Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VÍ DỤ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN

* Bạn có thể nhận ra chứng rối loạn này bằng cách cư xử kỳ lạ của trẻ, ví dụ:

- Trẻ sợ giao tiếp với người lạ và trong cuộc trò chuyện, trẻ không thể giữ giao tiếp
bằng mắt. Chúng không thể đồng cảm, có thể cười khi ai đó đang khóc hoặc ngược
lại.

- Trẻ làm những việc vô ý thức như vỗ vào một bề mặt thật lâu, lắc lư người liên
tục hoặc đặt đồ chơi thành các hàng dựa trên nguyên tắc mà chúng tự tạo ra. Trẻ
không cảm thấy buồn chán và có thể tiếp tục làm những việc này trong nhiều giờ,
với đôi mắt trống rỗng.

- Trẻ không hiểu bối cảnh xã hội, cư xử cùng một cách khi ở nhà, ở trường, trung
tâm mua sắm hoặc bất cứ nơi nào khác. Chúng giao tiếp với mọi người như nhau,
có thể bất lịch sự với người lớn tuổi.

- Trẻ gần như không thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Ở mức độ tự kỷ nghiêm
trọng, chúng không để lộ biểu cảm nào trên khuôn mặt.

- Trẻ sợ hãi trước bất kỳ sự thay đổi nào. Nếu bạn di chuyển đồ đạc trong nhà,
chúng có thể hoảng hoạn. Những thứ quen thuộc như đồ ăn sáng, đường đến
trường nếu bị thay đổi cũng gây ra phản ứng tương tự.

- Cơ quan thụ cảm của trẻ phát triển tốt. Trẻ thích chạm vào mọi thứ và có thể cảm
nhận được những mùi thoáng qua. Trẻ thường nhìn chằm chằm vào các đồ vật,
kiến trúc bằng gỗ, đá và nhiều vật liệu khác. Chúng có ngưỡng chịu đau rất cao và
có thể tự véo vào da mình để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Theo thống kê, ADHD thường được chẩn đoán ở trẻ sinh đôi và trẻ
sinh non. Ngoài ra, con trai có nguy cơ mắc chứng rối loạn này gấp
ba lần con gái.

* Một số hành vi ở trẻ có thể là dấu hiệu của ADHD:

- Trẻ không thể ngồi yên, liên tục nhấp nhổm, nhìn dáo dác và hành động như thể
có động cơ được gắn bên trong cơ thể. Hành động của trẻ không thực sự có mục
đích. Các bé tóm lấy bất kỳ thứ gì có thể, rồi có thể vứt đi ngay và tóm lấy thứ
khác.
- Trẻ không thể tập trung vào một thứ gì đó nhàm chán trong thời gian dài, chẳng
hạn dọn dẹp hay làm bài tập về nhà. Nhưng chúng có thể chơi game trên máy tính
và những việc khác trong nhiều giờ liền.

- Trẻ thường bị phân tâm bởi những thứ bên ngoài. Chẳng hạn, khi đang bận rộn
với một việc, chúng nhìn thấy thứ gì đó ngoài cửa sổ và bỏ ngang việc đang làm.

- Trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của chính mình, có thể trở nên kích động chỉ vì
không muốn đứng trong hàng dài chờ đợi, hoặc có thể tranh cãi với người thân
chẳng vì lý do cụ thể. Đôi khi, chúng nói những từ hỗn láo và sẽ quay lại sau vài
phút để xin lỗi.

- Ở trường, trẻ ngắt lời bạn học, thậm chí cả giáo viên. Trong giờ kiểm tra, chúng
thường không đọc hết câu hỏi do không đủ kiên nhẫn và đưa ra câu trả lời ngẫu
nhiên.

You might also like