NCKH Nhóm 10 - ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


----- & -----

BÁO CÁO/BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN/BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Quang Thái


Nhóm thực hiện:
STT MSV Họ và tên Lớp Điểm

1. 1776030056 Vũ Thành Đạt TTDPT-


1705
2. 1776030205 Phạm Thanh TTDPT-
Thảo Nguyên 1705
3. 1776030074 Phan Thị TTDPT-
Duyên 1705
4. 1776030250 Phạm Đức TTDPT-
Thành 1705
5. 1776030140 Lê Minh Khuê TTDPT-
1705
Hà Nội, tháng 03 năm 2024
ABSTRACT
Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định tác động của việc làm thêm đối với
kết quả học tập của sinh viên. Dữ liệu từ 102 sinh viên được thu thập và phân tích dựa
trên các yếu tố như giới tính, số năm học tại đại học và kinh nghiệm làm việc. Các biến
được nghiên cứu bao gồm thời gian làm việc, tính chất công việc, quản lý thời gian, thu
nhập và hỗ trợ xã hội. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố quản lý thời gian, thu nhập, thời
gian và hỗ trợ xã hội đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất học tập, với sự hỗ trợ xã
hội được xác định là yếu tố có tác động mạnh nhất.
Keyword: Sinh viên, công việc làm thêm, kết quả học tập.

1. MỞ ĐẦU
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra có một sự gia tăng đáng chú ý về tỷ lệ sinh viên đại
học đi làm thêm trong thời gian học. Carroll và Kopka (1988), tính toán từ năm 1980 đến
1984 đã phát hiện ra rằng một trong mỗi 12 sinh viên đã làm việc hơn 8 giờ một ngày,
trong khi 25% làm việc không quá 20 giờ trong tuần. Ngoài ra, tại Mỹ, trong 2 năm 2003-
2004, khoảng 80% sinh viên vừa học vừa làm (King, 2006), tăng 8% so với một thập kỷ
trước khi 72% sinh viên có việc làm, theo báo cáo của Cuccaro và Choy (1998). Theo Bộ
Lao động Hoa Kỳ (2013), số liệu trên cho thấy sự tăng trong số lượng sinh viên làm thêm
và tương ứng với việc làm thêm giờ trên các trường đại học ở Mỹ. Theo Babcock và
Marks (2010), năm 1961 sinh viên Hoa Kỳ dành khoảng 40 giờ học mỗi tuần cho các lớp
học so với khoảng 27 giờ mỗi tuần năm 2003, cho thấy thời gian học tập của họ giảm
đáng chú ý. Nghiên cứu của Young (2002) cho thấy rằng 12% sinh viên năm đầu học ít
nhất 26 giờ, trong khi 63% học ít nhất 15 giờ, và 19% chỉ học từ 1 đến 5 giờ trong tuần.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên năm cuối, có 20% học dưới 5 giờ, ít hơn
cả sinh viên năm nhất. Những người làm việc dưới 15 tiếng có điểm GPA tốt hơn nhiều
so với những người làm việc hơn16 tiếng hay những ai không có việc. Điều này ngụ ý
rằng việc thực hiện đủ số lượng công việc thích hợp sẽ mang lại kết quả học tập tốt hơn.
Sinh viên đang làm việc để kiếm tiền nhiều hơn, góp phần vào việc giảm thời gian
học của họ. Thêm vào đó, nhiều sinh viên cũng làm việc trong thời gian đi học đại học
với mục tiêu trang trải các chi phí hoặc nhu cầu cơ bản (Callender, 2008); giảm áp lực tài
chính cho bố mẹ (Hall, 2010); mở rộng mạng lưới quan hệ đa dạng (Curtis, 2007)…
Các nghiên cứu trước chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa sự kiên trì và thành
tích học tập (GPA) của sinh viên và mức độ hạnh phúc của sinh viên (Bryant, 2009;
Pascarella,, 2005). Nhiều người tin rằng điểm trung bình GPA của học sinh là thước đo
tốt nhất cho sự thành công trong học tập và trong tương lai của họ (Pascarella và
Terenzini, 1991; Mortenson, 2005). Giáo dục đại học có xu hướng quan tâm đến sự hài
lòng của sinh viên vì nó có tác động tiềm ẩn đến động lực, khả năng giữ chân, nỗ lực
tuyển dụng và gây quỹ của sinh viên.
Muluk (2017) đã phát hiện ra “loại công việc làm thêm” nào tác động tiêu cực đến
kết quả học tập của sinh viên. Theo Antonio và Alessia (2016), nếu công việc bán thời
gian không liên quan đến môn học sẽ gây bất lợi đến kết quả ở trường; mặt khác, nếu có
mối liên kết thì sẽ có tác động tích cực. Hỗ trợ về mặt tài chính của gia đình là tiền giúp
thanh niên chi trả cho việc học của mình. Ermisch (2001), Agus và Makhbul (2002)
khẳng định sinh viên nào có được giúp đỡ từ gia đình sẽ gặp ít vấn đề hơn ở trường và sẽ
học tốt hơn những học sinh không nhận được sự giúp đỡ đó.
Hiểu được cách công việc làm thêm có ý nghĩa đến hiệu suất học tập của sinh viên
là điều quan trọng đối với nhiều bên liên quan, bao gồm sinh viên, phụ huynh, cố vấn học
vụ, tư vấn viên, giáo viên và doanh nghiệp. Với một phần lớn sinh viên đại học tham gia
vào các công việc bán thời gian, việc nhận biết các tác động tiềm ẩn của những công việc
này, bao gồm số giờ làm việc, đối với thành tích học tập là rất quan trọng. Các nghiên
cứu của Callender (2008), Hall (2010), Ready và Malone (2012) nhấn mạnh sự quan tâm
của sinh viên đối với cách công việc của họ ảnh hưởng đến sự hài lòng toàn diện với
trường đại học và điểm trung bình chung (GPA). Sinh viên cũng tìm kiếm sự hướng dẫn
để xác định số giờ làm việc lý tưởng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất học tập hoặc sự
hài lòng của mình. Việc giải quyết những câu hỏi này là rất quan trọng để cải thiện tỷ lệ
giữ chân và tốt nghiệp, những ưu tiên chính cho các tư vấn viên và quản trị viên.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng và thống kê mô tả, với
đối tượng nghiên cứu là sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội ở các độ tuổi khác nhau
và học tập tại các trường đại học khác nhau. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi
trực tuyến, đo bằng thang đo Likert-5 và tiến hành lượng hóa, phân tích bằng phần mềm
thống kê SPSS để đưa ra các kết luận có tính hợp lý và khoa học.
Mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình gốc của Lưu Chí Danh và cộng sự (2023),
từ đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Thu
nhập

Thời
gian Sự hỗ
làm trợ
việc
Kết quả học
tập

Tính
Quản lý
chất
thời
công
gian
việc

Nguồn: tác giả đề xuất (2024)


3. KẾT QUẢ
Bảng 1: Giới tính
Gioitinh
Tần suất % % hợp lệ % tích lũy
Valid 0 45 44.1 44.1 44.1
1 57 55.9 55.9 100.0
Tổng 102 100.0 100.0
(Nam 1, Nữ 0)
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Trong số 102 sinh viên tham gia khảo sát, tỷ lệ phần trăm của sinh viên nữ là
44,1%, trong khi sinh viên nam chiếm 55,9%. Sự phân chia này chứng minh rằng mức độ
quan trọng của việc làm thêm đối với cả hai giới không có sự chênh lệch đáng kể.
Bảng 2: Sinh viên
Sinh viên
Tần suất % % hợp lệ % tích lũy
Valid 1 25 24.5 24.5 24.5
2 27 26.5 26.5 51
3 31 30.4 30.4 81.4
4 19 18.6 18.6 100.0
Tổng 102 100.0 100.0
(1: năm nhất, 2: năm hai, 3: năm ba, 4: năm bốn)
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Dựa trên số liệu, 24% sinh viên đang học năm nhất, 26,5% sinh viên học năm hai,
30,4% sinh viên học năm ba và 18,6% sinh viên học năm bốn. Tỷ lệ phân bố này cho
thấy một sự đa dạng trong cấp độ học vị của sinh viên tham gia nghiên cứu.
Bảng 3: Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc
Tần suất % % hợp lệ % tích lũy
Valid 1 32 31.4 31.4 31.4
2 20 19.6 19.6 51.0
3 22 21.6 21.6 72.5
4 28 27.5 27.5 100.0
Tổng 102 100.0 100.0
(1: dưới 3 tháng, 2: từ 3 đến 6 tháng, 3: từ 9 tháng đến 1 năm, 4: hơn 1 năm)
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Trong tổng số 102 sinh viên tham gia, có 31,6% sinh viên có kinh nghiệm làm
việc ít hơn 3 tháng, 19,6% sinh viên đã có kinh nghiệm làm việc từ 3-6 tháng, 21,6% sinh
viên làm việc từ 9 tháng đến 1 năm và 27,5% sinh viên làm việc hơn 1 năm. Dựa vào
khảo sát, ta thấy một biến động đáng kể trong kinh nghiệm làm việc của sinh viên, từ
ngắn hạn đến dài hạn.
Bảng 4: Quản lý thời gian
Quản lý thời gian
KT GTTT GTTĐ GTTB ĐLC
mẫu
Valid QLTG1 Phân bổ thời gian 102 1 5 2.88 .775
QLTG2 Xây dựng kế hoạch 102 1 5 2.81 .829
QLTG3 Sử dụng phần mềm 102 1 5 2.81 .805
quản lý thời gian
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Dựa trên các biến QLTG1, QLTG2 và QLTG3 với các giá trị TB lần lượt là 2.88,
2.81 và 2.81, có thể nhận thấy rằng sinh viên có thái độ trung lập với mức độ “phân bổ
thời gian”, “xây dựng kế hoạch” và “sử dụng phần mềm quản lý thời gian”. Điều này có
thể được hiểu là sinh viên không có sự ưu tiên cao hoặc thấp đối với các khía cạnh này
trong quản lý thời gian của họ.
Bảng 5: Tính chất công việc
Tính chất công việc
KT GTTT GTT GTTB ĐLC
mẫu Đ
Valid TCCV1 Công việc phù hợp với lịch 102 1 4 3.02 .771
thời gian học tập
TCCV2 Công việc có liên quan đến 102 2 5 3.03 .710
chương trình học
TCCV3 Công việc giúp phát triển 102 1 5 3.19 .829
kỹ năng mềm
TCCV4 Công việc giúp tập trung 102 3 5 3.92 .780
hơn
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Kết quả giá trị trung bình của tất cả các biến dao động trong khoảng từ 3-4, thể
hiện sự đồng tình của tất cả các sinh viên với ý kiến tính chất công việc phù hợp, cụ thể
khi công việc đó “liên quan đến chương trình học”, “giúp phát triển kỹ năng mềm” và
giúp sinh viên “tập trung hơn”. Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2010) cũng cho thấy
rằng một trong những lý do chính thúc đẩy sinh viên làm thêm là để tích lũy kinh nghiệm
làm việc và kỹ năng thực tế. Nghĩa là, sinh viên tin rằng công việc bán thời gian mang lại
cho họ cơ hội phát triển nhiều kỹ năng xã hội và cá nhân, chẳng hạn như kỹ năng giao
tiếp và sự tự tin thông qua làm việc và ứng xử với người khác, cũng như ý thức về năng
lực và trách nhiệm, từ việc đi làm đúng giờ và thực hiện các nhiệm vụ được chỉ định
(Coventry và cộng sự, 1984; Munro, 1989; Wilson và cộng sự, 1987).
Bảng 6: Yếu tố thu nhập
Yếu tố thu nhập
KT GTTT GTTĐ GTTB ĐLC
mẫu
Valid THUNHAP Thu nhập hấp dẫn 102 1 5 2.78 .886
1
THUNHAP Thu nhập giúp trang 102 1 4 2.82 .723
2 trải chi phí học tập và
đời sống
THUNHAP Thu nhập là động lực 102 1 5 2.75 .884
3 để tập trung việc học
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Dựa vào bảng, có thể thấy sinh viên đánh giá yếu tố thu nhập được mang lại từ
công việc làm thêm là một yếu tố động viên hoặc có ảnh hưởng tương đối tích cực với
cuộc sống của họ. Yếu tố được đề cập thường xuyên nhất khuyến khích sinh viên làm
việc bán thời gian là mong muốn kiếm tiền (Bentley và O'Neil, 1984; Coventry và cộng
sự, 1984; Hobbs và Grant, 1991; Latty, 1989 ; Munro, 1989; Nolan và Hagen, 1989).
Callender (2008) lưu ý rằng một số lượng đáng kể sinh viên làm việc bán thời gian để
giảm bớt căng thẳng tài chính và kiếm đủ tiền để trả cho các nhu cầu, chi phí cơ bản.
Bảng 7: Yếu tố thời gian
Yếu tố thời gian
KT GTTT GTTĐ GTTB ĐLC
mẫu
Valid THOIGIAN1 Thời gian linh hoạt 102 1 4 2.88 .708
THOIGIAN2 Thời gian phù hợp với 102 1 5 2.99 .814
lịch học
THOIGIAN3 Thời gian làm việc 102 2 5 3.03 .850
không áp lực
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Sinh viên thường đồng tình với các yếu tố về “thời gian linh hoạt”, “phù hợp với
lịch học” và “không có áp lực” khi nhắc đến một công việc làm thêm nào đó. Phần lớn
sinh viên cảm thấy thoải mái với giờ giấc làm việc và không phải chịu nhiều áp lực lớn,
cũng như dễ dàng điều chỉnh thời gian làm việc để đạt được mức độ linh hoạt cao nhất.
Bảng 8: Yếu tố hỗ trợ
Yếu tố hỗ trợ
KT GTT GTTĐ GTTB ĐLC
mẫu T
Valid HOTRO Công ty hỗ trợ về thời 102 2 5 3.21 .775
1 gian
HOTRO Gia đình hỗ trợ tài chính 102 1 5 2.99 .862
2 làm giảm áp lực tài chính
khi làm việc
HOTRO Bạn bè hỗ trợ nhau trong 102 1 5 3.09 .822
3 học tập
Nguồn: trích xuất từ SPSS (2024)
Dựa trên giá trị trung bình của tất cả các biến gần như từ 3 trở lên, có thể thấy sinh
viên đều đồng tình với ý kiến có “doanh nghiệp hỗ trợ thời gian”, “gia đình hỗ trợ tài
chính” và “bạn bè hỗ trợ”. Các doanh nghiệp sử dụng lao động là sinh viên dưới hình
thức làm thêm sau giờ học thường sẽ cung cấp các biện pháp hỗ trợ như thời gian linh
hoạt, chính sách làm việc linh động giúp sinh viên dễ dàng quản lý thời gian giữa việc
làm và học. Giá trị trung bình của biến hỗ trợ từ gia đình tuy cao nhưng không bằng hỗ
trợ từ công ty, mặc dù gia đình có thể cung cấp một phần hỗ trợ tài chính, nhưng có thể
không đủ để giảm hoàn toàn áp lực tài chính khi làm việc.
Bảng 8: Kết quả học tập
Kết quả học tập
KT GTTT GTTĐ GTT ĐLC
mẫu B
Valid KQHT1 Theo kịp, hiểu bài trên lớp 102 1 5 2.70 .742
KQHT2 Tham gia đóng góp, phát 102 1 4 2.74 .783
biểu trong quá trình học
KQHT3 Kết quả kiểm tra đa phần 102 1 4 2.80 .704
đạt điểm tốt.
KQHT4 Kết quả học tập ổn định 3 5 3.96 .843
Trong số liệu tổng hợp, biến “Kết quả học tập ổn định” được sinh viên đồng tình
cao nhất với GTTB gần 4. Các yếu tố khác như “hiểu bài trên lớp”, “tham gia đóng góp,
phát biểu” hay “kết quả đa phần đạt điểm tốt” đều đạt trên mức trung bình, thể hiện sinh
viên có nỗ lực nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu.
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Điều kiện cho kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha là hệ số Cronbach’s Alpha >0.6
đồng thời tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
Item-Total Statistics
Scale Cronbach's Kết luận
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Cronbach’s Alpha QLTG = 0.808
QLTG1 5.63 2.038 .703 .689 Chấp nhận
QLTG2 5.70 2.075 .599 .797
QLTG3 5.70 2.016 .669 .722
Cronbach’s Alpha TCCV = 0.518
TCCV1 10.14 2.436 .368 .392 Loại thang
TCCV2 10.13 2.291 .522 .263 đo TCCV4
TCCV3 9.97 2.108 .465 .287 vì tương
TCCV4 9.24 3.390 -.028 .710 quan biến
tổng nhỏ
hơn 0.3
Cronbach’s Alpha TCCV = 0.710
TCCV1 6.22 1.735 .523 .626 Chấp nhận
TCCV2 6.21 1.809 .564 .583
TCCV3 6.05 1.631 .505 .654
Cronbach’s Alpha THUNHAP = 0.832
THUNHAP1 5.58 1.870 .840 .605 Chấp nhận
THUNHAP2 5.54 3.083 .427 .984
THUNHAP3 5.61 1.825 .872 .567
Cronbach’s Alpha THOIGIAN = 0.626
THOIGIAN 6.02 1.861 .454 .511 Chấp nhận
1
THOIGIAN 5.91 1.665 .433 .532
2
THOIGIAN 5.87 1.597 .428 .543
3
Cronbach’s Alpha HOTRO = 0.759
HOTRO1 6.08 2.172 .575 .694 Chấp nhận
HOTRO2 6.29 1.873 .624 .637
HOTRO3 6.20 2.060 .573 .696
Cronbach’s Alpha KQHT = 0.551
KQHT1 9.50 2.193 .590 .255 Loại bỏ
KQHT2 9.46 2.291 .480 .349 KQHT 4 vì
KQHT3 9.39 2.439 .503 .347 Tương quan
KQHT4 8.24 3.528 -.063 .795 biến tổng
nhỏ hơn 0.3
Cronbach’s Alpha KQHT = 0.795
KQHT1 5.54 1.736 .635 .723 Chấp nhận
KQHT2 5.50 1.599 .665 .692
KQHT3 5.43 1.852 .616 .744
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy
Thứ nhất, trong nhóm biến QLTG được giữ lại với 3 thang đo là QLTG1, QLTG2,
QLTG3 với hệ số Cronbach Alpha =0.808 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất
là 0.599 >0.3.
Thứ hai, trong nhóm biến TCCV được giữ lại 3 thang đo là TCCV1, TCCV2, TCCV3 với
hệ số Cronbach Alpha =0.710 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.505>0.3.
Thứ ba, trong nhóm biến THUNHAP được giữ lại 3 thang đo là THUNHAP1,
THUNHAP2, THUNHAP3 với hệ số Cronbach Alpha =0.832 > 0.6 và hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất là 0.427>0.3.
Thứ tư, trong nhóm biến THOIGIAN được giữ lại 3 thang đo là THOIGIAN1,
THOIGIAN2, THOIGIAN3 với hệ số Cronbach Alpha =0.626> 0.6 và hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất là 0.428>0.3.
Thứ năm, trong nhóm biến HOTRO được giữ lại 3 thang đo là HOTRO1, HOTRO2,
HOTRO3 với hệ số Cronbach Alpha = 0.759> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ
nhất là 0.573>0.3.
Thứ sáu, trong nhóm biến KQHT được giữ lại 3 thang đo là KQHK1, KQHK2, KQHK3
với hệ số Cronbach Alpha = 0.795 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là
0.616>0.3.

Kiểm định EFA


Cho biến độc lập
KMO & Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .670
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 679.553
df 105
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
Squared Loadings Squared Loadings
Co Total % of Cumulati Total % of Cumul Total % of Cumul
mp Varia ve % Varian ative Varian ative %
on nce ce % ce
ent
1 3.998 26.65 26.656 3.998 26.656 26.656 2.346 15.641 15.641
6
2 2.016 13.44 40.097 2.016 13.441 40.097 2.203 14.684 30.325
1
3 1.693 11.28 51.385 1.693 11.288 51.385 2.094 13.963 44.288
8
4 1.509 10.06 61.444 1.509 10.060 61.444 1.941 12.943 57.231
0
5 1.211 8.071 69.516 1.211 8.071 69.516 1.843 12.285 69.516
6 .839 5.595 75.111
7 .677 4.514 79.624
8 .620 4.136 83.761
9 .546 3.639 87.399
10 .510 3.403 90.802
11 .434 2.896 93.698
12 .371 2.476 96.175
13 .304 2.026 98.200
14 .243 1.619 99.819
15 .027 .181 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
THUNHAP3 .960
THUNHAP1 .949
THUNHAP2 .508
QLTG1 .897
QLTG3 .848
QLTG2 .736
HOTRO2 .800
HOTRO3 .794
HOTRO1 .777
TCCV1 .786
TCCV3 .763
TCCV2 .743
THOIGIAN1 .774
THOIGIAN2 .745
THOIGIAN3 .681
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.
Kết quả kiểm định EFA cho biến độc lập như sau
 Giá trị KMO là 0.670 thuộc từ 0.5 đến 1 đồng thời sig. = 0.000 < 5%  thỏa mãn
 Trích lọc thang đo với điều kiện dừng trích rút là giá trị Eigeivalue =1, kết quả cho
thấy 15 thang đo của nhóm biến độc lập trích rút thành 5 nhóm biến, 5 nhóm biến
này giải thích được 69,516% 15 thang đo ban đầu đạt tiêu chuẩn lớn hơn 50%.
Kết quả cho thấy 15 thang đo được trích rút thành 5 nhóm nhân tố mới. Dựa vào Ma trận
xoay bằng pháp trích rút PCA (Principal Component Analysis) và phép xoay Varimax
cho kết quả
Nhóm 1 gồm 3 biến quan sát là THUNHAP1, THU NHAP2, THUNHAP3
Nhóm 2 gồm 3 biến quan sát gồm QLTG1, QLTG2, QLTG3
Nhóm 3 gồm 3 biến quan sát là HOTRO1, HOTRO2, HOTRO3
Nhóm 4 gồm 3 biến quan sát là TCCV1, TCCV2, TCCV3
Nhóm 5 gồm 3 biến quan sát là THOIGIAN1, THOIGIAN2, THOIGIAN3.
Thực hiện kiểm định EFA cho biến phụ thuộc thu được kết quả như sau:
 Giá trị KMO là 0.706 thuộc từ 0.5 đến 1 đồng thời sig. = 0.000 < 5%  thỏa mãn
 Trích lọc thang đo với điều kiện dừng trích rút là giá trị Eigeivalue =1, kết quả cho
thấy 3 thang đo của nhóm biến độc lập trích rút thành 1 nhóm biến, 1 nhóm biến
này giải thích được 70,955 % 15 thang đo ban đầu đạt tiêu chuẩn lớn hơn 50%.
KMO & Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .706
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 90.609
df 3
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Com Total % of Cumulative Total % of Cumulative
pone Variance % Variance %
nt
1 2.129 70.955 70.955 2.129 70.955 70.955
2 .473 15.774 86.730
3 .398 13.270 100.000

Component Matrixa
Component
1
KQHT2 .859
KQHT1 .840
KQHT3 .828
Extraction Method:
Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted
Sử dụng giá trị trung bình của các thang đo tin cậy từ kiểm định Cronbach’s Alpha và
thông qua kiểm định tính hội tụ và tính phân biệt của thang đo.
Kết quả hồi quy như sau:
Thứ nhất đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với giá trị R square = 0,424 tương đương
với 42,4% KQHT của sinh viên được giải thích bởi các biến gồm quản lý thời gian
(QLTG), Tính chất công việc (TCCV), thu nhập (THUNHAP), thời gian làm việc
(THOIGIAN), Sự hỗ trợ (HOTRO).
Model Summary
Adjusted R Std. Error of the
Mode l R R Square Square Estimate
1 .651a .424 .394 .391167427260089
a. Predictors: (Constant), HOTRO, THOIGIAN, QLTG, TCCV,
THUNHAP
Kết quả kiểm định ANOVA kiểm định sự phù hợp của mô hình với giá trị Sig. =0.000
<5% cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp.
ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regression 10.816 5 2.163 14.137 .000b
Residual 14.689 96 .153
Total 25.505 101
a. Dependent Variable: KQHT
b. Predictors: (Constant), HOTRO, THOIGIAN, QLTG, TCCV, THUNHAP
Để đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, nghiên cứu tiến
hành hồi quy, dựa vào kết quả hồi quy, tại mức ý nghĩa 5%, các biến có ý nghĩa thống kê
với Kết quả học tập là QLTG, THUNHAP, THOIGIAN, HOTRO và các yếu tố này đều
có tác động tích cực tới kết quả học tập (KQHT)
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Std.
B Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) .625 .327 1.912 .059
TCCV .120 .087 .118 1.381 .170 .824 1.213
QLTG .148 .061 .201 2.406 .018 .862 1.160
THUNHAP .132 .060 .190 2.218 .029 .816 1.225
THOIGIAN .159 .068 .190 2.343 .021 .916 1.092
HOTRO .249 .063 .334 3.925 .000 .828 1.207
a. Dependent Variable: KQHT
4. THẢO LUẬN
Về mối quan hệ giữa các biến, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quản lý thời
gian, thu nhập, thời gian, hỗ trợ đều có ý nghĩa tích cực tới KQHT của sinh viên. Biến có
tác động lớn nhất đối với KQHT là yếu tố hỗ trợ. Yếu tố thu nhập và thời gian có tác
động yếu nhất đối với KQHT của sinh viên. Cụ thể:
Thứ nhất là hệ số ước lượng của biến QLTG là 0.201. Hệ số ước lượng dương chỉ
ra mối quan hệ cùng chiều của yếu tố QLTG tới KQHT của sinh viên, kết quả này đồng
thuận với mô hình nghiên cứu. Quản lý thời gian tác động tích cực tới kết quả học tập của
sinh viên. Sinh viên có kỹ năng quản lý thời gian tốt thường có KQHT cao hơn (Macan,
Shahani và Dipboye, 1990; Britton, B. K., & Tesser, A., 1991). Việc áp dụng các kỹ thuật
quản lý thời gian, chẳng hạn như lập kế hoạch và ưu tiên công việc, có thể cải thiện hiệu
suất học tập của sinh viên.
Thứ hai là hệ số ước lượng của biến THUNHAP là 0.190. Hệ số ước lượng dương
của biến THUNHAP (0.190) ngụ ý rằng khi thu nhập tăng lên, thì KQHT của sinh viên
cũng tăng. Dễ thấy tác động tích cực giữa thu nhập và KQHT. các sinh viên từ gia đình
có thu nhập cao thường có KQHT tốt hơn so với sinh viên xuất thân từ gia đình thu nhập
thấp hơn. Sự gia tăng thu nhập có thể cung cấp cho sinh viên các nguồn lực và cơ hội hỗ
trợ học tập, chẳng hạn như truy cập vào tài liệu giáo trình, tham dự trao đổi học thuật bổ
sung hoặc tham gia các khóa học phụ trợ (Autor, Figlio, Karbownik và Roth, 2015). Một
nghiên cứu khác của Sirin (2005) cũng đã chỉ ra rằng thu nhập có thể ảnh hưởng đến mức
độ hài lòng và tự tin của sinh viên, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tiếp cận các
nguồn lực hỗ trợ học tập.
Thứ ba, hệ số ước lượng của biến THOIGIAN là 0.190, cho thấy rằng thời gian
linh hoạt và phù hợp có mối quan hệ tích cực đến hiệu suất học tập của sinh viên. Khi
không phải đối mặt với áp lực từ các thời hạn cứng nhắc hoặc các yêu cầu giờ giấc khắt
khe, sinh viên có thể tự do hơn trong việc quản lý thời gian và chọn cách học linh hoạt
với họ.
Thứ tư, hệ số ước lượng của biến HOTRO là 0.334, là mức hệ số cao nhất trong tất
cả các biến, cho thấy mối quan hệ tích cực và mạnh mẽ giữa hỗ trợ xã hội và kết quả học
tập của sinh viên. Nghiên cứu của Smith và đồng nghiệp (2019), cũng như Johnson và
Smith (2020), đã phát hiện ra rằng sự hỗ trợ từ công ty và cộng đồng có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho việc học tập và thành công của sinh viên. Sự động viên, khích lệ và hỗ trợ
tinh thần từ công ty, gia đình và bạn bè có thể giúp sinh viên tự tin hơn trong việc đối mặt
với thách thức học tập và phát triển năng lực của họ.
Để tối ưu hóa KQHT trong khi đi làm, sinh viên có thể áp dụng một số giải pháp
dựa trên các yếu tố quản lý thời gian, thu nhập, thời gian và hỗ trợ xã hội đã được nghiên
cứu.
Thứ nhất, phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Sinh viên nên đầu tư thời gian và
nỗ lực vào việc phát triển kỹ năng quản lý thời gian. Bằng cách lập kế hoạch công việc và
ưu tiên các nhiệm vụ, họ có thể cải thiện hiệu suất học tập mà không ảnh hưởng đến thời
gian làm việc.
Thứ hai, tìm kiếm công việc liên quan đến ngành học: Nếu có thể, sinh viên nên đi
làm các công việc gắn liền với ngành học của mình. Điều này không chỉ giúp họ áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế mà còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập.
Công việc liên quan đến ngành học cũng có thể cung cấp cơ hội hỗ trợ và sự động viên từ
đồng nghiệp và cấp quản lý.
Thứ ba, tận dụng thời gian rảnh rỗi: Sinh viên tận dụng những khoảng thời gian
rảnh trong công việc để học tập. Sử dụng thời gian này để đọc tài liệu, làm bài tập, hoặc
chuẩn bị cho các kỳ thi sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu suất học tập.
Cuối cùng, tìm kiếm hỗ trợ xã hội: Sinh viên nên tìm kiếm hỗ trợ từ công ty, gia
đình và bạn bè. Sự giúp đỡ này không chỉ giúp giảm căng thẳng và áp lực mà còn cung
cấp sự động viên và khích lệ, giúp sinh viên cảm thấy tự tin hơn trong việc đối mặt với
thách thức học tập.
5. KẾT LUẬN
Tóm lại, nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ giữa quản lý thời gian, thu nhập, thời
gian và hỗ trợ xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên. Kết quả cho thấy các yếu tố
này đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất học tập, với sự hỗ trợ được khẳng định là
yếu tố có tác động mạnh nhất. Các giải pháp được đề xuất như phát triển kỹ năng quản lý
thời gian, tìm kiếm công việc liên quan đến ngành học và tận dụng thời gian rảnh rỗi. Tuy
nhiên, các giải pháp cần được xây dựng và điều chỉnh để phản ánh nhu cầu và điều kiện
riêng của từng sinh viên, và giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và đáp ứng được
các nhu cầu đa dạng của sinh viên trong quá trình học tập và phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Autor, D. H., Figlio, D. N., Karbownik, K., & Roth, J. (2015). “Family
disadvantage and the gender gap in behavioral and educational outcomes”.
NBER Working Paper Series, No. 21562.
2. Babcock & Marks (2010). “The Falling Time Cost of College: Evidence from
Half a Century of Time Use Data” REPEC.
3. Britton & Tesser, A. (1991). “Effects of time-management practices on college
grades. Journal of Educational Psychology”, 405–410.
4. Bryant (2006). “Assessing expectations and perceptions of the campus experience:
The Noel-Levitz Student Satisfaction Inventory”. N.Directions for Community
Colleges
5. Callender (2008). “The impact of term-time employment on higher education
students’ academic attainment and achievement”. Journal of Education Policy,
225–77
6. Carroll & Chan-Kopka (1988). “College Students who work: 1980-1984 analysis
findings from high school and beyond” U.S. Government Printing Office.
7. Cuccaro-Alamin, Choy (1998). “Postsecondary Financing Strategies: How
Undergraduates Combine Work, Borrowing, and Attendance” U.S. Department of
Education
8. Curtis (2007). “Students’ perceptions of the effects of term-time paid employment.
Education and Training”, 25, 258–90.
9. Elliott & Healy (2001). “Key factors influencing student satisfaction related to
recruitment and retention”. Journal of Marketing for Education, 12.
10. Ermisch & Francesconi (2001). “Family Matters: Impacts of Family Background
on Educational Attainments”. Economica, 124-142.
11. Furr (2000). “The Influence of Work on College Student Development”. NASPA
Journal, 31.
12. King, J. (2006). “Working their way through college: Student employment and its
impact on the college experience”. ACE Center for Policy Analysis
13. Johnson (2020). “Social support and academic success: Exploring the role of
community and company support in student achievement.” Educational
Psychology Review, 31(4), 124-221
15. Pascarella, Terenzini, (2005). “How College Affects Students Revisited: A Third
Decade of Research”, Jossey-Bass.
16.Macan, Dipboye. (1990). “College students' time management: Correlations with
academic performance and stress”. Journal of Educational Psychology, 14(4),
521–528.
17. Mortenson (2005). “Measurements of persistence”.Westport: Praeger Publishers.
18. Oi I & Morrison, K. (2005). “Undergraduate students in part-time employment in
china”. Educational Studies, 31(2), 21-25
19. Sirin (2005). “Socioeconomic status and academic achievement: A meta-analytic
review of research. Review of Educational Research”, 75(3), 211-251.
21. Tessema & Malone (2012). “Effect of Gender on College Students’ satisfaction
and Achievement”. International Journal of Business and Social Science, 2-51
22. Young (2002). “Homework? What Homework? Students Seem To Be Spending
Less Time Studying Than They Used To.” The Chronicle of Education

You might also like