Tieu Luan Boi Duong Mon KHTN Nam 2024 Tich Hop

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Họ và tên: Mã số học viên:

Ngày sinh: Nơi sinh: Sóc Trăng


Email: Số điện thoại:
Số CMND/CCCD: Ngày cấp:
Nơi cấp: Cục QLHC-TTXH
Đơn vị công tác:

KHÓA BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY MÔN


KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Địa điểm học: Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
TÊN TIỂU LUẬN: MỐI QUAN HỆ CỦA MẠCH NỘI DUNG
“VẬT SỐNG”, MÔN KHTN 7 VỚI CẤP TIỂU HỌC VÀ THPT
Bài thu hoạch này được hoàn thành vào ngày 15/12/2023

MỤC LỤC Trang

1. MỞ ĐẦU.........................................................................................................2

2. NỘI DUNG.....................................................................................................3

2.1. Tóm tắt nội dung cơ bản của chủ đề “Vật sống”..........................................3

2.2. Mối quan hệ với các môn học ở cấp Tiểu học..............................................4

2.3. Mối quan hệ với các môn học ở cấp THPT..................................................6

3. KẾT LUẬN...................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12

1
1. MỞ ĐẦU

Sự nghiệp cách mạng nước ta đang tiến hành với mục tiêu tạo ra sự tăng
trường cao về kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện và không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng nước ta thành
một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, công băng và văn minh. Điều này phụ thuộc
rất lớn vào nền giáo dục với chất lượng ngày càng phải nâng cao để góp phần
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền
kinh tế tri thức của nước ta hiện nay.

Theo con đường phát triển của xã hội, giáo dục Việt Nam cũng đang đổi
mới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Hệ thống giáo dục và đào tạo dần trở
nên tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học, từ cơ sở vật chất, thiết bị
được cải thiện đến chất lượng giáo dục và đào tạo đều có bước tiến bộ rõ rệt.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng với cơ cấu ngày càng hợp lí. Phương pháp dạy học, nhân đó, cũng được
đổi mới theo hướng tích cực hơn, nhờ đó chất lượng giáo dục và đào tạo cũng
không ngừng được nâng cao, nhất là trong giáo dục bậc phổ thông vốn được
xem là nền tảng và có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu
quả dạy học nói chung và dạy học môn Khoa học tự nhiên nói riêng luôn được
quan tâm và đầu tư đáng kể. Khoa học tự nhiên là môn học gắn liền lí thuyết với
thực nghiệm nên việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tiếp thu
kiến thức từ những khái niệm trừu tượng, phức tạp trở nên đơn giản và dễ hiểu
hơn là hết sức cần thiết. Chương trình môn Khoa học tự nhiên có nhiều tiềm
năng để xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn các môn Khoa
học tự nhiên nhằm giúp học sinh có thể liên kết kiến thức các môn khoa học cơ
sở như: Vật lí, Sinh học, Hóa học,... từ đó hình thành kiến thức khoa học một
cách đầy đủ, hoàn thiện, chính xác. Có thể nói, đây là một phương pháp phát

2
huy tính tích cực của học sinh. Học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức, hình thành
các kĩ năng, nhận ra giá trị và phẩm chất của bản thân.

Trước thực tiễn đòi hỏi ngày cao về giáo dục, việc xây dựng chương trình
môn học cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, các mạch kiến thức liên quan của
các cấp học cũng cần phải được xây dựng có tính chất kế thừa, mạch lạc. Tránh
việc lặp đi, lặp lại một nội dung đã học ở các cấp học khác nhau. Trước thực
trạng và những trăn trở đó, tôi quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ của mạch
nội dung “Vật sống”, môn KHTN 7 với cấp Tiểu học và THPT.”, với mong
muốn góp phần vào sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học hiện
nay, với mục tiêu lấy người học làm trung tâm và đổi mới phương pháp dạy học
ở bộ môn Khoa học tự nhiên.

2. NỘI DUNG

2.1. Tóm tắt nội dung cơ bản của chủ đề “Vật sống”

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN)
là môn học mới so với chương trình hiện hành, được xây dựng trên nền tảng của
Vật lí, Hoá học, Sinh học, phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học)
và là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9.

Chương trình môn KHTN được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ
bản: Chủ đề khoa học; Các nguyên lí/khái niệm chung của khoa học; Hình thành
và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lí/khái niệm chung: Tính cấu trúc;
Sự đa dạng; Sự tương tác; Tính hệ thống; Sự vận động và biến đổi là vấn đề
xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình. Môn học gồm 4 chủ
đề. Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đơn vị kiến thức. Chủ đề “Vật sống”, phần kiến
thức sinh học có 5 đơn vị kiến thức: Đa dạng tổ chức và cấu trúc vật sống; Các
hoạt động sống; Di truyền, biến dị và tiến hóa; Con người và sức khỏe; Sinh vật
và môi trường. Trong chương trình lớp 7, các em được tiếp cận với một số kiến
thức như: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật; Sinh trưởng và
phát triển ở sinh vật; Sinh sản ở sinh vật; Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

3
Ở chủ đề Vật sống bao gồm các nội dung liên quan và được chia ra thành
các phần khác nhau, được dạy các lớp khác nhau. Các nội dung về chủ đề “Vật
sống” được thống kê qua bản dưới đây, nó được kế thừa và phát triển nội dung
theo từng lớp học. Cụ thể như sau:

LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9


Tế bào – đơn vị Trao đổi chất và Sinh học cơ thể Hiện tượng di
cơ sở của sự chuyển hoá năng người. truyền.
sống. lượng ở sinh vật.
Đa dạng thế giới Cảm ứng ở sinh Môi trường và Mendel và khái
sống. vật. các nhân tố sinh niệm nhân tố di
thái. truyền (gene).
Tìm hiểu sinh vật Sinh trưởng và Hệ sinh thái. Từ gene đến
ngoài thiên nhiên. phát triển ở sinh protein
vật.
Sinh sản ở sinh Cân bằng tự
Nhiễm sắc thể.
vật. nhiên.
Cơ thể sinh vật là
Bảo vệ môi Di truyền nhiễm
một thể thống
trường. sắc thể.
nhất.
Di truyền học với
con người.
Ứng dụng công
nghệ di truyền
vào đời sống.
Tiến hoá.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức
độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn,
tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

2.2. Mối quan hệ với các môn học ở cấp Tiểu học

Ở cấp tiểu học, giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách đơn giản với
một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh có
các nhận thức bước đầu về thế giới tự nhiên.

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT


THỰC VẬT Thực vật và động - Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm
VÀ ĐỘNG vật xung quanh hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi
VẬT bật của cây và con vật thường gặp.
4
- Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn
để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các
bộ phận bên ngoài của một số cây và
con vật.
- Phân biệt được một số cây theo nhu
cầu sử dụng của con người (cây bóng
mát, cây ăn quả, cây hoa,...).
- Phân biệt được một số con vật theo
ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với
con người.
- Nêu được việc làm phù hợp để chăm
sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
- Làm được một số việc phù hợp để
Chăm sóc và bảo vệ chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường
cây trồng và vật hoặc ở nhà và đối xử tốt với vật nuôi.
nuôi
- Có ý thức giữ an toàn cho bản thân
khi tiếp xúc với một số cây, con vật và
chia sẻ với những người xung quanh
cùng thực hiện.
CON NGƯỜI - Xác định được tên, hoạt động các bộ
VÀ SỨC phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt
KHOẺ được con trai và con gái.
- Nêu được tên, chức năng của các giác
quan.
Các bộ phận bên
ngoài và giác quan - Giải thích được ở mức độ đơn giản tại
của cơ thể sao cần phải bảo vệ các giác quan.
- Thực hiện được việc làm để bảo vệ
các giác quan trong cuộc sống hằng
ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh
cận thị học đường.
Giữ cho cơ thể khoẻ - Nêu được những việc cần làm để giữ
mạnh và an toàn vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm
đó; thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ
sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực
hiện giữ vệ sinh cơ thể.
- Nêu được số bữa cần ăn trong ngày
và tên một số thức ăn, đồ uống giúp
5
cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn qua
quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; tự
nhận xét được thói quen ăn uống của
bản thân.
- Xác định được các hoạt động vận
động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ
qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video;
liên hệ với những hoạt động hằng ngày
của bản thân và đưa ra được hoạt động
nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể
khoẻ mạnh.
- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ
thể cần được bảo vệ.
- Thực hành nói không và tránh xa
người có hành vi động chạm hay đe
doạ đến sự an toàn của bản thân.
- Thực hành nói với người lớn tin cậy
để được giúp đỡ khi cần.

Ở cấp trung học cơ sở, giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện chủ yếu
thông qua môn Khoa học tự nhiên với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về
Vật lí, Hoá học và Sinh học. Các kiến thức, kĩ năng này được tổ chức theo các
mạch nội dung (chất và sự biến đổi chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi,
Trái Đất và bầu trời), thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự
nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động
và biến đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với
sự phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên
trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các nội
dung này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, kết hợp một số nội dung
đồng tâm nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên,
giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự
nhiên trong đời sống.

2.3. Mối quan hệ với các môn học ở cấp THPT

6
Giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện qua các môn Vật lí, Hoá học
và Sinh học ở lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Đây là các môn học thuộc nhóm môn
khoa học tự nhiên được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở
thích và năng lực của bản thân. Chương trình mỗi môn học giúp học sinh tiếp
tục phát triển năng lực khoa học tự nhiên dưới các góc độ đặc thù (Vật lí, Hóa
học, Sinh học); vừa bảo đảm phát triển tri thức và kĩ năng trên nền tảng những
năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo
dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp vào một số ngành
nghề cụ thể.

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

SINH HỌC - Phân tích được vai trò của trao đổi
CƠ THỂ chất và chuyển hoá năng lượng đối với
sinh vật.
-Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của
trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
(thu nhận các chất từ môi trường, vận
chuyển các chất, biến đổi các chất, tổng
hợp các chất và tích luỹ năng lượng,
phân giải các chất và giải phóng năng
lượng, đào thải các chất ra môi trường,
điều hoà).
-Dựa vào sơ đồ chuyển hoá năng
Trao đổi chất và lượng trong sinh giới, mô tả được tóm
chuyển hoá năng tắt ba giai đoạn chuyển hoá năng lượng
lượng ở sinh vật (tổng hợp, phân giải và huy động năng
lượng).
-Trình bày được mối quan hệ giữa trao
đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở
cấp tế bào vàcơ thể.
- Nêu được các phương thức trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng (tự
dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ
minh hoạ.
-Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị
dưỡng.
-Phân tích được vai trò của sinh vật tự
dưỡng trong sinh giới.
Cảm ứng ở sinh - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở
7
sinh vật.
- Trình bày được vai trò của cảm ứng
đối với sinh vật.
- Trình bày được cơ chế cảm ứng ở
sinh vật (thu nhận kích thích, dẫn
truyền kích thích, phân tích và tổng
hợp, trả lời kích thích)
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực
vật. Phân tích được vai trò cảm ứng đối
với thực vật.
- Trình bày được đặc điểm và cơ chế
vật cảm ứng ở thực vật.
- Nêu được một số hình thức biểu hiện
của cảm ứng ở thực vật: vận động
hướng động và vận động cảm ứng.
-Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng
ở thực vật để giải thích một số hiện
tượng trong thực tiễn.
-Thực hành quan sát được hiện tượng
cảm ứng ở một số loài cây.
-Thực hiện được thí nghiệm về cảm
ứng ở một số loài cây.
- Nêu được khái niệm sinh trưởng và
phát triển ở sinh vật. Trình bày được
các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng
và phát triển ở sinh vật (tăng khối
lượng và kích thước tế bào, tăng số
lượng tế bào, phân hoá tế bào và phát
sinh hình thái, chức năng sinh lí, điều
hoà).
Sinh trưởng và - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh
phát triển ở sinh trưởng và phát triển.
vật - Nêu được khái niệm vòng đời và tuổi
thọ của sinh vật. Lấy được ví dụ minh
hoạ.
-Trình bày được một số ứng dụng hiểu
biết về vòng đời của sinh vật trong thực
tiễn.
-Trình bày được một số yếu tố ảnh
hưởng đến tuổi thọ của con người.
Sinh sản ở sinh vật - Phát biểu được khái niệm sinh sản,
sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Nêu
được các dấu hiệu đặc trưng của sinh
sản ở sinh vật (vật chất di truyền,
8
truyền đạt vật chất di truyền, hình
thành cơ thể mới, điều hoà sinh sản).
- Trình bày được vai trò của sinh sản
đối với sinh vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản
ở sinh vật (sinh sản vô tính, sinh sản
hữu tính).
SINH THÁI -Phát biểu được khái niệm môi trường
HỌC VÀ MÔI sống của sinh vật.
TRƯỜNG - Nêu được khái niệm nhân tố sinh
thái. Phân biệt được các nhân tố sinh
thái vô sinh và hữu sinh. Lấy được ví
dụ về tác động của các nhân tố sinh
thái lên đời sống sinh vật và thích nghi
Môi trường và các của sinh vật với các nhân tố đó.
nhân tố sinh thái - Trình bày được các quy luật về tác
động của các nhân tố sinh thái lên đời
sống sinh vật (giới hạn sinh thái; tác
động tổng hợp của các nhân tố sinh
thái; tác động không đồng đều của các
nhân tố sinh thái). Phân tích được
những thay đổi của sinh vật có thể tác
động làm thay đổi môi trường sống của
chúng.
Sinh thái học quần - Phát biểu được khái niệm quần thể
thể sinh vật (dưới góc độ sinh thái học).
Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Phân tích được các mối quan hệ hỗ
trợ và cạnh tranh trong quần thể. Lấy
được ví dụ minh hoạ.
- Trình bày được các đặc trưng cơ bản
của quần thể sinh vật (số lượng cá thể,
kích thước
quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu
phân bố, mật độ cá thể). Lấy được ví
dụ chứng minh sự ổn định của quần thể
phụ thuộc sự ổn định của các đặc trưng
đó.
- Phân biệt được các kiểu tăng trưởng
quần thể sinh vật (tăng trưởng theo
tiềm năng sinh học và tăng trưởng
trong môi trường có nguồn sống bị giới
hạn).
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới
9
tăng trưởng quần thể.
- Phát biểu được khái niệm quần xã
sinh vật
- Phân tích được các đặc trưng cơ bản
của quần xã: thành phần loài (loài ưu
thế,
loài đặc trưng, loài chủ chốt); chỉ số đa
dạng và độ phong phú trong quần xã;
cấu trúc không gian; cấu trúc chức
Sinh thái học quần
năng dinh dưỡng. Giải thích được sự

cân bằng của quần xã được bảo đảm
bởi sự cân bằng chỉ số các đặc trưng
đó.
- Trình bày được khái niệm và phân
biệt được các mối quan hệ giữa các loài
trong quần xã (cạnh tranh, hợp tác,
cộng sinh, hội sinh, ức chế, kí sinh,
động vật ăn thực vật, vật ăn thịt con
mồi)
- Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.
Phân biệt được các thành phần cấu trúc
của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái
chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ
sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái trên cạn,
dưới nước) và các hệ sinh thái nhân
tạo.
- Phát biểu được khái niệm chu trình
Hệ sinh thái
sinh – địa – hoá các chất. Vẽ được sơ
đồ khái quát chu trình trao đổi chất
trong tự nhiên. Trình bày được chu
trình sinh – địa – hoá của một số chất:
nước, carbon, nitơ (nitrogen) và ý
nghĩa sinh học của các chu trình đó,
đồng thời vận dụng kiến thức về các
chu trình đó vào giải thích các vấn đề
của thực tiễn.
3. KẾT LUẬN

Chủ đề “Vật sống” môn KHTN được xây dựng theo định hướng giảm tải
các nội dung chi tiết về mô tả hình thái, cấu tạo của thực vật và động vật mà tập
trung vào các nội dung có tính nguyên lí chung như: Sự đa dạng, tính cấu trúc,
tính hệ thống hơn. Ví dụ: Hiện tượng trong thế giới vật chất thể hiện từ các cấp
10
độ nguyên tử → phân tử → tế bào → cơ quan → cơ thể → quần thể→ quần xã -
hệ sinh thái → Trái đất (sinh quyển, khi quyển, thủy quyển, thạch quyển). Bên
cạnh tính thống nhất thì thế giới sống cũng rất đa dạng. Ví dụ: Tế bào là đơn vị
sự sống; Cơ thể là một thể thống nhất và có sự tương tác với nhau; Sự đa dạng
thế giới sống (lớp 6). Nội dung kiến thức được xây dựng theo mạch xuyên suốt:
tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi; Trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng; Cảm ứng của sinh vật; Sinh trưởng và phát triển của sinh vật và
sinh sản của sinh vật (lớp 7). Nội dung kiến thức tập trung vào 4 đặc điểm cơ
bản của cơ thể sống. Nội dung kiến thức chủ để “Vật sống” được tích hợp nhiều
hơn vừa đảm bảo tính thống nhất về khoa học vừa giúp học sinh hiểu sâu kiến
thức, tăng khả năng phân tích, khả năng vận dụng để hình thành năng lực.

Tóm lại: Nội dung kiến thức Sinh học trong chủ đề “Vật sống” môn KHTN
được xây dựng theo định hướng giảm tải các nội dung chi tiết về mô tả hình
thái, cấu tạo của thực vật và động vật mà tập trung vào các nội dung có tính
nguyên lí chung như sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và
biến đổi, sự tương tác có tính khái quát cao, các kiến thức có nhiều ứng dụng
trong thực tiễn; tăng tính tích hợp giữa kiến thức sinh học với kiến thức vật lí,
hóa học và môi trường.

Chương trình môn KHTN không xây dựng các môn học riêng biệt mà là
tích hợp các kiến thức theo 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học tự nhiên; Các
nguyên lí/khái niệm chung của khoa học tự nhiên; Hình thành và phát triển năng
lực. Do vậy, giáo viên cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp, giáo viên cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình, xây dựng các chủ đề tích hợp, phân tích mối quan hệ giữa các kiến
thức vật lí, hóa học và sinh học.

Do đó sự kế thừa và phát triển nội dung giáo dục theo chương trình giáo
dục phổ thông 2018 là một nhu cầu hết sức cần thiết trong hoạt động học tập của
học sinh trong thời kì hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện
nay.
11
Sóc Trăng, ngày 15 tháng 12 năm 2023
Người thực hiện

Hồ Việt Cảnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ GD&ĐT. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình
tổng thể, Chương trình môn Khoa học tự nhiên, môn TNXH, Khoa học, Vật lí,
Hoá học, Sinh học). Ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018). Hà Nội.

- Phan Thị Thanh Hội. (2019). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên đại trà mô đun
1, môn Khoa học tự nhiên. Hà Nội.

- Bộ GD&ĐT. (2020). Công văn số 5512/BGDĐT – GDTrH (18/12/2020)


về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong trường học.

- Bộ GD&ĐT. (2021). Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT (20/7/2021) về sửa


đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học
sinh THPT.

- Mai Sỹ Tuấn (chủ biên). (2019). Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên. NXB Đại học Sư phạm.

12

You might also like