Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 211

1

2
3
TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN

GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG

4
5
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
• Khảo sát xây dựng;
1

• Lập, thẩm định, BCNCTKT, quyết định hoặc chấp thuận chủ
2 trương đầu tư (nếu có);

• Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập
3 BCNCKT đầu tư xây dựng;

• Lập, thẩm định BCNCKT để phê duyệt/quyết định đầu tư xây


4 dựng;

• Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự
5 án.

6
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1 • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

2 • KSXD; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

3 • Cấp giấy phép xây dựng;

4 • Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

5 • Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;

6 • Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

7 • Vận hành, chạy thử;

8 • Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

9 • Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc khác.
7
GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG
1 • Quyết toán hợp đồng xây dựng;

• Quyết toán dự án hoàn thành;


2

• Xác nhận hoàn thành công trình;


3

8 • Bảo hành công trình xây dựng;

• Bàn giao các hồ sơ liên quan;


5

• Các công việc cần thiết khác.


6
8
Chiến lược KTXH Chủ trương đầu tư TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Sơ bộ TMĐT
Dự án NC TKT ĐTXD

Thẩm định NCTKT Địa điểm GĐ


chuẩn bị
DA
Tổng mức đầu
Kế hoạch KTXH Dự án NCKT ĐTXD

(KH trung hạn 5 năm)

Thẩm định NCKT KHLCNT

Thiết kế kỹ thuật Dự toán XDCT

GĐ thực
Kế hoạch đầu tư năm Báo cáo KTKT ĐTXD hiện DA
Tổng mức đầu

Giải phóng mặt bằng Chuẩn bị XD


TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Dự toán gói thầu

Đấu thầu XL, TB



thực hiện
Ký hợp đồng xây Giá trị hợp đồng DA
dựng

Giá trị nghiệm


Thi công xây dựng
thu, thanh toán

Kết thúc
xây
Nghiệm thu, bàn giao Quyết toán hợp dựng,
đồng đưa DA
vào khai
thác
Hoàn thành dự án, Quyết toán vốn
Bảo hành, bảo trì đầu tư
• Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác nào được liệt kê
dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án?
a. Lập quy hoạch xây dựng b. Xin phép xây dựng
c. Xin chủ trương đầu tư xây dựng d. Thiết kế kỹ thuật

• Theo quy định của pháp luật về xây dựng, công tác nào sau đây ở giai đoạn
thực hiện dự án?
a. Lựa chọn nhà thầu TKKT b. Thiết kế BVTC và DTXD
c. Lựa chọn nhà thầu GS thi công XD d. Tất cả các công tác trên

11
• Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?
a. Phù hợp với quy hoạch
b. Có phương án kiểm soát rủi ro
c. Mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư
d. Cả 3 phương án trên

• Dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư bao nhiêu (Trừ công trình xây dựng
sử dụng cho mục đích tôn giáo) thì Chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng?
a. Từ 45 tỷ đồng trở lên b. Từ 15 tỷ đồng trở lên
c. Từ 7 tỷ đồng trở lên d. Từ 80 tỷ trở lên

12
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Yêu cầu chung đối với DAĐTXD
▪ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội…
▪ Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
▪ Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng...
▪ Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả KT-XH
2. Các hình thức của dự án đầu tư
▪ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD DA QTQG, nhóm A, PPP
▪ Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD DA nhóm B, nhóm C

▪ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD

DA tôn giáo; DA<15 tỷ; Dự án MSHH, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công
trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công
trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% TMĐT và không quá 05 tỷ đồng
13
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
a. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Sự cần thiết đầu tư và điều kiện để thực Bản vẽ thiết kế sơ bộ: Sơ đồ vị trí,
hiện đầu tư xây dựng địa điểm; sơ bộ tổng mặt bằng;
bản vẽ giải pháp thiết kế sơ bộ
Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và công trình chính
hình thức đầu tư xây dựng
Báo cáo Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên Thuyết minh về quy mô, tính chất
nghiên của dự án; hiện trạng, ranh giới
cứu tiền khu đất; sự phù hợp với quy
Phương án thiết kế sơ bộ, thuyết minh,
khả thi hoạch, kết nối giao thông,
công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp
đầu tư hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự
xây dựng án; thuyết minh về giải pháp thiết
Dự kiến thời gian thực hiện dự án kế sơ bộ
Sơ bộ TMĐT, phương án huy động vốn,
hiệu quả tài chính… Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về
dây chuyền công nghệ và thiết bị
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và
công nghệ
nội dung khác theo quy định của pháp
luật có liên quan 14
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
b. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Sự cần thiết, mục tiêu đầu tư, địa
điểm, quy mô, hình thức đầu tư
Tài nguyên, công nghệ, lao động,
quản lý dự án, vận hành
Thuyết minh báo cáo
Đánh giá tác động về thu hồi
đất, GPMB, tái định cư; cảnh
Báo cáo quan, môi trường, ..
nghiên cứu TMĐT, hiệu quả tài chính, KT-
khả thi đầu tư XH
xây dựng
Thuyết minh thiết kế
Thiết kế cơ sở
Bản vẽ thiết kế 15
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
c. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Sự cần thiết, mục tiêu xây dựng

Địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy


mô, công suất, cấp công trình
Thuyết minh báo cáo
Giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng;
Phương án GPMB xây dựng và BVMT
Báo cáo
kinh tế - Bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng;
kỹ thuật Hiệu quả đầu tư xây dựng
đầu tư
xây dựng

Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công


nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng
16
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Quy định chung

• Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.

• Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản gồm:


• Tờ trình thẩm định dự án của chủ đầu tư;
• Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng;
• Các tài liệu, văn bản có liên quan

17
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2. Thẩm quyền thẩm định dự án ĐTXD
Thẩm định của
người quyết định CQ chủ trì thẩm định tổng
đầu tư Được phép mời tổ hợp và trình người có
• Dự án QTQG sử ĐƠN VỊ chức, cá nhân đủ năng thẩm quyền xem xét,
dụng vốn đầu tư THẨM lực để thẩm định quyết định
công: Thẩm định ĐỊNH
theo luật đầu tư Đơn vị thẩm định chịu
Chi phí thẩm định được trách nhiệm về kết quả
công
tính trong TMĐT thẩm định
• Dự án PPP: Hội
đồng thẩm định
hoặc đơn vị được Không được thẩm định dự
giao nhiệm vụ thẩm Thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng án do đơn vị mình lập
định thực hiện thẩm
định
Dự án Dự án sử Dự Dự án Dự án có
• Dự án khác: Cơ sử ĐTXD
dụng vốn án công
quan chuyên môn Đặc điểm đơn vị
trực thuộc hoặc tổ dụng nhà nước PPP sử dụng năng thẩm định
chức, cá nhân có vốn ngoài đầu vốn phục vụ
chuyên môn phù đầu tư tư công khác hỗn hợp
hợp với tính chất, công
nội dung của dự
án thẩm định
Phân cấp đơn vị thẩm định 18
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
3. Nội dung thẩm định dự án ĐTXD
Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu,
mô đầu tư và yêu cầu khác quy mô đầu tư và các yêu cầu khác
Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế
với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu BVTC về bảo đảm an toàn công trình
chuẩn áp dụng và biện pháp bảo đảm an toàn công
Thẩm Giải pháp tổ chức thực hiện dự án, kinh Thẩm
định báo định trình lân cận
nghiệm và năng lực QLDA của CĐT, Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng,
cáo phương án GPMB, hình thức thực hiện báo cáo
NCKT KT-KT xác định giá trị tổng mức đầu tư xây
dự án dựng
của người Yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự của người
quyết án: TMĐT xây dựng; nguồn vốn, khả quyết Giải pháp tổ chức thực hiện dự án,
định đầu năng huy động vốn theo tiến độ; phân định đầu phương án giải phóng mặt bằng, hình
tư tích rủi ro, hiệu quả tài chính, hiệu quả tư thức thực hiện dự án
KT-XH Sự phù hợp của phương án công nghệ
Sự phù hợp của phương án công nghệ (nếu có);
(nếu có)
Các nội dung khác theo quy định của
Các nội dung khác theo quy định của
pháp luật có liên quan và yêu cầu của
pháp luật có liên quan và yêu cầu của
người quyết định đầu tư
người quyết định đầu tư 19
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
3. Nội dung thẩm định dự án ĐTXD
Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập DAĐTXD, TKCS; điều kiện năng lực
HĐXD của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng
Sự phù hợp của TKCS với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật,
chuyên ngành khác
Thẩm Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư được CQNN có thẩm quyền quyết
định báo định hoặc chấp thuận, với chương trình, kế hoạch thực hiện, các yêu cầu khác của
cáo dự án
NCKT Khả năng kết nối HTKT khu vực; khả năng đáp ứng HTKT và việc phân giao trách
của Cơ nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự
quan án ĐTXD khu đô thị
chuyên Sự phù hợp của giải pháp TKCS về bảo đảm an toàn xây dựng; việc thực hiện các
môn về yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và BVMT
xây dựng
Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Sự tuân thủ quy định của pháp luật về xác định TMĐT xây dựng 20
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4. Thời gian thẩm định dự án ĐTXD
❑ Thời gian thẩm định BCNCKT ĐTXD, được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm
định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
❑ Đối với DA sử dụng vốn đầu tư công, Thời gian thẩm định như sau:
• Dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định được thực hiện theo quy định của
pháp luật về đầu tư công;
• Dự án nhóm A, thời gian thẩm định không quá 40 ngày (cơ quan chuyên môn về
xây dựng không quá 35 ngày);
• Dự án nhóm B, thời gian thẩm định không quá 30 ngày, (cơ quan chuyên môn về
xây dựng không quá 25 ngày);
• Dự án nhóm C, thời gian thẩm định không quá 20 ngày, (cơ quan chuyên môn về
xây dựng không quá 15 ngày).
❑ Dự án ĐTXD sử dụng vốn không phải đầu tư công, thời gian thẩm định
BCNCKT do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
21
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
5. Điều chỉnh dự án ĐTXD
• Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả
kháng khác;
• Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh
về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
• Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
• Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian
thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong
TMĐT dự án được duyệt;
• Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án
• Thẩm quyền điều chỉnh dự án
• Dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công : do người quyết định
đầu tư quyết định.
• Dự án sử dụng vốn khác: do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các
yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng,
an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. 22
TÌNH HUỐNG
Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Huyện C được giao làm chủ đầu tư một số công
trình cấp III. Để thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án đường liên xã, BQLDA
trình cơ quan xây dựng chuyên ngành thực hiện thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Cơ quan xây dựng chuyên ngành sử dụng nhân lực của mình để thẩm định mà không
thuê tổ chức tư vấn thẩm tra.
Hỏi: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật sau khi thẩm định xong có thể trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt được không? Có cần thiết bắt buộc phải thuê tư vấn thẩm tra thì mới đủ cơ
sở thẩm định và trình phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật?

23
TÌNH HUỐNG
Dự án đầu tư xây dựng mới Đường và trụ sở UBND xã Phong Phú có tổng mức đầu
tư là 14.8 tỷ đồng đã được phê duyệt và đã tiến hành đấu thầu lựa chọn xong nhà
thầu thi công. Trong quá trình triển khai thi công do ảnh hưởng bởi sạt lở dọc tuyến
đường nên phải điều chỉnh dự án. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ
trương điều chỉnh, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 26,1 tỷ đồng trong đó chỉ điều
chỉnh phần đường từ 2,5 tỷ lên 12,5 tỷ đồng, phần trụ sở UBND không điều chỉnh.
Trong trường hợp này Chủ đầu tư có được phép điều chỉnh bổ sung báo cáo KT-KT
(đối với phần đường) hay phải lập lại dự án để trình thẩm định phê duyệt?
Nếu phải lập lại dự án để trình thẩm định phê duyệt thì có tiếp tục giữ nguyên kết
quả lựa chọn nhà thầu và tiếp tục thực hiện hợp đồng với nhà thầu thi công hay
không?

24
KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh
giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa mạo, địa chất,
địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy
văn, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi
thiết kế, xây dựng công trình
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng” là tài liệu cơ bản ban đầu cho việc triển khai thực hiện công tác
khảo sát do nhà thầu thiết kế lập, bao gồm:
• Mục đích, phạm vi khảo sát xây dựng;
• Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
• Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo
sát xây dựng;
• Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng
25
TÌNH HUỐNG
Tại Tỉnh Đ có một số công trình nâng cấp đường giao thông. Khi lập hồ sơ Báo cáo
kinh tế kỹ thuật các đơn vị tư vấn đầu tư thường ký hợp đồng với chủ đầu tư về “công
tác khảo sát và lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật” chung trong 1 hợp đồng. (Công trình
nhóm C < 15 tỷ). (Trong hợp đồng gồm 02 khoản: Chi phí Khảo sát + Chi phí lập Báo
cáo kinh tế kỹ thuật). Trong công tác khảo sát chủ yếu là công tác khảo sát địa hình
phục vụ thiết kế thi công: đo vẽ bình đồ tuyến, trắc dọc và trắc ngang
Hỏi:
1. Việc lập hồ sơ khảo sát và báo cáo kinh tế kỹ thuật chung có đúng quy trình và có
được không hay phải 02 bộ hồ sơ riêng?
2. Công tác khảo sát địa hình này có phải là 1 phần việc của công tác lập báo cáo
kinh tế kỹ thuật không?
26
THIẾT KẾ XÂY DỰNG

TK BVTC

THIẾT KẾ KỸ THUẬT Được lập trước khi


thi công xây dựng
THIẾT KẾ CƠ SỞ Thiết kế cụ thể công trình
hóa thiết kế cơ
THIẾT KẾ SƠ BỘ
Được lập trong báo sở sau khi dự án
cáo nghiên cứu đầu tư xây dựng
Được lập trong khả thi đầu tư xây công trình được
Báo cáo nghiên dựng phê duyệt
cứu tiền khả thi
đầu tư xây dựng

27
CÁC BƯỚC THIẾT KẾ XÂY DỰNG

THIẾT KẾ 1 BƯỚC THIẾT KẾ 2 BƯỚC THIẾT KẾ 3 BƯỚC

Thiết kế bản vẽ thi công Thiết kế cơ sở Thiết kế cơ sở

Thiết kế bản vẽ thi công Thiết kế kỹ thuật

Thiết kế bản vẽ thi công

28
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1. Thiết kế cơ sở
Địa điểm xây dựng, phương án thiết kế,
tổng mặt bằng
Phương án, dây chuyền công nghệ
Phương án kiến trúc
Phần thuyết minh
Phương án kết cấu
Phương án an toàn, VSMT
THIẾT
KẾ CƠ Danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
SỞ
Bản vẽ tổng mặt bằng, bình đồ tuyến
Sơ đồ, dây chuyền công nghệ
Phần bản vẽ
Bản vẽ phương án kiến trúc
Bản vẽ phương án kết cấu chính 29
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
2. Thiết kế kỹ thuật Căn cứ lập thiết kế kỹ
thuật
Phần thuyết Thuyết minh về thiết kế
minh công nghệ
Hiện trạng mặt bằng và vị trí
công trình trên bản đồ Thuyết minh về thiết kế
xây dựng
Triển khai tổng mặt bằng

THIẾT Giải pháp kiến trúc


KẾ KỸ Phần bản vẽ Chi tiết kết cấu chịu lực
THUẬT
chính
Hệ thống kỹ thuật bên trong
công trình
Bảo vệ môi trường, phòng
chống cháy nổ Căn cứ lập dự toán
Phần tổng
hợp dự toán Bảng khối lượng

Bảng tổng hợp dự toán


NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
3. Thiết kế bản vẽ thi công
Căn cứ lập thiết kế kỹ thuật

Phần thuyết minh Thuyết minh về thiết kế công nghệ

Thuyết minh về thiết kế xây dựng

THIẾT KẾ
BẢN VẼ Chi tiết mặt bằng và vị trí công
THI CÔNG trình trên bản đồ
Chi tiết kiến trúc

Chi tiết xây dựng


Phần bản vẽ
Chi tiết liên kết điển hình
Hệ thống kỹ thuật bên trong công
trình
Chỉ dẫn BPTC, quy trình vận hành
công trình
THẨM TRA, THẨM ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH TKXD
• Thẩm tra thiết kế là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ
điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng đối
với những nội dung cần thiết trong hồ sơ thiết kế làm cơ sở cho công tác thẩm định, phê
duyệt thiết kế xây dựng.
• Thẩm định thiết kế xây dựng là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ
đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong hồ sơ
thiết kế xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.
• Điều chỉnh thiết kế: Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các
trường hợp sau:
- Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
- Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo
đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án
32
TÌNH HUỐNG
Câu 1: Trách nhiệm của đơn vị thẩm tra, đơn vị thẩm định? Sau khi đơn vị
tư vấn thẩm tra có kết quả thẩm tra hồ sơ, chủ đầu tư tổng hợp kết quả trình
đơn vị thẩm định, đơn vị thẩm định có được thay đổi kết quả của thẩm tra
hay không?

Câu 2: Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
Huyện C theo phân cấp thì phòng Kinh tế và Hạ tầng được giao lập hồ sơ
thiết kế, dự toán xây dựng các công trình do UBND xã làm chủ đầu tư.
Hỏi: Đơn vị nào sẽ tổ chức thẩm định trước khi trình phê duyệt?

33
ĐẤU THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

ĐẤU
THẦU ĐẤU
THẦU
CHỈ ĐỊNH
THẦU

TỰ THỰC HIỆN ĐẤU


GIÁ
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

34
KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC ĐẤU THẦU

Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
Chuû
ứng các yêu cầu của Chủ đầu tư (bên mời thầu) để thực hiện gói thầu
ñaàu tö
trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế.

Nhaø Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai, minh
thaàu bạch và công bằng giữa các nhà thầu xây dựng nhằm giành được các
gói thầu, thỏa mãn mục tiêu định trước của nhà thầu, đáp ứng yêu cầu
của chủ đầu tư.

Đấu thầu là một phương thức quản lý nhằm kích thích và đảm bảo sự
Quaûn cạnh tranh đúng pháp luật, hạn chế những tiêu cực xảy ra trong quá
lyù nhaø trình đầu tư xây dựng, đáp ứng được mục tiêu của chủ đầu tư và các
nöôùc nhà thầu, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước và an sinh xã hội.
KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC ĐẤU THẦU

Công bằng Minh bạch

Pháp lý NGUYÊN Công khai


TẮC

Hiệu quả Bí mật

36
CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐẤU THẦU
“Bên mời thầu” là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các
hoạt động đấu thầu. Có thể là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ đầu tư được giao thực hiện công việc đấu thầu.

“Nhà thầu chính” là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự
thầu, trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.

“Nhà thầu phụ” là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được
ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công
việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
TÌNH HUỐNG

Thực hiện kế hoạch đấu thầu được duyệt, Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng
rãi trong nước gói thầu “Xây dựng đường giao thông”. Công ty A là đơn vị hạch
toán độc lập thuộc Tổng Công ty C tham gia đấu thầu. Đơn dự thầu của Công ty
A do Phó giám đốc công ty ký trên cơ sở giấy ủy quyền của Giám đốc công ty
theo đúng pháp luật. Kinh nghiệm và năng lực tài chính mà đơn vị A kê khai
trong hồ sơ dự thầu là của Tổng Công ty C có kèm theo giấy ủy quyền của Tổng
giám đốc Tổng Công ty C cho phép đơn vị A được sử dụng kinh nghiệm và năng
lực của Tổng Công ty để tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.

Hỏi: Hồ sơ dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không? Giải thích.

38
TÌNH HUỐNG

Ban QLDA Tỉnh C tổ chức đầu thầu xây lắp và cung cấp thiết bị cho Nhà thi đấu đa
năng Tỉnh. Nhà thầu A trúng thầu gói thầu trên với giá trúng thầu là 50 tỷ đồng. Trong
HSDT, nhà thầu A đề xuất nhà thầu B là thầu phụ xử lý nền đất yếu, hạ tầng và móng
cọc cho tòa nhà, giá trị phần nhà thầu B thực hiện là 10 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng,
nhà thầu A tiếp tục giao cho nhà thầu C thực hiện phần lắp đặt nhôm kính, báo cháy trị
giá 3 tỷ đồng; giao nhà thầu D phần cung cấp thiết bị trị giá 8 tỷ đồng; phần còn lại do
nhà thầu A tự thực hiện.

Hỏi: Việc nhà thầu A giao cho các nhà thầu phụ thực hiện phần công việc của mình có
phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

39
CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐẤU THẦU
“Bảo đảm dự thầu” là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt
cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà
thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Giá trị bảo đảm Thời gian có hiệu


Hoàn trả BĐDT
dự thầu lực của BĐDT

40
CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐẤU THẦU
“Bảo đảm thực hiện hợp đồng” là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện
pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực
hiện hợp đồng của nhà thầu.

Thời điểm thực hiện

Giá trị

Thời hạn hiệu lực

Hoàn trả

41
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNH

a) Đấu thầu rộng rãi;


b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
42
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNH

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

4. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

43
QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU: PHỤ LỤC 2

44
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Quản lý chất lượng trong xây dựng là các hoạt động của cơ quan có chức năng
quản lý thông qua kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng trong các giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai
thác sử dụng.

Hoạt động quản lý chất lượng được thực hiện qua các bên:
• Hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng;
• Giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của
chủ đầu tư;
• Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

45
NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
• Kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình ĐTXD;
• Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào
khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu;
• Nhà thầu khi phải đủ điều kiện hoạt động xây dựng;
• Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với
hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn
vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
• Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế,
kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định
chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng
công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

46
TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG
Quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị sử dụng

Quản lý chất lượng nhà thầu trong quá trình thi công

Giám sát thi công của chủ đầu tư


NỘI
DUNG Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế
QLCL
Thí nghiệm, kiểm định, thử tải công trình

Nghiệm thu giai đoạn; nghiệm thu hạng mục


Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác
nghiệm thu
Lập hồ sơ hoàn công, bàn giao công trình
47
PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

• Chủ đầu tư được ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách
nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm
tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện;
• Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền
hạn được chủ đầu tư ủy quyền

Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA, TVGS


• Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ
đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ
đầu tư có trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan
giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với
các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
• Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu
trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về những trách nhiệm được giao 48
TÌNH HUỐNG
Trong quá trình thực hiện dự án, Chủ đầu tư có hợp đồng với các đơn vị Tư vấn
giám sát, chứng nhận chất lượng, Thi công... Tuy nhiên, trong quá trình thi công
CĐT phát hiện hồ sơ nghiệm thu công trình không được lập đầy đủ theo quy định,
không có biên bản nghiệm thu công việc. Tư vấn giám sát cho rằng việc lập biên
bản nghiệm thu là trách nhiệm của Nhà thầu nên việc không có BBNT công việc
là lỗi của Nhà thầu. Nhà thầu lại cho rằng việc lập BBNT công việc là trách
nhiệm của TVGS nên việc không lập biên bản sau khi công việc đã được nghiệm
thu là lỗi của TVGS.
Trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về ai?

49
TÌNH HUỐNG
Nhà thầu A khi đổ bê tông hạng mục dầm sàn mái đã tiến hành thí nghiệm
vật liệu, thiết kế thành phần cấp phối bê tông và thi công đúng chỉ dẫn của
đơn vị thí nghiệm (lượng hao hụt vật liệu tương đương định mức dự toán,
hồ sơ dự thầu). Khi thi công có sự chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát.
Trong quá trình đổ bê tông có lấy mẫu để kiểm tra cường độ. Kết quả khi
nén, mẫu bê tông không đảm bảo cường độ theo thiết kế (cả cường độ 3
ngày, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày).
Tư vấn giám sát đề xuất xử lý như thế nào theo các tình huống sau?
1. Đề nghị nhà thầu đập bỏ phần bê tông đã thi công.
2. Chấp nhận nghiệm thu bê tông theo đúng cường độ thực tế; giá trị
nghiệm thu tính theo đơn giá dự thầu.
3. Chấp nhận nghiệm thu bê tông theo đúng cường độ thực tế; tính lại đơn
giá công tác bê tông theo cường độ thực tế và định mức dự toán tương
ứng.
50
NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

Nghiệm thu công trình xây dựng là việc kiểm nghiệm công việc, hạng mục
công trình, công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành có đảm bảo theo các
tiêu chuẩn đã được quy định nhằm làm cơ sở cho việc chấp thuận, thu nhận
công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

Nghiệm thu công trình xây dựng gồm:


• Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi
công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi
công khi cần thiết;
• Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn
thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử
dụng.
51
BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
• Điều kiện bàn giao công trình:
• Công trình xây dựng đã được nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
• Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
• Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận
trong quá trình bàn giao công trình xây dựng.
• Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có
trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ
chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành
biên bản.
• Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các
tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình,
danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên
quan.
• Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách
nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.
52
TÌNH HUỐNG
Ban QLDA ĐTXD huyện H được giao nhiệm vụ chủ đầu tư công trình cải tạo, chỉnh
trang một tuyến phố, đến nay công trình đã hoàn thành. Trong quá trình thi công có
một số điều chỉnh trong Hồ sơ thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế (các điều
chỉnh này đều được các bên liên quan thống nhất bằng biên bản). Khi lập bản vẽ hoàn
công Nhà thầu đã vẽ mới bản vẽ hoàn công công trình mà không sử dụng bản vẽ thiết
kế thi công đã được phê duyệt. Bản vẽ hoàn công vẫn theo thứ tự hạng mục như thiết
kế và chỉ thể hiện kích thước thực tế thi công.
Hỏi : Nhà thầu lập bản vẽ hoàn công như vậy có đúng theo quy định không?

53
TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Mức tối
TT Loại hợp đồng Giá HĐ Mức tối đa Ghi chú
thiểu
<10 20%
Hợp đồng thi -50%
1 10 ÷ 50 15%
công xây dựng Với mức tạm
>50 10%
ứng cao hơn Mức vốn tạm
2 Hợp đồng tư vấn 25%
phải được ứng cho các
người quyết trường hợp trên
Các loại hợp đồng định đầu tư không vượt KHV
3 10%
khác cho phép. hàng năm đã bố
trí cho gói thầu,
Theo tiến dự án.
Công việc giải độ thực
4 phóng mặt bằng hiện trong
kế hoạch

54
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
BẢNG TỔNG HỢP HÌNH THỨC THANH TOÁN THEO HỢP ĐỒNG

TT Loại hợp đồng Hình thức thanh toán

1 Hợp đồng trọn gói Theo tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng
2 Đơn giá cố định Theo khối lượng thực tế và đơn giá trong hợp đồng
3 Đơn giá điều chỉnh Theo khối lượng thực tế và đơn giá điều chỉnh (nếu có)
4 Theo thời gian Theo thời gian thực tế và mức lương thỏa thuận
5 Theo tỷ lệ phần trăm Theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng.
6 Hợp đồng kết hợp Thanh toán tương ứng với các loại hợp đồng
7 Công việc phát sinh Theo thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất
ngoài hợp đồng trước khi thực hiện

55
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

QUY TRÌNH THANH TOÁN

Khối lượng Hồ sơ thanh toán (HSTT)


hoàn thành
Nhà CĐT KBNN
thầu
Hợp đồng CĐT và Nhà thầu Hồ sơ thanh toán tạm
ứng (HSTTTƯ)

Thanh toán tạm ứng


Thẩm định HSTTTƯ

Thẩm định HSTT


Thanh toán khối
lượng hoàn thành

56
TT Chu trình Trách nhiệm Diễn giải
Lập Hồ sơ thanh toán hợp
đồng
1 Nhà thầu Nhà thầu lập Hồ sơ thanh toán hợp đồng

Kiểm tra, kiểm soát, ký duyệt


1. Kiểm tra hồ sơ và lập Đề nghị thanh toán.
(nếu có) Hồ sơ thanh toán Chuyên viên và
2 2. KIểm tra hồ sơ và ký duyệt.
hợp đồng (HSTTHĐ) Trưởng Phòng
3. Chuyển HSTTHĐ đến P.Kế toán.

P.Kế toán P.Kế toán kiểm tra HSTTHĐ, nếu hồ sơ đáp ứng sẽ
3
Lập HSTT lập HSTT, trình Giám đốc BQL phê duyệt.

Giám đốc BQL kiểm tra và ký duyệt HSTT và chuyển


4 Ký duyệt HSTT Giám đốc BQL
hồ sơ về P.Kế toán

P.Kế toán nộp HSTT lên KBNN đại phương để


5 P.Kế toán
Nộp HSTT lên KBNN thanh toán cho nhà thầu.

Quy trình thanh toán VĐT tại BQLDA


57
Thu thập tài liệu

Kiểm toán quyết toán


Lập báo cáo quyết toán DAXD
DAXD
Lập báo cáo kiểm toán

Hồ sơ trình duyệt
quyết toán DAXD

Thẩm tra quyết toán


Có sửa chữa Không sửa chữa

Trình cấp có thẩm quyền


phê duyệt quyết toán

*Ghi chú
Phê duyệt quyết toán Quyết toán có kiểm toán
Quyết toán có kiểm toán
Trình tự quyết toán DAXD
58
TT Chu trình Trách nhiệm Diễn giải
Tập hợp hồ sơ, tài liệu, P.QLCTXD tập hợp Hồ sơ TTHĐ, Hồ sơ QTHĐ
chứng từ P.QL CTXD
1 chuyển P.Kế toán.
P.Kế toán
2. P.Kế toán tập hợp các hồ sơ để lập BCQT.
Lập BCQT
P.Kế toán lập BCQT trình Giám đốc BQL ký
2 P.Kế toán
duyệt.
Báo cáo kiểm toán (nếu có) Kiểm toán P.Kế toán chuyển hồ sơ dự án cho Kiểm
3
độc lập toán độc lập để tiến hành kiểm toán BCQT.
Hoàn thiện hồ sơ trình
4 duyệt quyết toán P.Kế toán P.Kế toán hoàn thiện Hồ sơ QTDA,

Trình duyệt Hồ sơ quyết P.Kế toán nộp Hồ sơ QTDA lên cơ quan


5 P.Kế toán
toán lên cơ quan thẩm tra, thẩm tra, phê duyệt quyết toán
phê duyệt quyết toán

Quy trình quyết toán VĐT tại BQLDA


59
60
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN
LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Thời gian
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đơn vị thực hiện Văn bản pháp lý
(ngày)
A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
1 Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư HĐND TĐ
2 Quyết định giao vốn của cấp thẩm quyền UBND TĐ
- Lập bảng tiến độ triển khai thực hiện dự án;
3 - Văn bản đề nghị Đơn vị tư vấn hỗ trợ lập NVTK, CĐT 01
NVKS và dự toán chi phí bước chuẩn bị dự án
- Điều 32, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
Lập NVTK, NVKS và dự toán chi phí bước chuẩn bị - Điều 26, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
4 Tư vấn & CĐT 05
dự án - Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023

Trình Quyết định phê duyệt:


5 Nhiệm vụ khảo sát xây dựng (bao gồm dự toán khảo CĐT Điều 25, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 01
sát)
Thẩm định, trình phê duyệt dự toán chi phí bước
6 CĐT Điều 10, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 01
chuẩn bị dự án.
Lập, Trình thẩm định, phê duyệt KHLCNT giai đoạn
7 CĐT Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 01
chuẩn bị dự án
Thẩm định, tham mưu Quyết định phê duyệt
8 CĐT Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 01
KHLCNT bước chuẩn bị dự án;
Đăng tải KHLCNT lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc
9 CĐT Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 01
gia
10 Tổ chức lựa chọn nhà thầu bước chuẩn bị dự án CĐT, TVĐT
Triển khai thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu
61
tại Phụ lục 2
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN
LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Thời gian
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đơn vị thực hiện Văn bản pháp lý
(ngày)
A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
11 Các công việc ở bước khảo sát
11.1 Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng TVKS Điều 27, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 01
Kiểm tra PAKTKS xây dựng, trình Quyết định phê Điều 25, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
11.2 CĐT
duyệt PAKTKS
02
Lập thông báo khảo sát xây dựng và cử cán bộ giám
11.3 CĐT Điều 28, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
sát công tác khảo sát (Nếu không có TVGS khảo sát)
11.4 Thực hiện công tác khảo sát xây dựng TVKS Điều 28, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
Theo thời gian
TVGS khảo sát hoặc Khảo sát
11.5 Thực hiện công tác giám sát khảo sát Điều 28, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021
cán bộ GSKS
11.6 Lập hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng TVKS Điều 29, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 01
TVGS khảo sát hoặc Điều 28, Điều 29, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
11.7 Báo cáo Giám sát khảo sát xây dựng 01
CĐT 03/3/2021
Thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát Phụ lục VIb, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày
11.8 CĐT 01
xây dựng. 26/01/2021
11.9 Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng. CĐT Điều 30, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 01
12 Các công việc ở bước lập BCKTKT
12.1 Đăng ký bảo vệ môi trường (nếu có) CĐT Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Theo quy định
Điều 55, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
12.2 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật TVTK Theo hợp đồng
18/6/2014
Phối hợp với TV lập hồ sơ BCKTKT chuyển cho Tư
12.3 CĐT Điều 31, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 03
vấn thẩm tra
12.4 TV Thẩm tra BCKTKT TVTT 6206
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN
LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Thời gian
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đơn vị thực hiện Văn bản pháp lý
(ngày)
A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
13 Chuyển hồ sơ BCKTKT cho CĐT thẩm định nội bộ CĐT 01
14 Thẩm định nội bộ hồ sơ BCKTKT CĐT 02
Mẫu 1, Phụ lục 1, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
15 Trình phê duyệt BCKTKT CĐT 01
ngày 03/3/2021
Mẫu 2, Phụ lục 1, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
16 Thẩm định hồ sơ BCKTKT P.GTCC TP.TĐ 03
ngày 03/3/2021
Mẫu 3, Phụ lục 1, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
17 Quyết định phê duyệt BCKTKT UNND TĐ 01
ngày 03/3/2021
Phụ lục VIb, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
26/01/2021
18 Thông báo chấp thuận nghiệm thu BCKTKT CĐT 01
Điều 34, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
03/3/2021
Điều 34, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
19 Nghiệm thu BCKTKT CĐT 01
03/3/2021
Điều 34, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
20 Nghiệm thu công tác thẩm tra BCKTKT CĐT 01
03/3/2021
21 Trình phê duyệt KHLCNT CĐT Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 01
22 Thẩm định KHLCNT P. KTKHĐT TP.TĐ Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 01
23 Quyết định phê duyệt KHLCNT UBND TĐ Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 01
Đăng tải Quyết định phê duyệt KHLCNT lên hệ
24 CĐT Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 02
thống mạng đấu thầu Quốc Gia 63
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN
LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Thời gian
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đơn vị thực hiện Văn bản pháp lý
(ngày)
B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Duyệt dự toán gói thầu (nếu có)
TVTK
1.1 Cập nhật dự toán gói thầu Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 03
CĐT
1.2 Trình thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu CĐT Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 01
Thẩm định, lập Báo cáo thẩm định và tham mưu Quyết
1.3 CĐT Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 02
định phê duyệt dự toán gói thầu.
II Tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án TVĐT

Thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu tại Phụ lục 2

III Công tác quản lý thi công xây dựng công trình
Thực hiện quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình theo quy trình quản lý chất lượng công trình tại Phụ
lục 3
Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng
theo quy định tại Điều 107 Luật số 50/2014/QH13 được Điều 107, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
1 CĐT 01
sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 18/6/2014
62/2020/QH14
Bàn giao mặt bằng cho NTTC chuẩn bị khởi công công Điều 108, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
2 CĐT 01
trình 18/6/2014
64
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN
LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Thời gian
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đơn vị thực hiện Văn bản pháp lý
(ngày)
B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Phát hành thông báo khởi công xây dựng công trình;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
- Báo cáo về thông tin công trình đến cơ quan chuyên môn
- Điều 13, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
về xây dựng;
3 CĐT 26/01/2021 01
- Gửi công văn và hồ sơ thiết kế, pháp lý liên quan đến địa
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày
phương (UBMTTQ phường) để thực hiện công tác giám sát
13/6/2019
cộng đồng.
Điều 13, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
4 Tổ chức thi công xây dựng công trình CĐT; NTTC; TVGS theo HĐ
26/01/2021
- Lập hồ sơ hoàn công công trình; Điều 21, Điều 22, Điều 23, Nghị định 06/2021/NĐ-
5 CĐT; NTTC; TVGS
- Nghiệm thu công trình, hạng mục công trình; CP ngày 26/01/2021
Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình đến cơ Phụ lục VIa, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
6 CĐT
quan chuyên môn về xây dựng; 26/01/2021
- P.GTCC TP.TĐ chủ trì;
Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra hồ sơ và Điều 24, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
7
hiện trường; - CĐT; NTTC; TVGS; 26/01/2021
TVTK p/h
Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình của cơ
8 P.GTCC; UBND TP.TĐ
quan chuyên môn về xây dựng
Nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng - CĐT chủ trì;
Điều 23, Điều 27, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
9 (sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm NTTC; TVGS; TVTK
26/01/2021
thu) p/h

65
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN
LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Thời gian
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đơn vị thực hiện Văn bản pháp lý
(ngày)
C. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG
- CĐT chủ trì;
Bàn giao công trình sau khi nghiệm thu hoàn thành công NTTC; TVGS; TVTK p/h Điều 27, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày
1 01
trình đưa vào sử dụng - Đơn vị tiếp nhận công 26/01/2021
trình
- Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021
2 Thanh, quyết toán dự án hoàn thành CĐT - Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày
11/11/2021
2.1 Tiếp nhận và chuyển hồ sơ quyết toán đến P.KHTC CĐT 03
2.2 Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành CĐT, các Nhà thầu Theo quy định
2.3 Đối chiếu số liệu thanh toán với kho bạc CĐT 07
Chuyển hồ sơ quyết toán lên Phòng Tài chính tp Thủ
2.4 CĐT 02
Đức
CĐT,
2.5 Giải trình hồ sơ quyết toán Theo quy định
các Nhà thầu
2.6 Nhận quyết định phê duyệt quyết toán CĐT 01
Công văn thu hồi giá trị chênh lệch giữa thanh toán của
2.7 CĐT 03
CĐT và quyết toán của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Thanh toán giá trị còn lại hoặc thu hồi chênh lệch do cắt
2.8 CĐT, các Nhà thầu 05
giảm quyết toán
3 Thanh lý các hợp đồng CĐT, các Nhà thầu 05
4 Công văn tất toán tài khoản dự án CĐT 02
5 Lưu trữ hồ sơ sau khi thực hiện xong CĐT, các Nhà thầu 66
Theo QĐ
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
PHỤ LỤC 2a: QUY TRÌNH CHỈ ĐỊNH THẦU RÚT GỌN

STT Nội dung công việc Thành phần hồ sơ Đơn vị thực hiện
Tiếp nhận HSNL và kiểm tra
- Hồ sơ năng lực nhà thầu;
năng lực nhà thầu; chuyển
1 - Phiếu báo cáo kết quả đánh giá năng lực Bộ phận đấu thầu của CĐT
thông tin đến bộ phận quản lý
nhà thầu.
HĐ của CĐT
Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp - Dự thảo hợp đồng;
2 CĐT
đồng cho nhà thầu - Công văn gửi nhà thầu
3 Hoàn thiện hợp đồng Biên bản hoàn thiện hợp đồng CĐT và Nhà thầu
Trình phê duyệt kết quả chỉ
4 Tờ trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu CĐT
định thầu
5 Phê duyệt kết quả chỉ định thầu - Quyết định phê duyệt KQ Chỉ định thầu CĐT
Công khai kết quả chỉ định thầu
Đăng tải kết quả chị định thầu lên mạng
6 trên Hệ thống mạng đấu thầu CĐT
đấu thầu QG
quốc gia
Ký kết và quản lý thực hiện hợp
7 Hợp đồng CĐT và Nhà thầu
đồng

67
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
PHỤ LỤC 2b: QUY TRÌNH CHỈ ĐỊNH THẦU THÔNG THƯỜNG
TT Nội dung công việc Thành phần hồ sơ Đơn vị thực hiện
1 Lập Hồ sơ yêu cầu HSYC Tổ chuyên gia hoặc TVĐT
- HSYC;
2 Trình thẩm định, phê duyệt HSYC Tổ chuyên gia hoặc TVĐT
- Tờ trình thẩm định phê duyệt HSMT
- Báo cáo thẩm định HSYC;
3 Thẩm định, phê duyệt HSYC - Quyết định phê duyệt HSYC; CĐT hoặc TVTĐ
- HSYC được duyệt.
Tiếp nhận HSNL và kiểm tra năng lực nhà thầu, xác định - Hồ sơ năng lực nhà thầu;
4 CĐT
nhà thầu dự kiến mời. - Phiếu báo cáo kết quả đánh giá năng lực nhà thầu.
- Giấy mời nhà thầu nhận HSYC;
Mời nhà thầu đến nhận hồ sơ yêu cầu và phát hành HSYC - CĐT hoặc TVĐT;
5 - HSYC được duyệt;
cho nhà thầu. - Nhà thầu
- Biên bản giao nhận HSYC.
- Biên bản đóng thầu;
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu - CĐT hoặc TVĐT;
6 - Hồ sơ đề xuất;
cầu - Nhà thầu
- Biên bản mở thầu.
- Đánh giá Hồ sơ đề xuất;
7 - Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất CĐT hoặc TVĐT.
- Xếp hạng nhà thầu (nếu có)
8 Thương thảo hợp đồng Biên bản thương thảo hợp đồng CĐT, TVĐT (nếu có) và Nhà thầu
9 Trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu Tờ trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu CĐT
- Báo cáo thẩm định KQ chỉ định thầu;
10 Thẩm định, phê duyệt kết quả chỉ định thầu CĐT hoặc TVTĐ
- Quyết định phê duyệt KQ chỉ định thầu
Công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu
11 Đăng tải kết quả chị định thầu lên mạng đấu thầu quốc gia CĐT
thầu quốc gia
- Biên bản hoàn thiện hợp đồng (nếu có);
12 Hoàn thiện (nếu có), ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng CĐT, TVĐT (nếu có) và Nhà thầu
- Hợp đồng 68
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
PHỤ LỤC 2c: QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI TRONG NƯỚC QUA MẠNG,
MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ
TT Nội dung công việc Thành phần hồ sơ Đơn vị thực hiện
1.Mẫu hợp đồng để đưa vào HSMT;
1 Chuẩn bị hồ sơ cung cấp cho Tư vấn Hồ sơ mời thầu 2. Scan bản vẽ (đã ký, đóng dấu) để kèm theo HSMT (đối với gói thầu xây lắp); CĐT
3. Cung cấp khối lượng mời thầu và các yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể;
- HSMT;
2 Lập HSMT, trình thẩm định, phê duyệt HSMT TVĐT
- Tờ trình thẩm định phê duyệt HSMT
- Báo cáo thẩm định HSMT;
3 Thẩm định, phê duyệt HSMT - Quyết định phê duyệt HSMT; CĐT hoặc TVTĐ
- HSMT được duyệt.
Thông báo mời thầu kèm HSMT lên Hệ thống, phát hành, sửa đổi, - TBMT trên hệ thống mạng đấu thầu;
4 TVĐT
làm rõ E-HSMT - Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ (nếu có);
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút HSDT trên hệ thống
5 - E-HSDT Nhà thầu
mạng đấu thầu
6 Mở thầu (Mở E-HSDT) Biên bản mở thầu TVĐT
7 Làm rõ E-HSDT (nếu có) CV yêu cầu làm rõ văn bản làm rõ TVĐT & Nhà thầu
8 Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) Văn bản thông báo sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) TVĐT
- Kiểm tra tính hợp lệ và đánh giá E-HSDT;
9 Báo cáo đánh giá E-HSDT TVĐT
- Xếp hạng nhà thầu (nếu có);
10 Đối chiếu tài liệu Biên bản đối chiếu tài liệu TVĐT & Nhà thầu
- Tờ trình phê duyệt KQLCNT;
11 Trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu TVĐT
- Báo cáo đánh giá E-HSDT;
- Báo cáo thẩm định KQLCNT;
12 Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu CĐT hoặc TVTĐ
- Quyết định phê duyệt KQLCNT
Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu
13 Quyết định phê duyệt KQLCNT CĐT
quốc gia
14 Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng TVĐT
- Hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu
15 Hợp đồng và biên bản CĐT và Nhà thầu
- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng 69
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
PHỤ LỤC 2d: QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI TRONG NƯỚC QUA MẠNG,
MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ
TT Nội dung công việc Thành phần hồ sơ Đơn vị thực hiện
1.Mẫu hợp đồng để đưa vào HSMT;
2. Scan bản vẽ (đã ký, đóng dấu) để kèm theo HSMT (đối với gói thầu xây
1 Chuẩn bị hồ sơ cung cấp cho Tư vấn HSMT CĐT
lắp);
3. Cung cấp khối lượng mời thầu và các yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể;
- HSMT;
2 Lập HSMT, trình thẩm định, phê duyệt HSMT TVĐT
- Tờ trình thẩm định phê duyệt HSMT
- Báo cáo thẩm định HSMT; - Tổ Thẩm định hoặc
3 Thẩm định, phê duyệt HSMT - Quyết định phê duyệt HSMT; TVTĐ;
- HSMT được duyệt. - Ban Giám đốc CĐT
Thông báo mời thầu kèm HSMT lên Hệ thống, - Thông báo mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu;
4 TVĐT
phát hành, sửa đổi, làm rõ E-HSMT - Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ (nếu có);
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút
5 - E-HSDT Nhà thầu
HSDT trên hệ thống mạng đấu thầu
6 Mở thầu (Mở E - Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật) Biên bản mở thầu (Mở E-HSĐX KT) TVĐT
Kiểm tra tính hợp lệ và đánh giá E- Hồ sơ đề xuất
7 Báo cáo đánh giá E-HSĐXKT TVĐT
về kỹ thuật
- TVĐT;
- Tờ trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ
- Bộ phận thẩm định
Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu thuật;
8 CĐT hoặc TVTĐ
đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật - Báo cáo thẩm định DS NT đáp ứng YCKT;
- CĐT
- Quyết định phê duyệt DS NT đáp ứng YCKT
70
PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
PHỤ LỤC 2d: QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI TRONG NƯỚC QUA MẠNG,
MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ
STT Nội dung công việc Thành phần hồ sơ Đơn vị thực hiện
Mở E - Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà
9 Biên bản mở thầu (Mở E-HSĐX TC) TVĐT
thầu đáp ứng YCKT
10 Làm rõ E-HSDT (nếu có) CV yêu cầu làm rõ, văn bản làm rõ TVĐT & Nhà thầu

11 Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) Văn bản thông báo sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) TVĐT
Kiểm tra tính hợp lệ và đánh giá E - hồ sơ
12 đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu Báo cáo đánh giá E-HSĐXTC TVĐT
(nếu có)
Đối chiếu tài liệu và thương thảo hợp đồng
13 Biên bản đối chiếu tài liệu và BB thương thảo hợp đồng nếu có TVĐT, Nhà thầu và CĐT
(nếu có)
Trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa - Tờ trình phê duyệt KQLCNT;
14 TVĐT
chọn nhà thầu - Báo cáo đánh giá E-HSDT;
Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà - Báo cáo thẩm định KQLCNT; Tổ thẩm định hoặc TVTĐ;
15
thầu - Quyết định phê duyệt KQLCNT Ban Giám đốc CĐT
Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu trên hệ
16 Quyết định phê duyệt KQLCNT CĐT
thống mạng đấu thầu quốc gia
Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp
17 Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng Tư vấn đấu thầu
đồng
- Hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu
18 Hợp đồng và biên bản hoàn thiện (nếu có) CĐT và Nhà thầu
- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
71
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

72
PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH THANH QUYẾT TOÁN DỰ ÁN

STT Nội dung Người lập


I. QUY TRÌNH THANH TOÁN
1 Đăng ký Cam kết chi
1.1 Hợp đồng CĐT và nhà thầu
1.2 Giấy đề nghị cam kết chi CĐT
2 Tạm ứng
2.1 Giấy đề nghị tạm ứng Nhà thầu
2.2 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư CĐT
2.3 Giấy rút vốn đầu tư CĐT
3 Thanh toán
3.1 Biên bản nghiệm thu công việc CĐT và nhà thầu
3.2 Bảng xác định giá trị khối lượng công việc đề nghị thanh toán CĐT và nhà thầu
3.3 Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư CĐT
3.4 Giấy rút vốn đầu tư CĐT
3.5 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng CĐT

73
PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH THANH QUYẾT TOÁN DỰ ÁN

STT Nội dung Người lập


II. QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN
1 Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dung CĐT và nhà thầu
2 Quyết toán A-B CĐT và nhà thầu
3 Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành CĐT
4 Đối chiếu kho bạc CĐT và KBNN
5 Kiểm toán độc lập (nếu có) CĐT và Kiểm toán độc lập
6 Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (sau kiểm toán, nếu có) CĐT
7 Tờ trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt quyết toán CĐT
8 Thông báo xét duyệt quyết toán Cơ quan thẩm quyền
9 Văn bản có ý kiến về thông báo xét duyệt quyết toán CĐT
10 Quyết định phê duyệt quyết toán Cơ quan thẩm quyền
11 Thu hồi, thanh toán công nợ (nếu có) CĐT và nhà thầu
12 Thanh lý hợp đồng CĐT và nhà thầu
13 Đóng tài khoản mở tại KBNN CĐT

74
75
76
77
GiỚI THIỆU

Giảng viên: Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng


• Đại học: Kỹ thuật xây dựng; Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM
• Thạc sĩ kỹ thuật: Kỹ thuật xây dựng và Quản lý xây dựng; Trường
ĐH Bách khoa TP.HCM
• Tiến sĩ : Kỹ thuật quản lý; Đại học Padova, Ý
 Học máy
 Phương pháp định lượng
 Xây dựng bền vững
 Lập kế hoạch và kiểm soát dự án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Chương 4. Các lĩnh vực
trong QLDA

NGUYỄN DUY HƯNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG
VẬN TẢI TP.HCM

 Chức danh: Giảng viên


 Lĩnh vực: Quản lý xây dựng
 Email : hung.nguyen@ut.edu.vn
Quản lý quy mô

3
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Đánh giá ban đầu của người quản lý dự án

• Xác định phạm vi công việc


• Đảm bảo nguồn ngân sách cho dự án
• Tiến độ thực hiện phù hợp
• Xác định thông tin cần thiết cho các hoạt động của dự án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Cấu trúc phân chia công việc

• Định nghĩa : Cấu trúc phân chia công việc là sự phân chia
theo thứ bậc của dự án thành các phần có thể quản lý được,
phần nhỏ nhất được gọi là gói công việc.
• Ý tưởng: Để quản lý toàn bộ dự án, chúng ta phải quản lý
được từng phần của dự án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Cấu trúc phân chia công việc

Dự án
Cấp độ 1: Tên dự án CTGT

Giải phóng
Cấp độ 2: Thành phần chính mặt bằng
Tiện ích Cầu Đường

Biển báo Đèn


Cấp độ 3: Thành phần phụ giao thông đường
Trồng cây ….

Móng và
Cấp độ 4: Gói công việc cáp dẫn
Cột đèn …

Thi công Lắp cáp


Cấp độ 5: Hoạt động móng

dẫn

Công
Cấp độ 6: Tài nguyên nhân
Vật liệu Thiết bị
Cấu trúc phân chia công việc
Gói công việc
 Tránh sự trùng lặp hoặc thiếu sót giữa các gói công việc
 Gói công việc phải được xác định về: thiết kế, phương pháp, yêu
cầu và ngày hoàn thành.
 Mỗi gói công việc nên:
• Phần nhỏ nhất trong một dự án làm việc
• Được giao cho một cá nhân chịu trách nhiệm.
• Xác định các loại nguồn lực cần thiết
Cấu trúc phân chia công việc

Dự án
Cấp độ 1: Nhà đầu tư CTGT

Giải phóng
Cấp độ 2: Giám đốc mặt bằng
Tiện ích Cầu Đường

Biển báo Đèn


Cấp độ 3: Người quản lý giao thông đường
Trồng cây …

Móng và
Cấp độ 4: Kỹ sư cáp dẫn
Cột đèn …

Thi công Lắp cáp


Cấp độ 5: Công nhân móng

dẫn

Công
Cấp độ 6: QS, QC nhân
Vật liệu Thiết bị
Quản lý quy mô

Quy trình quản lý sự thay đổi

Xem xét đề xuất


Chuẩn bị và gửi Đánh giá của các
thay đổi và đánh
đề xuất thay đổi bên liên quan
giá tác động
Ban kiểm
KHÔNG soát thay đổi
Phê
duyệt?

Ghi lại vào Nhật Thực hiện


Cập nhật dự án
ký Thay đổi thay đổi

9
2. Quản lý tiến độ

10
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Lập kế hoạch dự án xây dựng là gì?

Lập kế hoạch thực hiện dự án


“Các công cụ và quy trình được sử dụng để đảm bảo dự
án được hoàn thành đúng thời hạn.”

11
Lập kế hoạch dự án xây dựng là gì?

Phát triển một tiến độ của dự án


Biến phạm vi dự án thành tiến độ dự án
• Xác định các công việc cần thực hiện
• Mối quan hệ giữa các công việc
• Ước tính thời gian thực hiện
• Phân tích và điều chỉnh tiến độ

12
Lập kế hoạch dự án xây dựng là gì?

Nguyên tắc khi lập tiến độ


• Lập kế hoạch trước khi bắt đầu công việc
• Phối hợp giữa những người tham gia dự án
• Chú ý đến quy mô, chất lượng, thời gian và chi phí.
• Tiến độ phải linh hoạt.
• Tiến độ nên đơn giản, loại bỏ những chi tiết không phù hợp
• Phổ biến cho các bên liên quan

13
Lợi ích của việc lập tiến độ

Điều phối và quản lý công việc

• Hiểu trình tự thực hiện các công việc


• Người chịu trách nhiệm của từng công việc
• Hỗ trợ việc phân bổ tài nguyên, chi phí
• Nhận biết được công tác quan trọng cũng
như thời gian dự trữ
Phương pháp lập tiến độ

Các cấp độ của tiến độ

15
Phương pháp lập tiến độ

Các bước phát triển tiến độ

01 02 03 04

Xác định tất cả Trình tự, mối Ước tính thời Kết hợp thành
các hoạt động quan hệ giữa gian thực hiện tiến độ
các hoạt động các hoạt động

16
Phương pháp lập tiến độ
Biểu đồ Gantt
 Mỗi nhiệm vụ = một thanh ngang
 Đặc điểm:
• Dễ đọc, dễ hiểu nhưng khó cập nhật
• Không thể hiện mối quan hệ giữa các công việc
• Một phương pháp hiệu quả để lập tiến độ tổng thể

17
3. Quản lý chi phí

18
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Ngân sách dự án là gì?

Ngân sách phản ánh kế hoạch dự án.


• Tại sao việc lập ngân sách cho các dự án lại khó khăn?
o Dự án là duy nhất, không trùng lặp
o Thường có rất ít lịch sử để dựa vào
o Dự án có thể mất nhiều năm → Rủi ro
• Có ba yếu tố:
o Dự báo sẽ cần những gì?
o Nó có giá bao nhiêu?
o Khi nào chúng ta cần nó?

19
Các phương pháp lập ngân sách dự án

Các phương pháp lập ngân sách


• Phương pháp từ trên xuống (top-down)
• Phương pháp từ dưới lên (bottom-up)
• Phương pháp kết hợp: Kết hợp 2 phương pháp
“top-down” và “bottom-up”

20
Các phương pháp lập ngân sách dự án

Phương pháp Top-Down


Dựa trên đánh giá của người quản lý
và dữ liệu trước đó
• Lịch sử có thể là chi phí thực tế
của các dự án tương tự, được
điều chỉnh theo chênh lệch và lạm
phát
• Bắt đầu từ tổng quan và phân bổ
xuống theo cấu trúc phân chia
công việc (WBS)
21
Các phương pháp lập ngân sách dự án

Phương pháp Top-Down

Thuận lợi Nhược điểm

Có ít sự hỗ trợ từ quản lý cấp


Nhanh chóng, đơn giản
thấp
Tổng quan khá chính xác, tuy từng Quan điểm của lãnh đạo cấp
yếu tố riêng lẻ có thể sai cao có thể bị sai lệch
Sử dụng dữ liệu từ các dự án
Nhiệm vụ nhỏ không cần phải được
khác nhau; dữ liệu cũ có thể
xác định riêng
không phù hợp
Các phương pháp lập ngân sách dự án

Phương pháp Top-Down


Bắt đầu từ cuối WBS, với những người
sẽ làm việc đó.
• Các chi phí được cộng dồn dần dần
• Phải cộng thêm chi phí quản lý, phí
dự phòng và lợi nhuận

23
Các phương pháp lập ngân sách dự án

Phương pháp từ dưới lên

Thuận lợi Nhược điểm

Bỏ qua một số công việc có thể dẫn


Chính xác hơn, chi tiết hơn
đến sai sót lớn

Sự tham gia của nhiều cấp Phải mất một thời gian dài để chuẩn
quản lý bị

Ý kiến trái chiều có thể được Ước tính có thể được tăng lên ở mọi
giải quyết cấp độ
Các phương pháp lập ngân sách dự án

Xu hướng lập ngân sách

• Các nhà quản lý cấp cao có xu hướng


đánh giá thấp và các nhà quản lý cấp
thấp có xu hướng đánh giá quá cao.
• Các nhà quản lý cấp thấp có xu
hướng thêm các khoản dự phòng và
các nhà quản lý cấp cao có xu hướng
loại bỏ chúng.

25
Các cấp độ ước tính chi phí

Các cấp độ ước tính

Cấp độ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5

% hoàn thành
65 đến 100% 30 đến 65% 10 đến 30% 2 đến 10% 0 đến 2%
dự án

Kiểm tra ước Sàng lọc ý


Mục đích sử Lập dự toán Đánh giá dự án Nghiên cứu
tính hoặc Đấu tưởng hoặc
dụng hoặc Đấu thầu đầu tư khả thi
thầu tính khả thi

Đơn giá chi tiết Đơn giá chi tiết


Mô hình tham
có bóc tách có bóc tách
Phương pháp Phương pháp bán Mô hình tham số, công trình
khối lượng chi khối lượng chi
áp dụng chi tiết (Kết hợp) số (Top-down) tương tự. (Top-
tiết (Từ dưới tiết (Từ dưới
down)
lên) lên)
26
Các cấp độ ước tính chi phí

27
Điều chỉnh ước tính chi phí

Điều chỉnh theo thời gian


• Giá trị tiền tệ thay đổi theo thời gian.
• Việc lập ngân sách thường dựa trên dữ liệu lịch sử nên việc
điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại là điều cần thiết.
 Ví dụ, chi phí một dự án xây dựng cách đây 3 năm là 100 tỷ
đồng. Tính giá thành xây dựng hiện tại của tòa nhà.

28
Điều chỉnh ước tính chi phí

Điều chỉnh theo vị trí

• Chi phí thay đổi tùy theo địa điểm xây dựng. Vì vậy, cần
phải điều chỉnh chi phí theo vị trí.
• Một dự án xây dựng được xây dựng ở thành phố A với chi
phí 100 tỷ đồng. Tính kinh phí thực hiện dự án tại thành
phố C.

29
Điều chỉnh ước tính chi phí

Ước tính cuối cùng


Chi phí ước tính cuối cùng là chi phí nhân với các hệ số quy đổi:
Chi phí ước tính cuối cùng = Giá gốc × Điều chỉnh theo thời gian
× Điều chỉnh theo vị trí
× Điều chỉnh theo quy mô.

30
4. Quản lý chất lượng

31
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Chất lượng là gì?

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Chất lượng là gì?

CHẤT LƯỢNG

Định nghĩa tiêu


chuẩn là gì?

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Chất lượng là gì?

CHẤT LƯỢNG - PMBOK


“Mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có
của sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu”

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Chất lượng là gì?

CHẤT LƯỢNG – ISO9001


“Toàn bộ các tính năng và đặc điểm của một
sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng đáp ứng
các nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn”

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Chất lượng là gì?

CHẤT LƯỢNG
ISO 9001
PMBOK “Toàn bộ các tính năng và
“Mức độ mà một tập hợp đặc điểm của một sản phẩm
các đặc tính vốn có đáp ứng hoặc dịch vụ có khả năng
được các yêu cầu ” đáp ứng các nhu cầu đã nêu
hoặc tiềm ẩn ”

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Chất lượng là gì?

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng: Quá trình kiểm tra và thử nghiệm mà chúng ta
thực hiện để đảm bảo dự án đáp ứng các yêu cầu

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chất lượng

Kiểm soát chất lượng


Kiểm tra và xác minh từng lớp
đất đã được thi công chính
xác trước khi thi công lớp tiếp
theo

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chất lượng

Mục tiêu chính của Quản lý chất lượng xây dựng là công trình được
xây dựng tuân thủ theo thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật đã được phê duyệt

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chất lượng

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG


Các hệ thống và quy trình Kiểm tra và thử nghiệm
được sử dụng để đảm bảo
đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chất lượng

CHẤT LƯỢNG VÀ THIẾT


KẾ
• Thiết kế – hướng dẫn chi tiết
về những gì cần xây dựng
• Thiết kế được phát triển để
đáp ứng yêu cầu của dự án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chất lượng

Làm sao chúng ta biết thiết kế đáp ứng được yêu cầu của dự án?

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Công cụ quản lý chất lượng

Quản lý các yêu cầu


Yêu cầu của dự IFC Thiết kế công Xây dựng công Hoàn thành công
án trình trình trình
Thông số, mô tả Bản vẽ, thông số Kiểm tra và xác Sản phẩm đúng
dự án, thiết kế kỹ thuật nắm bắt nhận rằng việc thi với yêu cầu ban
Concept được yêu cầu của công phù hợp với đầu
dự án thiết kế

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Công cụ quản lý chất lượng

CÔNG CỤ VÀ QUY TRÌNH


• Kế hoạch quản lý chất lượng
• Cấu trúc phân chia công việc (WBS)
• Kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm (ITP)
• Hồ sơ dữ liệu vật liệu (MDR)
• Báo cáo không phù hợp (NCR)
• Vận hành hệ thống, thiết bị
(Commissioning)
• Giám sát

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Công cụ quản lý chất lượng

ĐẶC ĐIỂM CỦA WBS


• Toàn diện
• Có thứ bậc
• Loại trừ lẫn nhau
• Tập trung vào kết quả
• Có thể định lượng
• Có thể quản lý được

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Cấu trúc phân chia công việc

VÍ DỤ WBS

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Cấu trúc phân chia công việc

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Cấu trúc phân chia công việc

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Inspection and Test Plan

1. Thiết kế – xem xét bản vẽ/thông số kỹ thuật.


2. Vật liệu – vật liệu được phê duyệt, thử nghiệm tại nhà máy,
được lưu lại trong sổ ghi chép...
3. Nhận bàn giao – nhận bàn giao từ các công tác trước đó
4. Khảo sát – Khảo sát trước khi thi công
5. Thi công xây dựng – Biện pháp thi công, phương pháp kiểm
tra, thử nghiệm.
6. Hoàn công – Khảo sát sau khi thi công xong
7. Kiểm tra – Bất kỳ thử nghiệm nào sau khi thi công xong
8. Bàn giao – Bàn giao cho công tác đứng sau

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Inspection and Test Plan

VÍ DỤ ITP
• Lắp đặt đường ống
điện ngầm

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Inspection and Test Plan

Dữ liệu đầu vào


• Thiết kế
• Biện pháp thi công
o Đào đất
o Đặt ống dẫn
o Lấp đất
• Yêu cầu kỹ thuật
o Vật liệu đã được duyệt
o Giấy phép đào đất
o Kiểm tra độ chặt

PhD. Nguyễn Duy Hưng


5. Quản lý rủi ro

53
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Rủi ro là gì?

RỦI RO
“Sự không chắc chắn quan trọng”
- Tiến sĩ David Hillson

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Rủi ro là gì?

RỦI RO
“ Sự không chắc chắn là quan trọng ”

Khả năng xảy ra sự kiện hoặc Tác động là gì nếu nó


điều kiện rủi ro như thế nào xảy ra?

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Rủi ro là gì?

NHỮNG CƠ HỘI
• Phạm vi bổ sung từ khách hàng
• Chế tạo cấu kiện ngoài công
trường để đẩy nhanh tiến độ
• Giải pháp thiết kế tốt hơn để
luận lợi cho việc bảo trì

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Rủi ro là gì?

CÁC MỐI ĐE DỌA


• Máy xúc đang đào trúng đường
cáp cao thế dưới lòng đất .
• Sự phối hợp kém của các nhà
thầu phụ
• Đại dịch

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Hiểu về rủi ro

Bởi vì (nguyên nhân) xảy ra (Sự kiện rủi ro hoặc sự không


chắc chắn) dẫn đến (hậu quả)

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Hiểu về rủi ro

Nguyên nhân là một thực tế hoặc điều


RỦI RO LÀ GÌ kiện nhất định

Rủi ro – sự kiện hoặc điều kiện không


chắc chắn

Hậu quả – tác động có thể xảy ra đối với


mục tiêu của dự án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Hiểu về rủi ro

Nguyên nhân là một thực tế hoặc điều


QUẢN LÝ RỦI RO kiện nhất định
Đối phó nguyên nhân

Rủi ro – sự kiện hoặc điều kiện không


chắc chắn

Hậu quả – tác động có thể xảy ra đối


với mục tiêu của dự án
Quản lý hậu quả

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quy trình quản lý rủi ro
QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO

THIẾT LẬP BỐI CẢNH

GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT


XÁC ĐỊNH R&O
GIAO TIẾP VÀ TƯ VẤN

PHÂN TÍCH R&O

ĐÁNH GIÁ R&O

ỨNG PHÓ R&O

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Xác định rủi ro

KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH RỦI RO

Quá khứ – điều gì đã xảy ra với các dự án trước đây?

Hiện tại – những gì chúng ta hiện đang đối mặt

Tương lai – điều gì có thể xảy ra

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro định tính xác Phân tích rủi ro định lượng là
định yếu tố rủi ro quan trọng một hình thức phân tích sâu
để phân tích/xử lý thêm hơn

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phân tích rủi ro

DỰ ÁN RỦI RO NHƯ THẾ NÀO?


ĐỊNH LƯỢNG
ĐỊNH TÍNH
Câu trả lời bằng số cụ thể. Ví
Dựa trên đánh giá chủ quan
dụ: 5% nguy cơ bị thiệt hại 10
bằng lời nói.
tỷ đồng.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phân tích rủi ro

PHÂN TÍCH RỦI RO ĐỊNH TÍNH

• Một danh sách dài các rủi ro


được xác định
• Thời gian/nguồn lực có hạn
• Không phải tất cả rủi ro đều
đáng được quan tâm như nhau
• Ưu tiên các rủi ro quan trọng
để xem xét thêm

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phân tích rủi ro

PHÂN TÍCH RỦI RO ĐỊNH LƯỢNG

Rủi ro = Xác suất × Tác động


• Xác suất: khả năng xảy ra
• Tác động đến: thời gian, chi phí,
tiến độ, hiệu suất,…

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phân tích rủi ro

Tác động

1 2 3 4 5
Khả năng
Rất thấp Thấp Vừa phải Lớn Rất lớn

5
Hầu như chắc 5 10 15 20 25
chắn
4
Rất có thể xảy 4 8 12 16 20
ra
3
Có thể xảy ra
3 6 9 12 15

2
Khó xảy ra
2 4 6 8 10

1
Hiếm
1 2 3 4 5

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phân tích rủi ro

Xếp hạng rủi ro


Xếp hạng rủi ro dựa trên kết
quả đánh giá:
• Xác suất
o 0-20% Rất thấp
o Thấp 20%-40%
• Sự tác động
o 0-200 triệu đồng: Rất
thấp
o 200-500 triệu đồng:
Thấp

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Lập kế hoạch ứng phó rủi ro

TRÁNH/ KHAI THÁC CHUYỂN GIAO/CHIA SẺ


Loại bỏ rủi ro hoặc tạo cơ Chuyển giao rủi ro cho bên
hội chắc chắn xảy ra khác/Chia sẻ rủi ro

ỨNG PHÓ

GIẢM THIỂU/TĂNG CHẤP NHẬN


CƯỜNG Chấp nhận rủi ro mà
Giảm thiểu mối đe dọa không cần bất kỳ hành
hoặc tăng cường cơ hội động đặc biệt nào

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Lập kế hoạch ứng phó rủi ro
Mã WBS bị Khả năng Sự ảnh Dự phòng
Số REF Tên Mô tả tác động I P Biện pháp giảm thiểu
ảnh hưởng xảy ra hưởng phí

Thời tiết mưa Thời tiết không thuận lợi làm Dự phòng chi phí sơ bộ dựa trên
1 Tất cả 3 3 40% $2.600 $ 1,040
nhiều chậm tiến độ thi công dữ liệu lịch sử.

Vấn đề địa kỹ Đá quá nhiều làm chậm tiến độ


2 3.2.1 2 2 Dự phòng cho phép 15% $1.000 $150
thuật đào hào

10% dự phòng.
Thay đổi thiết kế sau đấu thầu
3 Thiết kế Tất cả 4 5 Đầu tư ban đầu nhiều hơn vào 10% $23.000 $2.300
dẫn đến tăng chi phí xây dựng
thiết kế.

Những khiếm khuyết trong Giao cho Kỹ sư toàn thời gian


4 Khiếm khuyết công việc tự thực hiện dẫn đến 3.2.1 3 3 quản lý công việc tự thực hiện.
việc sửa chữa tốn kém Kế hoạch quản lý chất lượng .

Sự chậm trễ trong việc cấp


Sự chậm trễ
phát thiết bị cho các nhà thầu
5 của việc cung 3.2.3 1 1 Dự phòng cho phép 25% $400 $100
phụ dẫn đến yêu cầu bồi
cấp thiết bị
thường chậm trễ

Tất cả các gói thiết kế đều được


Áp dụng VE giúp tiết kiệm chi
6 Thiết kế Tất cả 3 3 đội thi công xem xét khi đạt 30%
phí xây dựng
khối lượng thiết kế

Tổng $ 3,590
cộng
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Giám sát và kiểm soát rủi ro

GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT


“là quá trình theo dõi các rủi ro đã được xác định, theo
dõi các rủi ro còn tồn tại và xác định các rủi ro mới, đảm
bảo thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro và đánh giá hiệu
quả của nó”

PhD. Nguyễn Duy Hưng


PhD. Nguyễn Duy Hưng
Chương 5. Giới thiệu
công nghệ mới trong
QLDA
NGUYỄN DUY HƯNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG
VẬN TẢI TP.HCM

 Chức danh: Giảng viên


 Lĩnh vực: Quản lý xây dựng
 Email : hung.nguyen@ut.edu.vn
Ứng dụng MS Project
trong QLDA

2
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Giới thiệu phần mềm MS Project

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Các ứng dụng của MS Project

 Lập kế hoạch cho dự án


• Nhập công việc, thời gian, tài nguyên, chi phí cho DA
• Điều chỉnh các thông tin và dữ liệu để đạt được kế hoạch
mong muốn (Baseline project)
• In các báo cáo của kế hoạch

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Các ứng dụng của MS Project

 Cập nhật tiến độ và theo dõi dự án


• Nhập các thông tin thực tế về công việc, thời gian, tài nguyên,
chi phí.
• Theo dõi dự án dựa vào kế hoạch và các thông tin thực tế.
• In ấn các báo cáo, kết quả phân tích mong muốn.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Dữ liệu cần cung cấp cho MS Project

 Xác định các mục tiêu – ràng buộc của dự án: Quy mô, Chi phí,
Thời gian, Chất lượng.
• Danh mục các công việc
• Thời gian ước tính để hoàn thành công việc
• Mối quan hệ giữa các công việc.
• Tài nguyên và chi phí tương ứng.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Khai thác thông tin từ MS Project

 Các thông tin về:


• Ngày bắt đầu và kết thúc của các công việc - Task
• Thời gian thực hiện dự án– Duration
• Phân bổ chi phí – Cost
• Phân bố tài nguyên – Resource

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Khai thác thông tin từ MS Project

 MS Project cho phép quan sát theo:


• Các khung nhìn
• Các bảng biểu
• Các báo cáo

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Kiến thức cần thiết để sử dụng MS Project

Project management

Practice Microsoft
experience Project

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý tiến độ với MS Project

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý tài nguyên

Xem xét sự phân bổ tài nguyên


dưới dạng đồ thị

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chi phí

• Xem chi phí dự án theo công việc

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Quản lý chi phí

• Xem chi phí theo tài nguyên sử dụng:

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Cập nhật dự án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Theo dõi và kiểm soát dự án-Tiến độ

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Theo dõi và kiểm soát dự án-Chi Phí

PhD. Nguyễn Duy Hưng


So sánh thông tin giữa thực tế và kế hoạch

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng BIM trong
Quản lý dự án

18
PhD. Nguyễn Duy Hưng
BIM là gì?

• BIM là một phương thức quản lý thông tin xây dựng dựa trên mô
hình 3D.
• Có khả năng tích hợp thông tin từ các phần mềm và công cụ khác
nhau trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý công trình.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


BIM là gì?

• BIM không chỉ là một công nghệ,


mà còn là một quy trình làm việc
đồng bộ giữa các bên liên quan.
• BIM hỗ trợ các bên liên quan làm
việc cùng nhau trên một mô hình
3D chung, chia sẻ thông tin và
tương tác trực tiếp.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


BIM là gì?

BIM có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn khai thác
vận hành công trình.

Thiết kế Xây dựng Vận hành

Hoạt động/bảo trì


40%

Sửa chữa
3% 17% 30%

Thay thế định kỳ/nâng cấp


10%

1 năm 2 năm 25 năm

PhD. Nguyễn Duy Hưng


BIM là gì?

Mức độ quan trọng của các loại mô hình theo vòng đời của
công trình

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Mô hình dữ liệu

BIM cung cấp không chỉ thông tin hình học hoặc vật lý của các
đối tượng

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Mô hình dữ liệu

Những thông tin mà mô hình BIM có thể cung cấp là rất đa dạng
và phong phú.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Mô hình dữ liệu

Chúng ta có thể tương tác trong mô hình BIM với các


thông số của nó.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của BIM

• Do tích hợp được nhiều bộ môn, BIM giúp bố trí quy trình
thi công hợp lý hơn.
• Tránh được sự va chạm giữa các bộ môn.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của BIM

• BIM còn hỗ trợ nhiều chuyên môn khác nhau trong một dự
án

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của BIM

• Do đó, BIM mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho các bên liên quan

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Xu hướng phát triển của BIM

• Lịch sử phát triển của BIM và tầm nhìn trong tương lai:

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Xu hướng phát triển của BIM

• Xu hướng sử dụng BIM tại UK

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Xu hướng phát triển của BIM

• Xu hướng sử dụng BIM trên thế giới

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Xu hướng phát triển của BIM

• Cùng với đó là sự xuất hiện của những công ty công nghệ


mới tham gia vào ngành công nghiệp xây dựng.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Xu hướng phát triển của BIM

• Xu hướng phát triển BIM trong tương lai

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Thực trạng ứng dụng BIM tại Việt Nam

• BIM đã và đang nhận được sự quan tâm của cả những người hành nghề
và cơ quan quản lý nhà nước.
• Bộ xây dựng đã ban hành hai tài liệu là “Hướng dẫn chung áp dụng Mô
hình thông tin (BIM)” và “Hướng dẫn chi tiết áp dụng Mô hình thông tin
(BIM)” vào năm 2020 (tái bản 2021), như một nỗ lực để thúc đẩy việc
áp dụng BIM tại Việt Nam

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Thực trạng ứng dụng BIM tại Việt Nam

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Thực trạng ứng dụng BIM tại Việt Nam

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Phần mềm hỗ trợ BIM

• Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc áp dung BIM

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Augmented Reality (AR)

• AR (Tăng cường thực tế) là một công nghệ cho phép kết hợp các yếu
tố thực tế với yếu tố ảo, tạo ra một trải nghiệm mới kết hợp giữa thế
giới thực và thế giới ảo.
• Thông qua sử dụng các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính
bảng, kính AR hoặc các công cụ khác, người dùng có thể nhìn thấy và
tương tác với các đối tượng ảo được "ghép" lên thế giới thực.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Augmented Reality (AR)

• Nếu áp dụng AR, các bên có thể cùng nhau ra thực địa để xem công
trình tương lai ra sao và tương tác thế nào với môi trường xung quanh.
• Điều này giúp các bên chọn phương án tốt hơn nên rút ngắn được thời
gian thiết kế. Đặc biệt trong các dự án sửa chữa, cải tạo công trình.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Augmented Reality (AR)

• AR còn hỗ trợ việc thiết kế, bán hàng nội thất.


• Ví dụ. Khi các căn hộ được thiết kế nội thất xong. Thay vì chỉ được
xem bản vẽ, khách hàng chắc sẽ ấn tượng hơn nếu được nhìn thấy
căn hộ tương lai bằng 3D, hơn nữa lại có thể tương tác trên máy tính
bảng.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Virtual Reality (VR)

• Thực tế ảo (VR - Virtual reality) có thể hiểu là một môi trường 3D mô


phỏng, cho phép người dùng khám phá và tương tác với môi trường ảo
xung quanh theo cách gần đúng với thực tế.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Virtual Reality (VR)

• Đối với công nghệ thực tế ảo (VR), chúng ta cần trang bị bộ kính
đặc biệt rồi đi trong thế giới ảo 100%.
• Tuy nhiên, hiện nay công nghệ này còn khá đắt đỏ.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Point Cloud

• Point Cloud là một tập hợp lớn các điểm không gian 3D được thu
thập từ các công cụ và công nghệ quét môi trường thực tế như laser
scanner, photogrammetry hoặc Lidar (Light Detection and Ranging).
• Mỗi điểm trong Point Cloud đại diện cho một điểm trong không gian
thực tế và có thông tin về tọa độ XYZ cũng như các thuộc tính khác
như màu sắc.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Point Cloud

• Lưu ý, Point cloud chỉ là tập hợp các điểm có màu của bề
ngoài một vật được scan, nó không mang mô hình (object +
data) của "vật thể”.
• Nhiều người nhầm là sau khi scan 3D, sẽ có luôn cái mô hình
3D như là mô hình vẽ trong Revit hay ArchiCad.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Point Cloud

• Point Cloud được sử dụng để tạo ra mô hình 3D của một cấu trúc
hiện có hoặc một khu vực địa lý.
• Nó cung cấp thông tin khá chính xác và chi tiết để nắm bắt hiện
trạng của một công trình hoặc khu vực  giúp cải thiện sự hiểu biết
và tương tác trong quá trình quản lý và bảo trì.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Point Cloud

• Công nghệ Point Cloud cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển
của BIM và quy trình xây dựng thông minh.
• Nó mang lại khả năng thu thập dữ liệu thực tế và chính xác, từ đó
tạo ra các mô hình 3D chi tiết và sát thực tế để hỗ trợ việc ra quyết
định và tăng cường hiệu suất.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng Machine
Learning trong quản lý
dự án

47
PhD. Nguyễn Duy Hưng
Học máy (Machine learning) là gì?

• Học máy là một lĩnh vực trong trí tuệ nhân tạo bao gồm việc
phát triển các thuật toán có thể nhận dữ liệu đầu vào, thực
hiện một nhiệm vụ mà chúng đã được đào tạo và tạo ra dữ liệu
đầu ra.
• Nhìn chung, học máy thường được sử dụng trong bài toán dự
báo và phân loại.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Học máy (Machine learning) là gì?

Khái niệm học máy không phải là mới.


• ML đã trở nên phổ biến và có nhiều khả năng hơn nhờ sự phát triển
của các thuật toán tiên tiến, sức mạnh của máy tính và sự gia tăng
nhanh chóng của dữ liệu.
• ML đã hỗ trợ con người thực hiện các công việc một cách hiệu quả,
đặc biệt là những công việc tiêu tốn nhiều thời gian và công sức
(như điều tra nhu cầu khách hàng, dự toán chi phí…. )

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Học máy và ngành xây dưng

Học máy có liên quan gì đến ngành xây dựng?


• Trong khi các ngành khác đã sử dụng dữ liệu của họ như một
lợi thế cạnh tranh thì ngành xây dựng vẫn bị tụt lại phía sau.
• Với sự trợ giúp từ học máy, các ngành công nghiệp ngày càng
tập trung vào dữ liệu và ứng dụng công nghệ này để có thể tìm
thấy lợi thế cạnh tranh của mình.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Học máy và ngành xây dưng

Ngành xây dựng có tiềm năng hưởng lợi rất lớn từ học máy.
• Một số kỹ năng về thiết kế, ước tính chi phí, điều phối tài nguyên…
trong xây dựng công trình là không dễ dàng đạt được  ML có thể
hỗ trợ thực hiện.
• Tuy nhiên, ngành xây dựng còn chậm nhận ra giá trị mà dữ liệu có
thể mang lại - hoặc có rất ít công cụ cho phép ngành xây dựng tận
dụng dữ liệu lớn.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

1. Học máy có thể giúp ngăn ngừa tình trạng vượt chi phí xây dựng
• ML giúp tăng độ chính xác và tốc độ dự đoán chi phí.
• Việc dự báo ngân sách và phân tích rủi ro vẫn được thực hiện thủ
công và dựa trên thông tin trong quá khứ, điều này có thể bị ảnh
hưởng bởi lỗi của con người và dữ liệu không đủ.
• Khi các dự án xây dựng bị vượt ngân sách, thường là do thông tin có
sẵn không cung cấp bức tranh đầy đủ về những gì đang diễn ra.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

1. Học máy có thể giúp ngăn ngừa tình trạng vượt chi phí xây dựng
• Học máy có thể được sử dụng để phát triển các thuật toán xử lý dữ
liệu mới, cho phép máy tính học hỏi và đưa ra dự đoán dựa trên các
điều kiện thay đổi.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

1. Học máy có thể giúp ngăn ngừa tình trạng vượt chi phí xây dựng
• Ví dụ: một thuật toán có thể nhận thông tin về một số dự án trước
đây để sử dụng nhằm dự báo chi phí của dự án mới.
• Thuật toán có thể nhận thấy rằng một số yếu tố nhất định (chẳng
hạn như chi phí lao động, quy chuẩn xây dựng và số tầng) – có khả
năng làm chi phí bị vượt.
• Bằng cách so sánh thông tin này với dữ liệu của một dự án mới,
thuật toán có thể dự đoán được chi phí của dự án chính xác hơn. Từ
đó hỗ trợ việc ra quyết định.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

2. Học máy hỗ trợ lập dự án đầu tư


Học máy có thể được sử dụng để cải thiện lợi tức đầu tư cho các dự án
xây dựng.
• Học máy sử dụng dữ liệu lịch sử và dữ liệu thời gian thực để giúp các
công ty đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu, rủi ro trong tương lai và
các thông tin liên quan khác.
• Kiểu phân tích này đã được sử dụng rộng rãi để đưa ra các quyết
định liên quan đến chuỗi cung ứng, chẳng hạn như tìm địa điểm sản
xuất hiệu quả nhất về mặt chi phí cho sản phẩm.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

2. Học máy hỗ trợ lập dự án đầu tư


ML cũng có thể được sử dụng trong phát triển bất động sản.
• Ví dụ: học máy có thể dự báo số lượng không gian văn phòng
mới cần thiết trong một thành phố và đề xuất các địa điểm tiềm
năng dựa trên mức độ rủi ro và nhu cầu dự kiến.
• Loại phân tích này có thể được thực hiện trong thời gian thực,
cho phép các công ty tìm được những địa điểm sinh lời cao nhất
cho các tòa nhà văn phòng mới.
• Ngoài ra, học máy có thể được sử dụng để ước tính nhu cầu về
không gian văn phòng mới ở khu vực này so với khu vực khác.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

3. Học máy trong xây dựng mô hình thông tin (BIM)


• Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của học máy trong xây
dựng là mô hình hóa thông tin tòa nhà.
• Học máy giúp việc ứng dụng BIM trở nên nhanh chóng và hiệu quả
hơn.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

3. Học máy trong xây dựng mô hình thông tin (BIM)


• Các quy trình xây dựng mô hình BIM có thể được tự động hóa thông
qua học máy, giúp giảm thời gian cần thiết để hoàn thành mô hình
hóa. Ví dụ: các công cụ học máy có thể được sử dụng để tạo mô
hình 3D tòa nhà.
• Ngoài ra, học máy có thể hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ như ước
tính khối lượng vật liệu cần thiết cho một tòa nhà, xác định phương
án thiết kế khả thi nhất.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

4. Học máy trong quản lý xây dựng


• Các nhà QLDA thường dựa vào các công cụ truyền thống như phân
tích đường Gantt khi lập kế hoạch cho dự án xây dựng.
• Tuy nhiên, những công cụ này bị hạn chế ở chỗ chúng không thể giải
thích được những thay đổi trong môi trường dự án.
 Ví dụ: học máy có thể được sử dụng để theo dõi những thay đổi về
nhu cầu, chi phí nguyên vật liệu và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng
đến thời gian/chi phí thực hiện dự án.  Kiểu phân tích này giúp các
nhà quản lý xác định vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn
đề nghiêm trọng.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

4. Học máy trong quản lý xây dựng


• Học máy cũng có thể giúp quản lý quy mô dự án.
• Một công cụ học máy có thể được đào tạo để xác định những
thay đổi nào về quy mô sẽ khiến dự án vượt quá ngân sách dự
kiến  Điều này có thể giúp dự án tránh được việc leo thang quy
mô tốn kém.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


Ứng dụng của học máy trong QLDA

4. Học máy trong quản lý xây dựng


• Ngoài ra, học máy có thể xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến mục
tiêu dự án nhiều nhất để giúp người quản lý ưu tiên các vấn đề
cần giải quyết nhanh chóng  Tránh tình trạng dự án bị đình trệ.

PhD. Nguyễn Duy Hưng


PhD. Nguyễn Duy Hưng

You might also like