TT LSĐ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

IV.

5. Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Đại hội lần thứ VII của Đảng xác định thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc
đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của công
cuộc đổi mới. Như vậy, việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị được Đảng ta đặt
ra như một tất yếu để thực hiện và phát huy dân chủ XHCN. Đảng chủ trương tiếp tục
đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước theo hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do
dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực
nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có
chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, …”

Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên Đảng ta
chính thức sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” và nêu khá cụ thể, toàn diện
những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân ở Việt Nam: “tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước
pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản
lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng
XHCN”. Qua Hội nghị này, những quan điểm cơ bản về nội dung chủ yếu của Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã được xác lập, đặt cơ sở lý luận
cho việc triển khai các chủ trương, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước.

Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá VIII đã thông qua nghị quyết “Phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong
sạch, vững mạnh”. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã chỉ ra rằng: việc xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới
mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh
nghiệm. (chuyển slide)

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2002) và Đại hội đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) đã tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đại hội XI (tháng 1/2011) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và khẳng định “tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế,
quản lý xã hội”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ
phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết
định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân.… Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở
cơ sở; thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”. (chuyển slide)

6. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc

Cương lĩnh năm 1991 được thông qua tại Đại hội VII xác định: “ Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Đây là bước phát triển nhận thức
của Đảng ta về bản chất giai cấp, tính tiên phong của Đảng.

Đại hội VIII của Đảng đã xác định nội hàm bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

Đến Đại hội X, Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của dân tộc”. Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội X của Đảng cũng đã xác định:
Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Kế thừa diễn đạt về Đảng của Đại hội X, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.

Đại hội XII của Đảng đã yêu cầu “… tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính
tiên phong, sức chiến đấu, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng”;
“giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên”. (chuyển slide)

V. Một số thành tựu đạt được trong quá trình nhận thức

1. Về kinh tế

Giai đoạn Đại hội VII, nền kinh tế đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực
hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, đời sống của một bộ phận nhân dân đã được cải thiện. Cụ thể
như sau: Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2%/năm; Công nghiệp tăng 13,3%/năm;
Sản lượng lương thực tăng 26%; Dịch vụ tăng 80%. Vận tải tăng 62%. Lạm phát từ
67.1% (1991) giảm còn 12.7% (1995).]

Đến giai đoạn Đại hội VIII, kinh tế tăng trưởng khá. GDP tăng bình quân hằng năm
7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Việc nuôi trồng
và khai thác thủy hải sản được mở rộng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng
năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng: bưu chính - viễn thông, đường xá, cầu,
cảng, sân bay, điện, thuỷ lợi... được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và
nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh
tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Nền kinh tế tiếp tục có sự tăng trưởng, đỉnh điểm là tăng tường GDP đạt 6,81% cao
nhất kể từ 2009. Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết xác định vai trò quan trọng
của kinh tế tư nhân trở thành động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. (chuyển slide)

2. Về văn hóa – xã hội

Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung
bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn
hóa của nhân dân được nâng lên. Người lao động phát huy được quyền làm chủ và
tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các
sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội.

Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và
chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật góp phần tích
cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức và
chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân (về ăn, ở, mặc, chăm sóc
sức khỏe, học tập, đi lại, giải trí...) được đáp ứng tốt hơn. Phong trào thể dục, thể thao
phát triển; một số bộ môn đạt thành tích cao trong nước và quốc tế.

Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp, tỷ lệ
hộ nghèo từ 17.5% vào năm 2001 giảm còn 7% vào năm 2005. Nhà nước cũng đã kết
hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc. Thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên đến trên 10 triệu đồng
vào năm 2005.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả: mở rộng mạng
lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở; khống chế và đẩy lùi một số dịch bệnh nguy hiểm; tuổi
thọ trung bình của dân số nước ta tăng từ 67,8 vào năm 2000 lên 71,5 vào năm 2005.
(chuyển slide)

3. Về chính trị

Giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước,
tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.

Quốc phòng và an ninh được tăng cường. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo
được phát huy. Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế và công tác
đối ngoại có tiến bộ.

Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết
quả cụ thể, rõ rệt. Phá được nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh,
được cán bộ, đảng viên và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng,
tiêu cực, suy thoái từng bước được kiềm chế. (chuyển slide)

4. Về đối ngoại

Nhà nước ta đã mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160
nước, buôn bán với trên 100 nước. Có hơn 50 công ty của các nước và vùng lãnh thổ
đầu tư vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho ta viện trợ không
hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.

Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ
nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt
động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

Ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự
do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường
quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị
trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,
tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác ở
Đại hội X.

Đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và
khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ và đánh giá cao; uy tín và vị thế
của Đảng, Nhà nước ta không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam
đảm nhận thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Hội đồng liên nghị
viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 41) và Ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều
thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt
được những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Trong khi kinh tế
thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng
2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
(chuyển slide)

VI. Kết luận

Hành trình xuyên suốt 35 năm đổi mới đã đem lại những bước tiến quan trọng trong
nhận thức của Đảng ta về CNXH như thực hiện quá độ lên CNXH, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, giữ vững môi trường hòa bình, độc lập, tự do, tích
cực chủ động hội nhập quốc tế và hợp tác sâu rộng với nhiều quốc gia, xây dựng nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường
và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Trên con đường đổi mới của đất
nước, Đảng Cộng sản luôn giữ vai trò nòng cốt là đội tiên phong của giai cấp công
nhân và toàn thể nhân dân lao động. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản là
điều kiện tiên quyết để công cuộc xây dựng CNXH đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong
đó, nòng cốt là khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức, trên cơ sở đó cùng
nhau phát triển nền kinh tế - văn hóa – xã hội văn minh tiến bộ, bảo vệ độc lập, chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ từ đó tiến lên xây dựng thành công CNXH ở nước ta. Sau 35
năm đổi mới, nhận thức về CNXH Việt Nam của Đảng đạt được những bước tiến
quan trọng chứng minh rõ nét hơn tầm vóc, quy mô, tính chất, chiều sâu và ý nghĩa
của công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng; cũng như chứng minh được năng lực, trí
tuệ và bản lĩnh và trách nhiệm của Đảng với giai cấp, nhân dân và toàn dân tộc trên
con đường xây dựng CNXH ở nước ta.

HẾT

You might also like