Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tình trạng suy

nghĩ nhiều của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí


Minh

1. Đặt vấn đề
Tình trạng suy nghĩ nhiều của giới trẻ hiện nay đang là một vấn đề
đáng báo động, trong đó có sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu
như có tới 70% thanh niên Việt Nam cho biết họ thường xuyên cảm thấy
lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu
cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất của các bạn trẻ, thậm chí là các
vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu,..Đặc biệt đối
với lứa tuổi đang bước đầu trên con đường đại học.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy nghĩ nhiều của sinh viên
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất là do áp lực học tập, công việc. Sinh viên hiện nay đang phải đối mặt
với nhiều áp lực từ việc học tập, thi cử, tìm kiếm việc làm,... Điều này
khiến họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ nhiều.
Ngoài ra, các yếu tố khác như mối quan hệ gia đình, xã hội, các yếu tố
tâm lý, sinh lý cũng có thể tác động đến tình trạng suy nghĩ nhiều của
sinh viên.

Việc nghiên cứu về tình trạng suy nghĩ nhiều của sinh viên có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về
thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ đó, có thể đề xuất
các giải pháp phù hợp để giúp giải quyết tình trạng này, góp phần nâng
cao sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của sinh viên.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu thực trạng suy nghĩ quá mức của sinh viên
ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu chương 1: Tìm hiểu vấn đề suy nghĩ nhiều là gì ? Làm rõ
nguyên nhân, đặc điểm của tình trạng suy nghĩ nhiều ở sinh viên đang
diễn ra như thế nào ?
+ Mục tiêu chương 2: Tìm ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng suy nghĩ nhiều của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh

+ Mục tiêu chương 3: Đề xuất ra các giải pháp giúp giải quyết tình trạng
suy nghĩ nhiều của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh từ gia đình, nhà
trường và xã hội.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Với đề tài tình trạng suy nghĩ quá mức chúng tôi đã tìm được một số
bài viết tiêu biểu như sau:

Theo tiến sĩ Jordan Poppenk, tác giả của nghiên cứu và công tác tại đại
học Queen trong bài viết của VTV vào ngày 19 tháng 7 năm 2020 đã giải
thích về khối lượng suy nghĩ khổng lồ của con người hằng ngày đế từ
những chuỗi ý tưởng liên tục trong não bộ: “Những luồng suy nghĩ liền
kề luôn hiện hữu trong não bộ chúng ta. Khi có một ý tưởng hoặc chủ đề
mới xuất hiện, bộ não sẽ tự xuất hiện luồng suy nghĩ mới. Đây là mấu
chốt để chúng ta đo lường được số lượng suy nghĩ bằng các phương pháp
tân tiến”. Bài viết đo lường mức độ suy nghĩ hằng ngày của một con
người để con người có thể hiểu luồng suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, bài
viết chưa đưa ra được những biện pháp khắc phục tình trạng này.

“Overthinking, có phải là ‘căn bệnh’ đang phổ biến ở người trẻ ?”- Thảo
Phương theo Báo Thanh Niên vào ngày 2 tháng 12 năm 2022 cho thấy
khi đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống, người trẻ thường mắc phải
“căn bệnh” overthinking - suy nghĩ nhiều về một sai lầm trong quá khứ
và lo lắng thái quá về những chuyện ở tương lai. Bài viết rất hay khi đã
đưa ra những ví dụ thực tế từ đó đề ra liều thuốc nhằm giảm thiểu tình
trạng suy nghĩ nhiều.

Qua những bài viết nói trên chúng tôi thấy rằng những bài viết mới chỉ
đang đề cập đến tình trạng suy nghĩ quá mức trên thế giới và tại Việt
Nam nói chung mà chưa có bài viết nào đề cập đến vấn đề suy nghĩ nhiều
của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, bài viết của chúng tôi
sẽ tiến hành nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nội dung nghiên cứu và tiến độ
Nội dung nghiên cứu Tiến độ thực hiện
(Bắt đầu-Kết thúc)

Chương 1:Tổng quan về tình trạng suy Bắt đầu từ 9/12/2023 đến 9/1/2024
nghĩ nhiều
1.1 Khái niệm
- Là trạng thái tâm lý khi con người luôn
có những suy nghĩ, trăn trở, lo lắng về
nhiều vấn đề trong cuộc sống, kể cả
những vấn đề không cần thiết.

- Những suy nghĩ này có thể liên tục xuất


hiện trong đầu, khiến người đó cảm thấy
khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là ám ảnh.

- Suy nghĩ nhiều có thể xảy ra ở bất kỳ


đối tượng nào, nhưng thường gặp ở những
người có tính cách cầu toàn, lo lắng, hay
trầm cảm.

1.2 Đặc điểm


- Có nhiều suy nghĩ, trăn trở, lo lắng về
nhiều vấn đề trong cuộc sống, kể cả
những vấn đề không cần thiết.
- Những suy nghĩ này có thể liên tục xuất
hiện trong đầu, khiến người đó cảm thấy
khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là ám ảnh.
- Người đó thường khó tập trung vào
công việc, học tập, các mối quan hệ xã
hội.
- Cảm xúc của người đó thường bị ảnh
hưởng tiêu cực, như lo lắng, căng thẳng,
mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm.
1.3 Nguyên nhân
- Do tính cách.
- Do môi trường sống.
- Do những trải nghiệm tiêu cực trong
quá khứ.
- Do bệnh lí tâm thần.
Chương 2: Ảnh hưởng của tình trạng suy Bắt đầu từ 10/1/2024 đến 10/4/2024
nghĩ nhiều
2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
- Đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,...
- Tăng huyết áp, tim mạch,...
- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh.
2.2 Ảnh hưởng đến tinh thần
- Mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, thậm chí
là trầm cảm.
- Trở nên xa cách, khó gần gũi với người
khác.
2.3 Ảnh hưởng đến công việc, học tập
- Khó tập trung, dễ mắc sai lầm trong
công việc, học tập.
- Giảm hiệu quả công việc, học tập.
- Nguy cơ bị sa thải, đuổi học.

Chương 3: Giải pháp giảm thiểu tình trạng Bắt đầu từ 11/4/2024 đến 9/5/2024
suy nghĩ nhiều
3.1 Rèn luyện kĩ năng kiểm soát suy nghĩ
- Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
- Xem xét lại suy nghĩ.
- Tập trung vào hiện tại.
3.2 Thay đổi lối sống
- Sống lành mạnh, cân bằng giữa công
việc, học tập.
Kết luận:
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu.
- Đè xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

You might also like