test lưỡng cực-lo âu-trầm cảm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI KIỂM TRA TÂM THẦN

BÀI TEST RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC


Bộ câu hỏi:
1. Đôi khi tôi nói nhiều và nhanh hơn bình thường.
2. Đã có lúc tôi năng động hơn nhiều và làm việc nhiều hơn bình thường.
3. Đã có lúc tôi có tâm trạng, cảm thấy rất nhanh cáu kỉnh.
4. Đã có lúc tôi thấy phấn chấn và chán nản cùng lúc.
5. Có lúc tôi hứng thú với chuyện chăn gối rất nhiều.
6. Sự tự tin của tôi bắt đầu từ thiếu tự tin đến tự tin thái quá.
7. Đã có những thay đổi tuyệt vời về số lượng hoặc chất lượng công việc của tôi.
8. Đôi khi tôi tức giận không có lý do gì.
9. Tôi có những giai đoạn vô cùng lạc quan và cũng có giai đoạn bi quan.
10. Tôi có giai đoạn buồn tẻ và giai đoạn suy nghĩ sáng tạo.
11. Có lúc tôi rất muốn ở nơi đông người, có lúc lại chỉ muốn yên tĩnh với suy nghĩ của
bản thân.
12. Tôi đã từng khóc và từng cười đùa quá mức.
Bài kiểm tra sẽ giả định người bệnh từng mắc ít nhất 1 đợt trầm cảm và những câu hỏi
được đưa ra để đánh giá tình trạng, các mức độ đánh giá bao gồm:

 Không bao giờ: 0 điểm.


 Chỉ một chút: 1 điểm.
 Đôi khi: 2 điểm
 Vừa phải: 3 điểm
 Khá nhiều: 4 điểm
 Rất nhiều: 5 điểm.
BÀI TEST RỐI LOẠN LO ÂU
Bài test rối loạn lo âu theo bảng đánh giá GAD7
Bài test này bao gồm 7 câu hỏi đánh giá về biểu hiện xảy ra trong vòng 2 tuần qua và mỗi
câu sẽ có thang điểm từ 0 – 3 điểm dựa trên mức độ.
Cách cho điểm từng câu hỏi trong bảng đánh giá GAD7:

 0 điểm: Khi biểu hiện chưa từng xảy ra.


 1 điểm: Khi biểu hiện xuất hiện một vài ngày (khoảng 1 – 6 ngày trong vòng 14
ngày)
 2 điểm: Khi biểu hiện xuất hiện từ ½ số ngày trở lên (7 – 12 ngày trong vòng 14
ngày qua)
 3 điểm: Khi biểu hiện đó xuất hiện hầu hết ở các ngày (dao động từ 13 – 14 ngày
trong vòng 2 tuần qua)
Bộ 7 câu hỏi theo bảng đánh giá GAD7:
1. Có cảm giác bồn chồn, lo lắng và dễ cáu kỉnh, tức giận

 0 điểm: Không gặp phải tình trạng này ở bất cứ ngày nào trong vòng 2 tuần qua
 1 điểm: Gặp phải tình trạng này trong khoảng vài ngày (từ 1 – 6 ngày trên tổng số
14 ngày)
 2 điểm: Tình trạng xảy ra trên ½ ngày (khoảng 7 – 12 ngày trong vòng 2 tuần qua)
 3 điểm: Tình trạng diễn ra hầu như hằng ngày (chiếm khoảng 13 – 14 ngày trong
vòng 2 tuần)
2. Không thể kiềm chế sự lo lắng của bản thân

 0 điểm: Không gặp phải tình trạng này


 1 điểm: Đôi khi không kiểm soát được sự lo lắng của bản thân và tình trạng này
xảy ra trong vòng 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày)
 2 điểm: Không thể kiềm chế sự lo lắng của bản thân thường xuyên và tình trạng
xảy ra trong 7 – 12 ngày trong vòng 2 tuần gần đây)
 3 điểm: Tình trạng xảy ra liên tục, chiếm khoảng 13 – 14 ngày trong tổng số 14
ngày gần đây.
3. Tinh thần hoàn toàn không thoải mái và gần như không có cảm giác thư giãn

 0 điểm: Không gặp phải tình trạng kể trên, tinh thần luôn thư thái và thoải mái
 1 điểm: Gặp phải một vài lần, xuất hiện từ 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày
 2 điểm: Tinh thần gần như thoải mái trong suốt 14 ngày, tình trạng xuất hiện trong
khoảng 7 – 12 ngày/ 2 tuần
 3 điểm: Tình trạng khó chịu và tinh thần thoải mái xảy ra từ 13 – 14 ngày trong
vòng 2 tuần
4. Lo lắng quá nhiều về nhiều khía cạnh, vấn đề trong cuộc sống

 0 điểm: Không gặp phải tình trạng kể trên


 1 điểm: Tình trạng xảy ra khoảng vài ngày trong 2 tuần (thường dao động từ 1 – 6
ngày trên tổng số 14 ngày)
 2 điểm: Tình trạng lo lắng diễn ra thường xuyên với tần suất 7 – 12 ngày trên tổng
số 14 ngày
 3 điểm: Cảm thấy bản thân lo lắng quá nhiều về nhiều khía cạnh trong cuộc sống
và tình trạng này xảy ra từ 13 – 14 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây
5. Cảm thấy bồn chồn, bất an không thể ngồi yên

 0 điểm: Hoàn toàn không có cảm giác này


 1 điểm: Tình trạng xảy ra đôi khi, xuất hiện từ 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày
gần đây
 2 điểm: Tình trạng bồn chồn, không ngồi yên xảy ra thường xuyên, chiếm từ 7 –
12 ngày trên tổng số 14 ngày
 3 điểm: Tình trạng xảy ra thường xuyên, chiếm khoảng 13 – 14 ngày trên tổng số 2
tuần
6. Bản thân dễ bực bội và cáu kỉnh

 0 điểm: Không gặp phải tình trạng trên hoặc chỉ tức giận khi có lý do chính đáng
 1 điểm: Tình trạng xảy ra đôi khi với tần suất 1 – 7 ngày/ 14 ngày
 2 điểm: Tình trạng xảy ra thường xuyên với tần suất dao động từ 7 – 12 ngày trong
vòng 2 tuần trở lại đây
 3 điểm: Bản thân gần như luôn cáu kỉnh và tức giận, tình trạng xuất hiện suốt từ 13
– 14 ngày trong vòng 2 tuần gần đây nhất
7. Luôn có cảm giác lo sợ về những điều tồi tệ có thể xảy ra

 0 điểm: Không có cảm giác lo sợ này


 1 điểm: Đôi khi có cảm giác lo sợ về những điều tồi tệ có thể xảy ra trong tương
lai. Tình trạng xuất hiện từ 1 – 6 ngày trong tổng số 14 ngày.
 2 điểm: Tình trạng xảy ra thường xuyên, chiếm khoảng 7 – 12 ngày trong tổng số
14 ngày
 3 điểm: Luôn có cảm giác lo sợ về những điều tồi tệ và tình trạng xuất hiện từ 13 –
14 ngày trong tổng số 14 ngày gần đây nhất
Sau khi trả lời 7 câu hỏi, bạn cộng hết điểm số của 7 câu để xem kết quả.
 Tổng số 5 – 9 điểm: Mức độ lo âu nhẹ, không đáng lo ngại
 Tổng số 10 – 14 điểm: Lo âu mức độ vừa
 Tổng số từ 15 – 21 điểm: Mức độ lo âu nặng cần có biện pháp cải thiện sớm để
tránh tình trạng tiến triển xấu

Bài test rối loạn lo âu theo thang HAM-A


Bài test này bao gồm 14 thông số và bạn có 15 – 20 phút để hoàn thành. Mỗi mục sẽ có số
điểm từ 0 – 4 điểm, trong đó:

 0 điểm: Hoàn toàn không có biểu hiện này


 1 điểm: Có biểu hiện nhưng thỉnh thoảng mới gặp phải và mức độ thường nhẹ
 2 điểm: Biểu hiện ở mức độ trung bình
 3 điểm: Biểu hiện gặp phải ở mức độ nghiêm trọng
 4 điểm: Có biểu hiện với mức độ rất nghiêm trọng
Thang đánh giá HAM-A bao gồm 14 mục sau:
- Mục 1: Tình trạng lo âu – bao gồm cảm giác lo lắng, bất an, sau đó chuyển sang trạng
thái dễ kích thích, lo sợ và khiếp sợ (hoảng loạn) không thể kiềm chế. Sự lo lắng thường
liên quan đến tương lai mơ hồ, vô định.
- Mục 2: Căng thẳng thần kinh – là tình trạng không có khả năng thư giãn, cơ thể mệt
mỏi, căng cơ, run và bồn chồn, đứng ngồi không yên.
- Mục 3: Lo sợ – sợ ở một mình, sợ người lạ, sợ bóng tối, sợ nơi công cộng, sợ ở giữa
đám đông hoặc sợ các loài vật cụ thể. Lưu ý là nỗi lo sợ này chỉ xuất hiện trong những
hoàn cảnh kể trên.
- Mục 4: Mất ngủ – có cảm giác ngủ không sâu giấc, thời gian ngủ ngắn và khó chìm vào
giấc ngủ.
- Mục 5: Trí nhớ giảm và khả năng tập trung kém – bệnh nhân khó đưa ra quyết định cho
các vấn đề dù không phải vấn đề quan trọng, giảm trí nhớ, khó tập trung và dễ lơ đễnh khi
học tập, làm việc.
- Mục 6: Khí sắc trầm buồn – buồn rầu, chán nản, tuyệt vọng, phiền muộn,… thể hiện rõ
trên khuôn mặt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể than phiền về những cảm xúc này với
người thân và bạn bè.
- Mục 7: Các triệu chứng cơ thể liên quan đến căng cơ bắp – thường gặp nhất là đau âm ỉ
hoặc đau nhức nhiều, tê cứng, cơ thể suy nhược.
- Mục 8: Các triệu chứng cơ thể liên quan đến giác quan – bao gồm thể trạng yếu đuối,
mệt mỏi, ù tai, có cảm giác kiến bò và nóng lạnh thất thường.
- Mục 9: Các triệu chứng liên quan đến tim mạnh – thường gặp nhất là nhịp tim nhanh,
đau thắt vùng ngực, có cảm giác uể oải, ngực bị chèn ép, đánh trống ngực,…
- Mục 10: Các triệu chứng liên quan đến hô hấp – bao gồm cảm giác nghẹt thở, khó thở,
thở nông, hay thở dài và có cảm giác co thắt ở vùng ngực.
- Mục 11: Các triệu chứng về tiêu hóa – bao gồm cảm giác nôn nao ở vùng thượng vị,
khó khăn trong việc nuốt, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu hóa kém.
Một số người có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Mục 12: Các triệu chứng liên quan đến tiết niệu sinh dục – bao gồm xuất tinh sớm, rối
loạn cương dương, đau khi giao hợp, lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, tiểu nhiều lần, tiểu
không tự chủ,…
- Mục 13: Các triệu chứng liên quan đến thần kinh thực vật như chóng mặt, đổ nhiều mồ
hôi, đỏ mặt hoặc mặt tái nhợt, khô miệng,…
- Mục 14: Người hỗ trợ sẽ quan sát biểu hiện của bạn trong thời gian phỏng vấn. Dựa vào
mức độ của các biểu hiện như run, kích động, căng thẳng, bồn chồn, thở gấp, đổ mồ hôi,
… để cho điểm từ 0 – 4 điểm.
Sau khi cộng tất cả điểm số của 14 mục, bạn có thể xem kết quả để đánh giá mức độ lo âu
của bản thân:

 Tổng số từ 0 – 13 điểm: Không có biểu hiện rối loạn lo âu


 Tổng số điểm từ 14 – 17 điểm: Mức độ lo âu nhẹ
 Tổng điểm từ 18 – 24 điểm: Lo âu ở mức độ trung bình
 Tổng điểm số trên 25 điểm: Mức độ lo âu nghiêm trọng cần được điều trị trong
thời gian sớm nhất

BẢNG KIỂM TRA TRẦM CẢM BURNS


0 – Không hề; 1 – Có chút chút; 2 – Vừa vừa; 3 – Nhiều; 4 0 1 2 3 4
– Rất nhiều

Suy nghĩ và cảm giác


1 Cảm thấy buồn bã
2 Cảm thấy không vui
3 Muốn khóc
4 Cảm thấy chán nản
5 Cảm thấy vô vọng
6 Lòng tự trọng thấp
7 Cảm thấy vô dụng hoặc kém cỏi
8 Tội lỗi hoặc xấu hổ
9 Tự chỉ trích hoặc trách móc bản thân
10 Khó đưa ra quyết định
Hoạt động và các mối quan hệ cá nhân
11 Mất hứng thú với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp
12 Cô đơn
13 Dành ít thời gian hơn cho gia đình hoặc bạn bè
14 Mất động lực
15 Mất hứng thú trong công việc hoặc các hoạt động
khác
16 Né tránh công việc hoặc các hoạt động khác
17 Mất niềm vui hoặc sự thỏa mãn cuộc sống
Các triệu chứng về thể chất
18 Cảm thấy mệt mỏi
19 Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
20 Tăng hoặc giảm sự thèm ăn
21 Mất hứng thú với tình dục
22 Lo lắng về sức khỏe của bản thân
Thôi thúc muốn tự sát
23 Bạn có suy nghĩ đến việc tự sát hay không?
24 Bạn có muốn kết thúc cuộc sống của mình không?
25 Bạn có kế hoạch làm hại bản thân mình không?
Vui lòng tổng kết điểm số từ mục số 1 đến số 25 tại đây
Giải thích Bảng kiểm tra trầm cảm
TỔNG ĐIỂM MỨC ĐỘ TRẦM CẢM
0–5 Không trầm cảm
6 – 10 Bình thường nhưng không vui
11 – 25 Trầm cảm nhẹ
26 – 50 Trầm cảm mức độ trung bình
51 – 75 Trầm cảm nặng
76 - 100 Trầm cảm nghiêm trọng
*** Người liên tục có tổng điểm trên 10 có thể cần được điều trị bởi các chuyên gia.
Người có cảm giác muốn tự sát cần tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư
vấn ngay lập tức.

You might also like