Nhóm 7-QTNL Trong Khu V C Công

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NHÓM 7:

Thành viên nhóm:

16-Nguyễn Thị Phương Duyên


23-Mai Thanh Huyền (NT)
27-Đỗ Thị Khánh Linh
36-Đinh Thị Mai
37-Nguyễn Phương Mai
40-Trịnh Hải Ngân
45-Đinh Yến Nhi
52-Trịnh Thị Phương Thanh
63-Nguyễn Thu Thủy
68-Nguyễn Minh Trang

1.1. Bản chất, vai trò của QTNL trong KVC


- Các khái niệm

Khu vực công:


 Khu vực công là một khái niệm, một phạm trù mang tính lịch sử,
chính trị, pháp lý, chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị - xã
hội, được pháp luật của nhà nước điều chỉnh và vượt khỏi quan
niệm lý thuyết thông thường.một phạm trù mang tính lịch sử, chính
trị, pháp lý, chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị-xã hội, được
pháp luật của nhà nước điều chỉnh và vượt khỏi quan niệm lý
thuyết thông thường.

Tổ chức công:
 Tổ chức là sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại và
hoạt động với nhau để đạt được mục tiêu cụ thể. Trên cơ sở khái
niệm tổ chức, có thể hiểu tổ chức công như sau: Tổ chức công là
những tổ chức được thành lập và hoạt động trong khu vực công
nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể do nhà nước đặt ra. Như vậy,
Tổ chức công là bộ phận của khu vực công. Hay nói cách khác,
khu vực công bao gồm nhiều tổ chức công khác nhau.

 Ở Việt Nam, Khu vực công bao gồm các tổ chức công sau đây:
- Các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước ở cấp trung ương
- Các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước ở địa phương
- Các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, của tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội cung cấp dịch vụ công: Các cơ sở y tế, các
cơ sở giáo dục và đào tạo công…
- Lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân)
- Các doanh nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ công
- Các tổ chức Đảng, Đoàn thể do ngân sách
Nguồn nhân lực trong KVC:
 Nguồn nhân lực trong KVC là những người được được tuyển dụng
vào làm việc trong khu vực công, hoặc được bổ nhiệm vào các
ngạch, bậc trong các cơ quan nhà nước.

Quản trị nhân lực:


 Quản trị nhân lực là việc thiết kế, xây dựng hệ thống các triết lý,
chính sách và thực hiện các hoạt động chức năng về thu hút, đào
tạo-phát triển và duy trì nguồn lực con người trong một tổ chức
nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và người lao động
cùng tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng,
phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao
động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về số lượng và
chất lượng.

Quản trị nhân lực trong KVC


 Quản trị nhân lực khu vực công là tổng thể các hoạt động thiết kế
và xây dựng tất cả các chính sách và thực hiện các hoạt động về
thu hút, duy trì và phát triển nguồn lực con người trong khu vực
công nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực, thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ
chức trong khu vực công, hướng tới phát triển xã hội tốt đẹp hơn
trong tương lai.

- Nguồn nhân lực trong KVC: Làm rõ các đối tượng cán bộ, công
chức, viên chức và NLĐ trong KVC
Ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong khu vực công bao gồm những người
được tuyển dụng vào làm việc trong các tổ chức công. Cụ thể, bao gồm:
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước từ trung
ương đến địa phương.
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan Đảng, Đoàn thể
- Công chức, Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công (bác sĩ,
giảng viên, nghiên cứu viên...)
- Cán bộ, công chức được cử làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước (Chủ
tịch tập đoàn, tổng giám đốc đại diện vốn góp của Nhà nước,...)
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong các tổ chức công.
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc
phòng trong các đơn vị lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công
an nhân dân
Ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong khu vực công bao gồm cán bộ, công
chức và người lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan,
đơn vị của Nhà nước và các cơ quan của Đảng, đoàn thể. Trong đó, cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc khu vực công được
quy định trong Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng
11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
và Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật cán bộ, công chức 2008
 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm
2008 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có
ghi cụ thể:
o Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
o Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tố chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là
đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước; Đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.
- Luật viên chức 2010
 Theo điều 2, Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11
năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí
việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp
đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.

You might also like