đất-ddai on tap

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI


Đề bài: “Hãy chỉ rõ những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất?
Hãy chỉ rõ những kết quả tích cực và những hạn chế về việc thực hiện sự bảo
đảm này của Nhà nước đối với người sử dụng đất trong thực tế thời gian
qua?”

Lớp : N08.TL2
Nhóm : 07

Hà Nội, 2024

1
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 07 Lớp: N08.TL2
Đề bài: “Hãy chỉ rõ những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng
đất? Hãy chỉ rõ những kết quả tích cực và những hạn chế về việc thực hiện sự bảo
đảm này của Nhà nước đối với người sử dụng đất trong thực tế thời gian qua?”
Kế hoạch làm việc nhóm:
− Ngày 20/03/2024, nhóm trưởng tạo nhóm chat chung trên Messenger để thuận
tiện cho thành viên trong việc trao đổi bài.
− Ngày 25/03/2024, nhóm trưởng chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
nhỏ có một bạn lead phụ trách nhóm nhỏ (Bạn lead phụ trách việc quán xuyến, đôn đốc
công việc của nhóm nhỏ mình và có trách nhiệm gửi bản tổng hợp của nhóm nhỏ sau
khi đã hoàn thành cho nhóm trưởng). Các nhóm có thời gian nghiên cứu bài, tìm tài
liệu, lập dàn bài và sau đó từ những đóng góp của các nhóm nhỏ, cả nhóm lớn sẽ cùng
thống nhất dàn bài hoàn chỉnh để bắt đầu chính thức làm bài.
− Ngày 20/04/2024, sau khi đã thống nhất dàn bài, các thành viên chính thức làm
bài.
− Các nhóm nhỏ tổ chức các cuộc họp và làm việc nhóm với nhau sôi nổi. Cả
nhóm hoàn thành bài đúng thời hạn, các thành viên tích cực làm bài và đóng góp ý
kiến.

2
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢTHAM GIA LÀM BÀI
TẬP NHÓM
Ngày: 10/05/2024
Nhóm số: 07 Lớp: N08.TL2 Khóa: 46
Tổng số thành viên của nhóm: 8
Đề bài: “Hãy chỉ rõ những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất? Hãy chỉ rõ
những kết quả tích cực và những hạn chế về việc thực hiện sự bảo đảm này của Nhà
nước đối với người sử dụng đất trong thực tế thời gian qua?”

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm:

STT MSSV Họ và tên Công việc Đánh giá Xếp loại


1 461652 Tạ Thị Yến Phần 3, Thuyết trình
2 461653 Sầm Mỹ Hạnh Phần 3, Làm Word
3 461655 Hoàng Nhật Khánh Mở đầu, Kết luận, Phần 1, Thuyết trình
4 461656 Phạm Hà Linh Phần 3, Làm PPT
5 461657 Hoàng Thị Ngân Phần 2, Thuyết trình
6 461658 Triệu Ngọc Thuyết Phần 4, Làm Word
7 461660 Nguyễn Minh Thư Phần 4, Làm PPT
8 461661 Đinh Đức Tuấn Phần 2, Thuyết trình

NHÓM TRƯỞNG
Thông tin liên hệ nhóm trưởng:
SĐT: 0989856922
Email: sammyhanhcb1@gmail.com

Sầm Mỹ Hạnh
Kết quả bài viết:…………………
Giáo viên chấm thứ nhất:……….
Giáo viên chấm thứ hai:…………
Kết quả thuyết trình:…………….
Giáo viên cho thuyết trình:………

3
MỤC LỤC
BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT...............................................................................6
MỞ ĐẦU...............................................................................................................6
NỘI DUNG...........................................................................................................7
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐẤT......................................................................................................7
1.1. Khái niệm “đảm bảo của Nhà nước”......................................................7
1.2. Khái niệm “người sử dụng đất”..............................................................7
II. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT.........................................7
2.1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của
người sử dụng đất...........................................................................................7
2.2. Cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho người sử dụng đất..........................................................8
2.3. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định
của pháp luật..................................................................................................8
2.4. Có chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất
nông, lâm nghiệp............................................................................................9
2.5. Bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp cho người được Nhà nước giao đất
trong quá trình thực hiện chính sách đất đai qua từng thời kỳ.....................10
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT.................................................10
3.1. Những kết quả tích cực.........................................................................10
3.1.1 Về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.....10
3.1.2 Về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư..........................................11

4
3.1.3 Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính.............................................................................................................11
3.2. Những hạn chế......................................................................................12
3.2.1. Về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất....12
3.2.2. Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.......................................13
3.2.3. Về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính.......................................................................................................14
IV. BÌNH LUẬN VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG LUẬT ĐẤT
ĐAI 2024.........................................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................19

5
BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Luật Đất đai năm 2013 : LĐĐ 2013


Luật Đất đai năm 2024 : LĐĐ 2024
Người sử dụng đất : NSDĐ
Quyền sử dụng đất : QSDĐ
Cơ quan Nhà nước : CQNN

6
MỞ ĐẦU
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xác lập quyền sở hữu, chiếm hữu có liên
quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối; quyết định đối với việc khai thác, quản lý và
sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia và đặc biệt là xác định những đảm bảo
của Nhà nước đối với NSDĐ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành, Luật đã
bộc lộ những tồn tại, hạn chế và gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích
hợp pháp của NSDĐ ở nước ta. Nhận thấy sự bất cập trong thực tiễn sử dụng đất
hiện nay ở nước ta, cũng như muốn nếu ra những quan điểm và giải pháp khắc phục
tình trạng trên, nhóm đã lựa chọn đề tài số 7: “Hãy chỉ rõ những đảm bảo của Nhà
nước đối với người sử dụng đất? Hãy chỉ rõ những kết quả tích cực và những hạn
chế về việc thực hiện sự bảo đảm này của Nhà nước đối với người sử dụng đất
trong thực tế thời gian qua?” để nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm “đảm bảo của Nhà nước”
Trước hết, "đảm bảo" có nghĩa là làm cho một việc chắc chắn thực hiện được,
giữ gìn được hoặc có được những gì cần thiết. Do vậy, bảo đảm của Nhà nước đối
với NSDĐ là các cách thức, biện pháp làm cho quyền của NSDĐ được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật, quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc
xây dựng và thực thi chính sách pháp luật, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
1.2. Khái niệm “người sử dụng đất”

NSDĐ là tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; cơ sở
tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở
nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho

7
thuê đất hoặc công nhận QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ hay cho phép được mua nhà ở
gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam1.

II. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người
sử dụng đất
Nhà nước đã thực hiện sự đảm bảo của mình đối với NSDĐ bằng nhiều chính
sách khác nhau, trong đó phải kể đến sự bảo hộ QSDĐ và tài sản gắn liền với đất
hợp pháp của NSDĐ. Vấn đề này đã được ghi nhận trong quá trình lập hiến, lập
pháp của nước ta. Sự bảo hộ này được quy định cụ thể tại Điều 166 LĐĐ 2013 về
quyền của NSDĐ. Nhóm thấy từ các quy định của LĐĐ 2013, cơ sở làm phát sinh
QSDĐ của mỗi chủ thể được hình thành chủ yếu từ hình thức giao đất và cho thuê
đất. Bên cạnh hình thức này, quá trình khai thác và sử dụng đất trên thực tế, giữa
các chủ thể thường có mối quan hệ trao đổi và lưu thông QSDĐ với nhau. Trước
thực tế này, Nhà nước đã công nhận việc chuyển QSDĐ hợp pháp giữa các chủ thể
sử dụng đất với nhau thông qua: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,
bảo lãnh, thừa kế, tặng cho… QSDĐ. Cùng với đó, Nhà nước cũng công nhận
QSDĐ hợp pháp cho những chủ thể mà nguồn gốc có được từ các quyết định của
CQNN có thẩm quyền. Sự ghi nhận này nhằm đảm bảo QSDĐ ổn định của những
chủ thể đang trực tiếp sử dụng đất, không gây xáo trộn các quan hệ đất đai.
2.2. Cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho người sử dụng đất

GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư
pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và NSDĐ 2. Khi Nhà nước
cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, NSDĐ có quyền
1
Điều 5 Luật đất đai năm 2013.
2
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.

8
khẳng định QSDĐ của họ là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Trong
các giao dịch dân sự về QSDĐ, giấy chứng nhận là điều kiện bắt buộc để NSDĐ
thực thiện các hoạt động như chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp… Giấy chứng
nhận còn là điều kiện để NSDĐ được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất. Việc
đăng ký và cấp Giấy chứng nhận bắt buộc phải thực hiện bởi những lí do sau: (i)
bảo vệ lợi ích hợp pháp của NSDĐ, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ
theo đúng quy định và nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền; (ii) Nhà nước có đầy đủ cơ sở và dữ liệu quản lý chặt chẽ toàn
bộ quỹ đất, đồng thời tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý cho phép Nhà nước quản lý đất
đai trên thị trường; (iii) có quan hệ mật thiết và hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ
khác của quản lý Nhà nước. Nhóm thấy rằng, GCNQSDĐ vừa chứa đựng nội dung
pháp lý, vừa chứa đựng nội dung kinh tế. Đồng thời, việc cấp GCNQSDĐ, quyền
sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nội
dung của sự đảm bảo này không những góp phần tăng thêm sức mạnh quản lý của
Nhà nước mà còn phát huy địa vị pháp lý của NSDĐ, tạo sự ổn định của NSDĐ yên
tâm sử dụng hợp pháp đất của mình.

2.3. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của
pháp luật
Qua các quy định của Luật Đất đai các thời kỳ, hoạt động thu hồi đất được
xem là công cụ quản lý nhà nước và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của nhà
nước đối với đất đai. Mặc dù có những khác biệt nhất định trong định nghĩa về thu
hồi đất trong LĐĐ 20033 và LĐĐ 20134 nhưng đều gây ra hậu quả pháp lý làm
chấm dứt QSDĐ của NSDĐ hoặc chấm dứt quyền quản lý đất đai của các chủ thể
được Nhà nước giao đất quản lý. Việc thu hồi đất phải tuân thủ mọi quy định về
trình tự, thủ tục và người bị thu hồi đất được nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định
3
Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003.
4
Khoản 11 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013.

9
cư5… nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước và của NSDĐ. Trong trường hợp NSDĐ
không có lỗi nhưng bị thu hồi đất, Nhà nước phải có trách nhiệm bù đắp thiệt hại
bằng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chế định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất dựa trên các cơ sở sau: (i) Nhà nước bồi thường lại những
thiệt hại về lợi ích vật chất và tinh thần cho NSDĐ bị ảnh hưởng; (ii) Tài sản và lợi
ích hợp pháp của NSDĐ phải được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ thông qua việc
bồi thường khi thu hồi đất; (iii) Nhà nước thay mặt xã hội thực hiện việc bồi
thường. Tóm lại, chính sách này nhằm bù đắp tổn thất mà NSDĐ phải chịu, đồng
thời giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội là hậu quả của việc Nhà nước thu hồi đất
nhằm ổn định tình hình chính trị, bảo đảm cho người dân nhanh chóng có nơi ở mới
để ổn định cuộc sống, giải quyết hài hoà giữa việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
Nhà nước, nhà đầu tư và NSDĐ.
2.4. Có chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất nông,
lâm nghiệp

Những năm gần đây, đất nước ta phát triển theo xu thế công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, kéo theo quá trình đô thị hoá. Khi đất nông nghiệp bị thu hồi, chuyển sang
sử dụng mục đích khác kèm theo tài nguyên đất bị suy thoái và ô nhiễm môi trường
thì lao động nông thôn đã gặp nhiều khó khăn. Thực trạng này đòi hỏi Nhà nước
phải có chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động
nông thôn. Nhà nước đã ban hành LĐĐ 2013, Nghị quyết số 26-NQ/TW 6, Quyết
định số 63/2015/QĐ-TTg7 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Cụ thể như trong QĐ số
63/2015/QĐ-TTg quy định về điều kiện hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất được
5
Điều 75 Luật Đất đai năm 2013.
6
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
7
Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

10
Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi còn trong độ tuổi lao động và
có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm: (i) Được đào tạo trình độ sơ cấp, hỗ
trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg8; (ii) Được vay vốn theo quy
định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, được vay vốn ưu đãi từ
Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật để học; (iii) Được hỗ trợ giải
quyết việc làm trong nước thông qua việc được tư vấn học nghề, định hướng nghề
nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm ở địa
phương. Như vậy có thể thấy, chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nguồn
vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

2.5. Bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp cho người được Nhà nước giao đất
trong quá trình thực hiện chính sách đất đai qua từng thời kỳ
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của
Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được
Nhà nước ta thống nhất quy định trong pháp luật đất đai qua các thời kỳ từ năm
1993 đến nay và được cụ thể hóa tại Khoản 2 Điều 2 LĐĐ 1993, Khoản 2 Điều 10
LĐĐ 2003 và Khoản 5 Điều 26 LĐĐ 2013. Như vậy, Nhà nước ta không thừa nhận
việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng theo quy định của Nhà nước trong
quá trình thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ. Đây là vấn đề xuyên suốt và
được kế thừa trong pháp luật đất đai, thể hiện rõ vai trò bảo đảm của Nhà nước đối

8
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình
độ sơ cấp, người lao động bị thu hồi đất.

11
với NSDĐ. Đây cũng là cơ sở pháp lý khẳng định nhà nước ta là chủ thể duy nhất
có quyền định đoạt đối với đất đai.
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Những kết quả tích cực
3.1.1 Về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất...được thực hiện chặt chẽ, đúng
quy định. Công tác giao đất, cho thuê đất được triển khai thực hiện tốt; việc quy
định chặt chẽ các căn cứ, điều kiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tiết kiệm của LĐĐ 2013 đã phân loại
và quy định cụ thể về trình tự thu hồi đất theo các mục đích và nội dung khác nhau.
Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện thủ tục
thu hồi đất theo quy định. Cũng trên cơ sở các quy định của LĐĐ 2013, nhiều văn
bản quy phạm pháp luật được ban hành quy định tương đối đầy đủ và chặt chẽ về
giao đất cho thuê đất như tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả việc giao
đất, cho thuê đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế- xã hội. Về cơ bản đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích sử dụng phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch được xét duyệt, phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ
cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng an ninh.

3.1.2 Về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư


Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi trong thực
hiện các mục tiêu phát triển hiện nay đang là tâm điểm gây chú ý của dư luận xã hội
nước ta hiện nay; Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của NSDĐ, pháp luật đất đai vẫn
cho phép NSDĐ mặc dù chưa có Giấy chứng nhận, nhưng có đủ điều kiện để được
cấp Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì vẫn
được bồi thường về đất.

12
3.1.3 Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính
Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, đến nay cả nước đã cấp được 41,6
triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại
đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp). Như vậy, sau hơn
hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số
30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 9,0 triệu giấy chứng nhận lần đầu, riêng năm
2013 cấp được 7,2 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 4,1 triệu ha, nhiều hơn 3,7
lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012. Tính đến 31/12/2013 có 63/63
tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản, đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp
giấy chứng nhận. Đặc biệt là LĐĐ 2013 bổ sung các quy định mới về xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn,
chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
về phát triển kinh tế xã hội; quốc phòng - an ninh.
3.2. Những hạn chế
3.2.1. Về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong quản lý thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, việc áp dụng thực hiện
quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định của LĐĐ 2013 còn gặp nhiều khó khăn như nhiều trường
hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp
với kế hoạch sử dụng đất hàng năm được duyệt, việc chuyển sang thuê đất đối với
các tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vẫn chưa được các địa phương triển
khai thực hiện, việc giao đất, cho thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp ở nhiều địa
phương vẫn chưa được thực hiện theo quy định, nhiều khu, cụm công nghiệp thực
hiện giao đất sản xuất khi chưa xây dựng xong các công trình hạ tầng, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ về môi trường. Thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất còn 1 số khâu chưa thực hiện đúng quy định như thực hiện thủ tục giao đất, cho

13
thuê đất đối với cả các tổ chức đang sử dụng đất, không có biên bản bàn giao đất
thực địa hoặc biên bản bàn giao đất thực địa lập trước khi ký quyết định cho thuê
đất hoặc trước khi ký hợp đồng thuê đất, giao đất, cho thuê đất xong đã lâu nhưng
chưa cấp giấy chứng nhận, chưa đăng ký vào sổ địa chính, trường hợp cho thuê đất
đối với tổ chức mua bán tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm không có
văn bản thẩm định về điều kiện mua bán tài sản9, thể hiện loại đất giao, cho thuê
chưa đúng quy định, nhiều trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng một
phần thửa đất nông nghiệp nhưng trong quyết định và sơ đồ thửa đất nông nghiệp
nhưng quyết định và sơ đồ thửa đất không xác định cụ thể vị trí, ranh giới diện tích
đất chuyển mục đích thành thửa đất riêng, có trường hợp khu đất cho thuê nằm trên
2 địa bàn đã lập thành 2 hồ sơ cho thuê đất đối với từng phần diện tích thuộc mỗi
địa bàn khác nhau.
3.2.2. Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Điều 68 LĐĐ 2013 quy định Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ
chức phát triển quỹ đất chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng
mặt bằng. Tuy nhiên Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể
thành viên thành phần của các thành viên trong Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái
định cư, không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng và cơ chế phối hợp của
Hội đồng với các cơ quan, tổ chức khác trong quá trình giải phóng mặt bằng. Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thành lập10 nhưng vẫn mang tính chung
chung và không có sự thống nhất gây ảnh hưởng tới địa vị pháp lý và hoạt động của
Hội đồng bồi thường trong hoạt động thực tiễn.

Trên thực tế, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa
phương thực hiện còn chậm, chưa đúng Nghị quyết và các quy định của pháp luật,
làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, gây
9
Điểm b Khoản 1 Điều 189 Luật Đất đai 2013.
10
Điều 33 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

14
thất thoát ngân sách nhà nước. Chưa có cơ chế hữu hiệu và chưa kiên quyết xử lý
các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng 11.Việc thực hiện thủ tục thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện
đúng quy định. Một số dự án chưa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu đất tái
định cư hoặc chưa hoàn thành xây dựng khu tái định cư đã quyết định thu hồi đất
hay các quy định về thu hồi đất vẫn chưa được thực hiện một cách thống nhất.
Nhiều vụ việc có sự tranh chấp không thống nhất được tài sản gắn liền với đất giữa
những người đang sử dụng đất bị thu hồi với hội đồng bồi thường giải tỏa. Nguyên
nhân là do người đang sử dụng đất bị thu hồi cố tình tạo lập tài sản. Thực tế hiện
nay diện tích, hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn chưa
phù hợp; tình trạng người dân khai khống về hoa màu, công trình để lấy tiền đền bù
khi Nhà nước thu hồi đất diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó vẫn xảy ra tình trạng
Uỷ ban nhân dân cho thuê đất không xác định thời điểm thu hồi đất12

Về thẩm quyền thu hồi đất tại một số địa phương thực hiện quy định về uỷ
quyền thu hồi đất của cấp tỉnh cho cấp huyện thực hiện còn chưa thống nhất, việc
xác định trách nhiệm của các cấp trong việc phê duyệt phương án bồi thường còn
chưa chặt chẽ, có địa phương cấp huyện được uỷ quyền quyết định thu hồi đất đồng
thời phê duyệt các phương án bồi thường, có địa phương chỉ uỷ quyền cho UBND
cấp huyện quyết định thu hồi đất, còn phương án bồi thường vẫn cho cấp tỉnh thực
hiện, có địa phương UBND cấp tỉnh chỉ uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định
thu hồi đất đối với các dự án liên quan đến nhiều huyện. Tình trạng nhà tái định cư
xây dựng kém chất lượng, xuống cấp nhanh, xa chợ, xa trường học, các công trình
hạ tầng tại khu tái định cư thi công dang dở, thậm chí không có điện, nước sạch.

11
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022- Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa
nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

12
Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai 2013

15
3.2.3. Về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính
Về điều kiện cơ bản để xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là đất đang sử dụng
không có tranh chấp và được sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên theo quy định tại
Điều 101 LĐĐ 2013 và Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì các mốc thời gian
dùng để xác định thửa đất được sử dụng ổn định vào loại đất gì, chứ không quy định
thửa đất được bắt đầu sử dụng từ thời điểm nào, trong thời gian bao lâu thì thoả mãn
điều kiện là sử dụng ổn định lâu dài. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong việc xem xét đất đang sử dụng có đủ
điều kiện được cấp GCNQSDĐ và có được bồi thường khi bị thu hồi đất hay
không. Bên cạnh đó, nghĩa vụ tài chính của NSDĐ trong trường hợp người bị thu
hồi đất chưa có GCNQSDĐ nhưng đủ điều kiện được bồi thường về đất cũng chưa
được quy định rõ. Tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định
trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường
phải trừ đi khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử
dụng đất, thu tiền đất, thuê mặt nước. Tuy nhiên, trường hợp nếu người bị thu hồi
đất chưa có GCNQSDĐ nhưng lại được bồi thường bằng đất thì họ có phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất bị thu hồi trước đây hay không và nếu có
nghĩa vụ này sẽ được xác định như nào vẫn chưa được quy định rõ.
Trên thực tế trong quá trình thực hiện việc cấp GCNQSDĐ còn xảy ra tình
trạng vi phạm thời hạn giải quyết, cấp đất không đúng diện tích theo thực tế, không
đúng đối tượng, xác định thời hạn, nguồn gốc sử dụng đất không chính xác,... Bên
cạnh đó, việc thực hiện quy trình xét giao đất chưa thật sự công khai, minh bạch,
hoạt động của hội đồng tư vấn xét cấp đất, xác định nguồn gốc đất tại một số nơi
còn bất cập. Giữa quản lý, sử dụng đất của người dân trên thực tế với hồ sơ của cơ
quan quản lý nhà nước chưa thống nhất làm phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo,

16
phản ánh về hành vi hành chính trong quá trình cấp GCNQSDĐ. Cùng với đó trong
tiếp nhận, giải quyết, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, cung cấp thông tin về quá trình
sử dụng đất còn thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng sai sót, phải trả hồ sơ giữa các cấp
khiến việc giải quyết kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần. Công tác xử lý, giải
quyết những trường hợp tồn tại, những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai như
giao đất trái thẩm quyền, xây dựng trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy
định gặp khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn cấp huyện
và UBND cấp xã.
IV. BÌNH LUẬN VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2024
Những giải pháp để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện pháp luật đất
đai đã được Nhà nước thể chế hoá bằng những quy định trong Luật Đất đai 2024.
Vì vậy, nhóm xin bình luận những thay đổi của Luật Đất đai 2024 về đảm bảo của
Nhà nước đối với NSDĐ như sau:
Nhóm cho rằng, qua các bản Dự thảo luật và mới đây nhất LĐĐ 2024 (có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2024) đã có nhiều thay đổi tích cực, khắc phục được
nhiều hạn chế còn tồn tại trong LĐĐ 2013, đã đảm bảo quyền lợi của NSDĐ tốt hơn
so với LĐĐ 2013. Điều 17 trong LĐĐ 2024 đã rút gọn đi 3 khoản nhỏ so với Điều
26 LĐĐ 201313, tuy nhiên, LĐĐ 2024 vẫn thể hiện rõ sự đảm bảo của nhà nước đối
với NSDĐ bởi khoản 1 Điều 17 LĐĐ 2024 đã có nội dung bao hàm khoản 2, 3, 4
Điều 26 LĐĐ 2013; cùng với đó còn có các quy định ở trong các điều luật. Cụ thể:
Thứ nhất, LĐĐ 2024 quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định riêng trường hợp thu hồi
đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các
trường hợp quy định tại điều trước đó thì Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung thêm các

13
Xem Phụ lục 1

17
trường hợp thu hồi đất. Theo đó, Điều 79 LĐĐ 2024 quy định cụ thể 31 trường hợp
Nhà nước “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”.
Thể hiện Nhà nước đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dễ giám sát và khắc
phục được tình trạng có một số trường hợp địa phương thu hồi đất tràn lan như đã
xảy ra trước đây.
Thứ hai, Điều 138 LĐĐ 2024 tiếp tục quy định “cấp GCNQSDĐ, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất không có giấy tờ về QSDĐ mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc
trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền. Việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất ổn định mà không có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại Điều 137
của Luật này, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 và Điều 140 của Luật
này”. Đặc biệt là tại khoản 9 Điều 138 LĐĐ 2024 đã bổ sung quy định “có tính đổi
mới” về trách nhiệm của Nhà nước phải cấp GCNQSDĐ cho tất cả NSDĐ theo yêu
cầu hoặc cả trường hợp NSDĐ không có yêu cầu. Nhóm cho rằng, đây là thay đổi
rất lớn, rất căn bản trong công tác quản lý nhà nước, bởi lẽ Điều 101 LĐĐ 2013 tuy
đã quy định “cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về QSDĐ”, nhưng
do chưa quy định “Nhà nước có trách nhiệm cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện theo quy định tại
Điều này”. Do vậy, khoản 9 Điều 138 LĐĐ 2024 vừa bảo đảm được quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của NSDĐ vừa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước
đối với NSDĐ và vừa nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với đất
đai.
Thứ ba, Chương VII LĐĐ 2024 đã quy định chặt chẽ về công tác “bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,

18
chính đáng của người có đất bị thu hồi. Đồng thời, LĐĐ 2024 đã bỏ khung giá đất
và quy định bảng giá đất, theo đó bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá
đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026 và được điều chỉnh từ
ngày 01/01 của năm tiếp theo. Như vậy, trên cơ sở kế thừa, Luật mới đã quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người có đất bị thu hồi.

KẾT LUẬN

Thực tiễn bảo đảm của Nhà nước đối với NSDĐ cũng cho thấy, tuy những
năm qua việc bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất của nước ta đã có những kết
quả tích cực. Song thực tiễn áp dụng những bảo đảm này vào cuộc sống hướng đến
sử dụng nguồn lực đất đai một cách hiệu quả vẫn còn những khó khăn, sai phạm
nhất định khiến cho một số quy định về vấn đề này bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Nhận thức rõ được tính rắc rối và phức tạp của vấn đề, mặc dù còn nhiều hạn chế
song nhóm đã nêu những vấn đề lý luận, quy định pháp luật về quyền của người sử
dụng đất và những bảo đảm của Nhà nước đối với vấn đề trên và đưa ra các giải
pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định về sự đảm bảo của Nhà nước đối với
quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Văn bản pháp luật:


1. Luật Đất đai số 13/2003/QH11;
2. Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13
3. Luật Đất đai của Quốc hội, số 31/2024/QH15;
4. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
5. Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động
bị thu hồi đất.
6. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, người lao động bị thu hồi đất.
7. Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất
8. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022- Hội nghị lần thứ năm BCH
Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính
sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa
nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
*Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2022.
2. Đại học Khoa học tự, Giáo trình “Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
*Tài liệu tham khảo thêm:
1. Hoàng Trang Ly, “Pháp luật về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử
dụng đất và vấn đề thực thi trong thực tế”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
2019.
2. Báo Điện tử Chính phủ, “Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”,
2023, truy cập ngày 14/05/2024

20
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, “Luật Đất đai 2024: Nguyên tắc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, 2024, truy cập ngày
14/05/2024
4. Lê Văn Trung, “Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp của người dân khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Nghề
Luật, số 2/2016

21
PHỤ LỤC 1
Bảng so sánh sự thay đổi quy định “Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng
đất”:

LĐĐ 2013 LĐĐ 2024 Sự thay đổi

Điều 26. Bảo đảm của Điều 17. Bảo đảm của - Kế thừa Khoản 1 và
Nhà nước đối với người Nhà nước đối với người Khoản 5 Điều 26 của
sử dụng đất sử dụng đất Luật Đất đai 2013.
1. Bảo hộ quyền sử dụng 1. Nhà nước bảo hộ - Tại Điều 17 Luật Đất
đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và tài đai năm 2024 không quy
đất hợp pháp của người sử sản gắn liền với đất hợp định: cấp Giấy chứng
dụng đất. pháp của người sử dụng nhận quyền sử dụng đất;
2. Cấp Giấy chứng nhận đất. bồi thường hỗ trợ tái định
quyền sử dụng đất, quyền 2. Nhà nước không thừa cư khi nhà nước thu hồi
sở hữu nhà ở và tài sản nhận việc đòi lại đất đã đất vì mục đích quốc
khác gắn liền với đất cho được giao theo quy định phòng, an ninh; phát triển
người sử dụng đất khi có của Nhà nước cho người kinh tế xã hội vì lợi ích
đủ điều kiện theo quy khác sử dụng trong quá quốc gia, công cộng;
định của pháp luật. trình thực hiện chính chính sách tạo điều kiện
cho người trực tiếp sản
3. Khi Nhà nước thu hồi sách đất đai của Nhà
xuất nông nghiệp, lâm
đất vì mục đích quốc nước Việt Nam dân chủ
nghiệp, nuôi trồng thủy
phòng, an ninh; phát triển cộng hòa, Chính phủ
sản, làm muối không có
kinh tế - xã hội vì lợi ích Cách mạng lâm thời
đất sản xuất do quá trình
quốc gia, công cộng thì Cộng hòa miền Nam
chuyển đổi cơ cấu sử
người sử dụng đất được Việt Nam và Nhà nước
dụng đất và chuyển đổi
Nhà nước bồi thường, hỗ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cơ cấu kinh tế được đào
trợ.
tạo nghề, chuyển đổi
4. Có chính sách tạo điều nghề và tìm kiếm việc

22
kiện cho người trực tiếp làm quy định tại các
sản xuất nông nghiệp, lâm Khoản 2, Khoản 3, Khoản
nghiệp, nuôi trồng thủy 4 Điều 26 Luật Đất đai
sản, làm muối không có năm 2013.
đất sản xuất do quá trình
chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất và chuyển đổi cơ
cấu kinh tế được đào tạo
nghề, chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm.
5. Nhà nước không thừa
nhận việc đòi lại đất đã
được giao theo quy định
của Nhà nước cho người
khác sử dụng trong quá
trình thực hiện chính sách
đất đai của Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa,
Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

23

You might also like