Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trường: THCS – THPT Hoa Sen Họ và tên giáo viên:

Tổ: STREAMP – Tiểu học NHÓM GV STEM

TÊN BÀI DẠY: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG TRỢ GIẢNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ
HỌC KỲ 2
Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; Đối tượng: HS trợ giảng
Thời gian thực hiện: 2 tiết (90 phút)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
 Tổng kết hoạt động nhiệm vụ của trợ giảng trong học kỳ 1 vừa qua và định hướng
vai trò của trợ giảng trong bộ môn công nghệ theo định hướng giáo dục STEM học
kỳ 2.
 Phân tích các nhiệm vụ, phương pháp, cách thức để quản lý lớp học hiệu quả của
trợ giảng trong bộ môn công nghệ theo định hướng giáo dục STEM.
2. Về năng lực:
 Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác,
năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
3. Về phẩm chất:
 Tự lập, tự tin, tự chủ
 Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy tính, ti vi/ máy chiếu
2. Học liệu: Tài liệu học tập, giấy A3, màu sáp, viết lông, giấy note.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu
 Thống nhất các tín hiệu trong buổi tập huấn
 Nhắc lại vai trò của trợ giảng trong bộ môn công nghệ
b) Nội dung: HS quan sát trên powerpoint và thực hiện theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm
 Một vài chủ đề môn công nghệ hkI: Làm xà phòng handmade, Dung dịch rửa tay
khô, Hoa khô, Xe phản lực nước, Trải nghiệm vườn rau Hoa Sen,…
2

 Vai trò của trợ giảng trong bộ môn công nghệ theo định hướng STEM:
+ Thiết kế sản phẩm
+ Set up trang thiết bị
+ Tổ chức hoạt động dạy học
+ Quản lý lớp
+ Hướng dẫn nhóm HS
d) Tổ chức thực hiện
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV ổn định lớp và chia lớp thành 6 nhóm và yêu
cầu HS ngồi theo vị trí nhóm này trong suốt buổi tập huấn, đồng thời các nhóm
chọn ra nhóm trưởng, thư ký, ghi lại danh sách và nộp lại cho GV.
+ GV trình chiếu powerpoint thống nhất các tín hiệu trong buổi tập huấn
+ GV đưa ra các yêu cầu:
 HS nhắc lại 1 vài chủ đề STEM bộ môn Công nghệ đã học trong học kỳ 1
 GV chiếu các từ khóa lên và yêu cầu HS nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về
những từ khóa đó
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc các nhân và thực hiện các yêu cầu của GV
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời dựa trên tinh thần xung phong,
các bạn còn lại nhân xét, bổ sung
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào nội dung chính của buổi tập huấn
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ quản lý lớp học của trợ giảng (37 phút)
a) Mục tiêu:
 HS nắm được các công việc cần làm của trợ giảng để quản lý lớp học hiệu quả
 HS tích cực làm việc nhóm
b) Nội dung: HS quan sát trên powerpoint và làm việc nhóm theo yêu cầu của
GV
c) Sản phẩm
Nhiệm vụ QLLH của trợ giảng
 Quản lý trật tự lớp: nhắc nhở ngồi đúng vị trí, nghiêm túc,…
 Quản lý giờ giấc: giờ vào lớp, deadline các nhiệm vụ,…
 Hỗ trợ quản lý và điều phối các nhóm khi thực hiện nhiệm vụ
3

 Quản lý về vấn đề an toàn và vệ sinh lớp học


 Phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ với GVBM
d) Tổ chức thực hiện
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận
để trả lời câu hỏi “Theo em, để QLLH hiệu quả, trợ giảng phải hoàn thành những
nhiệm vụ nào? Vì sao?”
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 15 phút.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận (17 phút)
+ GV yêu cầu các nhóm treo kết quả làm việc của nhóm ở góc tường, giá treo gần
nhất và cử 1 – 2 bạn đại diện nhóm trực tại vị trí nhóm để thuyết trình, phản hồi ý
kiến của các nhóm khác, các thành viên còn lại tỏa đi tham quan các nhóm khác và
note lại các ý kiến đóng góp của mình (kỹ thuật phòng tranh). (7 phút)
+ GV chọn bất kỳ từ 2 - 3 nhóm để báo cáo, phản biện trước cả lớp (10 phút).
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. (5 phút)
3. Hoạt động 3: Kỹ năng cần có của trợ giảng để QLLH hiệu quả (37 phút)
a) Mục tiêu:
 HS nắm được các kỹ năng mà trợ giảng cần có để QLLH hiệu quả
 HS làm việc nhóm tích cực
b) Nội dung: HS quan sát powerpoint và làm việc nhóm theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm:
Kỹ năng cần có của trợ giảng để QLLH hiệu quả
 Nắm bắt được nội quy lớp học, yêu cầu của môn học: làm việc nhóm, thực hành,

 Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp học: nề nếp, học tập,…
 Bao quát, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi không cho phép: nói chuyện,
ra khỏi chỗ, nói leo, phá hoại tài sản,…
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng nhận thức/tư duy: thấu hiểu, phân tích, dự đoán, quyết định
d) Tổ chức thực hiện:
4

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tiếp tục cho HS làm việc nhóm, yêu cầu các
nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi “Để làm tốt các công việc trên thì trợ giảng phải
có những kỹ năng nào?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 15 phút.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận (17 phút)
+ GV yêu cầu các nhóm treo kết quả làm việc của nhóm ở góc tường, giá treo gần
nhất và cử 1 – 2 bạn đại diện nhóm trực tại vị trí nhóm để thuyết trình, phản hồi ý
kiến của các nhóm khác, các thành viên còn lại tỏa đi tham quan các nhóm khác và
note lại các ý kiến đóng góp của mình (kỹ thuật phòng tranh). (7 phút)
+ GV chọn bất kỳ từ 2 - 3 nhóm để báo cáo, phản biện trước cả lớp (10 phút).
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. (5 phút)
4. Hoạt động 4: Tổng kết, củng cố, dặn dò (6 phút)
a. Tổng kết buổi tập huấn:
 GV nhận xét, đánh giá về buổi tập huấn: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần
rút kinh nghiệm.
b. Củng cố, dặn dò:
 GV nhắc lại các nhiệm vụ, kỹ năng cần có của trợ giảng để QLLH hiệu quả.

You might also like