Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


------

BÀI TẬP NHÓM

VẤN ĐỀ 2: Trình bày quy luật cạnh tranh. Lấy ví dụ một loại
hàng hóa cụ thể và phân tích hiện tượng cạnh tranh để sản
xuất ra hàng hóa này trên thị trường hiện nay? Doanh nghiệp
sản xuất ra mặt hàng này cần làm gì để có thể cạnh tranh
được trên thị trường?

Nhóm 3

HÀ NỘI, 2024

1
THÀNH VIÊN NHÓM 3

Họ và tên Mã sinh viên


Đậu Thị Thanh Thảo 22051542
Vũ Hương Lan 22051435
Lê Thị Dung 22051346
Vũ Thị Lan Anh 22051322
Lê Thị Quỳnh Trang 22051561
Nguyễn Quỳnh Chi 22051336
Nguyễn Lê Bảo Châm 22050316

1
MỤC LỤC

THÀNH VIÊN NHÓM 3......................................................................................1


MỤC LỤC..............................................................................................................2
I. QUY LUẬT CẠNH TRANH.....................................................................3
1.1. Khái niệm Quy luật cạnh tranh...........................................................3
1.2. Ví dụ về Quy luật cạnh tranh..............................................................4
1.3. Ý nghĩa của Quy luật cạnh tranh........................................................4
II. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG CẠNH TRANH ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG
HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO DOANH
NGHIỆP ĐỂ CÓ THỂ CẠNH TRANH ĐƯỢC TRÊN THỊ TRƯỜNG. .6
2.1. Giới thiệu chung về 2 doanh nghiệp nổi bật của dòng nước uống có
ga................................................................................................................6
2.1.1. The Coca-Cola Company..........................................................6
2.1.2. Pepsico.......................................................................................7
2.2. Phân tích sự cạnh tranh.......................................................................8
2.3. Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.................................................10

2
NỘI DUNG

I. QUY LUẬT CẠNH TRANH

1.1. Khái niệm Quy luật cạnh tranh

- Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
- Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản
xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Quy luật cạnh tranh là điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh
đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự
hợp tác cần chấp nhận cạnh tranh, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp
nhận cạnh tranh
=> Hoạt động cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu. Canh tranh phát
triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.

1.2. Ví dụ về Quy luật cạnh tranh

- Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng: Bên
bán thì luôn muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn bên mua luôn giá rẻ nhất
có thể, cả hai bên đều muốn cạnh tranh làm sao để mình có lợi nhất.
- Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng được thể hiện qua ví
dụ: Những sản phẩm Limited khác với mẫu thường và chỉ bán ra một số lượng
rất nhỏ, khiến cho sản phẩm trở nên đặc biệt và thu hút hơn với khách hàng.
Những khách hàng muốn sở hữu nó trong tay thì cần cạnh tranh với nhau.
- Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất được thể hiện thông
qua ví dụ: Hai công ty X và Y đều sản xuất quần áo thời trang cho giới trẻ. Hai
công ty cần có cho mình những chiến lược để cạnh tranh nhau thu hút được nhiều

3
khách hàng hơn. Công ty X thường đưa ra những hàng mẫu mã không mới,
không cập nhật xu hướng như công ty Y. Theo thời gian, công ty Y luôn bán
hàng được nhiều hơn, công ty X thua lỗ và phá sản.

1.3. Ý nghĩa của Quy luật cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là linh hồn của thị
trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính
của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy
vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó, cạnh
tranh trở thành động lực của sự phát triển.
- Thứ nhất, quy luật cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh
doanh trên thị trường. Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm
bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế sẽ tập trung vào tay những
doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh và tồn tại được trên
thị trường. Vai trò điều phối của cạnh tranh thể hiện thông qua các chu trình của
quá trình cạnh tranh.
- Thứ hai, quy luật cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong
môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm, giữa các bên tham gia
cạnh tranh. Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể
cung ứng và chính họ là người có thể quyết định trong các bên cạnh tranh.
- Thứ ba, quy luật cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh
tế một cách hiệu quả nhất. Mọi sự lãng phí hoặc tính toán sai lầm trong sử dụng
nguyên vật liệu đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Nhìn ở tổng
thể của nền kinh tế, cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh
doanh, giúp cho những doanh nghiệp cân nhắc sử dụng mọi nguồn nguyên,
nhiên, vật liệu một cách tối ưu nhất.
- Thứ tư, quy luật cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, giảm
chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường, mong giành
phần thắng về mình đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến
bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Cứ như thế,
cuộc chạy đua đó sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật
trong đời sống kinh tế và xã hội.

4
- Thứ năm, quy luật cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự
đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế – xã hội. Cạnh tranh đòi hỏi Nhà nước và
pháp luật phải tôn trọng tự do trong kinh doanh. Trong sự tự do kinh doanh,
quyền được sáng tạo trong khuôn khổ tôn trọng lợi ích của chủ thể khác và của
xã hội luôn được đề cao như một kim chỉ nam của sự phát triển. Sự sáng tạo làm
cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp độ
tăng trưởng của nền kinh tế. Sự sáng tạo không mệt mỏi của con người nhằm đáp
ứng những nhu cầu trong cuộc cạnh tranh thay đổi qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ
sở thúc đẩy sự phát triển liên tục và đổi mới không ngừng.

Tuy nhiên khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn
tới các tác động tiêu cực như:
- Một là cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường kinh
doanh. Khi đối thủ dùng biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là thủ
đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòn môi trường kinh doanh, thậm chí
xói mòn giá trị đạo đức xã hội.
- Hai là cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội. Chủ thể
chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy vai trò các nguồn lực đó gây lãng
phí nguồn lực xã hội.
- Ba là cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm tổn hại phúc lợi xã hội. Thay vì
nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu
cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh,
phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng.

5
II. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG CẠNH TRANH ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG
HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO DOANH
NGHIỆP ĐỂ CÓ THỂ CẠNH TRANH ĐƯỢC TRÊN THỊ TRƯỜNG

2.1. Giới thiệu chung về 2 doanh nghiệp nổi bật của dòng nước uống có ga

2.1.1. The Coca-Cola Company

Công ty Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company), có trụ sở


tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware, là một công ty đồ
uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc
gia của Hoa Kỳ. Công ty này được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng
đầu Coca-Cola, được dược sĩ John Stith Pemberton phát minh năm 1886
tại Columbus, Georgia.
- Năm 1891: Ông Asa G.Candler, dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta
đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công
thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2.300 USD.
- Năm 1893: thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở
hữu công nghiệp.
Và từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập
đoàn Coca-Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Hiện tại, sự
phát triển của thương hiệu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hơn 65 tỉ USD cho
nhãn hiệu Coca-Cola đã giúp thương hiệu này đứng đầu top bình chọn 100 nhãn
hiệu hàng đầu thế giới và giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường đồ uống có ga của
Mỹ, với 42,8% thị phần (vị trí thứ hai là của Pepsi với thị phần 31,1%). Tổng
cộng mỗi ngày có 1,7 tỷ sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường toàn cầu.
Công thức hiện tại của Coca-Cola vẫn là một bí mật thương mại được bảo
vệ chặt chẽ. The Coca-Cola Company chỉ sản xuất siro Coca-Cola cô đặc, sau
đó nó được bán cho các nhà máy đóng chai Coca-Cola được cấp phép trên toàn
thế giới.
Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị
trường với nhiều loại nước uống như sữa trái cây, nước suối, nước tăng lực, nước

6
trà, soda,...với nhiều thương hiệu khác nhau
như: Sprite, Fanta, Schweppes, Nutriboost, Teppy, Splash, Aquarius, Fuze
Tea, Dasani, Samurai, Barbican,…

2.1.2. Pepsico

PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Pepsi-Cola
Company và Frito-Lay, Inc.
- Năm 1898: Caled Bradlam mua bản quyền sáng chế cho thương hiệu
Pecola và đặt tên là Pepsi-Cola.
- Năm 1902: Thương hiệu Pepsi-Cola được đăng ký.
Kể từ đó PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên là Pepsi-Cola sang một
loạt các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống.
PepsiCo là một công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát
triển nhanh nhất thế giới hoạt động trên 100 năm, có mặt trên 200 quốc gia với
hơn 185000 nhân viên. Trụ sở chính tại Furrchase, New York.
PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu về sở thích đa dạng của
người tiêu dùng từ những sản phẩm mang tính vui nhộn, năng động cho đến
những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.
Tập hợp sản phẩm của PepsiCo tính đến năm 2015 (dựa trên doanh thu ròng
trên toàn thế giới) bao gồm 53% sản phẩm thực phẩm và 47% sản phẩm đồ uống.
Trên toàn cầu, các dòng sản phẩm hiện tại của công ty bao gồm vài trăm thương
hiệu, trong năm 2009 ước tính đã tạo ra khoảng 108 tỷ USD doanh thu bán lẻ tích
lũy hàng năm.
Tính đến năm 2015, 22 thương hiệu PepsiCo đã đạt được mốc trên 1 tỷ USD
doanh thu hàng năm, bao gồm: Pepsi, Diet Pepsi, Mountain Dew, Lay’s,
Gatorade, Tropicana, 7 Up, Doritos, Brisk, Quaker Foods, Cheetos, Mirinda,
Ruffles, Aquafina, Naked, Kevita, Propel , Sobe, H2oh, Sabra, Starbucks, Pepsi
Max, Tostitos, Sierra Mist, Fritos, Walkers và Bubly.

2.2. Phân tích sự cạnh tranh

7
Coca-Cola Pepsi
Các Coca-cola, Sprite, Fanta, Pepsi, Mirinda, 7up, Olong tea+,....
sản Joy,...
phẩm
chính
Định vị Chiến lược định vị của Coca- Hướng tới khách hàng mục tiêu là giới
sản cola là định vị nhắm vào sản trẻ, họ cố gắng liên kết thương hiệu của
phẩm phẩm. Với Coca-cola Việt mình với một phân khúc trẻ hơn, năng
Nam muốn định vị sản phẩm động hơn và yêu thích sự vui nhộn hoặc
trong lòng người tiêu dùng là có thể là người quan tâm đến sức khỏe,
một loại nước giải khát có lối sống lành mạnh. Khách hàng mục
hương vị đặc trưng và có vị trí tiêu: 13-35 tuổi thuộc nhiều tầng lớp
dẫn đầu thế giới (khao khát khác nhau.
làm bá chủ thế giới)
Chất Sản phẩm được kiểm nghiệm Toàn bộ sản phẩm Pepsi đều trải qua
lượng chặt chẽ về chất lượng, được quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và sản
sản bảo đảm về sự tiêu chuẩn hoá xuất trên quy trình hiện đại, đáp ứng
phẩm chất lượng trên toàn cầu. Điều nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của tập
này đã tạo ra tâm lý tin tưởng đoàn Pepsico (Hoa Kỳ) cũng như các
cho người tiêu dùng Việt Nam quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực
rằng họ đang được tiêu dùng phẩm tại Việt Nam, chủ động công bố
sản phẩm có chất lượng quốc minh bạch về nguyên liệu, hàm lượng
tế. các hương liệu trong quá trình sản xuất.
Chiến Coca Cola đã áp dụng nhiều Chiến lược định giá sản phẩm mới
lược chiến lược giá khác nhau để tương đối thấp với mục đích thâm nhập
giá cả đáp ứng nhu cầu của các thị thị trường nhằm thu hút số lượng khách
trường và khách hàng trên lớn, đồng thời đạt thị phần lớn. Điều
khắp thế giới. Coca Cola đã chỉnh giá để cung cấp chiết khấu cho
thể hiện tính sáng tạo và phản khách hàng thanh toán trước thời hạn
ánh yếu tố sức khỏe trong việc hoặc mua số lượng lớn. Các kiểu sản
giảm kích thước của lon sản phẩm của Pepsi được định giá khác
phẩm của họ. Điều này giúp nhau và tỷ lệ với chi phí tương ứng để
họ đáp ứng nhu cầu của khách sản xuất từng loại sản phẩm
hàng về sức khỏe mà không
khiến họ cảm thấy sự thay đổi
lớn về giá trị sản phẩm. Việc
tạo sự chấp nhận từ phía
khách hàng là một thành công
quan trọng trong chiến lược
giá của Coca Cola. Coca Cola
đã áp dụng chính sách giá
riêng biệt tại từng quốc gia để
tương thích với khả năng

8
thanh toán của người dân địa
phương. Điều này giúp họ
thâm nhập vào nhiều thị
trường khác nhau và đánh bại
các đối thủ cạnh tranh. Chiến
lược này cho phép Coca Cola
tối ưu hóa giá cả cho từng thị
trường cụ thể.
VD (Chiến lược giá cả của Pepsi để có thể cạnh tranh với Coca-Cola, là
“bậc tiền bối”): Pepsi sinh sau đẻ muộn, còn trải qua 2 lần phá sản và
chuyển nhượng. Pepsi vẫn không thể vực dậy được cho đến khi họ dùng
đến phương sách cuối cùng: Đóng Pepsi trong chai 10 ounce và bán với
giá 5 xu để cạnh tranh với chai CocaCola 6 ounce, có giá 10 xu. Chính
quyết định quan trọng này đã giúp doanh số bán hàng của Pepsi tăng gấp
đôi, gấp 3 lần.
Chiến Tập trung vào thị trường chủ Phân phối đa quốc gia, ở mỗi quốc gia
lược chốt tức là thị trường lớn chứ sẽ có chiến lược riêng phù hợp với thị
phân không phải đầu tư dàn trải hiếu, sở thích, văn hoá đặc thù. Hệ
phối công ty. Coca-cola tiếp tục thống phân phối đa dạng thông qua các
phát triển mạng lưới phân phối siêu thị, đại lý, các cửa hàng ăn nhanh,
ngày càng quy mô, phức tạp rạp chiếu phim,... Phân phối thông qua
và hoàn thiện hơn gồm các các kênh lớn như: BigC, Metro,
quán ăn, canteen, siêu thị, các Coopmart,... và các cửa hàng đồ ăn
điểm bán nước di động,.. nhanh như: McDonald’s, KFC, Lotteria
Hình Bằng những mẫu quảng cáo Chiến lược Influencer Marketing là một
thức trên báo chí hoặc những thước chiến lược hiệu quả của Pepsi. Họ đầu
quảng phim quảng cáo trên truyền tư nhiều vào tiếp thị thể thao, hợp tác
cáo hình. Quảng cáo thông qua với nhiều tổ chức thể thao khác nhau
(Chèn việc sử dụng hình ảnh của các trên toàn thế giới để quảng bá bản thân
thêm ngôi sao nổi tiếng tiêu biểu là tại các thị trường thiết yếu (VD: 2016,
video việc Coca mời nhóm nhạc hợp tác với Ban kiểm soát Cricket ở Ấn
quảng BTS làm đại diện cho sản Độ. 2017, hợp tác với UEFA
cáo) phẩm của mình. Cuối cùng là Champions’League). Cùng với đó,
quảng cáo bằng phương tiện Pepsi cũng hợp tác với nhiều nhóm
truyền thông: Coca tài trợ cho nhạc, ca sĩ nổi tiếng.
các chương trình truyền hình
như gameshow, chương trình
ca nhạc đặc biệt là các
liveshow (VD: Coca-cola đã
được chọn làm nước uống thể
thao cho Worlcup 2014, dành
tặng 30 thùng coca cho thế
vận hội Olympics 2020 tại

9
Tokyo Nhật Bản)

2.3. Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp

1) Tạo sự đổi mới liên tục, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ:
- Hiện nay, mọi người dần chú ý đến sức khỏe, những quán ăn nhanh cũng
đã thêm vào menu những món healthy hơn. Cần phát triển những sản phẩm nước
ngọt giảm đường, giảm calo.
- Ngoài ra mẫu mã cũng là điểm thu hút người tiêu dùng: Đưa ra mẫu mã
mới và chỉ bán vào mùa lễ đó.
2) Xây dựng thương hiệu mạnh, tạo lòng trung thành từ phía khách hàng
khách hàng
Thương hiệu Coca và Pepsi đã có độ phủ sóng và nhận diện cao nhất đối với loại
hàng nước có ga, doanh nghiệp cần thêm chiến lược quảng cáo, đầu tư vào việc
xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng.
3) Tận dụng công nghệ và kỹ thuật số; Tích hợp công nghệ và trải nghiệm
khách hàng
- Tạo ra chiến dịch tiếp thị trực tuyến sáng tạo, sử dụng các kênh truyền
thông xã hội và quảng cáo trực tuyến để tiếp cận và tương tác với khách hàng
hiệu quả
- Phát triển ứng dụng di động hoặc cung cấp trải nghiệm tương tác cho
khách hàng để tạo sự kết nối tốt hơn và thu hút sự quan tâm.
4) Chiến lược giá cạnh tranh
Thực hiện các chiến lược khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng và
tăng doanh số bán hàng
5) Chiến lược liên minh
Quan hệ đối tác chính thức hoặc không chính thức giữa hai hay nhiều tổ
chức nhằm đạt được các mục tiêu và cam kết chung của họ. Các chiến lược liên
minh rất linh hoạt nên dễ hấp dẫn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thi
trường.
6) Tạo các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và hiệu quả
Sử dụng các kênh truyền thông và chiến dịch quảng cáo thú vị, sáng tạo để
gây ấn tượng và tạo sự quan tâm từ người tiêu dùng.

10
- Hợp tác với người nổi tiếng
- Đưa sản phẩm có thể tạo thành trend (thông qua bài hát, thông điệp ấn
tượng)

11

You might also like