Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 125

0ɠWȻQSKȷPķɲɬFSKiWKjQKEɦL

0$5.(7,1*&+8<Ɏ11*ɵɣ,7521*1*+Ɇ
Bìa 1

Vì sao bìa đầu tiên LẠI trống trơn?


Tại vì nói nhiều 3 năm QUA rồi

ÐỪNG nói nữa. hành động đi.


Thương gửi
những Marketers và những người làm
truyền thông tương lai!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã đến với Marketing - Chuyện
Người Trong Nghề 4. Cảm ơn các bạn vì đã tin tưởng
và lựa chọn chúng mình trong vô số event, chương trình
hiện có.

Mình là Hoàng Vy Dung - trưởng BTC chương trình -


người sáng lập, khởi xướng và điều hành chương trình
trong 3 năm qua. Với hơn 2.500 sinh viên đến sự kiện
cùng hàng chục ngàn sinh viên khác được khảo sát
trong quá trình làm chương trình này, mình có sự hiểu
biết nho nhỏ về tình hình, vấn đề sinh viên gặp phải.
Hôm nay, mình xin phép đại diện cho hơn 30 người
trong team - xin phép bạn cho mình được gửi gắm các
bạn những điều sau. Mình mong là những điều này có
ích cho các bạn. Với chủ đề “Stop Talking & Keep
Fighting” tụi mình muốn truyền đi 1 thông điệp

“Hãy tiếp tục hành động, yêu thích và chiến đấu với
nghề Marketing - Truyền thông này. Đừng chỉ nói suông
mà hãy ngừng nói, bắt tay vào làm. Thất bại thì làm
lại. Làm tới khi nào thành công mới thôi. Rất nhiều anh
chị đi trước đã mất rất nhiều năm, rất nhiều lần để tìm
ra con đường cho mình, hành trình đó chưa bao giờ dễ
dàng với họ. Tại sao bạn lại mong rằng mình sẽ sớm
tìm ra chỉ sau 1,2 lần thử và dăm ba tháng trải nghề.
Hãy tiếp tục Fighting cho những gì bạn muốn với một
cái đầu thực tế và một quyết tâm vững chắc”.

Nghề là thứ theo chúng ta trọn cuộc đời. Bình


tĩnh mà sống!

Làm 1 bài toán nhỏ bạn sẽ thấy rằng quãng đời làm
nghề rất dài. Bạn có 1 đời để làm việc. Cứ tính năm 40
tuổi bạn nghỉ hưu sớm thì cũng là 20 năm làm nghề.
Đừng ép mình phải trong 1 , 2 công việc đã chọn
được thứ mình thích. Đừng tạo áp lực cho chính mình
khi nghĩ rằng phải tìm ra điều mình thích và đam mê
ngay nếu không không kịp. Nếu tìm được công việc
yêu thích ngay lần đầu tiên, bạn là người cực kì may
mắn. Thật ra chúng ta không có nhiều may mắn như
vậy đâu. Nên hãy cứ bình tĩnh mà sống. Hãy nhớ, dù
bạn có làm gì đi chăng nữa, hãy làm nó với tất cả trái
tim mình, “bất cứ thứ gì cũng dạy cho chúng ta 1 điều
gì đó cho hành trình tiếp theo”.

Kiên trì là phẩm chất chung của người


thành công.

Một phẩm chất chung mà tụi mình nhận ra từ những


người thành công đó là tính kiên trì, bất khuất, không
bao giờ từ bỏ những mục tiêu của mình. Thử lấy 1 tấm
gương mà bạn ngưỡng mộ và đọc tiểu sử về họ, bạn
sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự kiên trì vượt khó họ đã
trải qua. Jack Ma, Steve Jobs hay anh chị đi trước trong
nghề hầu như đều có phẩm chất này.

Hãy luôn tập trung vào điều tích cực!

Trong 3 năm qua, chương trình luôn nghiên cứu lắng


nghe hàng trăm sinh viên trong 1 đợt tổ chức. Có rất
nhiều bạn sinh viên đến nói lời cảm ơn. Một số bạn lại
nói với tụi mình về chuyện họ hoang mang sau khi thử
1 , 2 công việc trong ngành. Sau khi nghiên cứu sâu
những trường hợp này thì tụi mình nhận ra, cốt lõi của
sự hoang mang vì các bạn luôn tập trung vào sự tự ti,
khuyết điểm của bản thân mình. Thay vì “mình muốn
làm account và sẽ cải thiện để theo nghề” thì lại là
“mình không tự tin, không sáng tạo, không năng động,
nói không hay…” bla bla. Thật thà trả lời chúng mình
nhé, những suy nghĩ này có giúp các bạn tốt lên hay
không? Bạn có bao giờ thử nghĩ 1 câu hỏi khác “làm
sao để đạt được điều này?”. Hãy luôn tập trung vào
điều tích cực và giải pháp. Vì chỉ có suy nghĩ như vậy
mới giúp cho các bạn tốt hơn mỗi ngày.

Thành công không dễ dàng. Nó chỉ đến với


người xứng đáng.

Mọi thứ không dễ dàng. Nếu thành công dễ vậy thì


người thành công không ít như vậy. Chỉ có khoảng 1%
dân số thế giới chiếm đến 99% tài sản. Điều đó chỉ
để các bạn hiểu, nếu như bạn lấy đám đông làm quy
chuẩn cho cuộc đời mình, các bạn sẽ nằm trong nhóm
đa số. Thành công không thuộc nhóm đa số. Bạn chọn
được một công việc bạn yêu thích thì không có nghĩa
là 3 năm sau bạn còn thích nó. Nhưng bạn chọn thái
độ Fighting, dù như thế nào bạn cũng sẽ tiếp tục vững
bước đi về phía trước. Thành công luôn đi kèm với
những thách thức, thất bại, trở ngại. Thay vì nghĩ đó là
“khó khăn” hãy tự động viên mình “Đây là thử để xem
mình có xứng đáng thành công không đây mà”. Nghĩ
vậy để tiếp tục chiến đấu nhen!

Hãy tận dụng sức mạnh của thế hệ sinh ra


trong thời công nghệ

Sống trong thời đại thông tin - thời đại khi mọi thứ
quá dễ dàng để biết nhưng một số bạn vẫn chưa biết
tận dụng sức mạnh của nó. Hãy nói với tụi mình: bạn
muốn làm gì? Khoan nói “nhưng mà mình không giỏi
sáng tạo bla bla...”.

Hãy dừng ở đoạn bạn muốn làm gì, gấp quyển sách
này lại và mở google ra giúp tụi mình. Tìm đúng cụm
từ đó. Ví dụ: “Làm planner là làm gì?” và giúp tụi mình
đọc hết 2 trang google. Đừng đọc thêm 1 bài viết nào
trong đây nếu bạn chưa làm điều đó trước khi quay lại
trả lời câu hỏi này của tụi mình:

• Bạn thấy điều gì?

• Bạn có thấy là mọi câu trả lời có vẻ đã có rồi đúng


không?

• Bạn có thấy mình rõ ràng hơn 1 chút nào chưa?

Đó là sức mạnh của thời đại công nghệ. Mọi thứ đã có


sẵn trên internet và sách vở. Điều quan trọng là bạn
có thật sự yêu thích nghề này và hành động quyết liệt
không?

Đã tới lúc chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình


và cam kết cho tương lai

Bạn đã “thật sự chiến đấu” cho điều bạn muốn chưa


hay đến với cuộc đời, tương lai, nghề nghiệp với 1
thái độ “nhìn nhận và đón nhận” tất cả mọi thứ. Mọi
chuyện đều dễ dàng thì giá trị bạn ở đâu? Bạn có 1 cơ
hội để đi qua tuổi trẻ. Đừng để nó trôi qua lãng phí.
Hãy yêu nghề với sự cam kết:

• Cam kết với những gì chúng ta làm.

• Cam kết với những gì chúng ta chọn.

• Cam kết với những gì chúng ta yêu thích.

• Cam kết với những gì chúng ta mong muốn.

Tụi mình chiến đấu vì các bạn Những gì bạn đang đọc
và nhận được là kết quả của sự chiến đấu kiên cường
và bất khuất, không bỏ cuộc của tổng cộng hơn 100
bạn thành viên trong 3 năm qua của chương trình, gần
200 người đã giúp đỡ về tiền bạc, con người công
sức. Mình mong các bạn trước khi đọc quyển sách này
có thể giúp đỡ mình 1 việc, dành 10 giây để tri ân
họ - những bạn sinh viên, bỏ thời gian, công sức, tiền
bạc, không có 1 chút gì lợi ích vật chất để thực hiện
dự án này. Họ đã chiến đấu vì bạn, người đang đọc
những dòng này. Mong bạn có thể thay mình, gửi đến
họ lời cảm ơn, biết ơn chân thành vì sự đóng góp to lớn
và tinh thần phụng sự, cho đi, cam kết tới cuối cùng.
Dự án tụi mình luôn gặp rất nhiều trở ngại để biến nó
thành sự thật, nếu không có đồng đội, team, dự án này
mãi mãi sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Lời kết

Cũng đã 3 năm rồi, mong các bạn sẽ đi từng bước


trong quyển sách này để gặt hái những hành trình
khác nhau qua từng câu chuyện. Tụi mình làm tất cả
điều này vì bạn, đúng rồi, chính bạn! Tụi mình làm
điều này chỉ mong bạn học được 1 điều nhỏ nhỏ và
áp dụng trong cuộc đời các bạn để khiến cuộc sống
bạn tốt hơn.

Hãy tiếp tục chiến đấu và luôn tin tưởng vào sự tử tế và


cách sống tốt đẹp. Chúng ta sinh ra với những điều tốt
đẹp, là kết quả của tình yêu, được nuôi dưỡng bởi tình
yêu nên hãy sống tiếp với tình yêu nhé. Chúc bạn luôn
sống trong tình yêu và sự biết ơn!

Hoàng Vy Dung -
Trưởng BTC Marketing - Chuyện Người Trong Nghề
MArketing CHUYỆN NGƯỜI TRONG NGHỀ
LÀ AI?
CÂU CHUYỆN CỦA CHÚNG TÔI
Marketing - Chuyện Người Trong
Nghề là 1 dự án của 1 nhóm sinh viên
Marketing trường Đại Học Tài Chính -
Marketing khởi xướng vào năm 2015.
Chúng tôi là 1 tổ chức phi lợi nhuận
với mục đích ra đời là giúp đỡ các
bạn sinh viên định hướng trong ngành GIÁ TRỊ CHÚNG TÔI GÌN GIỮ
Marketing. Ước mơ của chúng tôi là Qua 3 năm, dù quy mô tổ chức đã
mong muốn được nhìn thấy một thế hệ lớn lên rất nhiêu nhưng có những giá
sinh viên chủ động hơn, tích cực hơn và trị chúng tôi luôn luôn mong muốn gìn
có tương lai tốt hơn. giữ cho tới 10 năm sau nữa. Đó là:

Cơ duyên thành lập lại hoàn toàn khác - Luôn tôn trọng sinh viên tới từng
với mục đích ra đời, 5 người đầu tiên hành động nhỏ nhất.
của tổ chức này đều là những sinh - Luôn với tâm thế “người phục vụ,
viên “chơi banh xác” khi 4 năm Đại người phụng sự” với sinh viên.
Học nên khi ra trường, không tránh nổi
hoang mang, chênh vênh và ân hận vì - Luôn lấy sinh viên làm ưu tiên trong
đã lãng phí 4 năm trời không chịu học các quyết định của mình (nội dung,
hành, rèn luyện nghiêm túc. Động lực hình thức, speaker…).
khiến chúng tôi tiếp tục vượt rất nhiều - Luôn tin vào điều tốt đẹp ở chính
khó khăn để đi tiếp là nhìn thấy sự phát mình và các bạn sinh viên (để tiếp
triển của các bạn sinh viên và mong tục chiến đấu).
muốn những sai lầm, hoang mang của
sinh viên được dừng lại.. - Luôn làm chương trình, nói và viết
dựa trên sự am hiểu thực tế, không
“bay bổng” nói những gì mình thích.
(Mỗi mùa, BTC dành 1 tháng ra chỉ
để làm nghiên cứu sinh viên, lắng
nghe các bạn nói và chia sẻ khó
khăn, để từ đó quyết định về chủ đề
chương trình. Điều này chưa bao giờ
bị thay đổi trong suốt 3 năm qua. Đó
là lý do chúng tôi luôn giữ vững nội
dung và bảo vệ nó như linh hồn của
mình.)
VĂN HÓA CỦA CHÚNG TÔI THEO ĐUỔI
Ở Marketing - Chuyện Người Trong
Nghề chúng tôi có những nguyên
tắc, luật, giá trị mà ở đó chúng tôi
chỉ chào đón những bạn thành viên
nào có cùng giá trị đi cùng. Những
giá trị đó là:

- Positive Thinking: Tư duy tích cực


trong mọi tình huống.

- Solution Mindset: Tư duy giải


pháp, dù mọi chuyện có như thế nào
vẫn luôn có cách giải quyết.
MỘT SỐ CỘT MỘC VÀ THÀNH TỰU NHO NHỎ
- Possible Attitude: Tư duy “có thể” Ngày 29/11/2015: Chúng tôi tổ
khi chúng ta nỗ lực hết sức. chức Marketing - Chuyện Người
Trong Nghề 1 cho 300 bạn sinh
- Intergrity: Luôn làm điều đúng dù viên ĐH Tài Chính Marketing tại hội
mọi người khác có thể không biết. trường Itaxa.
- Flexible: Luôn luôn linh hoạt theo sự • Ngày 27/11/2016: Marketing -
thay đổi để đạt được mục tiêu. Chuyện Người Trong Nghề 2 tiếp tục
- Result - Oriented: Luôn luôn tập cuộc hành trình của mình và chinh
trung vào kết quả, kế hoạch có thể phục hơn 800 sinh viên tham dự với
thay đổi nhưng mục tiêu phải đạt 9 anh chị speakers.
được. • Tháng 12/ 2017: Buổi chia sẻ nhỏ
- Leadership Mindset: Luôn tôn thân tình về những gì học được khi trở
trọng Leader và quyết định của Leader. thành newbie. Khoảng thời gian này
chúng tôi tạm dừng lại và tiếp tục học
hỏi để có thể làm tốt hơn.

• Ngày 27/5/2018: Marketing -


Chuyện Người Trong Nghề 3 thu hút
1000 sinh viên Marketing toàn thành
phố Hồ Chí Minh

• Ngày 04/11/2018: Marketing -


Chuyện Người Trong Nghề 4 với
mục tiêu có 2000 - 3000 sinh viên
Marketing tham dự.
Song song chuỗi chương trình lớn, chúng tôi còn làm những hoạt động sau:

• Tổ chức Company Tour: dẫn các bạn sinh viên đi tham quan bộ phận
Marketing của doanh nghiệp. Một số công ty đã liên kết: Big Cat, Haravan,
Cốc Cốc, Gcomm

• Tổ chức Seminar chuyên đề: Quy mô 50 - 100 sinh viên về những chủ đề
chuyên sâu về nghề. Tới thời điểm hiện tại 11 seminar nho nhỏ như vậy.

• Giới thiệu sinh viên chất lượng đi thực tập, làm việc chính thức: Chúng tôi
giới thiệu các thành viên của đội ngũ, những bạn trẻ có thái độ tốt, có kỹ năng
và kiến thức đi làm tại những công ty trong ngành Marketing.

• Tổ chức đào tạo về kỹ năng (Internal Training): Chúng tôi mời những chuyên
gia về để đào tạo, chia sẻ về nghề cho đội ngũ BTC. Thời điểm hiện tại đã
tổ chức được 5 buổi như vậy về content, facebook, giao tiếp, leadership, bán
hàng.

• Xuất bản ấn phẩm: Xuất bản và phát hành 2.500 ấn phẩm trong 3 năm
qua. Những ấn phẩm này rất được các bạn sinh viên yêu thích và gìn giữ. Dự
kiện phát hành tiếp 2.000 cuốn vào ngày 4/11/2018.

SỨ MỆNH TRUYỀN LỬA VÀ THAY ĐỔI NHẬN THỨC SINH VIÊN


Marketing – Chuyện Người Trong Nghề lần 1, 2 và 3 đều hướng tới một mục
đích duy nhất là tạo ra một chương trình có thể tác động đến sinh viên, thay
đổi tư tưởng của các bạn để các bạn có thể lựa chọn đúng và hành động thực
đối với ngành Marketing.

“Hành động thực” ở đây không chỉ dừng lại ở mức độ hành động đơn thuần
mà nó buộc các bạn phải thực sự từ bỏ sự ù lì, hoài nghi, chần chừ của bản
thân và tự rèn luyện, cải thiện từng ngày để có một thái độ chuyên nghiệp hơn
đối với ngành Marketing.

Đối với sự thay đổi nhanh chóng của ngành Marketing, để giải quyết vấn đề
nhân sự lâu dài, các bạn buộc phải rèn luyện cho mình những kỹ năng thiết
yếu để có thể thay đổi và trở thành người dẫn đầu mà không bị thụt lùi so với
người khác. Đó là thứ chúng tôi mong muốn giúp các bạn sinh viên và mang
lại cho thị trường Marketing rộng lớn này.

BTC Marketing - Chuyện Người Trong Nghề


HỌC MARKETING
RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

1
Nhắc lại ngắn gọn thì học Marketing
ra có thể đầu quân cho các vị trí sau:

- Phòng Marketing của tất cả doanh


nghiệp có phòng này.
MUÔN VÀN - Trong các công ty lớn thì sẽ chia ra

SỰ LỰA CHỌN Phòng Thương Mại, Phòng Kinh


Doanh. Trong mỗi phòng sẽ chia ra:
Brand Team, Trade Team, Sales
- Agency về Quảng cáo - sáng tạo:
Agency quảng cáo, Digital, PR,
Event, Media, Creative Agency.
- Công ty nghiên cứu thị trường.
- Media Publisher: đài, báo chí, kênh
truyền thông.
- Production: Làm về sản xuất TVC,
quảng cáo, billboard (thuần về sản
xuất sản phẩm sáng tạo).

Hệ thống hóa vẫn có 3 hướng đi chính:


- Marketing (Phòng Marketing, Brand, Trade, Sales)
- Truyền thông (Muôn trùng Agency và Media Publisher)
- Nghiên cứu thị trường
:) Mình cùng vào từng mục chính nhé!
2
một). Họ khiến khách hàng giới thiệu
HỌC RA TRƯỜNG hoặc lặp lại khi có những phiếu
khách hàng, trúng thưởng. Họ khiến
LÀM MARKETING khách hàng thích thú bằng trưng bày.
Họ hỗ trợ cho đội ngũ Sales team
Brand team làm gì? bán hàng tốt hơn nhờ những chương
Người làm Brand thường sẽ quản lý trình hỗ trợ bán hàng. ... Trade liên
những hoạt động ATL (Above the quan rất sát với team Sales. Họ cùng
line) trên sóng truyền thông như các với sales team để đạt những chỉ tiêu
hoạt động TVC, Social, Banner, về doanh số và nghĩ ra những hoạt
Poster... Họ là những người tạo ra sự động hỗ trợ sales team. (Bạn đọc
nhận thức của khách hàng theo chu thêm bài Trade & Sales nhé).
trình Marketing: Biết - Thích - Tin - Yêu
- Mua hàng - Giới thiệu - Mua lặp lại. Sales team làm gì?
Sales thì sẽ tập trung bán hàng và
Brand team sẽ giải quyết chữ Biết - mang lại doanh số. Họ sẽ là người
Thích - Tin - Yêu và hỗ trợ cho khâu thực chiến để đi thuyết phục đại lý,
Mua hàng - Giới thiệu - Mua lặp lại. nhà phân phối nhập hàng. Họ là
Họ khiến cho thương hiệu này “trông người sẽ thuyết phục người khác mua
có vẻ quen quen”, khiến khách hàng hàng. Rất nhiều sinh viên ra trường
luôn luôn nhớ khi muốn mua bột giặt, ngại làm Sales nhưng họ không biết
nước rửa chén hay tủ lạnh,... Thực tế đó là trải nghiệm quý giá để làm
họ làm gì thì bạn có thể Google “Làm Marketing.
Brand làm gì?” rồi đọc hết 2 trang Những người làm Marketing giỏi
google nhen. Brand team thường chỉ phải sales giỏi. Làm Marketing mà
có ở những công ty lớn, còn công ty không bán được thương hiệu, công
nhỏ thì không phân ra rõ ràng. ty, sản phẩm, chiến lược công ty
mình thì không bao giờ tạo ra được
Trade team làm gì? cái gọi là lòng tin thị trường và sự
Trade là những người sẽ phát triển yêu thích.
kênh phân phối và quản lý thương Khi ra trường, đừng ngại nếu như
hiệu tại kênh phân phối. Trade khiến bạn phải làm sales và bị bắt đi sales.
cho khách hàng mua hàng vì sự thuận Ở các chương trình MT (Manage-
tiện khi chúng có mặt ở tất cả siêu thị, ment Trainee) ở các tập đoàn lớn, họ
nhà phân phối, ngay kệ hàng mà bắt các MT của họ phải có 1- 2 tháng
khách hàng hay đi qua và tìm kiếm. đi các tỉnh xa và bán hàng như một
Họ khiến khách hàng mua nhiều hơn người sales. Tại sao? Bởi vì khi mới
(khi làm khuyến mãi mua một tặng ra trường, non nớt, bạn rất hay muốn
3
sáng tạo và vạch ra chiến lược vĩ đại.
Tuy nhiên, bạn rất thiếu sự am hiểu HỌC marketing
thực tế. Chiến lược chỉ hiệu quả khi
nó đáng đúng tâm lý khách hàng,
đúng thực trạng, hoàn cảnh và
ra làm agency
Qua Agency Side thì cơ cấu của một
nguồn lực. Nếu như bạn không có sự
Agency linh hoạt rất nhiều nhưng về
am hiểu thì chiến lược chỉ theo kiểu
cơ bản có những hướng đi chính
“cưỡi ngựa xem hoa”. Bạn phải thật
sau: Account, Creative, Planner.
sự hiểu đúng để làm đúng.

Làm Account
Team Product là team gì?
Người theo dõi quản lý dự án, khách
Trong một số công ty còn có team
hàng. Account là những người đầu tiên
gọi là Product (nhất là công ty công
tiếp xúc với khách hàng để hiểu, nắm
nghệ) chuyên phát triển những sản
được yêu cầu, tóm tắt mong muốn
phẩm Apps, Test, Web. Họ làm ra
khách hàng, phân tích ra đề bài cho
sản phẩm, thử nghiệm, nghiên cứu
các team trong nhà. Nhiệm vụ của
rồi sau đó thực hiện việc ra mắt sản
account phải điều hòa team và làm
phẩm. Có một số nơi còn gọi là
sao phân việc, phân task, theo dõi task
phòng nghiên cứu phát triển sản
để mọi thứ được sắp xếp khoa học.
phẩm mới.
Mục tiêu của Account là người trong
nhà vui - khách hàng hài lòng - dự án
chạy tốt. :) (Bạn có thể đọc bài account
Ủa rồi sao không thấy nói Phòng
Marketing? để hiểu thêm về vị trí này nha).
Phòng Marketing theo cơ cấu trên chỉ
diễn ra ở một tập đoàn đa quốc gia, Làm Creative - sáng tạo
công ty siêu bự mà quy trình đã rất Bạn này chủ yếu sẽ làm về câu chữ
rõ ràng. Khi làm công ty Việt Nam, hoặc hình ảnh nên sẽ có hai vị trí, đó
bạn phải rất thực tế là người làm là Copy/Content Writer và Art Direc-
Marketing sẽ làm hết những điều tor/Designer. Chi tiết các bạn đọc ở
trên. Hihi. Bạn sẽ phải là người làm bài về nghề này từ anh Sói Ăn Chay
việc của cả Agency Side và Client và cả anh Maxk Nguyễn nhen.
Side, bạn phát triển kênh phân phối,
quản lý thương hiệu cho đúng, test Làm Planner
thử sản phẩm nếu có. Nói chung bạn Thường ở một số agency, Account sẽ
sẽ làm hết từ A tới Á đó. :) kiêm luôn vị trí Planner. Một số tập
đoàn quảng cáo lớn thường có
Planner riêng để nhận những vấn đề
của khách hàng, đưa ra giải pháp và này, thích Marketing và có tư duy kinh
quản lý những gì team trong nhà làm doanh thì có thể tham khảo qua nhé,
ra theo đúng định hướng. Planner vì ngành này đang rất thiếu người đó!
thường là người giúp cho công tác Đọc thêm bài viết về Digital nha.
sáng tạo của agency có tính chiến

4
lược. Các bạn đọc thêm bài Planner
của anh Hồ Công Hoài Phương để
hiểu thêm nhé.
HỌC MARKETING RA LÀM
Một tin hơi buồn là vị trí này không
đón chào lắm các bạn fresh, mới ra
PR, EVENT, MEDIA...?
trường nhen. Lý do bởi vì làm plan là Làm Event
ảnh hưởng tới cả một dự án, biết bao Những thuật ngữ này chỉ đơn giản
nhiêu con người, bao nhiêu tiền bạc chỉ các agency chuyên biệt một chức
nên Planner phải thường là người đã năng. Khi làm Account trong Event
có kinh nghiệm nè. Agency sẽ rất khác với PR Agency.
Cũng là Account thôi nhưng vì sản
phẩm công ty khác thì nghiệp vụ
Làm Digital
Ngoài các agency trên thì hiện tại còn người làm trong agency đó cũng
có Digital Agency với rất nhiều cái tên khác. Một event agency sẽ thường
nghe khá lạ tai như Social, Community xuyên tổ chức các sự kiện nên người
Builder, Optimizer, Performance,...Một làm Sáng tạo, Planner hay Account
ngày khoảng thời gian những khách trong các công ty này chủ yếu sẽ là
hàng, người tiêu dùng, đại đa số bộ những công việc liên quan tới event.
phận đều ở trên internet rất nhiều nên Làm PR
người làm Marketing cũng “khăn gói” Còn nếu là PR Agency thì lại chuyên
chuyển mình lên online và từ đó “đẻ” ra về bài vở, lên báo chí, làm việc
các Digital Agency. Thật ra, những người nổi tiếng. PR trong nội bộ
công ty quảng cáo truyền thông khác doanh nghiệp thường sản xuất tập
cũng chuyển mình và có thêm phòng san, xây dựng văn hóa công ty, tổ
Digital để đáp ứng nhu cầu hiện tại. chức team building và các hoạt động
Đặc thù của Digital là mọi thứ luôn thay kết nối nội bộ.
đổi từng ngày, từng giờ bắt buộc các
Marketer phải “thay đổi hay là chết.” Làm Media
Những gì người ta nói về Digital như Người làm trong Media phải quen
Facebook Ads, Google Ads cũng là với việc book bài, book kênh trên
một trong những công cụ trong chữ kênh nào nổi tiếng. Đặt quảng cáo
Promotion của Marketing trên nền trong báo giấy hay đặt TV, mua kênh
tảng Digital mà thôi. Nếu bạn ưa fanpage này hay fanpage kia. Đó là
thích việc mày mò về những công cụ chuyện người làm Media.
Làm Media Publisher
Những Media Publisher gọi là những
người sở hữu kênh. Như Yan, Yeah1 hay
Mỳ gõ, Lala school. Họ khác các công ty
khác là họ sở hữu khách hàng hai đầu. HỌC MARKETING RA TRƯỜNG
6
Một đầu là cộng đồng khách hàng yêu
thích họ, một đầu là nhãn hàng muốn START-UP, KINH DOANH
quảng cáo cho nhóm đối tượng đó. Học Marketing ra trường làm Start-up
Kênh14, Yan, Yeah1,... là một dạng cho chính mình hoặc kinh doanh cũng
Media Publisher như vậy. là một sự lựa chọn của các bạn hiện
tại. Có kiến thức về Marketing giúp

5
bạn có một sự hiểu biết rất khoa học
HỌC marketing về thị trường.

ra làm RESEARCH Tuy nhiên, điểm yếu của các bạn làm
Marketing ở công ty lớn ra công ty
Quay lại từ đầu bài viết thì làm Marketing
nhỏ đó là “sự không quen”. Hai quy
là làm kinh doanh thông minh. Người
mô khác nhau có hai cách làm khác
làm Marketing quan trọng insight và hiểu
nhau. Cách làm đổ tiền, quy mô lớn,
đúng khách hàng. một dự án vài tỉ tới vài
đùng đùng của ông lớn không thể áp
trăm tỉ không thể sơ suất muốn làm thì làm
dụng cho Start-up non trẻ, ít tiền, ít
mà nó phải dựa trên sự nghiên cứu.
nguồn lực. Sinh viên có nên khởi
nghiệp hay không là một câu hỏi bỏ
Lúc này cần đến sự trợ giúp của những
ngỏ? Mỗi người sẽ tự có câu trả lời
nhà nghiên cứu thị trường. Họ sẽ là người
cho chính mình. Có rất nhiều anh chị
trả lời cho những thắc mắc như: thị phần
khởi nghiệp thành công. Nhưng rất
bao nhiêu (bao nhiêu sản phẩm bán ra,
rất rất, phải nói là rất rất rất rất nhiều
nhãn hàng nào đang mạnh,...) hoặc
người khác không thành công. Một
khách hàng muốn gì, thích gì, quan tâm
số anh chị khuyên nên đi làm rồi khởi
gì người làm nghiên cứu thị trường sẽ
nghiệp. Một số khác lại khuyên nên
giúp nhãn hàng biết. Các agency cũng
khởi nghiệp thời sinh viên. Không có
thường xuyên bỏ tiền mua số liệu từ
một quy chuẩn chung nào mà là yếu
những công ty nghiên cứu thị trường.
tố phù hợp. Hãy thật tỉnh táo với
Muốn hiểu về nghề này thì bạn đọc phần
quyết định này sau khi đã có nhiều lời
chia sẻ của anh Trần Hùng Thiện nhen.
khuyên của anh chị đi trước.
7 ÐỔ HẾT TRÁI TIM VÀO ÐÓ
LÀM GÌ CŨNG NÊN

Làm gì cũng được miễn thấy vui và thích công việc đang làm là
được. Bạn có thể là Brand, Trade, Content, Copy,...và bất cứ ai
bạn muốn. Điều quan trọng hãy luôn nhớ rằng mình khi ra đi làm
đã là một người lớn trưởng thành, cần chịu trách nhiệm cho cuộc
đời mình và người khác. Hãy học cách làm nghề gì cũng làm thật
chân chính, tôn trọng sự thật và “đổ hết trái tim” vào công việc đó.
Miễn làm được vậy thì làm nghề gì cũng thành công! Nhen!
BẢN ĐỒ NGÀNH

truyền thông
- MARKETING
LÀM TRUYỀN THÔNG KHÔNG CÓ PHẢI LÀM MARKETING!
Trước khi nói về vấn đề ngành Marketing này,
chúng mình muốn làm rõ 2 điều:

- Thứ nhất, Marketing là Marketing. Theo 4P thì


Marketing là có Product, Price, Place, Promotion.
Theo 7P hiện đại trong dịch vụ có thêm People,
Process, Physical Evidence.

- Thứ hai, truyền thông là một phần trong Marketing


(Chỉ có 1 chữ P của Marketing là Promotion).

Điều đó có nghĩa là nói là mình phải phân biệt rất


rõ việc mình đang làm là Marketing hay Truyền
thông. Tại sao điều này quan trọng như vậy? Tại vì
sau 1 thời gian làm nghề, chính tụi mình mới nhận
ra điều đó từ các anh chị tiền bối giải thích.

- Người làm Marketing có thể nói là họ có làm


truyền thông và sử dụng truyền thông như 1 công
cụ trong quá trình thực hiện kế hoạch Marketing
của mình.

- Người làm truyền thông không phải đang làm


Marketing vì bạn không tác động tới giá, sản
phẩm hay phân phối. Bạn chỉ đang làm công việc
giúp Marketing truyền đạt thông điệp đi tới đối
tượng mục tiêu một cách có chiến lược, hiệu quả
và bài bản mà thôi.
18
LÀM MARKETING LÀ LÀM GÌ? LÀM TRUYỀN THÔNG LÀ LÀM GÌ?
Marketing là làm kinh doanh có Trong tiếng Anh, truyền thông
bài bản, có khoa học, có kế hoạch (Communication) nghĩa là chỉ
và toan tính. Người làm nghề hoạt động giao tiếp với nhau.
Marketing hơn những người “mua Những người làm truyền thông là
thúng bán niêu” ngoài đường ở những người thực hiện một chữ P
một từ “hiểu”. Họ hiểu thị trường, trong Marketing, đó là Promotion.
hiểu khách hàng, hiểu sản phẩm, Tất cả những hoạt động gì liên
hiểu tâm lý, hiểu họ muốn đi đâu, quan tới Promotion như chiêu thị,
mục tiêu của họ là gì. khuyến mãi, quảng cáo, PR, hay
event đều được gom chung vào
Nghề Marketing bám rất sát với một chữ P của Marketing. Nên nói
một chữ “need” như định nghĩa làm truyền thông là cũng thuộc
ông Philip Kotler - cha đẻ của ngành Marketing là đúng, nhưng
Marketing hiện đại đã nói: “The chưa đủ. Hiểu sâu về bản chất để
science and art of exploring, chúng ta hiểu được một bức tranh
creating, and delivering value lớn trong ngành Marketing này.
to satisfy the needs of a target
market at a profit”. Tạm dịch tiếng Những người làm truyền thông
Việt là: “Marketing là nghệ thuật - đang được nói là Agency Side.
khoa học khám phá, sáng tạo và Hiểu rõ bản chất sẽ hiểu được
cung cấp những giá trị thỏa mãn rằng khi ở Agency là bạn đang
nhu cầu của nhóm khách hàng làm 1 phần trong rất nhiều phần
mục tiêu để đạt được lợi nhuận”. của Marketing. Bạn ở Agency
Nghề Marketing là nghề kết hợp thì không thể nói bạn đang làm
giữa khoa học và nghệ thuật, nơi Marketing được.
sự am hiểu tạo ra chiến thắng
cuối cùng - lợi nhuận cho doanh
nghiệp.

Dựa trên tiền đề giải thích để nói


“Hiểu từ
cho các bạn hiểu rằng từ “client
side” mà các bạn đang sử dụng gốc rễ để
không bị
đó là nói về những Marketers
đang làm Marketing tại các
doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau.
Bạn vào bộ phận Marketing của 1
công ty thì gọi là làm Marketing.
Đơn giản vậy thôi.
hoang mang”
19
AGENCY HAY CLIENT? MARKETING HAY TRUYỀN THÔNG
Để biết bạn thích hợp làm gì thì cần cân nhắc
những điều sau:

- Bạn muốn làm hoài hoài với một nhãn hiệu, chiến
lược kinh doanh để các bạn sống chết với thương
hiệu đó không? Bạn muốn giúp thương hiệu đó
chiến thắng đối thủ, mỗi tuần đọc kết quả kinh
doanh từ sale gửi về? Chăm chăm vào chỉ số
thị phần, thị trường và giành giật nhau trên từng
kênh phân phối? -> Đây là mô tả cho người làm
Marketing tại Client Side.

- Bạn muốn làm truyền thông cho nhiều thương


hiệu khác nhau, mỗi thương hiệu một tính cách,
một mục tiêu, một tính chất. Bạn là người sáng tạo,
giúp đỡ cho những người làm Marketing thực hiện
được mục tiêu kinh doanh của họ. Bạn muốn làm
ở nơi mà mọi thứ luôn thay đổi và công việc mới
theo từng dự án? -> Đây là mô tả người làm Truyền
thông tại Agency Side.

Dấu hiệu để các bạn nhận biết mình thích thích cái
nào hơn là:

- Nếu ở Marketing, bạn có tư duy về số, cảm thấy


thích kinh doanh và thị trường hay không? -> Nếu
có là Marketing tại Client Side.

- Nếu làm truyền thông thì bạn thích sáng tạo, thích
nhìn thông tin được truyền đạt đi và thích sự thay đổi
liên tục. -> Nếu có là Truyền thông tại Agency Side.

20
LÀM GÌ CŨNG ĐƯỢC, VUI LÀ ĐƯỢC!
Trên đây là phân tích dựa trên cốt lõi của ngành
Marketing - Truyền thông cho các bạn có 1 cái
nhìn thật sự vững chắc về ngành các bạn đang
yêu và muốn “cưới” trong tương lai. Thực tế trong
ngành, sự phân biệt không rõ ràng như vậy và
mọi người làm việc với nhau rất nhiều. Agency
- Client - Marketing - Truyền thông là 1
sợi dây liên kết chặt chẽ, những chiến dịch thành
công luôn phải xuất phát từ việc hợp tác sát sao,
ăn ý giữa 2 bên. Có rất nhiều anh chị làm Agency
1 thời gian chuyển qua làm Client. Một số khác
lại làm client rồi chuyển qua làm agency. Chỉ
cần có sự am hiểu và làm được việc, dù là làm
gì, cũng sẽ được. Dành 1 bài viết để làm tiền đề
cho những bạn mới hoặc những người đi làm rồi
vẫn không phân biệt được chỉ để mong các bạn
có 1 lập luận, hiểu biết vững chắc về ngành mình
đang yêu. Dù có làm gì đi chăng nữa, dấu hiệu
để nhận thấy bạn đi đúng hướng đó là bạn thích
công việc bạn đang làm. Chỉ vậy thôi! Nhé!

Hoàng Vy Dung

Dù có làm gì đi chăng
nữa, dấu hiệu để nhận
thấy bạn đi đúng hướng
đó là bạn thích công
việc bạn đang làm.
21
BƯỚC CHÂN VÀO NGÀNH -
CHỌN

thái độ HAY

trình độ
THÁI ĐỘ VÀ TRÌNH ĐỘ - CÁI NÀO QUAN TRỌNG Mà nó còn là nền tảng được tích lũy
HƠN? trong tất cả các quá trình hoạt động
Rất nhiều nhà tuyển dụng, đàn anh, của bạn.
đàn chị đi trước hay những công ty Một thái độ tốt cần dựa trên một nhận
đều sẽ chọn “thái độ” với câu nói thức đúng đắn: luôn có tư duy trách
quen thuộc: Thái độ quyết định tất nhiệm đối với công việc riêng của mình
cả. Chỉ cần thái độ tốt, mọi thứ đều và công việc chung của toàn thể công
có thể đào tạo được. Khi có thái độ ty. Đây sẽ là yếu tố quan trọng cần
tốt, cầu thị học hỏi, “mở đầu” ra phải có, không chỉ trong Marketing mà
để lắng nghe, học hỏi và thay đổi, còn ở tất cả các lĩnh vực khác.
chuyện bạn thay đổi tốt hơn, giỏi hơn
là chuyện 1 sớm 1 chiều. Tuy nhiên, THẾ CÒN TRÌNH ĐỘ KHÔNG QUAN TRỌNG SAO?
ngược lại, dù bạn giỏi “cách mấy” “Trình độ quan trọng nhưng hãy thể
nhưng thái độ “hợm hĩnh”, “tự cho hiện nó thật đặc biệt. Mọi thứ khác
mình giỏi” thì không bao giờ bạn đều có thể học, quan trọng nhất là
phát triển được. mình có đủ đam mê và thái độ. Kinh
nghiệm không được tính bằng năm
THÁI ĐỘ TỐT SẼ LÀ NỀN TẢNG ĐỂ THAY ĐỔI mà được tính bằng khả năng đáp ứng
TƯ DUY? yêu cầu công việc của người nào đó.”
“Đừng bao giờ thể hiện mình là người Là một sinh viên mới ra trường, nhà
làm tốt một công việc, mà hãy là tuyển dụng không thể yêu cầu quá
người làm việc thật tốt! Đừng làm vì cao về kinh nghiệm của các bạn được.
trách nhiệm mà hãy làm vì đam mê.” Vì có rất ít ứng viên có khả năng đáp
Một thái độ tốt không đơn thuần chỉ là ứng yêu cầu đó. Nên các bạn đừng
cách chúng ta phản ứng lại với những lo lắng về việc mình không có kinh
tác động đến từ thế giới xung quanh. nghiệm nhé.

22
CHÚNG TA CẦN THÁI ĐỘ GÌ KHI BƯỚC CHÂN VÀO NGÀNH?
1. Nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành tốt, dù nó
là nhỏ.

2. Luôn mang thái độ tích cực, điều gì cũng có thể


làm được.

3. Làm việc với tất cả niềm đam mê.

4. Thái độ cầu tiến, luôn tìm hiểu và tiếp thu cái mới.

5. Thái độ chính chắn, sẵn sàng chịu trách nhiệm


với cái sai.

6. Thái độ chan hòa tại môi trường làm việc, mở


rộng mối quan hệ với mọi người. Điều này cực kì tốt
cho các bạn nè.

7. Luôn để ý, lắng nghe, để tâm tìm kiếm những cơ


hội mới để thử sức và khẳng định mình.

8. Luôn chân thật, thật thà dù với 1 ngàn của công


ty.

9. Luôn làm cao hơn sự kỳ vọng của mọi người.

10. Không ngại khó, ngại khổ, ngại việc nhỏ bé

11. Luôn tư duy giải pháp, sẵn sàng thay đổi để giải
quyết được vấn đề.

12. Suy nghĩ cho những người khác (sếp, đồng


nghiệp) trước khi nghĩ cho mình.

13. Cho đi trước.

14. Làm việc nhiều hơn so với lương được nhận.

“Giá cả là do lãnh đạo quyết định, giá trị là do bạn


tự tạo nên” – Jack Ma. Khi chưa có gì, hãy lấy thái
độ làm tài sản dấn thân vào ngành nhé. Hãy nói với
thế giới về sự nghiêm túc, sự cam kết của chính bạn
và cơ hội chắc chắn sẽ đến với người “có thái độ”
tốt! Tin chúng mình và thử trải nghiệm những điều
trên nhé.

23
TRUYỀN THÔNG -
MARKETING
------------------------- KHÔNG CHỈ MÀU HỒNG
Đằng sau những hào nhoáng bên
ngoài, công việc của marketer có Áp lực từ khách hàng, từ những bản
thật dễ dàng như thế? Có những khó Brief luôn yêu cầu công việc phải được
khăn gì mà một marketer phải đối hoàn thành nhịp nhàng. Chính bởi vì
mặt, và những anh chị đi trước, họ luôn phải hoàn thành công việc đúng
đã đối mặt với điều đó như thế nào?“ kế hoạch, mang lại những kết quả
không những đủ mà còn phải làm
KPI - NHỮNG MỤC TIÊU LUÔN LUÔN PHẢI tốt, nên KPI gần như là một thách thức
THEO ĐUỔI lớn của các Markter và cả người làm
KPI - Key Performance Indicator - sơ truyền thông.
lược nghĩa là chỉ số đánh giá thực
hiện công việc, là công cụ đo lường, CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN VÀ DEADLINE
đánh giá hiệu quả công việc. Mỗi Lấy một ví dụ nhỏ trong mảng Market
campaign, mỗi phân đoạn của Research (khảo sát thị trường) để điều
công việc sẽ luôn có một KPI nhất tra về sự ưa thích của khách hàng đối
định được đề ra, và hoàn thành tốt với bánh sữa tươi trân châu đường
điều đó là trách nhiệm của marketer. đen. Từ giai đoạn nhận yêu cầu từ
Một lần nghe các tiền bối nói: “Người brand cho đến khi khảo sát và cho
ta tìm đến mình, yêu cầu công việc và ra kết quả của agency phải nhanh vì
trả tiền cho mình thì đương nhiên mình có thể khi kéo dài quá lâu, khách hàng
phải hoàn thành công việc đó là đúng đã có thêm một lựa chọn mới, và kết
rồi. Quan trọng là em có thể hoàn quả đó không thể dùng được nữa. Ví
thành vượt mức KPI được bao nhiêu, thì dụ khác là thương hiệu Durex gây bão
đó mới là cái gây ấn tượng cho khách vừa rồi, chỉ cần trận bóng kết thúc thì
hàng để lần sau họ tìm đến em. Còn lập tức hôm sau sẽ có content về chuyện
nếu em nghĩ người ta đưa cho em bao đó, gây ra bão viral rất lớn trong cộng
nhiêu thì em chỉ làm đúng nhiêu đó đồng mạng, muốn làm được như vậy, ắt
thôi, thì lần sau họ hoàn toàn có thể hẳn team agency và nhãn hàng Durex
tìm đến những đối thủ của em để làm. đã phải “lao lực” rất nhiều để cho ra
Họ không thiếu sự lựa chọn.” content “mặn mà” như vậy.
24
Trên đây cũng chỉ là một ví dụ nhỏ để INSIGHT - “GIA VỊ TỔNG HỢP” KHÔNG THỂ THIẾU
lý giải cho sự áp lực về thời gian mà Ngành nghề nào cũng sẽ có trả
người trong ngành luôn phải chiến đấu giá, và Marketing cũng không phải
từng ngày. Ngành này cực bận! Đó là là ngoại lệ. Nếu như tài chính - kế
sự thật. Chẳng thiếu những lần “vắt toán “đau đầu nhức óc” với những
chân lên cổ” hoàn thành kịp deadline con số, thì Marketing cũng phải đau
và thời gian đã hẹn. Deadline luôn là đầu khi phải đối diện với quá nhiều
người bạn thân trong cuộc sống công thứ. Bởi Marketing là nghề làm việc
sở. Hãy tập quen với điều đó. với con người, mà mỗi con người sẽ
là một bản thể khác, mà sau tất cả,
Marketing là ngành rất rộng, bám sát
những người khó chinh phục được
vào thị hiếu của khách hàng - những
nhất chính là ... khách hàng. “Dành
người luôn thay đổi từng ngày từng
cả thanh xuân để nghĩ coi khách
giờ. Chẳng có xu hướng nào có thể
hàng nghĩ gì” thường là một câu nói
đứng vững mãi. Các marketer luôn
vui của Marketer, khi luôn phải tìm
phải chạy đua với thời gian từng
hiểu về insight của khách hàng để
ngày, từng giờ để đưa ra những chiến
đưa ra được những campaign phù
lược, những dịch vụ hợp thời nhất khi
hợp, mang đến sự “mãn nhãn” cho
xu hướng còn nóng và người dùng
cả khách hàng lẫn thương hiệu.
còn “thích”. :)
NHƯNG… KHI ÁP LỰC KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ
SÁNG TẠO, SÁNG TẠO VÀ SÁNG TẠO Đến cuối cùng, áp lực không phải
Sẽ ra sao nếu một ngày nào đó bạn là cái đọng lại trong những người
“bí” ý tưởng, nhưng deadline khách làm Marketing. Khi luôn mang trên
hàng vẫn đang trước mắt? Sẽ ra sao lưng một tảng đá, bạn không bao
nếu có những lúc não bạn thông báo giờ đi được xa. Chỉ khi chấp nhận
ngừng hoạt động, nhưng vẫn còn “sống chung” và chấp nhận nó như
muôn vàn những thứ phải làm? Đó nó vốn dĩ, bạn mới có thể tìm cách
cũng chính là một trong những nỗi điều khiển và cân bằng mọi thứ.
áp lực vô hình với các marketer. Bởi Bản chất của bất kỳ điều gì cũng
Marketing yêu cầu bạn phải tự làm luôn có hai mặt, Marketing cũng
mới mình không ngừng, sáng tạo ra không phải là một ngoại lệ! Khi bạn
những ý tưởng mới, những chiến dịch đã có thể học cách “yêu lại từ đầu”
quảng cáo mới phù hợp sao cho theo với cả những mặt sáng và tối của
kịp dòng chảy thời đại không ngừng nó, thì không những bạn muốn đến
nghỉ, nên đương nhiên sẽ không với Marketing, mà chính Marketing
thiếu những khi “sáng tạo” lại trở cũng đã sẵn sàng chào đón bạn
thành gánh nặng cho những lúc “cạn rồi đấy! Chào mừng bạn đến với
kiệt chất xám”. Marketing - Communication industry
:)

25
CON ĐƯỜNG NÀO CHO NHỮNG

“KẺ TRÁI NGÀNH”


SAY MÊ MARKETING?
Hãy dừng chân tại nhiều trải nghiệm, “điên” tí cũng được, miễn là
trang này nếu bạn học bạn phải “sống nhiều”. Vì bạn là người phục vụ
trái ngành Marketing khách hàng, tạo thị trường, tác động người khác
nhưng lại là Market- nên khi càng “lăn xả”, “sống” nhiều, bạn sẽ có
ers. Theo thống kê của nhiều sự “hiểu”. Mà “hiểu” - “need” chính là cốt lõi
Bộ Lao động, Thương của Marketing mà nhỉ?
binh và Xã hội, mỗi
năm có đến 60% sinh MÁU LIỀU VÀ TẬP TỤC TỰ LĂN XẢ CỦA KẺ YÊU MARKETING
viên ra trường làm trái Tố chất đầu tiên của những “kẻ” lỡ có duyên không
ngành đào tạo ở bậc phải là cái gì đó quá cao siêu mà là máu liều. Đừng
đại học, cao đẳng. mãi ngồi “há miệng chờ sung” mà bạn phải “liều”
Do đó bạn không phải mình đi tới để tìm ra con đường cho chính mình.
là “kẻ trái ngành duy
Hãy dấn thân vào các câu lạc bộ, tổ chức trong
nhất”. Cứ yên tâm!
trường và ngoài trường đề “mài dũa” bản thân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÔNG mình. Chỗ nào không hiểu thì học hỏi mọi người
PHẢI LÀ “CÁI NÔI” DUY NHẤT xung quanh, không được nữa thì tìm đến thầy sách,
​ trường học, bạn sẽ
Ở hội thảo từ các anh chị trong ngành.
được học lý thuyết về
Marketing đã đúc kết Những cái deadline, thất bại, môi trường khắc
từ những bậc tiền bối nghiệt ở CLB hoặc công tu thực tập sẽ “rèn giũa”
từ hàng trăm năm, vô khả năng của bạn và giúp bạn chạm đến ước mơ.
cùng bổ ích. Tuy nhiên, Cách không thiếu, quan trọng là bạn có đủ bản
nếu không may mắn học lĩnh hay không thôi!
chuyên ngành Marketing
tại trường Marketing SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN
cũng không sao. Hãy Khi nhận ra rằng ngành đang học không phải là
học nó ở sách, từ kỹ năng bước tiến trong tương lai, bạn phải lên kế hoạch
ở các khóa học, trong ngay cho chính bản thân mình: cân bằng được việc
những hoạt động thực tế. học ở trường và những hoạt động ngoài trường. Vì
là “trái ngành” nên bạn phải cố gắng hơn những
Người làm nghề người khác rất nhiều. Thay vì người ta cố 1 thì
Marketing phải có bạn phải cố tới 20 lần. Việc vừa học vừa làm sẽ
26
giúp bạn “làm nhiều’, “đi nhanh” hơn Anh Nguyễn Anh Tuấn - Managing
những cũng khiến bạn “stress” vì công Director tại BrandHere với gần 10
việc nhiều hơn. Mách nhỏ bạn nhé: năm trong ngành tiết lộ anh học Gây
- Hãy xác định những công việc ưu mê hồi sức ở Đại học Y Dược nhưng
tiên, quan trọng với bạn hiện tại. yêu Marketing nên anh đã thuyết
- Lập mục tiêu rõ ràng. phục để theo ngành. Vì có kiến
thức về dược + yêu Marketing nên
- Việc học trên trường phải đảm
anh từng làm Marketing cho công
bảo hoàn thành tốt. Vì học là
ty dược Johnson & Johnson và sau
nghĩa vụ đầu tiên của mình mà làm
làm agency thì khách hàng anh cũng
không tốt thì sau này sao làm tốt?
là về dược. Anh nói, học Dược làm
- Sau giờ học là thời gian bạn tập
Marketing là 1 lợi thế vì người học
trung vào điều mình yêu thích,
Marketing phần nhiều không hiểu về
lăn xả đi làm và hoạt động.
Dược. Vì vậy, hãy tự tin lên bạn nhé!
- Tập nói không và ít làm những hoạt
động vô bổ, tốn thời gian.
KẺ TRÁI NGÀNH VÀ NỖI SỢ MANG TÊN “NHÀ
‘TRÁI NGÀNH” LÀ MỘT LỢI THẾ! TUYỂN DỤNG”
Đừng cứ mãi dằn vặt vì ngành Thật ra nhà tuyển dụng không quá
mình đang theo học “không phải là quan tâm bạn học trường gì, ngành
Marketing”. Phải biến nó thành lợi thế nào. Họ chỉ quan tâm bạn có kỹ
của bạn! Hãy nhìn đời qua lăng kính năng gì (họ xài được), kiến thức bạn
tích cực là hiện tại bạn đan hơn hẳn tới đâu, trải nghiệm bạn ra sao. Bạn
những bạn Marketing chính thống khác nói bạn yêu Marketing nhưng bạn
vì bạn hiểu tới tận 2 ngành luôn mà. làm được gì rồi? Nhà tuyển dụng
không kì thị “trái ngành. Thứ họ kì
Một sự thật là anh chị trong ngành xuất thị là những bạn trái ngành luôn nhìn
phát trái ngành rất rất nhiều. Người thấy điều tiêu cực mà không tự mình
làm Marketing xuất thân trái ngành vươn lên để chứng mình niềm yêu
chiếm đa số trong ngành Marketing thích bằng hành động thực tế.
- truyền thông. Có 2 lý do chính cho
việc này. Một là Marketing Việt Nam Mười lời nói không bằng 1 lần hành
đào tạo chưa nhiều. Hai là ngành này động. Hãy thể hiện cho họ thấy mục
không “kì thị” kẻ trái ngành như Y tiêu rõ ràng của bạn trong nghề, sự
Dược, Bác sĩ, Luật Sư, Kế Toán. nghiêm túc tìm hiểu về ngành, sự
quyết liệt qua những kinh nghiệm liên
Những bạn gốc tài chính ra làm quan đến Marketing nhé! Họ sẽ chào
Marketing sẽ có khả năng làm việc đón bạn và không bao giờ nghĩ về
với con số, báo cáo, phân tích tài xuất thân “trái ngành” của bạn! Keep
chính...Cái này dân Marketing chính fighting nhé!
thống sợ lắm đó nha. :) Thu Ngân
27
CHỌN
CHUYỆN ĐÂU CÒN CÓ ĐÓ,
HÃY BÌNH TĨNH SỐNG!
Có rất nhiều bạn đến với chúng mình
và nói rằng bạn rất hoang mang sau

NHƯ THẾ
1, 2 lần thử với nghề. Tại sao bạn
nghĩ chỉ 1,2 lần làm thử bạn đã có thể
hiểu được chính mình và chọn được
con đường yêu thích? Mình nghĩ đó
là 1 sự “ảo tưởng sức mạnh”. Nhiều

NÀO VÀ
anh chị thành công họ có con đường
thật sự chông gai khi đến với nghề.
Họ mất hai, ba năm hoặc hơn vậy
để đạt được mục tiêu và tìm ra con
đường của họ. Một đàn anh mình
ngưỡng mộ còn mất 9 năm đến với

ĐI TIẾP
nghề. Tại sao bạn nghĩ bạn có thể
nhanh chóng và dễ dàng tìm ra chứ?
Hãy cứ sống với hiện tại, làm những
gì bạn thấy thích và lỡ 2 năm sau
không thích nữa, vẫn nhớ, chuyện đã

RA SAO!
xảy ra luôn dạy cho bạn 1 thứ gì đó.

Thử làm 1 bài toán như thế này, giả


dụ bạn sống với nghề tới năm 40
tuổi thì có phải bạn sẽ có 20 năm
làm việc trong ngành Marketing? Bạn
thấy 1, 2 năm để test cho 18 năm còn
lại là 1 sự đầu tư cho 1 con đường
dài đúng không nào?

Mình sống nghề này cả đời, vì vậy,


hãy bình tĩnh sống!

CỐT LÕI VẤN ĐỀ Ở VIỆC BẠN CÓ


THÍCH, CÓ VUI HAY KHÔNG?

Nhà lầu, xe hơi, học giỏi, đi du lịch,


có người yêu,...cũng chỉ là vì một
mục đích duy nhất - khiến cho con
người ta hạnh phúc. Bạn thử nghĩ lại
28
điều này đúng không? Vì sao bạn duy cách làm?
thích chuyện bạn đang làm? Có phải - Bạn nghĩ mãi chuyện bạn thế này
vì nó mang lại cho bạn cảm giác thế kia có giúp bạn tốt hơn không?
thoải mái, vui vẻ?
Số đông tất cả mọi người đều biết
Làm Marketing phải tư duy rất chiến mình thích thích gì. Tuy nhiên, rất ít
lược, cho dù làm gì đi nữa, cũng trong số họ sẽ chiến đấu hết sức mình
phải đạt được mục tiêu của mình. Khi cho điều họ thích. Mọi người hay tư
làm bất cứ công việc gì, hãy quan duy về khó khăn, vấn đề, tiêu cực
sát bản thân xem bạn có đang thích hơn việc: “làm như thế nào để mình
công việc hiện tại không? Bạn có đạt được mục tiêu của mình dù mình
thấy vui vẻ không? Lấy mình làm hệ không giỏi điểm a,b,c…”.
quy chiếu để lựa chọn nhé! Mọi thứ CÒN NẾU KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH
sẽ luôn thay đổi, chỉ có bản thân bạn GÌ THÌ SAO?
cảm thấy như thế nào chính là hệ quy
chiếu rõ ràng nhất! Thì bạn sống ít quá. Hoặc tư duy tiêu
cực nhiều quá. Bạn vẫn còn thiếu vốn
CHỈ CẦN BẠN THÍCH THÌ SẼ CÓ sống và ít va chạm vào thực tế. Hãy
CÁCH “NHÍCH” xách mông lên làm bất cứ thứ gì có
thể. Mở mắt to ra, mở đầu ra và đạp
Bây giờ, bạn hãy thử lấy giấy bút ra cái tôi của mình xuống đất, khiêm tốn
và trả lời những câu hỏi này: để lắng nghe anh chị chia sẻ và trải
- Bạn có vẻ thích thích cái gì? nghiệm thật nhiều để hiểu mình hơn.
- Bạn thường làm gì khi rảnh? CÒN THÍCH NHIỀU THỨ QUÁ THÌ
- Bạn giỏi cái gì? NHƯ THẾ NÀO?
- Mọi người xung quanh khen bạn cái
gì? Thích nhiều cũng như không biết thích
- Việc gì mà người khác sẵn sàng trả gì - vì thiếu trải nghiệm và chỉ ngồi ...
tiền bạn để làm? thích. Bạn cần cho mình cơ hội được
Khi bạn đã viết rồi, thì đó là thứ bạn làm và làm nhiều để biến những gì
nên làm tiếp. Đơn giản đúng không bạn thích thành những gì bạn làm để
nào? kiểm định lại. Những bạn thích nhiều
quá có 1 khuyết điểm là hay bỏ cuộc
Đừng nói với tụi mình “Nhưng mà giữa chừng và không kiên trì. Điều
mình không giỏi giao tiếp, nhưng mà này hoàn toàn không tốt vì chỉ khi làm
mình không sáng tạo, mình không 1 nghề lâu bạn mới lên “lão làng” và
phải là người giỏi … bla bla” nha. nhận mức thù lao xứng đáng với giá
Hãy tự hỏi những câu sau: trị bạn đang có. Hãy nhớ, nghề nào
cũng khó cả thôi, mình phải vượt khó
- Bạn đang tư duy vấn đề hay tư
để chứng tỏ khả năng của mình nhé!
29
HÃY LUÔN ĐẶT CHO MÌNH NHỮNG C U HỎI ĐỂ THỰC
HIỆN MỤC TIÊU
Mục tiêu bạn là gì, thích gì, muốn gì, ước mơ gì?
Bạn có điểm mạnh gì?
Làm thế nào từng bước đạt được mục tiêu đó?
Bạn cần từng bước làm gì?

Hãy viết ra câu trả lời cho những câu hỏi này rồi tìm
kiếm câu trả lời cho chính mình nhé.

Từng bước một bạn sẽ đạt được mục tiêu của chính
mình nè.
IKIGAI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
Người Nhật có phương pháp Ikigai - trả lời bốn câu
hỏi thần thánh và đi tìm điểm giao nhau giữa 4 điểm
này. Khi tìm ra thứ có điểm giao nhau bốn câu hỏi,
bạn sẽ tìm ra con đường cho mình. Chỉ trả lời 2 hay 3
câu cũng là rất tốt rồi nhé. Bốn câu đó là:
- Bạn thích gì?
- Bạn giỏi cái gì? Có năng lực làm gì giỏi?
- Những người xung quanh khen bạn giỏi gì?
- Mọi người chịu trả tiền cho bạn làm gì?
Những câu hỏi trên kết hợp yếu tố bên ngoài, bên
trong cũng như chủ quan - khách quan. Khi nhìn thấy
tác phong cũng như thái độ làm việc của người Nhật
bạn sẽ hiểu họ có 1 động lực đủ lớn đằng sau lưng,
một phần cũng bởi họ đã trả lời rất rõ 4 câu trên nè.
Thử nhé!
GIỜ CÓ 2 SỰ LỰA CHỌN LÀM SAO?
Khi bạn có 2 sự lựa chọn, bạn hãy viết trên giấy nhé!
Gạch tờ giấy làm đổi thành lựa chọn a và lựa chọn
b. Hàng dọc thì ghi dấu cộng và dấu trừ. Ghi tất cả
những gì bạn nghĩ và tưởng tượng nếu bạn tiếp tục
làm việc sẽ thế nào ở cả mục “+” và “-” cho một sự
lựa chọn. Có một số ý sẽ lặp lại, nhưng không sao,
phải viết ra.

30
Rồi lấy giấy bút ra làm đi nè. Thường phải một mặt
A4 mới đủ đấy. Hoặc viết đại ở đâu đó. Okay chưa?
Khi bạn viết hết mọi thứ ra giấy, cảm nhận là bạn sẽ
sống với quyết định đó như thế nào. Thường khi viết
xuống hết mọi thứ, bạn sẽ có sự lựa chọn cho mình.
Nhiều quyết định trong cuộc đời mình đã dựa trên
điều này. Khi chưa quyết được thì hãy cứ để bản này
ở đó, một thời gian sau sẽ làm lại từ đầu, chắc chắn
sẽ quyết định được.
Cốt lõi vấn đề của phương pháp này là suy nghĩ một
thứ có luôn có 2 mặt: tốt - xấu. Mọi người thường chỉ
nhìn thấy mặt tốt của sự lựa chọn mà không biết là
nó luôn đi kèm những điều không tốt. Tương tự, họ từ
chối một cơ hội khi nhìn thấy hiểm nguy của nó mà
không thấy nó đi kèm cơ hội. Khi mọi thứ trình bày
rõ trên giấy, mọi thứ được lập luận logic và có khoa
học, tiền đề hơn.

THAY LỜI KẾT,


Cuối cùng, dù như thế nào, mỗi ngày trôi qua, thất
bại hay thành công thì cũng là một trải nghiệm của
chính bạn và hãy lấy nó làm đầy cho hành trình
sống của bạn.
Bạn thành công sẽ có phần thưởng, bạn thất bại thì
bạn có trải nghiệm và bài học. Điều quan trọng là
không được phép dừng lại mà phải liên tục tiến lên
phía trước. Hãy nhớ rằng: nếu không kiên trì thì bạn
đang thiếu mất đi một phẩm chất của người thành
công. Chọn sai thì chọn lại. Quan trọng là bạn đã
chọn thì phải sống hết mình với quyết định của mình.
Nhen :)

Hoàng Vy Dung

31
“PLANNER GIỎI LÀ MỘT PLANNER PHẢI
RẤT SÁNG TẠO”

PLANNing
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
TRƯỚC KHI VÀO
BA GẠCH ĐẦU DÒNG “KHẮC CỐT GHI TÂM” KHI LÀM STRA-
TEGIC PLANNER
- Hiểu tất cả những gì đang diễn ra
Sự việc gì đang diễn ra xung quanh chúng ta?
Điển hình như việc con người ta điên cuồng về
hội con nhà châu Á siêu giàu đến việc thấu
cảm nỗi đau khổ của người nông dân mất
mùa, những tranh luận về bảng chữ cái Tiếng
Việt và ti tỉ những thứ khác. Điều đó có nghĩa
rằng Strategic Planner là người phải nạp tất cả
mọi thứ vào và phải có một cái góc nhìn đủ
rộng và sâu về xã hội.

- Planner là những người rất giỏi về Marketing


và giỏi về Business
Đầu tiên chúng ta phải đặt câu hỏi rằng khách
hàng đến Agency để làm gì? Là để giải quyết
vấn đề kinh doanh của họ hoặc họ muốn
tìm một cơ hội nào đó. Điều đặc biệt ở chỗ
người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng chính

32
là Strategic Planner. Người làm vị trí định hướng và giải quyết vấn đề đó.
này sẽ trực tiếp nói chuyện với khách
hàng để hiểu được cơ hội thương TỐ CHẤT GÌ Ở MỘT STRATEGIC PLANNER CẦN
hiệu họ ở đâu, thách thức là gì và nếu CÓ?
giả sử như thương hiệu họ tái định vị • Em phải là học sinh giỏi văn,
hoặc chuẩn bị có một chiến dịch thì viết rất dữ và chém gió rất
nó sẽ giải quyết được những gì? Một kinh. Copywriter không nhất thiết
người làm Strategic Planner ở agency phải giỏi văn nhưng làm Planner phải
thường sẽ làm 2 giai đoạn trên. viết rất giỏi. Làm Planner em phải viết
một đoạn văn thuyết phục CMO,
- Định hướng cho Creative để giải
khó không? Thực tế, nhiều planner là
quyết vấn đề của Business
những nhà diễn thuyết rất giỏi.
Mỗi một năm, khách hàng sẽ định
hướng Brand của năm đó như thế • Khả năng cảm thụ cuộc sống
nào, đi theo hướng nào, cách thức của em tới đâu? Em thoải mái đi
nào. Sau khi nắm đủ đầy hai vấn đề chơi, xem phim, đọc tiểu thuyết, cập
trên, Strategic Planner sẽ dẫn dắt, nhật thông tin hôm nay Chipu ra bài
định hướng cho Creative. Tiếp theo, hát gì, lời bài đó có hay không và em
Creative sẽ brainstorm ra idea để giải phải tận hưởng mọi thứ.
quyết vấn đề của Business. Strategic
Planning là định hướng về mặt chiến • Em phải cực kỳ logic, giỏi
lược chứ không phải giờ nào, ngày logic thì dần dần sẽ cải thiện
nào đăng quảng cáo ở chỗ nào. khả năng thuyết phục người
khác. Ví dụ điển hình như em bán
VAI TRÒ CỦA STRATEGIC PLANNER CÓ ĐỦ LỚN? một ý tưởng về chiến lược thương hiệu
Tầm quan trọng ở đây là làm sao cho một vị tổng giám đốc, việc em
thực hiện được và đạt được mục đích bán ngôi nhà, điện thoại là những
cuối cùng. Công việc của Strategic thứ có thể nhìn thấy, sờ nắm được
Planner thiên về định hướng chiến Nhưng khi bán một ý tưởng vô hình
lược, định vị thương hiệu, nói lên câu để em có thể thuyết phục họ, đó là cả
chuyện năm năm sau thương hiệu một quá trình.
đó sẽ như thế nào, ra sao hoặc việc
hoạch định một thương hiệu mới ra • Planner là một người sáng
đời như thế nào trong tương lai, một tạo. Cái để phân biệt giữa một
sản phẩm mới ra thì nên nói cái gì. Planner bình thường và một Planner
Ngoài ra, vị trí này đóng vai trò như cực giỏi là sáng tạo. Nếu em không
một người tư vấn, Account có vấn sáng tạo trong ngành quảng cáo thì
đề gì sẽ đến tìm gặp, Creative thấy sẽ có hai bi kịch xảy ra: Một là, em
Plan này có logic không, có bán cho không bao giờ thăng tiến. Hai là, em
khách hàng được không, Planner sẽ không cảm thấy công việc này thú vị.

33
SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG NÊN BIẾT GÌ?
Sinh viên mới ra trường làm
Planner là một thiệt thòi. Tụi em
nên làm Account 3 năm trước khi tiếp
cận Strategic Planner. Ở vị trí Account,
tùy vào thái độ tụi em làm việc, nếu như
em chỉ làm bảng báo giá rồi thương
lượng với khách hàng thì em sẽ không
bao giờ làm Planner được. Nếu em
làm Account mà em hợp với Planner
thì em chịu khó hỗ trợ họ. Em chịu khó
quan sát Planner đang làm gì, giám
đốc sáng tạo đang làm gì rồi học hỏi.
Planner là người định hướng mọi người
đi theo hướng của mình và bi kịch lớn
nhất của ngành Planner là có quá ít vị
trí để tuyển dụng.

Sinh viên mới ra trường có quyền mơ


ước đến vị trí Planner. Điều đó không
hề xa xỉ, nó sẽ trở thành hiện thực nếu
em có một lộ trình đúng đắn. “Hãy cứ
ước mơ thật xa nhưng hãy bước
những bước đi thật chậm. Đi
nhanh quá thì té nhiều, té nhiều
không bằng mình đi chậm mà
chắc”

Anh Hồ Công Hoài Phương


Group Planning Director at
Dentsu One

“Đừng làm những gì mình


thích nhất,
hãy làm những gì mình
giỏi nhất.”
34
35
brand?
CÂU TRẢ LỜI TỪ NHÀ KIẾN TRÚC SƯ
THƯƠNG HIỆU
Brand phản chiếu điều gì qua Thương hiệu giống như con
lăng kính? Thương hiệu là sản
phẩm có tính cách, có những điều cốt người sinh ra với lời tuyên
lõi của con người như tên gọi, hình
hài, lợi ích. Một thương hiệu thực sự
thệ dành cho nhóm khách
thì phải có mối quan hệ với những hàng mục tiêu rằng: “Tôi sẽ
đối tượng khách hàng khác nhau. Vì
thế thương hiệu phải có tính cách,
mang lại giá trị cho bạn.”
mang tính đại diện, gần gũi với tính
cách nhóm khách hàng mà thương dùng thông qua các phương tiện
hiệu đó hướng tới. về thương hiệu như phát triển sản
phẩm, tìm ra điểm khác biệt, định
ĐI TÌM CÂU TRẢ LỜI TỪ NHÀ KIẾN TRÚC SƯ vị, định giá thương hiệu.
THƯƠNG HIỆU Người làm Brand phải xác định
Bản chất thương hiệu không sở hữu một thương hiệu trong 20 năm nữa
bởi người làm thương hiệu. Người sẽ như thế nào, mỗi năm phải xây
làm thương hiệu là người vẽ ra hình thêm một viên gạch để 20 năm nữa
hài có tính cách để kết nối với khách người tiêu dùng nghĩ giống như cái
hàng của họ. Một thương hiệu có họ đang muốn làm. Họ phải đưa ra
tồn tại hay không nó nằm ở người kế hoạch, chiến lược 3 năm rồi vẽ ra
khách hàng. chiến lược 1 năm. Trong chiến lược
1 năm sẽ có những hoạt động nổi
Công việc đầu tiên khi vào Brand
trội của năm đó và dẫn dắt toàn bộ
là quản lý một dự án nhỏ trong dự
công ty hoàn thành dự án. Ngoài ra,
án lớn. Một người làm thương hiệu
họ còn phải quản lý ngân sách, chi
như một kiến trúc sư. Họ phải hoạch
tiền như thế nào để hiệu quả, thường
định, vẽ ra đứa con, kiến tạo toàn
xuyên làm việc với đối tác như công
bộ cấu trúc thương hiệu. Sau đó,
ty digital, media và những đối tác
họ sẽ biến nó trở thành biểu tượng
bên ngoài.
hình thành trong tâm trí người tiêu
36
BRAND CÓ LUNG LINH NHƯ MỌI NGƯỜI NGHĨ? - Dám đương đầu với thách
Khi làm một Brand nào đó, mình thức: Có những thứ không thể thì
luôn muốn tạo nên sự khác biệt để mình làm cho có thể, lì, chai và tin
gây chú ý đến khách hàng. Nhưng vào bản thân mình. Người làm Brand
khác biệt thì nó chưa bao giờ xảy ra phải tạo nên được giá trị nhân văn
trên thị trường, mình phải làm sao cho cuộc sống, điều ý nghĩa cho
biến những thứ người khác nghĩ theo cuộc đời lớn hơn cả bản thân mình.
ý muốn của mình. “Brand đòi hỏi phải đứng đầu
sóng ngọn gió, mình sinh ra
Nếu như muốn làm đúng công một tương lai chưa biết như
việc thảnh thơi, dễ chịu thì thế nào nhưng người khác
không nên chọn Brand. Nó có phải đưa tiền cho mình xài”.
những cái lung linh nhưng đôi khi trả
giá cũng rất kinh khủng: Một mình SINH VIÊN NÊN LÀM GÌ ĐỂ TIẾP CẬN BRAND?
phải chống chọi với cả thế giới. Đôi Trước tiên, mình phải xác định
lúc những ý tưởng, những điều người mình có phù hợp với Marketing hay
làm Brand nghĩ nó đi trước suy nghĩ không. Sau đó hãy tìm hiểu những
của người khác. Vì thế để biến nó quyển sách kinh điển về Marketing.
thành hiện thực thì người làm Brand Khi đọc, chúng ta phải liên tưởng,
phải tốn rất nhiều công, tâm và sức. nhìn và biến nó trở thành một phần
của cuộc sống. Khi mình nhìn một
BRAND VÀ NHỮNG TỔ CHẤT CẦN CÓ cái quảng cáo, mình phải biết được
- Tư duy phản biện: Phải hiểu rất mục đích người làm Brand muốn gì,
rõ những điều mình muốn và phản mình đối chiếu xem những hoạt động
biện lại những điều mình muốn bằng Marketing nó có khớp với những gì
logic chứ không phải cảm xúc. Một mình đọc trong sách không và nó
người làm Brand không thể thuyết phản ánh những quy luật nào trong
phục người khác bằng cảm xúc được. sách. “Trước năm 30 tuổi hãy cứ thử
- Tư duy sáng tạo: Một người làm với những thứ mình đam mê và phải
Brand thật sự thì tầm nhìn phải rất là kiên trì đến cùng”.
lớn, trí tưởng tượng rất cao và có khả Anh Nguyễn Đình Toàn -
năng đọc được tâm lý của xã hội. Senior Vice President of Marketing at
Suntory Pepsico

“Trước năm 30 tuổi hãy cứ thử với những thứ mình


đam mê và phải kiên trì đến cùng.”
37
CHiNH PHỤC
sẽ nhớ lại “à cái hôm đó cái sản
phẩm của mình quảng cáo hay
quá”, xong họ sẽ gọi sản phẩm

CHIẾN TRƯỜNG
đó ra và xem thử nó như thế nào,
vậy là mình đã nhắc họ nhớ tới sản
phẩm của mình (hoặc mua luôn tại

TRADE & SALES


chỗ).

• SALE sẽ cầm chiến dịch của


chương trình, “em có chương trình
này, có sale 10% 20% hay chương
trình cho các đại lý, các điểm bán
hàng” và làm cho các đại lý, điểm
Trade Marketing và Sales là hai khái bán hàng sẽ nhập hàng vào để
niệm mà có lẽ bất cứ ai khi dấn thân kinh doanh.
vào ngành Marketing đều đã từng Nhưng trên đây chỉ là ví dụ, còn những
nghe qua, nhưng cũng khiến không ít gì Trade & Sales làm và mục đích của
người bối rối, gây ra sự nhầm lẫn giữa Trade & Sales còn nhiều hơn thế. Trade
hai mảng này. Vậy để chuẩn bị hành có nhiệm vụ là tổ chức tất cả các hoạt
trang nghề nghiệp thật vững chắc thì động về chiến lược bán hàng hay còn
chúng ta hãy cùng đi vào “khám phá” gọi là chương trình hỗ trợ khách hàng.
người bạn ấy nhé! Chương trình hỗ trợ này nhắm đến 2
ĐÀO SÂU HƠN VỀ TRADE & đối tượng:
SALE • Đối tượng thứ nhất là khách
Ở trong phòng thương mại thì sẽ gồm hàng - customer. Các chương
có 3 mảng chính: Brand ( Thương hiệu), trình khuyến khích khách hàng
Trade Marketing và Sales. tăng hàng tồn (stockweight), các
chương trình khuyến khích các cửa
• BRAND có mục tiêu là làm cho hàng tăng hiện diện sản phẩm
khách hàng biết tới sản phẩm của (distribution) và trưng bày hàng
mình, khách hàng thấy hay quá (display), đảm bảo hàng hóa luôn
người ta yêu, rồi muốn sử dụng. luôn có hiện diện tại khu vực kinh
bắt mắt với số lượng nhiều nhất.
• TRADE sẽ xuất hiện vào thời điểm
là khi họ muốn sử dụng rồi và đi • Đối tượng thứ hai là người
đến những điểm bán để xem hàng mua - shopper (chủ cửa
hóa thì mình phải coi thử sắp xếp hàng, đại lý, hệ thống đối
hàng hóa sao để họ nổi bật, dễ tìm tác nhà phân phối, chuỗi
kiếm và dễ gây ấn tượng nhất. Họ cửa hàng,…Việc của mình là
38
làm những chương trình để hàng Sau thời gian khoảng 1 năm
của mình có mặt tại điểm bán và thì có cơ hội lên Trade Executive,
làm sao tạo ra chương trình thật công việc chủ yếu là lên kế hoạch liên
hay, hấp dẫn, có kế hoạch. Tâm quan đến khách hàng, được làm việc
lý người mua là thích khuyến mãi, với các agency để làm sao ra chương
quà tặng, chương trình tích lũy, trình nó thú vị nhất.
trúng thưởng… Người làm trade
phải làm sao để cái điểm bán phải Sau đó 2-3 năm lên vị trí Trade
rất vui. Khách hàng thấy brand của Marketing Manager. Vị trí này
mình tại điểm bán, logo, menu, quản lý 2 đối tượng là quản lí brand
banner…, khách hàng sẽ phải thốt và quản lý kênh phân phối. Quản lý
lên vì nhận ra mình ở đó. brand nghĩa là làm sao cho brand đó
có tại cửa hàng, tại kênh phân phối
Nói chung, bạn Trade Marketing sẽ nhiều hơn. Trade sẽ có một khoản ngân
hỗ trợ trực tiếp cho phòng kinh doanh. sách làm sao có một chương trình thật
Phải có chương trình hỗ trợ trực tiếp tại hay, làm sao người ta mua nhiều hơn.
điểm bán thì khách hàng của mình mới Quản lý kênh phân phối ví dụ như
mua. Nếu là thương hiệu cũ thì bán dễ hệ thống siêu thị cho tất cả các brand
nhưng nếu thương hiệu mới, thì sự hiện (Coca - Cola, Fanta…), quản lý theo
diện rất quan trọng, phải làm người nhóm khách hàng, hoặc hệ thống cửa
tiêu dùng nhớ đến. hàng tiện lợi. Tùy vào công ty, brand
quan trọng mà kênh phân phối nó
NẤC THANG NGHỀ NGHIỆP giống nhau hay khác nhau.
THAM KHẢO CỦA TRADE
Sau đó 3 -10 năm sẽ lên Trade
Trade Marketing Officer -> Trade Marketing Director hoặc có thể
Marketing Executive -> Trade Marketing qua Sale - Marketing vì Trade và Sale
Manager -> Trade Marketing Director rất chặt chẽ. Một con đường cách khác
là Commercial Director rồi từ đó đi lên
CEO.

Khi mới bắt đầu làm quen với Trade,


sinh viên thường chọn làm full time các
công việc như: hỗ trợ các điểm bán,
đặt hàng khuyến mãi,…thông qua vị trí
đầu tiên là Trade Marketing Officer

Nguyên tắc thành công chỉ có 1 chữ thôi đó là từ


“Trước”
39
NẤC THANG NGHỀ NGHIỆP Ngoài ra, Trade, Brand, Sale
THAM KHẢO CỦA SALE đều cần yếu tố thẩm mỹ và kỹ
năng giao tiếp. Trình bày phải đẹp,
Saler Rep -> Sale Supervisor -> bắt mắt, như vậy mới thuyết phục được
Sale Manager -> Sale Director đối tác của mình, mới đi mời khách
Sale rất thực tế, bạn nào làm kinh hàng được. Nói là nó hay thế này thế
doanh, muốn khởi nghiệp, bạn sẽ tính kia nhưng bao bì xấu thì ai mua, ai
toán xem bỏ ra 10 triệu thì mai thu về công nhận cái hay đó? Chương trình
bao nhiêu, lời bao nhiêu. Sale mới ra mình hay mà nói không hay thì ai
trường quan trọng doanh số rất nhiều. hiểu được sự hay của chương trình mà
Bắt đầu từ nhân viên bán hàng đến 2-3 mua? Sales rất cần kỹ năng giao tiếp,
năm trở thành Sale Supervisor đến 3-6 kỹ năng thuyết phục người nghe. Thực
năm sau là Assistant Sale Manager - chất ngành nghề nào cũng vậy thôi,
một người giám sát kinh doanh, quản nếu không thành thạo trong giao tiếp
lí 6 nhân viên. Sau 2-3 năm lên Sale thì khó có thể kết nối và có tiếng nói
Manager, sau đó là lên Sale Director chung, sẽ gây ra bất đồng trong công
(phải có ít nhất 15 năm kinh nghiệm). việc vì mọi người không hiểu nhau.

Tất cả những bạn nào làm Sale đều có


khả năng Trade, làm Trade cũng có khả
NỀN TẢNG ĐỂ BƯỚC CHÂN VÀO năng làm Sale. Hơn nữa, Trade còn có
TRADE & SALE thể làm Marketing. Trade là có yếu tố
về mặt thương mại và sáng tạo, đẹp
Trade Marketing kết hợp 2 yếu nhưng phải kinh doanh được. Sale thì
tố: lập kế hoạch và có điểm chỉ nghiêng về làm sao bán sản phẩm
nhấn. Đầu tiên là yếu tố về lập kế vì Sale chịu áp lực về 100% doanh số,
hoạch: phải biết làm kế hoạch logic, còn Trade áp lực hơn về mặt chiến lược,
sao cho nó hiệu quả. Thứ hai lập kế khoảng 50% doanh số và 50% chiến
hoạch thôi chưa đủ, phải có điểm nhấn lược.
tạo ấn tượng và bất ngờ đối với khách
hàng, như vậy mới thuyết phục được
khách hàng và kích thích người ta mua “SALE RẤT THỰC TẾ, BẠN NÀO
sản phẩm.
LÀM KINH DOANH, MUỐN KHỞI
NGHIỆP, BẠN SẼ TÍNH TOÁN
XEM BỎ 10 TRIỆU THÌ MAI THU
VỀ BAO NHIÊU, LỜI BAO NHIÊU”
40
LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN Đừng nói và hãy hành động!
SINH VIÊN MUỐN LÀM TRADE Bắt tay vào hành động ngay,
thời gian sẽ không có nhiều,
Sinh viên nếu muốn nhanh thạo nghề, hãy hành động từ việc tìm hiểu.
giỏi nghề thì phải thực sự kiên trì, chứ Quan trọng nhất là sở thích. Nhiều bạn
không phải làm được một hai hôm thì năm 4 chưa biết mình thích cái gì rồi đi
nghỉ, nghỉ rồi Startup, Startups không tìm người tư vấn nhưng lại không thành
được lại đi làm. Làm gì cũng từ cái công do bạn đó không biết bạn muốn
sở thích, nghiên cứu và định cái gì. Nên nghiên cứu, đọc sách, hỏi
hướng. Sinh viên thường thiếu định google để hiểu và xác định bản đồ
hướng, không biết sau này mình sẽ làm thành công cho mình.
gì, mong muốn trở thành ai. Phải tìm
hiểu sau một năm thành vị trí gì, 2 năm,
3 năm ra sao, định hướng rồi tìm hiểu
ngành đó, xem xem những người làm TẶNG 1 CHỮ “TRƯỚC”
Trade, làm Sale là làm gì, cần kỹ năng Nguyên tắc thành công chỉ có 1 chữ
gì rồi mình đi học. Nếu không thì các thôi đó là từ “Trước”. Chuẩn bị trước,
bạn sẽ phải đi rất lâu, mà chưa chắc học tập trước, làm trước thì đến khi cái
đó là một bước đi chắc chắn. xu hướng tới bạn sẽ phát triển nhanh.
Sinh viên ra trường thì tốt nhất nên tìm Đừng chạy theo Việt Nam, hãy chạy
hiểu ngành Marketing, ngành kinh theo những xu hướng của thế giới.
doanh. Tìm hiểu các yếu tố công việc Công ty sẽ trả tiền cho người đem lại
đầu tiên. Các bạn đi làm về Marketing kết quả cho họ bằng cách làm, hành
nhưng chưa hiểu marketing ngoài thị động chứ không phải mãi học hành.
trường và marketing trong nhà trường Nên hãy “chuẩn bị thật kỹ” trước khi
nó khác nhau là bao nhiêu. Tìm hiểu mình dấn thân vào nghề.
xem Marketing có những cái gì
và khái quát được nó lên, hiểu
rõ cấu trúc của nó. Anh Nguyễn Hoàng Khang

Thị trường rất lớn, không phải cứ nhất National Trade Marketing
thiết học Marketing là ra phải làm Manager Coca - Cola Việt Nam
Marketing. Mục tiêu dài hạn là cái gì,
mình thích cái gì, để xác định xem bây
giờ nên làm gì, để đạt được mục tiêu
mới là những thứ quan trọng nhất.

41
6 CÁI SAI KHI NGHĨ VỀ NGHỀ COPYWRITER

1
LÀM COPYWRITER KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN BẢN QUYỀN SÁNG
TẠO (COPYRIGHT) ĐâU NHA :))
Công việc của một Copywriter (nghiệp dư hay
lão làng) quanh năm suốt tháng chỉ có “nghĩ ý
tưởng truyền thông và viết nó ra thật hay” thôi à.
Nghe dễ vậy chứ có cố gắng cả đời cũng chưa
xong đâu mấy đứa.

Anh không hù đâu, đây mới chính là hiện thực


cuộc sống đó. Bởi em đâu có làm việc duy nhất
một nhãn hàng, đúng không nè?

Chuyện sáng mới ăn một tô phở thơm phức,


đủng đỉnh bước vào công ty và nhận brief từ
“Nghề của
nhãn hàng trĩ là “chuyện bình thường ở huyện”.
Lúc này em phải hóa thân thành một bệnh nhân
anh là nghề
trĩ lâu năm để hiểu insight của họ, đau đầu
research mọi tài liệu liên quan đến căn-bệnh-mà-
làm ý tưởng,
em-chưa-bao-giờ-nghĩ-đến và đau lòng phát hiện không phải
ra: “Ủa, sao mấy cái triệu chứng này tui thấy tui
quen quen, hình như tui cũng bị...”. nghề viết!”
42
2
COPYWRITER VỚI CONTENT WRITER LÀ GIỐNG NHAU? THIỆT
HÔNG?
Vẫn câu hỏi cũ và chưa bao giờ lỗi thời: Copywriter
và Content writer là một nghề? Cái này không đúng
không sai. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 vị trí đó là
Copywriter cần phải trau chuốt phần ngôn từ bằng
lời đối với các quảng cáo sao cho hấp dẫn, tỉ mỉ
nhất có thể. Copywriter phải gây được ấn tượng
cho người đọc, người nghe ngay lập tức, khiến họ
không chỉ dừng lại ở “nhận biết” mà còn phải “hành
động” (mua hàng của nhãn hàng). Có thể nói Copy
là những thông điệp chính thức của nhãn hàng chạy
theo campaign. Còn content là những nội dung được
sản xuất hàng ngày, được nuôi dưỡng từ từ, nó không
phải là một câu thông điệp duy nhất mà nó nói về
nhiều thứ liên quan xoay quanh thông điệp chung.

Có thể nói Content là người hàng xóm tốt bụng,


thường xuyên hỏi thăm, quan tâm em nhưng không

3
dám tỏ tình. Còn Copy là một anh chàng cực ngầu,
ít nói nhưng nói câu nào là em đổ liền câu đó. Vầy
cho dễ hiểu ha. :)

KHÔNG PHẢI CỨ VIẾT NHIỀU SẼ LÊN TAY VÀ TRỞ THÀNH COPYWRITER GIỎI
Câu này đi ngược lại với quan niệm “cần cù bù thông minh” của ông bà.
Ahihi. :)) Đồng ý viết nhiều thì kĩ năng viết sẽ mạch lạc và cách sử dụng từ ngữ
cũng mượt hơn. Tuy nhiên, Copywriter lại là nghề đòi hỏi phải có những trải
nghiệm sống đúng nghĩa. Em không thể viết cho nhãn hàng bột giặt nếu chưa
từng tự tay giặt sạch một cái áo. Em từ chối uống bia vì dị ứng cồn không đồng
nghĩa em được quyền từ chối viết cho nhãn hàng bia rượu khi công ty yêu cầu.

Một người Copywriter giỏi phải biến được điều mình muốn nói thành điều
người khác muốn nghe. Khách hàng họ lười lắm. Họ không muốn nghe sữa
này hôm nay bổ sung bao nhiêu khoáng chất. Điều họ quan tâm là sản
phẩm này có giúp con của họ cao lớn, khỏe mạnh hơn con người ta hay
không. Đó là điều một Copywriter cần làm. Phải nói thật, thật đến mức người
ta không tin nổi nhưng vẫn mua sản phẩm của mình, đó mới gọi là đỉnh
cao. :))

43
4
VIẾT HOÀI VẬY CHẮC DỄ CHÁN LẮM
Không, không và không nha! Nếu nói chán, đúng ra
là em đang chán chính mình trước! Em chán mình vì
thấy bản thân viết hoài không có ý mới. Viết mà luôn
có “idea” sẽ không chán. Còn nghĩ hoài mà không
ra “idea” thì chỉ là em chưa research đủ. “Idea” là

5
cái mới, nhưng nguyên liệu nhào nặn ra nó hoàn
toàn là từ quá khứ của mỗi người. Khi nới rộng vùng
trời thông tin, nguồn nguyên liệu sáng tạo sẽ dồi dào
hơn.

ĐẶC BIỆT LƯU Ý, VIẾT NGẮN KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI NHANH
Ý này rõ quá rồi ha :))

Note: Đừng trông cậy vào những tuyệt chiêu sáng

6
tạo trên mạng. Vớ vẩn lắm nha!!! Sáng tạo là dựa
trên nền tảng thông tin. Người nào càng sáng tạo,
họ càng hiểu biết. Đi quẫy chưa bao giờ là giải
pháp tìm kiếm ý tưởng đúng đắn.

“QUẢNG CÁO CŨNG CHỈ LÀ QUẢNG CÁO MÀ THÔI”


Đừng mang tư tưởng quảng cáo là người hùng, là thần tiên ban phép màu khiến
cho brand (thương hiệu, nhãn hàng) sống còn. Mặt trái của nghề này nghiệt ngã
lắm! Quảng cáo cũng chỉ là một công cụ để làm brand thôi. Có những brand có
cần làm quảng cáo đâu, họ vẫn sống khỏe mà? Em cần hiểu, quảng cáo cuối
cùng cũng chỉ là lớp kem bề mặt, là “nice to have”. Cái hay của chiến dịch quảng
cáo là gây nhớ, tạo nên sự quyến rũ nhất định cho sản phẩm, khiến khách hàng
chịu dùng thử và mua nó lần đầu tiên. Ví dụ ha, mình hay khuyên người ta nên mua
sản phẩm A đi vì nó rẻ mà tốt, chứ đâu ai kêu mua sản phẩm A đi vì cái quảng
cáo của nó hay đâu?

“Một cái cây đổ trong rừng mà không ai thấy, vậy cái cây đó có ngã hay không?”.
Tương tự, một sản phẩm tốt mà không ai nhớ, vậy sản phẩm này có tốt hay không
cũng không ai quan tâm”. Hiểu điều đó để hiểu được mình đang chịu cực chịu khổ
trong ngành này là vì sao. Thật chất, mình chỉ đang góp phần giúp cho cái brand
đó có một màu sắc mới giữa lúc nhà nhà người người đều quảng cáo. Vai trò của
quảng cáo, của người làm quảng cáo cũng chỉ dừng lại ở đó.

44
SINH VIÊN MUỐN THEO
NGHỀ NÀY THÌ PHẢI HỌC GÌ,
LÀM GÌ?
Kỹ năng quan trọng nhất là viết ra mà đọc lên nghe
nó diễn cảm. Em viết một câu cho bánh bèo mà đọc
lên nghe kiểu con trai thì sao khách hàng “cảm” được?
Đọc lên mà “diễn cảm” sẽ kể được câu chuyện hay,
khiến người nghe hòa với nhịp cảm xúc của thông điệp
và bài viết hơn.

Thứ hai là kỹ năng thuyết trình.

Khi đi gặp khách hàng, em phải present về idea của


mình (thuyết trình về ý tưởng và “con chữ” mình viết
ra để khách hàng chấp nhận). Luyện tập nhiều em
sẽ “gain được confident” (tăng sự tự tin của mình) ,
lúc đó mình còn có thể đùa giỡn với khách hàng khi
“present luôn”, chuyện bình thường! Nhiều lắm, học hết
đi, không thừa đâu!

Học xong rồi phải luyện, vì kỹ năng là “kỹ lưỡng”


và “siêng năng”. Rèn luyện kỹ năng viết, quản lý thời
gian, tìm ra vấn đề...Em chỉ học mà không chăm chỉ
dùng nó, không trau chuốt, tỉ mỉ thì cũng bằng thừa.
Nhớ, học là đi đôi với hành. Mình tự hành mình trước
đi, chứ đừng để cuộc đời này hành mình, nha!

Anh Huỳnh Vĩnh Sơn - Sói Ăn Chay


Tác giả cuốn “Ý tưởng này là của chúng mình”

45
ART
DIRECTOR
&
DESIGNER
NHỮNG NGƯỜI LÀM VỚI “CÁI ĐẸP”

“Art” là ngôn ngữ toàn cầu, là


con đường ngắn nhất giúp các
thương hiệu truyền tải thông
điệp đến khách hàng một cách
đơn giản và sâu sắc nhất. Việc
tạo ra “art” chính là công việc
của 1 designer.

46
NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ DESIGNER
Trong mắt mọi người, một Designer luôn gắn
liền với chiếc Macbook và bốn chữ “tự do
sáng tạo”. Thực ra khi làm nghề rồi mới biết không
phải vậy. Designer có thể thỏa sức sáng tạo nhưng
họ phải làm hài lòng khách hàng. Khách hàng có thể
không hài lòng với đứa con của bạn và đưa ra rất
nhiều lý do cực vô lý. Kì thực là, không ai hiểu sản
phẩm đó hơn chính họ. Lúc này việc mà một designer
chuyên nghiệp cần làm chính là tìm điểm giao thoa
giữa khách hàng và bản thân, đưa ra tiếng nói chung
cho cả hai.

Một designer luôn được gắn với hình tượng kì


cục, ít nói, ngại giao tiếp. Tuy nhiên một designer
chân chính phải có khả năng giao tiếp tốt. Chỉ như vậy
họ mới có thể truyền đạt được ý tưởng của mình cho
mọi người và thuyết phục khách hàng tin tưởng ý tưởng
của họ. Khả năng giao tiếp của designer tỷ
lệ thuận với cơ hội mà đứa con của họ được
sinh ra đời.

Nhắc tới designer ai cũng nghĩ “Designer chỉ


làm việc khi có cảm hứng”. Thực tế phũ phàng là
sếp sẽ không quan tâm bạn có cảm hứng hay không,
sếp chỉ quan tâm bạn có giao sản phẩm đúng hạn hay
không mà thôi (cười). Một designer chuyên nghiệp cần
phải có idea bất cứ lúc nào. Trong quá trình làm việc
họ phải tự đúc kết một công thức gọi là “công thức ra
idea” của chính mình.

47
Art Director chính là phải biết “phân
thân”. Họ phải phân rõ ràng đâu là
quan điểm của bản thân, đâu là của
khách hàng, thị trường, thị hiếu để tìm
cách dung hòa và đưa ra giải pháp
tốt nhất.

rất khó để trụ lại. Vì thế bản thân phải


luôn hứng khởi, chăm chỉ và không
ngại thử nhiều format công việc khác
nhau để tìm ra điều mình giỏi nhất.

KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ CÓ THỂ TẠO RA


NHỮNG TÁC PHẨM ĐẸP
Không ai vừa sinh ra là đã biết hết mọi
thứ, một Designer hay Art Director cũng
DESIGNER VÀ ART DIRECTOR KHÁC GÌ NHAU? vậy. Họ không phải tự nhiên mà có thể
Art Director là người định hướng về tạo ra những tác phẩm đẹp. Đó là kết
mỹ thuật, nghệ thuật cho sản phẩm. quả của một quá trình mài dũa và thực
Họ cũng chính là một Designer nhưng hành. Tất nhiên, không phải ai cũng có
không chỉ ngồi Design. Nếu Designer thể đi theo cái “nghiệp” này được mà
là người tạo ra hình ảnh, sản phẩm phải có “món nghề”. “Món nghề” của
cuối cùng thì Art Director chính là mẹ mỗi Designer hay Art Director là phải
đẻ của nó. Art Director quyết định có là yêu cái đẹp, cảm được cái đẹp.
“style” của hình ảnh sau khi có ý tưởng Những thứ khác có thể học dần dần và
và quyết định hướng đi của những sản rèn giũa theo thời gian.
phẩm design.
HỌC CÁCH LẮNG NGHE VÀ DẸP BỎ CÁI TÔI
Người làm Designer 1 thời gian khi
Cái tôi của những designer rất lớn lại
cứng cáp sẽ trở thành 1 Art Director.
dễ bị tổn thương. Thật không dễ dàng
Điểm khác biệt nhất giữa Art Director
để một designer chấp nhận lắng nghe
và Designer là tầm nhìn và chiến lược
và sửa chữa đứa con tinh thần của họ.
và một cái đầu tỉnh táo. Họ phải phân
Tuy nhiên, lắng nghe chính là một cách
biệt được đâu là cái mà khách hàng
học, dần dần bạn sẽ hiểu được suy
cần, đâu là style tốt nhất thay vì chỉ
nghĩ của khách hàng, hiểu được điều
dựa vào cảm quan cá nhân.
họ muốn và cần.
Mọi designer đều muốn trở thành Art
Bạn không thể bó buộc sản phẩm của
Director nhưng áp lực và khó khăn
mình trong một style nhất định khi mà
đằng sau có mấy ai chịu được. Làm
thế giới này không ngừng thay đổi.
48
Tuy nhiên, nếu bạn đã là một designer nổi tiếng thì
lại khác, bạn có thể mở buổi triển lãm của riêng
bạn, hướng mọi người đi theo con đường bạn chọn.
Nhưng đó là chuyện của rất lâu về sau chứ không
phải ở những nấc thang đầu tiên.

“CƠ HỘI LUÔN CÔNG BẰNG VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”


“Sinh viên mới ra trường đào đâu ra kinh nghiệm”.
Đây là câu nói chối bỏ trách nhiệm của những sinh
viên mới ra trường mà thôi. Cơ hội luôn công bằng
với mọi người và sẽ đến với những người xứng đáng.
Kinh nghiệm không chỉ là bạn làm với 1 công ty gì
đó mà bạn đã từng làm được những gì. Sinh viên
muốn theo nghề này thì phải tự biết tạo ra cơ hội cho
mình. Cơ hội sẽ không tới khi bạn không mở cửa.
Đừng ngồi yên và chờ 1 người “thuê mướn” mới làm.
Hãy tự tạo 1 design cho riêng mình, một bản vẽ, 1
clip âm nhạc...Biết đâu được post lên mạng lại tạo
thành viral.

Ngoài ra, mình cứ làm những điều mình thích thôi.


Cũng đừng quá quan tâm nó có nằm trong Marketing
hay không. Đơn giản là hãy làm rồi từ từ cảm nhận là
bạn có thích đi theo con đường này hay không? Tự
bản thân mỗi người sẽ có câu trả lời cho chính mình.

Anh Maxk Nguyễn –


Creative Director công ty Daybreak Digital Agency

49
DIGITAL MARKETING
NHỮNG KẺ KHÔNG BAO GIỜ NGỦ QUÊN
TRONG CHIẾN THẮNG

LÀM DIGITAL LÀ LÀM GÌ?


Digital Marketing là tận dụng được sức mạnh của
kỹ thuật để tiếp cận cụ thể đến người tiêu dùng,
đến đúng khách hàng mục tiêu và xác định đúng
câu chuyện muốn nói.

Digital marketing hiện đang là trend nhưng có


nhiều người hình tượng hóa về Digital quá. Bản
chất của Digital marketing vẫn là marketing - truyền
thông chỉ là nó khác ở môi trường truyền thông điệp
thôi. Những ưu điểm của nó là đúng khách hàng
mục tiêu, ngân sách linh hoạt, đo lường dễ dàng.

BỨC TRANH CỦA KHÁCH HÀNG


Câu chuyện về làm Digital không đơn thuần chỉ là
dùng công cụ để tìm được khách hàng. Mà là câu
chuyện khách hàng của bạn là ai? Họ có hành vi
Người làm digital luôn như thế nào? Nếu khách hàng mua sản phẩm tức
luôn đối diện với việc là ngay thời điểm đó người ta có nhu cầu. Không
thay đổi liên tục về kiến ai mua về mà để 3 tháng sau xài, không có khách
thức cũng như công cụ hàng nào mua hàng kiểu như vậy. Nên khi bán một
làm việc mỗi ngày, mỗi sản phẩm phải trở lại hỏi làm sao bán món hàng
giờ. Cũng chính vì thế đó? Thói quen, hành vi của người tiêu dùng với sản
mà người làm Digital là phẩm đó là gì? Mình nên làm gì để tiếp cận khách
người không thích ổn hàng mục tiêu? Phát tán thông điệp về sản phẩm
định, thích bay nhảy, ở kênh nào hiệu quả? Cách tiếp cận với tần suất
hành động, học nhiều, nhiều hay ít, “nhè nhẹ” từng kênh hay đồng loạt 1
làm nhiều và update lúc trên nhiều kênh? Như vậy nó mới hiệu quả chứ
liên tục. không phải thấy nhà nhà, người người làm digital
50
thì mình cũng phải làm digital, nghĩ vào đó rồi từ đó mới phát triển, cải
như vậy là hổng có đúng. thiện lên.

Đồng ý với việc là internet phát triển PHỦI BỤI CHO WEBSITE
với tốc độ cực kì nhanh, bản thân Đồng ý là website rất quan trọng
doanh nghiệp cũng phải có kênh nhưng với điều kiện nó không bị bám
truyền thông riêng của mình trên bụi. Nếu không update được thông
online nhưng phải biết đầu tư nó như tin, không có gì mới thì phải cố gắng
thế nào? Làm sao để đến đúng thời tạo trải nghiệm cho website của bạn.
điểm chốt hạ đơn hàng? Đó là nghệ Có rất nhiều cách để tạo kênh cho
thuật của người làm Digital. mình nhưng khi đã làm thì phải có
kế hoạch cụ thể. Ví dụ trong 1 tháng
DIGITAL CÓ PHẢI THỨ MẠNH NHẤT HIỆN NAY tiếp theo sẽ có cái gì ở trên website
KHÔNG ? đó? Làm sao cho người tiêu dùng
Thật ra cái mạnh nhất là phải thấy được sự độc đáo và yêu thích
hiểu cái ngọn ngành data website của bạn?
người dùng. Digital là công nghệ
nên có lợi ở chỗ bất cứ khách hàng DIGITAL VÀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỘNG SINH
mục tiêu ở đâu làm gì thì doanh Digital là một lĩnh vực cực kì rộng.
nghiệp cũng biết, đó là cách doanh Trong digital bao gồm rất nhiều công
nghiệp hiểu được insight khách việc hoạt động khác nhau. Vào nghề
hàng của họ. Khi có một dữ liệu đủ vài năm rồi cũng chưa chắc đã có
lớn thì việc “thả thính” hay thuyết thể liệt kê và hiểu rõ được tất cả các
phục khách hàng rất dễ. Bởi doanh ngóc ngách của “hang hốc” digital
nghiệp biết cụ thể khách hàng ở nữa. Tuy nhiên, về cơ bản thì có thể
đâu sắp làm gì? Nên “thả thính” chia Digital thành các mảng lớn sau:
như thế nào. Đó là thứ mạnh nhất
của digital. Nó sẽ theo dõi và kiểm 1. Strategic planning: Chuyên ra
tra được hết nhờ vào nguồn dữ liệu. chiến lược, kế hoạch cho những chiến
Người nào có được nguồn dịch chuyên về Digital.
dữ liệu đó sẽ là người “chọc
2. Creative: Bao gồm Art Director,
thẳng” vào trái tim khách
Creative Director, Copywriter.
hàng.
3. Social media: Chuyên về quản
WEBSITE, FANPAGE HAY YOUTUBE ? lý cộng đồng, gọi là Community
Có quá nhiều con đường để đi tới Manager.
khách hàng. Website, fanpage hay
youtube? Đâu mới là sự lựa chọn 4. Content Director: Chuyên tạo
đúng đắn nhất hiện nay? Bản chất ra những nội dung hằng ngày trên
của vấn đề chính là khách hàng. các kênh truyền thông.
Khách hàng mục tiêu của mình ở đâu
thì đó chính là thị trường của mình. 5. KOL Manager: Chuyên quản lý
Nhu cầu của họ ở đâu thì mình đánh KOL

51
6. Media: Những người chịu trách con đường khác để học hỏi, lấy kinh
nhiệm làm kế hoạch để chạy quảng nghiệm.
cáo vào những thời điểm cụ thể, lên
kế hoạch nội dung và tập trung nhóm • Tiếng Anh: Tiếng Anh rất quan
đối tượng cụ thể (Họ đang ở đâu, trọng tuy nhiên với digital thì nó càng
bán kính bao nhiêu km?) quan trọng hơn. Không nói đâu xa,
không có tiếng Anh thì không thể
7. Production: Làm một website tiếp thu được nhiều kiến thức hơn,
thì phải có Production team là hiểu được sát nghĩa của các công cụ
Developer, Designer chuyên vẽ UX/ Digital mà dùng cho đúng được.
UI (trải nghiệm người dùng trên một
landing page, website) CHẤP NHẬN BƯỚC RA VÒNG AN TOÀN
“Các bạn còn đang yên vị trong một
8. QC: Người kiểm tra lại thành cái bong bóng do nhà trường, thầy
phẩm trước khi xuất hiện trên thị cô giáo vẽ ra. Hãy bản lĩnh bước ra
trường. khỏi cái bong bóng đó”.

HÀNH TRANG NÀO CHO NGƯỜI MỚI? Làm Digital thích lắm, có nhiều cơ hội
• Hiểu và cập nhật: Để bước đi công tác nè. Ví dụ như ở Hà Nội,
chân vào digital đầu tiên bạn cần ngồi bên Hồ Gươm nhâm nhi ly cafe
biết Digital Marketing là gì, nó bao trứng. Ai hỏi thì nói là đi Business Trip.
gồm những cái gì. Digital không phải Mà đời ai cho không cái gì. Trông thì
là online marketing, social marketing hào nhoáng vậy thôi nhưng thực ra
hay media. Phải hiểu thì mới biết xác là đang làm sấp mặt đó. Chưa nói
định thế mạnh của mình từ đó chọn newbie mới bước chân vào ngành,
một công việc phù hợp. một ngày đôi khi phải làm từ 10 - 16
tiếng.
• Ngoan cường: Mọi thứ đều có
cách giải quyết. Thay vì người giỏi Muốn làm digital thì phải chấp nhận
đi 1 bước là tới thì người dở đi vòng bước qua vòng an toàn của bản thân.
vòng kiểu gì cũng sẽ tới. Hơn nữa, Marketing truyền thống đã không
đi đường mà có vấp ngã thì cũng còn đúng để áp dụng vào ngành
phải tự đứng lên, cắn răng và đi tiếp. này nữa. Do đó mỗi ngày sẽ đều là
Người làm digital cũng phải ngoan những điều mới, điều lạ, vì vậy luôn
cường theo đuổi hết mình. luôn phải trong tâm thế sẵn sàng
thay đổi, cập nhật. Đặc biệt dám thử
• Tự học: Việc học ở đây không thách những điều mới.
phải là bó buộc trong sách vở mà là
chủ động, tự giác học về nhiều thứ. LÀM GÌ KHI CÒN LÀ SINH VIÊN?
Kiến thức ở các trang thông tin, sách Ông bà mình nói không ai sinh
vở không hề thiếu, quan trọng là ra đã làm quan. Phải từng trải
mình có chủ động hay không. Nếu qua nhiều vị trí, thì mới làm được lên
có người hướng dẫn, truyền đạt thì vị trí quản lý. Lý thuyết thôi chưa đủ
tốt, còn nếu không thì vẫn có những
52
đâu mà cần phải trải nghiệm nhiều vào. Sinh viên phải
năng động lên. Chủ động tham gia internship, tham
gia các buổi hội thảo của các anh chị.

Bất cứ nghề gì cũng mang lại kinh nghiệm


cho mình. Ví dụ dạy vi tính thì phải làm sao cho
bài giảng của mình phải đơn giản nhất. Máy tính thì
toàn tiếng Anh. Mình cũng được tiếp xúc với tiếng Anh
nhiều. Đi dạy thì phải nghĩ cách nói chuyện sao cho
thu hút, làm sao cho bài giảng bố trí đơn giản, làm sao
mình là người ấn tượng nhất.

Từ khi là sinh viên chúng ta cũng có thể


bắt đầu thu thập kinh nghiệm về digital
marketing. Có thể đi làm website cho khách hàng,
làm SEO. Hãy nghĩ làm sao để bán sản phẩm của công
ty? Thử chạy Facebook ads, Google ads… Chúng đều
mang lại những kinh nghiệm quý báu.

Tuy nhiên làm thì làm nhưng phải nhớ cân bằng giữa học
và làm. Xác định rõ mục tiêu của từng giai đoạn. Bất kể
ngành nghề nào, công việc nào cũng bổ trợ cho nhau.
Ông bà ta nói rồi “không bổ ngang thì cũng bổ dọc”.
Ngay cả những doanh nghiệp
Tổng hợp chia sẻ từ 3 anh chị chuyên gia:

Anh Văn Đức Sơn Hà -


CEO APPNET Digital Marketing

Chị Huỳnh Thị Xuân Phương -


Chief Commercial Officer Triip.me

Anh Hà Mạnh Tuấn -


CEO Krypto Big Cat Entertainment

53
NGHỀ ACCOUNT
SƯỚNG HAY KHỔ?
Người ta thường nói nghề Account
2. Accountable with internal: Đảm
là cái nghề mà “làm dâu trăm họ”.
bảo công việc trong nội bộ tiến hành
Mấy ai hiểu cái khó đó như thế nào.
trôi chảy: Làm việc với planner để cho
Điều đó một phần cũng vì người làm
ra proposal, concept, chiến lược cho
Account thường xuất hiện với những
đến designer để cho ra thiết kế, chỉnh
bộ cánh nghiêm chỉnh, chải chuốt và
sửa thiết kế. Tiếp theo, nhảy qua làm
khuôn miệng luôn nở nụ cười niềm nở.
với operation để triển khai thực hiện
Nhiều người còn nói làm Account là
dự án. Account là người cùng triển
làm kế toán (?!). Nào, hãy cùng khám
khai, follow công việc với các team,
phá nghề Account nhé!
là cầu nối giữa 2 nhóm: khách hàng
- nội bộ để công việc thông suốt và
LÀM ACCOUNT LÀ LÀM GÌ VẬY?
đáp ứng được kì vọng giữa hai bên.
Account có thể nói nôm na là người
có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận Chỉ có 2 mảng vậy thôi đó mà không hiểu
yêu cầu từ khách hàng (client) trong một sao Account không bao giờ hết bận?!
công ty quảng cáo (agency). Họ tìm
kiếm và giữ chân khách hàng ở lại với NẤC THANG NGHỀ NGHIỆP CỦA ACCOUNT
agency. Nói “trắng trợn” ra họ là người Nấc thang nghề nghiệp tham khảo
“lo toan” từ “A tới Z” tất tần tật mọi của người làm Account đó là:
chuyện liên quan đến khách hàng, tiền >Account Executive
bạc và “bầy” sáng tạo trong công ty. >> Account Manager
>>> Account Director
MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA DÂN ACCOUNT CÓ GÌ
HAY? • Junior Account Executive/
Trong một ngày thì Account sẽ phải Account Executive: Cấp bậc cơ
đối phó với hàng nghìn vấn đề “thiên bản nhất của người làm nghề, chủ
biến vạn hóa” từ 2 nhóm công việc yếu sẽ ra quyết định về chiến lược,
chính sau: trình bày, bán các sản phẩm và cuối
cùng là quản lý dự án. Theo dõi dự
1. Accountable with client: Biết nâng án mình làm và đảm bảo công việc
người khác lên để chơi chung và cùng luôn xuyên suốt, trôi chảy.
đội tạo ra những bàn thắng đẹp.

54
• Account Manager: Sau khoảng 4. Trách nhiệm, trách nhiệm và trách
thời gian 2 -3 năm (tùy vào năm lực) nhiệm: Một yêu cầu quen thuộc
thì Account Executive sẽ trở thành nhưng vô cùng quan trọng; nếu
không có trách nhiệm bạn sẽ không
Account Manager. Công việc vẫn bao giờ thành công.
giống như Account Executive nhưng
thời gian phân bổ công việc sẽ đều 5. Tính cầu toàn: Đừng hời hợt với bất
hơn, đây là khoảng thời gian mà cứ dự án nào, hãy quan niệm kết quả
Account Manager hoàn thiện kỹ cuối cùng phải luôn hoàn hảo nhất.
năng và kiến thức cần có để bao
Vì sao những tố chất này lại quan
quát tổng thể, chuẩn bị bước tiến lên
trọng đến thế? Bởi vì những khó
Account Director.
khăn trong nghề cũng xuất phát từ
• Account Director: Sau khoảng việc “không có” những tố chất này
thời gian từ 5 - 6 năm từ Account tạo ra. Một ngày Account phải làm
Manager, tùy theo năng lực mà sẽ việc với rất nhiều người, rất nhiều bộ
trở thành Account Director. Họ chủ phận, rất nhiều những con số. Do
yếu sẽ đưa ra chiến lược cho khách vậy những vấn đề phát sinh ở khắp
hàng và quản những cấp thấp hơn nơi, đủ thứ vấn đề mà nếu bạn không
như Account Executive, Account linh hoạt, không đam mê, không
Manager. Mọi sự cố xảy ra sẽ do teamwork, không trách nhiệm,...bạn
Account Director chịu trách nhiệm và sẽ không thể giải quyết chúng một
giải quyết toàn bộ. cách ổn thỏa nhất.

NHỮNG ĐIỀU LÀM ACCOUNT PHẢI NHỚ LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN TRẺ THÍCH LÀM
Chỉ 5 điều thôi, ít nhưng không dễ nhé: ACCOUNT
1. Teamwork tốt: Biết nâng người Nếu chưa có những tố chất kể trên thì
khác lên để chơi chung và cùng đội
các bạn trẻ cũng đừng lo nhé. Tất cả
tạo ra những bàn thắng đẹp. Bởi vì
thành công rực rỡ nhất chính là thành đều có thể luyện tập được nếu bạn
công mà cả team tạo ra. chịu rèn luyện theo thời gian. Khái
niệm hợp hay không hợp chỉ là cái
2. “Integrity”: Được hiểu theo hai cớ. Tất cả đều phụ thuộc vào quyết
nghĩa. Đầu tiên integrity có nghĩa là
liêm chính, rõ ràng vì phải làm việc định và sự “muốn” của mình mà thôi.
với con số, với deadline. Nghĩa còn Khi đã muốn ta sẽ luôn tìm được cách.
lại là “nói lời phải giữ lấy lời”. Đặc
biệt với khách hàng và với team Sự mong muốn nghề nghiệp được thể
hiện rõ ràng nhất trong những giây
3. Đam mê: điều này thì không riêng phút “đen tối” nhất. Ví dụ sáng ngủ
Account mà bất cứ công việc nào
dậy tuy rất muốn nằm “nướng” thêm
cũng cần.
nhưng bạn vẫn chọn dậy để đi làm.

55
Nghĩ đến việc sẽ được gặp vào deadline và tỷ tỷ vấn đề khác.
những tiền bối và học hỏi
những điều mới lạ sẽ khiến • Ngừng học: Nhiều bạn đi làm vài năm
cơn buồn ngủ qua nhanh. nghĩ là mình là đã có kiến thức, không
Sự “muốn” giúp ta vượt qua chịu dung nạp thêm và có xu hướng trì trệ
những khó khăn trong công trong việc tiếp thu sẽ khiến bạn bị thụt lùi.
việc, có thêm động lực để Phải không ngừng học hỏi nhé!
tiếp tục làm nghề, yêu nghề. • Dễ bị quá tải: Nếu bạn không phải
Lúc này, sự “muốn” đã trở
là một người quản lý thời gian tốt, bạn sẽ
thành đam mê!
dễ bị quá tải dẫn đến stress và không có
Đừng đặt ra giới hạn cho thời gian cho bản thân, gia đình. Vì vậy
chính mình. Hãy trau dồi và bạn phải vận dụng tốt những kỹ năng mềm
càng tìm hiểu để biết nhiều ví dụ như teamwork (không một mình cân
hơn về công việc mình đang team), phân bổ thời gian hợp lý, … Hãy
làm, phải thấu hiểu để còn luôn chú trọng đến chăm sóc sức khỏe và
“cãi” hoặc “chia sẻ deadline” dành thời gian cho gia đình mình.
với Creative hay Planner.
• Áp lực ùn ùn: Có thời điểm áp lực ùn
Cái “hổng” của người làm
Account là họ nghĩ họ không ùn kéo đến, dễ bị nản thì hay nhớ thần chú
cần giỏi về 1 chuyên môn nào “ngủ ngay đi và đừng chạy nữa” bởi lúc
hết. Điều này thật sự không đó cơ thể đang cầu cứu sự nghỉ ngơi, đầu
đúng. Phải học hết nhen! óc mình không minh mẫn nữa rồi. Nạp
đủ năng lượng, hiệu suất sẽ lên đến “cực
CÁI KHÓ CỦA NGHỀ ACCOUNT đại”, lúc đó muốn “làm dâu” nhà nào cũng
• Truyền đạt không được, muốn xoay thế nào cũng được, ta
đúng: Thú vị luôn đi kèm đều chấp hết!!! (Kaka)
thách thức. Nếu không
VẬY THÌ CÒN CHỜ GÌ NỮA? ĐỨNG DẬY VÀ ĐI KHÁM PHÁ
khéo sẽ dễ bị lọt vào cuộc
chơi về giao tiếp. Không NGHỀ ACCOUNT NGAY THÔI
Không bao giờ là quá muộn để hành động.
hiểu rõ thông điệp nhưng
Nếu yêu Account, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ và
bạn là người truyền đạt
theo đuổi nó. Phải “dắt túi” cho mình những
thông tin, biến A thành A’ kỹ năng cần thiết và thành thạo chúng. Có
sẽ rất “nguy hiểm” cho cả thất bại cũng không sao vì thất bại nhiều
team. cũng sẽ quen. Đừng gọi nó là thất bại! Hãy
gọi nó là bài học!
• Không liêm chính
trong công việc: Sẽ trở Anh Điền Huy Tuyên
nên lấp liếm và dễ “sa lầy” Head of Engagement Marketing Interdist

56
57
sự kiện bắt đầu như thế nào?
1 . QUYẾT ĐỊNH LĨNH VỰC MÀ BẠN MUỐN TRỞ THÀNH
Suy nghĩ về việc bạn có thế mạnh gì và muốn được
trở thành nhà tổ chức sự kiện trong lĩnh vực nào. Bạn
có thể là một tổ chức sự kiện chung chung (nhận hợp
đồng cho bất cứ loại sự kiện nào) hoặc là bạn sẽ trở
nên nổi bật với một thế mạnh riêng. Ví dụ như chuyên
tổ chức tiệc cưới, hội nghị của công ty, hội nghị thể
thao,...

Hãy tự đánh giá năng lực của bản thân để chọn được
vị trí và lĩnh vực sự kiện phù hợp với bạn. Hãy tự hỏi
mình những câu hỏi sau để xem bạn phù hợp với vai
trò nào:
• Bạn có phải là người sáng tạo?
• Bạn có khả năng tổ chức và định hướng tốt?
• Bạn có thích làm việc theo nhóm?
• Bạn có khả năng làm việc trong môi trường áp lực
về thời gian không?
• Bạn có khả năng xử lý phát sinh và sự cố không?
Đặc biệt là những thay đổi vào phút cuối và xử lý
nhạy bén những vấn đề phát sinh?
• Bạn có phải là một chuyên gia công nghệ? (Khả
năng sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt âm
thanh, Powerpoint…)
• Bạn có sự nhạy bén trong kinh doanh không? (Nó
bao gồm khả năng đàm phán, thuyết phục, tiếp nhận
thông tin và phản hồi khách hàng).

58
• Quan trọng nhất, bạn có kỹ năng thực hành khả năng tổ chức sự kiện của
làm việc với mọi tầng lớp trong xã hội mình bằng việc trở thành thành viên
không? Kỹ năng ứng xử rất quan trọng của các CLB, Đoàn, Hội, Đội nhóm của
trong nghề này. các bạn tại trường Đại học.

Nhắn nhủ nhỏ: Khả năng tổ chức Bạn sẽ phải làm rất nhiều việc để tổ
quan trọng hơn là khả năng sáng tạo chức được một sự kiện của CLB thành
bởi vì bạn có trách nhiệm vận hành công từ: lên ý tưởng, tìm tài trợ, truyền
trơn tru mọi hoạt động, trong khi thông, thực hiện sự kiện... Chính điều
đó bạn luôn có thể thuê người khác này làm các bạn sẽ trui rèn được khả
sáng tạo cho bạn. năng và các kỹ năng của mình.

Đây chính là kinh nghiệm hết sức quý


2. HÃY TRẢI NGHIỆM NHIỀU giá mà bạn có thể tự tin để nói chuyện
Hãy tham dự tất cả các sự kiện mà bạn và trình bày với nhà tuyển dụng.
có khả năng tham dự nếu có thể. Mỗi
sự kiện đều cho bạn những kiến thức và 4. NHÂN VIÊN & TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO CÁC
các trải nghiệm khác nhau ở góc nhìn SỰ KIỆN
của một người khán giả. Hãy tìm kiếm thông tin của các sự kiện
lớn, các nhà tổ chức sự kiện lớn để gửi
Nếu như có các cuộc hội thảo, hội nghị
thông tin của các bạn đến cho họ. Các
hoặc triển lãm của riêng ngành sự kiện,
nhà tổ chức luôn cần một số lượng lớn
hãy tới ngay lập tức, đó là nơi rất tốt để
nhân viên, tình nguyện viên tham gia
nói chuyện với chuyên gia về những ưu
vào các sự kiện được tổ chức để giúp
và khuyết điểm của ngành.
họ điều hành sự kiện.
3. THAM GIA CLB, ĐOÀN, HỘI, ĐỘI NHÓM Đừng ngại khó khăn, đừng sợ mệt
Chẳng có chỗ nào tốt hơn để các bạn nhọc, đừng đòi hỏi tiền lương vì bạn đã
đạt được thứ quý nhất là kiến thức, kinh
59
nghiệm và mối quan hệ thông qua mỗi Đừng đợi chờ đến thời gian thực tập
sự kiện đỉnh cao mà bạn được tham dự. cố định của trường rồi mới bắt đầu
đi thực tập. Bạn hoàn toàn có thể chủ
5. THAM GIA CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH động thời gian để thực tập ngay khi bắt
Mặc dù không nhất thiết phải qua đào đầu học năm 2 của đại học, và sau
tạo ở trường để trở thành một nhà tổ khi ra trường, bạn đã hơn những bạn
chức sự kiện, nhưng nó là điều kiện bè đồng trang lứa của mình ít nhất 2
thuận lợi nếu bạn có giấy chứng nhận năm làm việc trong môi trường chuyên
chuyên ngành. nghiệp.

Có một vài cách để có bằng đào tạo 7. TÌM CHO MÌNH MỘT MENTOR
chính quy nhưng trước hết cũng phải Người này có thể là người dạy bạn,
xác định loại bằng cấp mà bạn muốn khuyến khích và hướng dẫn bạn con
nhận được. Có nhiều cách sau cho bạn đường sự nghiệp trong tương lai. Hãy
tham khảo: tiếp cận với những người mà bạn biết,
người có thể sẵn sàng chia sẻ kinh
• Theo học nghề với doanh nghiệp nghiệm và sự hiểu biết của họ với bạn.
trong lĩnh vực này với vai trò nhân viên Có thể không nhất thiết phải là một
thực tập. ai đó am hiểu lĩnh vực của bạn. Điều
• Hoàn thành khóa học chính quy quan trọng chính là những gì bạn cần
thông qua một trường đào tạo có dạy từ mối quan hệ này.
về tổ chức sự kiện. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và chia
• Khóa học trực tuyến: Các khóa học sẻ từ những người có mục tiêu giống
trực tuyến cũng có khả năng cung cấp như bạn. Bắt đầu là một nhóm gặp mặt
cho các bạn một số kiến thức căn bản thường xuyên hoặc tổ chức một câu lạc
để bạn có nền tảng kiến thức nhất định bộ ở trong trường. Tham gia với những
để giúp ích cho công việc. người có cùng chí hướng để chia sẻ
thông tin, trách nhiệm và những thành
6. THỰC TẬP TẠI CÁC CÔNG TY NGAY KHI CÒN công.
ĐI HỌC Kết nối với các nhóm cựu sinh viên,
Có rất nhiều công ty sự kiện trên thị tham gia vào các sự kiện trực tuyến và
trường luôn mong muốn có một đội ngũ các cuộc gặp mặt của tổ chức chuyên
trẻ, năng động và sáng tạo để tham nghiệp là những nơi tuyệt vời để tìm
gia vào công ty của họ. Ở các công được một người cố vấn tiềm năng.
ty này, bạn sẽ được đào tạo, được làm
việc, và thậm chí có thể có một ít thu 8. ĐỪNG BỎ HỌC
nhập từ việc tham gia vào ngành mình Có nhiều bạn trẻ chưa được định hướng
yêu thích, tại sao không nhỉ? nghề nghiệp rõ ràng khi ngồi trên ghế

60
nhà trường, nên đã chọn những ngành mình không có đam mê và khả năng để
theo học. Sau một thời gian, theo tiếng gọi của con tim lại chuyển qua ngành event
và đam mê với nó. Sau đó, các bạn bỏ học để theo nghề…

Hãy cố gắng hoàn tất chương trình học của mình, dù là bạn đang học những
ngành khó khăn như kế toán hay nhân sự, vì Event là một nghề vô cùng đặc biệt.
Bạn học ngành nào cùng sẽ có những kiến thức hữu dụng cho nghề Event và tấm
bằng đại học sẽ như một minh chứng cho việc bạn đã có đầy đủ kiến thức cơ bản
để có thể trở thành một người đi làm chuyên nghiệp

9. TÌM KIẾM CÔNG VIỆC VÀ CÔNG TY PHÙ HỢP


Chuẩn bị CV & portfolio. Làm một bộ hồ sơ đầy đủ thông tin về bạn, có những ví
dụ cụ thể về công việc đã làm để chứng minh bạn là người có triển vọng. Mang
lại sự tín nhiệm ban đầu và nhấn mạnh bạn là một người có kiến thức và có kinh
nghiệm.

Viết thư tiếp cận công việc mỗi khi có tin tuyển dụng. Không có thứ gọi là “một cho
tất cả” đối với thư tiếp cận công việc. Tùy chỉnh nội dung để phù hợp với mỗi địa
chỉ cụ thể mà bạn nộp đơn và bằng cách nào đó để bạn có cơ hội được phỏng vấn.

Kết luận
Với các bạn trẻ, con đường sự nghiệp của mỗi người
không phải lúc nào cũng bằng phẳng như lúc các bạn
còn ngồi trên ghế nhà trường. Để trở thành một người
giỏi trong bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào, bạn phải
thật sự rất cố gắng, nắm bắt mọi cơ hội có được và có
được sự chuẩn bị tốt nhất cho con đường nghề nghiệp
của mình.

Bằng cách nâng cao chuyên môn, nhận thức và thái


độ đúng đắn với ngành, các nhà tổ chức sự kiện có
thể đoàn kết và cùng nhau phát triển ngành tổ chức sự
kiện tại Việt Nam. Một ngành nghề đầy đam mê và
sôi động.

Bill Nguyễn
Đạo diễn & Nhà tổ chức sự kiện
(Bài viết với sự tham khảo từ trang WikiHow và biên tập dựa trên
thực tế tại Việt Nam.)

61
PR - ĐẰNG SAU ÁNH HÀO QUANG
PR (Public Relation) những năm gần đây nổi lên như
một trong những ngành nghề “hot” vì cái mác hào
nhoáng, hay làm việc với người nổi tiếng, không
dính nhiều số liệu và cam kết doanh số như những
nghề khác trong ngành Marketing. Vậy đâu là chân
dung thực sự của người làm PR? Có thật sự nghề PR
hào nhoáng vậy không?

LÀM PR LÀ LÀM GÌ?

PR là quan hệ công chúng. Mục tiêu cuối cùng của


người làm PR là phải tạo ra cái nhìn, hình ảnh tốt
đẹp của nhiều nhóm mục tiêu về tổ chức, doanh
nghiệp của mình. Để làm được điều đó, người làm
PR phải liên tục sản xuất và phân phối thông tin qua
các kênh như báo chí, truyền thông như viết bài gửi
báo chí, quan hệ với chính quyền, nhà báo, tài trợ, SAU CƠ SỐ LẦN
tổ chức event, thực hiện các trách nhiệm với xã hội,
làm các chương trình cộng đồng…
“TRẦY GIA TRÓC
NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN “DẮT TÚI” CỦA
VẢY”, LĂN LỘN
NGƯỜI LÀM PR CẦN RÈN LUYỆN VỚI NGHỀ THÌ
Khả năng thuyết phục tốt BẠN MỚI CÓ THỂ
Làm PR là nhờ người khác nói tốt về mình nên người TÍCH LŨY ĐỦ
làm PR phải có khả năng thuyết phục người khác.
Họ không những phải biết cách kể chuyện tạo được
KINH NGHIỆM VÀ
sự đồng cảm từ cộng đồng mà còn phải thuyết phục ĐƯỜNG ĐƯỜNG
được báo chí truyền thông nói tốt về doanh nghiệp
của mình. Để làm được điều đó, người làm PR phải CHÍNH CHÍNH
giỏi nắm bắt tâm lý của người khác. DẤN THÂN VÀO
NGHỀ PR
62
Sự tinh tế Sự đa chiều

Khi muốn đưa câu chuyện của một Bản chất của PR là nhờ 1 bên thứ 3
thương hiệu đến với cộng đồng, người nói hộ mình, vì vậy mà bản thân người
làm PR cần phải thông qua các bên làm PR phải có cái nhìn đa chiều, tức
thứ 3 (như báo chí, các cộng đồng, là đứng ở góc độ từ cộng đồng hoặc
các tổ chức xã hội,...) để giúp lan những người có ảnh hưởng để hiểu
tỏa ý nghĩa của câu chuyện đến gần góc nhìn của họ. Tìm hiểu không chưa
với mọi người hơn. Vì vậy, ngoài khả đủ, phải có cơ sở, bằng chứng xác
năng thuyết phục tốt, họ còn phải thật thực, rồi mới có thể kết luận được.
sự tinh tế và khéo léo làm sao để bên
thứ 3 chịu lắng nghe mình, cảm được Khả năng giao tiếp
câu chuyện của mình đúng như ý mình Khả năng giao tiếp, khả năng ứng
muốn. Từ đó bên thứ 3 mới truyền tải xử, khả năng giải quyết vấn đề đều
trên truyền thông theo đúng thông là những kỹ năng cần phải rèn luyện.
điệp của thương hiệu. Công việc PR đòi hỏi bạn phải làm
Tính nhân văn việc với nhiều người khác nhau và dĩ
nhiên điều này sẽ luôn phát sinh nhiều
Người làm PR luôn phải nghĩ tới giá trị vấn đề. Vì vậy, bạn phải luôn trong
đóng góp cho con người. Cụ thể là họ tâm thế hướng đến phía trước để sẵn
đặt tính nhân văn ở trong tất cả các sàng giải quyết chúng.
dự án và thông điệp mà mình muốn
kể. Không như Sale và Marketing PHẨM CHẤT LÀ SẴN CÓ HAY
chỉ nhắm tới khách hàng mục tiêu, DO RÈN LUYỆN?
đối tượng của PR rộng hơn rất nhiều: Rèn luyện. Có những thứ mình không
khách hàng, xã hội, chính quyền, đối có nhưng rèn luyện dần sẽ có. Phẩm
tác, nhà đầu tư... Vì vậy họ cần biết chất là cái may mắn trời ban. Nếu
cách đưa những lớp người khác nhau, không có rèn luyện thì phẩm chất trời
ở những nền văn hóa và nền tảng ban cũng khó mà giữ được.
khác nhau kết nối lại với nhau. Nếu
người làm PR không có tính nhân văn
trong tính cách của họ và dự án mà họ
làm thì sẽ không bao giờ kết nối được PR KHÔNG HỀ “SANG CHẢNH”
mọi người hiệu quả cả. Mọi người thường nhìn PR với ánh
mắt “long lanh” hào nhoáng như
được gặp người nổi tiếng, sự kiện,
họp báo,...Tuy nhiên, điều đó chưa
hẳn đúng. Làm PR là phải tiếp xúc với
nhiều đối tượng khác nhau.
63
Có thể sáng bạn vào khách sạn năm LÀM PR - BẠN CÓ PHẢI LÀ
sao gặp người nổi tiếng, nhưng chiều NGƯỜI PHÙ HỢP?
lại lăn xả ngoài đường, đến những
khu ổ chuột để nghe tâm tư, tình Để có tình yêu và đam mê với một
cảm của người dân ở đó để làm nên ngành nghề là một lựa chọn của bạn,
chương trình hỗ trợ cộng đồng phù nhưng liệu có thể đi được lâu dài hay
hợp cho họ. không còn phụ thuộc vào việc bạn có
những tố chất phù hợp với ngành hay
Làm PR là phải tiếp xúc với rất nhiều không, mà PR cũng không phải là một
tầng lớp khác nhau, làm việc với báo ngoại lệ.
chí liên tục để cập nhật những tin tức
nóng hổi nhất. Họ phải luôn “chạy Nếu bạn là con người nhiệt huyết,
đua” với thời gian để viết bài đúng năng nổ trong các hoạt động đoàn
hạn và tập trung để tránh mọi sơ suất thể thì đích thị bạn đã có tiềm năng
xảy ra dù nhỏ nhất. Vì vậy, nghề PR cực lớn để trở thành một PR-er rồi đấy.
chẳng có gì “sang chảnh”. Thậm chí, Ngoài ra, niềm đam mê với viết, với
PR còn được xem là một nghề áp lực câu chữ và những tin tức cũng sẽ là
nhất thế giới khi phải tiếp nhận hàng một điểm cộng cực lớn cho bạn.
tá nguồn thông tin mỗi ngày và còn
phải tránh để không bị “sa ngã” vào
những nguồn tin không đúng sự thật
nữa.
ĐÂU LÀ “BÍ KÍP” ĐỂ BƯỚC
CHẶNG ĐƯỜNG ĐI LÊN CỦA CHÂN VÀO NGÀNH PR?
MỘT PR-ER
Các bạn sinh viên nên tập cho
Tùy vào những công ty khác nhau mà mình cái nhìn đa chiều, quan
chức vụ cũng như nhiệm vụ của người sát bất kể ở đâu (báo chí, mạng xã
làm PR sẽ khác. Tuy nhiên, trong một hội,...) để hiểu góc nhìn của người
công ty thường gồm có hai bộ phận khác và tăng vốn sống của mình.
chính: internal và external. Internal
sẽ là bộ phận hỗ trợ truyền thông Đọc sách cũng là một “bí
nội bộ cho công ty. External sẽ bao quyết” quan trọng để nắm bắt
gồm những bộ phận nhỏ khác như thông tin mới nhất, kịp thời nhất về
Government, Digital, Media Relation, những vấn đề xung quanh mình: từ
CSR và Event. kiến thức, chính trị, đến văn hóa, xã
hội...

64
Ngoài ra, việc lăn xả tham gia
các hoạt động thiện nguyện
cũng là một cơ hội tốt để cọ xát thực
tế và gầy dựng các mối quan hệ. Đây
cũng là cách giúp bạn học hỏi thêm
để có các góc nhìn mới, bớt việc tự
nhận định phán xét chủ quan và cuối
cùng là để xây lên những bậc thang
trải nghiệm để thành công trong nghề
PR.

Sau cơ số lần “trầy da tróc vẩy”, lăn


lộn với nghề thì bạn mới có thể tích
lũy đủ kinh nghiệm và đường đường,
chính chính dấn thân vào nghề PR.

Nguyễn Trịnh Thùy Trang

Head Of PR ANPR

PR còn được xem là một


nghề áp lực nhất thế giới
khi phải tiếp nhận hàng
tá nguồn thông tin mỗi
ngày và còn phải tránh
để không bị “sa ngã” vào
những nguồn tin không
đúng sự thật

65
LÀM MEDIA LÀ LÀM GÌ?”
Media là “làm truyền thông”, là chuyển tải thông
điệp quảng cáo đến người dùng. Người làm Media
thường sẽ giải bài toán: với từng đó ngân sách thì
sẽ đi kênh truyền thông nào, lý do đi kênh đó, KPI
sẽ như thế nào và có khả năng đạt được kết quả
gì cho hoạt động marketing tổng? Có 2 kiểu làm
media là tradition và modern (New):

- Traditional Media như báo chí, TV, quảng cáo


ngoài trời...

- New/ Modern Media như digital marketing


nói chung hay email marketing, mobile marketing
chẳng hạn.

Nhắc tới Media người ta thường chỉ nghĩ tới


“chạy ads” - người chạy quảng cáo nhưng
Media sẽ bao gồm các công việc sau:

1. Planning: Lập kế hoạch đi kênh nào, bao


nhiêu tiền, KPI ra sao đi kèm với đề xuất chương
trình truyền thông (media proposal).

2. Execution (thực thi): Với cả traditional media


lẫn new media thì giai đoạn thực thi bao gồm 3
phần booking, tracking (theo dõi) và optimisation
(tối ưu). Mảng digital sẽ phức tạp hơn ở phần
execution do có nhiều cái chi tiết bên trong, kể cả
việc phải tối ưu kết quả hằng ngày, hằng giờ.

CHUYỆN NGƯỜI LÀM

66
MEDIA
3. Media Finance/Buy: Đối soát LẦM TƯỞNG VỀ MEDIA
lại quá trình mua, kiểm tra lại xem Hiện tại có nhiều người lầm tưởng
các chiến dịch, tiền chi phí và kết cứ chạy được Facebook ads, Google
quả có đúng, khớp hay không và làm ads là làm được media. Thực tế như
thanh lý dự án. vậy chưa đủ là 1 người làm media
thực thụ. Người làm media luôn cần
Một công ty lớn về media thì ngoài
có 3 yếu tố: Biết vận hành các kênh
lên kế hoạch chạy media (planning),
truyền thông, có khả năng phân tích
thực thế thu mua (buying/execution)
data và lên kế hoạch planning. Mỗi
với đối tác truyền thông thì còn có
khả năng đều có thể ít nhiều khác
bộ phận làm việc với cả 3 bên, đó
nhau nhưng nếu bạn muốn đi theo
là trading. Trading là bộ phận nói
nghề media và phát triển thì bạn
chuyện với đội planning (lập kế hoạch
phải có ít nhất 3 điều đó.
quảng cáo), đội buying (mua quảng
cáo) và các vendors/publishers (đơn THÀNH TRANG CẦN TRANG BỊ ĐỂ LÀM MEDIA
vị cung cấp dịch vụ quảng cáo) để - Phải giỏi về những phần liên quan đến
xem tình hình thu mua như thế nào, số liệu và trình bày: Media dù làm ở vị
quý tới, năm tới kế hoạch mua ra sao trí nào đi nữa, từ cấp thấp đến quản lý
từ đó sẽ đàm phán để có mức mua (manager, director) thì đều liên quan
tốt nhất cũng như bên phía đơn vị đến số. Mỗi người làm media phải
cung cấp dịch vụ sẽ có được những biết trình bày những con số đó trên
lợi thế về mặt doanh thu hơn, ví dụ Excel, Powerpoint thật dễ hiểu. Thực
“năm nay tui mua của anh 10 đồng, tế 10 bạn sinh viên thì chỉ có 1,2 bạn
năm sau tui dự kiến mua của anh 50 có khả năng sắp xếp các nhóm số
đồng thì có anh khuyến mãi, ưu đãi liệu (data) đó hợp lí thành khối data
gì không?” bài bản để nói lên 1 vấn đề gì đó.

- Tiếng Anh phải tốt: Mình làm việc


với các đơn vị cung cấp dịch vụ media
quốc tế như Google, Facebook,
Yahoo... và các đối tác quốc tế khác
rất nhiều & thường xuyên nên công
việc cần tiếng Anh khá nhiều. Phải
đọc được những cái hướng dẫn tài
liệu để hiểu họ nói cái gì, họ viết mail
như vậy nghĩa là sao. Mình không
thể ngồi đợi người khác dịch rồi mới
bắt tay vào làm. Làm media liên quan
đến xu hướng nên nắm bắt chậm thì
sẽ bị bỏ lỡ.
67
LÀM GÌ KHI CÒN LÀ SINH VIÊN?
- Cần nhiều trải nghiệm: khi
đi làm thì mới bắt đầu tích lũy kinh
nghiệm do đó các nhà tuyển dụng
hay hỏi “bạn có kinh nghiệm gì
chưa?” thì thường các sinh viên bối
rối. Vấn đề là ở đâu cho bạn kinh
nghiệm khi bạn đang còn đi học.
Do đó sinh viên cần năng động, tìm
thêm cái gì đó để làm, làm ở đây
không phải vì tiền (thú thực là sinh
viên không biết gì thì làm sao họ trả
lương cao) do đó cần chú trọng vấn
đề trải nghiệm. Mình ví dụ, bạn nhận
một việc làm thêm là phụ quán, phụ
nhà hàng, đừng chỉ biết đi làm hết
giờ lại về. Khi đi làm mình quan sát,
- Có kế hoạch cho bản thân
làm cách nào để làm hiệu quả hơn,
mình: 3 - 5 năm tới muốn đạt được
ngăn nắp hơn thậm chí cuối ngày có
điều gì và mỗi năm, mỗi tháng như
thể ở lại giúp chủ tính bill, xem doanh
vậy cần phải làm gì. Lập plan mà sai
thu cuối ngày nhiều hay ít, lời hay lỗ.
thì điểm đến của bạn cũng sai. Nhiều
Đó là một cách để tạo ra trải nghiệm
người nghĩ họ đang đi Đà Lạt nhưng
cho bản thân, những vấn đề nhỏ đó
thực ra họ đang đi Vũng Tàu. Họ là
sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề
người não trái nhưng lại chọn công
lớn hơn khi đi làm.
việc thiên về não phải. Nếu như vậy
thì đến bao giờ họ mới thành công
được? Hãy xác định được mình là ai
và vạch ra lộ trình đúng đắn.

- Kiếm một người dẫn đường tốt


(mentor) để vạch ra lộ trình đúng,
1 là va chạm nhiều, sai nhiều lần,
từ đó rút kinh nghiệm hoặc khôn
ngoan, may mắn hơn là tìm cho mình
1 mentor. mentor họ có thể giúp mình
định hướng và kể cả lúc mình đang
loay hoay mất định hướng. Ai cũng
cần mentor, cá nhân mình hiện nay
cũng có mentor.
68
LỜI KHUYÊN KHI BƯỚC VÀO THẾ GIỚI CỦA MEDIA
”Sinh viên ra trường
Sở dĩ như vậy là bởi nhà tuyển dụng
không tìm được thứ mình cần ở ứng
thất nghiệp rất
viên. Trước khi mở cánh cửa của
media thì bạn nên trang bị đầy đủ nhiều, nhưng media
hành trang cần thiết để cánh cửa ấy
không đóng lại với bạn. vẫn thiếu người”
”Hãy chọn người sếp,
người dẫn đường tốt
để học hỏi chứ đừng Với người mới nên học từ dưới

chọn việc vì mức


lên, học hỏi kinh nghiệm trước, có
cái gốc thật cứng thì sẽ có lợi về

lương cao”
lâu về dài lúc đó việc đàm phán
lại lương bổng là điều dễ dàng.

Anh An Phạm -
Head of Media - Climax

69
UI/UX
TỰ HỌC HOẶC CHẤP NHẬN ĐÀO THẢI
SINH RA LÀ DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG
Vì sao UI/UX sinh ra là dành cho người dùng nhỉ?
Mình đi từ khái niệm trước hen! UI (User Interface)
là giao diện người dùng, cái mà người dùng nhìn thấy.
UX (User Experience) là trải nghiệm người dùng.
Người dùng là nhân tố rất quan trọng, mình thiết kế
mọi thứ chỉ để tối ưu cho người dùng. Nói nôm na là
mình luôn đặt người dùng ở giữa, khi mình muốn đề
xuất thêm một chức năng hay thay đổi cái gì đấy thì
câu hỏi đầu tiên là “Nếu tôi là người dùng, tôi
muốn gì?”

UI/UX XƯA VÀ NAY


Ngày xưa thật ra chưa có vị trí UI/UX đâu. Lúc đó, nếu
muốn tạo một cái website thì bạn thiết kế sẽ bảo: “Ok,
thiết kế web để em lo ^^”, thường thì người thiết kế sẽ
kiêm luôn phần viết HTML, vị trí này ngày xưa gọi là
web designer. Khi hoàn tất từ A đến Z hết rồi mới đến
tay người dùng cuối. Nhưng mà làm như vậy cũng khá
rủi ro, nếu lỡ sản phẩm mình làm ra mà không phù
hợp hoặc cần thay đổi nhiều thì sẽ mất rất nhiều công
sức và thời gian làm lại lần nữa.

Hiện nay đã khác trước rất nhiều. Thay vì đợi lập trình
xong mới lấy phản hồi từ người dùng thì UX sẽ nghiên
cứu và đề ra những thứ mà người dùng cuối muốn
ngày từ những ngày đầu tiên, sau đó UI bắt tay vào
thiết kế, chia một sản phẩm ra thành nhiều phần nhỏ,
phần nào xong rồi mình đưa ra cho người dùng thử
nghiệm, có vấn đề gì thì mình xử lý và thay đổi ngay,
vừa nhanh lại hiệu quả.
70
LÀM UI/UX NHIỀU TIỀN HEM ? hiểu được người dùng người ta muốn gì
Thu nhập của UI/UX chắc chắn cao và hiểu được cái ngành nghề của khách
hơn của design. Bởi vì UI/UX đòi hỏi hàng. Người làm UI/UX nghiêng về
phải có nhiều kỹ năng mềm hơn. Tiếng giao tiếp và thảo luận nhiều hơn. Làm
anh phải tốt, khả năng research phải ổn nghề cảm giác đi họp như “đi chợ” ấy:
để tìm ra những giải pháp thiết kế phù sáng họp trưa họp tối họp. Mỗi thành
hợp với nhu cầu của đối tượng người viên trong nhóm luôn phải biết chuyện
dùng? gì đang xảy ra. Mặc dù mình làm UI/
UX nhưng cũng phải đi hóng nữa nha!
Graphic Design ít được tiếp xúc với (Hóng xem khách hàng, đồng nghiệp
người dùng nên chỉ thiết kế theo ý muốn hay công nghệ có thay đổi gì không
khách hàng thôi, bản chất của graphic để kịp ứng biến chứ). Thú vị lắm! UI/
design là thiết kế dùng một lần, còn UX còn thường kiêm luôn cả Graphic,
UI/UX là thiết kế hệ thống để dùng Banner, Logo, vâng vâng và mây mây ^^
thường xuyên, liên tục. Khách hàng
khác người, dùng khác nha! Ở Trong UI/UX, mọi thứ phải luôn logic
trong agency khách hàng là người thuê và phải đáp ứng cho người dùng nên
mình (client) còn user là người dùng cuối không thể dùng từ ngẫu hứng. Mình
tức là người sẽ sử dụng sản phẩm của không nhiều sáng tạo như
mình. Chính vì design không tiếp xúc Creative nhưng lại chăm chỉ
với người dùng cuối cho nên bị client nghiên cứu như một Research.
hành đổi brief hoài. Huhu.
NÀO MÌNH CÙNG “BƠI” TRONG TIẾNG ANH
Nghĩ vào cốt lõi, client đổi brief bởi vì Tiếng anh là thứ bắt buộc nhé vì UX/UI
cuối cùng việc khách hàng muốn là có là một ngành rất mới, đa số tài liệu liên
một thiết kế giúp việc kinh doanh của quan chỉ toàn tiếng anh. Thậm chí, dù có
họ được cải thiện. Khi UI/UX làm việc học trên trường thì từ khóa tìm kiếm vẫn
với cả user và client, đưa ra một giải là tiếng anh. Muốn dấn thân vào ngành,
pháp đáp ứng những mong muốn của trước tiên phải giỏi tiếng anh đi đã ^^.
user và phù hợp mục tiêu của client
thì chắc chắn việc sản phẩm sẽ thành ĐÂU AI TRẢ TIỀN CHO ĐAM MÊ
công. Chính vì lý do đó client sẽ không Muốn dấn thân vào UI/UX mình phải tự
can thiệp nhiều. Người làm UI/UX phải tìm hiểu, tự học. Đầu tiên mình phải đủ
làm nhiều hơn: Tự tìm hiểu về user, đưa kiên nhẫn lọc ra những gì mình cần biết.
ra giải pháp, thường xuyên cập nhật Đa số những bạn Design hiện giờ là tự
xu hướng. Khi làm việc nhiều hơn thì tất học. Những người có năng khiếu họ sẽ
nhiên “tiền” sẽ nhiều hơn rồi? Nhỉ :) tập nhanh hơn, họ mang chất riêng của
chính họ. Những người hạn chế thì phải
UI/UX ĐÂU CHỈ DỪNG LẠI Ở NGHỆ THUẬT nỗ lực nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn
Cái khó khăn duy nhất đối với UI/UX là rồi từ từ cũng giỏi.

71
Một lưu ý nho nhỏ (nhưng không phải ai cũng làm
được đâu) đó là tính kỷ luật cá nhân. Mình phải đảm
bảo rằng mỗi ngày phải bỏ ra bao nhiêu thời gian để
“tắm” trong biển kiến thức và phải kiên nhẫn với quyết
định của mình.

Đam mê sẽ giúp các bạn bắt đầu nhanh hơn nhưng


kỷ luật cá nhân mới là cái giúp bạn thành công về
lâu dài.

UI/UX ĐI ĐÔI VỚI LOGIC


Trong UI/UX không có một sản phẩm nào được xem
là thành phẩm cuối cùng cả. Việc quản lý các design
của mình cho logic rất quan trọng vì sau này còn bảo
trì cho khách hàng nữa.

Lúc “chân ướt chân ráo” bước vào nghề sẽ được tiếp
cận ngay khái niệm Design System. Không phải thiết
kế là mình thấy ngẫu hứng rồi mình làm đâu nha, cả
một hệ thống đấy, không đùa được đâu ^^

ĐI TÌM SỰ THẬT ĐẰNG SAU NẤC THANG NGHỀ NGHIỆP


Thực ra cũng chưa có sự quy định rõ ràng về việc đánh
giá năng lực theo hệ thống cấp bậc Junior - Mid-level -
Senior - Lead. Theo anh Tony Huỳnh, anh sẽ đánh giá
theo khả năng giải quyết vấn đề bởi vì trong ngành
design lúc nào cũng có vấn đề để giải quyết.

Những người không có hướng giải quyết tốt nhất,


thường xin ý kiến từ những người khác và nhận được
sự hướng dẫn, đó gọi là Junior.

Càng lên cao, khả năng giải quyết vấn đề của mình
tăng dần đều theo cấp số nhân chứ không thể đứng
yên mãi một chỗ. Những người biết cách giải quyết
vấn đề tốt nhất xứng đáng ở vị trí Mid Level. Còn “anh
đại” Senior là người có cái nhìn đa chiều nhất, ảnh
phải tính toán hết mọi vấn đề trước hết rồi mới bắt đầu
Design. Senior nào có thể làm việc chung, chia sẻ kiến
thức và hướng dẫn các designer khác thì sẽ rất nhanh
trở thành Lead thôi.

72
ĐƯỜNG VẼ RỒI, CHẠY NGAY ĐI!
Có rất nhiều cách tiếp cận UI/
UX, quan trọng là bản lĩnh thôi!
Mình có thể đăng ký một khóa học
ngắn về thiết kế rồi cộng thêm kiến thức
công nghệ, UI/UX ngày đêm tích lũy,
“vác thân” lên một công ty lớn xin thực
tập. Vào rồi thì mình tiếp tục miệt mài
kinh sử, học và tích lũy một năm kinh
nghiệm. Một năm kinh nghiệm sẽ giúp
cho mình dễ tiếp cận với những vị trí
khác sau này.

Việc làm cho UI/UX nhiều lắm lắm


nhưng số người đáp ứng được cũng
rất là hạn chế. Anh Tony phỏng vấn rất
nhiều người nhưng hơi tiếc tí là đam mê
của họ chưa đủ. Ngành này đòi hỏi tính
RÈN LUYỆN MỘT TÌNH YÊU NỒNG CHÁY VỚI tự học. Những người chỉ cần nghỉ
CÔNG NGHỆ một năm không học thôi đã trở
Để mở cánh cửa vào ngành, đầu tiên thành kẻ lạc hậu.
mình phải là dân đam mê công nghệ
đã :D UI/UX đa phần đều được áp Nói nhỏ nghe nè, nhớ chuẩn bị tinh thần
dụng trên những sản phẩm công nghệ, khi đọc dòng chữ sau “Vị trí Fresher
thiết kế trên ứng dụng điện thoại, trên trong Agency cạnh tranh rất
web. Nếu mà mình không rành và đam cao”. Vì thế, nếu mình không tự học,
mê công nghệ thì mình chỉ dậm chân tại không có gì nổi bật so với các bạn còn
chỗ mãi thôi. lại thì cơ hội rất “mỏng” luôn đấy. Các
bạn trẻ cố gắng tự học và rèn luyện
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu nè, Apple cứ nhé!
hai năm họ ra một phiên bản mới, mỗi
lần họ ra thì họ lại thay đổi hệ thống Anh Tony Huỳnh -
design. Nên công nghệ là bắt buộc. À Product Designer at Interactive Labs Inc
còn Code nữa, trong ngành này, người
nào biết nhiều về code là một lợi thế vì
họ thường là dân đam mê công nghệ
“thứ thiệt” (cười lớn). Mách nhỏ nè,
người có nền tảng về công nghệ máy
tính, lập trình thường sẽ là tấm gương
ưu tú trong ngành này đấy ;)
73
CÓ MỘT PRODUCER
CHỊU KHÓ NHƯ THẾ!
MỔ XẺ PRODUCTION

Từ Production dịch ra là “sản xuất”. Trong


ngành truyền thông họ là những đơn vị phụ trách
việc biến ý tưởng, kế hoạch quảng cáo một nhãn
hàng thành hình ảnh trực quan, cùng sự hợp tác
chặt chẽ với các creative agency.

Video production là công ty sản xuất những dự


án video dựa trên kịch bản với nội dung từ một đơn
vị Agency marketing. Có thể chia làm hai mảng
chính. Là live action và animation, tức là phim ảnh
do người thật đóng và hoạt hình.

Trong công ty chuyên về video production thường


có nhiều vị trí công việc hơn là nấc thang nghề
nghiệp. Để tạo ra 1 tác phẩm sáng tạo cần sự phối
hợp của rất nhiều “anh em”.

• Producer team: Những “nhà sản xuất” với


các cấp bậc từ thấp đến cao Account Executive,
Assistant, Producer, Executive, Producer.

• Line Producer: Là những người tổ chức sản


xuất thực hiện việc liên lạc, giao tiếp cũng như
điều phối mọi thứ trơn tru trên trường quay.

• Production Manager: Là người chịu trách


nhiệm quản lý về chi phí sản xuất video cũng
như kế hoạch sản xuất.
74
• Còn có nhiều đơn vị khác • Năng động thì làm ngành
như: Trang Điểm, Phục Trang, nào cũng cần không chỉ riêng
Quản Lý Diễn Viên, Quản Lý production. Bạn nào năng
Hiện Trường, Quản Lý Bối Cảnh, động biết chủ động thì rất
m Thanh, Ánh Sáng, Quay Phim. có tương lai trong ngành
Có rất là nhiều vị trí trong một này. Khi khách hàng đưa ra một
buổi ghi hình, cùng nhau hỗ trợ vấn đề thì producer phải hiểu
để làm ra một video hoàn chỉnh. được họ muốn gì và cần gì ? Chủ
Trong đó Producer sẽ là core động quan sát mọi thứ và tìm
team quản lý mọi mặt. hướng giải quyết vấn đề. Nhưng
để làm được việc này thì mình
TỐ CHẤT MỘT PRODUCER CẦN CÓ phải năng động và chịu khó.
• Chịu khó là đức tính quan Vậy mới có thể sống sót chừng
trọng nhất. Làm Producer đó năm với khách hàng được
nhiều khi không biết nghỉ ngơi • Phán đoán, producer giỏi là
là gì, không có quan niệm thời người có thể đoán được nhiều
gian chỉ có project hay không thứ trong tương lai. Phải có khả
mà thôi. Thật ra thì công việc năng dự đoán được tình huống.
của producer không có nhiều Những thứ props and cons có thể
như agency hay client. Nhưng phát sinh : nếu mình làm dự án
mà khi mà có Projects thì các này thì mình cần chuẩn bị gì để
bạn phải làm đến 2, 3 giờ sáng giảm thiểu rủi ro và làm đẹp nhất
hoặc là làm cả ngày cuối tuần. cho tương lai
Rồi điện thoại luôn luôn là phải
có bên người để nhận tin nhắn • Không cần năng khiếu về mĩ
hoặc là để nhận mail bất kể là thuật chỉ cần bạn đam mê hình
sáng, trưa, chiều, tối, nửa đêm ảnh đam mê nghệ thuật, đam mê
hay rạng sáng, bất kể giờ nào. cái đẹp hoặc thích nghe một cái
bài nhạc hay là đủ rồi. Nói vậy
• Đam mê thì mới làm lâu để biết làm production không cần
được. Vì đam mê thì mới làm quá nhiều tài năng, tuy nhiên để
sản phẩm mới đẹp. Lúc mà trở thành một producer giỏi
nhìn sản phẩm của mình trên và khác biệt so với những
billboard hay ở những trung tâm producer khác thì cần phải
thương mại rồi đến TV cảm giác có tính nghệ thuật.
tự hào lắm; mang đi khoe với
mọi người… Phải có cảm giác
“tuyệt” như vậy mới có động lực
theo đuổi, lăn lộn tiếp.

75
Nghiên cứu thị trường
- không chỉ đơn thuần làm việc với số -

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG LÀ LÀM GÌ?


Nghiên cứu thị trường là một quá trình dài của việc
thu thập, phân tích và diễn giải các thông tin về
một thị trường, sản phẩm, dịch vụ nào đó đã có
mặt trên thị trường. Việc nghiên cứu giống như cỗ
máy thời gian giúp ta trở về quá khứ, quay ngược
về hiện tại và xuyên đến tương lai để phân tích một
ngành hàng hoặc một dịch vụ nào đó, tìm hiểu mọi
ngóc ngách như cá tính, nhân khẩu học, thời điểm,
địa điểm… của nhóm người được khảo sát. Nó có
thể nhìn rõ bức tranh tổng thể của một ngành hàng
cũng như nhìn vào sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
nhất định trên thị trường.)

NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ NGHỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


Mấy bạn sinh viên thường mắc phải sai lầm “to
tướng” khi nghĩ rằng nghiên cứu thị trường giúp
tăng được doanh thu và lợi nhuận do giảm chi phí
vận hành. Thực sự thì không phải như vậy đâu!!!
Đó là kết quả chung của cả một chuỗi hoạt động
Marketing mà nghiên cứu thị trường là một mắt
xích trong đó.

Khi nói về vai trò của nghiên cứu thị trường nên
đề cập đến hai việc: Thứ nhất là giảm thiểu rủi ro
của việc vận hành. Thứ hai là giúp mình đo lường
được hoạt động của mình đang nằm ở mức độ
nào, phát triển, tăng trưởng ra sao so với toàn bộ
ngành hàng còn lại trên thị trường.
76
qUY TRÌNH CƠ BẢN NHẤT KHI NGHIÊN CỨU Assistant cho đến vị trí Research
THỊ TRƯỜNG Associate Director với những số năm
#1 Xác định vấn đề: Xác định rõ kinh nghiệm tương ứng.
mình đang gặp vấn đề gì với công ty và - Công việc của Research Assistant là
nhãn hàng của mình. Lần theo điểm mấu theo dõi, báo cáo và thực thi là chủ yếu.
chốt, mình vẽ nên “khung tranh” cho Mất khoảng 1 - 2 năm để bước lên vị trí
nghiên cứu thị trường. Từ đó, người làm Research Executive/Senior Executive.
nghiên cứu sẽ nhận thức được mình sẽ
làm gì, làm ở đâu và cho đối tượng nào. - Sau đó là Research Manager/ Senior
Manager, ngoài theo dõi, báo cáo,
#2 Lựa chọn phương pháp: “Vắt triển khai còn phải lập kế hoạch quản
óc” suy nghĩ xem nên chọn phương lý tổng thể.
pháp nghiên cứu nào: định tính hay
định lượng, nghiên cứu người tiêu dùng - Đỉnh nấc thang là “chạm” được tới vị
hay sản phẩm. trí Research Associate Director/ Director.

#3: Chọn mẫu nghiên cứu: Chọn - Sau 10 năm chinh chiến, khi đã “đủ
mẫu đại diện phù hợp cho cái nghiên lông đủ cánh” rồi bạn hoàn toàn có
cứu của mình để giúp mình đạt được thể tự sáng lập và điều hành một công
kết quả. ty nghiên cứu thị trường.

#4 Thu thập dữ liệu: Dựa trên mẫu AI NÓI RESEARCH CHỈ LÀM VIỆC VỚI SỐ?
đó, mình tiến hành thu thập dữ liệu qua Nhiều người lầm tưởng rằng nghiên
nhiều hình thức khác nhau. cứu thị trường chỉ toàn những con số.
Không như bạn nghĩ đâu! Ngoài đắm
#5 Phân tích: Thu thập rồi thì đặt tất
chìm với số, bạn còn có cơ hội đi lạc
cả số liệu lên bàn cân ngồi phân tích.
vào chuỗi câu chuyện của rất nhiều
#6 Báo cáo: Sau khi đã xong tất tần người từ thành thị đến nông thôn, từ
tật, mình bắt đầu viết báo cáo và thuyết Bắc đến Nam, cả nam lẫn nữ, từ già
trình cho các đối tượng liên quan đến tới trẻ. Nghề này còn giúp bạn lĩnh
phần nghiên cứu. hội nhiều kiến thức mới như văn hóa
vùng miền, văn hóa giới tính. Từ từ
#7 Đánh giá: Cuối cùng để hoàn thiện góc nhìn của bạn trở nên đa chiều và
bức tranh, mình phải theo dõi thường đa dạng hơn hẳn.
xuyên và không ngừng đánh giá.

CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP CỦA NGHỀ NGHIÊN CỨU


THỊ TRƯỜNG
Có 9 cấp bậc trong con đường
thăng tiến, bắt đầu từ vị trí Research
77
ÁP LỰC LUÔN HIỆN HỮU
Mọi thứ nghe có vẻ thú vị nhưng
không lung linh như bạn trẻ hay nghĩ.
BỘ 3 THÁI ĐỘ KHI ĐẾN VỚI NGHỀ:
Ví dụ, với một dự án từ 20-30 ngàn đô,
• Điềm tĩnh: Bạn phải tiếp cận với
bạn phải làm việc rất cật lực. Bạn có
rất nhiều khách hàng, với những
“rất nhiều” khách hàng với “rất nhiều”
công việc khác nhau nên đôi khi sẽ
yêu cầu khác nhau trải dài trên khắp
có nhiều tình huống khó xử. Lúc này,
các lĩnh vực. Áp lực luôn hiện hữu
điềm tĩnh là ưu thế để trở thành một
vì bạn phải đảm bảo chính xác tất
người chuyên nghiệp.
cả các công đoạn. Có một nỗi buồn
nho nhỏ là nghiên cứu thị trường chỉ • Cam kết tốt: Bạn làm với số, với sự
là một mảnh ghép trong tất cả các chính xác để giúp khách hàng ra
chuỗi hoạt động Marketing. Đôi khi quyết định nên phải cam kết tốt và lấy
bạn còn phải làm trọng tài “bất đắc chữ tín làm trọng.
dĩ” trong những cuộc tranh luận giữa
Sales và Marketing. Để chứng minh • Tò mò: Nếu không tò mò sẽ bạn sẽ
được bên nào đúng, nên chú trọng không thể tiếp cận cũng như phân tích
vào Sales hay Marketing thì bạn phải dữ liệu mình đang có trong tay.
đưa ra số liệu và dẫn chứng cụ thể.
BỘ 4 KỸ NĂNG ĐẾN VỚI NGHỀ
BỘ 2 TỐ CHẤT CẦN CÓ: • Giao tiếp xuất sắc: Bạn thường xuyên
• Thấu hiểu con người: Trời sinh ra thuyết trình về những kết quả mình
“Research - Insight” đã là một cặp. đưa ra. Đôi khi kết quả đó không như
Research mà không ra insight thì mong muốn của khách hàng, mình
không thể gọi là research. Insight mà phải lập tức rút bí kíp ra trình bày.
không đi từ research thì cũng không Khả năng thuyết phục sẽ giúp khách
phải là insight. Muốn có insight thì hàng tin tưởng và vận dụng tốt.
mình cần có sự thấu hiểu và nhạy bén.
• Suy nghĩ nhanh: Với nghiên cứu thị
• Thông minh: Hiểu những gì đang trường, bạn cần phải suy nghĩ nhanh
xảy ra, biết được mình nên hành động để biết rằng con số đó tác động như
gì để nghiên cứu thị trường đúng như thế nào đến công ty.
kỳ vọng của tất cả các đối tượng liên
• Khả năng phân tích: Rèn giũa kỹ
quan.
năng này để “vạch trần” bí ẩn đằng
sau những con số.

• Khả năng hệ thống: Nhằm liên kết


logic những câu chuyện đằng sau
những bản báo cáo.

78
THỬ “TẮM” MÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG MỚI
Bạn thử “tắm” mình trong một môi trường
nào đó. Ví dụ, hãy xung phong xin thầy
làm bài tập về đề tài nghiên cứu thị trường,
thử đánh giá, phân tích, thu thập dữ liệu,...
ngay cả khi chưa biết gì. Vài ba năm sau sẽ
thấy nó rất hữu ích. Hãy luôn “bận rộn” với
chính bản thân, không ngừng học hỏi.

Bên cạnh nhiều cơ hội là những thách thức


lớn trong nghề. Hãy chuẩn bị tâm lý với
cái đầu “lạnh” để đối đầu với những áp
lực: áp lực từ việc phải làm việc với nhiều
khách hàng trong nhiều lĩnh vực và các dự
án khác nhau, áp lực phải luôn làm chính
xác mọi hoạt động, mọi phân tích cũng như
chạy bảng dữ liệu.

Xong rồi! Nếu gan, tim, óc đã sẵn sàng thì


hãy cứ vác CV của bạn tiến thẳng đến các
công ty về nghiên cứu thị trường nhé. Mảnh
đất này đang chờ bạn đến để “cống hiến”.

Anh Trần Hùng Thiện -


General Manager Công ty
Nghiên cứu thị trường GCOMM - True Insight

HÃY luôn “bận rộn”


với chính bản thân,
không ngừng học hỏi

79
CLIENT SIDE
VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Client Side thường là từ để chỉ những người làm - Marketing và nhà máy
Marketing ở những công ty, tập đoàn sở hữu sản sản xuất: Marketing
phẩm, dịch vụ. Thật ra “client” là tên gọi mà những sẽ tương tác với nhà
công ty dịch vụ quảng cáo, truyền thông gọi những máy sản xuất giai đoạn
công ty, tập đoàn này. Gọi riết rồi thành thuật ngữ duyệt hình ảnh đảm
“client side” và “agency side” luôn. bảo như đã yêu cầu.
Giai đoạn này chỉ áp
Những người làm ở bên client hay còn gọi là những dụng cho các công ty
Marketer, Marketing team, Brand team, Trade team, thương mại, sản xuất
Product team,… sản phẩm (Coca - Cola,
Unilever…). Nhà máy
MARKETING TEAM VÀ NHỮNG NGƯỜI ANH EM sản xuất phải đảm bảo
Marketing liên đới phần lớn với các bộ phận
đúng tiến độ, chất lượng
như: Sale, Trade marketing, IT, Nhà máy sản xuất,
hình ảnh, chất lượng
R&D (Research and Development) trong 1 công ty.
sản phẩm đúng với yêu
Những bộ phận này sẽ phối hợp với nhau để hoàn
cầu đã đưa ra trước đó.
thành những mục tiêu mà công ty đã đặt ra:
Bộ phận QA sẽ chịu
- Marketing và R&D: Bộ phận R&D sẽ nghiên cứu trách nhiệm chính kiểm
tạo ra sản phẩm mới dựa trên nhu cầu thị trường, tra những quá trình này.
hay đề xuất từ phía Marketing, sau đó ngồi lại với
- Marketing & IT: Bộ
bên Marketing để quyết định cho ra mắt dòng sản
phận IT sẽ giúp cho
phẩm gì, tính năng, bao bì cụ thể ra sao.
team Marketing quản lý
- Marketing & Trade: Trade team sẽ đề ra những chương hệ thống vận hành, CSR
trình khuyến mãi giúp bộ phận sale có cơ hội tiếp cận (hệ thống quản lý dữ liệu
khách hàng một cách dễ dàng hơn.. Marketing và khách hàng), website,
Trade sẽ cùng phối hợp với nhau support cho bộ phận apps, phần mềm quản
sale để làm sao tăng doanh số cho công ty. lý liên quan khác. Có IT
thì Marketing sẽ có bệ
- Marketing & Sale: Sale là bộ phận trực tiếp tạo ra đỡ về kỹ thuật vì đây
doanh thu cho công ty, bộ phận sale sẽ quản lý kênh thường không phải là
phân phối, trực tiếp tương tác với các kênh bán hàng. thế mạnh của Marketing.

80
LÀM MARKETING CHO BRAND LÀ LÀM GÌ? các PGs, PBs, làm kịch bản chương
Tùy vào cơ cấu của mỗi công ty mà sẽ trình, xem các thiết kế của design, làm
có cách phân bổ cấu trúc khác nhau, với agency. Công việc làm thường
phòng Marketing sẽ chia làm nhiều bộ xuyên nhất là làm trực tiếp với Agency.
phận nhỏ khác nhau trong đó brand Bên cạnh đó là giải quyết nhiều chứng
team được hiểu như là “core team”. từ bao gồm hợp đồng, đề xuất, thanh
Brand nghiêng về lập kế hoạch và xây toán,.. mà gọi chung là “Paper word”.
dựng và triển khai chiến lược truyền
Tùy theo cấu trúc hay quy mô của mỗi
thông cho nhãn hàng. Hình thức thực
công ty và quy trình thực hiện có phức
hiện: các bộ phận internal tự thực hiện
tạp nhiêu khê hay không. Và là tân
(team PR, team digital, team design,..)
binh, bạn đừng bao giờ ngại ngần
hoặc outsource ra cho các agency thực
với bất kỳ công việc gì. Không phải
hiện các công việc liên quan theo đơn
ai cũng may mắn khi vừa vào nghề sẽ
đặt hàng “brief” của client.
được đụng tay, đụng chân vào chuyên
Brand team phải quản lý toàn bộ mọi môn marketing ngay.
hoạt động liên quan đến nhãn hàng
gồm bộ phận diện thương hiệu, đảm NẤC THANG NGHỀ NGHIỆP THAM KHẢO
bảo tính thống nhất của thương hiệu > Marketing Executive
trên tất cả các kênh, giải quyết được >> Assistant Brand Manager
mục tiêu mà mình mong muốn và đảm >>> Brand Manager
bảo thực hiện các hoạt động để đưa
>>>> Group Brand Manager
thương hiệu mình đến nhiều người,
làm họ yêu và thương rồi mua hàng, >>>>> Marketing Manager
và xa hơn nữa là biến khách hàng của
Vị trí đầu tiên bắt đầu từ Marketing
mình trở thành khách hàng trung thành.
Executive và cao nhất là Marketing
Manager (Marketing Director). Ngoài
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO 1 “TÂN BINH”
ra, ở một số công ty có thể thay
Khi mới bắt đầu vào làm Client, nếu
Marketing Executive là Marketing Staff.
không vững tinh thần thì sẽ bị choáng
Ở đoạn Brand Manager, một số công ty
bởi những từ ngữ chuyên ngành và
có thể phân cấp nhỏ như Senior Brand
quy trình chi tiết đến nghẹt thở. Chủ
Manager. Việc phân chia này tùy thuộc
yếu công việc giai đoạn này là thực
vào quy mô và yêu cầu công việc của
thi những nhóm công việc nhỏ rất cụ
mỗi công ty. Việc đi nhanh hay chậm ở
thể như: chạy 1 event, brainstorm về ý
từng vị trí tùy thuộc vào năng lực và cả
tưởng, triển khai đặt booth ở đâu, thuê
cơ hội nghề nghiệp mà bạn nắm bắt.

81
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾN LÊN mà không có vũ khí. Bước này sẽ giúp bạn không chỉ
VỚI CON ĐƯỜNG MÌNH ĐÃ làm tốt công việc của mình mà còn hoàn thiện hơn
bản thân và những kỹ năng của bạn.
CHỌN
Người ta thường nói • Không ngại khó khăn, thử thách. Phần không thể
không có mục tiêu nào thiếu trong bất kì con đường nào. Cũng như chơi
là dễ dàng đạt được. game vậy thôi, để tích lũy thêm nhiều điểm kinh
Nhất là khi Marketing nghiệm thì phải chinh chiến hết nhiệm vụ này đến
không bao giờ đứng nhiệm vụ khác. Chơi game để giải trí đã như vậy rồi
yên một chỗ mà xoay thì công việc còn phức tạp và nhiều khó khăn hơn.
chuyển khôn lường. Người chiến thắng cuối cùng sẽ là người vượt qua
Người làm Marketing sẽ hết những thử thách đó.
luôn đổi mới, sáng tạo,
nắm bắt nhanh những • Chịu lắng nghe, học hỏi mọi người xung quanh.
điều mới mẻ. Cũng như Không phải tự nhiên mà nhân dân ta từ thời xa xưa
để chiến thắng một trận đã đúc kết ra: “Gần đèn thì rạng”; “Muốn biết phải
đánh cần phải có chiến hỏi”. Không ai tự đem kiến thức đến cho ta xem, ta
lược tốt, để đứng vững đều phải tự tìm hết tất cả. Mọi người xung quanh
trong nghề cũng sẽ cần chính là những “google sống” điển hình nhất, vì họ
những cái “tip” như thế. không chỉ có lí thuyết mà còn là bề dày kinh nghiệm
đúc kết qua từng năm nghề nghiệp. Mình không thể
• Xác định mục tiêu cụ tự trải nghiệm hết tất cả, tại sao không chọn cách dễ
thể. Không thể ra quân dàng hơn là nghe từ những người đã có trải nghiệm?
khi mà chưa biết mình
đánh ai. Phải luôn xác • Kiên trì theo đuổi mục tiêu. Điều cuối cùng và cũng
định mình cần gì, mình là điều quan trọng nhất. Công việc dù có khó tới đâu
muốn cái gì và điều mà ý chí quyết tâm cao thì sẽ đều vượt qua. Việc dù
mình chắc chắn phải dễ mà tinh thần nhu nhược thì cũng không thể nào
đạt được. Xác định mục hoàn thành nổi. Tất cả những điều trên đều phải cần
tiêu là vẽ ra con đường, có sự kiên trì, làm từ ngày này qua ngày khác, năm
con đường càng hoàn này qua năm khác. Người cần mẫn nhất, chăm chỉ
thiện, rõ ràng bao nhiêu nhất sẽ là người thành công. Đừng bao giờ bỏ cuộc,
bước đi sẽ thêm phần nản chí với những kết quả bạn chưa đạt được, hãy
chắc chắn bấy nhiêu. suy nghĩ tích cực, dám dấn thân, kiên trì với mục tiêu
mình đề ra.
• Vạch ra những điều
cần để đạt mục tiêu. HỌC & HÀNH CHO TÂN BINH
Cần phải biết mình có Nghề nào cũng cần học đi đôi với hành, riêng nghề
gì và mình cần có gì. marketing thì còn đòi hỏi bạn nhiều hơn trong việc
Cũng không thể ra quân trao dồi cái mới, quá trình làm và học cùng hỗ trợ

82
cho nhau, bộ não của bạn phải luôn vừa quan sát, vừa học vừa thực hành.
hoạt động ở chế độ mong muốn được Không ai cho chúng ta thời gian học
làm những điều mới mẻ, độc đáo hơn quá lâu mà không có kết quả, cũng
trong công việc của mình. như chưa có kiến thức mà bắt đầu làm
sẽ khiến việc không được sâu. Nghề
Nếu có cơ hội, các bạn trẻ nên tìm luôn yêu cầu chúng ta phải chuyên
kiếm 1 cơ hội ở công ty và tập đoàn nghiệp hơn từng ngày. Đặc thù công
lớn. Làm việc ở công ty nước ngoài việc trên quy mô vô cùng rộng lớn nên
mang lại nhiều lợi thế vì ở đó họ có tân binh hãy cố gắng dung hòa giữa
môi trường làm việc tốt và quy trình học và hành thì mới có thể sống lâu
hoàn thiện sẽ giúp ta trở nên chuyên trong ngành.
nghiệp và năng suất hơn. Bạn sẽ được
thử sức với Full Service Marketing CON ĐƯỜNG CHẠM ĐẾN “TRÁI TIM” CLIENT
- Marketing 360 độ (tất cả các kênh
SIDE
truyền thông). Điều này giúp chúng
Con đường chạm đến “trái tim” Client
ta trở nên nhạy bén và làm mọi hiểu
Side không hề dễ dàng nhưng luôn
biết về thị trường, sản phẩm, thương
dang rộng tay chào đón những bạn
hiệu, Marketing được liên kết thật chặt
tân binh nhiệt huyết và chăm chỉ, dám
chẽ với nhau. Sau này, mình có làm
dấn thân. Các bạn sinh viên phải chủ
về mảng nào cũng có thể thích nghi
động giải quyết tất cả mọi thứ, nhút
nhanh chóng và không bị bỡ ngỡ.
nhát không bao giờ là lợi thế. Mình
Quan sát trên thực tế, một chiến dịch phải chịu khó quan sát mình, quan sát
mà Client làm chạy quanh năm suốt mọi người xung quanh, sai ta có quyền
tháng. Những chiến dịch lớn thì có sửa. Điều này mang lại cho chúng ta
khi chạy đến 3 hoặc 6 tháng thậm nhiều lợi thế, giúp chúng ta vừa hiểu
chí 1 năm, vừa kết hợp xây dựng sâu về công việc vừa tinh tế hơn trong
thương hiệu vừa kết hợp sales, trade, cách tiếp cận, làm việc với khách hàng.
phát triển sản phẩm mới... Tất cả mọi Ngoài ra, các bạn sinh viên nên đi làm
mảng đều phải vào guồng quay công nhiều hơn, lăn xả nhiều hơn để biết
việc, làm cùng nhau mới tạo nên kết mình thiếu yếu tố gì, hạn chế về mặt
quả. Những thứ ta thấy như quảng cáo nào. Chúng ta phải luôn luôn trau dồi
(TVC) chỉ đơn giản là một phần trong chính mình để phát triển, ngã ở đâu,
thương hiệu và hỗ trợ cho doanh số đứng dậy ở đó rồi đi tiếp để đạt được
của Sales chứ không phải là toàn bộ những gì mình muốn, nhé!
hoạt động 1 người làm Marketing ở Dẫn lời chia sẻ từ Chị Đỗ Thùy Dung
Client Side làm. Deputy Marketing Manager
- Golden Gate Group
Vì vậy nên mới nói quá trình học – làm,
làm – học vô cùng quan trọng, vừa học

83
start-up
Marketing - Chuyện Người Trong mọi người đang bàn luận về vấn đề
Nghề may mắn có cơ hội được trò gì. May mắn là anh chị đi trước đã
chuyện cùng chị Nguyễn Song Mỹ hướng dẫn tận tình và nhìn nhận chị
Hương, Start - up Thẻ Thành Viên, về có tính cách phù hợp nên chị vẫn cố
những câu chuyện đằng sau lưng của tiếp tục nỗ lực và cố gắng.
1 người làm Start - up sẽ như thế nào.
Làm sao để có thể gọi vốn thành công ạ?
Cùng theo dõi nhé! :)
• Đầu tiên, các bạn phải xây dựng
Chào chị Hương, cơ duyên nào đã niềm tin với nhà đầu tư. Cần có một
thôi thúc chị tìm đến start - up ạ? khoảng thời gian tìm hiểu và biết về
Chị kinh doanh từ lúc 7- 8 tuổi và nhau trước rồi sau đó mới tính tới
trải qua nhiều công việc như giao chuyện đầu tư. Có thể họ sẽ không
báo, thu ngân đến PG, MC, tổ chức đầu tư vào bạn nhưng họ sẽ cho bạn
sự kiện… Từ năm 1 5 tuổi, chị đã những lời khuyên về sản phẩm, thị
mơ ước một ngày lớn lên mình sẽ trường và rất nhiều thứ hay ho khác.
trở thành 1 doanh nhân thành đạt,
• Thứ hai là lựa chọn nhà đầu tư phù
tham gia vào 1 công ty khởi nghiệp.
hợp. Phù hợp ở đây là phù hợp với
Dường như không có ngày nào chị
mô hình kinh doanh và founder. Từng
quên đi ước mơ cháy bỏng đó.
quỹ đầu tư sẽ có những phong cách
Những khó khăn khi mới bước đầu tư khác nhau. Có những nhà đầu
chân vào con đường start - up của tư họ tập trung đầu tư giai đoạn ý
chị là gì ạ? tưởng (seed), cũng có những nhà đầu
Khi bước chân vào công ty công tư chỉ đầu tư khi mô hình đã sinh ra
nghệ đầu tiên, mọi thứ với chị đều lợi nhuận, doanh thu. Có nhiều người
rất mới mẻ. Vì vốn kiến thức hạn thích ngành bán lẻ, những nhà đầu
hẹp nên cứ đến những buổi họp tư khác lại thích công nghệ, y tế, nhà
chị lại hoang mang vì không hiểu hàng hoặc thực phẩm. Nên mình
84
CUỘC CHIẾN CỦA NHỮNG
chiến binh KHÔNG BỎ CUỘC
phải nghiên cứu được “gu” đầu tư tới chốn, giả sử như bạn muốn vào
của họ như thế nào, cách thoái vốn nhà, nếu bạn đi cửa chính không
của họ ra sao để xem mình và họ có được thì bạn leo cửa sổ, cửa sổ
hợp nhau không? không được thì lên ống khói nhảy
xuống ban đầu.
• Thứ ba là thời điểm phù hợp. Có
những thời điểm doanh nghiệp không Một số bài học mà chị rút ra được
chỉ cứ chăm chăm gọi thật nhiều tiền trong quá trình start - up của mình
là tốt. Càng nhiều tiền thì càng có là gì?
nhiều KPI được đặt ra. Lúc đó, start
• Trước tiên, start - up phải có tiền nuôi
- up sẽ phát sinh nhiều vấn đề nếu
sống doanh nghiệp mình trước đã. Một
như nội lực của doanh nghiệp chưa
số người ảo tưởng, hào hứng với mọi
đủ lớn.
người rằng sản phẩm mình tạo ra rất
Theo chị, mẫu người như thế nào sẽ tuyệt vời nhưng thực tế thì thị trường
phù hợp với Startp-up ạ? không đón nhận.
Chị nghĩ không phải cũng ai phù
• Thường người ta thất bại không phải
hợp với Start - up. Những người phù
vì người ta dở mà vì người ta nghĩ mình
hợp với Start - up theo chị sẽ có
giỏi. Các bạn cho rằng sản phẩm của
những điểm sau:
mình tuyệt vời quá nhưng các bạn
• Think big, start small, move không biết rằng ngoài kia có nhiều sản
fast: Suy nghĩ bức tranh lớn, bắt phẩm tuyệt vời hơn.
đầu câu chuyện từ những bước nhỏ
• Công nghệ luôn luôn mới, các bạn
trước với tốc độ nhanh nhất có thể.
phải luôn giữ mình trong một tư thế
• Quyết liệt, dấn thân và bản sẵn sàng thay đổi. Phải luôn nghĩ mình
lĩnh: Đã làm phải làm cho tới nơi thiếu kiến thức, thiếu sự hiểu biết để biết
cách hoàn thiện bản thân.
85
• Startup như 1 game mà gamers là phái mạnh và
phái cực mạnh. Xung quanh nhìn đâu cũng là người
tài giỏi, thông minh. Khi đã bước vào game rồi thì
bạn phải không ngừng cải thiện từng ngày vì môi
trường cực kỳ khắc nghiệt, dừng lại sẽ khiến bạn
chậm nhịp ngay.

Lời khuyên cho các bạn sinh viên muốn Start - up


thì nên như thế nào ạ?

• Câu chuyện không phải là việc các bạn bắt đầu


như thế nào mà phải xác định các bạn muốn đi về
đâu trước đã. Một khi các bạn không biết mình đi
đâu về đâu thì đi đường nào nó cũng giống nhau.
Một số bạn muốn mở một công ty riêng hay một số
bạn muốn làm ở công ty đa quốc gia? Điều đó tùy
thuộc vào bạn muốn đi đâu. Ở các start - up, phúc lợi
sẽ không cao bằng công ty khác nhưng các bạn sẽ
được làm nhiều, dấn thân nhiều, trải nghiệm nhiều.
Điều đó tạo tiền đề vững chắc cho những nấc thang
tiếp theo trong sự nghiệp. Chị nghĩ đó là một khoản
đầu tư lớn cho bản thân.

• Ngoài ra, muốn Start - up thì các bạn nên học cách
“Khi em thích quản lý và vận hành một công ty. Sau đó, các bạn
một cái gì đó, hãy bắt tay vào tìm hiểu thị trường.

em yêu một cái • Cuối cùng, các bạn luôn cần sự hỗ trợ của các
chuyên gia tư vấn, các cộng sự để giúp đỡ mình. Hãy
gì đó, nó có 100 nhớ 1 châm ngôn: “Muốn đi nhanh thì đi một

lý do để em từ mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.

bỏ thì sau đó Tụi em rất cảm ơn chị Hương vì buổi trò


chuyện ngày hôm nay ạ!
tự bản thân em
sẽ làm luật sư,
Chị Nguyễn Song Mỹ Hương –
cung cấp nhiều Start-up Thẻ thành viên
hơn 101 lý do để
em tiếp tục”
86
87
HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI
TRONG NGÀNH MARKETING

Có một điều tưởng


chừng đơn giản, nhưng
có thể bạn chưa biết,
rằng chúng ta sẽ không
còn hoang mang, lạc
1 . VÙI MẶT VÀO NHỮNG CUỐN SÁCH, TẠP CHÍ, CÁC ẤN PHẨM VỀ
lối khi đã tìm hiểu cặn
kẽ một vấn đề nào NGÀNH MARKETING
đó. Muốn hiểu và giỏi Sách, tạp chí, các ấn phẩm chính là đứa con tinh
trong Marketing cũng thần của tác giả, được trau chuốt chuẩn bị từ khâu
đòi hỏi điều tương tự. ý tưởng, nội dung, và cách sắp xếp câu chữ. Sau
Có nỗ lực vun trồng thì đó tác phẩm được biên tập kỹ lưỡng từ các nhà
mới có ngày nở hoa. xuất bản “khó tính”. Không những thế, sách có giá
Chúng mình đã gom trường tồn theo thời gian. Chính vì thế, mỗi cuốn
nhặt được một số cách sách có thể được coi như một người thầy lớn, mang
hay cho những bạn có đến cho bạn những kiến thức đa dạng cùng những
mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm khác nhau, để bạn hiểu hơn về thế
học hỏi, trau dồi kiến giới Marketing muôn màu muôn vẻ. Rèn luyện thói
thức Marketing. Hãy quen đọc sách cũng là điều tất yếu để chúng mình
cùng nhâm nhi và lựa cập nhật xu thế trong thời đại mà thông tin thay
chọn phương cách phù đổi từng ngày.
hợp nhất với bản thân
Một số ấn phẩm Marketing - Truyền thông - Quảng
mình nhé!”
cáo hay ho nên tìm đọc:

• Cách mạng công nghệ 4.0 (Philip Kotler)


• 90 - 20 - 30 - 90 Bài Học Vỡ Lòng Về
Ý Tưởng Và Câu Chữ (Huỳnh Vĩnh Sơn)
• Quảng cáo không nói láo của tác giả Hồ

88
Công Hoài Phương (Group Nam
Planning Director Dentsu One) 6. Marketing - Chuyện Người Trong Nghề (^^)
• Marketing Cơ Bản (Phillip Kotler)
• Ý tưởng này là của chúng Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, các bạn có
mình (Huỳnh Vĩnh Sơn) thể nghía qua:
• Thị trường, chiến lược và thực thi 1. DigitalMarketing.com
(Tôn Thất Nguyễn Thiêm)
2. Marketingland.com
2. “ĐẮM MÌNH” CÁC WEBSITE TIN TỨC 3. Thinkwithgoogle.com
MARKETING 4. Blog.marketo.com
Bởi vì thế giới này luôn đang thay 5. Blog.hubspot.com
đổi từng giây, từng phút, những tin
Một số trang về Search Marketing:
tức cũng luôn được cập nhật từ giây
từng giờ, nên bạn cũng đừng quên 1. Searchengineland.com
theo dõi thêm thật nhiều thông tin 2. Moz.com/blog
về Marketing để đừng bỏ lỡ những 3. Searchenginewatch.com
tin tức nóng hổi nhất nhé! 4. Searchenginejournal.com
1. Brandsvietnam.com 5. Quicksprout.com/blog/
2. Digimarkvn.com
Một số trang về Social Marketing:
3. Conversion.vn
4. Seomxh.com 1 . Blog.bufferapp.com
5. Marketingchienluoc.com 2. Socialmediaexaminer.com
6. Congdongisocial.com Một số trang về Email Marketing:
7. Timeuniversal.vn
1. Getvero.com
8. Cuocsongagency.com
2. Mailchimp.com
9. Marketingvietnam.net
10. Saga.vn 3. Content.myemma.com

11. Toiyeumarketing.com Một số trang về Content & Copy


Marketing:
Một số fanpage mà các bạn có thể
tham khảo: 1. Copyblogger.com/blog/
1. Advertising Vietnam 2. Contentmarketinginstitute.com
3. Kopywritingkourse.com/blog/
2. Adsangtao
4. Marketinginsidergroup.com
3. Copywriter Việt Nam
4. Cuộc sống agency
5. RGB.vn - Cộng đồng Sáng tạo Việt
89
Một số trang về Mobile Marketing: 3. LÂN LA CÁC KHÓA HỌC ONLINE
1. Apptamin.com/blog/ Vừa tiện, đầy đủ, học khi rãnh mà giá
lại phải chăng. “Mách nhỏ” bạn một
2. Tune.com/blog/
vài địa chỉ học online “xịn xò”:
3. Swrve.com/weblog
• Brandsvietnam.com: Bên cạnh
Một số trang về Design, UI/UX: những thông tin về Marketing và giới
1. Uxmovement.Com truyền thông được cập nhật liên tục
2. Uxmag.Com mỗi ngày, Brandsvietnam còn cung
cấp thêm những khóa học online với
3. Uxmyths.Com
nhiều mảng đề tài khác nhau, được
Một số trang về các mẫu quảng cáo: truyền dạy từ những bậc tiền bối trong
1. Adsoftheworld.Com ngành với chi phí cực hợp lý.
2. Behance.Net/Galleries/9/ • Coursera/edX/Yale Open
Advertising
Course: Những trang web giáo dục
3. Fubiz.Net/Category/Motion/ đến từ những trường đại học danh giá
Advertising/
trên toàn thế giới, mang đến cho bạn
4. Richmediagallery.Com
những kiến thức từ cơ bản nhất đến
5. Celtra.Com/Insights/Ad-gallery/
kiến thức chuyên sâu với mức học phí
6. Hatads.Org.Uk/Ads/Gallery. cực thấp chỉ 0 đồng và rất nhiều các
Aspx
khóa học online khác.
Hãy theo dõi thật nhiều brands,
agency để xem và cập nhật cách 4. “MÀI NÃO” VỚI CÁC KHÓA ĐÀO TẠO
họ xây dựng thương hiệu, chiến dịch MARKETING
họ đang thực hiện là gì nhé! Một Đây là trung tâm đào tạo Marketing
nhãn hàng làm content rất chất đó từ cơ bản đến nâng cao, chuyên dạy
là Durex Việt Nam. :D xây dựng chiến lược, triển khai và áp
dụng hiệu quả các công cụ Digital
Marketing. Sau khi kết thúc khóa đào
tạo, bạn sẽ có được tầm nhìn mới trong
lĩnh vực Marketing hiện đại. Có được
khả năng để vận dụng những công
cụ Marketing mới, lập và triển khai kế
hoạch Marketing cho doanh nghiệp.

5. Tomorrow Marketers
Tham gia trực tiếp các khóa học thực
tế, tai nghe, mắt thấy, tay thực hành
cũng rất thú vị để bạn trải nghiệm. Đến
90
với những khóa học ngắn ngày, bạn tự mình cống hiến, đắm mình trong
sẽ được tiếp xúc với các anh chị với những việc làm dù là nhỏ nhất, va
profile cực “xịn” đến từ các tập đoàn chạm liên tục và vỡ lấy những bài học.
đa quốc gia cũng như các Agency Đó là cách trau dồi tốt nhất!
lớn, và nghe các anh chị kể về chuyện
người, chuyện nghề, cũng như thử Học tập là quá trình không ngừng nghỉ,
“nhúng tay” vào làm nên một công diễn ra mọi lúc mọi nơi. Nhưng cốt lõi
đoạn Marketing, thử “bén mùi” xem có của học tập là tự giác. Để giúp bạn
thể “quen hơii” được với ngành không. một phần trên hành trình tìm ra con
đường đúng đắn cho bản thân khi tiến
Những nơi đào tạo Marketing hay bước vào Marketing, chúng mình đã
ho có thể kể đến như AIM Academy, liệt kê cho bạn từ A đến Y một số trong
CASK Academy, EQVN, DGM Việt vô vàn những cách để bạn có thể tìm
Nam, Tomorrow Marketers, DMS hiểu về Marketing. Còn “Z” còn thiếu
Academy, Vinalink Media... Trong chính là sự cố gắng của bạn đó! Bất
đó AIM Academy là 1 cái “nôi” khá kỳ ngành nghề nào cũng sẽ cần có nỗ
vững chắc của rất nhiều bạn muốn vào lực để thành công. Nếu đã có sẵn đam
những agency lớn với những anh chị mê với Marketing, thì hãy để sự tự giác,
giảng viên đều là những người đang chủ động là yếu tố còn lại giúp bạn
làm trong nghề với kinh nghiệm đi làm đến gần hơn với nghề. Hãy chớp lấy
rất “khủng” mọi cơ hội học tập xung quanh mình,
dù là cách này hay cách khác bạn sẽ
5. “GHÉ” QUA CÁC HỘI THẢO học được một thứ gì đó hay ho, nhé!
Còn gì hay ho và thú vị hơn khi tham
gia những hội thảo về Marketing, được Ngọc Phạm
tận tai lắng nghe những bài học, kiến
thức, lối tư duy của các bậc tiền bối
“lão làng” trong cộng đồng Marketing.
Cùng lắng nghe những trải nghiệm
vui nhiều buồn chẳng thiếu, những
lần thành công cũng như vấp ngã, và
quan trọng là sau khi vấp ngã, những
anh chị đi trước đã vực dậy và giữ lửa
đam mê thế nào. Những điều này quý
giá lắm đó!

6. TỰ MÌNH KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM


Không có bài học về Marketing nào
đáng giá hơn những trải nghiệm thực
tế tại môi trường làm việc. Bạn phải
91
MANAGEMENT TRAINEE CON ĐƯỜNG CHINH PHỤC
CÁC CÔNG TY LỚN
MANAGEMENT TRAINEE LÀ GÌ?I MỔ XẺ CÁC VÒNG THI MT
Management Trainee (MT) là chương Thông thường, quy trình tuyển MT
trình quản trị viên tập sư - một chương ở các công ty thường gồm 5 vòng
trình tuyển dụng, đào tạo nhân tài chính:
của các công ty đa quốc gia để tìm
kiếm, đào tạo những lãnh đạo kế 1. Application Form (Vòng nộp đơn):
thừa. Các chương trình MT đều có tỉ Đây là vòng thi chính thức khởi động
lệ chọi khá cao. cho MT. Hãy chắc rằng mình đã tìm
hiểu kỹ những yêu cầu công ty dành
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TIÊN ĐỂ THI MT LÀ GÌ? cho ứng viên và liệu mình có đáp ứng
Mỗi công ty họ có những tiêu chí được những yêu cầu đó.
riêng để lọc đầu vào. Phổ biến nhất
2. Aptitude Test (Bài kiểm tra cá
đó là 3 điều kiện sau:
nhân): Các ứng viên thường không
− Có kinh nghiệm làm việc dưới 2 năm. có nhiều kinh nghiệm, nên công ty
sẽ không xoáy sâu vào những vấn
− Điểm GPA tối thiểu 7.0. đề này. Thường thì họ sẽ nhìn vào
mức độ phù hợp của bạn với văn hóa
− Trình độ tiếng Anh cao.
công ty thông qua những câu trả lời
bạn đưa ra trong bài kiểm tra.

3. Initial Interview (Phỏng vấn trực


tiếp): Đây là cơ hội để kiểm chứng
lại một lần nữa liệu bạn có thực sự
phù hợp. Nhà tuyển dụng trông chờ
gì ở vòng này? Khả năng ngôn ngữ,
khả năng thể hiện bản thân trực tiếp,
những hiểu biết thể hiện rằng bạn
quan tâm đến công ty,…

4. Group Discussion (Làm việc nhóm):


Làm sao để lọt vào mắt xanh của
nhà tuyển dụng? Học cách kìm hãm

92
những điểm yếu, phô diễn những thế là một trong những con đường đưa
mạnh của mình tốt nhất có thể. Tinh bạn đến với thành công bạn mơ ước.
thần thoải mái, tự nhiên và thể hiện Trước khi lựa chọn MT là đường đi
ngay từ đầu. Đây là vòng thú vị nhất của mình, hãy tự hỏi bản thân, rằng
trong những vòng thi MT, và cũng là các bạn đang mong muốn điều gì?
vòng giúp bạn học được nhiều thứ Liệu nó có phù hợp với mình hay
nhất. Hãy “Be yourself with skill”. không?

5. Final Interview (Phỏng vấn cuối Nếu không, đừng gượng ép, thay vào
cùng): Thông thường, đây sẽ là đó hãy tìm cho mình một con đường
vòng đối mặt trực tiếp với các CEO, khác. Trainee Program, chương trình
Manager, hoặc Director của công ty. thực tập, hoặc ứng tuyển làm nhân
Thay vì chờ đợi được hỏi, hãy chiếm viên chính thức… tất cả đều có thể là
thế chủ động bằng cách đặt câu hỏi con đường đưa bạn đến với các công
ngược lại cho quý công ty. ty đa quốc gia.

Thi MT cần chuẩn bị những gì? Trâm Anh

Mỗi cá nhân đều có một nền tảng


riêng, nên việc chuẩn bị như thế nào
nó lại thiên về mặt cá nhân nhiều
hơn. Cái gốc của MT là tuyển Lãnh
Đạo Tương Lai. Do đó có những điều
mà bạn bắt buộc phải có.

Thứ nhất là khả năng lãnh đạo.

Thứ hai là mức độ hợp với văn hóa P/s: Trên fanpage của Marketing -
công ty của bạn tới đâu, vào đây rồi Chuyện Người Trong Nghề có đoạn
liệu có bị sốc văn hóa, hay bẻ gãy livestream chia sẻ rất chi tiết các chia
văn hóa công ty người ta không? sẻ về trải nghiệm thi MT của những
anh chị HR Manager hoặc MT tại
Ngoài ra, các bạn còn phải chuẩn Nestlé và ABI (Budweiser, Corona)
bị nhiều về mặt trải nghiệm, nhưng khá thú vị. Các bạn xem bản đầy đủ
phải là trải nghiệm có định hướng. ở đây nhé:
Xem bài chia sẻ đầy đủ ở link cuối
bài nhé http://bit.ly/cntn4-chinh-phuc-cong-
ty-lon (bạn cũng có thể vào page để
MT liệu có phải là con đường tìm clip “Chinh phục các công ty lớn
duy nhất? bắt đầu từ đâu?” nếu chẳng may link
Thực ra, Management Trainee chỉ bị “die” nhen!)

93
THỰC TẬP
CÓ NÊN ĐI
KHI CÒN LÀ SINH VIÊN?
Câu trả lời là có. Chúng
ta hay tự biện minh cho
mình với nhiều suy nghĩ
TÌM VIỆC “CŨNG KHÓ” NHƯNG CỐ SẼ ĐƯỢC!
và sợ hãi (cộng lười)
như sợ mình không có Những vị trí mà bạn có thể bắt đầu đó là xin làm
kinh nghiệm, không có thực tập sinh cho 1 Agency hay Client bất kỳ, nhà
thời gian, thụ động, sợ tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá nhiều đối với
người ta không nhận newbie, mà trái ngược lại, bạn sẽ “rất sướng” khi
mình,... Bởi vì lý do đó được vừa học vừa làm cùng với các anh chị trong
nên các bạn cứ chần ngành. Bạn có thể nộp đơn vào bất kì vị trí thực tập
chừ mà không hành nào bằng những trang web tuyển dụng, thông qua
động. Thực tập chắc thầy cô, các anh chị cựu sinh viên, tham gia các
chắn là điều nên làm khi cộng đồng chất lượng về Marketing hoặc sử dụng
còn là sinh viên. Điều tính năng “Job” của Facebook vừa mới cập nhật
quan trọng là thắng suy cũng rất bổ ích.
nghĩ của chính mình và
bắt tay vào “hành động BẬT MÍ VÀI TRANG WEB TUYỂN DỤNG QUEN THUỘC
thật sự” nhen!
Adjob Vietnam: https://adjob.asia
Brands Vietnam: http://www.brandsvietnam.
com/congdong/box/11-Co-hoi-nghe-nghiep
RGB: http://rgb.vn/ideas/jobs
Vietnamworks: https://www.vietnamworks.com/
viec-lam-marketing-i27-vn
CareerBuilder: https://careerbuilder.vn
Ybox: https://ybox.vn
ThucTapSinh: http://thuctapsinh.edu.vn/employer.
html
JobStreet: http://www.jobstreet.vn
Internship: http://internship.edu.vn
94
BẬT CHẾ ĐỘ “SEE FIRST” CÁC ANH CHỊ EXPERT TRONG NGÀNH
Facebook của mình, phải dùng thật khoa học.
“See first” họ để nếu có cơ hội, mình là người đầu
tiên được biết. Họ cũng ít đăng, nhưng khi cần, họ
cũng báo lên Facebook đầu tiên đó.

“VẠCH LÁ” TÌM GROUP MARKETING


Có nhiều Group lắm, như Underground Agency
Network (UAN), Internship - Career Opportunities
(HCMC), Việc làm Digital Marketing… Tìm cụm từ
Marketing, follow các group nào liên quan (liên
quan thôi nha, đừng vào hết, hồi nhìn thông báo
là muốn nản luôn luôn đó). Ở đó, họ cũng đăng
tin nhiều (tại nó miễn phí, họ thích đăng). Tin trong
đây, nhớ lọc kĩ, tìm hiểu kĩ để tránh mấy công ty
“tào lao bí đao” nhen.

KHI BẠN THẬT SỰ MUỐN, SẼ LUÔN CÓ CÁCH


Thật ra, khi bạn thật sự muốn, thì bạn sẽ biết cách
tìm ra cơ hội cho mình. Trên đây tụi mình chỉ liệt kê
1 số trang phổ biến có việc trong ngành Marketing.
Điều quan trọng cần thay đổi đó là suy nghĩ của
bạn. Chỉ khi nào bạn thể hiện thái độ “thật sự
yêu thích” và “nghiêm túc” muốn được đi thực tập,
muốn được làm, muốn được trải nghiệm thì anh chị Cơ hội không dành cho
tuyển dụng sẽ “cảm” được và tạo cơ hội cho bạn. tất cả mọi người. Cơ hội
chỉ dành cho các bạn
luôn tìm ra giải pháp để
cân bằng chuyện học -
chuyện đi làm, không
“nhưng mà” “bởi vì”
“tại” “thì là mà…”. Khi
bạn muốn bạn sẽ tìm
cách. Chúc các bạn sẽ
vượt qua rào cản suy
nghĩ của mình và có
những kì thực tập “đáng
nhớ” nhé!
95
Nhận thấy các bạn sinh viên hiện tại đang
rất thiếu kỹ năng nói chuyện với người
thành công, những mentor, anh chị đi
trước nên Marketing - Chuyện Người Trong
Nghề xin phép trích dẫn 1 đoạn bài viết
của cô Nguyễn Phi Vân trên facebook để
mượn lời cô gửi đến các bạn trẻ. Mong
các bạn sẽ học được “cách nói chuyện
dễ thương” và không loay hoay “sợ hãi”
khi nói chuyện với người nổi tiếng nhé!
Nguyên văn bài như sau:

“KHỚP”
Tôi hay khuyên các bạn trẻ đi tìm mentor, nên nghĩ
thật kỹ mình tìm người ra sao, nhờ họ mentor gì, rồi
nghĩ cách làm sao tiếp cận. Các bạn hay nói em
khớp quá không dám tiếp cận mentor. Giờ chỉ cho
cách tiếp cận đây nhe.

Những người giàu trải nghiệm, dù tính tình và thái độ


vui vẻ, dễ gần, vẫn làm người khác khớp. Sao vậy,
họ hỏi, “hông biết sao luôn”, ta trả lời. Giờ mượn giải
thích này để giúp cả hai bên hiểu và dễ dàng tiếp cận
nhau hơn. Người giàu trải nghiệm hay gây khớp, có
thể họ thế này:

TRÒ CHUYỆN VỚI


MENTOR RA SAO?
96
1. Small talk is annoying - Chuyện
để buôn làm họ thấy phiền: người
giàu trải nghiệm, họ không quan tâm
chuyện thị phi, bà tám, hay những
chuyện người đời buôn trên newsfeed.
Vì vậy, họ tỏ ra thờ ơ, chả hứng thú 4. Their focus is on solutions
hay có phần khó chịu, mỗi khi ai lấy and not problems: Người giàu trải
đó làm câu chuyện mở đầu. Thế giới nghiệm họ nghĩ gì cũng thoáng. Một
của họ, nó rộng lớn và phong phú vấn đề luôn luôn có một vạn giải pháp
hơn nhiều. Nên nếu không có chuyện kèm theo. Nói chuyện với họ, vì vậy
gì để share thì từ từ suy nghĩ thêm nhe. đừng cứ bám vào vấn đề. Luôn chia sẻ
Đừng cố bằng small talk. giải pháp sẽ làm họ quan tâm, thích
thú.
2. Willful ignorance is not
tolerated - Không chịu được sự kém 5. They are people of their word.
hiểu biết và thấu cảm: người giàu trải Honesty is what they value the
nghiệm, EQ thường rất cao. Họ hiểu most - Họ trọng chữ tín và sự chân
mình, hiểu người, và tôn trọng mọi cá thật: người giàu trải nghiệm họ been
nhân, cộng đồng, văn hoá. Do đó, khi there done that - trải qua hết rồi. Do
gặp ai kém hiểu biết, tỏ vẻ hơn thua, đó, họ trọng thị sự chân thật, chính trực,
coi thường người nọ người kia, họ ít khi và tử tế. Mặt nạ cỡ nào họ cũng nhìn
chịu được. Gặp thái độ hay lời nói kiểu xuyên qua hết, nên rất không ưa những
này, họ phản bác hoặc bỏ đi chẳng kẻ đóng tuồng. Cứ mộc mạc, thiệt tình,
buồn nói chuyện. Người kết nối được có sao nói vậy cho cuộc đời đơn giản,
với họ, phải là người có đầu óc mở, tinh dễ xử. Vụng về chút càng dễ thương.
thần rộng lượng, và trái tim bao dung. Bối rối chút càng cảm xúc. Họ thích thế
nên tránh xa mấy thứ bóng bẩy, phô
3. They see more opportunities diễn, mưu đồ. Tiếp cận họ có sao cứ để
than others because they are nguyên như vậy.
open-minded: Người giàu trải
nghiệm, nhìn đâu cũng thấy cơ hội. Rồi, diễn thì dễ chứ có khi làm chính
Họ tích cực, lạc quan, coi thách thức mình hơi khó. Bạn cứ từ từ suy nghĩ
là chuyện bình thường, hiển nhiên. Họ cách tiếp cận nhe.”
không ưa kiểu phàn nàn, tiêu cực, chỉ
trích, phán xét, thái độ cái gì cũng không - Trích từ Facebook của
được, không thể, không chấp nhận. Vì cô Nguyễn Phi Vân
vậy, họ không tiếp chuyện với những ai Chân thành cảm ơn cô vì những chia
suốt ngày rên rỉ, nói xấu, kể khổ, phàn sẻ rất thực tế và giá trị dành cho
nàn. Họ bực mình và luôn tìm cách tránh các bạn sinh viên.
xa những người này để đừng tụt mood.
97
THỜI GIAN
QUẢN LÝ
CHO SINH VIÊN BẬN RỘN
BIỂN TRỜI “DEADLINE” THỬ THÁCH KHẢ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
Là sinh viên, ai cũng đã từng trải qua cảm giác deadline ngập mặt rồi đúng
không nào? Lúc thì “Làm sao để một ngày dài hơn, dài hơn nữa?”, lúc thì đến
thời gian để thở cũng không có.
Đặc điểm của deadline chính là chúng nó thích đến vào những lúc bạn bận
rộn nhất. Nào là ngày mai thi cuối kì, task của câu lạc bộ giao chưa làm,
công việc làm thêm cũng trở nên bận rộn rồi còn phải học tiếng Anh thật tốt
nữa… Quá nhiều thứ phải làm nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu từ đó khiến
cho sinh viên luôn lạc lối trong biển trời deadline. Như đừng vì thế mà nản
nhé. Đây là lúc bạn thể hiện và rèn luyện kỹ năng quan trọng nhất đời người
quản lý thời gian và công việc.

bí kíp để tự minh bơi qua biển lớn


Nguyên tắc đầu tiên: Xác định được đâu là việc quan trọng nhất.
Có lẽ học chính là ưu tiên hàng đầu của sinh viên đúng không nào? Vì vậy đừng
chần chờ gì nữa, hãy đưa những kế hoạch, deadline của việc học lên thời gian
biểu của bạn đi nào. Hãy ghi chú những buổi học trên lớp, những giờ học tiếng
Anh và cả những ngày thi thật lớn để không bị lãng quên nhé.
Sau khi xếp những dấu mốc quan trọng nhất rồi, đến lúc chúng ta chọn những
công việc quan trọng tiếp theo. Đó có thể là việc làm thêm, những sở thích cá
nhân hoặc việc của các câu lạc bộ. Tùy vào mức quan trọng và cần thiết của
chúng đối với bạn mà sắp xếp thứ tự trước sau cho phù hợp nhé.
Một điểm đặc biệt lưu ý cho mọi người chính là việc học tiếng Anh. Dẫu biết học
tiếng Anh là một quá trình lâu dài nhưng không vì thế mà có thể đẩy các kế hoạch
liên quan xuống phía dưới khi có quá nhiều việc được. Khi quá bận, nhiều bạn
vẫn nghĩ “Thôi hôm nay không học tiếng Anh thì mai học bù vậy”. Nhưng cái
ngày mai ấy sẽ bị đẩy lùi ngày càng xa và cuối cùng là kế hoạch tiếng Anh bị
tan vỡ. Hãy nhớ nguyên tắc này nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm chiến lược làm việc hiệu quả nổi tiếng nhất của cố
tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, đã được đặt tên là Eisenhower Box (Ma trận
Eisenhower).
98
Nguyên tắc thứ hai: đừng đợi “nước thứ quá tải, bạn sẽ không thể làm
đến chân mới nhảy” tốt hết tất cả mọi thứ; bạn vừa
Rất nhiều sinh viên có thói quen không đi được đến tận cùng vấn
đến sát ngày thi rồi mới lôi sách đề lại còn làm mất uy tín cá nhân
vở ra học nhồi học nhét. Tuy nhiên, khi không xong việc. Nên hãy cân
nếu đã quyết tâm thay đổi thì đây nhắc để chọn những gì thật sự
cũng là một điều bạn cần làm đầu quan trọng nhé!
tiên. Hãy học trước ngày thi tầm Nguyên tắc thứ 5: Tập cách nói
10-14 ngày, học mỗi ngày một ít, “không”
vừa hiệu quả lại không tốn quá
Khi là sinh viên ta rất dễ bị rơi
nhiều thời gian.
vào bẫy: Người này nhờ cái này,
Nguyên tắc thứ ba: Kết hợp làm người khác nhờ cái kia, bạn rủ đi
nhiều việc một lúc để tiết kiệm thời uống trà sữa, đi sinh nhật, đi ăn,
gian đi chơi,...tá lả thứ khiến bạn rơi
Khi có quá ít thời gian bạn buộc vào vòng xoay sai lầm nhất của
phải học cách để khiến nó giá trị quản lý thời gian đó là dành thời
hơn bằng việc một lúc đạt được gian cho những việc mang tính
nhiều mục tiêu. Nếu nhà xa phải giải trí quá nhiều, không mang
đi xe máy mất 30 phút và biến nó lại giá trị, không gấp cũng không
thành thời gian nghe những clip quan trọng.
chia sẻ về phát triển bản thân hay Trâm Anh
tiếng Anh. Tranh thủ lúc đi tập thể
Mẹo nhỏ bỏ túi:
dục (bơi, chạy bộ) rủ những người
Một mẹo nhỏ cho bạn đó là hãy tận
bạn thân đi cùng vì mình vừa rèn
dụng sức mạnh của công nghệ để gia
luyện sức khỏe, vừa có thời gian
tăng năng suất làm việc. Ví dụ thay
tám với bạn lại xả stress cho những
vì dành 1 tiếng để đi trả sách cho
ngày chạy việc. Ai cũng có 24h,
bạn, hãy mạnh dạn book grab và tiết
hãy suy nghĩ để dùng nó hiệu quả
kiệm 1 tiếng làm việc khác. Tập dùng
nhất nhé!
những phần mềm giúp bạn làm việc
Nguyên tắc thứ 4: Hãy chọn “chất” chứ hiệu quả như Trello, Telegram, sơ đồ
đừng mải chạy theo “lượng” nhé! Gantt,...Nhé!
Rất nhiều bạn sinh viên “tham Đừng để cuộc sống sinh viên của
việc”, làm một lúc ba, bốn công mình trôi qua trong mớ deadline hỗn
việc hoặc tham gia một lúc nhiều độn, hãy thoát ra khỏi đó và làm
câu lạc bộ. Bạn có thể được tiếp những điều mình thích nhé! Hãy xem
xúc với nhiều người nhưng chưa đây là thử thách đầu đời và khiến
chắc bạn đã có nhiều kinh nghiệm mình thật bận rộn 1 cách có hiệu quả
như tham dự 1 CLB thôi. Khi mọi bạn nhen!

99
12 TIPS XâY DỰNG PROFILE TRÊN LINKEDIN
ĐỂ TIẾP CẬN NHÀ TUYỂN DỤNG
Mạng xã hội nghề nghiệp Linkedin 2. Thêm ảnh đại diện
được xem là “mảnh đất màu mỡ” để
“khai thác” việc làm, khi mà các nhà Nghiên cứu của LinkedIn chỉ ra rằng
tuyển dụng ở Việt Nam dần có xu một profile có ảnh đại diện có cơ hội
hướng dịch chuyển đến đây để tìm nhiều hơn 14 lần lọt vào mắt người
kiếm cho công ty những ứng viên chất khác so với profile không có. Vì vậy,
lượng. Bạn muốn đón đầu “làn sóng” hãy upload ngay một bức ảnh thật
này nhưng không biết bắt đầu từ đâu? chuyên nghiệp, ảnh chụp chân dung rõ
Đừng lo lắng gì, bởi sau đây chúng mặt của bạn, hạn chế dùng hình ảnh
mình sẽ liệt kê cho bạn những “bí kíp” không liên quan (selfie, thiên nhiên)
nhanh cực chuyên nghiệp và “tưởng hoặc hình ảnh chụp cùng bạn bè, gia
không dễ nhưng lại dễ không tưởng”, đình.
giúp hô biến bạn thành “phù thủy” 3. Nêu rõ vị trí và dự định nghề
LinkedIn nhé! nghiệp trong headline
1. Lỗi Typo Headline của LinkedIn là phần nhiều
Hãy cẩn thận với những lỗi đánh máy bạn bỏ quên nhất. Lỗi chung thường
nhỏ, tuyệt đối không viết sai tên công thấy đó là các bạn chỉ ghi ‘Student
ty, tên vị trí làm việc hoặc thậm chí cả at ABC University’ hoặc để tiêu đề là
tên của bạn. công việc cũ.

Đáng tiếc là LinkedIn không có tính Mách nhỏ: Bạn hãy viết thật cụ thể
năng kiểm tra chính tả, nhưng bạn công việc bạn đang tìm kiếm hoặc
vẫn có thể tìm ra lỗi của mình dựa vào mục tiêu nghề nghiệp hoặc công việc
những gạch chân màu đỏ tự động của mà bạn đam mê.
trình duyệt. Bạn có thể thử tham khảo Ví dụ “Communication major at RMIT
công cụ Grammarly để kiểm tra chính University who has experience with
tả nhé. nonprofit work” hay ‘Experienced PR
professional looking for a opportunities
in the social media industry’
100
4. Giới thiệu bạn là ai trước khi
kết bạn

Khi gửi lời mời kết bạn trên LinkedIn,


nhiều người ‘quên’ không chỉnh sửa lại
câu giới thiệu mặc định của LinkedIn.
Điều này khiến đối phương, nhất là
người lạ vô cùng e ngại, đồng nghĩa 7. Thêm ‘Skills’ để nhà tuyển
yêu cầu của bạn sẽ bị từ chối. Vì thế, dụng tìm được hay đồng nghiệp
trước khi gửi đi lời mời kết bạn, hãy “endorse” bạn
bổ sung một chút thông tin giới thiệu
Bạn nên chọn lọc Skills một cách thông
bản thân, lý do bạn biết người đó (như
minh để khiến cho LinkedIn của bạn dễ
là tham dự event này, nói chuyện ở sự
tìm hơn bởi nhà tuyển dụng.
kiện kia, etc.) nhé.
Đơn giản nhất, khi bạn gõ vào phần
5. Tạo cho mình một URL cá
Skills, hãy chọn những Skills được xuất
nhân chứa tên bạn
hiện trong mục gợi ý, thay vì thêm
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một vào những Skills mới. Vì đó là những
người gửi cho bạn một đường dẫn từ khoá thường xuyên được nhà tuyển
dài ngoằng và toàn các con số dụng tìm kiếm.
như thế này: linkedin.com/profile/
Ngoài ra khi bổ sung các kỹ năng,
view?id=123456abc. Hãy giúp cho
bạn bè đồng nghiệp có thể ‘endorse’
LinkedIn của mình dễ tìm kiếm, chuyên
(chứng nhận) cho những skills mà bạn
nghiệp và ngắn gọn hơn bằng cách
đang có. Càng nhiều ‘endorse’ chứng
tạo một URL riêng có tên bạn. Để tạo
tỏ rằng bạn là người rất giỏi trong kỹ
một URL, bạn hãy chọn ‘Edit Profile’,
năng đó và được nhiều người công
sau đó ấn vào hình lưỡi cưa cạnh link
nhận đó.
đường dẫn của bạn và tự đặt tên theo
mong muốn. Hãy cố gắng cho tên họ 8. Update LinkedIn thường
của bạn thay vì một nickname nhé. xuyên với những gì bạn tạo ra

6. Tóm tắt giới thiệu cá nhân Hãy xem LinkedIn như tài khoản
Facebook của bạn. Nếu bạn năng
Chúng mình đôi khi bỏ quên phần
động trên LinkedIn, cơ hội để bạn kết
Summary của LinkedIn mà không biết
nối với nhà tuyển dụng sẽ cao hơn
rằng phần này rất quan trọng, nếu
nhiều. Hãy cố gắng cập nhật LinkedIn
bạn đầu tiên vào Summary, cơ hội để
một lần một tuần. Bạn có thể comment
LinkedIn của bạn được nhà tuyển dụng
vào một bài viết bạn ưa thích hoặc post
tìm thấy sẽ cao hơn nhiều đó.
những gì bạn tạo ra như là bài viết trên
blog hay một design mới.
101
9. Giữ liên lạc với mọi người Rất đơn giản chỉ cần vào phần
Connections, ấn vào hình lưỡi cơ bên
LinkedIn rất hiểu những người sử dụng phải, sau đó chọn Export LinkedIn
lười như chúng mình, vì vậy tính năng Connections, bạn sẽ nhận được một file
‘Keep In Touch’ giúp bạn dễ dàng hơn excel đầy đủ thông tin tên tuổi và email
trong việc giữ liên lạc mọi người. Vào của bạn bè đó.
Connection/Keep in Touch, bạn có thể
dễ dàng chúc mừng sinh nhật hay chúc 12. Tìm những cựu học sinh từ
mừng người khác với một công việc trường bạn
mới.
Với tính năng Find Alumni của LinkedIn,
10. Cài đặt để giữ liên lạc với ai việc tìm kiếm và kết nối với hàng ngàn
đó mỗi tháng mỗi tuần hay mỗi bạn bè học cùng trường hoặc đồng
ngày nghiệp làm cùng công ty đó dễ dàng
hơn bao giờ hết.
Một tính năng khác rất hay của LinkedIn
mà ít người biết đó là bạn có thể ghi Chúng mình hy vọng với những mẹo
chú lại thông tin của bạn bè. Ví dụ, với trên, quá trình tìm việc của bạn sẽ đơn
một người mới quen, chúng mình có thể giản, hiệu quả và chủ động hơn so với
ghi chú ở phần Relationship/Reminder cách tiếp cận truyền thống. Và cuối
những thông tin về sở thích, thói quen cùng, mến chúc các bạn tìm được một
của họ hoặc ghi lại nhắc nhở 1 tuần – công việc ưng ý trên Linkedin <3.
1 tháng nói chuyện với họ một lần. Như
vậy sẽ giúp bạn không bị người khác Anh Lê Tuấn Anh
quên mất đó. Tác giả sách “Nhắm mắt bắt
11. Download thông tin liên lạc được việc” và “Định vị bản thân”
của LinkedIn

Bạn muốn thu thập thông tin email của


những Connection trong LinkedIn của
mình thì phải làm gì? Và những thông
tin khác như tên, công việc nữa.

mạng xã hội nghề nghiệp linkedin được xem là “Mảnh đất màu mỡ”để khai
thác việc làm, khi mà các nhà tuyển dụng ở VIỆT NAM DẦN CÓ XU HƯỚNG
DỊCH CHUYỂN ĐẾN ĐÂY ĐỂ TÌM KIẾM CHO CÔNG TY NHỮNG ỨNG VIÊN CHẤT LƯỢNG
102
103
LÀM MARKETING PHẢI BÁN ĐƯỢC

Mục tiêu cuối cùng của Marketing vẫn là làm sao


để người ta “Biết - Thích - Tin - Yêu - Mua Hàng -
Giới Thiệu - Quay lại” với mình. Dù mục tiêu của
bạn ở đâu trong ngành Marketing này thì mục tiêu
của các bạn vẫn là bạn đang góp mình vào bước
làm cho sản phẩm được bán được. Vì lý do đó nên
kỹ năng bán được chính mình khá quan trọng.

1. PERSONAL BRAND - BÁN CHÍNH MÌNH


Mỗi người chúng ta cũng giống như 1 thương hiệu
có tên khai sinh là đăng ký nhãn hiệu (trademark)
và brand là thương hiệu mà người thân, gia đình
nghĩ về mình.

Trước khi làm Brand hay Marketing, để


ý đến Brand của chính mình. Nhắc đến
mình thì những người khác nghĩ gì về mình. Họ Trên kênh truyền thông
nhìn nhận mình là người như thế nào, có đáng tin “facebook, instagram,
không, chân thành không? Nếu nói 3 từ về mình youtube” của bạn hiện
là 3 từ gì? Bạn có thật sự tạo nên 1 uy tín tốt cho đang truyền đi “thông
những người xung quanh không? điệp” truyền thông gì?
Tại sao bạn lại truyền
Dùng Facebook như 1 kênh truyền thông: và viết thông điệp đó?
Một số bạn dùng kênh facebook của mình chỉ Bạn giao tiếp như thế
toàn đi chọc chọe người khác, than phiền hay chỉ nào về công chúng
trích. Điều đó thật sự không nên vì nó chỉ mang (là friends) của mình?
lại cái nhìn tiêu cực của người khác về mình thôi. Facebook chưa bao giờ
Mình muốn người khác nhớ tới mình là người như là 1 mạng xã hội ảo mà
thế nào thì hãy chọn lọc đăng tải thông tin như giá trị facebook mang
vậy. Không phải bạn đang sống giả tạo mà là lại là thật: quan hệ thật,
bạn sống một cách lý trí. Hãy xác định, cái gì là kiến thức thật, niềm vui
thứ có thể share, cái gì là thứ không thể share. thật, giúp đỡ thật.

104
CHÍNH MÌNH
2. GIAO TIẾP - TRUYỀN THÔNG THÀNH CÔNG thật thấp rồi sau đó hãy lắng nghe
Giao tiếp chính là truyền thông. Bạn chia sẻ của người đi trước. Bạn sẽ
muốn sau này ra làm truyền thông học được rất nhiều từ quá trình lắng
vậy hãy họ cách truyền thông với nghe họ.
gia đình, em gái, người thân, bạn
Nói điều người ta muốn nghe chứ
bè, thầy cô cho thật tốt trước đã.
không phải điều mình muốn nói.
Đỉnh cao của giao tiếp đó là sự Chìa khóa của truyền thông cũng là
chân thành và thành thật 1 cách nói những gì khách hàng có vẻ muốn
có kỹ năng. Nếu bạn chỉ dùng nghe. Người ta gọi đó là insight.
kĩ năng, người ta gọi đó là “nịnh Chiến dịch Omo “trẻ học điều hay
nọt, xạo”. Nếu bạn chân thành mà ngại gì vết bẩn” thành công 1 phần
không am hiểu, người ta gọi là “thiệt là do nói đúng thứ “các bà mẹ”
thà” “ngu ngơ”. Ranh giới giữa nó muốn nghe.
cũng mỏng manh cực kì. Hãy dùng
Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Những
tấm lòng chân thật, thiệt lòng mong
cách khác bạn có thể đọc sách Đắc
muốn điều tốt đẹp nhất đến với mọi
Nhân Tâm phiên bản của Nguyễn
người. Rồi bạn sẽ được yêu mến.
Hiến Lê dịch trước 1975 (NXB trẻ). Lý
Cách giao tiếp tốt nhất là lắng nghe. do nên đọc bản này vì 2 lý do người
Người làm Marketing phải là người dịch là một dịch giả có tiếng. Khi
biết về tâm lý vì nó là nền tảng để dịch cuốn sách kinh điển này ông đã
mình thuyết phục và thay đổi người lớn tuổi, có vợ, có con rồi nên trải
khác. Con người ai cũng thích thể nghiệm sống nhiều, dịch rất “đã” và
hiện bản thân mình. Vậy thay vì “sát ý” của tác giả Dale Carnegie..
mình nghĩ “nói gì cho hay đây ta”,
“nói gì nghe cho vẻ thông minh” thì 3. BÁN HÀNG THIỆT SỰ
hãy nghĩ cách đặt câu hỏi để lắng Đừng ngại bán hàng, bán chính
nghe người khác nói. Nhất là với mình, bán tổ chức và công ty mình
người trẻ - những người rất mới trong đang làm việc. Những người làm
ngành này - thay vì thể hiện bản chủ giỏi nhất là những người có kĩ
thân mình, hãy hạ bản thân mình năng bán hàng tốt nhất. Trong đó

105
việc bán hàng muốn thật sự thành việc “cứ làm, cứ hành động” bạn sẽ
công cần dựa trên 5 mindset sau. dần dần tập được điều này.
Bạn là người mang lại giá trị cho
4. THUYẾT TRÌNH - BÁN HÀNG TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
người khác. Đó không phải chuyện
Khi thuyết trình và nói trước đám
lừa lọc, lôi kéo. Bạn mang lại 1 giá
đông hãy nhớ một điều thôi, bạn
trị thật sự cho người mua và họ trả
phải là người nói điều người khác
tiền cho điều đó. Fair!
muốn nghe và làm sao để đám đông
Xem khách hàng là người thân và họ cảm nhận rằng họ đang là trung
làm sao tốt nhất cho họ. Hãy tưởng tâm của bài thuyết trình.
tượng khách hàng là bố mẹ, em gái, - Nói chậm lại: Nói nhanh thì thường
người thân của bạn. Khi tưởng tượng hay sai và không có thời gian để suy
vậy bạn sẽ tự có cách hành xử phù nghĩ. Người nghe nghe không kịp thì
hợp. Bạn muốn người thân bạn dùng thuyết phục như thế nào cũng vậy thôi.
sản phẩm không? Nếu không thì hãy - Nói giọng trầm: Theo nghiên cứu
ngừng việc bán sản phẩm đó lại. tâm lý học, người có giọng trầm sẽ
Nói theo ngôn ngữ của khách hàng. khiến cho người đối diện có cảm
Họ nói mình “để chị Ba coi” thì mình giác tin tưởng hơn. Mẹo nhỏ để
phải nói lại “chị Ba”. Khách hàng gọi nói giọng trầm là thêm dấu huyền
“cháu” xưng “bác” thì mình cũng gọi trong câu nói của mình nhen.
là là “cháu”. Xuống miền Tây khách - Hãy tương tác nhiều hơn với đám
xưng “chế” mình cũng nên gọi khách đông: Kéo họ vào bài nói chuyện của
là “chế”. Hãy tập dùng chung ngôn mình. Mình nói cho họ nghe nên đừng
ngữ của họ. Họ đang lo lắng gì, hãy chỉ “pha phả” một chiều. Nhàm lắm!
nói đúng cái họ đang cần nghe. - Hỏi họ nhiều hơn: Vì khi hỏi họ
thì cũng là lúc họ đang suy nghĩ
Chuyên gia trong lĩnh vực của mình
để trả lời. Lúc đó, câu hỏi tạo
(am hiểu sản phẩm của mình). Bạn
ra sự kết nối giữa người thuyết
không thể tư vấn cho người khác lựa
trình và người nghe khiến mọi
chọn sản phẩm của mình khi bản
người thấy kết nối và thú vị hơn.
thân bạn còn không hiểu sản phẩm.
- Thoải mái dùng ngôn ngữ cơ thể:
Khách hàng nói ra người này người
Thật ra nói chỉ chiếm % rất nhỏ
kia bạn buộc phải biết. Như vậy họ
trong việc truyền đạt thông điệp.
mới tin rằng bạn thật sự là chuyên
Ngôn ngữ cơ thể nói rất nhiều điều
gia và tin bạn được.
về bạn. Khi nói trước đám đông, cố
Vượt qua nỗi sợ của việc bán hàng: gắng thoải mái nhất và tạo cho cơ
Hầu hết mọi người không thích bán thể sự uyển chuyển để thể hiện tự
hàng vì họ sợ bị từ chối. Tuy nhiên, tin và thông điệp bạn muốn truyền
chỉ cần vượt qua nỗi sợ này bằng tải nhé.

106
5. TẠO MỐI QUAN HỆ LÂU DÀI
Nhiều người nghĩ 1 mối quan hệ là phải “đi ăn
nhậu” với nhau hoặc “inbox nói chuyện thường
xuyên” hoặc phải làm sao để “rủ đi cafe”. Dạ
không!! Tất cả suy nghĩ đó là suy nghĩ sai lệch
về mối quan hệ tốt đẹp.

Mối quan hệ là sự trao đổi giá trị giữa 2 bên


hoặc nhiều bên trong 1 mối quan hệ mà ở đó
chúng ta nhận về giá trị ta muốn. Bạn phải
nhận ra sự thật là những người showbiz chơi với
showbiz, thượng lưu chơi với thượng lưu, sinh
viên chơi sinh viên, Marketing chơi Marketing.

Những người có giá trị cho nhau, giống nhau


nên họ sẽ chơi với nhau. Mình không thể hành
xử như bạn bè với những anh chị mentor thành
công được. Phải hiểu điều đó để có cách hành
xử đúng đắn.

Nếu mối quan hệ với bạn có giá trị, hai bên


sẽ tự giữ nhau. Mình muốn mình có nhiều mối
quan hệ thành công hơn, giỏi hơn thì bạn hãy
cứ dựa trên nguyên tắc trao đổi về giá trị. Bạn
buộc phải giỏi hơn, thành công hơn để nâng
tầm chính mình lên. Sửa suy nghĩ lại từ việc
“cafe, đi nhậu, đi chơi” thành 1 giá trị khác
“em có thể giúp được gì cho anh chị?” “em có
thể hỗ trợ gì được cho anh chị?”. Khi đã làm
được như vậy, bạn sẽ không còn phải lăn tăn
quá nhiều chuyện “làm sao để giữ 1 mối quan
hệ”.

Chúc bạn bán thân tốt nha!

Hoàng Vy Dung

107
BỘ
MIND-
MINDSET #1: EVERYTHING IS POSSIBLE -
TƯ DUY GIẢI PHÁP
Mọi chuyện đều có thể, chỉ cần suy nghĩ cách,
tin tưởng và cặm cụi làm, nhích từng bước 1 thì

SET
cùng nhau chúng ta sẽ làm được. “Một giấc mơ
khi ta mơ 1 mình nó mãi mãi là 1 giấc mơ. Một
giấc mơ khi ta mơ cùng nhau, nó sẽ thành sự
thật”.

SỐNG
Hãy luôn hỏi “Làm cách nào để chúng ta đạt
được điều đó?” “Làm sao để biến điều đó thành
hiện thực”. Tất cả những bàn bạc đều phải xoay
quanh việc “Làm như thế nào?” “Làm sao?”

ĐƯỢC Những câu nói như: “Điều đó khó quá em không


làm được”. “Không được đâu vì nó khó lắm” “Bởi
vì A, B, C nên em không làm được”,... sẽ khiến
cho bạn mất động lực và không thể đối diện với

VỚI
thách thức bạn đang có. Mọi chuyện đều có thể,
rồi chúng ta sẽ tìm ra cách! Hãy cố gắng tập cho
mình suy nghĩ đó nhé!

NGÀNH
MINDSET #2: CHỊU TRÁCH NHIỆM 100%
CHO VIỆC MÌNH NHẬN

Khi nhận 1 nhiệm vụ thì 100% trách nhiệm thuộc


về chính bạn. Không phải “tại, bởi, vì..” nên em
không làm được. “Bởi vì…, nên em không biết”
“Không phải lỗi của em” . Hãy học cách chịu
trách nhiệm cho tất cả những chuyện dù chủ quan
hay khách quan có ảnh hưởng đến công việc.
Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho công
việc mình được nhận. “Em tưởng..” “Em nghĩ…”
là những câu nói không có tính trách nhiệm. “Em
sẽ chịu trách nhiệm 100% và theo đến cùng cho
kết quả này”
108
MINDSET #3: SẾP CÓ LÝ DO MINDSET #4: CỐ GẮNG TƯ
CỦA SẾP, HÃY TÔN TRỌNG DUY KẾT QUẢ
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌ
Công ty chỉ quan tâm tới kết quả bạn
Các bạn khi đi làm có quyền được mang lại chứ không phải quá trình
đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh bạn làm gì để đạt được điều đó. Kết
luận trong quá trình bàn giải pháp quả sẽ nói cho công ty biết bạn là
thực hiện. Sếp là người lắng nghe ai, bạn làm được những gì. “Em đã
các đóng góp. Tuy nhiên, khi không cố gắng nhưng…” sẽ không được ghi
thống nhất thì sếp sẽ ra quyết định. nhận.
Dù mình thật tình không có đồng ý
với sếp nhưng hãy tập làm 2 cách Nếu bạn nhận 1 nhiệm vụ, bạn làm
sau: phương án A không được thì sẽ là
B, C, D, E, F tới X, Y, Z cách để đạt
- Phản hồi riêng với sếp về nhận định được mục đích bạn đề ra lúc đầu và
của bạn và thuyết phục lần nữa (nhớ nhiệm vụ bạn chịu trách nhiệm 100%
là riêng tư nhé, trước mặt người khác với tổ chức.
thì không nên phê phán sếp).
Hãy mang lại kết quả và công ty sẽ
- Đã làm cách 1 và sếp vẫn không nói cho bạn biết bạn là ai. Điều cuối
đồng ý thì cứ đơn giản làm theo cùng không phải là những gì chúng
phương án của sếp sao cho tốt nhất. ta cam kết và nói với nhau, mà là
Không ai biết được kết quả sẽ như thế những gì chúng ta đã hoàn thành. Vì
nào, ai đúng ai sai khi làm việc nên tư duy kết quả, nên dù bạn có cảm
cứ đơn giản là thực hiện nó sao cho xúc như thế nào, đồng tình hay không
nó tốt nhất. Khi chúng ta làm, chúng đồng tình, vui hay không vui thì bạn
ta có 1 kết quả, hoặc đó là 1 chiến buộc phải gạt bỏ tất cả cảm xúc của
thắng, hoặc nó là 1 bài học. Không bạn để thực hiện nhiệm vụ sếp, công
bao giờ là thất bại khi chúng ta thật ty đã giao cho bạn.
sự hành động.
MINDSET #5: ƯU TIÊN CÔNG
Sếp có những quyết định dựa vào VIỆC CỦA CHUNG
kinh nghiệm làm việc, phân tích,
chiến lược của họ. Khi đó, nếu chưa Mỗi việc bạn nhận liên quan tới rất
hiểu toan tính trong đầu của sếp thì nhiều con người. Nếu bạn dừng lại,
hãy tin họ và làm theo. Sau khi làm team sẽ gặp vấn đề. Nên hãy học
xong, ngồi rút bài học kinh nghiệm cách ưu tiên giải quyết công việc của
sau và học cùng nhau. tổ chức, công ty trước. Team riêng
của bạn là thứ 2 và cá nhân là số 3.

109
MINDSET #6: LÀM THẬT VỚI MINDSET #8: HOÀN THÀNH
200% SỨC LỰC - ĐỪNG THỬ - HƠN HOÀN HẢO
ĐỪNG CỐ GẮNG
Bạn chỉ cần hành động và hoàn
Khi đi làm, mọi việc bạn làm đều diễn thành công việc. Nó có thể không
ra thành kết quả. Không có thử. Không tốt, không hoàn hảo, không sao
có cố gắng. Mà khi bạn nhận nhiệm cả. Hãy hoàn thành nó trước khi
vụ thì nó là nhiệm vụ thật, được gửi bạn khiến cho nó hoàn hảo. Hoàn
đi và ảnh hưởng tới cả tổ chức, danh thành đó là sự cam kết. Nói rất dễ.
tiếng và định hướng sau này của rất Làm mới quan trọng.
nhiều sinh viên Marketing.
MINDSET #9: THẲNG THẮN
Mỗi quyết định hay hành động của NÓI TRƯỚC MẶT KHÔNG NÓI
bạn đều ảnh hưởng tới người khác. Vì SAU LƯNG
lý do đó, nên mọi việc bạn làm hãy
thật sự bỏ tâm huyết vào đó. Học là Điều tối kị nhất đó là mâu thuẫn
quyền lợi của các bạn khi vào làm trong team nhưng lại im im rồi nói
công ty nhưng công ty không có nghĩa xấu sau lưng. Hãy học cách thẳng
vụ dạy bạn. Trách nhiệm khi vào team thắn, chân thành, bản lĩnh. Sự bản
của bạn đó là bạn phải làm, hành lĩnh thể hiện ở việc bạn dám chịu
động. Hành động của bạn nó mang trách nhiệm cho sai lầm của mình.
lại từng viên gạch để cho công việc Sự bản lĩnh thể hiện ở việc nếu có
được xây nên. gì không ổn bạn thẳng thắn nếu
ra vấn đề trước ng đó, ngồi xuống
MINDSET #7: KHÔNG CÓ ĐÚNG, đàng hoàng với nhau để bàn luận
SAI. CHỈ CÓ PHÙ HỢP HAY cùng nhau.
KHÔNG PHÙ HỢP
Một team không đoàn kết thì ko thể
Tất cả mọi chuyện không có “đúng” và lớn mạnh. Bạn được quyền không
“sai” mà chỉ có “phù hợp” hay không thích họ nhưng ko được quyền nói
“phù hợp”. Những gì bạn được học ở sau lưng họ. Có gan nói sau lưng
trường, nó là đúng. Những gì bạn được phải có bản lĩnh nói trước mặt. Bạn
dạy bảo từ trước cũng đúng. Mọi người không nói, sẽ không ai hiểu những gì
đều đưa ra ý kiến đúng hết. Nhưng khi bạn thật sự suy nghĩ trong đầu. Chỉ
áp vào công việc phải xem là có phù khi thật sự ngồi nói trước mặt nhau,
hợp hay không? chúng ta sẽ có giải pháp tiếp theo.

110
MINDSET #10: TRANH LUẬN
KHÔNG TRANH CÃI

Khi bạn đưa ra 1 ý kiến, phản biện,


bạn buộc phải nêu được lý do vì sao
bạn đưa ra điều đó để chứng minh
ý tưởng của bạn là đúng. Bạn buộc
phải có giải pháp đi kèm với vấn đề
để không bị cuốn vào các cuộc tranh
cãi “cảm tính” và không có hồi kết.
Những ý kiến của bạn khi có nên lập
MINDSET #11: LINH HOẠT THAY
luận 1 cách khoa học, có luận cứ,
ĐỔI
luận điểm, không phải “em thấy, em
nghĩ” mà là “bởi vì sao mà e trình Rất dễ để chỉ ra sự thiếu sót nhưng rất
bày ý kiến đó”. thách thức khi giải quyết chúng. Khi
phản ứng của tình hình phản hồi, sếp
Bạn được quyền nói lên ý kiến nhưng
có những sự thay đổi về chiến lược
không nên tranh cãi. Khi nhận thấy
để nhanh chóng chuyển mình theo
mình nóng giận, tim đập nhanh, máu
thời cuộc thì hãy chấp nhận sự thay
nóng dồn lên mặt thì nên chấm dứt
đổi đó. Thay đổi là để hoàn thành
tất cả các đoạn hội thoại. Nóng giận
mục tiêu chứ không phải vì “ai sai ai
là bản năng. Kiềm chế là bản lĩnh.
đúng”. Hãy tập quen với điều đó.
Thấy không khí nóng quá rồi thì mình
sẽ dừng lại, không nói gì hết, vì nói MINDSET #12: HÃY LÀM VIỆC
gì lúc đó cũng sai thôi. VƯỢT YÊU CẦU NGƯỜI KHÁC

Khi bạn làm việc, nếu được trả 10


đồng hãy làm việc như thế bạn đang
được trả 20 đồng. Hãy đừng bao
giờ cho phép mình có suy nghĩ “trả
chừng đó làm chừng đó thôi” vì suy
nghĩ đó sẽ không giúp bạn có được
40 đồng hay 50 đồng. Hãy tập làm
vượt sự kì vọng người khác.

Trên đây là bộ 12 mindset để mong


có thể giúp các bạn được trang bị 1
mindset tích cực, chủ động nhất khi đến
với ngành Marketing. Fighting nhé!

Hoàng Vy Dung
111
HÃY
CỨ CUỘC

CHO ĐỜI
ĐI PHÉP
CHO

CHUYỆN NGƯỜI TRONG NGHỀ LÀ 1 DỰ ÁN CHO ĐI

Sau rất nhiều điều Chuyện Người Trong Nghề đã làm, mọi người hỏi mục đích
cuối cùng của team chúng mình là gì. Tụi mình trả lời “muốn giúp các bạn sinh
viên tốt hơn”. Họ nói điều đó “không thực tế” và luôn tin rằng phải có 1 lợi ích cá
nhân gì đó sau chuyện này. Tụi mình thì luôn biết rằng, những lợi ích đó quá nhỏ
để có thể truyền cảm hứng cho tụi mình chiến đấu với vô vàn khó khăn mà tụi mình
đã trải qua.

Cả chương trình này chính là sự cho đi hết mình. Chương trình ngày 04.11.2018
diễn ra với kinh phí từ 200 - 250 triệu. Tụi mình bán vé 50.000đ cho 1 bạn sinh
viên. Chỉ làm phép toán nhỏ để biết dù có bán 2000 vé thì tụi mình cũng chỉ thu
lại 100 triệu. Tính ra không phải để kể khổ. Tính ra để cho các bạn sinh viên hiểu
rằng, chúng mình làm dự án này không phải để kiếm lời. Dự án này làm ra để
các bạn tốt hơn.

Từng chút, từng chút một công sức và nỗ lực của team hơn 30 người cùng 30 cộng
tác viên đã cho ra kết quả là chương trình này. Mỗi lần nhận 1 lời cảm ơn, 1 tin
nhắn nói bạn đã thay đổi tốt hơn là món quà lớn nhất mà chúng mình nhận được.

112
CHO ĐI KHIẾN CHO CUỘC SỐNG
TỐT ĐẸP HƠN

Chúng mình vẫn luôn tin rằng, sức


mạnh của sự cho đi chính là khiến cho
mọi thứ được tốt đẹp hơn. Chúng mình
tin: khi bạn cho đi một cái gì đó, thì
bằng một cách nào đó vũ trụ sẽ trả lại
bạn. Không có mầm cây nào tự lớn lên
mà không cần được gieo hạt và chăm
sóc. Không có niềm tin hay lòng biết ơn
nào lớn lên mà không cần cho đi.

Khi cho đi, tụi mình thấy một điều rằng


chính tụi mình đang góp 1 tay nho nhỏ PHÉP THỬ NHO NHỎ
để khiến xã hội này tốt đẹp. Chương
trình này thành hiện thực cũng là sự Hãy giúp chúng mình làm một phép thử
góp sức, cho đi, giúp đỡ của rất rất nhỏ nha. Mà nhớ làm nhen! Hứa và
nhiều anh chị chuyên gia, tiền bối và ngoéo tay nè. Trong hai tuần tới bạn
những mạnh thường quân đã giúp tiền, chỉ làm một việc thôi: sẵn sàng giúp
giúp sức. Những gì bạn đang đọc, đỡ tất cả những người bên cạnh bạn
đang nhận đang là sự cho đi của người mà không màng tới kết quả là gì, sẵn
khác. Nếu bạn thấy nó giúp ích cho sàng chia sẻ những gì bạn được học,
bạn, vậy có phải là chúng ta đang tốt sẵn sàng cho tiền những người ăn xin
đẹp hơn từng ngày, đúng không nào? xin bạn.

CHO ĐI KHIẾN CON NGƯỜI Hãy làm bài toán nhỏ, nếu 1 ngày
HẠNH PHÚC bạn 1 gặp 1 người ăn xin, bạn cho
đi 5.000đ thì 1 tháng bạn có gặp 30
Một cuộc nghiên cứu về tâm lý học đã người (mỗi ngày 1 người) thì cũng chỉ
chỉ ra sự biết ơn có thể khiến cho con là 150.000đ. Rất ít so với số tiền bạn
người ta hạnh phúc. Chỉ vậy thôi :) Có uống trà sữa đúng không nào? Vậy
thể bạn không tin, hãy thử quan sát thay vì giữ lại sự hoài nghi về cuộc đời
facebook của những người thành công lừa lọc, hãy nghĩ đơn giản thôi là người
hay chia sẻ bạn sẽ thấy họ rất hay cảm ta cũng không sung sướng gì khi sống
ơn, biết ơn và ghi nhận những người cuộc đời như vậy rồi rút ra 5.000đ và
xung quanh. Chúng mình vừa tiết lộ cho nói “con lì xì cho chú, con lì xì cho cô
bạn 1 bí mật của người thành công đó nhé, con gửi cô ít ăn sáng nha!”. Bạn
nhen. :) thử đi rồi ghi lại cảm giác nó ở đây
nha:

113
NHẬT KÝ CHO ĐI:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

114
GIÚP TỤI MÌNH CHIA SẺ NHỮNG KIẾN THỨC GIÚP
CÁC BẠN SINH VIÊN KHÁC

Ngoài ra, bạn có thể làm đại sứ giúp đỡ những người bạn
của mình khi gửi cuốn ấn phẩm này cho người bạn bên cạnh
với lời nhắn nhủ: đọc đi, giúp ích lắm đó! Có thể họ không
có may mắn được biết đến chương trình big event nhưng vẫn
còn đây bao chia sẻ thú vị từ anh chị đúng không nào? Hãy
giúp tụi mình giúp đỡ tiếp cho bao thế hệ sinh viên hoang
mang nhen.

Nếu sau hai tuần bạn vẫn không nhận ra sự thay đổi thì
hãy đến và nói với tụi mình ở fanpage để than phiền rằng
các bạn không nhận được sự thay đổi. Còn nếu bạn nhận
ra rằng cách đó khiến cuộc đời bạn vui và ý nghĩa rất nhiều
hãy cứ tiếp tục như vậy nhé!

Đó là bí mật của cuộc sống. Cùng nhau, chúng ta giúp cho


thế giới này “đẹp lên 1 tí” nhờ sự có mặt của mình nhen. Yêu
và biết ơn bạn rất nhiều <3

Team Chuyện Người Trong Nghề

115
Khi bạn đọc đến trang này của cuốn sách thì cũng có nghĩa là
những điều tụi mình mong muốn nói với các bạn cũng nói hết
rồi. Sau tất cả, lời cuối tụi mình muốn nhắn gửi các bạn vẫn là:
Stop Talking & Keep Fighting!

Bạn có thể nói nhiều, có thể nói ít nhưng nói xong phải làm. Bạn
có thể làm dở, có thể làm không tốt lắm nhưng phải hoàn thành.

Cam kết thực hiện lời nói của mình và biến mình thành 1 người
“nói được làm được”, biến nó trở thành thương hiệu đắt giá của
bạn trong mắt của nhà tuyển dụng và rất nhiều những người khác
nữa. Hãy nỗ lực từng ngày để bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Hãy
biến từng lời nói mình đưa ra thành hiện thực, bạn nhé!

Nói cũng đã nhiều, lời cũng đã trọn. Đây là lúc dành cho bạn.
Tụi mình để trống trang này để bạn có thể ghi ra 5 điều bạn hứa
chắc chắn sẽ hoàn thành được để giúp bạn tốt hơn về cả kiến
thức, kỹ năng về nghề nghiệp. Hứa với chúng mình, sẽ làm nhé!
(Hứa và ngoéo tay nhen!)

5 ĐIỀU MÌNH HỨA SẼ LÀM - CÓ CHẾT CŨNG SẼ THỰC HIỆN :)

1. ……………………………………………………………………………………

2. …………………………………………………………………………………

3. …………………………………………………………………………………

4. …………………………………………………………………………………

5. …………………………………………………………………………………

Chuyện Người Trong Nghề chúc bạn hạnh phúc, thành công
và “làm nhiều”!

Team Chuyện Người Trong Nghề


116
Chân thành cảm ơn các anh chị chuyên gia trong ngành đã dành
thời gian chia sẻ cho các bạn sinh viên trong ấn phẩm này
Anh Hồ Công Hoài Phương Chị Nguyễn Trình Thùy Trang
Anh Nguyễn Hoàng Khang Chị Nguyễn Song Mỹ Hương
Anh Nguyễn Đình Toàn Chị Huỳnh Thị Xuân Phương
Anh Nguyễn Đỗ Minh Khương Chị Đỗ Thùy Dung
Anh Maxk Nguyễn Anh Điền Huy Tuyên
Lê Tuấn Anh Anh Phạm Hồng Đăng
Anh Trần Hùng Thiện Anh Bill Nguyễn
Anh Tony Huỳnh Anh Văn Đức Sơn Hà
Anh Huỳnh Vĩnh Sơn Anh Hà Mạnh Tuấn

các đối tác Bảo trợ truyền thông và Hỗ trợ truyền thông cho chương
trình đã giúp chương trình được tới các bạn sinh viên nhiều hơn
Brandsvietnam UEH - ILACS Advertisingvietnam
Kênh Sinh Viên Edu2Review TradeCircle Ybox

Chân thành cảm ơn các CLB Hỗ trợ truyền thông các trường đã đồng ý giúp
đỡ để chương trình được tiếp cận và đến được nhiều bạn sinh viên hơn
Ba năm qua, những gì Marketing - Chuyện Người Trong Nghề làm
được là nhờ vào sức mạnh của từng thành viên, từng anh chị chung
tay góp nên. Nó không phải là sức mạnh của người nào mà là của
một tập thể cùng tin tưởng và chung tay cho những điều tốt đẹp.

Chân thành cảm ơn mọi người đã cùng chung tay, góp sức cho
giấc mơ này. Cảm ơn tất cả mọi người vì đã khiến cho thế giới
này, đẹp hơn rất nhiều lần.

117
Chân thành cảm ơn các anh chị chuyên gia trong ngành đã dành
thời gian chia sẻ cho các bạn sinh viên trong ấn phẩm này
Anh Hồ Công Hoài Phương Chị Nguyễn Trình Thùy Trang
Anh Nguyễn Hoàng Khang Chị Nguyễn Song Mỹ Hương
Anh Nguyễn Đình Toàn Chị Huỳnh Thị Xuân Phương
Anh Nguyễn Đỗ Minh Khương Chị Đỗ Thùy Dung
Anh Maxk Nguyễn Anh Điền Huy Tuyên
Lê Tuấn Anh Anh Phạm Hồng Đăng
Anh Trần Hùng Thiện Anh Bill Nguyễn
Anh Tony Huỳnh Anh Văn Đức Sơn Hà
Anh Huỳnh Vĩnh Sơn Anh Hà Mạnh Tuấn

các đối tác Bảo trợ truyền thông và Hỗ trợ truyền thông cho chương
trình đã giúp chương trình được tới các bạn sinh viên nhiều hơn
Brandsvietnam UEH - ILACS Advertisingvietnam
Kênh Sinh Viên Edu2Review TradeCircle Ybox

Chân thành cảm ơn các CLB Hỗ trợ truyền thông các trường đã đồng ý giúp
đỡ để chương trình được tiếp cận và đến được nhiều bạn sinh viên hơn
Ba năm qua, những gì Marketing - Chuyện Người Trong Nghề làm
được là nhờ vào sức mạnh của từng thành viên, từng anh chị chung
tay góp nên. Nó không phải là sức mạnh của người nào mà là của
một tập thể cùng tin tưởng và chung tay cho những điều tốt đẹp.

Chân thành cảm ơn mọi người đã cùng chung tay, góp sức cho
giấc mơ này. Cảm ơn tất cả mọi người vì đã khiến cho thế giới
này, đẹp hơn rất nhiều lần.

118
BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
những người hùng thầm lặng
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình
Nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau”

Dự án này ghi nhận sự đóng góp của các thành viên sau:
Project Leader Communications Supervisor Project Manager
Hoàng Vy Dung Đặng Mai Anh Hoàng Phương

handbook media SPONSOR CONTENT EVENT CREATIVE

team Nguyễn Nguyễn Võ Hồ Nguyễn Vũ Thị Nguyễn Lê Thị


leader Thị Nghĩa Linh Chi Thái Dương Hương Quỳnh Văn Quốc Quỳnh Hương

Nguyễn Thị Phạm Thị Lê Thị Phạm Trần Nguyễn Như Trần Phúc
Cẩm Hương Thanh Huyền Quỳnh Hương Hồng Ngọc Quỳnh Lương
Nguyễn Thị Nguyễn Hoàng Võ Thanh Nguyễn Ngọc Nguyễn
Thu Ngân Xuân Kha Trọng Nghĩa Bình Thảo Ly Hải Nhi
Đinh Thị
Nguyễn Thị Đồng Thị Lương Kỷ Linh Minh Ngọc Lê Minh Hiếu
Trâm Anh Hồng Ngọc
core Trần Lê Phát Huỳnh Thị
team Nguyễn Võ Thị Lê Uyên My Thu Dung
Hoàng Kim Yến Phạm Hưng
Mỹ Duyên
Hằng Hoằng
Quỳnh Trâm
Nguyễn Đức
Hà San

Trần Nguyễn
support
Thanh Thuỳ
team Vũ Anh Quốc

119
120
MỤC LỤC
HÀNH TRANG 1: BẢN ĐỒ DÀNH CHO SINH VIÊN YÊU THÍCH MARKETING - TRUYỀN THÔNG
1. Thương gửi các bạn sinh viên Marketing 3
2. Marketing - Chuyện người trong nghề là ai? 8
3. Làm Marketing là làm gì 12
4. Bản đồ ngành truyền thông - Marketing 18
5. Bước chân vào ngành, chọn thái độ hay trình độ? 22
6. Truyền thông Marketing không chỉ màu hồng 24
7. Con đường nào cho những “Kẻ trái ngành” say mê Marketing 26
8. Chọn như thế nào và đi tiếp ra sao! 28
HÀNH TRANG 2: CHUYỆN NGƯỜI TRONG NGHỀ - CHIA SẼ TỪ NHỮNG CHUYÊN GIA ĐI TRƯỚC
9. Planning - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vào 32
10. Brand? - Câu trả lời từ nhà kiến trúc sư thương hiệu 36
11. Chinh phục Chiến trường Trade & Sales 38
12. 6 cái sai khi nghĩ về Copywriter 42
13. Art Director & Designer - Những người làm với “cái đẹp” 46
14. Digital Marketing - Những kẻ không bao giờ ngủ quên trên chiến
thắng 50
15. Nghề Account - Sướng hay khổ? 54
16. Sư kiện - Bắt đầu như thế nào? 58
17. PR - Đằng sau ánh hào quang 62
18. Chuyện người làm Media 66
19. UI/UX - Tư học hoặc chấp nhận đào thải 70
20. Có một Producer chịu khó như thế! 74
21. Nghiên cứu thị trường - không chỉ đơn thuần làm việc với số 76
21. Client Side và những điều bạn chưa biết 80
22. Start-up - Cuộc chiến của những chiến binh không bỏ cuộc 84
HÀNH TRANG 3: TRANH BỊ VŨ KHÍ, ĐẠN DƯỢC ĐỂ CHINH CHIẾN
23. Học, học nữa, học mãi trong ngành Marketing 88
24. Management Trainee - Con đường chinh phục các công ty lớn
92
25. Có nên đi thự tập khi còn là sinh viên? 94
26. Trò chuyện với Mentor ra sao 96
27. Quản lý thời gian cho sinh viên bận rộn 98
28. 12 TIPS xây dựng Profile trên Linkedin để tiếp cận nhà tuyển
dụng 100
29. Làm Marketing phải Bán được Chính Mình 104
30. Bộ Mindset sống được với ngành 108
31. Hãy cứ cho đi, vì cuôc đời cho phép 112
32. Lời cảm ơn 117
CHÂN THÀNH CÁM ƠN

STRATEGIC PARTNER

TITAN SPONSORS

MEdia sponsor

MEDIA PARTNERS

You might also like