulfuric?
- Khả năng oxi hóa của KMnO4 là cao nhất trong môi trường acid và acid phù hợp là H2SO4.
Không thể dùng HCl vì HCl có tính khử khi tác dụng với KMnO4, cũng không thể dùng HNO3
vì HNO3 có tính oxi hóa

Câu 13: Trong thí nghiệm kiểm các chất dễ bị oxy hoá: giải thích hiện tượng “sau 5 phút
vẫn còn màu hồng”?
- Sau 5 phút có màu hồng do chế phẩm có chất khử (chất bị oxy hoá) không vượt quá giới hạn
để khử hết màu của KMnO4. Nếu mất màu hồng có nghĩa là lượng chất khử trong chế phẩm
quá nhiều và nó đã khử hết KMnO4

14
Câu 14: Tại sao phải vô cơ hoá trong kiểm giới hạn các hợp chất chứa clo?
- Vì nếu không vô cơ hoá thì Cl ở dạng hữu cơ (Cl gắn vòng benzen) sẽ không kết hợp được
với Ag+/AgNO3
- Muốn tạo được tủa AgCl để xác định độ đục thì bắt buộc Cl phải ở dạng vô cơ hay dạng
nguyên tử (Cl-).
- Cl- + Ag+/AgNO3 → AgCl↓ để xác định mẫu ban đầu có Cl hay không

Câu 15: Nêu một vài ví dụ về kim loại nặng?


- Kim loại nặng: As, Hg, Au, Pt…

Câu 16: Dựa vào hình, hãy mô tả cách tiến hành trung tính hoá alcol (hình 2 erlen một
bình dung dịch trắng, một bình dung dịch hồng)?
- Lấy khoảng 20ml ethanol 96% cho vào erlen (dưới erlen lót giấy trắng) + 1-2 giọt
phenolphtalein. Nếu dung dịch không màu, nhỏ từ từ từng giọt NaOH 0.1N (nạp lên buret) cho
đến khi vừa xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây

Câu 17: Dựa vào hình, hãy mô tả cách pha 50ml dung dịch acid benzoic 5% (hình bình
định mức 50ml)?
- Cân chính xác 2.5g acid benzoic hoà trong cốc có mỏ 50ml với khoảng 20ml ethanol 96% →
chuyển vào bình định mức 50ml → dùng khoảng 10ml ethanol tráng cốc có mỏ → dùng
ethanol định mức tới vạch

Câu 18: Dựa vào hình, hãy mô tả cách chuẩn bị ống thử và ống chuẩn trong kiểm kim
loại nặng (hình 2 ống nghiệm có nắp)?
- Ống thử: lấy 12ml dung dịch đã pha (50ml chế phẩm 5% trong ethanol 96%) + 2ml dung dịch
đệm acetat pH 3.5 + 1.2ml dung dịch chì thioacetamid, lắc đều để yên 2 phút
- Ống đối chiếu: 5ml ethanol 96% + 5ml Pb 1ppm + 2ml dung dịch chế phẩm + 2ml dung dịch
đệm acetat pH 3.5 + 1.2ml dung dịch chì thioacetamid, lắc đều để yên 2 phút

Câu 19: Dựa vào hình, hãy mô tả cách định lượng acid benzoic theo phương pháp trung
hoà (hình buret và erlen)?
- Hoà tan một lượng cắn chế phẩm được cân chính xác khoảng 0.200g trong 20ml ethanol đã
trung tính hoà + 20ml nước và vài giọt phenolphtalein
- Nạp dung dịch NaOH 0.1N lên buret và tiến hành chuẩn độ cho đến khi xuất hiện màu hồng
nhạt bền trong 30 giây

15

You might also like